watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức-P 4: Chương 29 - tác giả Ted Brusaw và Siegfried Knappe Ted Brusaw và Siegfried Knappe

Ted Brusaw và Siegfried Knappe

P 4: Chương 29

Tác giả: Ted Brusaw và Siegfried Knappe

Người Nga hỏi cung chúng tôi thường xuyên trong suốt thời gian ở tù. Một người lính đến vào đưa chúng tôi vào văn phòng cho cuộc hỏi cung.

Trong một cuộc hỏi cung bình thường, họ hỏi những câu hỏi như "Anh ở đơn vị nào?", "Anh đã làm gì?", "Anh đã ở đâu trong nước Nga?", "Thời gian nào?" Họ biết tên và phiên hiệu tất cả các đơn vị quân đội Đức, và họ cũng có khái niệm rất rõ về những gì đã xảy ra và ở đâu. Những tù binh Đức nào đã ở những người làng bị phá huỷ hay những nơi có thường dân bị giết là lãnh đủ từ người Nga. Bất cứ ai đã ở trong một đơn vị nào đã gây ra những hành động đó không có cơ hội thoát xử bắn, hoặc bị bỏ đói hay làm việc đến chết.

Các cuộc hỏi cung của tôi khác hơn từ lúc đầu, vì tôi là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn xe tăng 56 trong suốt thời gian phòng ngự Berlin và đã ở trong căn hầm của của Dinh Quốc Trưởng trong cuối cuộc chiến. Người Nga muốn gắn lại hoàn toàn những gì đã xảy ra vào lúc cuối, nên họ dồn tất cả những ai mà họ tìm thấy đã ở đó. Tin tức đầu tiên mà họ muốn biết khi chúng tôi đầu hàng ở Berlin là về Hitler, Boebbels, Bormann, và những người quan trọng khác trong hệ thống Quốc Xã. Họ muốn tìm ra những người lãnh đạo mà họ tin rằng vẫn còn ở Berlin vào phút cuối. Điều kế tiếp là họ muốn nghiên cứu sâu vào lý thuyết chiến tranh và chiến đấu của Đức. Họ muốn biết về những điều đó từ bất cứ ai, cấp bậc nào.

Người Nga cũng nghĩ là chính quyền Đức đã thiết lập kế hoạch chóng đối ở Đức sau khi đầu hàng. Sự thật là, có những lời nói về những cuộc chống đối du kích, và hình như có một số kế hoạch (du kích bị gọi là "chó sói"), nhưng những gì tôi biết là không có những chuyện đó. Người Nga cũng lo ngại về điều đó, và đó là một trong những việc mà họ hỏi tôi. Tất nhiên, tất cả mà tôi biết là những lời đồn đại.

Chuyện khác mà họ muốn biết là những gì mà họ cho là "tội phạm chiến tranh", chủ yếu là ở Nga những cũng bao gồm luôn những quốc gia Đông Đức mà họ chiếm đóng. Trong suốt tất cả các cuộc hỏi cung, họ muốn biết là chúng tôi có ở nhứng nơi mà du kích của họ bị xử tử hay bất cứ chuyện gì xảy ra. Nếu họ tìm thấy điều gì, họ đào xâu vào điều đó.

Người hỏi cung tôi ở Krasnogorsk trong hầu hết các cuộc hỏi cung là Đại Tá Stern. Ông ta cao hơn người bình thường 1 chút, ăn mặc rất chỉnh tề, có dáng dấp người Trung Âu, và hơi ốm. Ông ta khá đẹp trai, thông minh, học thức, và là một người có văn hoá và nói tiếng Đức không có giọng người nước ngoài và luôn luôn mặc đồ dân sự. Ông ta hoàn toàn khác với những sĩ quan trong trại, những người trông giống nông dân. Ông ta hỏi cung tôi khoảng 4 tuần 1 lần. Ông ta là người Do Thái, và trong cuộc hỏi cung đầu tiên, ông hỏi về Auschwitz.

"Ông là người sĩ quan Nga thứ hai hỏi tôi về điều đó," Tôi nói, có một chút tò mò. "Người đầu tiên, ở Berlin, đã trở nên giận dữ và nói, "Đừng giả vờ là anh không biết!" Có điều gì mà tôi không được biết hả?"

Stern tìm kiếm trong mắt tôi một lúc lâu rồi trả lời. "Trại tập trung ở Auschwitz là một trong vài trại giết người, nơi hàng triệu người Do Thái và Đông Âu đã bị giết chết," ông ta nói với một vẽ khinh miệt rõ ràng. "Và tôi không tin là anh không biết gì về nó. Sau cùng, anh đã ở ngày trong Dinh Quốc Trưởng."


Tôi chắc rằng những lời rõ ràng dối trá đó là cái bẫy gì đó. Những gì ông ta nói chưa chắc đã đúng, nhưng tôi quyết định đi hàng hai với ông ta cho đến khi tôi tìm ra ông ta muốn gì.

"Tôi không có thời giờ cho bất cứ việc gì ngoài chiến đấu ở Berlin." Tôi nói "thậm chí không đủ thời gian cho nó."

Mặc dù không dễ dàng, nhưng tôi đã làm cho ông ta tin rằng tôi không biết chút gì về Auschwitz cũng như các trại giết người khác.

"Nhưng anh biết về các trại tập trung?" Cuối cùng ông ta hỏi.

"Vâng, tôi biết về Dachau là nơi chính quyền giam giữ những người khích động chính trị, người Do Thái, và những người đồng tình luyến ái. Những điều này được đưa trên báo, nhưng không biết gì về việc người ta bị giết."

Sau đó, Stern không bao giờ đưa ra đề tài này. Ông ta hỏi những câu hỏi rất chi tiết về những sự kiện quân sự ở Berlin. Tôi không bao giờ bị chống đối không vui trong các cuộc hỏi cung. Ông ta không bao giờ ghi chép, nên tôi biết là ông ta chỉ theo những thông tin nhỏ. Ông ta muốn tìm hiểu về ngày giờ, về những trận đánh giữa sông Oder và Berlin, về trận đánh ở Berlin, và những nguời chỉ huy ở đó. Sau khi tôi thuyết phục ông ta là tôi không biết gì về những trại diệt chủng, những câu hỏi ông đưa ra chỉ là về lịch sử quân sự.

Sau khi những người hỏi cung thoả mãn về những gì xảy ra ở Berlin, họ muốn biết về cuộc chiến ở Nga năm 1941. Họ muốn biết tôi ở đâu, khi nào, và trong những đơn vị nào. Họ cũng tỏ ra thích thú để biết đến những người Nga hợp tác với chúng tôi. Tất nhiên, nhiều người Nga phía sau mặt trận làm việc cho chúng tôi ở bệnh viện, các trạm tiếp vận, và tương tự. Người Nga luôn luôn muốn biết tên tuổi của họ, nhưng họ biết là tôi luôn ở tuyến đầu trong thời gian tôi ở Nga và họ luôn bỏ chúng khi tôi nói tôi không biết ai.

Tất cả các cuộc hỏi cung luôn bao gồm một loạt các câu hỏi chung chung, và nếu ai đó bị vấp và nói gì đó khác trước, người Nga trở nên nghi ngờ và buộc tội nói dối. Rồi họ thật sự tấn công để tìm ra những gì anh ta giấu diếm. Họ chộp được nhiều người bằng cách đó, và thật kinh hoàng cho những ai bị chộp. Những ai giấu diếm chuyện gì, những ai nói điều gì ngu ngốc, hoặc những đơn vị trong sự chú ý của người Nga, hoặc những ai họ nghĩ có thể hợp tác với họ bị hỏi cung thường xuyên hơn chúng tôi.

Những người hỏi cung đều là nhân viên NKVD, và tất cả bọn họ ngoại trừ Đại Tá Stern đều mặc quân phục Nga, nhưng mũ màu khác. Một lần tôi bị hỏi cung bởi một người khác, người phiên dịch là một nữ thiếu uý khá trẻ. Có một lúc, người hỏi cung để tôi ngồi một mình với cô gái. Tôi vừa nói tôi đã ở Ý, và trong khi người hỏi cung không có ở đó, cô ta nói với tôi là cô ta cũng đã ở Ý. Chúng tôi nói chuyện về Ý, và cô ta hỏi tôi có biết bài hát Ý "Parla mi d''amore" ("Speak to Me of Love" - "Hãy nói lời tình yêu"), và cô ta hát vài lời về bài hát. Chúng tôi nói chuyện thân mật vài phút, nhưng khi người hỏi cung quay lại và cô ta trở nên điềm tĩnh và nghiêm túc trở lại. Rõ ràng là cô ta đã ở Ý để làm gián điệp, vì thường các sĩ quan Nga không đi Ý trước khi hay trong cuộc chiến. Đó là một trong vài ví dụ khi tôi thấy một vài tính cách con người bình thường từ người Nga, mặc dù Đại Tá Stern tỏ ra một ít tính cách con người trong trường hợp chỉ có 2 người với nhau.

Tôi nhanh chóng học tiếng Nga để hiểu những câu hỏi của người hỏi cung, mặc dù tôi không bao giờ cho họ biết điều đó, vì giả vờ không biết cho tôi nhiều thời giờ chuẩn bị câu trả lời trong khi người thông dịch chuyển ngữ câu hỏi. Điều này rất quan trọng, vì thỉnh thoảng chỉ cần 1 từ về việc chặt cây làm hầm hay để đốt lửa ở Nga, hay cho ngựa ăn từ lương thực Nga, hay cho nổ một cây cầu trong lúc rút lui ở Nga, có thể sau này là bản án 25 năm trong trại lao động. Đó là trò chơi nhỏ mà họ "sáng chế" sau này, khi họ muốn có lý do để không thả một số người về. May mắn, chuyện của tôi đáng tin được và phù hợp. Tôi làm cho họ tin là tôi không bao giờ có vấn đề với tiếp vận trong suốt cuộc tấn công nước Nga vì chúng tôi luôn ở trên con đường quốc lộ và dòng tiếp vận của chúng tôi luôn được đưa đến nơi. Câu chuyện của tôi luôn lôgic và tôi không bao giờ bị vấp, nên họ tin nó. Tôi may mắn là tôi luôn nằm dọc theo tuyến tiếp vận chính trong suốt cuộc tấn công nước Nga, và tôi nằm bệnh viện và đi học khá nhiều, và tôi không bao giờ ở không đúng chỗ, không đúng thời gian - ví dụ, nơi một ngôi làng bị tiêu huỷ.


Tôi luôn vô cùng cẩn thận về những gì tôi nói ở các cuộc hỏi cung. Tôi tạo ra một đường lối là không bao giờ nhận rằng binh lính trong pháo đội của tôi giết một con gà hay dùng củi hay rơm rạ của người Nga, nhưng tôi luôn cẩn thận không nói dối với họ những chuyện khác. Họ sẽ hỏi lại câu hỏi đó vào năm tới, nhưng ở một góc độ khác, và họ sẽ chộp được ngay nếu bạn nói dối. Tôi không bao giờ nói lời nào hơn sự cần thiết tuyệt đối, nhưng cũng không ít hơn để cung cấp một câu trả lời có lý do. Tôi cố gắng không tỏ thái độ chống đối Liên Bang Xô Viết, nhưng khi bị hỏi, tôi luôn cho rằng nước Đức có những quan hệ tốt với các quốc gia khác để hợp tác với nhau sau chiến tranh, ngay cả khi nước Nga đang đứng trên đỉnh cao về quyền lực. Nếu bị đào sâu, tôi nói thẳng với họ là tôi không tin chế độ Cộng Sản là tốt cho 1 chính thể ở Đức, nhưng tôi cẩn thận không phê phán hệ thống của họ hay ca ngợi chủ nghĩa phát xít.

Sau mỗi cuộc hỏi cung, chúng tôi phải ký vào biên bản, và bất cứ cái gì trong đó đều có thể được dùng để chống lại chúng tôi. Có một lần, người hỏi cung bắt tôi phải ký một biên bản bằng tiếng Nga, và tôi không chịu ký vì tôi không thể đọc chúng. Người hỏi cung trở nên giận dữ và bắt đầu la hét, nên tôi viết "Tôi không hiểu tiếng Nga" và ký ở đó. Ông ta càng giận dữ hơn nữa, nhưng tôi từ chối ký thêm trong bất cứ hình thức nào, vì nếu tôi ký, nó có thể bảo đảm cho cái chết của tôi.

Một chủ đề khác mà các cuộc hỏi cung của họ để lấy tin tức từ tù nhân để xem xét có nên dùng người đó làm gián điệp cho họ hay không.

Chúng tôi liên tục có tù nhân đến Krasnogorsk và đi từ nhà tù Lubyanka và Butyrka ở Moscow. Tôi may mắn là không bị đưa đến các nhà tù chính trị đó và ở tất cả các năm tù của tôi trong trại tù, nơi chúng tôi có thể đi lại trong khoảng 300 x 150 mét thay vì trong xà lim 4 x 5 mét có lúc cho 6 người. Trong trại, chúng tôi luôn bị giám sát bởi bọn "hoạt động" và lính gác Nga, nhưng chúng tôi ít nhất có thể đi lại. Những người tù đặc biệt quan trọng được giữ ở Lubyanka và Butyrka để người Nga có thể hoàn toàn kiểm tra họ. Khi người Nga nghĩ rằng họ đã có tất cả các tin tức mà ai đó có thể cung cấp cho họ, họ đưa người đó từ Lubyanka hay Butyrka đến Krasnogorsk. Họ vẫn hỏi cung mọi người trong những khoảng thời gian đều đặn, tuy nhiên, khi họ phát hiện được chuyện gì đó về ai đó mà trước đây không để ý đến, họ sẽ đưa người tù trở lại Lubyanka hay Butyrka.

Mỗi tuần, những nguời mới được đưa đến từ các nhà tù chính trị, luôn với khuông mặt xanh xao - trắng nhợt, vì họ không bao giờ thấy ánh mặt trời trong xà lim. Trong thời gian đầu , họ sợ bất cứ ai và việc gì. Họ rất im lặng và vô cùng cảnh giác. Những người này rất dễ làm mồi cho bọn "hoạt động" và "ăng ten". Họ thường thua cuộc trong những cố gắng của bọn "hoạt động" bắt họ hợp tác hay đi về hướng ngược lại là công khai chống lại bọn chúng - trường hợp này, họ có thể bị biến mất.

Von Dufving, Refior, và Weidling đều ở Butyrka, cũng như nhiều tướng Đức và sĩ quan tham mưu. Khi người Nga xong việc với họ, họ được đến trại chúng tôi nếu họ không bị coi là nguy hiểm; nếu không thì bị đưa đến trại lao động. Refior được đưa đến trại chúng tôi, và von Dufving bị đưa đến trại lao động. Ở trại lao động mà von Dufving bị đưa đến, người Nga rõ ràng cố ý để tù nhân chết, bắt họ ở trong thời tiết khắc nghiệt, lao động nhiều giờ, phần còn lại, là không đủ thức ăn. Nó cũng gần Bắc Cực, nơi tối tăm vài tháng trong một năm và bị đẩy xuống tận đấy cùng cực. Von Dufving sống sót ở đó 2 năm.
Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức
Lời Mở Đầu
Phần 1: Chương 1
P 1: Chương 2
P 1: Chương 3
P 1: Chương 4
P 1: Chương 5
P 1: Chương 6
P 1: Chương 7
Phần 2: Chương 8
P 2: Chương 9
P 2: Chương 10
P 2: Chương 11
P 2: Chương 12
Phần 3: Chương 13
P 3 : Chương 14
P 3 : Chương 15
P 3 : Chương 16
P 3 : Chương 17
P 3 : Chương 18
P 3 : Chương 19
P 3 : Chương 20
P 3 : Chương 21
P 3 : Chương 22
P 3 : Chương 23
P 3 : Chương 24
Phần 4: Chương 25
P 4: Chương 26
P 4: Chương 27
P 4: Chương 28
P 4: Chương 29
P 4: Chương 30
P 4: Chương 31
P 4: Chương 32
P 4: Chương 33
P 4: Chương 34
P 4: Chương 35
Phần Kết