P 3 : Chương 20
Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe
Quân Đồng Mịnh đổ bộ lên Sicily vào ngày 10 tháng 7 năm 1943, và đến tháng 8, tình hình không thuận lợi cho chúng tôi. Sư đoàn mới của tôi được tách ra khỏi Tập Đoàn Quân 6 và được lệnh đi Ý để đề phòng. Chúng tôi lên xe lửa ở Quimper. Tiến trình lên tàu của lũ ngựa không kinh nghiệm, sơ hãi với sự vụng về của lính mới là mọi việc khó khăn. Chúng tôi cũng vượt qua các khó khăn, và đi từ Quimper đến Modane, Savoy, biên giới Pháp - Ý. Chúng tôi xuống xe lửa ở Modane và hành quân bộ đến Alps, và nghỉ đêm ở đó. Tôi được lệnh đến lều của tiểu đoàn trưởng, Thiếu Tá Nickisch, sau khi chạng vạng. Đến nơi, tôi thấy 2 pháo đội trưởng kia cũng đang ở đó.
"Chúng ta phải đi bộ vượt qua núi Alps," Nickisch nói. "Cấp trên sợ du kích Ý có thể đặt mìn trong hầm xe lửa chui qua núi Alps và có thể cho nổ khi xe lửa đi qua. Họ nghĩ tốt hơn đi bộ qua núi, chúng ta có thể tự bảo vệ mình nếu cần thiết."
Đây sẽ là một kỳ công to lớn! Tôi trở lại lều của mình và gọi 2 sĩ quan lại, Thiếu Úy Duestenberg và Thiếu Úy Euringer. Tôi cho họ biết tình hình. Chúng tôi sẽ đi theo con đường mà Hannibal đã đi qua núi Alps với đoàn voi của ông ta. Ngựa của chúng tôi phải kéo những khẩu súng rất nặng và những xe chất đầy đạn và vật dụng. Chúng tôi sẽ đi bộ qua đèo ở đỉnh Mont Cenis và đi xuống bên kia núi vào Ý. Mont Cenis cao khoảng 2100 mét. Rõ ràng đây là công việc "herculean" (hercule: người có sức mạnh vô địch) cho ngựa của chúng tôi và cho những ai quan tâm.
Tôi dậy lúc 5 giờ sáng và kiểm tra việc chuẩn bị cho cuộc hành quân. Chúng tôi bắt đầu đi lúc 6 giờ và bắt đầu gian khổ leo qua đèo. Chúng tôi không ngồi trên ngựa, hay ngồi trên các xe ngựa, nhưng đi bộ và giúp kéo ngựa đi. Chúng tôi đi trên con đường mới hiện đại, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy con đường Roman cũ mà Hannibal đã đi qua, vì nó chạy song song với con đường chúng tôi đang đi.
Những con ngựa gồng sức trong bộ yên cương kéo những chiếc xe nặng nề qua núi. Ít ra con đuòng được tráng nhựa và bánh xe có thể quay dễ dàng; nếu phải vượt qua địa hình để đi, tôi không nghĩ chúng tôi có thể vươt qua được. Chúng tôi ngừng lại cứ 30 phút 1 lần để nghỉ ngơi thay vì 1-2 giờ như bình thường. Thời tiết rất đẹp, nắng, không khí trong lành, và bầu trời trong xanh. Khu vực cũng rất đẹp, với những ngọn núi cao bao xung quanh chúng tôi. Nhưng leo lên con đường núi dốc và phải kéo nặng là công việc cực kỳ khó nhọc với lũ ngựa. Sau 9 giờ, lúc giữa chiều - chúng tôi đến được đỉnh đèo và biên giới Ý.
Chúng tôi dừng lại ở một hồ nhỏ với mặt nước trong như pha lê, cho ngựa ăn uống và nghỉ ngơi 2 giờ đồng hồ trước khi đi xuống núi. Phải công nhận đây là chiến công tinh thần khi đem được tất cả súng ống và thiết bị qua khỏi đèo. Từ đây, chúng tôi có thể nhìn thấy toàn bộ con đường đi xuống phía bên kia, với con đường uốn khúc, những khúc cua gấp, và những con suối nước chảy ào ạt.
Chúng tôi biết đi xuống cũng không dễ dàng; tất nhiên nó dễ và nhanh hơn lúc đi lên, nhưng cũng dễ bị tai nạn. Với ngựa, đi xuống núi cũng khó khăn và nguy hiểm. Mạc dù súng và xe có thắng, nhưng chúng là những cái thắng thô sơ chỉ gồm có một khúc gổ cọ sát vào bánh xe. Không những nó không có hiệu quả trên đường dốc, mà chúng còn mòn mau chóng. Mặc dù 2 con ngựa phía sau đội 6 con ngựa có thể giúp kéo chiếc xe lại, nhưng chúng sẽ không chịu nỗi nếu toàn bộ sức nặng của chiếc xe đẩy vào chúng.
Chuyến đi xuống núi thật căng thẳng đối với mọi người, vì chúng tô biết sự nguy hiểm luôn kề cập. Đến khi xuống hết núi, chuyến đi vượt núi Alpss trở thanhf một cuộc luyện tập khó khăn nhất mà chúng tôi đã từng trải qua. Chúng tôi xuống hết dốc sau khi tối. Chúng tôi dựng lều gần một thị trấn Ý tên Susa, ở một đồng cỏ được bao quanh bỡi những rừng cây. Một con suối chảy ngang qua đồng cỏ, và lính coi ngựa lấy nước cho ngựa uống và tắm ngựa ở con suối. Pháo đội có 180 người đã rất mệt và 165 con ngựa đã kiệt sức đêm đó. Khi mọi việc xong xuôi đã là nửa đêm, mọi người chỉ đổ vào trong các lều và ngủ như chết.
Chúng tôi ở Susa thêm một ngày để cho người ngựa mệt nhừ nghỉ ngơi. Binh lính tắm rửa giặc giủ và viết thư. Thời tiết rất dễ chịu nên ngủ trong lều không có vấn đề gì.
Trong lúc này, xe lửa lại được cung cấp cho sư đoàn, và ngày hôm sau chúng tôi lên xe lửa ở Susa và đi về phía Piacenza. Chúng tôi xuống xe ở Alessandria và đi bộ đến Piacenza. Con sông Po chảy qua Piacenza, và những cây cầu trên sông Po là những điểm quan trọng chiến lược vì chúng tôi cần chúng để tiếp tế cho lực lượng ở miền Nam nước Ý. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ những cây cầu đó. Lính Ý canh gác các cây cầu; chúng tôi ở đó để canh chừng, trong trường hợp quân Ý bỏ rơi chúng tôi và rút ra khỏi cuộc chiến. Chúng tôi không thể để cho họ làm điều đó, vì nó sẽ để hở toàn bộ miền Nam Châu Âu cho quân Đồng Minh tấn công.
Các đơn vị tiền phương đã đến đó trước chúng tôi, và tất cả các đơn vị đều được cấp chỗ ở. Pháo đội của tôi ở trong một ngôi làng bên ngoài Piacenza. Trong vài ngày đầu, chúng tôi ngủ trong lều. Lực lượng chúng tôi trong khu vực Piacenza gồm một trung đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo binh chúng tôi. Các thành phần khác của sư đoàn ở các cây cầu khác bắt qua sông Po. Sau vài ngày ở lều, chúng tôi được có chỗ ở tốt hơn. Chúng tôi được phát quân phục khaki (ka ki) của Afrika Korp thay cho bộ quân phục màu xám (Bắc Phi đã mất về tay quân Đồng Minh và quân phục của họ bây giờ được dùng ở Ý).
Piacenza là thành phố như một bức tranh, một thành phố tiêu biểu cho các thành phố Ý thời trung cổ với các pháo đài, tường thành. Các pháo đài được xây dựng cách đây vài thế kỷ vì sự quan trọng của các cầu. Giống như hầu hết các thành phố cổ ở Ý, Piacenza có nhiều lối đi có mái vòm và những quảng trường buôn bán trong trung tâm thành phố nơi người dân địa phương hay tụ tập.
Chúng tôi ở khu vực Piacenza chỉ 2 tuần thì nhận được lệnh vào một đêm là chính phủ mới của Ý có kế hoạch giản hoà với quân Đồng Minh và quay lại chống chúng tôi và chúng tôi phải tước vũ khí quân Ý trước khi chúng được dùng để chống lại chúng tôi. Chúng tôi ra kế họach tập dượt pháo binh vào ngày hôm sau, và tiểu đoàn pháo binh chúng tôi mời tất cả các sĩ quan của trung đoàn pháo binh Ý đóng ở Piacenza tham gia quan sát cuộc tập dượt. Chúng tôi đã đến tham gia vài cuộc tập dượt của họ, và những sự trao đổi kiều này là rất bình thường. Bây giờ, khi họ đến để quan sát buổi thao dượt của chúng tôi, chúng tôi sẽ tước vũ khi của họ và bắt họ như tù binh. Đây là nhiệm vụ rất phiền hà mà chúng tôi không muốn làm. Chúng tôi đã có quan hệ rất thân thiết với họ, và nhiều người trong số họ mang huân chương chữ thập sắt vì họ đã phục vụ dưới sự chỉ huy của quân Đức trong chiến dịch Châu Phi. Chúng tôi cảm thậy, về phương diện cá nhân, là chúng tôi có lệnh để làm một hành động phản bội. Nhưng đó là mệnh lệnh, và chúng tôi phải thi hành chúng.
Khi những chiếc xe buýt chở khoảng 30 người đến nơi và sáng hôm sau, chúng tôi nói xin lỗi họ về lệnh tướt khí giới của họ cùng với tất cả các lực lượng của quân đội Ý. Chúng tôi đã có hầu hết các sĩ quan của trung đoàn pháo binh. Trung đoàn bộ binh của chúng tôi đã ở trong các vị trí xung quanh Piacenza, và pháo đội của tôi chỉ ở cách đó khoảng 2 km.
Tuy nhiên, các lực lượng Ý nhận lệnh không để cho chúng tôi tước vũ khí, và khi bộ binh chúng tôi đến gần họ, họ nổ súng. Bộ binh rút lui và yêu cầu chúng tôi yểm trợ pháo binh. Sau đó vài chiếc xe bọc thép Ý tiến đến gần và tỏ ra đe doạ chúng tôi, chắc họ nghĩ rằng sự lui quân của bộ binh là một cuộc rút lui. Bộ binh nổ súng vào họ, mấy chiếc xe bọc thép quay lại và biến mất. Tình hình có lẽ chúng tôi phải chiếm Piacenza bằng vũ lực, dù cho dân chúng vẫn còn ở trong thành phố. Vì chúng tôi muốn tránh để dân chúng không bị thương vong, người tiểu đoàn trưởng bộ binh và tôi quyết định bắn một loạt pháo vào quảng trường thương mại của Piacenza để họ thấy thành phố sẽ bị thiệt hại như thế nào nếu chúng tôi dốc toàn lực lượng. Quảng trường vắng tanh, vì dân chúng biết xung đột có thể xảy ra và họ ở trong nhà. Quân Ý không có cơ hội chặn được chúng tôi nếu chúng tôi tấn công, vì họ không sử dụng được pháo binh - pháo chưa được bày trận, và chúng tôi bắt giữ hầu hết các sĩ quan pháo binh.
Tôi chuẩn bị và bắn 1 loạt 4 trái đạn vào quảng trường. Rồi chờ đợi. Khoảng 20 phút sau, một xe gắn máy chở một sĩ quan cao cấp trên thùng xe đi ra, vẫy lá cờ trắng, thành phố đã đầu hàng. Loạt pháo làm cho họ hiểu được họ không cách gì chống lại. Chúng tôi tạm giam giữ binh lính Ý trong các doanh trại của họ, và bộ binh giữ an ninh các cây cầu bắt qua sông Po.
Không phải ở đâu cũng thuận tiện như ở Piacenza. Ở Genoa và Sanova, Hải Quân Ý nắm các hoạt động quân sự, và họ từ chối đầu hàng; hai thành phố này bị chiếm bằng vũ lực và thiệt hại cho cả 2 bên. Sư đoàn của tôi tham dự ở Genoa, bộ binh được đưa đến nhanh chóng bằng xe tải; pháo binh theo sau, nhưng khu vực này có nhiều núi nên trận đánh đã kết thúc khi chúng tôi đến nơi. Toàn bộ sự việc tước vũ khí quân Ý chỉ kéo dài vài ngày.
Rất khó khăn khi sử dụng ngựa kéo pháo ở Ý vì nhiều núi và thời tiết nóng, nên tôi lấy xe chiếm được của đơn vị pháo binh cơ giới của Ý ở Piacenza và lần đầu tiên trở thành cơ giới hoá. Quân Đức ở Ý bây giờ trở thành 100% cơ giới hoá; ở Nga khoảng chừng 25%; ở Pháp, khoảng 60%. Được cơ giới hoá sau bao năm dùng ngựa kéo xe cứ như hai cuộc sống khác nhau. Với ngựa, mọi người, từ lính coi ngựa cho đến pháo thủ, lúc nào cũng phải chăm sóc cho ngựa - cho ăn, uống, chải lông, và nhưng công việc khác - bây giờ, chúng tôi chỉ cần dừng xe lại, tắt máy, và quên chúng đi cho đến sáng hôm sau. Chúng tôi để ngựa lại cho nông dân địa phương và trả họ tiền để chăm sóc ngựa cho đến khi chúng được đưa về Đức. Cuối cùng giấc mơ của tôi trở thành pháo binh cơ giới trở thành sự thật sau 7 năm trong quân đội!
Sau trận đánh ở Genoa, chúng tôi bắt đầu nhiệm vụ chiếm đóng. Sư đoàn phân chia khu vực chiếm đóng cho từng đơn vị. Pháo đội của tôi được giao ở một khu vực trong vùng Riviera dài khoảng 75km. Đơn vị chúng tôi có trách nhiệm khu vực chung với một tiểu đoàn kỵ binh - mô tô, chỉ huy là Đại Úy Otto Beloff.
Nhiệm vụ của chúng tôi là canh chừng quân Đồng Minh có thể đổ bộ vào khu vực Italian Riviera. Quân Ý đã xây các vị trí pháo vào trong núi, tôi tịch thu súng của họ thêm vào súng của chúng tôi. Tôi có đủ pháo cho một tiểu đoàn pháo binh thay vì một pháo đội, mặc dù quân số vẫn chỉ là một pháo đội. Nếu xảy ra việc đấu pháo giữa chúng tôi và Hải Quân Đồng Minh, chúng tôi sẽ bị yếu thế hơn nhiều. Nếu quân Đồng Minh đổ bộ ở đây, chúng tôi sẽ không đủ mạnh đệ cầm chân họ lâu dài, nhưng dãy Alps phía sau chúng tôi sẽ là một lá chắn thiên nhiên. Tất cả cấc cầu, đèo, hầm qua Alps đều đã được quân Ý đặt mìn trước đây, và nó trở thành một phần trách nhiệm của chúng tôi phá hủy chúng nếu chúng tôi không chặn được quân Đồng Minh đổ bộ.
Khu vực của tôi chạy từ Ventimiglia, biên giới Pháp đến Savona (căn cứ Hải Quân), với Imperia nằm ngay giữa. Tôi chịu trách nhiệm về pháo binh và Beloff trách nhiệm về bộ binh. Tôi chọn Imperia để làm bộ chỉ huy, và Beloff chọn một ngôi làng gần đó. Tôi tìm được một biệt thự bỏ trống, của một người bạn của Mussolini tên Faravelli và dọn vào đó. Tôi được biết chủ nhà đang ở một căn nhà khác của ông ta trên núi.
Căn biệt thự có 25 phòng. Phòng tắm có cả nước biển và nước ngọt, và tôi có thể chọn tắm bất cứ loại nào. Biệt thự nhìn ra Địa Trung Hải, ở giữa biệt thự và biển là đường quốc lộ và đường sắt. Tôi ở trong biệt thự với người giúp việc và người lính mô tô liên lạc và văn phòng làm việc gần đó.
Thời gian ở Imperia là thời gian sung sướng nhất của tôi trong suốt cuộc chiến. Ngoại trừ làm quen với súng và đạn dượt Ý, chúng tôi ít có việc gì để làm, vì phòng ngừa một cuộc tấn công hầu như không xảy ra. Trước đây, công việc phiền nhất là chăm sóc cho lũ ngựa nhưng bây giờ chúng tôi không phải lo nữa, cuộc sống thật an nhàn. Có lần Đại Úy Beloff và tôi thay đồ dân sự và lái xe đến sòng bài Monte Carlo để đánh bạc (vì Monte Carlo đứng trung lập trong chiến tranh). Từ Monaco, chúng tôi đi Nice, và trở về Imperia.
Nhiệm vụ sung sướng ở Imperia quá ngắn. Quân Đồng Minh đổ bộ ở Salerno vào tháng 9 năm 1943, và Thống Chế Kesselring, tư lệnh toàn bộ lực lượng Đức ở khu vực Địa Trung Hải, quyết định dùng sư đoàn của tôi làm đơn vị phòng thủ chiều sâu băng qua chiếc giày Ý (hình dáng nước Ý giống chiếc giày ), phía Nam Rome, rõ rằng ông nghĩ là quân Đồng Minh không thể tấn công Salerno và miền bắc Ý trong cùng một lúc. Chúng tôi nhận lệnh lên xe lửa vào lúc 6:30, và nhận ra lên tàu với các phương tiện cơ giới nhẹ nhàng hơn ngựa rất nhiều. Chúng tôi lại đi qua Piacenza và qua ngoại ô Rome.
Phần của tuyến phòng thủ, gọi là tuyến Gustav, đươc giao cho chúng tôi là ở phía bắc Naples. Hai sư đoàn khác nhận các phần còn lại ở tuyến phòng thủ. Chúng tôi xuống xe lửa ở Vallerti và đi bộ vài cây số đến vị trí, như mọi khi. Chúng tôi chuẩn bị tuyến phòng thủ, vẫn còn cách xa mặt trận 95km. Tuyến phòng thủ đi ngang qua thị trấn Castelforte, nhưng chúng tôi tránh thị trấn vì nó sẽ trở thành một mục tiêu mời mọc cho đồng minh và thay vào đó là lập tuyến phòng thủ phía nam của thị trấn.
Công việc đầu tiên là làm quen với địa hình trong khu vực. Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng phòng khi tuyến trước gần Naples bị chọc thủng, bộ binh có thể rút về tuyến chúng tôi. Lúc đó quân Đồng Minh sẽ phải đối mặt với những đơn vị mới và nghỉ ngơi đầy đủ phòng thủ sâu, được yểm trợ bởi pháo binh quen thuộc với địa hình và biết những nơi có thể trở thành mục tiêu trong khu vực. Khi chúng tôi giữ phòng tuyến, các đơn vị từ phía trước sẽ rút về phía sau và được nghỉ ngơi cũng như chuẩn bị phòng tuyến mới và làm lực lượng trừ bị. Rất khó để quân đang rút lui dừng lại và quay trở lại chiến đấu, nhất là khi đối phương ép mạng ngay sau lưng, và địch luôn làm điều đó. Nên chức năng của chúng tôi phải là quân rút lui vượt qua phòng tuyến rồi đóng lại và chặn đứng quân địch đang đuổi theo. Chúng tôi có một quân đoàn, với 3 sư đoàn trên phòng tuyến và một sư đoàn dự bị. Sư đoàn chúng tôi ở phần sát với Tyrrhenian sát Địa Trung Hải. Sư đoàn ở giữa ở khu vực sòng bài Monte, và sư đoàn thứ ba ở biển Adriatic.
Hàng ngày chúng tôi bận rộn quan sát địa hình. Bộ binh lo canh chừng mọi khe suối hay hẽm núi trong khu vực và xây các tuyến tiền duyên, bao gồm giao thông hào và hố chiến đấu. Tôi phải lập ra các khu vực có thể trở thành mục tiêu cho việc yểm trợ pháo binh. Tôi đi dến các khu vực với bộ binh và tìm hiểu nơi nào họ cần phải cố thủ, và lập ra các kế hoạch theo đó. Chúng tôi có thì giờ làm hết tất cả mọi việc vì mặt trận vẫn ở xa về phía Nam. Chúng tôi ở trong một đất nước nhiều núi đồi, rất dễ phòng thủ, vì xe tăng địch không thể hoạt động được. Cơ bản là, cách tấn công duy nhất vào chúng tôi là bằng bộ binh.
Sau khi hoàn tất tuyến phòng thủ mới, chúng tôi chỉ chờ đến phiên chúng tôi nhập trận. Bộ binh đào hầm hố trú ẩn. Tôi đặt súng trong một vườn cam phía sau môt con rạch nhỏ, và mọi thứ đều sẵn sàng. Chúng tôi có thể nhìn thấy ngọn núi Vesuvius từ đây. Khu vực và thời tiết thật đẹp, và chúng tôi có rất nhiều cam từ các vườn cam. Phụ nữ ở các ngôi làng lân cận thường ra giặt giủ gần vị trí của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất khoảng 2-3 tuần trước khi mặt trận sẽ lùi đến chỗ chúng tôi.
Ngày 19 tháng 11 năm 1943, tôi nhận được điện tín là Lilo đã sinh con trai vào ngày 12 tháng 11, tên Kláu-Jurgen. Bản điện tín cũng báo rằng Lilo và đứa bé phải chạy ra khỏi Leipzig sau một cuộc ném bom dữ dội và đứa trẻ đang nằm trong bệnh viện nhi đồng ở Braunschweig trong điều kiện tồi tàn. Vì tình hình ở đây yên nên tôi xin nghỉ phép để về thăm Lilo và con. Khi rời đơn vị, tôi chở cam và gà tây đầy cốp xe, những thứ rất hiếm ở Đức.
Đến Leipzig, tôi choáng váng vì sự tàn phá bởi không quân Đồng Minh. Leipzig thật tương phản khi so với Rome không bị hư hại, nơi mà tôi vừa rời khỏi. Vì phải đổi xe lửa để đi Blankenburg, nơi Lilo đang ở tạm nhà ngời chú, tôi ghé về nhà mẹ, thay đồ dân sự, để lại một số cam và gà tây cho bà, và đi Blankenburg, với số thức ăn còn lại mang theo.
Khi thấy tôi, Lilo nhào vào vòng tay tôi và khóc sướt mướt. Cô kể tôi nghe toàn bộ câu chuyện về việc sinh Klaus-Jurgen. Sau khi sinh vài ngày ở một bệnh viện tư nhân nhỏ, Leipzig bị một trận bom tệ hại nhất cuộc chiến vì nó là môt trung tâm xe lửa quan trọng. Quân Đồng Minh ném bom cháy trên một khu vực rộng và một phần lớn của Lepzig đã bốc cháy. Bệnh viện nơi Lilo và Klaus ở bị trúng bom và bốc cháy. Lilo và Klaus ở dưới tầng hầm khi người ta cố dập lửa ngay phía trên. Lửa được dập tắt, nhưng điện nước bị cúp - không chỉ riêng bệnh viện, mà hầu hết Leipzig. Không điện và nước, không thể sống nổi. Lilo không thể cho Klaus bú, vì không có sữa, và cô bị nhiễm trùng nên không thể cho bú bằng sữa mẹ. Cô phải rời khỏi thành phố ngay nếu không thì Klaus sẽ chết. Mẹ cô đề nghị nên đi nhà anh của bà, cậu của Lilo, ở Blankenburg, trên vùng núi Harz.
Bình thường, xe lửa đi Blankenburg mất khoảng 4 tiếng, những chuyến đi này mất 24 tiếng, không chỉ vì trận bom đã làm ngưng trệ dịch vụ xe lửa và đường sắt bị hư hại, mà rất nhiều người dân Leipzig phải di tản ra khỏi thành phố. Trong suốt thời gian đó, Klaus không được bú và không được sưởi ấm. Khi Lilo đến được Blankenburg, Klaus bệnh rất nặng, và cô biết cô không thể giữ con ở Blankenburg. Cô phải đi đến bệnh viện gần nhất, cách khoảng 60km. Cô đón được một xe cứu thương và đưa con đến một bệnh viện nhi đồng trên con đường đóng băng nguy hiểm.
Khi họ đến bệnh viện, một nữ bác sĩ khám Klaus. Nó gần chết và bác sĩ ráng cứu sống nó. Nó cân nhẹ hơn lúc mới sinh. Mặc dù không chết, nó trong tình trạng thập tử nhất sinh trong vài tuần. Lilo cuối cùng phải để Klaus ở bệnh viện và quay về Blankenburg. Những thử thách mà cô phải chịu đựng thật khủng khiếp, và chỉ đến bây giờ tôi mới được biết câu chuyện. Tôi an ủi cô và thầm nguyền rủa cuộc chiến tranh đã gây ra những gì đến cho vợ con.
Chúng tôi đón xe lửa từ Blankenburg đi Braunschweig, nơi Klaus nằm bệnh viện, và ở đó, ngày 8 tháng 1 năm 1944, lần đầu tiên tôi được nhìn con tôi. Nó đã 8 tuần tuổi, những vẫn thiếu cân trầm trọng và nhìn thật tệ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy trẻ sơ sinh trước đây, ngoại trừ những đữa trẻ trông khoẻ mạnh, mập mạp trong tranh ảnh, và con tôi nhìn nhỏ thó và bệnh hoạn.
Trước khi quay lại Ý, chúng tôi may mắn tìm được cho Lilo một chỗ để ở. Chú của cô ở Blankenburg có 3 đứa con và cô không muốn làm phiền ông nếu như không thật cần thiết. Chúng tôi tìm được một căn phòng ở nhà một viên bác sĩ (chính phủ bắt buộc những ai có dư phòng để phải cho những nạn nhân bị mất nhà thuê). Klaus vẫn phải ở bệnh viện thêm vài tuần nữa sau khi tôi đi, nhưng không trong tình trạng nguy hiểm nữa. Cu cậu đã bắt đầu hồi phục lúc tôi đi, mặc dù mất thêm nhiều thời gian để trở nên mập mạnh.
Tôi lên đường trở lại Ý ngày 24 tháng 1 năm 1944. Khi đi qua Leipzig và thấy cảnh hoang tàn của thành phố, tôi biết những trận bom đã làm thoái chí dân chúng. Hệ thống tuyên truyền nói rằng những trận bom chỉ làm nhân dân đoàn kết và ý chí cứng rắn hơ. Nó cũng đúng vì người ta sẽ ghét những ai gây ra điều này đến với họ, nhưng việc ném bom cũng có hiệu quả làm người ta thoái chí - nhất là những người lao động, họ không có đủ giấc ngủ hay nghỉ ngơi vì họ phải đi tránh bom suốt đêm. Người dân bắt đầu mong muốn chiến tranh chấm dứt càng sớm càn tốt.
Khi đoàn xe lửa đến ga Florence và tôi đi xuống, nhiều sĩ quan Đức đang có mặt trong sân Ga và hướng dẫn tất cả những ai mặc quân phục Đức đến một chỗ. Quân Mỹ đã đổ bộ lên Anzio (chúng tôi gọi đây là chiến dịch đầu cầu Nuttuno vì Nettuno là địa danh ngay chỗ đổ bộ), và tất cả các sư đoàn chủ lực đều bị cột chặt vào các mặt trận chống lại quân Đồng Minh đang tiến về phía bắc từ khu vực Salerno, không có quân sẵn sàng chống lại địch ở khu vực này. Nên tất cả các quân nhân nghỉ phép hay điều trị trở về đều được chặn lại và thành lập các đơn vị tạm thời để chặn quân Mỹ ở Anzio/Nettuno cho đến khi các sư đoàn chủ lực đến nơi. Là sĩ quan, tôi được hướng dẫn đến một khách sạn gần đó. Tất cả các sĩ quan đều được phỏng vấn về kinh nghiệm của họ, và tôi được giao chỉ huy một tiểu đoàn gồm 3 đại đội tạm thời, kể cả lính hải quân và không quân.
Florence cách Anzio khoảng 370 km. Chúng tôi đến Rome bằng xe buýt và chuyển qua xe tải. Các sĩ quan đợi ở Anzio và hướng dẫn chúng tôi vào tuyến phòng thủ đã được thành lập. Tiểu đoàn tôi được phân một phần của phòng tuyến về phía đông nam của tuyến phòng thủ vòng quanh khu vực đổ bộ. Tôi chỉ định mỗi đại đội phụ trách một phần nhỏ, giữ một số lính trừ bị, và chờ những gì sẽ xảy ra. Tuyến phòng thủ dài khoảng 45km, tạo thành nửa vòng tròng bao quanh đầu cầu của quân Mỹ. Chúng tôi có súng cá nhân, nhưng không có tăng, pháo, hay súng máy. Với binh lính không kinh nghiệm và chưa bao giờ làm việc với nhau trước đây và được chỉ huy bởi những sĩ quan xa lạ, chúng tôi không phải là những đơn vị chiến đấu có hiệu quả, và không có súng máy, súng cối, xe tăng, pháo binh, chúng tôi không chịu đựng được lâu nếu quân Mỹ tấn công. Nhưng họ không tấn công. Họ chỉ phòng thủ. Chúng tôi đợi họ tấn công, nhưng rõ ràng là họ cũng đang đợi viện binh. Một trận đánh yên lặng nhất tôi được chứng kiến. Chúng tôi thấy tàu chiến đậu ngoài khơi, với khinh khí cầu bay phía trên để bảo vệ tàu không bị máy bay bay thấp tấn công.
Hai kẻ thù chỉ ngồi và đợi đối phương. Vài ngày sau, quân chính quy đến nơi và thay thế chúng tôi và chúng tôi trở về đơn vị của mình. Tôi mừng vì tướng chỉ huy Mỹ không phải là Patton, vì với một tướng lãnh xông xáo đã có thể chiếm được Rome mà không cần những nỗ lực lớn. Một khi họ để cho chúng tôi có quân chính quy vào các vị trí đối đầu, họ phải chiến đấu trên từng bước tiến.
Khi tôi đến gần phòng tuyến Gustav trên đường về pháo đội, chiến trận đã đến gần Casino. Đến gần khoảng 35 km, tôi bắt đầu nghe tiếng pháo hạng nặng, âm thanh như sấm sét ở đâu đó khá xa. Và khi đến gần hơn, tôi bắt đầu nghe tiếng pháo hạng nhẹ. Cuối cùng, âm thanh chiến tranh trở nên quen thuộc với những tiếng gầm rú hỗn loạn, với tiến đạn cối, súng máy và súng trường bên cạnh tiến pháo. Như trước đây, ở Pháp và Nga, tiếng gầm rú liên tục này đã trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của tôi ở mặt trận và tôi không suy nghĩ về nó, nhưng lần này rất khác lạ, và tôi bỗng suy nghĩ với chính mình, "Trời! Lại nó, với những trận đánh từ ngày này qua ngày khác." Lúc trước, tôi chưa bao giờ suy nghĩ hay cảm thấy kiểu này, và nó cũng không bao giờ xảy ra nữa. Tôi luôn kiểm soát được nổi sợ hãi trong khá khứ. Có thể lần này vì tôi mới được nhìn Klaus lần đầu, và cuộc sống bây giờ có nghĩa hơn lúc nào hết, và nó ảnh hưởng đến tâm lý tôi hơn bao giờ. Có thể vì tôi đã không chiến đấu trong một thời gian, hay có thể vì chúng tôi chắc chắn sẽ thua trận. Lý do gì đi nữa, trở lại chiến trường lần này tôi không có tinh thần chút nào.
Khi tôi trình diện với tiểu đoàn trưởng, Thiếu Tá Nickisch, ông chào tôi với nụ cười rạng rỡ.
"Anh mong ước thứ gì nhất, Knappe?" ông ta hỏi.
"Chiến tranh kết thúc," tôi nói một cách mệt mỏi.
"Sau đó," ông ta đưa đẩy.
Tôi nhìn ông. Hình như công có tin gì đó cho tôi.
"Anh đã được chọn huấn luyện thành sĩ quan tham mưu", ông nói. "Xin chúc mừng".
Tôi vui sướng và hãnh diện tột độ, vì được chọn huấn luyện sĩ quan tham mưu là vinh dự lớn nhất của các sĩ quan trẻ trong quân đội Đức. Bạn không thể yêu cầu điều đó; bạn chỉ có thể được chọn. Có thể một trong những lý do tôi được chọn là tôi đứng thứ 24 trong khoá huấn luyện năm 1938 trong số 4 nghìn sinh viên của 4 học viện quân sự. Đến lúc đó, số của tôi được đổi từ 24 thành 12, có nghĩa là những người phía trên tôi hoặc đã chết hoặc đã bị thương nặng. Một thống kê ớn lạnh! Có thể hầu hết họ đã chết ở Ba Lan, Pháp, Nga, Bắc Phi, hay Ý.
Người thay thế tôi đã nắm lấy pháo đội, và tôi được chỉ định vào ban tham mưu của sư đoàn bộ binh 17 ở bênh cạnh để bắt đầu được huấn luyện tại chỗ. Việc huấn luyện sĩ quan tham mưu có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là huấn luyện tại chỗ, trong thời gian này người được huấn luyện sẽ được nhận vào một sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, hay phương diện quân để học bằng cách khảo sát trực tiếp các công việc của sĩ quan tham mưu như thế nào. Giai đoạn 2 là qua một loạt các lớp huấn luyện đặc biệt ngắn về chiến thuật xe tăng, pháo binh, công binh, v.v..., để cung cấp cho người được huấn luyện có kiến thức rộng về tất cả các loại hoạt động quân đội cần thiết cho một sĩ quan tham mưu. Giai đoạn 3 là Trường Tham Mưu, trường lập ra để huấn luyện việc chỉ huy cấp sư đoàn.
Trong thời gian huấn luyện tại chỗ, một trong những điều đầu tiên tôi học được là một phần trong những trách nhiệm của tôi là phải biết tất cả những người quan trọng trong sư đoàn. Là pháo đội trưởng, tôi chỉ cần biết tiểu đoàn trưởng của tôi và các pháo đội trưởng trong tiểu đoàn bên cạnh ngưởi chỉ huy bộ binh mà chúng tôi phải yểm trợ. Nhưng bây giờ tôi được biết một sĩ quan tham mưu sư đoàn phải biết tất cả các trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trường, chỉ huy pháo binh, v.v... Tôi bỏ ra ngày đầu tiên để biết mọi người, coi vị trí chúng tôi trên bản đồ, và xem lại các kế hoạch phòng thủ của sư đoàn trong tuyến phòng thủ Gustav. Một vài trận đánh đang xảy ra, và sĩ quan hành quân sư đoàn tóm tắt cho tôi những gì đang xảy ra, các vị trí, và các chỉ huy ở đó. Tôi được chỉ định bỏ vài ngày với sĩ quan hành quân, chỉ quan sát các nhiệm vụ và chức năng của anh ta. Tôi có thể nghe điện thoại, nhưng hầu hết chỉ quan sát. Sau đó tôi đi vài ngày với sĩ quan tình báo, và sau đó với sĩ quan tiếp vận, chỉ quan sát nhiệm vụ và chức năng của mỗi người. Tiếp đó tôi làm việc với sĩ quan hành quân, tham gia quan hệ trực tiếp với các trung đoàn trưởng. Tôi quan sát những nguời khác nhau làm việc, họ nhận báo cáo từ các trung đoàn ra sao, và họ tổng kết các báo cáo như thế nào và gởi lên quân đoàn. Thỉnh thoảng tôi giúp ai đó làm việc, nhưng hầu hết là quan sát và học hỏi. Mặc dù tôi đã từng là sĩ quan phụ tá tiểu đoàn và làm việc một thời gian với các sĩ quan cao cấp ở Rostov, tôi vẫn luôn là sĩ quan tuyến trước và không biết chút gì về công việc của sĩ quan tham mưu.
Trong khi tôi ở bộ tham mưu sư đoàn, trận đánh Cassino xảy ra. Quân Đồng Minh cố gắng chọc thủng phòng tuyến ở đó để tiến vào Rome, và trận đánh xảy ra nhiều ngày. Từ Bộ tư lệnh sư đoàn có thể nhìn được toàn cảnh của toàn bộ thung lũng, và nhìn quân Mỹ ném bom vào tu viện ở Monte Cassino như là đang xem phim. Tu viện trên một chỏm núi chạy xuống trung tâm thung lũng. Chỏm núi trong giống pháo đài kiểm soát toàn bộ thung lũng, nên nó trở nên quan trọng. Vì nó ở ngay chính giữa, chỏm núi là một vị trí lý tưởng để phòng thủ thung lũng, và quân Đồng Minh tin chắc chúng tôi dùng nó cho mục đích trên. Máy bay bay đến từng đợt, thả bom xuóng tu viện và chỏm núi. Không có lính Đức trong tu viện, chỉ có trên chỏm núi bên dưới. Sau 2 ngày ném bom, toàn bộ chỏm núi bao phủ bởi khói, và tu viện hoàn toàn bị hủy diệt.
Sau 3 tuần với bộ tham mưu sư đoàn, tôi được nhận vào bộ tham mưu Quân Đoàn 14 xe tăng, nơi tôi lặp lại các công việc, tìm hiểu các tư lệnh sư đoàn... Là một phần của bộ tham mưu quân đoàn, tôi gặp tất cả các sĩ quan chủ chốt của từng sư đoàn, và tôi gặp các sĩ quan tham mưu của quân đoàn bên cạnh. Tôi thấy rằng các tham mưu của quân đoàn nên biết ai đó trong các quân đoàn đóng bên cạnh, vì họ phải làm việc với nhau rất thường xuyên. Nếu tôi biết ai đó, nó khác với chỉ nói chuyện trên điện thoại - và biết mặt người mình làm việc là rất quan trọng trong công việc tham mưu. Tôi cũng được biết rằng cũng rất quan trọng khi nhìn các huân chương chiến đấu người ta đeo, vì chúng nói tôi biết rất nhiều về tính cách và khả năng của họ: một tư lệnh sư đoàn có huân chương Chữ Thập Hiệp Sĩ với thanh kiếm là rất kinh nghiệm và là tư lệnh ở tuyến trước nếu so sánh với những ai chỉ đeo Chữ Thập Sắt. Tôi xuống bộ tham mưu các sư đoàn với sĩ quan tham mưu quân đoàn khi họ kiểm tra các vị trí để chắc rằng mọi việc đều sẵn sàng cho chiến đấu.
Tháng 4 năm 1944, tôi tham gia bộ tham mưu của Thống Chế Kesselring, người cầm đầu toàn bộ các lực lượng Đức (bộ binh, hải quân, không quân) trong khu vực Địa Trung Hải. bộ tư lệnh của ông ta nằm trong một đường hầm trong các dãy núi phía bắc Rome. Đến giờ hẹn, tôi trình diện với Tham Mưu Trưởng, Tướng Westphal, ông chúc mừng và chúc tôi may mắn. Sĩ quan hành quân tìm chỗ ở cho tôi trong đường hầm và giao việc cho tôi. Có ai đó đang nghỉ phép, nên họ để tôi làm việc cho anh ta (dưới sự giám sát của một sĩ quan, vì tôi chưa biết công việc). Ở đây, tôi phải làm việc thay vì quan sát. Công việc của tôi là nhận các báo cáo của các đơn vị khác nhau và tổng kết chúng lại thành một bản báo cáo và đưa cho sĩ quan hành quân và tham mưu trưởng. Ở bộ tham mưu cao cấp, đây là công việc ban đêm, vì ở càng cao, họ sẽ nhận báo cáo càng trể. Cuối ngày, tiểu đoàn báo cáo lên trung đoàn, rồi lên sư đoàn, rồi lên quân đoàn, tập đoàn quân, và cuối cùng lên phương diện quân - và tất cả phải được chọn lọc và tóm tắt rồi giao lên trên.
Nhiều đường hầm khác nhau được nối với nhau qua đường hầm chính, và những đường hầm nối nhau này được ngăn ra bởi những bức tường bằng gỗ và chia ra thành văn phòng và chỗ ngủ. Những trại kiểu này lại có cửa sổ và mái, cứ như ở bên ngoài, vì chúng được làm sẵn. Thỉnh thoảng tôi nhìn thất chuột chạy bên ngoài cửa sổ, sát với tường hầm. Bên ngoài những nhà gỗ là lối đi, sát lối đi là bức tường bên kia của đường hầm. Tôi có một phòng nhỏ để ngủ, và tôi dùng chung phòng làm việc với vài sĩ quan khác. Khoảng 250 người sống và làm việc trong đường hầm. Đó là thời gian lý thú đối với tôi. Lần đầu tiên, tôi biết những gì xảy ra, không chỉ với riêng 1 đơn vị mình, hay một phần nào đó, mà là toàn bộ mặt trận.
Tôi cũng bỏ ra một thời gian với cục hậu cần của phương diện quân. Chúng tôi thỉnh thoảng đi Rome vì công việc, nên tôi có cơ hội biết một ít về thành phố này. Trước đó, tôi chỉ đi qua ga xe lửa Rome. Tôi được đi thăm một vài địa điểm du lịch, như Colosseum và chợ.
Mỗi buổi tối, tôi phải làm việc để tóm tắt tất cả các bản báo cáo để các lệnh mới được đưa ra vào sáng sớm. Sau đó, lúc ban ngày, tôi thường ra ngoài, lêu lên phía trên cổng đường hầm vài chục mét, phơi nắng và hít thở không khí. Nhiều người khác cũng làm như vậy.
Một buổi sáng sau khi ở đây được 3 tuần, tôi làm xong việc vào lúc 6 giờ sáng. Tôi ăn sáng rồi đi ra ngoài, leo lên núi như mọi ngày. Tôi định ở ngoài khoảng 1-2 giờ, ngủ một giấc và phơi nắng cùng một lúc. Địa hình đá lởm chởm, vài bụi cây. Một ngày đẹp trời, bầu trời xanh và nắng đẹp, khoảng chừng mươi người khác cũng tản bộ trong khu vực.
Khoảng nửa tiếng sau, còi báo động máy bay nổi lên. Chuyện này thường xảy ra, vì máy bay đồng minh thường bay qua khu vực, và vì máy bay đồng minh luôn bay qua và ném bom ở đâu đó nên tôi không để ý đến tiếng còi. Rồi tôi nhận thấy tiếng còi nổi lên liên tục, có nghĩa là ngiêm trọng hơn. Tôi ngửa nguời và nhìn lên trời. Máy bay bay rất cao, tôi nghĩ là họ trên đường bay đến đâu đó - cho đến khi tôi nhìn thấy những vật lấp lánh dưới chúng. Tôi nhận ra là chúng đang thả bom! Tôi chồm dậy và cố gắng chạy vào hầm, nhưng đã trể. Bom bắt đầu nổ xung quanh tôi. Tôi phóng người xuống đất và nằm sát xuống, mặt đất rung lên dữ dội khắp nơi với những tiếng nổ chát chúa, tôi cảm thấy hơi nóng tạc vào tôi theo từng tiếng nổ. Tôi áp sát mặt xuống mặt đất, cố chui vào đó, mắt nhắm nghiền và nghiến chặt răng. Tôi nghĩ sự may mắn của tôi đến đây đã hết.
Bỗng nhiên mọi sự im lặng. Tôi mở mắt ra và thấy cả thế giới đều tối - khói, bụi và thuốc súng bao mờ mít trời đất. Tôi biết tôi sống sót vì tôi có thể ngửi thấy mùi khói và mùi thuốc súng và tôi suy nghĩ bình thường, nhưng tôi không thể thấy một điều gì. Rồi đất đá bắt đầu mưa xuống, tôi đưa tay che đầu và chịu đựng cơn mưa đất đá. Từ từ, một chút ánh sáng bắt đầu xuyên qua bóng tối, và tôi bỗng nhớ lại là máy bay ném bom luôn luôn ném 2 đợt (đợt thứ 2 có thể thấy kết quả của đợt thứ nhất và điều chỉnh mục tiêu). Tôi biết tôi phải chạy càng nhanh càng tốt để thoát khỏi địa ngục này. Mặc dù tôi không thể nhìn thấy xa hơn 3 mét trong bóng ối, tôi biết cửa hầm ở đâu đó dưới chân đồi, và tôi nhạy bổ xuống dồi. Đến khi gặp con đường dẫn đến miệng hầm, tôi biết tôi phải quẹo trái; rồi tôi thấy được cửa hầm và phóng về phía nó, nhưng chân tôi bỗng không theo sự điều khiển của tôi và tôi ngã nhào vào miệng hầm.
Ai đó đở tôi lên và khiêng tôi và trạm y tế. Và đợt bom thứ hai đến, và cả đường hầm rung động trong tiếng bom. Tôi không cảm thấy đau, mặc dù người tôi đầy máu. Tôi biết là tôi bị đá bay trúng phải, và có thể bị phỏng, nhưng tôi không để ý gì hơn. Trong tình huống như thế này, người lính chỉ muốn an toàn, và anh ta không cần biết gì hơn điều đó. Anh ta phản ứng trước, và cơn đau đến sau. Chỉ khi nào anh ta ra khỏi sự nguy hiểm thì anh ta bắt đầu cảm thấy đau đớn.
Y tá rữa và chăm sóc vết thương sau lưng, có lẽ là đá và vết phỏng, và họ tìm thấy một mảnh bom phá một lỗ lớn ở chân trái tôi. Nó rất sâu, gần đến xương, nhưng tôi may mắn vì xương không bị gãy, mạch máu không bị đứt, và dây thân kinh không bị hư hại. Khi tôi thấy máu màu đỏ đậm và không tuôn ra theo đợt, tôi biết đó là dấu hiệu tốt.
Khoảng hơn nửa tá người phía trên kia, có hai người không được tìm thấy. Chắc họ bị bom rơi ngay tại chỗ. Toàn bộ còn lại đều bị thương. Y tá làm việc một cách tốt nhất họ có thể làm để đưa chúng tôi vào bệnh viện dã chiến cách đó khoảng 3 km.
Khi đến bệnh viện, tôi được chích thuốc tetanus, đó là thủ tục tiêu chuẩn cho bất cứ ai bị thương vì mảnh hay trúng đạn. Trước đây tôi đã được chích và không bị phản ứng - nhưng lần này thì bị! Tôi bị phản ứng với dung dịch của thuốc, và tôi bắt đầu đổ bệnh. Ngứa, bỏng, rát, đau - và chúng đến khắp nơi trên người. Tôi không thể ngủ vì đau đớn và ngứa; tôi không thể nằm thoải mái dù ở kiểu nào. Tôi không thể ăn hay uống suốt 4 ngày, vì cổ họng nóng rát. và cơn đau rát tràn vào hốc mũi! Đây là kinh nghiệm y tế tệ hại nhất đời tôi, và bác sĩ cũng bắt đầu lo lắng. Họ tiêm thuốc Calcium để hạ dị ứng, và 2 ngày sau, những vết dị ứng bắt đầu tan.
Quân đồng minh đã bắt đầu cuộc tấn công và lúc này đang đe doạ xuyên qua tuyến phòng thủ của chúng tôi. Những trận bom và oanh kích xung quanh bệnh viện ngày càng tăng. Tất nhiên, dân địa phương theo dõi chúng tôi, và vị trí bộ tư lệnh của Thống Chế Kesselring không dấu được quân Đồng Minh. Họ biết xe quân sự nào có thể chở sĩ quan hay đồ tiếp vận, nên máy bay chiến đấu rượt đuổi xe cộ và bắn từng chiếc một.
Từ cửa sổ bệnh viện, tôi có thể nhìn thấy con đường và cổng đường hầm, và tôi có thể nhìn thấy những hoạt động này. Mặc dù phi công Đồng Minh tôn trọng chữ thập đỏ lớn trên mái của bệnh viện, họ tấn công bất cứ cái gì di chuyển trên đường. Bây giờ họ ném bom đường hầm thường xuyên hơn, cố gắng phá sập nó.
Quân đội quyết định di tản thương binh ở bệnh viện dã chiến, vì mặt trận mỗi lúc một gần, nên họ đặt 4 người vào xe cứu thương và đưa về Florence cùng với người tài xế và người lính cứu thương. 4 chúng tôi, 2 người bị thương nặng và nằm trên cáng, một người bị điên loạn vì chiến đấu qua lâu hay một trái đạn nổ quá gần anh ta. Tôi là người đỡ nhất với chân bị thương.
Khi chúng tôi chạy khoảng nửa đường đến Florence, tôi bị 2 chiếc tiêm kích Mỹ tấn công. Chiếc xe cứu thương được sơn chữ thập đỏ phía trên nóc, nhưng không biết phi công không tin là xe cứu thương hay họ chỉ bày trò vui làm sợ hãi chúng tôi. Khi họ bắn tràn đầu tiên, tài xế dừng xe và cùng người lính cứu thương phóng ra khỏi xe tránh đạn. 4 thương binh chúng tôi bị bỏ mặc trên xe, chỉ ngồi đó không làm được gì. Hai người bị thương nặng không thể đứng lên, và tôi chỉ có thể nhảy cà thọt. Anh chàng bị điên loạn lại hoảng hốt lên, và tôi phải ôm anh ta xuống và giữ anh ta khỏi làm hại đến những người kia. Tôi cố gắng nói chuyện và bình tỉnh anh ta lại. Anh ta chỉ là một cậu bé mới lớn, và đang rất hoảng sợ. Hai chiếc máy bay bay qua bay lại bắn vài loạt. chúng tôi có thể nhìn thất đạn .50- caliber nổ trên mặt đường xung quanh chúng tôi, nhưng không một viên đạn nào trúng xe. Phi công có thể bắn dỡ hay chỉ muốn chơi trò mèo vờn chuột với chúng tôi mà không muốn bắn trúng chúng tôi. Mặc dầu có thể họ vui, nhưng chúng tôi thì sợ gần chết.
Bệnh viện ở Florence được cải đổi từ học viện không quân Ý. Đó làm một chỗ rất đẹp, với những toà nhà trắng lện và hồ nước thập đẹp. Bây giờ nó là một bệnh viện quân sự bình thường, với nhiều thương binh đem về từ mặt trận. Những thiếu nữ Ý đến thăm chúng tôi - dù chính phủ Ý đã đứng về phía Đồng Minh chống lại chúng tôi, nhưng một phần dân Ý vẫn có thiện cảm với chúng tôi và không thích những gì chính phủ của họ đã làm. Tôi thực hành tiếng Ý với họ. Tôi nằm chung phòng với 12 thương binh khác.
Ở đây, tôi được biết quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy ngày 6 tháng 6 năm 1944. Đây là mặt trận thứ 3 của chúng tôi. Tất nhiên, tin tức đến với chúng tôi là quân Đồng Minh đã "bị đánh lui" với thiệt hại lớn. Sau vài ngày, chúng tôi có thể cảm thấy mọi việc không suôn sẻ ở đó. Chúng tôi không được biết chi tiết trừ việc Cherbourg bị mất, và đó là những lừa dối, vì Cherbourg ở sát bờ biển. Nhưng rồi chúng tôi bắt đầu nghe "sự chống lại dũng cảm," và tôi biết là mọi việc chuyển biến xấu ở Pháp. Bên cạnh đó, chúng tôi bị đẩy lùi ở bán đảo Ý và quân Nga đang tiến về phía Tây. Đó là những bằng chứng về sự chấm hết đang đến gần.
Sau khoảng 4 tuần, Florence bị đe doạ vì mặt trận đang đến gần, và quân đội quyết định di tản bệnh viện này. Lúc này tôi có thể đi lại, mặt dù vẫn còn nẹp ở chân, và tôi được phép đi xe lửa về điều trị ở Leipzig.
Lilo đã quay về Lepzig với mẹ. Tôi về đến nới vào cuối tháng 6 năm 1944. Klaus cuối cùng nhìn khoẻ mạnh, như những đứa trẻ khác, và tôi rất vui khi thấy vậy. Lilo, đương nhiên, rất hạnh phúc khi có tôi ở nhà. Cô gần như học cách chờ tôi bị thương, miễn là không nặng, để có thể về nhà. Tôi khám bệnh ở bệnh viện thường xuyên, như mọi khi, để bác sĩ theo dõi và điều trị và luyện tập. Vết thương đã lành ở bên ngoài nhưng bên trong thì chưa. Bởi vậy, tưởng như nó đang lành lặng trong một thời gian, rồi lại vỡ ra. rõ ràng vết thương lớn như vậy thì phải nên để mở cho đến khi nó lành từ trong ra ngoài thay vì để lành từ ngoài vào trong.
Lớp huấn luyện vũ khí đặc biệt (phần thứ hai của việc huấn luyện tham mưu) được đưa ra vào đầu tháng 7 nhưng bị dời lại vài ngày. Tôi không thể trở về với nhiệm vụ sớm, nhưng huấn luyện sĩ quan tham mưu là một vinh dự rất lớn và là cơ hội lớn không thể đánh mất, nên tôi thuyết phục bác sĩ là vết thương vẫn có thể lành khi ngồi ở nhà được thì nó cũng sẽ lành nếu ngồi trong lớp học. Thực tế là chúng tôi sắp sửa thua trận và tôi không thể theo binh nghiệp lâu dài không làm cho tôi bỏ ý định vào trường tham mưu. Tôi không bao giờ nghĩ đến việc gì khác ngoài binh nghiệp, ngay cả khi biết là chúng tôi đang thua trận. Nghề nghiệp của tôi là một sĩ quan quân đội nhà nghề và phải tham gia vào trường tham mưu nếu có thể. Vì sự nóng vội của tôi nhưng vết thương chưa lành. Tôi đã có thể ở nhà để chân lành lại, nhưng tôi đã không ở nhà. Cho nên, dù phải chống gậy, tôi bắt đầu lớp học vũ khí đặc biệt.