Môi Giới
Tác giả: Thái San
Ngồi chung một đám đông vừa từ MALAIXIA về tôi chợt hỏi:
-Các anh sống bên đó thế nào. Cùng lúc nhiều người trả lời:
-Nó ăn cướp sức, của dân để phì da đỏ thịt thì có. Chợt ông già gần đấy đang đi bên lề thấy đám đông ông cũng xen vô trước khi nhìn kỹ chung quanh và nói:
-Trước những ông cách mạng hành xử tốt thì già về vườn và họ phát cho vài triệu là cao nhất. Ông lần khân mãi rồi kể:
-Bây giờ cán bộ trẻ chỉ chú tâm vào bụng tức là tiền đấy, nhà lầu, gái, xe hơi, làm sao mà lo cho dân cho nước, các anh chưa chết là may mắn, cám ơn trời Phật, đừng lo chi thêm khổ.
-Anh không nghe chuyện của Trần Hiếu à.
-Ra như thế nào.
-Thì hôm đưa đám ma ông nhơn, nhưng không được lòng nhiều người, nên cắn răng tổ chức cho kẻo bị rủa, xả là mình bất nghĩa. Ngưng lại lấy hơi thật nhẹ nói tiếp:
-Có nói là ông này thật tử tế. Cái đám chính quyền nếu mà họ tử tế vậy thì dân có nhờ biết bao.
Tôi ngẫm nghĩ họ không tử tế vậy thì họ làm sao….
Nghĩ đến đây tôi chẳng muốn nghĩ thêm cho khổ não bèn bước qua nhà chú em nói vài ba câu tán phiễu. Vừa đến, chú nói:
-Hôm nay bận lắm.
-Thì nói vài ba câu thôi mà, có vào nhà thằng Thiện chơi không?
-Đang bận.
Một lúc sau, chú bạn em bước đến. Chưa kịp ngừng xe đã nói:
-Chở ba à anh?
Nghe có mồi chú thợ may lên tiếng:
-Thì cứ như chở một bệnh nhân có sao đâu.
-Vậy cả ba vào chứ.
-Ừ.
Tréo cẳng ngỗng câu nói cách nhau không bao lâu, trên đường đi chú em còn hỏi:
-Mua mấy ổ bánh mì, một cách có tính toán ghê gớm của những bợm tập tễnh.
Xe chạy, đến nhà chú em học nghề, tính tốt, hơi sỹ diện một chút thôi:
-Giang sửa máy, chỗ in nó không vào video.
-Chắc lại dây chứ gì.
-Không đâu anh. Chợt suy nghĩ và cùng khoe khoang với anh và bạn cùng bàn là ông GSV cựu đã về hưu và chuẩn bị mở một phòng công chứng. Chú em phát biểu:
-Nhà này cũng có thể làm vì cháu sau sanh không đi làm việc công ty nữa nên có thể cháu hoặc gia đình mua thêm máy in hoặc tiếp tay soạn văn bản và công chứng được cho có việc tại nhà chờ thời.
-Chỉ sợ bước vào mày tính khó khăn thôi.
-Nó cũng thành thạo rồi chứ.
-Còn công chứng những gì có thể được chưa.
-Dần rồi quen và có chỗ nhờ vả.
-Thế hôm nay đến đây làm chi mà biết.
-May bộ quần áo cho bố thằng K.
-Thế thì quá được chứ.
-Dễ gì mà có chỗ thân thiết với cán bộ nhớn. Tôi nhớ hôm xưa khi đi sửa cho nó cái máy mầu nói lỡ nhờ Sao Mai và hắn sợ quan nên đã đến trước. Sau tôi mới đến để chữa thẹn và muốn lấy lòng tôi hắn nói:
-Xin lỗi ông đã sinh ra Chu sao lại sinh ra Lượng. Tôi chỉ cười chẳng nói hắn thừ người cho đến khi ra sửa xong, hắn có nói thêm chữa cháy về vợ hắn:
-Người hơi đen đen nhín quen cũng thích.
-Ăn thua gì của người mình còn thích huống hồ, dưới trướng chỉ tha hồ mệt lả có sao đâu.
-Nói chi tại có ông chứ mẹ vợ thằng K ai mà lạ cái gì kể cả, vô tình thấy một thằng T thường xách túi cát gạo đến cho sau khi nó chịu chức mới vỡ lẽ, tuy nhiên nhà nó cũng có của ăn của để mới làm cha (Lm) được, trước tôi tưởng nó lăng nhăng với Tứ mẹ vợ K chứ ai ngờ.
Ngày đó tôi và chú T (đt) thường tối tập trung tại đó uống nước sau chạy vội về, có khi còn mất cả dép chứ vừa gì, sau thêm thằng cháu của ông anh xuống học, nhưng không đủ sức theo nên cũng vội chuồn về chợ Gồm.
Đa số trạng tuổi các bà ấy đã đi theo dạng hăm lăm nghìn đô hết rồi, nếu còn thi thoảng đôi người cũng đã luống tuổi nên sức bật cũng tùy thuộc theo con và theo sự phát triển của gia đình nhất là về vận may. Còn như những câu nói cổ hủ xưa cũng đã qua mất luôn được như bà Tứ thì quá qúy. Ngày xưa các cụ có câu:
Làm trai có bốn cái ngu.
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.
Là làm mai cho người thụ hưởng trên giường tốt thì không sao nếu mà thiếu mặn mà sẽ bị chửi rủa.
Lãnh nợ nghĩa đơn giản mượn tiền hay nhận trả dùm nhưng kẻ lười cứ trây dù có cũng chẳng thèm trả, thế mới chết kẻ lãnh.
Gác cu mang chim đi bẫy, ngồi chờ thời chim lồng bẫy vào hoặc không cũng là cái đáng chán đời cho kẻ vô công rỗi nghề.
Cầm chầu chẳng khác chi đi karaôkê thời nay kẻ uống bia ôm gái, còn người cầm trịch cho người khác hát đùa bỡn với gái xưa.
Đó là bốn cái tục.
Nhưng ở đây không phải là môi giới như thế mà phải nạp mạng với số tiền khổng lồ khoảng vào lúc trước đây vài năm tức khoảng mươi mười lăm ngàn đôla, rồi trao thân gửi phận cho người tùy dầy vò cho đến khi đi lao động hoặc ra hẳn nước ngoài lại đến tay kẻ khác dầy vò thêm dù có chết hoặc ốm đau cũng mặc, tiền thầy đã bỏ túi dù có kiện hay trình báo về cho đến tòa lãnh sự của mình cũng mặc dù là đàn ông cũng thế.
Đó mới chính thức là môi giới chưa nói đến những trai gái trẻ vào tay họ trước khi đi, phải nạp tiền hay không có tiền đầu thì nạp mạng cũng thế vào.
Tôi có những ý nghĩ không thuần khiết từ những chương trình “lao động quốc tế” cả trên ti vi vẫn thường chiếu hình như chúng muốn quảng cáo cả gái bán cho chương trình làm ăn của cả nước mang danh từ Việt Nam.
Thật nhục nhã. Cùng lúc một chú bé gọi điện thoại di động đến bố:
-Bố à mang chiếc xe lôi của mình đến xã nhận tiền hỗ trợ của xã bố ạ.
-Không đó là thủ thuật thu xe lôi của tao đó thằng dốt ạ.
-Thế con kéo xuống nhé.
-Không và chẳng bao giờ.
Câu chuyện đến nước phải kể lại. Ông xui tức bố nó trước là một trung sỹ cánh gà Biệt động quân tiểu đoàn ba mốt. Sau giải phóng được sau biến cố người sai vặt tôn làm trưởng công an thôn đã làm sai nhiều việc làm mất lòng dân khu vực. Như nói bừa, nói bậy dựa vào chức vụ.
Tối khuya con tiếc của bạc triệu kéo xe bố vợ đến lấy tiền hỗ trợ người nghèo.
Ai dè chúng thu luôn chiếc xe làm mích lòng bố vợ khôn xuể.
Lấy cớ tài trợ nhưng chính thằng con rể làm môi giới mất chiếc xe mang chính thức sự sống còn của gia đình nhà vợ. Bố quát:
-Mày biết mua bảo hiểm là cái gì không hay chúng thu tiền bảo hiểm là cái gì không hay chỉ thu tiền là chính hả...
Những đau khổ này bị dày xéo không biết đến bao giờ dứt.
Thằng bé những tưởng chiếc xe đến thì bố vợ mình sẽ được tài trợ ít cũng vài hoặc một triệu đồng. Nhưng vừa đến xã, chúng đến xem và đóng bảng số. Anh chàng vừa đóng nói:
-Sáng mai nói chủ xe, cầm cà vẹt xe, giấy bảo hiểm xe, hộ khẩu, và giấy kiểm tra thực phẩm đến nhé. Thế là bố mẹ vợ bị một ngày không được bán rau. Nhìn vào mặt bố mà run.
Thằng bé dù đã có gần hai đứa con cũng chưa biết mình đã bị chúng cài vào chương trình kiểm tra đối với những người bán lẻ và nghèo túng nhất cũng đã bị. Ngẫm nghĩ:
-Không biết ra sao với ông già vợ đây.
Mặt cúi gầm nhìn không muốn không ngước lên nổi, như kẻ mất hồn. Tự nói:
-Giá mình được một đồng cũng hay đi đàng này. Thôi phải đi năn nỉ vợ giúp dùm và làm môi giới cho xin lỗi ông già…
thái san