watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện văn chương chữ nghĩa và rượu - tác giả Thái San Thái San

Chuyện văn chương chữ nghĩa và rượu

Tác giả: Thái San

Gần như thông lệ, một nhóm anh em thường đến nhà may Lừa và mỗi người chung góp mỗi món để kiếm cớ ngồi với nhau, chẳng nề hà cao thấp.
Thường khi đến, chàng Ít thì kiếm ruợu còn chàng Cẩn thì thêm bất kỳ tùy hỉ là chạy là có ngay, thường ngày xưa thì món thường dùng nhất là xí oắt hay còn có người gọi là xú wắt, tôi không biết gọi sao cho đúng, đôi khi có hột dịt lổn, thịt hộp, hoặc anh chàng (răng) kiếm sẵn mồi như lòng heo, thịt bò luộc, cũng nhiều cách kiếm và thêm trong thời gian này, còn anh chàng Lừa thì mang ra bất kỳ dù nhỏ nhất, để lấy cớ dụ dỗ nhau thường xuyên đến chơi cho có chỗ mà chùa, mà lừa nên đặt là Lừa.
Khi chưa vào sợi nào thì tiếng nói còn bình thường và hễ đã thấy một vài tiếng nói của một người trong bàn trễ hẳn cả môi ra nói như có nhựa là bắt đầu thêm câu chuyện văn chương.
Thường đầu tiên thì anh chàng Cùi nói như khởi đầu câu chuyện. Nhưng đặc biệt nay lại không, anh chàng chẳng biết mô tê mốc tếch gì khởi đầu. Bất chợt có một kẻ khởi đầu câu chuyện:
-Thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế, hả các ông.
-Khó quá sanh đạo tặc, sanh ra đầy chuyện hối lộ, tham nhũng. Có ông chủ nhà hay chủ chuồng cắt ngang:
-Nếu không mình đâu có bữa nhậu hôm nay. Một anh chàng đêu đểu nói ngang nói bướng nhưng nói đâu trúng đó à:
-Còn anh sao mà nỡ lòng nào bán cho ông anh cái xe xong khi trả không đầy hai ngày chiếm đoạt mất hơn năm trăm ngàn đồng vn. Tôi thử hỏi thế có lòng nhân đạo của anh để ở chỗ nào. Đánh trống lấp bèn nói ngang:
-Này các ông ạ, người ta nói “dưa thâm thì khú và… thì nghén”, không biết có phải không chứ tôi chưa hề thấy bà xã tôi bị đen bao giờ. Sau một hồi cười vang lên một cách thô bỉ thì một nha sỹ trêu lên tiếng:
-Thì khi nào bắt đầu, anh cứ thử cho tôi xem thì mới chứng minh được chứ một mình anh nói gì chẳng đúng. Một người lớn tuổi chê trách:
-Lớn rồi nói chuyện chi cho trẻ nó cười hả mấy anh chàng xỉn này. Dường như cảm thấy câu chuyện thô lỗ quá bèn trại qua chuyện khác. Một ông nói:
-Dường như tượng Đức mẹ sầu bi ở khu nhà thờ Phát diệm bị đập rồi hả.
-Còn phải hỏi. Một anh trầm ngâm nãy giờ có thế nói:
-Cái chuyện ông lm L đi tu không muốn thích đi tù. Nhưng đời ai mà biết được, tu còn muốn dính dáng đến chuyện chính trị làm chi cho khổ thân. Một anh thường ngày hay lý sự nhất nói:
-Ông chẳng biết đó thôi chính là dựa vào những ý kiến của mấy phần trăm đó nên bị tù là một bài bản. Vẫn có người nói:
-Tu là cội phúc, tù là dây oan. Một người nghe nói như thế ngứa miệng:
-Tình là dây oan chứ ai nói tù là dây oan cha nội. Chần chừ vài phút cốt ý nhìn vào mắt từng vài người để xem xem mình nói có áp phê không rồi nói:
-Đi tù là làm việc bác ái đó cứu chữa bao người còn khốn khổ do cái thời thế tất phải thế. Theo câu của ai không nhớ nữa:
-Thời thế thế thời phải thế, cuộc trần ai ai đã biết ai. Hình như của Đặng Trần Thường thì phải.
-Nhưng đi tu dính chi vào chính trị hả cha nội, nếu tôi làm chính trị cũng phải thế thôi.
-Thế mới có chuyện mà nói. Ngồi trầm ngâm nãy đến giờ mới phát tiết được nói to hơn mọi người như cốt ý thêm ý cho chuyện Lm:
-Thực ra phải cứu vớt con người khỏi chèn ép, áp bức nên các anh thầy tu cố vì câu “mến Chúa thì phải yêu người”.
Câu chuyện đến đây ra khác, có kẻ nói thì nhiều mà kẻ nghe thì ít. Chợt một anh già nhất đám cất tiếng vì tự nãy đến giơ chưa nói mấy:
-Nói cho cùng, thêm một người bạn tức bớt đi được một nỗi lo một nửa. Có kẻ gạt phăng đi với chính bài thơ của anh viết:
-Ai nói như anh được.
-Bạn tôi gồm đủ hạng người.
-Chân thành đoàn kết mọi người thêm tươi. Có người sửa lại. Phải nói là bạn tôi gồm đủ mọi người vì có câu:
-Thêm một người bạn bớt đi chuyện lắng được một nửa.
-Phải nói là:
-Bạn tôi gồm đủ mọi người mới hay chứ.
-Cái nào cũng được. Suy nghĩ hồi với anh ba phải chán nên tôi quay bước đi.
Sớm hôm sau đã có người đến gọi cửa:
-Anh hai, đi làm một chút sương sương chứ.
-Tao ăn cơm chiên rồi.
-Thì làm vài ba sợi cho đẹp con người, tươi con của chứ ỉu sìu vầy sao?
Nghe vậy hai người bước qua bên kia vào quán trong hẻm, cũng đánh được hai người một lít đế. Bất chợt tôi nhớ đến câu thơ của bạn:
-Hai tay vào túi đi rong
-Nghe bè bạn gọi buồn lòng bước vô
-Tiệc dăm ba miếng mực khô
-Tiệc dăm lít đế ai ngờ ngả nghiêng.
Khi về chân nam đá chân chiêu, cùng lúc tôi bước vô. Tôi đề cập tới chuyện của ông thì tôi thấy chẳng ra sao hết. Tôi đã bị tra tấn ngay tức khắc. Tôi chận ngay:
-Thực ra kiếm bạn quá khó, tuy nhiên kiếm bạn hiểu mình thì còn khó hơn nhiều. Tôi nghĩ cuộc sống nó đánh đố mình nói ngay:
-Cái khó là nó làm tự nhiên, hay lại quá phiền nhiễu như thằng chăn trâu vào ruộng mình mà chén lúa. Chợt một câu chuyện khác nổ như pháo ran:
-Xin quý vị bớt ít phút tôi kể hầu quý vị một câu chuyện. Sau khi hắng giặng hắn bắt đầu.
-Có một người tiều phu ngày xưa gọi thế, đánh rơi chiếc rìu xuống suối. Thấy cảnh tiêu điều của gia đình trông vào gánh củi ngày hôm nay bèn ngồi khóc. Chợt một ông tiên xuống hỏi:
-Tại sao con khóc, hắn kể ra. Ông tiên bèn nhẩy xuống suối đưa lên chiếc búa vàng. Anh ta chẳng dám nhận nói:
-Thưa cái này không phải của con. Ông bèn đưa cái búa bạc. Anh vẫn không nhận như lần trước và cũng nói:
-Cái này không phải của con. Lần sau cùng ông đưa lên cái búa chính là của anh, bèn nhận và nói:
-Con xin cám ơn ông tiên đã giúp cho được tìm thấy cuộc sống của gia đình. Ông tiên bèn nói:
-Ta thấy nhà ngươi thực thà bèn cho nhà ngươi bẩy mươi hai người vợ. Ông tiều phu la toáng lên:
-Dạ không được ạ, vì con quen chở và bán nước mắm cho nhà con rồi. Nhưng khi vừa thấy dẫn ra một cô gái như nhộng trên bãi biển là giống như Carol Backer bên bãi biển thì hắn bèn gật đầu và xin nhận. Nhưng chưa được vài ngày hắn bèn tìm đến ông nói rằng:
-Xin ngài chớ giận con nhưng trong trướng cặp đôi giò mụ đó của con mà thì con đỡ khổ hơn hồi con chưa có vợ. Nhưng..nhưng ..nhưng vừa gãi tai hắn lúng úng lắp bắp chẳng thể nói nổi lên lời. Hắn muốn diễn tả với ông và muốn trả lại ông điều gì mà chẳng thể diễn ta bằng lời nói với bảy mươi hai người vợ đó nhưng chưa biết àm sao ăn nói đây. Suy nghĩ hồi lâu hắn bèn nói rõ rằng:
-Thưa ngài tiên kính mến. Nhưng với điều kiện con không muốn ôm bom.
Nói đến đây cả bàn nhốn nháo.
-Tại sao vậy.
-Vì theo luật Hồi giáo thì ai tự nguyện ôm bom thì sẽ được thưởng như vậy (bảy mươi hai người vợ).
Ít nói có vẻ kiêu kỳ:
-Cho chưa chắc tôi xài vì cái gì của tôi thì tôi xài còn ngoài ra chẳng hề men mén đến.
Bà chị của một nàng từ canada vừa về. Hắn chẳng chối cãi được bèn nói:
-Ít ra thì cũng phải đến làm quen hoặc xin lỗi cái đã.
Ông già nếu hắn được gần sẽ lợi đôi đàng, vừa được kẻ gọi trên vừa con cái nhà phát nể. Thấy vậy anh già nói nước đôi có lợi về cho mình:
-Thế chú thấy tôi viết chưa:
-Bạn tôi gồm đủ hạng người.
-Nói như vậy chưa đủ mọi người trên thế gian. Phải sửa thành mọi người vì mình lấy nhân làm trọng, tức là chấp nhận mọi người. Tức quá anh chàng ngồi cạnh:
-Vậy ai anh cũng nhận sao.
-Tất nhiên.
-Thế thì hổ lốn quá.
-Miễn là đi bằng hai chân hẳn hói.
-Làm sao mà có được, họ muốn thì họ làm, dù rằng đốn tre gông làng.
-Trong nhân bản anh kết luận ông ba Cang bị xe đằng đường chết có phần bất nhân quá. Cho dù có thật chăng nữa.
-Nhưng ông thấy tôi kết luận như vậy được hông?
-Tạm thời. Chuyện mà thường kết luận bằng cái chết có vẻ bất nhân quá như vậy là sai ý căn bản của anh rồi, đúng không nào.
-Đúng quá đi chớ nhưng ông ba Cang sống cũng như thừa chẳng biết anh em vợ chồng thì sống chi cho uổng.
-Nhưng thường cuộc sống vẫn trơ trẽn mang mang những gì đã hoặc chưa như thế thì mình phải làm sao đây? Câu hỏi để chính mọi người tự trả lời vì dù rằng theo bất kỳ ý kiến nào cũng không phải là chính mình nên ai cũng lặng thinh. Vì kẻ vợ đã ra đi để lại một mình cu ky không lối thoát với sự thông minh lanh lợi hiếm có. Còn người thì suốt đời sống với mụ vợ bắt hàng ngày chở nước mắm. Anh kia thì vì quá bất nghĩa, bất hiếu, bất nhân nên bà mụ vợ ra đi nước ngoài có lẽ không bao giờ trở lại. Một chàng thích khoa trương với tính cách ngồi chầu chẫu, nói ễnh ương, cuối cùng bèn chấp nhận mặt mình dày một chút cũng chẳng sao, ra sống trong căn nhà của vợ.
Duy nhất với cuộc sống cũng đã tao cho một anh chàng cấp tiến hơn cũng còn lo cho gia đình hiện đang sinh sống trong khung cảnh hoàn toàn khác trong thế giới tư bản.
Đó là biết hội nhập.
Sau đó sẽ tính sau hết cả. Một anh hình chủ nhà nói:
-Thế câu nói chiến thắng ta sẽ xây lại bằng mười ư?
-Bây giờ là lúc thực hành.
-Nó xây nhà nó chứ của ai bây giờ, trong lúc còn cần bao nhiêu trường học, bệnh viện, hoặc những nhà dân vùng sâu vùng xa.
Trước những văn chương rượu là chuyện thường ngày nhưng nay biến thành dĩ vãng sau cái mất mát của Nguyễn Mai thì tôi mới biết sợ, nên thường sau này chỉ ngồi chầu rìa.

Các tác phẩm khác của Thái San

Vỡ Đất

Vay trả

Vãng Noãn

Uống rượu với hũ mắm

Trứng Tóc

Trâu Nước

TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI BÁN HÒM

Tiếng Nổ

Thợ và Thầy

Thằng dốt có hậu

Sự tan vỡ trong đời

Sự tan vỡ của thượng đế

Ông Trùm Và Cách Giữ Đạo

Ông Hận

No cơm ấm cật

Niềm Vui Nhận Được

Những Vỡ Tan Ngày Nào

Những ngày tháng chộn rộn vì cơm, áo, gạo, tiền

NHỮNG GÌ CÒN LẠI 2

Những Gì Còn Lại

Nàng Thu

Mùa Lạ

Mụ Hàng Vịt Xứ Miền Đông Nam

Mối Tình Màu Hoa Đào

Mối tình của phó trạm

Môi Giới

Lời cảm ơn khi đưa đến nghĩa trang

Khi Người Đàn Bà Bắt Đền

Giàn Trầu Và Hiện

Dấu Vết Khủng Long

Cuối Đường Thương Mến

Con Gà Giống Hoàng Gia

Cho Đi Không Nhận Lại

Chiến thuật của ông phó

Chiếc Gương Chiếu Hậu

Chiếc cầu Gẫy Và Lá Xanh

CÁC CÔ GIÁO XỨ MÌNH

Bữa cơm trưa của cha chánh sứ

Bộ tượng Chúa và ba tỷ bạc

Bố Tôi Đã Thành Vô Vi

BIẾN THÁI