watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức-P 3 : Chương 16 - tác giả Ted Brusaw và Siegfried Knappe Ted Brusaw và Siegfried Knappe

Ted Brusaw và Siegfried Knappe

P 3 : Chương 16

Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe

Từ Minsk trở đi, chúng tôi đi theo con đường bưu điện chạy từ Warsaw đến Moscow, đi qua Grodno, Minsk, Smolensk, và Vyazma. Đây chính là con đường Napoleon đã tiến đến Moscow. Con đường gây cho tôi một cảm giác sợ sệt, có thể vì nó quá cũ và vì sự kiện quân của Napoleon đã bước trên một con đường tráng đá mà bây giờ chúng tôi đang bước trên nó. Đây là một quốc lộ 2 làn xe ngược nhau được đắp cao lên với vệ đường khá cao. Đường được lát đá, không phải là đường tốt cho ngựa, vì nó gập gềnh và đá có thể làm sưng chân ngựa.

Tổng cộng, chúng tôi đi theo con đường này khoảng 700 km, từ Minsk đến Moscow. Cũ hơn hai trăm năm, con đường này chỉ đủ cho 2 xe vượt nhau. Xe không thể chạy hơn 45km một giờ vì đá. Vì chúng tôi là pháo ngựa kéo nên không có vấn đề gì, ngay cả tăng và xe tải cũng không gặp trở ngại nếu chúng chạy chậm. Chúng tôi không thể rời khỏi mặt đường vì 2 vệ đường rất cao so với mặt đất. Tất cả các con đường khác đều là đường đất và chúng sẽ lầy lội khi có mưa. Cầu cống hầu hết đã bị phá hủy, nên chúng tôi phải lội qua suối và sông. Đó là lý do chúng tôi cần 6 con ngựa để kéo xe.

Ở sông Berezina, chúng tôi đến một chỗ rất chật hẹp. Cây cầu bắt qua sông đã bị phá hủy, và chúng tôi phải đợi cho công binh làm cầu phao. Điều này làm tôi lo lắng, vì tôi biết chổ đầu cầu là chổ duy nhất có mặt đường cứng trong vùng và trở thành mục tiêu lý tưởng cho pháo binh bắn phá đường giao thông - địch chỉ cần pháo chỗ này thường xuyên là có cơ hội bắn trung một đơn vị nào đó đang bị kẹt cầu. Và bây giờ cả sư đoàn 18000 người đang ở trong cổ chai! Nếu chúng tôi bị pháo, bộ binh có thể rời khỏi con đường và ẩn nấp, nhưng với ngựa móc vào xe, pháo binh không thể làm gì được, chỉ có thể đứng đó chịu trận.

Và khi chúng tôi đợi, nó đã xảy ra. Tiếng rít kinh sợ của đạn pháo xoáy vào tai tước khi nổ tung lên gần đó với tiếng nổ dữ dội của đạn pháo hạng nặng. Một cơn lốc lửa quét sát mặt đất, mang theo mùi khét nghẹt của thuốc súng. Trước khi chúng tôi hoàn hồn lại, không khí lập tức tràng ngập tiếng kêu la, sau những tiếng nổ rung chuyển mặt đất và tung lên những đám khói đen và cơn mưa đất đá. Đây là trận pháo nặng nề nhất chúng tôi hứng chịu. Đoàn xe của chúng tôi đang đậu dọc trên đường dẫn đến cầu, và chúng tôi chỉ có thể ở đó. Lính giữ ngựa phải đứng kiềm ngựa, các pháo thủ thì nằm dọc theo các vệ đường.

Có thể là pháo bắn từ các xe lửa cách đó khoảng 30 -40 km. Chúng tôi không biết họ biết chúng tôi đang ở đó hay chỉ bắn là loạt đạn bắn may rủi. May thay, trận pháo chấm dứt nhanh chóng, chắc họ không biết chúng tôi ở đó. Chúng tôi có 3 người chết và 21 người bị thương. Tuy bị thiệt hại, nhưng cũng còn may, vì nó có thể tệ hại hơn.

Làng mạc ở Nga lớn nhỏ khác nhau. Ngôi làng nhỏ có chứng 30 "căn lều" (nguyên văn: huts) và ngôi làng lớn có đến vài trăm mái nhà. Thường thì ngôi làng nằm dọc theo hai bên đường. Đây là những căn nhà gỗ rất hoang sơ, với mái cỏ hay rạ. Bên trong, giấy báo được dùng để dán tường.. BÀn ghế thì hết sức thô sơ, , được chủ nhà tự làm, các căn nhà luôn luôn có nhũng lọ đất và chậu gỗ. Một thùng gỗ thay thế cho tủ. Người ta dùng đèn dầu hay nến để thắp sáng nếu có, mà chỉ những khu khá mới có, những khu nghèo hơn, người ta phải sống trong bóng tối từ khi mặt trời lặn cho đến sáng hôm sau - và trong mùa đông, bóng tối chiếm 17 giờ một ngày! Một hàng rào được dùng bằng những cọc gỗ hay bất cứ thứ gì. Một nông dân bình thường sống được hơn súc vật của anh ta một chút. Chúng tôi cứ như gặp phải một cuộc sống hoang sơ của xã hội loài người cách đây hàng thế kỷ.

Thường thì những căn nhà này là nơi ở của những người lao động làm ở các nông trường được thành lập sau cuộc cách mạnh của CS năm 1918. Một căn nhà có một cái lò lớn bằng gạch hay đá - chắc làm luôn lò sưởi - đặt giữa căn phòng duy nhất. Phần trên rất dày, và đá hay gạch được ấm lên bởi hút nhiệt vào ban ngày. Cái lò lớn đủ để một gia đình 6 người ngủ trên đó trong mùa đông. Nó có chỗ cho nấu ăn, nhưng chủ yếu, nó được dùng làm lò sưởi và để ngủ.

Hầu hết nông dân Nga sống trong những căn nhà xây trước cuộc cách mạng; vì có nơi cũng có dấu hiệu của sự sung túc, thường thì có 1-2 nhà lớn trong những làng này. Tuy nhiên, hầu hết vẫn còn là những ngôi nhà 1 phòng hoang sơ. Phía sau ngôi nhà là nhà xí và chỗ đựng nông cụ. Mỗi nhà có vài cửa sổ nhỏ. Bên cạnh lò sưởi, họ cũng dùng tuyết để giữ ấm bằng cách xúc tuyết đổ cao xung quanh nhà như một lớp cách nhiệt, đến ngang cửa sổ hay cao hơn. Súc vật được nuôi ở một nơi gần làng, có khi đi đến đó mất 1 giờ. Chỉ có gia cầm duy nhất được nuôi trong làng là gà.

Không may, nhiều ngôi nhà ở trong các làng chúng tôi ở lại có rận, và chúng tôi bị lây. Và chúng ở trên người chúng tôi cho đến khi chúng tôi được tẩy gội, và trong tình hình di chuyển nhanh như chúng tôi thì không có thời gian tắm rửa - tẩy gội. Chỉ khi nào dừng lại thì một cơ sở tẩy rửa được dựng lên. Thật là một sự hành hạ khi bị rận ở trong người hàng tháng. Chúng tôi gãi liên tục, tay chân, bụng, lưng, và lúc nào cũng ngứa nách. Ban đêm thì càng tệ hơn nữa, và lính tráng cứ phải cựa quậy liên tục trong chăn.

Trên đường sau khi qua khỏi Minsk, đường xe lửa chạy dọc theo đường quốc lộ, và chúng tôi luôn luôn có xe lửa mang tiếp tế đến; tuy nhiên, khi quân Nga rút lui, họ cố gắng phá huỷ đường xe lửa, và sửa đường sắt là công việc liên tục. Vì vậy, xe lửa luôn luôn khoảng 25 km phía sau, cho dù đường sắt được sửa rất nhanh.

Khoảng giữa Minkssk và Smolensk, chúng tôi gặp sự chống cự, và người chỉ huy trung đoàn bộ binh gọi một cuộc họp gồm các tiểu đoàn, đại đội và chỉ huy các pháo đội trong một khu rừng và lập kế hoạch tấn công. Đây không phải là việc khôn ngoan, vì tất cả các sĩ quan quan trọng đều tập trung ở một khu vực nhỏ. Ông ta không nên làm như vậy, nhất là trong rừng, nhưng vì sự chống cự khá bất ngờ và đã lâu chúng tôi không bị pháo. Khoảng 15 người chúng tôi đang lên kế hoạch, tiếng rít của đạn pháo làm chúng tôi nằm xuống, chúi đầu xuống đất. Tiếp đó là những tiếng nổ dữ dội. Một loạt đạn pháo nổ trên đầu chúng tôi, cách mặt đất chừng 10 mét khi trúng các ngọn cây, và cơn mưa mảnh ào xuống chúng tôi như một làn súng máy bắn từ trên trời. Tôi không bị gì, nhưng người nằm bên cạnh tôi giật nẩy người lên và tôi biết anh ta bị trúng đạn.

"Cứu thương!" Tôi là lên, và nhào đến bên anh ta, nhưng anh ta đã chết. Anh ta bị 2 vết thương trên đầu và sau lưng. Mồ hôi tôi vã ra như tắm và một cơn lạnh chạy dọc trên sống lưng tôi.

Chúng tôi nhanh chóng tản ra, vì chúng tôi không biết địch có tiền sát viên trong khu rừng và biết vị trí chúng tôi hay không, hay chỉ là một loạt đạn vu vơ. Chúng tôi có 2 chết và 5-6 người bị thương. Y tá chạy đến và đem những người chết và bị thương đi. Vì không bị bắn thêm, chúng tôi biết đó là loạt đoạn hú họa như đã bị ở cầu trước đó.

Nguời trung úy bị chết bên cạnh tôi là một sĩ quan trừ bị. Chúng tôi đang thảo luận với kế hoạch với nhau, chỉ một giây phút sau, một nguời chết và một người vô sự. Chúng tôi cùng nhào xuống đất cách nhau chỉ một khoảng, một người nằm lại và một người có thể đứng lên bước đi. Số mạng của tôi giữ tôi sống được bao lâu nữa? Tôi biết có thể lần sau, tôi là người không may mắn khi ở không đúng chỗ.

Tôi phải tin vào số mạng về chuyện này và nghĩ rằng nếu nó đến với tôi thì tôi chẳng làm gì được để tránh né. Tôi không đợi nó đến qua những việc như đứng thẳng và làm một mục tiêu lớn - Tôi cố gắng làm mình nhỏ được chừng nào tốt chừng đó - nhưng tôi biết rằng không sớm thì muộn tôi sẽ chết hay bị thương. Tỉ lện tôi trở về mà không bị thương rất nhỏ, và tôi phải chấp nhận cái chết hay tàn phế như là định mệnh. Chỉ khi nào tôi bắt tôi phải chấp nhận nó, tôi mới có thể để nó ra khỏi suy nghĩ và tiếp tục nhiệm vụ; Tôi sẽ không làm việc được nếu không chấp nhận nó.

Ở Orsha, giữa Minsk và Smolensk, quân Nga lập một phòng tuyến và chúng tôi phải chọc thủng để đến được Smolensk. Tuyến phòng thủ luôn có vài tuyến giao hào, tuyến chiến đấu và hầm hố tiếp nhau, và khi tấn công, chúng tôi phải chiếm được tất cả. Cách đánh tiêu tuẩn của tất cả các trận đánh, cho đến lúc ấy, là khi quân bộ binh tấn công chiếm được tuyến phòng thủ đầu tiên, lính địch nếu chưa bị chết hay bị thương nặng đứng lên tại chỗ và đưa hai tay lên trời, đợt thứ hai từ phía sau lên sẽ bắt họ làm tù binh và đưa về phía sau.

Trong khi tiến lên trong một khu rừng khá rộng gần Orsha, chúng tôi dàn hàng ngang. Tôi đi cùng với đại đội mũi nhọn, gần trung tâm hàng quân. Quân Nga ở tuyến đầu tiên đứng dươi giao thông hào, chỉ nhô đầu lên nên rất khó trông thấy. Chúng tôi bị bắn bằng súng trường, chúng tôi bắn trả và tiếp tục tiến. Tiếng súng mạnh dần. Một lúc sau, xung quanh tôi đủ mọi tiếng súng: tiếng lộp bộp của súng trường, bùm của cối, và từng tràng của súng máy.

Chúng tôi chiếm được tuyến thứ nhất và tấn công tuyến thứ 2 thì bỗng dưng bị bắn từ phía sau cũng như phía trước. Lính Đức ở tuyến đầu bị bắn chết vào lưng. Lính Nga ở tuyến đầu, sau khi bị chiếm, thay vì đứng lên đầu hàng thì họ cầm súng và bắn chúng tôi từ phía sau, và nhiều người trong chúng tôi bị chết vì kiểu bắn này. Tất nhiên, đất nước của họ đang bị xâm lươc bởi quân Đức và họ đang tuyệt vọng. Tuy nhiên, ở địa vị của chúng tôi, và không có lính Đức hay lính Nga nào phá hủy lòng danh dự của người lính - bắn vào phía sau - bởi vì niềm hy vọng sống sót hiếm hoi trong lúc chiến đấu đã bị tướt đi. Nếu niềm hy vọng bị mất, cái chết sẽ là chắc chắn - và không ai muốn chết! Trong tình huống chiến đấu, người lính luôn bị một áp lực rất tàn bạo, và khi anh ta thấy bạn bè của mình bất ngờ ngã xuống vì bị bắn từ phía sau, nó vượt quá sức chịu đựng. Những người lính trong chiến trận trở thành anh em, và tình anh em này rất quan trọng với họ nên họ sẵn sàng hy sinh cho nhau. Đó không phải chỉ là tình bạn, và nó cao hơn bất cứ lá cờ nào hay đất nước nào.

Lính chúng tôi nổi điên lên, và từ điểm đó, khi tấn công, họ không bắt tù binh và không để ai sống sót trong các hầm hố họ chiếm được. Tôi không ngăn cản họ, và không sĩ quan nào ngăn cản họ, vì chúng tôi cũng sẽ bị bắn vào lưng. Binh lính trong cơn thịnh nộ. Trước đây, nếu người lính Nga nào bỏ vũ khí và đứng lên với hai tay đưa cao, họ được dồn lại và đưa về tuyến sau. Nếu không bị chết, họ sẽ bị bắt làm tù binh, nhưng bây giờ, người Nga đã đánh mất lý lẽ đó. Kết quả là , tất cả đều bị giết mà không có sự tha thứ hay hối hận.

Mọi thứ hỗn loạn trong tôi đêm hôm đó, vì tôi chưa bao giờ trải qua những kinh hoàng của chiến trận. Đêm thật yên tỉnh sau những hành động man rợ nhất của loài người, với khói xám-xanh bay lên từ các bếp núc. Bụi và khói làm mờ đi cảnh vật xung quanh. Và người lính bộ binh ngồi uống cà phê hay trà và hút thuốc gần các bếp lửa. Người khác ăn tối từ lương khô, người sửa giày, người viết thư cho vợ, bạn gái, hay gia đình họ - Đêm này, tôi không thể suy nghĩ hay cảm giác bất cứ điều gì ngoài sự khủng khiếp và kiệt sức. Chắc họ đã quen với những ghê rợn của chiến tranh hơn tôi.
Có thể họ cảm thấy muốn trả thù. Chúng tôi chôn đồng đọi đã chết bên những chiến hào và hầm hố nơi những người sống sót viết thư, cạo râu, ăn uống... Những người lính trẻ này chỉ vui mừng là được sống thêm một ngày; sự thật, mỗi đêm họ lại ngạc nhiên khi thấy mình sống thêm 1 ngày. Tôi cố tìm hiểu để biết thêm về họ, và tôi viết rằng khi một người bạn bị chết, một phần trong cuộc sống của họ cũng chết theo, và trong những âm thanh cuồng loạn của trận đánh ngày hôm sau, họ vẫn nghe được tiếng của các đồng đội đã chết trong một vài giây phút lạ lẫm.

Tôi đi đến lều chỉ huy của Kreuger và lên kế hoạch tấn công ngày mai như mọi khi.
"Chào anh," Ông nói khi tôi bước vào. Ông ngẩn đầu lên từ tấm bản đồ và chỉ chiếc ghế. Ông nhìn tôi một lúc. "Anh không thích những gì anh nhìn thấy ngày hôm nay," cuối cùng ông lên tiếng. Nó không phải là câu hỏi.

"Không, nhưng tôi hiểu."

Ông lại nhìn tôi một hồi lâu, như thể ráng tìm ở tôi một phản ứng hay một cử chỉ. "Tốt, rất quan trọng. Anh hay tôi đều không làm được gì hơn trong trường hợp này. Người Nga đã chiếm lấy sự kiểm soát từ trong tay chúng ta."

"Jawohn, Herr Major," tôi đồng tình.

Thời tiết khô và rất nóng. Ngày dài và đêm ngắn trong suốt mùa hè. Tháng 6, 7, 8 cho chúng tôi thời tiết tốt nhưng rất nóng, và chúng tôi cứ hành quân mãi trong vùng đất cứ kéo dài ra, vùng đất mà không ai trong chúng tôi có thể mường tượng được. Và nó càng nóng về cuối hè, cái nóng và côn trùng cũng không biến đi vào ban đêm. Ngày càng nhận thức về sự rộng lớn của nước Nga, ngày càng đem đến sự xuống tinh thần trong chúng tôi. Một sự nghi ngờ rất nhỏ bắt đầu len lỏi chúng tôi. Làm sao vùng đất rộng mênh mông này lại có thể chiếm được bằng lính đi bộ?

Thỉnh thoảng cũng có dân chúng còn sống trong các làng mạc chúng tôi đi qua, họ không có thời gian để chạy trốn. Toàn là phụ nữ, trẻ em, người già, vì những người khác đều bị đăng lính. Chỉ khi nào chúng tôi tiến thật nhanh mới thấy được họ. Hoặc là họ chưa kịp chạy, hoặc không muốn đi. Dân chúng không bao giờ bị ngược đãi bởi lính chiến đấu, và họ cũng không tỏ thái độ ghét bỏ chúng tôi. Họ tỏ ra trung lập, và có người còn chào chúng tôi. Tất nhiên, những ai theo Cộng Sản đã rời theo quân Nga khi họ rút, và những người ở lại thường là những người bị Cộng Sản áp bức. Chỉ một lần tôi chứng kiến về thái độ thù nghịch của người dân Nga với chúng tôi khi vài người lính cười khi họ nhìn 2 đứa trẻ đang gãi vì bị rận. Người mẹ trở nên giận dữ.
"Đó là những con rận Đức. Các người mang chúng đến đây."

Chúng tôi hiểu tiếng Nga đủ để biết bà nói gì. Nó không đúng, vì chúng tôi cũng bị từ những ngôi nhà Nga, nhưng tôi xin lỗi cho những người lính kia.

Thỉnh thoảng trong các trận đánh, người Nga pháo vào các làng mạc của chính họ nếu chúng tôi ở đó. Khi nó xảy ra, thường dân Nga cũng chung xuồng với chúng tôi, và trong trường hợp như vậy, quốc gia không còn là vấn đề - sống còn là trên hết. Chúng tôi cố gắng tự bảo vệ mình và những người khác nếu có thể. Họ cũng hợp tác với chúng tôi dập tắt lửa vào ban đêm và đóng kín các cửa sổ. Sau vài lần, nó trở thành như một sự hợp đồng làm việc, tôi nhớ có một lần tôi nằm xuống đất tránh pháo gần một ngôi nhà, tôi bỗng thấy một bà cụ Nga nằm gần tôi, khi thấy tôi nhìn bà, bà cười trấn an với tôi. Bà làm tôi cảm giác không gì hơn là bà đang trấn an con của bà.

Smolensk gần như bị phá hủy khi chúng tôi đến đó. Ga xe lửa bị xóa sạch vì nó được phòng thủ rất kỹ càng. Hàng trăm nghìn quân Nga bị bắt làm tù binh ở đây. Mặc dù chúng tôi không ở trong thành phố, nhưng chúng tôi ở trong khu vực Smolensk khoảng 1 tuần, nghỉ ngơi, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị, thay móng ngựa, và lấy lại sức.
Hạ sĩ Knecht và những người giúp việc của anh ta làm việc không ngừng sửa chữa các vật dụng và thay móng ngựa. Quốc lộ đá gây nhiều khó khăn cho thiết bị và chân ngựa. Knecht và nhân viên làm việc có ngày 16 tiếng. Công việc của họ không dễ dàng chút nào.

Tôi viết thư cho Lilo gần như hàng ngày ở Smolensk và cố gắng bù lại những ngày tôi không viết được trong thời gian hành quân. Tôi không kể cho cô ấy nghe về những chết chóc và giết nhau, hay về sự nóng nực hay bụi đường. Tôi chỉ kể cho cô ấy nghe về những cảnh đẹp của đất nước mà chúng tôi đang đi qua và những con người hay ho mà tôi đã gặp. Lilo tượng trưng cho sự đẹp đẽ, văn minh, và những gì tốt đẹp trong cuộc sống đối với tôi. Tôi không muốn cho cô biết được những chuyện dã man, mất hết tính người của chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy qua nhiều trên đường đi, qua những quốc gia khác nhau, con người bị buộc phải sống như thú vật. Viết thư co Lilo cũng giúp tôi giữ được thăng bằng trong tinh thần: nhiều việc tốt đẹp vẫn được tìm thấy ngay cả trong những trường hợp khủng khiếp nhất.

Chúng tôi mở đợt tấn công mới vào đầu tháng 9. Từ Smolensk trở đi, sự chống trả của quân Nga mạnh dần khi chúng tôi tiến đến Moscow gần hơn. Khoảng giữa Smolensk và Vyazma, tăng và bộ binh bao vây một số lớn quân Nga, mặc dầu lúc đầu chúng tôi không biết. Quân bộ binh mà chúng tôi yểm trợ đụng trận, nên pháo đội của tôi vào vị trí chiến đấu để yểm trợ họ. Tôi ở phía trước với Thiếu Tá Kreuger. Khi đêm xuống, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm và định tấn công vào sáng sớm ngày hôm sau. Đây là một tình huống bình thường, tình huống mà chúng tôi đã được học ở trường quân sự và đã xử dụng quá nhiều lần. Chúng tôi hành quân, lính thám báo bị bắn, tiểu đoàn mũi nhọn dàn quân và cố gắng tìm hiểu thực lực của địch. Tôi lên trước với bộ binh, và goi về pháo đội cho Thiếu Úy Steinbach, để đưa súng vào vị trí và tác xạ và sớm hôm sau.

Khoảng 1 giờ sau nửa đêm, Mọi người đều ngủ ngoại trừ các trạm gác. Thiếu Tá Kreuger và tôi vẫn còn làm việc để chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày mai và chúng tôi giật mình nghe tiếng súng nổ phía sau chúng tôi, hướng đại bác đang đặt. Chúng tôi nhìn nhau một cách lo ngại. Có nghĩa là trận đánh xảy ra phía sau chúng tôi chứ không phải phía trước, nơi mà chúng tôi nghĩ là địch đang đóng quân - phía sau khoảng chỗ chúng tôi đặt súng. Điện thoại reng. Đó là Steinbach, sĩ quan pháo đội.

"Thưa trung úy, chúng ta bị tấn công từ phía Nam," anh ta nói với giọng hoảng hốt. "Nhưng hướng tấn công chính của địch về phía sau, nơi chúng ta để ngựa, trang bị và đạn đượt."

"Địch xử dụng vũ khí gì?" Tôi hỏi.

"Chỉ súng trường, không có súng máy hay cối."

"Được rồi, tiếp tục liên lạc với tôi, nhất là khi có tình huống gì xảy ra."

"Jawohl, thưa Trung Úy."

Quân Nga đang bị bao vây, mà chúng tôi không biết, quyết định phá vòng vây dưới bóng đêm. Họ tấn công pháo đội của tôi, vì nó nằm ngay trên đường đi của họ, và binh lính của tôi chống trả bảo vệ cho người ngựa, và họ chỉ có súng trường. Họ không thấy lính Nga để bắn, nhưng họ có thể nghe tiếng - và họ có thể ngửi thấy! Lính Nga có mùi thuốc lá Makhorka, một loại thuốc lá có mùi rất nặng. Chúng được làm từ các cọng thuốc lá thay vì lá thuốc (chỉ có sĩ quan Nga mới được phát thuốc làm bằng lá). Cai mùi khó chịu này bám vào quân phục dày cộm của họ và có thể ngửi thấy từ khoảng cách khá xa.

Tôi báo lại với Kreuger về báo cáo từ Steinbach, ông ta báo lên trung đoàn, và từ đó lên sư đoàn. Kreuger ra lệnh cho đại đội dự bị tấn công ngược lại phía sau. Họ chặn được quân Nga, nhưng trận đánh kéo dài cho đến sáng và thiệt hại nặng cho cả hai bên. Pháo đội của tôi mất vài người, bộ binh mất hơn 100, và quân Nga thiệt hại nhiều hơn. Họ bị mất tổ chức và lộn xộn, và đầu hàng khi bình minh đến vì họ không có vũ khí nặng và không thể trụ được vào ban ngày.

Chúng tôi kiểm tra thiệt hại, chôn những người chết, và bắt tù binh. Hàng trăm xác quân Nga nằm khắp nơi. Chắc họ phải có hơn một tiểu đoàn; có thể là một bộ tư lệnh quân đoàn nào đó hay đại loại là vậy. Đêm hôm sau, chúng tôi tổ chức phòng thủ đêm có tổ chức hơn và nó lại xảy ra, và chúng tôi phải ở lại thêm 2 ngày nữa để bổ xung. Khi đó, sự chống cự mạnh mẽ của địch ngày hôm trước đã giảm xuóng còn những trận đánh lẻ tẻ, và khi chúng tôi tiến lên thêm, địch đã rút xa.

Vì sư đoàn đã bị tổn thất nhiều nên cần được nghỉ ngơi và bổ sung, chúng tôi dừng lại 3 ngày. Thư từ theo kịp đến chúng tôi, và tôi nhận được thư của ba mẹ và tin là em tôi, Fritz, đã bị thương trong Phuong Diện Quân Bắc trong tháng 9, khoảng nửa đường đi Leningrad. Một viên đạn đã trúng cổ và nằm lại trong cột sống. Em tôi bị liệt từ cổ trở xuống, và bác sĩ không thể lấy viên đạn ra vì khả năng tử vong quá cao. Em nằm ở bệnh viện Leizig, ba mẹ tôi và chị Inge đến bên em hàng ngày.

Cuối tháng 9, trời bắt đầu mưa, và bùn lầy bắt đầu trở thành trở ngại đối với chúng tôi. Gió tạt mưa vào mặt và làm ướt đẩm quần áo khi hành quân. Tuyết rơi vào đầu tháng 10, nhưng nó không đủ lạnh để đường xá đông lại và làm mọi thứ trở thành lầy lội. Từng vón bùn dính vào giày và mỗi bước đi tạo thành những tiếng ùng ục. Với ngựa càng tệ hơn. Chúng tôi cũng không chuẩn bị cho tuyết, vì chúng tôi không nhận được áo quần cho mùa đông.

Chúng tôi đến được Vyazma khoảng giữa tháng 10. Ở đây gần với Borodino, nơi xảy ra trận đánh lớn cuối cùng của Napoleon trước khi ông ta đến được Moscow. Lực lượng xe tăng của chúng tôi bị chận đứng vì quân Nga phòng thủ rất mạnh, và chúng tôi đuổi kịp họ và đánh nhau với quân Nga trên cùng những ngọn đồi mà Napoleon đã chiến đấu. Khác nhau ở chổ là sau Borodino, Napoleon không còn gặp kháng cự cho đến khi ông đến Moscow. Chúng tôi không có được sự may mắn đó.

Kreuger gọi các đại đội trưởng và tôi đến lều của ông ta sau khi chúng tôi đến Vyazma không lâu. Đây là chuyện hiếm khi xảy ra, nên chúng tôi biết là rất quan trọng. Khi 4 chúng tôi đều ngồi xuống, ông nói với chúng tôi:

"Quý vị, từ bây giờ trở đi, sư đoàn chúng ta sẽ ra tuyến đầu. Các sư đoàn panzer được lệnh rút ra cho các chiến dịch khác." (Sau này, chúng tôi được biết là họ được dùng để mở một cuộc tấn cong vòng quanh Moscow hòng cô lập Moscow từ các nguồn tiếp tế từ các nơi trên nước Nga. Xe tăng của Tướng Hoth đi về hướng North, qua Kalinin, và Tướng Guderian về hướng Nam, hướng Tula.) Ông dừng lại, và chúng tôi lo lắng nhìn nhau. "Bắt đầu từ đây cho đến khi chiếm được Moscow, chỉ có bộ binh và pháo binh. Cho đến nay, các đơn vị xe tăng đã lấy tất cả mọi vinh quan của chiến dịch này. Hãy để cho họ thấy rằng bộ binh và pháo binh có thể làm được mà không cần có họ."

Từ Vyazma trở đi, SĐ 87 BB không bao giờ dứt lâm chiến, và chỉ với bộ binh và pháo binh, chiến đấu trên một bề rộng tiến về Moscow. Pháo đội của chúng tôi hành quân, lúc nào cũng cùng với tiểu đoàn BB mà chúng tôi yểm trợ. Chúng tôi chiếm 1 ngôi làng, và quân Nga sẽ ở ngôi làng kế tiếp. Trong đêm, bộ binh tuần tra do thám và tìm ra chỗ yếu của địch. Sáng hôm sau, chúng tôi tác xạ vào ngôi làng, khoảng 7-8 km. Rồi bộ binh bắt đàu tấn công. Hầu hết, chúng tôi chiếm được ngôi làng và ở lại đêm và mọi việc lặp lại vào ngày hôm sau, tùy thuộc vào địa thế như thế nào - bao nhiêu con suối, cái đồi... - và lực lượng phòng thủ như thế nào.

Âm thanh chiến đấu nghe điếc tai. Nó cứ như là trộn hết tất cả các âm thanh mà bất cứ ai từng nghe vào trong một tiếng gầm khổng lồ. Nó là một cơn giông bão của âm thanh, nhưng không qua đi như cơn bão; nó cứ ở đó cho đến khi hết trận đánh. Tiếng gầm của trận đánh được hoà vào nhau bằng tiến pháo hạng nặng, pháo hạng nhẹ, cối, súng máy, lựu đạn, súng trường - tất cả các loái súng được dùng trên chiến trường. Chỉ âm thanh cuồng nộ này không cũng đủ làm tan biến đi sức chiến đấu của người lính. Nhưng chiến trận không chỉ có âm thành. Nó như những cơn gió lốc bằng sắt và chì, gào thét vào mặt người lính, xuyên qua mọi thứ nó đâm vào. Lạ thay, trong âm thanh cuồng nộ của chiến trận, người lính có thể nghe được tiếng "huýt gió" của đạn và vo ve của mảnh đạn, nhận thức từng thứ khác nhau - một viên đạn pháo binh nổ chỗ này, một tràng súng máy chỗ kia, một tên lính địch đang ẩn nấp ở nơi nọ. Trong sự hỗn loạn của chiến trận, người lính vẫn có được những giác quan sáng suốt từ chính sức lực của mình và của người bên cạnh; người lính có thể cảm nhận rõ ràng được ý thức cứng rắn của người lính cạnh mình. Đó là tình đồng đội của một người lính chiến đấu.

Sự sống tưởng chừng như không thật trong chiến đấu, sau một thời gian nó trở thành một thực tế duy nhất, và người lính trận sớm nhận thấy rằng khó mà nhớ được những thứ khác. Người lính cố gắng mường tượng khuông mặt của người thân và anh ta không thể nhớ ra. Người lính bên trái và người lính bên phải trở thành những thực tế duy nhất và hiện hữu, thậm chí, đó là những người thân duy nhất. Với người lính trận, cuộc đời trở thành những chuỗi công việc khó khăn không dứt, sự dũng cảm, vài nụ cười, và những cảnh vật khủng khiếp của cuộc sống hoàn toàn vô nhân bản mà luôn hút họ đến cái chết hay sự tàn phế. Một định mệnh khắc nghiệt đến với người lính trận. Lạ thay, những người vạm vỡ tráng kiện lại thường mất tinh thần trong chiến đấu hơn những người nhìn ốm yếu.

Cuối tháng 10, bùn lầy quá tệ hại làm không có thứ gì có thể di chuyển được. Tất cả mọi di chuyển phải dừng lại ngoại trừ đường xe lửa và đường tráng nhựa, làm cho quân Nga có thời giờ để tập trung quân vào các tuyến phòng thủ. Ngay cả lính bộ binh đi chân cũng khó khăn đi lại. Xe bánh hay xích đều không di chuyển được ngoài trừ con đường đá và đường sắt. Cách duy nhất chúng tôi có thể di chuyển xe cộ là làm một con đường bằng thân cây (corduroy) với những cây nhỏ đặt nằm bên nhau tạo thành một bằng cứng. Chúng tôi làm các đường cây từ súng đến chỗ chứa đạn và đường tiếp vận đến sư đoàn. Những con đường này có hại cho chân ngựa, và xe cộ bị xóc nhiều, nhưng ít ra chúng tôi có thể di chuyển đồ tiếp vận cũng như đạn dượt.

Thời tiết đông đá đến vào ngày 7 tháng 11, đem cả lợi lẫn hại. Chúng tôi di chuyển được trở lại, nhưng bây giờ thì lạnh cứng vì không có quân phục mùa đông. Chúng tôi vẫn mặc quân phục đã mặc trong suốt mùa hè, cộng thêm cái áo khoát. Dường như không giải thích được tại sao họ không cung cấp đồ ấm cho chúng tôi. Lính tiếp vận làm tốt công việc của họ trong việc cung cấp bất cứ món gì cho chúng tôi - trừ việc cung cấp quân phục mùa đông. Chúng tôi cố gắng ngủ đêm ở trong các làng mạc để chúng tôi có thể sưởi ấm. Tháng 11 xa về hướng bắc này, chúng tôi chỉ có 7 giờ ban ngày. Chúng tôi bắt đầu làm việc trước khi trời sáng và tiếp tục sau khi trời tối vì không đủ giờ. Và khi di chuyển, tất nhiên, sự cử động làm cho chúng tôi không bị đông lạnh.

Lính coi ngựa giữa ngựa phía sau các ngôi nhà vào ban đêm, đắp chăn lên người chúng, cố gắng tránh hướng gió. Ngựa có lông dày, nên giúp được chúng chống lạnh, mặt dù vài con chết vì lạnh. Ngày 12 tháng 11, nhiệt độ tụt xuống 12 độ F dưới 0 (-24oC). Ngay cả ban ngày chúng tôi luôn tìm cách đi qua các làng mạc để được sưởi ấm trong nhà. Khi đến được căn làng mục tiêu trong ngày, tôi rời tiểu đoàn bộ binh và về pháo đội để kiểm tra. Tôi gặp Steinbach trong 1 ngôi nhà, đang cố gắng sưởi ấm.

"Mọi người như thế nào hả?" Tôi hỏi anh ta.

"Họ lạnh cóng rồi, thưa trung úy, tôi thật sự lo ngại về chứng tê cứng các ngón chân nếu cứ tiếp tục thế này."

Tôi bước ra và đến với các binh lính khi họ đưa súng vào vị trí phòng thủ đêm - vị trí mà chúng tôi có thể chiến đấu được - và cho ngựa ăn uống. Tô cố gắng nâng tinh thần họ lên một chút bằng sự có mặt của minh. Tôi gặp Jaschke đang đắp chăn cho ngựa.

"Anh sao rồi hả Jaschke?"

"Chúng ta phải đưa người vào trong nhà, thưa Trung Úy," anh ta trả lời. "Ít ra là 1 phần đêm. Nếu không, họ sẽ chết trong cái lạnh này nếu họ phải ngủ ở ngoài."

Tôi gọi Jaschke và Steinbach đến, và chúng tôi lên thời khoá biểu thay cho binh lính thay phiên nhau vào nhà ngủ. Quân Nga lợi thế hơn chúng tôi rất nhiều, vì họ có giầy và áo quần ấm hơn chúng tôi, và chúng tôi chỉ có áo khoát mỏng và không giúp được gì nhiều trong cơn lạnh như thế này. Lý do duy nhất chúng tôi nhận được là vì chúng tôi di chuyển quá nhanh nên không nhận kịp áo quần mùa đông. Lời biện hộ lúc nào cũng có vẻ hợp lý. Nhiều người lính lấy giày của lính Nga chết để mang, nhưng không ai dám mặc đồ lính Nga chết để mặc bên ngoài vì sợ bắn lầm. May thay, chúng tôi có thể kéo miếng vải hai bên của cái mũ xuống che tai để tai khỏi bị cóng. Lính quấn chăn mền lên người, bên ngoài áo quần và mũ, và luôn miệng chửi rủa những kẻ có trách nhiệm không cung cấp đủ áo quần cho họ.

Tuyết thổi mất đường chân trời và thỉnh thoảng rơi suốt ngày, với những cơn gió thổi như đâm vào mặt bởi hàng ngàn mũi kim. Cái lạnh tê tái chết người bắt đầu từ chấn lên cho đến khi toàn thân nhức nhối khổ sở. Để giữ ấm, chúng tôi mặc, đội tất cả áo quần chúng tôi có. Mỗi người phải tự chiến đấu với cơn lạnh, co ro, và gồng người chịu đựng. Chúng tôi giảm giờ gác xuống 1 giờ, rồi 30 phút, và cuối cùng là 15 phút. Cái lạnh, rất đơn giản, là một tên giết người. Tất cả chúng tôi đều trong tình trạng nguy hiểm là chết cóng.

Chúng tôi học được điều mới là sưởi ấm trong cái mái nhà cũng khá nguy hiểm. Hỗn hợp giấy báo và tường gỗ khô có thể tạo nên tai họa. Tôi và vài người nữa trong một căn nhà đang sưởi ấm và bàn kế hoạch cho trận đánh kế đến thì căng phòng bỗng bùng lửa. Mặc dù chúng tôi đều chạy được ra ngoài qua cửa và cửa sổ, chúng tôi học được là nếu ngọn lửa trong lò đốt lên từ tuần này qua tuần khác làm cho cả căn nhà trở nên rất nhạy lửa. Cái lò nóng và bức tường cũng trở nên nóng, và nếu các bức tường đạt đến điểm cháy và chỉ cần ai đó bật lửa đốt thuốc, tất cả mọi thứ sẽ bùng lên.

Chúng tôi dừng lại trong 1 ngôi làng để nghỉ chân. Người giúp việc của tôi, Schmitt, đem mấy con ngựa ra một chuồng ngựa gần đó. Lúc đó đã sắp tối thì chúng tôi bị pháo. Tuyết tung lên và một loạt các tiếng nổ rung chuyển mặt đất. Căn nhà tôi đang ở không bị gì. Tôi ra ngoài xem xét, cái chuồng ngựa bị trúng đạn và cả 2 con ngựa của tôi nằm chết trên tuyết.

Mặc dù mất Schwabenprinz (tên con ngựa của Knappe) là một mất mát về tinh thần đối với tôi, nhưng không phải là một thiệt hại lớn, vì chúng tôi chiến đấu liên tục và phải lội bộ với bộ binh tiện hơn đi ngựa và phải bỏ công bảo vệ chúng. Ngựa bây giờ chỉ dùng để kéo súng, đạn đượt và tiếp vận.

Sự chống đỡ của quân Nga ngày càng mạnh hơn khi càng đến gần Moscow, thương vong của chúng tôi ngày càng cao. Lúc đầu, chúng tôi chỉ bị thiệt hại nhẹ, và chúng tôi bắt vô số tù binh. Nhưng bây giờ thì chúng tôi tiến quân rất chậm, sự chống trả ngày càng mãnh liệt, tù binh ngày càng ít, và thương vong ngày càng cao. Stalin hiểu được tinh thần yêu nước nồng nàn của người Nga, nên tuyên bố cuộc chiến này là "cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại" và thuyết phục họ không phải chiến đấu cho chủ nghĩa Cộng Sản, mà là chiến đấu cho đất mẹ Nga. Và điều đó hiệu quả.

Tháng 12, chúng tôi ở không quá 20 km từ Moscow, nhưng nhiệt độ làm tê liệt. Tuyết rơi nặng trong ngày 1 tháng 12, và cái lạnh trở nên không thể chịu đựng được nữa. Thế giới trở thành một vực thẳm đông cứng. Tuyết lấp lánh trong ánh chớp của súng và có màu hồng hay xanh lục trong ánh sáng của đạn hiệu (signal flares). Đạn cối không còn hiệu lực vì nổ nghẹt trong lớp tuyết dày.

Mặc dù đang lạnh cóng, chúng tôi cũng cung cấp đủ ấm cho bọn rận đang hút máu chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên mệt mỏi và lạnh cóng và luôn bị tra tấn bởi bọn ăn hại này. Chúng tôi giống súc vật hơn người. Tuyết dường như bao phủ không gian với một màng mỏng, đem mặt đất và bầu trời lẫn vào nhau trong một cảnh mập mờ. Tuyết dồn lại trên mặt đất, bị gió cuốn đi và tạo thành những mô hình kỳ lạ. Tê ngón chân đã bắt đầu gây thiệt hại, đưa về tuyến sau những người bị cắt cụt ngón chân, tay. Tôi chưa được thay đồ hơn 2 tuần. Tôi cố gắng tưởng tượng nó sẽ như thế nào khi được tắm nước nóng và chà lưng. Ý tưởng đó làm tôi muốn phát điên, và tôi lập tức cho nó ra khỏi đầu óc.

Ngày 4 tháng 12, chúng tôi đến Rasskazovka, một làng chỉ bên ngoài Moscow. Chúng tôi lập tuyến phòng thủ quanh làng vào đêm trước. Vào sáng sớm của một ngày rất lạnh, pháo đội của tôi là chướng ngại duy nhất với làng bên, chúng tôi thấy một nhóm chưng 30-40 lính Nga tiến đến chúng tôi qua một khoảng trống. Bộ binh nổ súng với cối và súng máy đẩy lùi họ. Một lúc sau, họ tấn công lại, làn này khoảng 1 đại đội với khoản 150 người. Một lần nữa, bộ binh đẩy lùi họ. Rôi họ tấn công với khoảng 1 tiểu đoàn, với khoảng 500 người. Chúng tôi có thể thấy họ di chuyển khoảng cách đó khoảng 3 cây số. Chúng tôi cho tác xạ pháo binh vào họ, nhưng họ vẫn tiếp tục tiến lên. Đó là hành động tự sát, vì họ ở ngoài đồng trống và không có xe tăng hay pháo binh hay bất cứ một sự bảo vệ nào. Họ đến gần khoảng 200 mét thì toàn bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì tôi không thể tin được thái độ vô lý của họ, tôi đi ra để tìm hiểu lý do về hành động tự sát của họ. Hàng trăm người chết và bị thương nằm đỏ tuyết, những mảnh thân thể văng tung toé đầy máu, mắt họ mờ dần đi khi cuộc sống rời khỏi họ. Lính cứu thương chúng tôi đi tìm cứu những người sống sót.

"Họ trông như người Mông Cổ," một tiếng nói vang lên phía sau tôi. Đó là Kreuger. Hình như ông cũng tìm kiếm câu trả lời. "Tất cả lính Nga tôi thấy cho đến nay đều là người da trắng."

"Đúng vậy," tôi đồng tình. "Thiếu Tá cho điều này ý nghĩa như thế nào? Và nhân danh thượng đế nào mà họ bỏ mạng sống của bộ binh đi đấu với pháo? Điều đó còn tệ hại hơn sự ngu ngốc - Đó là tội ác khi hoang phí mạng sống con người như vậy."

"Có thể họ nghĩ chúng ta đã qua yếu vì lạnh và họ có thể đi đến và tiêu diệt chúng ta vì họ có quân mới," Kreuger suy đoán.

Nếu họ đợi đến đêm, có thể họ có cơ hội nhiều hơn, nhưng họ không có bất cứ một cơ hội nào giữa ban ngày khi chúng tôi có thể dùng pháo chống lại họ.

Khi chúng tôi đến ngoại ô của Moscow, môt cơn lạnh ghê hồn đổ xuống, và nhiệt độ tụt xuống xa dưới 0 độ và ở đó. Xe tải không thể nổ máy, ngựa bắt đầu chết hàng loạt; chúng chết trong cơn lạnh cực độ vào ban đêm, và chúng tôi thấy chúng nằm chết vào sang hôm sau. Người Nga biết thích ứng với thời tiết như thế này, nhưng chúng tôi thì không; xe của họ được thiết kế cho những điều kiện như thế này, xe chúng tôi cũng không. Chúng tôi quấn mình trong những tấm chăn. Mọi người đều bị cơn lạnh đối xử thô bạo. Mặt trời mọc trể vào buổi sáng, thô thiển dưới những cơn gió mùa đông, và không một dấu chân trên tuyết. Bệnh đông ngón bây giờ gây lên thiệt hại lớn cho chúng tôi. Ngày càng có nhiều người bị đông ngón tay và chân. Nhiều đại đội bộ binh còn lại chừng trung đội.

Ngày 5 tháng 12, nhiệt độ lao xuống 30 độ dưới 0. Cơ thể con người hầu như không hoạt động ở độ lạnh này. Chúng tôi chiếm được mục tiêu, Peredelkino, và buổi trưa. Chân chúng tôi như một khối đá và chúng tôi khó khăn lê từng bước chân. Tôi bật nghĩ bây giờ thì cái gì cũng có thể tốt hơn điều kiện này. Mặt và tai sẽ bị đông nếu chúng tôi tiếp tục đưa mặt ra ngoài lâu, và chúng tôi cố gắng quấn lấy bất cứ cái gì tìm được để chống đông. Tôi không thể không nghĩ đến lúc quân đội Napoleon rút quân ra khỏi Moscow. Ngón tay chúng tôi đông cứng ngay cả trong vớ và dấu trong túi áo khoát; chúng quá tê và không chịu cử động nửa. Chúng tôi không thể bắn được. Và tôi không thể không suy nghĩ về những người ở Berlin có ý kiến gì mà đưa chúng tôi qua đây. Tôi biết đó là những ý nghĩ của kẻ chiến bại, nhưng ít ra nó có chút ý nghĩa trong lúc này.

Thay vì tiếp tục di chuyển sau khi chiếm được Peredelkino, chúng tôi đi vào nhà dân để sưởi, vì cái lạnh chắc chắn sẽ giết chúng tôi nếu không vào. Trung Úy Schumann, pháo đội trưởng pháo đội 3, tôi và sĩ quan tiền sát và một thiếu úy bộ binh vào một nhà. Chúng tôi không nên tụ họp các sĩ quan chủ chốt của 2 pháo đội vào một chỗ mà chúng tôi có thể cùng bị chết một lúc, nhưng cái lạnh đã vượt qua sự chịu đựng của con người nên chúng tôi phải sưởi ấm nếu muốn sống sót.

Chúng tôi đang ngồi trên lò sưởi, mới vừa bắt đầu ấm, thì nghe tiếng nổ đanh của đạn pháo xe tăng bắn ra. Chúng tôi không nhận được thông báo của bộ binh, và chúng tôi chỉ vừa đứng lên quan sát thì một viên đạn nổ tung ở góc tường. Mảnh đạn văng tung toé trong phòng, căn phòng đầy những vật bể, thân người máu me, khói mịt mù, mùi thuốc súng, và tiếng la hét của người bị thương.

Hai người bị chết tại chỗ, Mặc dù còn sống, nhưng mặt Schumann đầy máu từ vết thương nặng ở đầu, và máu từ tay và cổ cũng trào ra. Cú nổ làm tôi té xuống, tôi cố gắng đứng lên nhưng lại té xuống. Tôi nhận ra là đầu tôi bị thương và tôi mất cảm giác thăng bằng. Thấy máu trên cánh tay, tôi khám và tìm ra tôi bị mất một miếng thịt bằng khoảng đồng xu lớn phía trên cánh tay. Tiếp tục khám mình thì thấy một mảnh đạn dính vào phù hiệu kim loại trên cổ áo, chút nữa tôi bị một vết thương ở cổ.
Mọi người trong phòng đều bị thương hay bị chết. Tôi gọi y tá và lo cho Schumann. Schumann vẫn còn nói được, nhưng anh ta bị thương nặng. Anh ta là người lớn con, 6 feet 5 và nặng hơn 200 pounds; có thể anh ta quá lớn con nên trở thành mục tiêu dễ dàng. Y tá băng bó vết thương của chúng tôi.

8 - 10 xe tăng Nga đã vượt qua hàng rào bộ binh rã rời của chúng tôi mà không bị phát hiện. Chúng tôi không thấy xe tăng Nga xuất hiện một thời gian nên cũng không cảnh giác. Chúng tìm được một vùng thấp hơn địa hình và vượt qua mà không bị phát hiện. Để chúng vượt qua mà không phát hiện là hoạt động yếu kém về phía chúng tôi. Nếu chúng tôi không quá lo về cơn lạnh thì nó cũng đã không xảy ra. Xe tăng không có bộ binh tùng thiết, nên họ chỉ đến gần và bắn vào làng rồi rút lui, vì tăng mà không có bộ binh tùng thiết thì rất dễ bị tấn công.

Lần đầu tiên tôi bị thương, ở Pháp, tôi đã nhạc nhiên, nhưng lần thứ hai, tôi chỉ nghĩ "bị nữa những tôi vẫn còn sống, tôi may mắn, và tôi hy vọng là sẽ may mắn lần sau."
Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức
Lời Mở Đầu
Phần 1: Chương 1
P 1: Chương 2
P 1: Chương 3
P 1: Chương 4
P 1: Chương 5
P 1: Chương 6
P 1: Chương 7
Phần 2: Chương 8
P 2: Chương 9
P 2: Chương 10
P 2: Chương 11
P 2: Chương 12
Phần 3: Chương 13
P 3 : Chương 14
P 3 : Chương 15
P 3 : Chương 16
P 3 : Chương 17
P 3 : Chương 18
P 3 : Chương 19
P 3 : Chương 20
P 3 : Chương 21
P 3 : Chương 22
P 3 : Chương 23
P 3 : Chương 24
Phần 4: Chương 25
P 4: Chương 26
P 4: Chương 27
P 4: Chương 28
P 4: Chương 29
P 4: Chương 30
P 4: Chương 31
P 4: Chương 32
P 4: Chương 33
P 4: Chương 34
P 4: Chương 35
Phần Kết