BIẾN THÁI
Tác giả: Thái San
Sau biến cố bảy lăm.
Suy nghĩ nhiều ngày, hai vợ chồng đồng thuận làm một cái sạp báo để cứu đói. Việc đầu tiên mua gỗ. Khu doanh trại quân đội tổng hợp xưa. Ôi thì trăm ngàn thứ phế thải.
Lúc này trong căn cứ Long bình gần đấy có nhiều đồ phế thải mang ra bán, thường là do các anh chàng bộ đội bán để có chút tiền mua đài, đổng, đạp. Thực tế chúng cũng chẳng mấy hợp pháp nhưng là đồ phế thải tuy nhiên theo cách sống miền bắc thì cái gì cũng là tiền cả lại khác, vì bước ra từ chốn khó khăn keo kiết bị xiết cổ nên bên ngoài có nhiều thứ thế này đã quá quý hóa, nói chung có được gì cũng quý vậy.
Mà gom góp bao nhiêu cho cam cao lắm chỉ dăm mười đồng bạc việt nam là đã quý hóa rồi. Nhất là vào lúc này, năm vừa sau biến cố.
Tự đóng lấy xong cái sạp báo thì có kẻ đến đúng là cán bộ cỡ lớn của huyện nhìn và nói:
-Đại diện cho huyện luôn nhé.
-Thế các anh cho cho lương lậu chi không?
-Làm cho TTVH huyện còn đòi chi nữa. Còn phải đóng nguyệt liễm bằng sách để thiết lập tủ sách của xã nữa đó.
-Vậy sao đủ sống.
-Thì cứ làm đi đã, vội gì.
-Nhưng đói mà phải chờ cho gạo ư.
-Đúng là XHCN thì không đòi ăn ư.
-Đòi là quyền của ông bà còn cho hay không là chuyện của đảng và chính quyền và chính sách.
Vài tuần sau tôi buôn bán tập tọe cũng từ từ có vẻ dễ chịu ra, thì đứa con đầu tiên bước vào tổng hợp. Cán bộ khuyên chúng tôi nhưng suy nghĩ mãi tôi cho là không thiện ý:
-Đó thấy chưa. Thấy bản mặt quá bất nhân tôi nói nhìn trừng vào mắt hắn:
-Thấy cái gì, làm hộc máu tháo tiết ra chưa kể công thôi chứ mỵ dân quá lại còn sai khiến chứ, ai coi.
Hai vợ chồng thấy trước mắt cho cuộc sống cũng hé mở do chính mình, vì chính nghề nghiệp chính chưa dám và chưa cho phép mở, là chính tôi là thầy sửa đài nhưng bóp nghẹp bằng năm nơi quản lý: TTVH nhạc, CA nghe đài, QLTT buôn bán, và thuế vụ, làm sao tôi sống trước đã.
Bao nhiêu ngày suy nghĩ với cách đối phó với giá bán sách. Nghĩ nếu mua và bán cùng giá bìa làm sao sống. Tôi bèn đánh máy giá in vào giấy, tính bán nào có lời sẽ dán vào chỗ giá của cuốn và che lấp rồi bán. Tôi tự nhủ, sự việc này do chính nhà nước làm cho chúng tôi phải đối phó và gọi là biến thái, và những ngày sau chẳng thể nào kiểm soát được cả. Buôn bán để sống chứ lấy gì ăn và sống. Đêm về tôi nghĩ là bóc lột.
Cái này sự sinh tồn, chẳng thể nào chống lại cái đói của nhân dân được.
Bằng chứng sống là chị ba Thy đã cứu đói toàn quốn chẳng thể hỏi tội.
Tuy nhiên cũng chẳng qua những tên nhọ mõm, chúng làm phiền gia đình tôi quá như thỉnh thoảng đến xin những tờ báo bán ế. Đúng ra những việc nhỏ nhoi này chúng tôi bán ký như gom rác vậy mà cũng bị chúng thu gom mất.
Khoảng vào năm một ngàn chín trăm chín tư, tôi tự thoát lấy khỏi ban của huyện, từ đó gia đình dễ chịu hẳn.
Một tên từ huyện xuống nói:
-Vậy gia đình bỏ cái bảng xuống chứ, cái bảng trạm sách báo huyện Thống nhất, tôi cáu nói:
-Vậy lúc mày đến nhờ vả làm cái bảng để trạm cho huyện thì chúng mày hỗ trợ gì mà ăn cháo đá bát quên ơn ngay vậy?
-Nhưng nay đã qua năm hai nghìn rồi.
-Nhưng muốn bỏ cũng nên nói với nhau một tiếng chứ thế TTVH là như thế ư?
Hắn mặt sịu lơ bước đi nhanh.
Vài tháng sau chúng tôi gặp lại ở tập đoàn công nghiệp của trên huyện cách đó khoảng gần chục cây số, đề nghị với tôi thành lập tổ sửa chữa. Học được bài học qua tôi nói:
-Bây giờ lấy tên là gì đây?
-“Mậu dịch quốc doanh” sửa chữa đài và thu hình trắng đen và màu.
-Vậy ai là trưởng ban.
-Tôi giao cho anh trưởng ban nhận và trả máy. Nhìn kỹ vào thẳng mặt hắn và tôi nói:
-Nhưng thời này ở nước mình chưa cho bán và mua đồ sửa thay thế thì lấy cái gì thay thế cho người.
Thời này phần đông sửa chữa là chính không có đồ đạc thay thế. Muốn thay đều lấy những đồ phế thải trong khu đào bới Long bình ra mà thay vào và ăn may. Liếc cho qua và nói:
-Thế này vậy, thay đồ đạc gì thì đưa xác và lấy lại tiền. Tự hỏi lấy đâu ra, lại nữa là mầm mống cho lừa đảo cho những thợ sửa chữa đã mang bao nhiêu tai tiếng về thay đồ hoặc đổi đồ. Tôi bèn nói:
-Ai coi, đã vất vả còn bị bóc lột ư. Tôi nói thế hắn đâm cáu nhưng chẳng làm được gì, vì tôi thường bị các xếp lớn kêu đến tận nhà sửa chữa, nên từ đó hắn ngại, phải nói là hắn sợ hãi mới đúng, tuy nhiên vì quá đói, những cái tính cách tem phiếu và câu nói làm theo năm suất hưởng theo nhu cầu đã ló những cái sai.
Bên ngoài đường những trạm thu mua, nói là thu mua nhưng thực tế là lấy hết của dân chúng, bao ca thán, chửi bới chúng vẫn cứ nghe và làm theo của cấp trên. Dân chúng càng biến đổi tính nết và gần như chống lại.
Thực ra bao cán bộ từ bắc vào miền nam thường đến nhà ai là đi từ trên nhà đi thẳng xuống bếp. Để làm gì, nhìn xem có cái gì dễ và có vẻ thừa thãi hay vừa ý mình thì xin. Câu chuyện này cũng thể hiện nỗi những ông lớn hiện nay bao gồm “tứ trụ” cột cái trong nhà khi có dịp bất kỳ xuất khẩu, chẳng khác là mấy, những cái đó đáng nể là vì nhiều:
1- Can đảm.
2- Vì chất sống mới của gia đình.
3- Vai trò của mình với xã hội và con cái.
4-Can đảm làm được dù mặt dầy hẳn lên, vì chính con cái cũng đang phản ứng cha mẹ.
thái san