Phần 4: Chương 25
Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe
Trời đã chạng vạng khi chiếc máy bay đưa tôi đến một trại tù gần Moscow. Nhìn thành phố từ trên cao, tôi không thể không nhớ lại là chúng tôi gần chiếm được thành phố này vào tháng 12 năm 1941. Tôi nhớ là tôi bị thương chỉ bên ngoài Moscow và tôi đã nghĩ là mất cơ hội duyệt binh chiến thắng ở trước điện Kremlin. Những ý nghĩ đó bây giờ thật mỉa mai! Tôi cũng nghĩ đến những người lính can trường - Đức và Nga - đã nằm chôn vùi trong lòng đất trong những vùng mà chúng tôi đã bay qua.
Khi máy bay đáp xuống đường băng ở phía Nam Moscow (không có kiến trúc nào, chỉ vài đường băng), một sĩ quan Nga với một chiếc xe Jeep Mỹ, một tài xế, và một lính bảo vệ đến ngay cửa máy bay và đưa tôi đi mà hình như là điểm tới cuối cùng của tôi. Bằng cử chỉ, anh ta ra lệnh tôi ngồi lên xe bên cạnh tài xế, và anh ta và người lính bảo vệ ngồi phía sau. Bóng đêm đỏ xuống nhanh trong khi chúng tôi đi về hướng Bắc, ngang qua Moscow, đến một trại tù.
Đến trại, chúng tôi lái qua một cổng bằng gổ được mở ra với một lính canh với khẩu súng máy vắt trên vai. Một tấm bảng phía trên cổng "Krasnogorsk 27/II". Con số như nói lên rằng có nhiều trại tù Krasnogosk khác nữa. Người sĩ quan bước vào một căn nhà sát bên cổng trong khi tôi đợi bên ngoài với người lính bảo vệ. Bên ngoài cổng, tôi có thể nhìn thấy 2 hàng rào kẽm gai với một khoảng trống bằng cát ở giữa. Hàng rào cao khoảng 4 mét, xen kẻ với các tháp canh bằng gỗ cao khoảng 10 mét cách nhau chừng 30 mét. Tôi đã thấy hàng rào kiểu nào 4 năm về trước ở biên giới Nga - Ba Lan.
Cuối cùng, người sĩ quan áp tải trở ra cùng với một sĩ quan khác, ông ta ra hiệu cho tôi đi theo ông ta. Trong bóng đêm, tôi nhìn thấy mờ mờ có khoảng vài dãy nhà gỗ khi chúng tôi đi dọc con đường trải nhựa đi đến một cổng rào khác. Người lính canh, đi theo chúng tôi, mở khoá cổng, và người sĩ quan và tôi đi vào trong hàng rào. Bên trong cũng có một dãy nhà giống như những dãy chúng tôi vừa mới đi ngang. Người sĩ quan dẫn tôi vào đó và chỉ một cái giường trống, mà tôi hiểu là sẽ ở lại đó. Một bóng đèn duy nhất treo gần cửa soi sáng lối đi ở giữa hai dãy giường 2 tầng, có nhiều giường đang có người nằm.
Tôi chỉ có áo khoát viền lông thú, bi đông nước, một túi xách đựng thức ăn nhà binh có dây đeo (chúng tôi dùng nó để đựng thức ăn trong chiến đấu). Tôi đặt tài sản ít ỏi của tôi xuống chân giường và mệt mỏi ngã lưng xuống, đắp áo khoát lên người, cho cảm giác an toàn hơn là ấm, vì bây giờ là mùa hè. Giấc ngủ đến nhanh, nhưng là giấc ngủ chập chờn, đầy lo sợ và không chắc chắn về tương lai. Tôi chắc là họ sẽ bắn tôi sau khi biết hết những gì tôi khai cho họ.
Khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, tôi cảm thấy đở hơn khi biết rằng trại chứa khoảng 15 sĩ quan Đức. Tôi giới thiệu mình với mọi người, và có ai đó đi đến chỗ được chỉ định trước và lấy thức ăn về cho mọi người. Tôi được đưa một tô canh cải bắp đầy nước có 1 con cá tí teo nổi trong đó và cà phê giả rất nhạt. Tôi thụt lui khi nhìn và ngửi mùi soup; nó rất tanh và khó chịu vì mùi cá. Lúc còn nhỏ, tôi đã một lần bị bệnh vì ăn cá, và tôi không bao giờ ăn cá lần nữa.
"Không có gì khác à?" tôi hỏi.
"Chừng đó thôi," người đại tá trả lời, cười méo mó. "Qua vài ngày, anh sẽ vui mừng khi có nó."
"Các bữa ăn khác thì sao?" tôi hỏi.
"Chúng cũng y chang như cái này. Bên cạnh, chúng tôi chỉ có 300 grams bánh mì một ngày."
Vậy là tất cả các món đứng giữa tôi và cái đói là món canh cải bắp thối tha này và một ít bánh mì! Tôi không thể biết cái gì dành sẵn cho tôi - hoặc là tôi bị bắn sau khi người Nga có những gì họ muốn biết từ tôi, hoặc tôi sẽ sống hết cuộc đời trong tù, hoặc tôi sẽ có ngày được về - nhưng bây giờ rõ ràng là tôi chỉ có một sự kiểm soát duy nhất là làm thế nào để xử lý tình hình mới. Tôi quyết định là phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để sống và cố giữ sức khoẻ và hy vọng có thể về nhà với gia đình. Tôi cầm lấy khẩu phần nghèo nàn của tôi và ăn, cố gắng không ngữi mùi. Tôi nuốt nguyên con cá.
Tôi trao đổi vài câu chuyện nhỏ với những người tù khác và được biết tôi đang ở dãy nhà thanh lọc và sẽ ở đây chừng 3 tuần. Tất cả các sĩ quan ở dãy nhà này là sĩ quan trung cấp (thiếu tá, trung tá, và đại tá) trừ một trung úy. Anh ta tên là Kurt von Burkersroda, và tôi nhớ có một người tên von Burkersroda ở trung đoàn tôi khi còn đóng ở Plauen.
"Anh ta là anh của tôi, Friedrich," người trung uý trả lời khi tôi hỏi. "Anh ta đang ở trong trại chính ở đây, theo lời người Nga, và họ đưa tôi từ trại lao động đến đây để ở với anh ấy. Tôi không biết tại sao họ tử tế như vậy, nhưng tôi cũng sung sướng nắm lấy nó."
Von Burkersroda em khoảng chừng 23 tuổi và rất ốm, gần như hốc hác. Và cũng tốt cho tôi để biết rằng ít nhất có một người quen ở trại chính. Tôi không biết nhiều về von Burkersroda anh, vì anh ta ở Altenburg và tôi ở Plauen, nhưng tôi nhớ anh ta qua các buổi họp sĩ quan toàn trung đoàn.
Sau buổi ăn sáng tôi di vòng ra ngoài dãy nhà, mặt trời chói chan tháng 6 làm thế gian nhìn vui tươi dù tôi đang ở trong tâm trạng buồn chán. Dãy nhà thanh lọc là thứ duy nhất phía bên trong hàng rào. Tôi không thể nhìn thấy nhiều bên ngoài. Tôi để ý thấy một ông lão đang chăm sóc hoa ở sát hàng rào. Ông ta mặc cái quần da kiểu Bavarian ngắn và cái mũ Bavarian truyền thống, cũng bằng da. Ông nhìn thấy quen quen, và rồi tôi nhận ra đó là Thống Chế Schorner trong thường phục.
Ông ta dừng tay và nhìn tôi một chút, rồi hỏi, "Tôi có biết anh không?"
"Jawohl, thưa Thống Chế," tôi trả lời. "Ông gởi tôi đến Breslau vào tháng giêng để giúp họ chuẩn bị cho việc bị bao vây."
"À, Breslau," ông nói, gật đầu. "Tôi nhớ rồi. Anh bị bắt ở đó à?"
"Thưa không, tôi đầu hàng ở Berlin. Tôi là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn 56 Xe Tăng dưới quyền của tướng Weidling."
"Ồ, đúng rồi," ông nói. "Bọn Nga không bắt được tôi. Phương Diện Quân của tôi và tôi vừa đi vừa chiến đấu từ Tiệp về hướng tây và đầu hàng quân Mỹ. Tuy nhiên, bọn Mỹ lại trao tôi cho bọn Nga, làm mọi thứ cũng chẳng được gì. Nếu tôi biết bọn Mỹ làm như vậy, tôi đã không hy sinh nhiều binh sĩ để đánh mở đường về hướng Tây." Ông thở dài và nhìn xuống đất. "Anh có thể đã biết là bên trại chính ở đây, tôi bị lên án là tiếp tục chiến đấu sau khi đầu hàng để đưa Phương Diện Quân đi về hướng Tây. Họ nói là tôi hy sinh tính mạng nhiều người Đức không cần thiết. Nhìn vào những gì đã xảy ra, tất nhiên, họ đúng."
Hình như điều quan trọng cho ông ta là tôi hiểu được động cơ của ông về việc tiếp tục chiến đấu sau khi đầu hàng. Ông nói ông cũng muốn cho dân Đức cơ hội vượt qua hương Tây, và nhiều thường dân đã thật sự thoát được người Nga cùng với binh lính của ông.
Schorner được biết trong lính Đức là "tên treo cổ" vì lệnh của ông ta trong những ngày cuối cùng rằng nếu ai bị thấy phía sau mặt trận mà không có lệnh rõ ràng và bị đưa ra toà án quân sự và bị treo cổ nếu phạm tội đào ngủ.
Người Nga chắc phải thù hận Schorner về sự tiếp tục chiến đấu và giết chết lính Nga sau khi đầu hàng và đưa quân đầu hàng tây phương, nhưng rõ ràng là họ đối xử tử tế với ông vì lý do nào đó. Họ giữ ông trong nhà tù tương đối rộng thay vì ở xà lim ở nhà tù Lubyanka hay Butyrka, nơi họ giam các tướng lãnh cao cấp khác. Thời gian sau của 3 tuần trong trại thanh lọc, tôi ít khi thấy Schorner, làm tôi tin là ông có phòng riêng ở đâu đó.
Và tù nhân ở trại thanh lọc đã từng ở các nhà tù khác, và tôi được biết từ họ về cuộc sống tù đầy ở Nga.
"Cảm ơn thượng đế là anh ở đây," von Burkersroda nói với tôi. "Ở trại lao động mà tôi ở, bọn Nga đều đặn bỏ đói và bắt tù binh Đức làm việc cho đến chết." Sự diễn tả của anh ta về trại lao động không vẽ lên một bức tranh đẹp: sự khủng hoảng chiếm lấy linh hồn con người trong khí hậu của 4 tháng tối tăm, 16 giờ làm việc một ngày và 7 ngày làm việc 1 tuần, sức khoẻ yếu kém vì làm việc cực nhọc và ăn uống không đủ, sự tàn bạo của lính canh Nga (anh ta kể tôi nghe chuyện lính canh Nga bẻ răng vàng của một tù binh Đức, việc đem xác tù nhân chở đi chôn bằng xe đẩy mà không làm lễ an táng). Những ngày sau đó, bất cứ khi nào tôi nhận thấy chán nản vì hoàn cảnh hiện tại, tôi lại tìm đến Burkersroda và tìm vài sự an ủi vì được ở đây vẫn tốt hơn ở những trại lao động như địa ngục mà anh ta đã diễn tả sống động.
Trong 3 tuần ở trại thanh lọc, con số tù binh luôn vào khoảng 15 người, mặc dù có người được đưa ra trại chính và người khác được đưa đến, thường thì từ Đức, nhưng thỉnh thoảng từ các nhà tù khác. Trại tù Krasnogorsk 27/II chỉ bên ngoài Moscow, khoảng 20 km từ điện Kremlin, làm thuận lợi cho NKVD (sau này là KGB) hỏi cung. Rõ ràng, người Nga giữ những người họ muốn hỏi cung thường xuyên, như Weidling và von Dufving, ở Lubyanka hay Buryrka ở Moscow và những người ít bị hỏi cung hơn ở Krasnogorsk.
Với sự ngạc nhiên, tôi được biết rằng trại chính quả thật được trong coi bởi những người Đức gọi là "Những người hoạt động", những người cộng tác với người Nga. Tôi được biết rằng, lính gác, nhân viên hỏi cung NKVD, và chỉ huy trại tù (người đếm tù nhân mỗi ngày 2 lần) là người Nga.
Tôi có thể nhìn một phần của trại chính từ trại thanh lọc. Nó bao gồm một số dãy nhà hai bên đường rải nhựa. Mặc dầu hầu hết các toà nhà là trại tù, một số bao gồm văn phòng, hội trường lớn mà sau này tôi được biết nó được dùng để chiếu phim tuyên truyền và các hoạt động khác, nhà xí, nhà tắm, một trạm xá nhỏ, nhà bếp và nhà giặt. Trại được bao quanh bằng hàng rào kẽm gai mà tôi đã thấy lúc đến, dây thép được đan vào thật gần để không ai có thể chui qua được. Khoảng trống ở giữa 2 hàng rào được chiếu sáng bằng đèn pha vào ban đêm và được rải cát để dấu chân có thể in lên rõ ràng.
Tôi được kể là có vài trường hợp vượt ngục, nhưng những người vượt ngục luôn bị bắt lại, và họ bị đánh đập và bị biệt giam hàng tuần. Ngay cả nếu ai đó thành công vượt ngục, anh ta vẫn cách các quốc gia khác hàng nghìn km. Sau này tôi nghe nói có vài tù nhân Đức vượt ngục từ các trại tù khác trốn ra được khỏi nước Nga. Chuyện một bác sĩ người Đức vượt ngục với sự giúp đỡ của một bác sĩ người Nga. Câu chuyện là bà ta làm tất cả các chuyện giao tiếp, anh ta giả điếc và ngu. Tôi nghi là câu chuyện này là chuyện hoang đường tác dụng làm cho những người tù đang tuyệt vọng được sống còn.
Ngày trôi qua chậm chạp ở trại thanh lọc. Chúng tôi kể cho nhau những câu chuyện, nhưng 15 câu chuyện không đủ dài để kể. Chúng tôi đi dọc theo dãy nhà, nhưng hàng rào cách không quá 5 mét từ toà nhà, nên lối đi của chúng tôi bị bó chặt và chung cấp một khoảng trống ít ỏi giải toả sự đè nén của sự thiếu hoạt động và bị cầm tù. Trung Úy von Burkersroda thích thú vì được ngủ đủ giấc, điều mà anh ta không thể làm được từ khi bị bắt ở Stalingrad 2 năm rưởi về trước. Nhưng với tôi, thật khó khăn khi bất ngờ từ một cuộc sống bận rộn, giúp đở các Tư Lệnh Sư Đoàn, đến một cuộc sống hoàn toàn không hoạt động, chưa nói đến những chuyện bình thường như bao giờ tôi được ăn uống. Thời gian, lúc truớc thì hình như không bao giờ đủ, dường như bỗng nhiên trở thành thứ duy nhất còn lại của cuộc sống. Tôi khó tin là nó trôi qua chậm như thế nào, và càng cảm nhận về nó bao nhiêu, nó càng trôi chậm bấy nhiêu. Không hoạt động và không ngừng suy nghĩ là 2 kẻ thù mà tôi phải chiến thắng.
Cũng tệ như thức ăn - và nó không bao giờ thay đổi chất lượng cũng như số lượng - bữa ăn là những sự kiện nhỏ nhoi để giúp thay đổi thời gian trong ngày. Đói là một yếu tố nghiêm trọng mà ai cũng phải đối đầu từ ngày bị bắt.
Mỗi chúng tôi chìm trong suy nghĩ của chính mình hầu hết thời gian grong ngày. Lilo và Klaus và đứa con chưa sinh luôn trong đầu tôi. Tôi không thể biết họ tồn tại qua cuộc chiến như thế nào, nhưng mẹ tôi đã nói với tôi qua điện thoại là quân Mỹ chiếm Leipzig thay vì quân Nga, và tôi cố gắng tập trung trong sự kiện đó - nó có nghĩa là họ có cơ hội để sống tốt hơn. Nhưng ngay cả nếu họ còn sống sót, họ sẽ sống như thế nào đây? Tôi cố gắng để họ ra khỏi đầu óc, nhưng không thể được.
Việc thua trận cũng giày vò tôi. Bị bắt luôn là điều có thể đối với chúng tôi, nhưng sự đầu hàng của đất nước... Tôi cảm thấy sửng sốt, hầu như là tôi đang ở trong cơn ác mộng của ai đó. Cuộc chiến phá vỡ cuộc sống của tôi và để lại một khoảng trống sâu đậm. Gia đình và cuộc sống bình thường là những điều mà có thể là tôi không bao giờ được thấy lại. Tôi phải học để điều chỉnh lại là chúng tôi đã thua trận và tình trạng của tôi là tù binh. Đó là cảm giác của sự tuyệt vọng hoàn toàn. Đất nước Đức bị chia đôi cả về địa lý và tư tưởng, và hầu như nó sẽ không tồn tại như một quốc gia nguyên vẹn một lần nữa.
Tôi bỏ nhiều thời giờ trong 3 tuần đầu tiên để nghiền ngẫm về những kinh nghiệm của nước Đức 6 năm vừa qua. Chúng tôi đã đi sai ở đâu? Tôi cảm giác là nước Đức chiếm lại Rhineland, Sudetenland, và hành lang Ba Lan vì những nơi đó bị tướt đi từ chúng tôi trong cuối WWI bởi hiệp ước Versailles. Hitler sáp nhập nước Áo là kết qua của cuộc bỏ phiếu toàn dân của dân tộc Áo. Tôi cảm nghĩ về cuộc tấn công Pháp là điều đúng vì Pháp tuyên chiến với chúng tôi. Bỉ, Luxembourg, và Hoà Lan không tuyên chiến với chúng tôi, tuy nhiên, chúng tôi đi qua nhưng nước này để vào nước Pháp. Chiếm đóng họ tạo ra sự tiện lợi cho chúng tôi; rõ ràng, nhìn lại, đó là những điều sai trái. Chúng tôi đã làm trong WWI và chúng tôi tự động làm lại lần nữa - và có thể bởi vì chúng tôi làm lần đầu, nên hình như được chấp nhận để làm lần thứ hai. Chúng tôi cần Na Uy vì tài nguyên của nó và để bảo vệ sườn Bắc từ người Anh - nhưng bây giờ tôi có thì giờ để suy nghĩ về hành động của chúng tôi, tôi phải thừa nhận là chúng tôi không có quyền để tấn công và chiếm đóng Na Uy. Bây giờ nó chỉ mới bắt đầu mở lối cho tôi thấy rằng các đối xử của chúng tôi đối với các nước khác là nhưng sự kiêu căng, ngạo mạn - và chỉ bào chữa rằng chúng tôi cảm thấy cần thiết là cho nhu cầu của chúng tôi. Đối với Liên Bang Sô Viết, chúng tôi thù hận khái niệm Cộng Sản và cảm thấy chính quyền Sô Viết là tàn bạo và nô dịch hoá dân Nga, nhưng điều đó không đủ để cho phép chúng tôi vi phạm chủ quyền của họ. Tất nhiên, chúng tôi không chỉ đánh Cộng Sản; khái niệm "Lebensraum", không gian sinh tồn, đã là sự biện hộ về việc sáp nhập Ukraine vì khả năng sản xuất lương thực và Caucasus về tài nguyên dầu mỏ. Chúng tôi đã hành xử dưới lý thuyết "có thể-làm cho-có lý".
Mọi việc đi qua suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu nhận thấy là tôi đã nên nghĩ về chúng trong thời gian chúng đang xảy ra - nhưng lúc đó tôi là người lính, và người lính không thắc mắc về lệnh của cấp trên. Tôi đã không đắn đo chấp nhận những triết lý tàn bạo "làm cho có lý"; sự kiêu ngạo của thái độ quốc gia chúng tôi chưa đến với tôi lúc đó. Mạc dù sự vâng lệnh mù quán có thể là cách quân sự duy nhất để giữ binh lính tập trung trong công việc trước mắt, và sự nhận thấy đó tôi đã để cá nhân tôi trở thành một bánh xe không suy nghĩ trong bộ máy quân sự của Hitler bây giờ làm tôi chán nản. Nhũng gì đã bắt đầu - ít ra trong đầu óc tôi - là những cố gắng lấy lại công đạo của hiệp ước Versailles đã đưa lên quá xa, qua khỏi bất cứ thứ gì mà không ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng. Trong hồi tưởng, tôi nhận ra rằng tôi - và vô số những người như tôi - đã giúp Hitler bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới giết hại hàng chục triệu người và phá huỷ đất nước của chính mình. Tôi tự hỏi là tôi có bao giờ nghĩ đến những điều này nếu chúng tôi thắng cuộc chiến. Tôi phải kết luận chắc là không. Đây là bài học của sự thua trận, không phải chiến thắng.