P 1: Chương 7
Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe
Bình minh đến mau, và chúng tôi phải nuốt viên thuốc đắng ngắt của việc đầu hàng. 5: 55 sáng ngày 2 tháng 5 năm 1945, súng ống được chất lại và mọi người sắp hàng trong mưa phùn xám xịt của Berlin. Chúng tôi là các nhân viên bộ tư lệnh quân đoàn và các nhân viên thông tin (nhân viên vô tuyến và điện thoại) đang có mặt tại Bendlerstrasse và một số nhân viên của Bộ Tư Lệnh tối cao còn sót lại. Sự tàn phá xung quanh chúng tôi. Thành phố vẫn cháy dưới cơn mưa phùn, và khói cay xồng tấn công mắt và mũi chúng tôi.
Widling đã đi bằng xe đến tổng hành dinh của tướng Chuikov gần sân bay Tempelhof. Tôi bận rộn sắp lính vào hàng và chắc chắn không một ai mang vũ khí. Đại tá von Dufving, Đại tá Refior, Thiếu tá Wolff và tôi dẫn đầu hàng lính kéo dài đến đường Bendlestrasse, phía khu phố bên kia, quân Nga chờ đợi chúng tôi bên kia kênh kào Landwehr. Kênh đào rộng khoảng 100 ft (30 mét) với dốc xi măng dốc 2 bên bờ. Nó được dùng cho xà lan đi ngang thành phố. Cây cầu bắt qua kênh đào đã bị phá huỷ, nhưng bó các dây cáp lớn treo ngang vẫn còn lơ lững. Đây là bó dây điện, điện thoại - đủ các loai dây lớn nhỏ đủ màu. - chúng bắt xuống đất ở hai đầu cầu. Với đường kính khỏang 3 ft, bó dây được cột lại với nhau tạo thành một cây cầu có thể đi qua lại được. Và một sĩ quan Nga cao cấp bước qua phía chúng tôi. Von Dufving chào và báo cáo với ông ta.
Vị sĩ quan Nga nói chuyện với von Dufving rồi quay về bên kia cầu. Khoảng 2 tá binh lính Nga với súng máy đợi bên kia cầu, bên cạnh mấy chiếc xe Jeep của Mỹ. Chúng tôi bước qua cầu dây điện theo một hàng thẳng. Khi tôi bước qua bên kia cầu, tôi có cảm giác cuộc đời của tôi đã chấm dứt. Tất cả những người lính Nga đều mở to nụ cười nhạo báng khi chúng tôi qua bên kia. Một trong số họ nói "Hitler Kaput" (Hitler tiêu rồi) và cả bọn cười hể hả. Họ vui mừng chiến thắng hả hê, như bất cứ người lính thắng trận nào.
Von Dufving nói chuyện với viên sĩ quan Nga rồi nói với Refior, Wolff và tôi là chúng tôi sẽ được đưa tối chỗ tướng Chuikov cách đó khoảng 3 cây số. Nhưng trước hết, chúng tôi được đưa đến bộ tư lệnh sư đoàn và các nhân viên ở đó tò mò nhìn chằm chặp vào chúng tôi. Tổng hành Dinh của tướng Chiukov nằm trên một con đường gần sân bay Tempelhof, trong một khu nhà giàu.
Văn phòng nằm ở tầng dưới của một chung cư lớn được xây dựng khoảng đầu thế kỷ. Vài sĩ quan trẻ đưa chúng tôi và môt căn phòng rộng nơi tướng Weidling chờ chúng tôi, và von Dufving báo cáo lại việc đầu hàng ở chỗ cây cầu. Cuối cùng, sĩ quan tham mưu của Chuikov bước vào, và vài phút sau tướng Chuikov đi vào phòng. Chúng tôi đứng lên chào, và ông ta chào lại. Chuikov nói tướng Weidling viết một mệnh lệnh cho các binh sĩ Đức vẫn còn chiến đấu trong thành phố ngừng bắn. Một máy đánh máy bằng tiếng Đức được mang ra, và tôi đánh máy theo lời đọc của Weidling (tác giả người Nga Iiya Ehrengurg đã viết sai trong một bài mà tôi đọc được sau này là một nữ thư ký tóc vàng đánh máy mệnh lệnh - Tôi cũng tóc vàng, nhưng là nam và là một thiếu tá tham mưu). Tôi làm thêm vài bản than (carbon copies), theo lời yêu cầu của người Nga, tướng Weidling ký chúng. Người Nga giữ 1 bản và đưa số còn lại cho Wolff và tôi. Weidling, von Dufving, và Refior được mời vào buổi tiệc với Chuikov trong khi Wolff và tôi đem lệnh của Weidling đến những nơi quân Đức còn chiến đấu. Đó là buổi tiệc mừng chiến thắng. Tôi chắc là Weidling, von Dufving và Refior không còn lòng dạ nào để ăn, và họ ở vị trí khó từ chối lời mời.
Tôi đi trên một chiếc xe Jeep Mỹ, với một viên đại uý Nga, đến bộ tư lệnh một quân đoàn, rồi sau đó đến một sư đoàn. Cả hai nơi, tôi bị nhìn chằm chặp và tò mò cao độ. Một sĩ quan Nga nói tiếng Đức ở bộ tư lệnh quân đoàn hỏi về Hitler và Goring, tôi trả lời là Hitler đã chết và tôi không biết Goring ở đâu. Tôi có ấn tượng là họ cũng mất thời giờ để nhận ra rằng họ đã thật sự đánh bại nước Đức và Berlin đang nằm dưới chân họ.
Một sĩ quan ở bộ tư lệnh sư đoàn hỏi tôi bằng tiếng Đức, "Anh phải nói thế nào về Auschwitz?". Khi tôi hỏi anh ta về ý nghĩa của câu nói đó, anh ta nói giận dữ "Còn Bergen-Belsen thì sao? Và Treblinka? Và Buchenwald nữa" Mặt anh ta đỏ lên vì giận. Tôi không biết những tên này, và tôi không hiểu tại sao anh ta lại giận dữ. Cuối cùng anh hét lên "Đừng giả vờ là anh không biết!" Rồi bước nhanh ra khỏi phòng.
Người đại uý Nga và tôi đi đến một bộ chỉ huy tiểu đoàn ở ga xe lửa Anhalter, nơi vẫn còn đánh nhau. Tôi được đưa đến một nhóm tù binh Đức, tôi chọn ra 2 người tron số họ để chuyển đạt lệnh của Weidling và nói họ đưa đến những người lính còn chiến đấu. Người Nga hứa với họ là sẽ thả họ ra sau khi họ chuyển lệnh. Tôi sau này nghiệm ra rằng không nên tin vào những lời hứa này, nhưng bây giờ tôi không có lý do gì để không tin họ. Với sự khích lệ này, có nhiều người xung phong đi, tôi chọn ra hai người feldwebels (thượng sĩ?) Tôi đưa 1 bản sao của lệnh đầu hàng và một lá cờ trắng cho họ. họ đem nó đến vị chỉ huy Đức ở Europa Hause, một toà nhà lớn gần đó. Tôi nhìn họ khuất sau đoạn đường rầy ở ga xe lửa, hướng đang có tiếng súng. Sau đó người đại uý và tôi đi đến một tiểu đoàn khác, và chúng tôi lại làm tương tự, và tiếp tục. Ngày nay tôi chắc chắn rằng người Nga không bao giờ thi hành lời hứa đối với những người lính đó, vì sau này tôi nhanh chóng nhận ra rằng người Nga sẽ hứa bất cứ điều gì khi họ muốn ai đó làm gì họ muốn và sau đó lờ đi lời hứa đó. Và đó là một công việc nguy hiểm, vì những lính Đức còn chống lại có thể là lính SS đã quyết định chiến đấu đến người cuối cùng và họ có thể bắn bất cứ ai cố ngăn chặn.
Sau đó người đại uý đưa tôi về lại chỗ tướng Chuikov. Trên đường đi, chúng tôi đi ngang qua một khu vực đánh nhau dữ dội ngày hôm trước. Đường phố đầy những xe tăng bị cháy, ngựa, người chết. Xác lính Đức và Nga nằm lẫn lộn vào nhau. Tôi đặc biệt nhớ hai người lính Nga chết ở một ban công nhìn trừng trừng vào chúng tôi bằng những đôi mắt vô hồn, máu của họ chảy loang xuống bức tường bên dưới ban công. Vì ngồi bên người đại uý Nga, nên tôi cảm thấy rất khó chịu, trong một mức độ nào đó, tôi có trách nhiệm đến cái chết của 2 những lính Nga kia; dù tôi không trực tiếp chiến đấu ở ngoài đường phố, sĩ quan tham mưu chúng tôi là những người tổ chức và thêm dầu vào bộ máy chiến tranh để nó hoạt động. Tôi cảm giác khó chịu hơn bao giờ hết, nhưng người sĩ quan Nga hình như khoong để ý đến những cảnh tượng đó. Nhìn chung, thái độ của người sĩ quan Nga khá đứng đắn. Dĩ nhiên, họ thấy tướng Chuikov và cấp trên của họ đối xử tốt với chúng tôi, và họ cũng làm theo như vậy.
Khi chúng tôi đến nơi, Weidling không có đó, nhưng Refior và von Dufving vẫn còn. Tôi được đưa vào phòng tiệc, trên bàn la liệt những thức ăn ngon, và họ mời tôi ăn. Các món ăn có champagne, caviar (trứng cá Nga), bánh trái cây, đủ loại thịt và cheese, và vô số các món khác. Thiếu tá Wolff đã về trước tôi, và chúng tôi tranh thủ tận hưởng các món ăn, vì chúng tôi không biết khi nào mới được ăn lại. Sau đó, chúng tôi được lấy các vật dụng cá nhân, và chở đi bằng xe Jeep đến một đoàn tù binh. Chúng tôi xuống xe và nhập vào đoàn người.
Wolff và tôi đi cùng đoàn tù binh suốt ngày hôm đó. Tôi bị 1 phen sợ khi một lính canh Nga gọi tôi ra khỏi đoàn và đi vào lùm cây và ra hiệu bắt tôi tháo giày. Tin rằng tôi không thể nào sống sót nếu không có giày, tôi liều mạng la mắng anh ta, tôi nói anh ta là nếu là một người lính Đức sẽ không bao giờ làm những chuyện đó. Có tác dụng! Anh ta lật đật đứng nghiêm cứ như tôi là sĩ quan Nga, tôi lập tức phóng về đoàn người trước khi anh ta trấn tỉnh trở lại. Đây là "ván bài thấu cáy" - và có thể ngu ngốc nữa- bởi vì anh ta có thể bắn tôi và lấy đôi giày mà không ai quan tâm đến.
Đến tối, chúng tôi đến một trạm tù tạm thời khá lớn rào bằng dây thép gai. Đây là một nhà máy xi măng cũ và có một hầm đá lớn. Nó nằm ở ngoại ô Berlin, trong khu vực Ruderdorf. Hơn 1000 tù binh được đưa vào trại. Trong trại có vài toà nhà lớn, và chúng tôi có thể chạy vào nếu trời mưa. Wolff và tôi chọn một góc và đợi để xem điều gì sẽ xảy ra. Cả hai chúng tôi mang theo lương thực nên có đồ ăn (người Nga không cung cấp thực phẩm trong vài ngày đầu).
Trại tù khá lớn, chúng tôi được cung cấp nước và nhà vệ sinh. Không thật vệ sinh hoàn toàn, nhưng người Nga ráng làm những gì họ có thể, vì họ rất sợ bệnh dịch phát sinh. Dù chúng tôi không có phòng tắm và xà phòng, nhưng chúng tôi được cung cấp nước máy không hạn chế, và lửa được đốt để có nước nóng.
Wolff và tôi đi khắp nơi trong trại tù. Sau đó thì không có gì làm cả. Sau những nhịp sống chóng mặt mấy tháng vừa qua, bỗng nhiên lại ăn không ngồi rồi thì gần như là một sự hành hạ thần kinh. Tôi phải chống chọi với sự thôi thúc tìm sự bận rộn. Gần như không thể chấp nhận được rằng không có việc gì để làm. Tôi cố gắng đè nén những suy nghĩ về sự thất trận, về tương lai gần, về những điều sẽ đến.
Wolff và tôi hiểu nhau nhiều hơn về tính cách của nhau. Anh ta cỡ 28, 29, dưới 6 feet 1 chút, tóc nâu, mắt xanh và cười luôn miệng. Wolff mang theo cà phê và một hộp cigar, buổi chiều lúc 4 giờ, chúng tôi lấy 1 ít nước sôi pha cà phê và hút cigar. Chúng tôi cảm thấy thích thú nên quyết định chiều nào cũng làm vậy trong thời gian ở đây. Chúng tôi không biết điều gì sẽ đến, bao lâu chúng tôi sẽ ở đây, và chúng tôi còn sống được bao lâu - nên cứ 4 giờ chiều, chúng tôi lại lấy nước nóng pha cà phê và hút cigar Dutch Rittmeester. Đó là giờ yên tịnh nhất trong ngày, chúng tôi nói chuyện về gia đình, về quê hương, về tương lai - chuyện gì sẽ đến, khi nào chúng tôi được về nhà. Tôi không hút thuốc, nhưng những ngày đầu tiên trong tù, trong giờ đó, với những kỷ niệm và những câu chuyện về nhà và tương lai, nó trở thành một điều gì đó thật đặc biệt. Nếu không, cuộc sống trong trại sẽ đơn điệu và nhàm chán. Chúng tôi nói chuyện với những người tù khác, rồi điểm danh... Chúng tôi ngủ trên đất, nhưng được vào nhà khi trời xấu. Không có trách nhiệm với bất cứ công việc gì, tôi bổng thích ngủ và cảm thấy không ngủ đủ.
Khoảng 2 tuần sau, loa phóng thanh gọi tên tôi: "Thiếu tá Knappe, trình diện ở cổng." Tôi nghĩ: "Thế là hết! Tôi bị đem đi bắn." Tôi hoàn toàn không cảm thấy gì đặc biệt về viễn cảnh của cái chết. Quá nhiều người đã chết, và tôi chỉ là một người nữa. Tôi bắt tay Wolff và lấy đồ dùng. Anh có địa chỉ của tôi trong trường hợp anh được thả. Tôi xách túi đi ra cổng. Người trưởng trại và một thiếu tá đợi tôi bên 1 chiếc xe Jeep. Người trưởng trại chỉ nói: "Đi với Thiếu tá." Chúng tôi lên xe và đi đến Kopenick. Ngoài viên thiếu tá và tôi, còn có người tài xế và một người lính bảo vệ với súng tiểu liên.
Họ dừng xe ở trước một khi chung cư 5 tầng. Tôi được đưa lên tầng 3 hay 4 gì đó, với một dòng chữ, hình như "Nhà tù Nam" cho sĩ quan Đức. Tôi không biết có bao nhiêu người, nhưng có thể khoảng 1 tá. Vài tướng lãnh,vài sĩ quan tham mưu, và sĩ quan thông tin. Ở đây, chúng tôi được đối xử rất tốt. Có giường ngủ và có bếp ở từng chung cư, và chúng tôi được cung cấp thức ăn để tự nấu. Ở đây tốt hơn trại hầm đá rất nhiều, nơi có hàng nghìn tù binh và bụi bặm cũng như tình trạng đông đúc nên ít có cơ hội tắm rửa.
Tất cả chúng tôi đều khó hội nhập vào tình trạng thụ động sau nhiều tháng hoạt động như điên. Chúng tôi nói chuyện với nhau về những ngày tháng cuối cùng, nhưng hầu như không có việc khác để làm ngoại trừ nấu nướng và làm quen. Mỗi ngày chúng tôi được phép đi dạo xung quanh sân khoảng 1 tiếng đồng hồ. với vài lính canh trông chừng. Tôi thay quần lính bộ binh và mặc quần sĩ quan tham mưu với vạch đỏ 2 bên quần. Lính gác luôn chào tôi khi tôi đi ra ngoài, có lẽ họ nghĩ tôi là một sĩ quan cấp tướng. Chắc họ phải ngạc nhiên lăm khi thấy 1 tướng Đức trẻ đến như vậy!
Một trong những tù nhân ở đây là một viên tướng già khoảng 70, ông đã về hưu nhiều năm trước. Ông sống ở Berlin, và có ai đó hàng xóm của ông báo cho người Nga là ông là một tướng lãnh, nên họ bắt ông mặc quân phục vào và đưa đến đay. Cũng may mắn cho ông, thấy ông tuổi cao, họ đưa đến đây, nơi có điều kiện thoải mái. Và hình như họ đối đãi sĩ quan cấp tướng tốt hơn các trường hợp khác.
Từ cửa sổ chung cư, chúng tôi có thể nhìn xuống đường phố. Phía sau của toà nhà là sông Spree, giữa con sông và toà nhà là một khu vườn. Từ toà nhà ra đến sông khoảng vài trăm mét. Đoạn sông chỗ này rộng khoảng 200 mét. Tôi quyết định cố trốn thoát và bơi qua sông. Tôi không biết những gì sẽ chờ đợi ở phía bên kia, nhưng cũng có thể quân Nga không có bên đó. Từ đó, tôi có thể ẩn nấp ban ngày và di chuyển vào ban đêm (khoảng chừng 200 km từ đây đi Leipzig). Có nhiều nông trại bên kia sông, và các nông trại đều có nhà kho, tôi nghĩ tôi có thể nấp trong các nhà kho trong ngày đầu. Tôi hy vọng có thể tìm được vài bộ đồ dân từ những người sống ở đó. Chung cư của tôi là căn chung cư cuối cùng của khu chung cư. Chúng tôi được tự do đi lại trong toà nhà, nên tôi bắt đầu quan sát để lên kế hoạch trốn thoát. Trên gác mái, tôi tìm được mấy sợi dây đủ để thòng xuống đất, và tôi có thể tháo vài viên ngói - có chỗ để tôi cột dây và thả dây dọc theo bức tường cuối toà nhà.
Tôi bắt đầu theo dõi lính gác để biết giờ giấc của họ. Họ cắt 1 người gác phía trước và 1 người gác phía sau. Tôi để ý nhiều lần 2 người lính gác đến 1 góc nhà vào một lúc và để trống phái bên kia. Tôi cũng để ý rằng họ thay lính gác trước và sau cùng một lúc và lính gác thường nói chuyện với nhau vài phút. Lính gác đi lại phía trước và phía sau, nhưng không đi ra 2 bên. Tôi theo dõi họ cẩn thận và tính thời gian. Tôi thấy nếu tôi chọn đúng thời điểm, tôi có thể leo xuống dây, nấp vào bụi cây cao ở cuối toà nhà cho đên khi 2 người lính đi qua phía bên kia, hay đến khi thay gác, rồi chạy đến bờ sông, bơi qua bên kia, rồi trốn trong nhà kho, và phải là đêm không trăng. Nhưng không may, lúc này là lúc trăng sáng. Tôi chỉ có thể đợi đến khi đêm không trăng. Mọi thứ khác đều được chuẩn bị.
Cuối cùng, thời gian sắp đến, đêm mai là đêm không trăng. Sáng hôm đó, khi chúng tôi đang ăn điểm tâm. Người sĩ quan Nga bước vào với nụ cười lớn trên môi. Khi anh ta thấy tôi, mặt anh ta rạng rỡ hơn. "Thiếu tá Knappe, anh là người may mắn," anh ta nói, "Anh sẽ đi Moscow!"
Với người Nga, được đi Moscow là niềm hạnh phúc, tuy nhiên, với tôi thì không hẳn vậy. Thay vào việc bơi qua sông để tìm tự do đêm mai, tôi lại phải có mặt tại Moscow. Anh ta nói tôi chuẩn bị để đi lúc 10 giờ sáng. Tôi vội viết 1 lá thư cho Lilo và đưa cho người tướng già, ông được tha và hứa sẽ đưa thư cho tôi.
Ở sân bay tempelhof, tôi được đưa lên một chiếc máy bay vận tải Mỹ DC-3 chất đầy đồ đạc lấy từ Đức đem về Moscow. Hành khác, khoảng chừng 1 tá sĩ quan và binh lính Nga và tôi. Ngồi xuống 1 cuộn thảm đắt tiền (tôi tự hỏi có phải là bộ thảm mà tướng Weidling và tôi từng bước lên trong hầm của dinh Quốc Trưởng). Những người lính Nga nhìn chằm chằm vào tôi thi họ bước lên máy bay, nhưng sau đó thì họ không ngó ngàng gì đến nữa.
Chiếc máy bay cất cánh trong ánh nắng tháng sáu rực rỡ và bay về hướng Đông, về hướng nước Liên Bang Sô Viết rộng lớn. Tim tôi trĩu nặng khi thấy cơ hội vượt thoát cuối cùng của tôi tắt ngấm, và hình như máy bay càng bay cao, hy vọng tự do càng lu mờ. Chặn dừng kế tiếp là Moscow - và số mạng mờ mịt.
Chúng tôi bay trên cùng mặt đất mà tôi đã đi qua khi chúng tôi tấn công nước Nga tháng 6 1941 - 4 năm về trước - vớ tư cách là pháo đội trưởng pháo binh, một trung uý. 1941, Chúng tôi mất 6 tháng để vượt qua khỏi vùng đất trên lưng ngựa và đi bộ, vùng đất mà bây giờ chỉ mất vài tiếng đồng hồ máy bay. Chúng tôi vừa đi vừa chiến đấu, tất nhiên, nhưng những trận đánh rời rạc cho đến khi chúng tôi vượt qua Smolensk trên đường đi Moscow.
Tôi suy nghĩ tôi còn có cơ hội trở về không? Vì tôi nghĩ rằng chắc chắn tôi sẽ bị bắn sau khi người Nga lấy được những gì họ cần từ tôi.
Đầu óc tôi quay trở về quá khứ, về năm 1936. Năm tôi tốt nghiệp trung học từ trường trung học Petri, chuyến đi trượt tuyến ở khu núi Sudeten với 4 người bạn sau khi tốt nghiệp...