Ông Hận
Tác giả: Thái San
Ngồi thả mình xuống đất dựa lưng vào gốc duối trong đồng, để tránh cái nắng chang chang của buổi trưa. Mặt trời đã đứng bóng. Ông trùm Hân cảm thấy vất vả thoáng qua được nửa ngày.
Để mặc đàn bò và đứa con đã ăn cơm trước ở lại trên đồi cỏ, ông chậm rãi xuống con lạch, kiếm bóng mát nghỉ ngơi đôi chút ăn trưa, nếu quá ông có thể đánh một giấc ngủ ngắn cho qua những cơn mệt của tuổi chớm già, của tuổi trải qua bao nhiêu cơn chiến tranh, chạy loạn, của những năm cuối thế kỷ hai mươi, đã xẩy ra suốt ba mươi năm trên đất nước tiểu nhược thương đau vì nhà tan cửa nát, hàng triệu thân xác phanh xẻ ném tung khắp miền vì bom đạn của tranh dành ảnh hưởng do những ý đồ của các siêu cường.
Bây giờ lại qua một cuộc sống khác, đổi hẳn, hai tay người dân trống rỗng, lấy người dân, gọi người dân là nhân dân làm chủ để thử nghiệm kinh tế chỉ huy làm đói khổ.
Ông thường đến gốc bụi ruối này uống rượu ăn trưa một mình để tự mình an ủi những nỗi đau suốt hơn một năm gần đây do cha chánh xứ gây lên, biến ông thành dở cười khóc, biến ông thành đề tài cho mọi người bêu riếu. Do sự kiêu căng của một linh mục có nhiều tài mọn nhưng thiếu đức khiêm nhường, thiếu nhân, hay không có chí ít một chút, tất nhiên chẳng thể nào có ôn hòa, nhân hậu.
Bà già vợ ông đã chuẩn bị sẵn mỗi buổi sáng cho ông những món ăn thật ngon đầy đủ. Những món ngon thường dọn sẵn, lồng theo cho ông như: bò nhúng tái, tai heo khìa, chân gà chưng rau răm hoặc thịt ba chỉ áp chảo cắt nhỏ, đặc biệt một chai nước mắm nhĩ nhỏ và nhất định phải có một bình rượu ngon. Chắc bà là người duy nhất buộc phải cảm thông chồng, cho rằng nỗi buồn chung của cả gia đình. Nhưng càng uống rượu nhiều ông càng nhớ lại như mồn một, cái đau buồn của sự xung đột có tính cách thần quyền, cái thần quyền không nghiêm chỉnh, phần đông do sự thiên lệch của những cố đạo trong các xứ đạo, kẻ này vì tiền được trọng vọng, kẻ kia vì quà mỹ được nâng niu còn lại chỉ là vô danh tước vị khó có chỗ đứng trong khung cảnh hoàn toàn mang tiếng thiêng liêng của hồn.
Tất cả hầu như có thể mua được, từ sắc áo xanh đỏ, hoặc chổ ngồi nơi thánh thất và cả chỗ nằm ngoài nghĩa địa nơi những xác chết chờ thối rữa vẫn xếp hàng danh dự mang nhiều tính chất hàm hồ phủ dụ, những cặp tân hôn mỗi lần nghĩ đến cũng phải buồn rầu, tốn kém trăm bề vẫn phải lo lấy một số tiền bằng tạ rưỡi gạo, mua nạp cho nhà xứ để mua hai tấm đan lót đường thì mới xong được việc chấp nhận cho làm lễ cưới.
Như mọi ngày tuần tự thênh thang với bầy bò lớn dăm chục con nhiều nhất nhì trong xứ, sáng sớm lùa đi và lên đèn thì bầy bò đã vào chuồng yên tịnh.
Từ hơn hai chục năm trước thời gian giải phóng cha già cố thường nhận đỡ đầu nhiều đứa con ăn học làm linh mục sau này thừa kế nghiệp truyền bá giảng đạo, một lối sống riêng đặc biệt, kích thích cái chất mãn trong cơ thể, và vô tình ông đã thừa hưởng được đứa con không phải của chính mình nhận nuôi, vì người cha nuôi trước đã mất, nay người con nghiễm nhiên trở thành con của ông và đã biến thành linh mục chính xứ nơi mà trùm Hân đã một thời làm trùm khu và nhiều ân sủng tân linh mục ban phát.
Những quan mới thường kiêu hãnh tự cao tự đại, chàng linh mục mới bỗng nhiên trở thành chánh xứ trong lúc cha bố đi học tập cải tạo, và đến khi cha bố trở về, nhà nước không trao quyền hành xử nơi cộng đồng tôn giáo, cũng đành phải ngồi yên lặng nhìn đứa con nuôi phát triển.
Với ý tưởng cơ hội, mang sẵn chút máu văn nghệ hoài vọng những công trình để đời, không thiết thực với cuộc sống của những tín đồ đổ hết công sức ngày đêm với cái bụng lép kẹp.
Với lớp dân nông thôn chân chất vốn dĩ đói khổ khốn cùng nhưng mê tín tin vào thần thánh sẵn sàng tuân theo những tục lệ rườm rà hoa hòe, hoa sói do những thầy phép bắt buộc tròng vào nếp sống đơn sơ, họ khao khát tin tưởng để cầu xin thần thánh một cuộc sống tầm thường bớt đói nghèo.
Do đó cái cơ hội vâng phục cái thần quyền được phát triển và người dân quê âm thầm nhẫn nhục.
Đang những năm đói của sự khủng hoảng kinh tế sau cái chiến tranh tương tàn giữa hai miền, và cũng la do nhà nước có chính sách kinh tế tập quyền nên đã đưa dân chúng vào vòng đói khổ xa hẳn cuộc sống bằng môi miệng giả tạo.
Cùng cực chẳng khác chi cái đói những năm thân dậu.
Công trình thánh đường thế kỷ được dựng lên, nếu kể thêm tất cả những xung công do người dân đóng góp thành tiền thì chi phí phù phiếm lên hàng tỉ đồng, kéo dài hàng năm trời.
Tôn tạo một chức linh mục là do nơi đào tạo, giữa lòng dân chúng lại đòi hỏi sự cảm ứng hài hòa tế nhị phải xứng đáng là môi trường giữa người và trời.
Ở đây ta nói cái nhân, vì con người ta xây dựng vì con người ta phục vụ, thì xây dựng thánh đường quá phù phiếm làm cho ta nhớ đến những phù phiếm cổ xưa có tính cách tàn bạo như: vạn lý trường thành, kim tự tháp v.v... nó nặng phần trình diễn của thành tích, của các thầy pháp, của những vua chúa tàn bạo cổ dùng nạn nhân là những tín đồ mê muội.
Đúng ra thì tôi cũng quá thiên lệch một chiều.
Ngoài ra do ý muốn của ngài chánh xứ, thì từng khu một lại được phép của nghệ sỹ linh mục xây lên những đài thánh quan thầy khu họ, làm ngoại cảnh khuất che cái nhân xóm đạo để giữ đất hoặc chiếm đất một cách hợp pháp bất hợp pháp.
Như một phông tranh được họa sĩ tham lam bố cục trong một không gian quá chật hẹp để người văn nghệ đầy ứ nhồi nhét cái thỏa mãn của mình.
Chính những chật chội đấy gây lên những chồng chéo của nhiều hành động không khôn khéo điều hành cuối cùng để lộ ra sự lợi dụng thần thánh để sai bảo điều khiển.
Một lúc nào đó phải xét lại cái trí mình nếu muốn cai trị.
Ở phía trong thì linh mục ở đây nhìn thấy cái yếu đuối phụ thuộc vào linh hồn của các tín đồ tiếp tay, nhưng phía ngoài vợ con các ông trùm là nhân vật chính, thường chỉ trích, cằn nhằn đến khó chịu, đôi khi lại vuốt ve làm dịu những lúc các ông cố tình văng tục hục hặc chống đối với các vị linh hướng vì cầu mong hưởng nước trời và sợ phạm vào bẩy chức thánh mà mọi người phải vị nể thành ra chính ông Hân ngo ngoe vùng vẫy như cua gẫy càng cuối cùng phải nằm im chết lịm như hai cái đài đức mẹ lên trời được xây sau tròn vẹn và đài thánh thoma đệ được xây trước nhưng buộc phải bỏ dở, sát lưng nhau như hai bức tường đông, tây bá linh thật trớ trêu, nhiều khi xét cho kỹ ông Hân thấy mình bị bủa vây từ hai phía, từ giáo quyền và bà vợ, nhưng hai thứ đấy trong những ngày này chỉ còn là những khối lù lù song hành vô tác dụng với ông vì rằng thân xác của ông quá mệt mỏi, những đêm lịm lạc không còn bị những chuyện nào đâu chi phối, ông đã tách rời khỏi hai điều phiền toái đấy theo cách vô vi của phật giáo, ông đâm hoài nghi tôn giáo Thiên chúa.
Lối hành đạo hướng chủ của phật giáo từ có tới không có thễ dễ hiểu hơn thô thiển như giữa sự sống các sinh vật có sự quay vòng của vật chất và thiên chúa giáo thì ngược lại từ không tới có, nghĩa là không cần hướng chủ, hãy tin và mù đi mà tin cái đã.
Ngay cả tôn giáo cũng có sự đối chọi là những dĩ nhiên có sẵn.
Cứ mỗi lần đi từ ruộng rẫy về đội cái nón mầu vàng lao công sau qua cơn rượu ông Hân lại cảm thấy chán chường không thoải mái một điều gì, mặc dù con ông cũng đã có đứa làm tới bác sỹ và ông vẫn giúp đỡ người nghèo bằng cách khám bệnh không mất tiền có phát thuốc theo đơn.
Ngày nay cha cũ đã đi xa nhường lại ngôi chùa cho người khác nhưng những nỗi buồn bủa vây quanh ông cũng như bao chuyện phiền não làm cho cuộc đời ông như một người suốt đời với thương tật khi làm bảo vệ các vật liệu để xây dựng và vì vô tình ông đã để rơi một kèo nhà thờ mới cụt mất cánh tay.
Nhưng cái đau đớn nhất là hai cái đài xây đối nhau vì không được sự đồng ý của cha chánh xứ nên bây giờ vẫn còn như hai bức tường thành đông tây bá linh vậy với nỗi buồn khôn nguôi.
Lời thánh:
Lạy chúa chí thánh chúa nếu có thật trên trần gian này xin chúa ban cho chúng những tình người, hoặc là chí ít chút tình đồng loại, đồng chủng để chúng con thương yêu mến nhau hơn là phải làm những điều gì chẳng phải với nhau, hoặc đơn giản hơn là đừng vì uy quyền quá cao mà ruồng rẫy nhau như hai cái đài vì quyền lực đối lưng với nhau vậy.
Amen.
Nỗi buồn vô cớ.