P 1: Chương 3
Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe
9 giờ tối, sau khi sư đoàn cuối cùng báo về, tôi quay về phòng làm việc. Tình hình mặt trận lắng xuống. Những người y tá muốn đi với chúng tôi (nhiều người trong số họ và trẻ em đã đi trước cùng với chúng tôi trong những xe khác). Những người phụ nữ không may, nghèo nàn này đã nghe nhiều chuyện hãm hiếp và giết chóc của quân Nga, hoảng sợ khi biết quân Nga sắp đến. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể cho 1 người đi theo, vì xe chúng tôi đã chật chỗ, và chỉ còn 1 chỗ cho 1 người. Tim tôi nhức nhối, tôi phải bỏ họ lại với số phận. Tôi để cho họ tự chọn ai ra đi với chúng tôi. Tôi không biết họ quyết định như thế nào, nhưng 1 người bước ra xe.
Ở Ober-Schoneweide, chúng tôi phải lái xe dưới đạn pháo liên tục, bây giờ có sự góp mặt của pháo hạng nặng. Cảm giác lúc đó thật ghê rợn, tiếng nổ chát chúa của đạn pháo hạng nặng, mảnh ngoái, khung cửa sổ, đá từ mặt đường bay rít không khí. Cứ như là cả thế giới nổ tung xung quanh chúng tôi. Pháo kích trong thành phố đáng sợ hơn ngoài đồng trống. Khi 1 trái đạn trúng vật gì trên đầu chúng tôi và phát nổ, mảnh đạn vào mảnh vụn của vật bị nổ văng tứ phía. Tôi mừng rơn khi vượt qua khỏi cây cầu bắt qua sông Spree, bởi vì đó là mục tiêu của đạn pháo Nga. Và khoảng 1 giờ nữa, 2 sư đoàn của chúng tôi phải vượt qua cầu này.
Khi tôi đến Rudow, mọi người đang bận rộn dưới hầm của 1 building trong 1 trường học nơi chúng tôi đặt bản doanh. Phía tây và nam Rudow. Xe tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới Nga đã xuất hiện trong vài ngôi làng. Thiếu tá Wolff, 1 lần nữa, phải bố trí phòng thủ tại chỗ với nhân viên văn phòng BTL quân đoàn. Mặc dù biết chắc rằng quân địch chỉ là những toán thám sát, rút lui ngay nếu bị tấn công. Nhưng cũng chẵng thích thú gì nếu xe tăng địch xuất hiện ngay giữa sân trường.
Cuộc rút quân của các sư đoàn đã bắt đầu. Bởi vì kế hoạch rút lui chính xác về thời gian và kiểm soát giao thông chặt chẽ, cuộc rút lui của 4 sư đoàn qua 2 cây cầu diển ra tốt đẹp suốt đêm 22-4. Tuy nhiên, cũng có sự cố. Sư đoàn SS Nordland đang phòng thủ cánh trái rút lui trước và hình thành 1 tuyến phòng thủ ở đầu cầu để bảo vệ cuộc rút lui cho các sư đoàn kia. Thiếu tướng Ziegler phản đối khi nghe lệnh này vì ông ta cho rằng Weidling cố ý hy sinh sư đoàn của ông ta cho những sư đoàn kia rút lui. Nhưng rồi ông ta cũng nhận lệnh khi Weidling nổi giận. Sự cố này cho thấy kỷ luật quân đội bắt đầu lung lay. Trước đây, Ziegler không bao giờ thắc mắc về lệnh cấp trên.
Sau 1 giấc ngủ ngắn, tôi bắt đầu nhận được bản báo cáo đầu tiên. cuộc rút lui hoàn tất với 1 tổn thất nhẹ. Bây giờ là ngày 23-4-1945. và đầu cầu phía bên kia cầu Ober-Schoneweide vẫn còn trong tay chúng tôi.
Tuy nhiên, Ở kopenick có chuyện lớn. Sư đoàn 20 đúng ra phải giữ Kopenick để chúng tôi có 1 phòng tuyến vững vàng từ đó cho đến phía nam sông Spree, nhưng sư đoàn không chống nổi và Kopenick bị mất. Dĩ nhiên, sư đoàn này cho giật sập cây cầu nhưng quân Nga đột kích với 1 lực lượng lớn nên cây cầu chỉ bị giật sập 1 phần và vẩn còn xử dụng được. Quân Nga có thể xử dụng cây cầu cho xe tăng vượt sông. Weidling ra lệnh cho viên tư lệnh sư đoàn tái chiếm cầu và giật sập cầu. Tư lệnh sư đoàn, đại tá Scholze, làm mọi người sửng sốt, trả lời rằng sư đoàn đã quá mệt mỏi và hao hụt, không thể nhận lệnh tấn công.
Weidling rất hay nổi nóng, và dĩ nhiên trong trường hợp này, ông ta nổi khùng lên. Vì tôi đang ở đó và ông ta biết là tôi đã được huấn luyện ở Trường đại học tham mưu - và tôi luôn luôn thi hành lệnh - ông ra lệnh cho tôi đến Kopenick, nắm quyền sư đoàn, mở cuộc tấn công và giật sập cây cầu. ý tưởng để một thiếu tá nắm quyền tư lệnh một sư đoàn là chuyện phi lý, nhưng ông không có ai để gởi đến đó. Ông ta không thể để Von Dufving, người thay thế cho ông ở BTL quân đoàn nếu ông vắng mặt, và ông biết là tôi có thể làm được. Điều đó cũng làm tôi, một thiếu tá, 28 tuổi đời, có thể trở thành người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất làm một tư lệnh sư đoàn trong lịch sử quân đội Đức!
Kopenick xa khoảng 6km theo đường chim bay, nhưng tôi phải đi đường vòng để tránh những chổ đang đánh nhau. Trên đường đi, tôi cảm thấy náo động vì người tư lệnh sư đoàn tôi sắp thay thế và một người giỏi và có thành tích chiến đấu xuất sắc mà bây giờ có thể tan tành khi ra toà án quân sự. Nhưng tôi cũng biết Weidling, ông ta có thể nổi điên như vậy. Dĩ nhiên, ông không thể chấp nhận được sự bất tuân lệnh của một viên tư lệnh sư đoàn, và thật sự là một mệnh lệnh là chỉ có thể tuân theo chứ không cãi được. Nhưng nếu quân Nga đem được xe tăng qua sông thì rất tai hại cho tập đoàn quân 9.
Khi tôi đến nơi, tôi nói chuyện với một trung tá, sĩ quan hành quân sư đoàn trước. Tôi được biết rằng ngay trước khi nhận được lệnh của Weidling. Đại tá Scholze được tin vợ con của ông ta chết trong một trận bom. Và ông ta không tự chủ trong một lúc, điều này với tôi có thể hiểu được. Nhưng Weidling không chấp nhận sự yếu kém nào. Tôi chắc chắn rằng nếu điều đó xảy ra với ông ta, nó sẽ đánh mạnh vào cá nhân ông ta, nhưng ông sẽ không để điều đó cản trở bổn phận của mình. Người sĩ quan hành quân nói với tôi Scholze đã lấy lại cân bằng và đã ra lệnh tấn công tái chiếm cây cầu. Trong trường hợp này, tôi kín đáo rút lui và quay về BTL quân đoàn. Tôi cũng đã cãi lệnh khi quyết định quay về. Tuy nhiên Weidling cũng đạt được ý muốn, Cây cầu được chiếm lại và cho nổ tung, nhưng với sự thiệt hại nặng nề.
Trong khi đó, tin báo động đến từ sư đoàn xe tăng 18 báo rằng địch đang vượt sông Spree. Weidling và tôi lái xe đến Alt-Glienicke, nơi có bộ tư lệnh sư đoàn xe tăng 18. Weidling muốn tận mắt quan sát tình hình. Khu vực đang bị pháo kích. Bộ binh địch tấn công từ phía vùng phía nam Kopenick và từ phía đông, nơi quân Nga đã vượt sông bằng phà và bị chận lại cho đến giờ. Súng phòng không - tiếc thay, không có xe kéo - đang đặt ở đó và được dùng để chống xe tăng. Tư lệnh sư đoàn, thiếu tướng Rauch, tin rằng ông có thể giữ được đến tối. Ở phía nam, ông ta chỉ có vài ổ phòng thủ yếu kém dọc theo bờ sông Spree, nơi quân Nga chưa tấn công.
Chúng tôi phải dời BTL đến vòng đai Berlin, tôi bắt đầu tìm kiếm địa điểm mới. Dù cố gắng tìm kiếm, chúng tôi vẫn không biết gì về tuyến phòng thủ Berlin. Tôi phải liên lạc với họ gấp qua 1 số trạm liên lạc. Nhưng trước hết phải tìm chỗ mới cho BTL quân đoàn, vì súng bộ binh mổi lúc càng mạnh. Khoảng 9 giờ sáng, trên chếc xe Kubelwagen dưới trận pháo kích, tôi đến được Berlin bằng xa lộ *. Khi tôi đến Schoneiche, ngoại ô Berlin, nơi chúng tôi định đặt BTL. Nhưng điều này không thực hiện được vì bộ binh Nga đã di chuyển dọc theo đường xe điện ngầm tờ Erkner và Kopenick.
Nhận thấy ga tàu điện ngầm Rahnsdorf là nơi tốt nhất để thiết lập BTL quân đoàn, tôi điện thoại cho Von Dufving đến đó. Khi đến nơi, ông ta chấp thuận quyết định của tôi và chỉ đạo việc thiết lập. Bây giờ tôi mới có thể tìm cách liên lạc với những người có trách nhiệm phòng thủ Berlin. Chúng tôi phải tìm họ và sắp xếp kế hoạch phòng thủ. Chúng tôi chỉ biết có cái gì đó đã được chuẩn bị, mặc dù đoán rằng việc chuẩn bị được giao cho tổ chức Thanh Niên Hitler và dân quân chiến đấu hơn là quân đội.
*Autobahn
Tôi sửng sốt khi tìm ra vòng đai phòng thủ xung quanh Berlin. Đó là những hố cá nhân, giao thông hào, chướng ngại vật trống rỗng - hoàn toàn không có người. Kinh ngạc hơn, tôi nhận ra đó chẳng có gì hơn là 1 đường vẽ trên bản đồ. Đây là trách nhiệm của Goebbel, trong vai trò uỷ viên quân sự của Berlin, xây dựng hệ thống phòng thủ. Khả năng của Goebbel trong trách nhiệm quân sự chỉ có thế. Tôi cố gắng tìm bản đồ phòng thủ của Berlin để lên kế hoạch cho các sư đoàn của chúng tôi. Điều tôi tìm ra là 1 sở chỉ huy với vài sĩ quan thương phế binh. Họ không có binh sĩ, và vài người trong số họ không biết có sự chuẩn bị phòng thủ cho Berlin hay không. Họ hoàn toàn không có khả năng để phòng thủ.
Berlin bỏ ngỏ, và những đơn vị nhẹ của Nga luồn lách 1 cách nhanh chóng vào những khe hở giữa quân đoàn chúng tôi (là quân đoàn mạn bắc của Tập Đoàn Quân 9) và quân đoàn phía nam của Tập Đoàn Quân 3. Nếu 1 trong 2 quân đoàn có quân dự bị, chúng tôi đã thay đổi tình trạng này - Nhưng không có ai có quân dự bị, và cách tốt nhất chúng tôi có thể hy vọng là ngăn chặn quân Nga 1-2 ngày
Khi tôi về đến BTL quân đoàn, một mệnh lệnh vô tuyến từ tướng Busse vừa đến (chúng tôi không có đường dây điện thoại) là chúng tôi bảo vệ cánh trái của TĐQ 9, từ Konigswusterhausen đến Rangsdoft, Khoảng 20km phía nam Berlin. Có nghĩa là bỏ Berlin! Chúng tôi bỏ mặc thành phố cho số phận của nó, có nghĩa là, với lực lượng phòng thủ ít ỏi, Berlin sẽ bị sụp đổ trong vài ngày. Mệnh lệnh này chứng tỏ rằng tướng Busse bây giờ chỉ nghĩ đến TĐQ 9 và có thể ông cố ý đánh qua phía tây rồi đầu hàng ở đó. Sự quyết định của ông ta rất hợp lý, bởi vì cố gắng phòng thủ 1 thành phố hơn 1 triệu thường dân chỉ mang đến kết quả chết chóc vô ích. Và với chúng tôi, nó mang lại viễn tượng thoải mái hơn là đóng quân trong Berlin, bấy giờ không khác gì 1 đống gạch vụn, để chuẩn bị cho 1 trận chiến vô vọng.
Chúng tôi bị quăng vào Berlin mà không liệu trước hay có cơ hội để chuẩn bị, bị đẩy lùi từ sông Oder ngắn hơn 1 tuần bởi trận tấn công lớn nhất của cuộc chiến. Trong suốt trận tấn công, quân Nga liên tục chọc thủng 2 bên sườn của chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục rút lui để khỏi bị bao vây. Và họ tiếp tục cố gắng bao vây và cuối cùng cắt quân đoàn chúng tôi ra khỏi sự liên lạc với TĐQ 9. Cuối cùng chúng tôi mất liên lạc hoàn toàn với TĐQ 9 và không biết tình hình ra sao. Chúng tôi nhìn thấy xe tăng hạng nhẹ và xe vận tải Nga về hướng nam, giữa chúng tôi và TĐQ 9. Tướng Weidling nhận định rằng hành động cần thiết vào lúc này để tuân theo lệnh của tướng Busse là lập 1 phòng tuyến đông-tây, và quay mặt về hướng bắc. Rồi ông ta quay qua tôi:
"Knappe, anh biết Berlin trong thời gian ở Kriegsschule Postdam, chúng ta đi đến tướng Krebs (Tổng tham mưu trưởng) ở dinh Quốc Trưởng và coi thử chúng tôi có bắt được liên lạc với Tập Đòan Quân 9 và cũng coi thử tình hình như thế nào".
Von Dufving ở lại bộ tư lệnh trong thời gian Weidling vắng mặt, thay thể cho ông ta chỉ huy, và Weidling và tôi đi đến dinh Quốc Trưởng. Chúng tôi đi một xe cùng tài xế và hai người lính lái mô tô. Thành phố đang chìm trong cơn pháo kích bằng pháo hạng nặng, có thể được bắn từ xe lửa* cách khoảng 30km và máy bay ném bom. Cũng may, trận pháo kích không tập trung ở một chỗ mà bắn rải đều khắp thành phố, với đạn pháo hạng nặng nổ cách nhau vài phút đâu đó trong thành phố.
Khói và bụi bao phủ thành phố, xe điện nằm chỏng chơ trên đường phố, dây điện thòng khắp nơi. Ở ngoại ô phía đông, nhiều toà nhà đang bốc cháy và dân chúng đang nối đuôi xếp hàng nhận bánh mì và sắp hàng lấy nước từ bất cứ nguồn nước nào còn sử dụng được. Dân chúng khắp nơi, chạy từ nơi trú ẩn này qua chổ trú khác vì sợ bom đạn. Để tránh hỗn loạn, Goebbels đã từ chối không ra lệnh dân chúng rời khỏi thành phố, ngay cả người già, phụ nữ và trẻ em, và bây giờ thêm hàng ngàn người di tản từ hướng đông đổ vào thành phố. Phòng thủ thành phố rõ ràng sẽ là 1 công việc khó khăn, và nhiều người dân sẽ chết trong khi đánh nhau.
Đến dinh Quốc Trưởng vào khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi để xe ở ngoài và đi bộ vào cùng với 2 người lính lái xe mô tô. Khu vực bao quanh dinh Quốc Trưởng loang lổ nhưng hố bom sâu hoắm. Cây đổ ngổn ngang như những que diêm, và lối đi bộ bị chặn bởi từng đống gạch vụn. dinh Quốc Trưởng bị hư hại nặng, 1 vài nơi chỉ còn bức tường trơ trọi. Đại sảnh ở Wilhelmstrasse bị tiêu hủy hoàn toàn. Phần còn có thể sử dụng được là hệ thống hầm ngầm. Trong nhà để xe ngầm, chúng tôi thấy vài chiếc xe Mercedes-Benzes mà tôi đã từng thấy Hitler dùng trong những cuộc diễn binh và tập họp chính trị. Chúng tôi đi ngang qua nhà đậu xe để xuống tầng hầm. Lính vệ binh SS chào Weidling, với huân chương chữ thập hiệp sĩ và cây kiếm. Những vệ binh đầu tiên chỉ là binh lính, nhưng càng đi sâu vào gần hầm, thì vệ binh cấp cao hơn.
Hệ thống hầm ngầm dưới dinh Quốc Trưởng nhìn như 1 thành phố dưới lòng đất, đang là nơi ở của hàng trăm người, bao gồm cả thường dân. Nhiều người dân có thể là nhân viên dân sự ở đây và không muốn về nhà buổi tối. Nhiều người khác có thể làm việc trong những toà nhà của chính phủ trong khu vực và tìm thấy nơi đây là chỗ an toàn nhất. Số người ở dưới hầm được kiểm soát, nhưng cũng quá đông, vì lúc đầu được xây để tránh bom, nhưng bây giờ trở thành chỗ ở cho nhiều người. Cũng có nhiều lính bị thương dưới hầm, chắc là lính SS của tướng Mohnke, đơn vị bảo vệ dinh Quốc Trưởng.
Tổng hành dinh của Quốc Trưởng nằm sâu ở tầng thứ ba. Chúng tôi bị chặn lại ở nhiều trạm gác, mặc dù Weidling là 1 vị tướng và có nhiều huân chương cao quý, họ vẫn lục soát chúng tôi trước khi bước vào hầm của Hitler. Vệ binh SS lịch sự và nể chúng tôi, nhưng vẫn cẩn thận điều tra chúng tôi, chúng tôi là ai, từ đâu đến, đến đây có việc gì.... Chúng tôi phải xuất trình giấy tờ, và phải trao súng ngắn ra.
Cuối cùng thì chúng tôi vào đến phòng ngoài của Tổng Tham Mưu Trưởng, tướng Krebs, và trưởng phòng nhân sự * , tướng Burgdorf. Chúng tôi tự giới thiệu, và đại tá Weiss, sĩ quan trợ lý của Burgdorf chào đón chúng tôi. Ông ta mời chúng tôi qua phòng kế bên, nơi cả Krebs lẩn Burgdorf đang chờ.
* Nguyên văn: Chief of the Personnel Department of the Army
Tuy Weidling biết Krebs và Burgdorf từ trước và cùng học ở trường đại học tham mưu, sự tiếp đón của họ với Weidling hơi dè dặt và khác thường. Họ mời chứng tôi ngồi và mời ăn bánh mì với thịt giăm bông và một chai rượu Hennessy (với sĩ quan cao cấp, đây là sự đón tiếp tiêu chuẩn đối với những vị khách từ mặt trận về). Sau khi nói chuyện vắn tắt, Krebs nói rằng Weidling nên gặp Hitler để coi thử Hitler có nói gì không. Chúng tôi ngạc nhiên, vì Weidling không đến đây để gặp ông ta và càng không thấy lý do gì Hitler muốn gặp chúng tôi.
Khi Krebs và Bugdorf bước ra khỏi phòng, Weidling nói nhỏ:" Có chuyện gì không xong rồi, Bugdorf cư xử lạ quá." Khoảng 10 phút sau, Burgdorf quay lại và nói Weidling rằng Hitler muốn gặp ông ta. Dĩ nhiên là tôi phải ở lại và nói chuyện với Weiss, Freytag Loeringhof, và Boldt (những phụ tá của Burgdorf và Krebs). Họ muốn biết điều gì đang xảy ra ở mặt trận (Weidling đã nói sơ về tình hình, và cũng nói về lệnh của Busse thành lập 1 tuyến phòng thủ đông-tây 20km phía nam Berlin). Tôi lấy tin tức từ họ về toàn cảnh, mục đích của chuyến đi. Họ nói rằng quân Đồng Minh đã dừng ở sông Elbe và Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck đang chuẩn bị tăng cường cho Berlin. Họ rất lạc quan, và tôi cũng không đủ can đảm để nói cho họ là tôi chắc chắn rằng quân của tướng Wenck không thể giải vây Berlin.
Sau khi Weidling, Krebs, và Burgdorf đi khoảng 20 phút, Krebs và Burgdorf quay lại. Họ mời tôi cognac, và Krebs bắt đầu hỏi tôi về tình hình mặt trận.
Khoảng 20 phút nữa, Weidling quay lại và nói với tôi rằng Hitler ra lệnh cho chúng tôi rút vào nội ô Berlin và phòng thủ mặt đông và nam của thành phố, và phải liên lạc với Von Duvfing để dừng thi hành lệnh của Busse. Dùng điện thoại của Krebs, tôi nói với một nhân viên điện thoại nối đường dây đến bộ tư lệnh quân đoàn. Tôi nói sơ về những chuyện xảy ra, và Weidling ra lệnh ông ta chuẩn bị cho các sư đoàn rút vào Berlin thay vì di chuyển về phía nam. Chúng tôi lập kế hoạch lập bộ tư lệnh ở sân bay Tempelhof.
Khi Weidling và tôi chỉ có 1 mình, Weidling nỗi khùng :"Bọn con hoang Krebs và Burgdorf, bọn chúng không báo cho tôi biết Hitler đòi bắn tôi vì mấy bản báo cáo là chúng ta đang bỏ Berlin và trốn qua hướng tây. Hitler đón tôi với câu:"Weidling, tôi sẽ xử bắn anh!"".
Và bên cạnh bản báo cáo láo đó, Hitler cũng nhận được tin là chúng tôi lập tuyển phòng thủ đông tây và bỏ ngỏ Berlin cho quân Nga, nhưng ông ta không biết rằng chúng tôi chỉ thi hành lệnh của Busse. Khi Hitler ngừng la hét, Weidling mới có cơ hội bào chữa, ông đính chính bản báo cáo không đúng sự thật mà Hitler đang có. Sau khi nghe Weidling trình bày, Hitler bình tỉnh lại và trở nên thân thiện và cuối cùng ra lệnh cho chúng tôi phòng thủ Berlin. Thật là một sự khác xa giữa cách làm việc bừa bãi bây giờ và cách làm việc chuyên nghiệp mà chúng tôi đã làm trong thời gian 1940-1941.
Khi tôi với Von Dufving trên điện thoại về chi tiếc của cuộc hành quân. Weidling đổ cơn giận vào chai cognac. Và tôi uống thêm 2 cốc nữa để cạn chai trước khi Weidling uống say. Ông ta điên tiết vì Krebs và Burgdorf đã không báo cho ông trước, và chai cognac không giúp được tình hình. Và thêm vào đó, Weidling cũng giận dữ vì bây giờ chúng tôi bị kẹt ở Berlin, bảo đảm là chúng tôi bị quân Nga bắt thay vì chạy qua hướng tây với Tập Đoàn Quân 9.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng rời khỏi dinh Quốc Trưởng khoảng 9 giờ đêm. Chúng tôi có rất nhiều chuyện phải làm. Weidling muốn thành lập bộ chỉ huy khu vực đông và nam để các sư đoàn có thể liên lạc dễ dàng hơn và quân đoàn có thể nắm vững tình hình hơn. Để mọi người không biết là Weidling đang say rượu, ông ta đi với tôi đến từng khu vực. Chặn đầu tiên là ở Tempelhof (khu vực D). Một thiếu tướng không quân già tên Schroder chỉ huy ở đây. Ông ta không có khái niệm gì về chiến đấu trên bộ, dẩn đến kết quả là ông ta bị Weidling, đang có hơi men, nhồi cho 1 trận. Để làm dịu Weidling, ông ta cho chúng tôi sử dụng căn hầm của toà nhà để chúng tôi lập bộ chỉ huy. Tôi mượn điện thoại và gọi ra lệnh cho nhóm tiền phương đến ngay để thiết lập bộ tư lệnh quân đoàn. Rồi Weidling và tôi tiếp tục đi đến Hasenheide. Một vị đại tá bộ binh cụt tay chỉ huy. Ông ta đang ngủ khi chúng tôi đến nên chúng tôi phải đợi ông ta mặc đồ. Weidling, thiếu kiên nhẫn vì hơi rượu và còn đang giận dữ vì những chuyện xảy ra ở dinh Quốc Trưởng, bắt đầu nhiếc móc viên đại tá. Ông ta hoàn toàn vô lý với viên đại tá. người đại tá cũng nỗi nóng, vì ông ta không làm gì sai, và chỉ có một tay để mặc áo- và nhất là mùi rượu nồng nặc từ Weidling.
Tôi phải ra sức can ngăn để làm cả hai người dịu lại. Sau đó đề nghị Weidling trở về bộ tư lệnh quân đoàn ở Tempelhof và tôi tiếp tục đi qua các khu vực khác. Ông ta đồng ý, và tôi đi một mình. Mặc dù các khu vực không cách xa nhau, nhưng là một chuyến đi khó khăn vì bóng tối và những chướng ngại trên đường (chúng tôi bao đèn xe và chỉ để một khe hở nhỏ cho ánh sáng lọt ra). Ở tất cả các khu vực tôi đến, tôi đều thấy tình trạng không thích hợp cho việc đánh nhau. Rất nhiều việc phải làm nếu thật sự muốn đẩy lùi quân Nga. Chúng tôi có sĩ quan và binh sĩ kinh nghiệm từ năm sư đoàn, phải dùng họ như 1 cột sống của cuộc phòng thủ, giúp cho những người không có kinh nghiệm ở dây.
Lúc đó là ngày 24 tháng 4, và đêm đó bắt đầu trận đánh cho thành phố Berlin bắt đầu . Và từ ngày hôm sau, quân Nga bắt đầu đánh vô nội ô Berlin. Và trong 8 ngày kế tiếp, Berlin trở thành 1 nơi chém giết.