watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Có gì để mở rộng tầm mắt - tác giả Nghiêm Lương Thành Nghiêm Lương Thành

Có gì để mở rộng tầm mắt

Tác giả: Nghiêm Lương Thành

Do tính chất của công việc, Trung có cái may mắn được đi nhiều nơi, đến tận các ngóc ngách của nhiều tỉnh; từ đồng bằng, duyên hải cho tới miền núi cao, lũng sâu.


Lần ấy, Trung và một số đồng nghiệp được giao nhiệm vụ đi làm Báo cáo nghiên cứu khả thi cho một số tiểu dự án. Trong các tiểu dự án họ phải làm, có một số thuộc Phú Yên, một số thuộc Gia Lai. Công việc ở Phú Yên diễn ra khá thuận, nhưng ở Gia lai thì lại cả là một vấn đề. Khi đến xã Thắng Lợi thuộc huyện Ayun, một xã chỉ cách đường 19 khoảng 40 km, con đường được coi là tốt nhất của Miền nam trước năm 1975, họ phải mất khá nhiều thời gian mới làm cho người dân hiểu và tham gia vào các hoạt động của dự án; rằng tại sao phải quy hoạch sử dụng đất, phải giao đất cho dân bằng sổ đỏ; tại sao phải bảo vệ rừng, phải trồng thêm rừng; tại sao phải phát triển kinh tế gia đình, phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn … Cũng phải thôi: Người dân ở đây nói tiếng phổ thông còn chưa thạo, quanh năm chẳng biết sách báo là gì. Sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên và việc hái lượm trong rừng. Số ít những người khoẻ mạnh thì vào rừng, chọn những cây gỗ quý, hồn nhiên đốn hạ rồi xẻ ra thành từng hộp, đem bán cho cánh lái gỗ chui lủi với giá rẻ như bèo. Khi chuyện trò với người dân mới biết, thậm chí có một số cụ già chưa biết đường nhựa là gì bởi cả đời chưa bao giờ ra tới đó.


Đoàn công tác của Trung được uỷ ban xã bố trí cho ngủ tại trụ sở uỷ ban. Hôm đầu tiên, đoàn đi thực địa cả ngày, rà soát lại kết quả thống kê quỹ đất đai do Báo cáo tiền khả thi đưa ra. Lường trước phải chiều muộn mới về được, Trung bèn nhờ Đinh Dêch, chủ tịch xã, bố trí người nấu giúp cơm chiều và dặn nếu đoàn về muộn thì anh em trong uỷ ban cứ ăn trước, đừng chờ. Lương thực và thực phẩm đoàn có đem theo nên cũng không phiền gì lắm. Xẩm tối hôm ấy, sau một ngày leo rừng lội suối mỏi nhừ, về đến nơi thấy mọi người đang ăn. Một anh trong đoàn nhìn thức ăn trên mâm chẳng có gì thì kêu lên: “Sao các anh không ăn thịt gà ?”. Cậu cán bộ công an xã cười: “Không cần đâu, được ăn cơm không thế này là sướng rồi mà !”.


Câu nói đó khiến Trung giật mình, ái ngại. Cán bộ còn như vậy, dân thì sao ? Thế là, vào một buổi trưa, Trung quyết định rủ Đinh Dêch cùng đi vào buôn để xem bữa ăn của dân trong buôn như thế nào. Đa số các nhà khép cửa và có một cành cây để phía trước. Nghe Đinh Dêch giải thích, mới biết đấy là thông tin: Cả nhà đang đi rừng. Họ chỉ vào được hai nhà. Nhà thứ nhất, cả gia đình đang xúm quanh nồi cháo nấu với lá sắn (lá cây củ mì). Nhà thứ hai chỉ thấy có một cụ già. Hỏi: “Cụ ơi, cụ đã ăn gì chưa ?”. Đáp: “Ăn rồi”. “Cụ ăn gì ?”. Cụ già lấy tay trỏ vào cái gùi để bên cửa ra vào: “Ở trong nớ”. Nhìn vào bên trong gùi, thấy có mấy ngọn rau dài ngoẵng, những cái lá non còn chưa kịp lớn. Cầm lên, Trung nhận ra đấy là mấy ngọn Hà thủ ô. Thấy Trung tần ngần ngắm ngía mấy ngọn rau, cụ già nói tiếp: “Cái đấy đắng lắm, chúng mày không ăn được đâu ! Thằng Dinh Dêch nó biết đấy”. Lợi dụng lúc Đinh Dêch vừa đi ra ngoài, đang đà chuyện, Trung tranh thủ hỏi:
- Dân các buôn có sợ Đinh Dêch không ?
- Sao lại sợ ?
- Nó là chủ tịch xã mà !
- Không đâu. Nó đâu có làm gì mình, không ai sợ. Nó nói đúng thì làm theo thôi.
- Nó có tốt với dân buôn không ?
- Tốt nhiều chớ. Dân các buôn đói, nó cũng đói. Dân các buôn no, nó cũng no. Nó là người của chúng tao mà.
Quả thực, Đinh Dêch là một chàng trai tháo vát, xốc vác trong tất cả những việc có thể giúp ích được cho dân các buôn. Và như vậy, trên thực tế, anh luôn phải nhận phần thiệt về mình. Dân các buôn ai cũng biết điều đó. Nhiều việc dân chưa thông, nhưng anh bảo thì họ vẫn làm, không cần nhận thức sâu sắc, quán triệt cao độ như dân dưới xuôi. Ở nơi heo hút lạc hậu ấy, người ta không hiểu “quan” là gì, cả chủ tịch, cả dân đều là những người thuần phác, giản dị: trong lòng có điều bực bội thì mặt mũi liền cau có, thấy buồn thì khóc, có điều vui vẻ thì cười hở cả chục cái răng, thấy người trong buôn gặp được điều tốt đẹp thì mừng vui hồ hởi, gặp điều phải thì gật, thấy điều quấy thì bứt rứt không ưng … Thời gian đó Trung đã trở thành người của các buôn; Đinh Dêch và Trung cũng trở thành đôi bạn thân thiết.
So với Phú Yên, Đoàn mất đến gấp đôi thời gian để hoàn thành công việc. Các đồng nghiệp của Trung, chẳng cần phải bàn cãi, ai cũng quá hiểu một thực tế rằng đồng bằng và duyên hải là hai khu vực văn minh hơn miền núi. Lại thấy, từ nửa thế kỷ nay, vẫn có một khẩu hiệu “Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, nên Trung, mặc nhiên, cũng nghĩ như vậy. Thế là đúng. Chỉ có kẻ dở hơi mới làm cái việc cãi lại thực tiễn khách quan !

*

Không hiểu sao, khi đã lớn tuổi, vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhóm bạn của Trung thường thích tụ tập, ngồi với nhau với nhau một tý, nhâm nhi chén rượu, tào lao vui vẻ đủ các chuyện trên giời dưới đất. Một lần, vào một chủ nhật giá buốt, không hiểu thế nào, cái sự tào lao ấy lại lạc vào địa hạt văn hoá. Thế là một cuộc tranh luận ngoại ý đã bùng phát hào hứng giữa những gã ngoại đạo, vốn đang công tác ở một số ngành thuần tuý kỹ thuật. Chỉ riêng cái định nghĩa văn hoá là gì, đã mỗi người một ý. Người bảo: Văn hoá là văn minh, kẻ nói: Văn hoá rộng hơn, nó bao hàm cả văn minh … Ai cũng có lý của mình, không có trọng tài, thành thử, cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu. Duy có một điểm khiến cho tất cả thống nhất, đó là: Văn hoá, văn minh gì gì thì cũng tuân theo quy luật phát triển khách quan. Nghĩa là, theo thời gian, chúng không ngừng tiệm tiến tới cái chân, thiện và mỹ.
Chưa thấy thoả mãn, Trung liền tìm những cuốn sách chuyên luận về văn hoá để đọc. Sau một hồi tra cứu, tìm hiểu, thấy phức tạp quá, không thể nhớ và hệ thống lại được. Lại thấy có một cuốn nói rằng các học giả, đông tây kim cổ, đã đưa ra có tới trên 150 định nghĩa về khái niệm văn hoá ! Thế thì gay rồi. Trung chán nản, gấp sách lại và trong đầu chỉ còn đọng lại được vài điều. Ví dụ: vào nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà tư tưởng Đức đã hiểu văn minh là hoạt động gắn liền với việc cải thiện kết cấu xã hội; còn văn hoá là những nỗ lực nhằm hoàn thiện bên trong cá nhân con người.
Một tuần lễ trôi qua, bất chợt nghĩ lại, Trung đỏ mặt rồi phì cười một mình: Đúng là rỗi hơi, rách chuyện !

*

Sau đấy gần một năm, Trung có dịp trở lại công tác Gia lai. Trước khi xuống xã, anh đến làm việc với Ban quản lý dự án tỉnh. Khi hỏi thăm tình hình thực hiện đầu tư hiện trường ở xã Thắng Lợi. Ai cũng khen đấy là xã tốt; công việc triển khai chưa nhanh, nhưng làm đến đâu chắc đến đấy. Hỏi thăm đến chủ tịch xã, một cán bộ hiện trường ở tỉnh bảo: “Tay đó tốt lắm, không có hắn thì việc thực hiện đầu tư ở xã chưa biết sẽ ra sao. Mà này – anh nói như vừa chợt nhớ ra – tháng trước, bọn mình mở lớp tập huấn ở tỉnh về Quản lý và vận hành các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn, Đinh Dêch cũng đi dự đấy !”
Vào đến xã, nóng lòng gặp lại Đinh Dêch, Trung xộc ngay vào Văn phòng uỷ ban. Ngồi sau bàn của chủ tịch xã, anh nhận ra đấy là một cậu ở buôn trong.
- Chào Đinh Kông – Họ vồn vã bắt tay nhau – Đinh Dêch có ở đây không ?
Nét mặt Kông đang hớn hở, thoắt cái, đã ỉu xìu xìu. Anh nói với Trung, giọng rầu rầu:
- Dân bản không cho nó làm chủ tịch nữa rồi !
- Bây giờ là ai ?
- Tao.
- Ai cử mày ?
- Dân các buôn.
- Lâu chưa ?
- Chín ngày rồi.
- Tại sao vậy ?
- Đừng hỏi nữa, cái bụng tao nó buồn lắm, không có muốn nói.
- Nhưng … - Tôi cố dỗ dành - tao từ miền Bắc vào đây, mày phải nói thì tao mới nắm được công tác mà làm chứ ?
- Ừ, thì nói, nhưng lát nữa mày phải vào nhà uống rượu với nó đấy ! – Kông giao hẹn.
- Nhất định rồi, nó là bạn tao mà.
- Hồi tháng trước Đinh Dêch đi tập huấn ở tỉnh. Người học ai cũng nhận được tiền tiêu vặt. Có tiền trong túi, mấy thằng bên huyện K’bang rủ nó đi hát Kara … gì ấy. Vừa hát vừa uống bia lạnh; có cả con gái đẹp ngồi bên cạnh. Nó thích quá. Lúc về xã, đem kể cho lũ thanh niên nghe. Không biết thế nào, dân các buôn biết được, rồi đùng đùng kéo đến uỷ ban, bảo nó không được làm chủ tịch xã nữa và còn phạt vạ nữa đấy.
- Nhưng việc đó phải có quyết định của chủ tịch huyện chứ ?
- Tao không biết cái ấy. Nhưng dân muốn thế, huyện phải theo dân thôi.
- Mày có thích làm chủ tịch xã không ?
- Thích ! Nhưng không dám thích đâu !
- Sao lại thích mà không dám thích ?
- Thằng Dêch nó giỏi nhiều, làm được nhiều việc; tao không giỏi, làm việc thấy run lắm !
Kông mở ngăn kéo, lấy ra một tờ giấy đưa cho Trung: “Vừa nhận được chiều hôm qua đấy”. Nhìn kỹ, thì ra là cái Quyết định của huyện bổ nhiệm Đinh Kông làm chủ tịch xã thay cho Đinh Dêch. Thế rồi, quên cả chào Kông, tay vẫn cầm tờ Quyết định, Trung lao như bay về phía nhà Đinh Dêch, đầu óc nóng váng lên một câu hỏi: Rốt cuộc, thế nào là văn minh ?!

*

Sau đợt công tác, trở về Hà Nội, Trung sốt ruột, gọi điện, hò đám bạn bè đi uống bia để trút cho nhẹ bớt cái bầu tâm sự lạ lùng ấy. Khi cả bọn đã tề tựu đủ mặt, Trung không chờ được, mới bứt rứt thổ lộ:
- Này các ông, tôi mới đi Tây Nguyên ra, có chuyện này …
- Lại chuyện mấy ông bà chưa biết chữ chứ gì ? - Một người bạn thô bạo cắt ngang - Thôi, con lạy bố ! Nghe mãi rồi. Lạc hậu chết đi được. Có gì để mở rộng tầm mắt !

Tháng 9 năm 2006

Các tác phẩm khác của Nghiêm Lương Thành

Xuân tàn hoa nở

Về quê

U60

TRƯƠNG CHI ĐỜI NAY

Tôi với ông có họ mà!

Thẹn

Thằng Bờm

TÂM SỰ CỦA MỘT CHÚ CHÓ

SĂN TIỀN

Phật ơi sao lại thế

Ông Cò Loan

Nước nguồn

Nhân xả ngã dụng

NHẪN

Nhà mới

Người Tây

Ngọc thực

Mùa Xuân

Mùa mưa

Mây bay trên đầu và nắng trên vai


Lính mới tò te

Lão Phệ

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Khóc và cười

Khen chê

Hút thuốc lá

Hơn cả bố cháu đấy !

Hơi bị đểu!

Hoài của

Hoa Tươi

He ...he

Giời sinh ra thế

Gia Đình

GIẢ CẦY

Được và Mất

Độn

Đi Giật Lùi

Đèn đỏ

Đàn bà vẫn là giống yếu

Danh lợi

Cuộc đời vẫn đẹp sao??

Con lạy bố !

Chợ búa

Chị Yên

Chỉ là một quãng ngắn

Cảm và nghĩ về cái sự quảng cáo

Cảm ơn đồng chí

Cái mồm

Cái mặt không xài được

Anh Thường