watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thằng người gỗ-Chương 24 - tác giả Carlo Collodi Carlo Collodi

Carlo Collodi

Chương 24

Tác giả: Carlo Collodi

Bích nô cô muốn đến nơi để cứu bố nó cho kịp, nên nó lội suốt cả đêm. Cái đêm mới ghê sợ làm sao! Trời mưa như thác đổ. Những tiếng sét vang rền.
Qua ngày sau, cách nó không bao xa, Bích nô cô thấy một giải đất. Đó là một hòn đảo ở giữa biển.
Nó cố sức bơi cho đến nơi, nhưng không sao đến được. Những đợt sónt đuổi nhau và phủ lên nhau đã dồi dập nó như một cọng rơm.
Sau cùng may nhờ có một đợt sóng rất mạnh tấp thẳng nó vào bờ. Sóng vỗ mạnh quá đến nỗi nó nghe răng rắc ở xương sườn và mấy khớp xương. Nhưng nó tự an ủi và nghĩ thầm:
- Lần này hẳn mình được thoát nạn.
Trời tỏ rạng lần lần. mặt trời nhô lên chói lọi. Biển trở lại yên tĩnh như một lớp dầu.
Bích nô cô trải áo ra phơi và nhìn quanh quẩn bốn bề xem thử có chiếc thuyền nào trong có người không?
Nhưng nó tìm mãi, tìm mãi mà chỉ thấy trời với biển. Một vài cánh buồm xa xa, xa quá nên trông không lớn hơn một con ruồi.
Nhưng ít nhất ta cũng phải biết là hòn đảo này có phải toàn những người lương thiện ở không? Những người lương thiện là những người không độc ác, bắt trẻ con treo lên cành cây. Nhưng mà hỏi ai bây giờ? Hỏi ai? Vì ở đây chẳng có một ai cả.
Nghĩ đến việc ở một mình trên một hòn đảo hoang vắng. Bích nô cô buồn quá nên nó khóc.
Bỗng nó trông thấy cách nó không bao xa, một con cá, nhô đầu lên khỏi mặt nước đang yên lặng bơi đi.
Không biết làm thế nào gọi, Bích nô cô mới hét vang lên như tiếng chuông để cho cá nghe được.
- Này ông Cá ngoài kia! Ông cho tôi hỏi một lời này nhé?
- Nếu bác muốn hỏi thì hai lời cũng được, lựa là một lời!
Con cá này thuộc loài hải trư, nó rất lễ phép. Ở các miền biển khác tưởng không có được mấy con lễ phép như thế.
- Bác vui lòng cho tôi biết trên đảo này có nơi nào kiếm ra cái ăn mà không nguy hiểm đến tính mệnh không?
- Có chứ! Hải trư đáp. Ở gần đây bác muốn gì cũng có cả.
- Phải đi con đường nào hử bác?
- Theo con đường bên tay trái. Bác cứ thẳng một mạch như thế mà đi thì khỏi lạc.
- Còn điều này nữa. Bác lội luôn đêm luôn ngày ở dưới biển, thế bác có thấy một chiếc ghe với ông bố tôi ngồi trong ấy không?
- Bố bác là ai?
- Bố tôi là một ông bố tốt nhất trên cõi đời, còn tôi là đứa bé hư hỏng nhất.
- Theo như cơn bão hồi hôm, chiếc ghe có lẽ bị đắm mất rồi.
- Còn bố tôi?
- Trong giờ phút này có lẽ ông ta đã bị con Nhám Xà hung tợn ăn thịt mất rồi. Con cá hung tợn này trong mấy ngày nay đã gieo sự khủng hoảng cho bờ biển chúng tôi.
Bích nô cô run sợ hỏi:
- Con Nhám Xà ấy có to lớn lắm không?
- Còn phải nói! Muốn cho bác có một ý niệm về sự to lớn của con cá ấy, tôi xin nói rằng nó lớn hơn cả một toà lầu năm tầng, miệng nó rộng và sâu đến nỗi một đoàn tàu hỏa đi vào một cách dễ dàng.
Bích nô cô hoảng sợ hét lên:
- Trời đất ơi::
Nó vội vàng mặc quần áo lại, xây qua phía hải trư nói:
- Xin chào bác nhé! Và xin bác tha lỗi vì tôi đã trót quấy rấy.
Nói xong, Bích nô cô đi theo con đường nhỏ, đi rất nhanh đến nỗi người ta tưởng lầm là nó chạy. Hễ nghe tiếng động, nó lại ngẩng đầu nhìn lui. Nó chỉ sợ bị con Nhám Xà đuổi. Cái con Nhám xà to như tòa lầu năm tầng và có thể nuốt được cả đoàn tàu hỏa.
Đi được nửa tiếng đồng hồ, nó đến một xứ gọi là xứ Loài ong cần mẫn. Ngoài đường đầy những người qua lại, ai chăm lo công việc nấy. Người nào cũng có việc để làm. Không có lấy một đứa lêu lỏng, một đứa ma cà bông, cho dẫu thắp đuốc cũng không tìm thấy.
Bích nô cô quen thói lười biếng tự nhủ:
- Đây không phải là nơi ta nên tới. Vì ta có phải sinh ra đời để làm việc đâu ?
Đã hai mươi bốn tiếng đồng hồ nó chưa ăn uống gì cả, dù là một nhúm đậu xấu cũng vậy. Nó thấy cồn cào trong ruột.
Biết thế nào bây giờ ?
Chỉ có hai cách làm cho dịu bớt bệnh đói. Kiếm việc làm hoặc ngữa tay xin một mẫu bánh.
Ngữa tay xin là một điều đáng thẹn, vì bố nó đã từng nói với nó :
- Chỉ có những ông già, những người tàn tật mời có quyền xin ăn mà thôi. Trên đời này, những người thật nghèo khổ, những người đáng giúp đỡ, những người đáng thương xót là những người vì tuổi tác vì bệnh tật nên không thể nào kiếm miếng ăn được. Còn những kẻ khác đều có bổn phận phải làm việc. Nếu không chịu làm việc thì phải chịu đói khát, thật là đáng kiếp.
Lúc ấy trên đường có một người mệt nhọc và thở hào hễn, một mình nặng nề kéo hai cái xe bò đầy than.
Bích nô cô xem diện mạo ông ta, đoán là người tốt, nên đón đường ông ta lại. Vì thẹn thùng nó không dám nhìn lên, cúi mặt xuống và nói :
- Xin ông làm phúc bố thí cho tôi một xu, không thì tôi chết đói mất !
- Không những một xu, mà tao cho mày bốn xu nữa đó ! Nhưng mày phải giúp tao đẩy cái xe bò này về tận nhà đã.
Bích nô cô :
- Tôi nói để ông biết rằng : Trong đời tôi không bao giờ tôi quen đẩy xe bò cả.
Ông bán than :
- Càng hay cho mày! Nếu mày có bị chết đói thì đem cái kiêu ngạo của mày ra mà ăn, nhưng khéo kẻo trúng thực đấy!
Vài phút sau, một người thợ nề, trên vai mang nặng thúng vôi đi qua.
- Ông ơi! Bố thí cho thằng bé này một xu kẻo nó sắp chết đói đây!
- Được! Đi với tao! Giúp tao mang thùng vôi này về nhà. Không những một xu mà tao cho mày năm xu đó!
- Nhưng mà vôi nặng lắm, tôi không muốn nhọc xác làm gì.
- Nếu mày không muốn nhọc xác lại càng hay! Cứ việc mà chết đói.
Nửa giờ sau, có đến vài mươi người đi qua. Bích nô cô xin người nào họ cũng trả lời như nhau cả.
- Sao? Mày không thẹn à? Kiếm việc mà làm! Tập tành để kiếm miếng ăn chẳng hơn là chơi bời lêu lổng giữa đường à?
Cuối cùng, Bích nô cô gặp một thiếu phụ xách hai hũ nước.
Bích nô cô khát quá!
- Thưa bà cho cháu uống vài ngụm nước trong hũ này!
- Được! Cho con uống đó. Bà vừa nói vừa đặt hũ xuống.
Bích nô cô uống rất nhiều, khi uống xong, nó lau miệng nói nho nhỏ:
- Bây giờ thì hết khát rồi, nhưng còn đói lắm.
Nghe thế, thiếu phụ bảo:
- Nếu con giúp ta mang hai hũ nước này về nhà, ta sẽ cho con một chiếc bánh.
Bích nô cô nhìn hũ nước không nhận lời, cũng không từ chối.
- Ta lại cho con một dĩa su lơ trộn giấm để ăn với bánh.
Bích nô cô lại đưa mắt nhìn hai hũ nước, không nhận lời cũng không từ chối.
- Ăn su lơ xong, ta lại cho con kẹo rượu mùi.
Món sau cùng này đã quyến rủ Bích nô cô khiến nó cầm lòng không được, nó quả quyết:
- Thôi để con xách hũ nước về cho bà.
Hũ nặng lắm, Bích nô cô xách không nổi, nó phải đội lên đầu. Lúc về đến nhà, bà cho nó ngồi vào bàn ăn đã dọn sẵn đầy cả các món đặt trước mặt nó: bánh, su lơ trộn giấm, mứt, kẹo.
Bích nô cô nhai nhai, nuốt nuốt như là bao tử của nó không ăn đã sáu bảy tháng.
Khi đã dịu bớt cơn đói, nó ngẩng đầu lên để cảm tạ vị ân nhân của nó. Nhưng vừa nhìn thấy thiếu phụ thì nó ngạc nhiên la lên một tiếng kinh dị. Hai mắt nó mở rộng ra, nỉa đưa cao lên, mồm đầy những bánh và su lơ.
Thiếu phụ cười và hỏi:
- Có điều gì làm cho con kinh ngạc đến thế?
Bích nô cô trả lời ấp úng:
- Vì cô giống… con nhớ rồi … phải … phải …phải … bà có mái tóc giống mái tóc của nàng tiên … nàng tiên ơi! Nàng tiên ơi! Chị hãy nói thật với em là chính chị, phải, chính chị đây rồi! Chị đừng làm em phải khóc nữa … Vì em đã khóc nhiều lắm rồi … nếu chị biết em đã khóc nhiều …
Nói đoạn Bích nô cô thổn thức khóc và nó phủ phục trước mặt thiếu phụ bí mật ấy và ôm lấy đầu gối.
Thằng người gỗ
Bức thư thay lời tựa
Vài lời về tác giả
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương Kết