watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cuộc đời vẫn đẹp sao?? - tác giả Nghiêm Lương Thành Nghiêm Lương Thành

Cuộc đời vẫn đẹp sao??

Tác giả: Nghiêm Lương Thành

Hôm đó là ngày con gái tôi thi vào đại học. Chẳng ai gọi, nó tự thức dậy từ lúc bốn giờ sáng. Tôi bảo: "Cứ ngủ tiếp đi, đến năm rưỡi bố gọi". Nó bảo: "Bố có tuổi rồi, bố cứ ngủ đi cho khoẻ, đến năm giờ con tự đi xe đạp đến trường, chuyện nhỏ như con thỏ ăn cỏ ấy mà, bố!". "Không được, đây là việc hệ trọng trong đời, bố phải đi cùng con mới được". Con bé nũng nịu: "Ứ, con lớn rồi, bạn bè trông thấy, con xấu hổ lắm". Tôi dỗ dành: "Đâu có riêng gì con, đứa nào chẳng có bố hay mẹ đưa đi. Mà, nói dại, việc thi cử bây giờ phức tạp lắm, lỡ có việc gì, đã có bố đứng ở cổng rồi, có vững tâm hơn không ?". Sự cương quyết của tôi, cuối cùng, đã khuất phục được con bé. Tuy là phụng phịu, nhưng nom mắt nó vui lắm; con gái út ít mà !
Rửa mặt xong, toan vào bếp nấu cho nó tí gì ăn lót dạ thì đã thấy hai bát mỳ nghi ngút khói đặt sẵn trên bàn.
- Bố ơi, bố ăn đi cho nóng.
Tôi hốt hoảng:
- Này, người ta bảo thi cử mà ăn mì thế này thì bài vở lằng nhằng, không thông suốt đâu !
- Không đâu bố ạ, sẽ liền một mạch như sợi mỳ thơm phức này ấy chứ !
Nó nhoẻn miệng cười, phô ra hai cái lúm đồng tiền bé tẹo hai bên má, rồi lấy đũa khều lên từ bát những sợi mỳ vàng óng, dài lẵng nhẵng, đùa với bố. Tôi thì biết tại sao. Khổ thân, nó là đứa bé ngoan lành chăm chỉ, thích cười thích đùa, và rất biết hoàn cảnh gia đình. Nhìn khuôn trán sáng mịn, đôi mắt trong trẻo của nó đang cười với bố, tôi vừa tự trách mình bất tài, không kiếm được nhiều tiền, vừa thầm cảm ơn ông trời đã ban cho tôi vật báu ấy.
Ngồi đằng sau xe, con bé cứ dúi mặt vào lưng bố mà hít hà.
- Con làm sao thế ?
Nó bật cười khanh khách:
- Con đang lấy cái hơi của bố vào người đấy.
- Để làm gì ?
- Để tăng công lực và thêm may mắn !
Hai bố con dừng xe trước cổng trường. Trước khi chia tay bố, nó bảo:
- Bố ơi, đứng đây cả ngày mệt lắm, bố đi làm đi, đến mười một giờ hãy đến đón con.
Tôi nghiêm nét mặt:
- Đã bảo rồi: hôm nay bố nghỉ phép, "hạ trại" ở cổng trường làm thế "ỷ dốc" cho con. Thôi, vào đi và nhớ không hấp tấp trong khi làm bài.
Con bé, lấm lét nhìn trước ngó sau rồi, như sáo mổ hạt đa, thơm đánh chụt vào cái má râu chưa kịp cạo của bố và chạy biến vào cổng trường. Tôi lững thững dắt xe sang phía bên kia đường, tìm một gốc cây trên vỉa hè "hạ trại" cho mát.
Đang loay hoay dựng cái xe thì nhác thấy một cục gì trăng trắng ngay dưới chân. Tôi nhặt lên: Một tập giấy nhỏ, trên đó có những dòng chữ li ti không rõ. Một người đàn ông đứng gần đấy, trông cử chỉ và cách ăn mặc có thể đoán được đấy là một công chức, dường như nhận ra cục giấy ấy, nét mặt hốt hoảng lẩm bẩm: "đoảng quá !" Anh ta tiến lại phía tôi: "Của con tôi đánh rơi đấy", rồi cầm vội lấy cục giấy ấy, hớt hải chạy qua đường và mất hút trong đám người đang đứng lơ ngơ trước cổng trường.
- Phao của chúng nó đấy ! - Chị hàng nước, ngồi sau chiếc bàn nhựa nhỏ bầy đầy những cốc chén, bánh kẹo, thuốc lá cạnh đấy, giải thích bằng một giọng thạo đời.
Một chị xồn xồn, chắc cũng đưa con đi thi, nghe được thì liền ngạc nhiên và tò mò hỏi chị hàng nước:
- Phao là cái gì hả chị ?
- Để giở ra chép bài ấy mà.
- Khổ thân ! - Chị xồn xồn kêu lên đến ai oán - Thế thì con tôi làm sao cho lại được với những đứa như thế ?
Gã xe ôm đang đứng tựa vào yên xe, từ nãy vẫn ngáp dài đợi khách, uể oải lên tiếng:
- Nhà chị vừa ở trên cung trăng xuống đấy à ? Là bản photocopy thu nhỏ các cuốn sách giáo khoa. Kỹ thuật này xem ra lạc hậu rồi, năm nay người ta chuyển sang dùng viễn thông kia ! Biết chưa ?
- Ối giời ơi, thế thì thằng bé hỏng thật rồi ! - Chị xồn xồn ôm mặt rền rĩ - Khổ thân con tôi, vừa bắt đầu vào đời mà đã gặp ngay yêu quái thì làm sao ngóc đầu lên được ! Xã hội ơi là xã hội !
Một ông già, khách hàng của chị hàng nước, từ nãy đến giờ không nói câu nào, quay sang phía chị xồn xồn:
- Chị ạ, bình tâm đi, cũng phải quen dần thì mới sống được. Chẳng cứ trong việc thi cử của các cháu, tài năng với tử tế bây giờ cũng chỉ … thế thôi, không khéo lại thành hoạ, nói ra buồn lắm. Chúng ta đang sống trong một nền "văn hoá phao" mà.
- Dài dòng quá cụ già ơi - Tay thợ cắt tóc đang loay hoay sửa lại chiếc gương treo lên một cái đinh to đóng vào thân cây xà cừ cho ngay ngắn, miệng ráo hoảnh - Thôi, nói cho dứt điểm: Thời buổi này, muốn tồn tại được ngon lành, cứ phải luôn quán triệt trước tác "Phi phao bất thành nhân". Đừng có cười rẻ rúng nó; sáu bảy mươi tuổi, tưởng đã chót đời mà vẫn chưa buông ra được đâu. Đời này, sống mà không có phao thì thà tìm một gốc cây, làm quách anh thợ cắt tóc cho vui tươi cái bán cầu đại não bộ !
Nói, rồi gã ngửa cái bộ mặt rỗ xạm nắng lên bầu trời xanh trong, ngoác cái miệng có hàng tiền đạo "sáu chín ba không" ra mà cười trong làn gió sớm trong lành mát rượi, giữa đủ loại những khuôn mặt hốt hoảng, ngơ ngác, bức xúc, lì lợm ... hoặc bình thản đến lạnh lùng đạo hạnh.

*

Một chiếc xe bốn chỗ đỗ xịch ngay vệ đường, gần chỗ chúng tôi đang đứng. Cậu lái xe lật đật chạy ra mở cửa sau và chui ra khỏi xe là một gã mắt ướt tóc mượt cùng một thằng nhỏ mập ú, tóc dựng lên tua tủa như cái bàn chông thời đánh giặc cứu nước.
- Nhớ phải đứng đây chờ đấy ! - Cái bàn chông cau có nói với gã ướt mượt – Cả hai vợ chồng nằm ỳ ra, để người ta dậy muộn, sáng ra chẳng được cái gì vào bụng.
- Ừ, thi xong phải ra ngay đấy, đừng bắt tao phải chờ - Gã mắt ướt tóc mượt cười nhăn nhở, rút ví móc ra tờ pôlime một trăm nghìn xoè ra trước mặt thằng nhỏ.
Thằng nhỏ cau có, giật lấy tờ giấy bạc trên tay gã, xoay lưng và lạch bạch qua đường, di chuyển về phía cổng trường. Chờ cho cái bàn chông khuất hẳn, gã ướt mượt liền chui vào xe, ngồi ngay ngắn ở vị trí bên phải, hàng ghế sau, đường bệ hất hàm bảo tay lái xe: “Đi ăn sáng !”.
Chiếc xe nhẹ lao vút đi, để lại một vệt khói dài nhạt loãng. Và, bảng lảng, lẫn trong hơi xăng là một chút mùi X - men thời thượng đầy quyến rũ, đam mê, lý do gây ra không ít tình sao xuyến trắng trong trong giới fan [1] thời thượng.

*

Gần mười giờ, nắng nóng mùa hè khiến đám người chầu chực lộn xộn bên ngoài - kẻ đeo ba lô ngồi úp mặt xuống đầu gối, người sách cặp đứng vất vưởng bên hàng rào trường học - bắt đầu thấm mệt; nhiều người đã uể oải, chốc chốc lại đưa tay lên che những cái ngáp vặt. Họ lặng lẽ tản ra, vắng dần, vắng dần. Lúc ấy, tôi là một trong số dăm người khách lèo tèo còn lại với cốc nước trà nguội ngắt trước mặt và thành tích tiêu đốt cho chị hàng nước được non nửa bao Souvenir.
Chiếc xe bốn chỗ ban sáng đã quay trở lại. Gã ướt mượt chui ra, đang phân vân tìm chỗ có bóng mát để đứng thì cô hàng nước nhanh nhảu vẫy lại. Ngồi xuống cái ghế bên tôi, hắn nhấp một ngụm trà và nhăn mặt:
- Trà gì mà đắng thế, bà ngoại ?
- Chè Đại Từ lấy từ gốc đấy ông ạ. Dân bây giờ người ta tinh lắm, chẳng lừa được đâu. Cố tình coi thường người uống, tự mình ra rả ca ngợi chè "đểu" của mình thì chỉ còn nước bán xới sang Liên Xô mà thường trú !
- Ừ phải - Hắn đưa tay lên vuốt lại mái tóc, cười xí xoá - lâu nay tuyền uống Nipton, Dilmah ... đâm ra quên mất vị chè Thái rồi.
Thấy tôi ngồi im, hắn quay sang hỏi:
- Ông cũng đưa con đi thi à ?
- Ừ.
- Lần thứ mấy ?
- Lần đầu.
- Liệu có đỗ không ?
- Lo lắm, nhưng cũng phải hy vọng. Còn con ông ?
- Lần thứ ba - Hắn nhăn mặt, phẩy tay - Chắc chắn không bằng hai lần trước.
- Xin chia buồn với ông ! Nhưng biết trước là như vậy, sao còn bắt nó thi làm gì cho khổ ?
- Buồn là buồn thế nào ? Khổ là khổ thế nào ? - Hắn trợn mắt, nhìn tôi như nhìn một thằng ngốc. Đôi mắt "đào hoa nhỡn" của hắn ánh lên những tình cảm thương hại - Việc nó phải có thứ có tự như thế ... Mà này, tôi bắt đầu thấy khoái ông rồi đấy. Ông nói chuyện với tôi đàng hoàng lắm, chẳng như lũ chúng nó, dúm dó bỏ con mẹ ... Chúng mình vào kia - Hắn trỏ tay vào quán giải khát phía trong - Xin mời ông một chầu bia rồi tôi tâm sự cho mà nghe. Hôm nay tôi thấy vui lắm. Nào ...
Phần thấy thằng cha này ngồ ngộ, phần cũng vì tò mò, tôi bèn đứng lên, cùng hắn rảo bước đi vào cái quán sang trọng nhưng vắng khách ấy. Sau khi một trăm phần trăm cốc thứ hai, hắn đưa mu bàn tay lên quệt mép, rồi mỉm cười bí hiểm:
- Trông ông, nghe cái cách ông ăn nói cũng biết được con ông là đứa ngay thẳng, học giỏi, sống có tình; chắc chắn nó sẽ đỗ trong kỳ thi này !
- Liệu có chủ quan quá không ? – Tôi nhắc nhở.
- Khẳng định rồi, không bàn cãi nữa … Điều đó, cái vừa khẳng định ấy, là rất tốt, nhưng cũng chưa hẳn đã đáng mừng.
- Xin cảm ơn ! - Tôi châm một điếu thuốc và đẩy bao thuốc sang phía hắn.
- Cảm ơn, tôi không hút - rồi hắn nói tiếp, nôn nóng - Còn con tôi, xin không phải màu mè mà nói khảng khái luôn: Khả năng tiếp thụ tri thức khoa học dưới trung bình. Thời buổi này, dưới trung bình mà đi thi đại học thì biết rồi đấy. Đương nhiên là rất tồi, nhưng cũng chưa hẳn đã đáng buồn.
- Có vẻ như một nghịch lý. Quả thực tôi chưa hiểu !
- Nghịch, nhưng thực tế lại là thuận. Ông chưa hiểu là phải. Hiểu được đạo lý đó, ông đã khá từ lâu rồi ... Nhưng mà cũng chưa chắc ! - Hắn cúi xuống, lúc lắc cái đầu, nói như thể chỉ cho chính mình nghe - Có những việc biết mười mươi ra đấy, nhưng không phải ai cũng làm được ... không phải vì dốt nát đâu ...
- Này ông - tôi bật cười - thực tình, tôi chẳng hiểu gì. Hay ông định giỡn chơi tôi ?
- Không có, không có ! - Mấy cốc bia có vẻ như đã bắt đầu ngấm nghía và phát huy hiệu lực. Hắn chậm chạp xua tay, giọng thành thực - Nên nhớ: Người ta chỉ tỉnh trong những lúc say thôi ! Nghe nhé, mà tôi chỉ nhắc lại cái điều ít người không biết: Những bố học giỏi ý mà, khi ra đời thường hay có cái thói năng nổ với lại sáng kiến; mà mấy cha này, sao lại giống nhau thế, chỉ thích châm biếm, khôi hài. Đi làm việc nhà nước mà lại quen cái thói sáng kiến giỏi giang nổi bật, rồi thích sống theo cái lối hiên ngang, rồi lại thích cười cợt những cái ngớ ngẩn của các sếp thì bố ai mà chịu được ! Không ai ưa thì, xin lỗi, chung thân cũng chỉ là phó thường dân dự khuyết thôi nhá ! Mà này - hắn vỗ nhẹ lên bàn tay tôi - Nghe nói ở bên Hà Lan người ta có cái thú làm dân. Mỗ đây đếch tin, nghe sặc mùi trí thức cứt chó ! Còn ở bên ta, ông cũng biết rồi đấy, nói cho nó lịch duyệt: Làm thảo dân - kể cả hạng thảo dân hiên ngang - thì nước mẹ gì; có ba cái việc giấy tờ vớ vẩn phải ra xã ra phường cũng bị mấy đứa chạy giấy nó quát cho bỏ con mẹ đi ấy chứ ! Hoá nên, giỏi giang chưa hẳn đã là mừng !
- Không tồi ! - Tôi vươn tay qua bàn, bắt tay hắn, khích lệ - Còn những đứa yếu kém ?
- Thứ nhất: Chúng khó có thể có sáng kiến ! Thứ hai: vì thế chúng luôn biết thân biết phận mà khiêm tốn rụt rè, không cười cợt ai, lại càng không bao giờ có thái độ hiên ngang ngứa mắt. Chỉ với mấy cái nết đấy, thì dù ở đâu, chúng cũng mặc nhiên có một hoàn cảnh tốt, ít nhất là không có kẻ tỵ hiềm. Cứ từ bản thân mỗ đây mà diễn nghĩa ra, kém thì kém, nhưng đời này có anh đếch nào là không muốn tiến lên ? Không có sáng kiến thì phải tìm cách khác; mắt kém thì tai phải thính, tay vụng thì lưng phải mềm ... chịu khó uốn éo một tý, bi luỵ một tý, thậm chí nhục một tý, chịu đựng thiên hạ chê cười một tý thì sẽ có lúc được đè đầu cưỡi cổ cả những đứa trước đây đã từng cười nhạo mình ấy chứ ! Đấy gọi là lấy cái nhục ngắn để nuôi cái vinh dài, ung dung sung sướng một đời. Anh hùng là kẻ tự biết mình mà sử dụng mình. Hàn Tín là cái thằng cha căng chú kiết ở tỉnh nào không biết, mới chỉ chui qua có mỗi một cái đũng quần thằng bán thịt, nhằm nhò gì mà đã được viết vào sách ? Nhà văn nhà veo thời này người ta viết ẩu thế đấy ông ạ !
Tôi nâng cốc bia lên. Hai cái cốc một lần nữa lại chạm vào nhau. Khi đặt xuống bàn thì chỉ còn lại hai đám bọt mỏng dưới đáy.
- Xin lỗi ! Ông có thể cụ thể hơn về cái vinh không ?
- Đơn giản, lấy ví dụ chỉ nội một cái cuộc hội trường cũ thôi: Những đứa trước đây đã từng đi thi học sinh giỏi toàn quốc, đem cả huy chương về cho trường cho tỉnh và thậm chí cả các thày cô đã nghỉ hưu, cũng chỉ được mời chung chung ở cái Thông báo nặng mùi hành chính quản trị trên truyền hình nhà nước. Còn mỗ đây - hắn lấy tay vỗ bành bạch lên bộ ngực nung núc - học hành suốt đời làng nhàng áp chót; ngoài bọn cùng lớp ra, chẳng ai biết mỗ đã từng là học sinh của trường. Vậy mà kỳ hội trường nào cũng có giấy mời đích danh hẳn hoi đấy ! Có năm, chẳng hiểu thế nào, họ còn gửi đến những hai lần kia ! Vì sao ? Có chó gì đâu: Mỗ đây cũng có chút chức sắc. Chức sắc của mỗ làm hồng lên cái danh giá cho trường và nó cũng là yếu tố hiện thực khách quan khẳng định sắc bén một năng lực năng tài trợ hoàn toàn định lượng được, cũng hiện thực khách quan luôn !
Hắn ngừng lại, nhìn tôi như muốn ước lượng xem tôi có lĩnh hội được cái thực lý đơn giản ấy không, rồi kết luận:
- Vì thế, mới nói: Yếu kém chưa hẳn đã là lo ! Có điều - Hắn ngập ngừng một lát, rồi ái ngại nói tiếp - Bây giờ thì ông biết rồi, nhưng chưa hẳn ông đã làm nổi. Cũng phải có tố chất ông ạ ... Thằng con tôi chắc chắn có tố chất ấy.
- Ông nói là con ông yếu kém - tôi vặn lại - thi kỳ này lại trượt, kỳ sau lại trượt tiếp ... Thời nay không có chứng chỉ, ít nhất là đại học, ai người ta bổ nhiệm nó ?
- Té ra, từ nãy đến giờ, ông mới chỉ ngộ ra được phân nửa - Hắn nhếch môi, độ lượng diễu cợt - Tôi cho nó thi ba năm liền là chỉ cốt để nó thấm nhuần và nhận thức sâu sắc: Nó là ai ? Đấy là bài học cơ bản đầu tiên, quan trọng bậc nhất trong đời người ! Khi đã tự biết mình là ai thì, như phân tích lúc nãy, nó sẽ khiêm cung mượt mà, ít có những kẻ tỵ hiềm đối kháng, rồi nó sẽ tự biết cách làm cho các xếp vừa lòng. Và, hiển nhiên, chỉ có gỗ đá với mấy thằng hâm hấp mới không yêu quí, cưng chiều kẻ đã làm vừa lòng mình. Còn bằng sắc thì đương nhiên là phải có chứ. Năm nay, kiểu gì nó cũng phải đỗ đại học - Nó không thi được thì bố nó "thi" ! Bằng cách ấy, nó cũng sẽ phải tốt nghiệp đại học ! Và ... khi tàu bay đã nạp đủ nhiên liệu thì, alê, ra đường băng thôi.

*

Đã tan buổi thi. Người ở đâu ào ra chật cứng cả một quãng đường. Tôi nhìn thấy thằng nhỏ có mái tóc bàn chông, mặt nom dài thượt đã chui vào và ngồi im lìm trong góc xe từ lúc nào. Gã đứng dậy, rút từ túi ngực ra một cái lược nhỏ cẩn thận sửa lại mái tóc, chỉnh lại cái cà vạt, rồi bắt tay tôi.
- Xin cảm ơn ! Bia bọt say sưa, phát biểu lung tung lang tang, sai đâu bỏ đó nhé !
Đi được mấy bước, như nhớ ra điều gì, hắn quay lại:
- Mỗ vẫn bảo lưu ý kiến: Con nhà ông chắc chắn sẽ đỗ, không chừng còn đỗ cao. Điều đó khỏi phải nói. Nhưng, sau này ra trường mà xin việc làm khó quá, hãy vì nó mà gọi cho mỗ theo số điện thoại này - Gã đưa cho tôi một chiếc các visit thơm sực - chắc chắn mỗ sẽ thu xếp được !
- Sao lại thế, phiền ông quá !
- Chỉ đơn giản là mỗ rất khoái ông.
Tôi gật đầu chào và bắt đầu thấy sốt ruột vì hết giờ làm bài đã hơn mười phút mà vẫn chưa nhìn thấy bóng dáng con bé đâu.
Còn hắn thì vui vẻ bước ra, đôi chân nhún nhảy; rồi bằng một điệu bộ đặc sệt phong cách công huân, hắn giang hai tay, lắc lắc đôi vai, ư ử cất giọng: "Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao ..."

Tháng 7 năm 2006



Chú thích
[1] Người hâm mộ.

Các tác phẩm khác của Nghiêm Lương Thành

Xuân tàn hoa nở

Về quê

U60

TRƯƠNG CHI ĐỜI NAY

Tôi với ông có họ mà!

Thẹn

Thằng Bờm

TÂM SỰ CỦA MỘT CHÚ CHÓ

SĂN TIỀN

Phật ơi sao lại thế

Ông Cò Loan

Nước nguồn

Nhân xả ngã dụng

NHẪN

Nhà mới

Người Tây

Ngọc thực

Mùa Xuân

Mùa mưa

Mây bay trên đầu và nắng trên vai


Lính mới tò te

Lão Phệ

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Khóc và cười

Khen chê

Hút thuốc lá

Hơn cả bố cháu đấy !

Hơi bị đểu!

Hoài của

Hoa Tươi

He ...he

Giời sinh ra thế

Gia Đình

GIẢ CẦY

Được và Mất

Độn

Đi Giật Lùi

Đèn đỏ

Đàn bà vẫn là giống yếu

Danh lợi

Con lạy bố !

Có gì để mở rộng tầm mắt

Chợ búa

Chị Yên

Chỉ là một quãng ngắn

Cảm và nghĩ về cái sự quảng cáo

Cảm ơn đồng chí

Cái mồm

Cái mặt không xài được

Anh Thường