Vay trả
Tác giả: Thái San
Mắt tôi đăm đăm chăm chú nhìn không chớp mắt khi nàng vừa đưa bà bác họ xuống bậc thềm phía sau nhà, đối diện chỗ thường ghé thăm một người bạn khốn khổ vì thưa kiện về đất đai nhà cửa. Khi quay lại bất chợt nhận mắt nàng cũng hơi như muốn né trách, tuy nhiên bản chất ít khi dám nhìn thẳng vào ai.
Biết rõ nàng vừa về từ nước ngoài. Tôi cũng đã rõ hẳn điều đó.Tôi vẫn theo thói cũ "dửng dưng".
Từ ngoài phía ngõ nhà cạnh cột điện, đầu nhà chị gái nàng. cũng là chỗ tranh chấp đất đai do kẻ xâm người lấn. Cuối cùng chẳng ai nhường ai, biến cái ngõ thênh thang khi xưa trở thành ngõ hẹp chỉ đủ dong chiếc xe đạp vào, ra.
Mấy nhà trong ngõ bàn tán, to tiếng, cãi cọ nhau om xòm.
Nhà của bà chị nàng sống cạnh đấy là cái thềm sau vừa xuống, cũng như sống trong dầu sôi lửa bỏng. Tuy nhiên thời này được miếng đất mặt tiền, có chỗ cho mẹ của bà chị cũng đỡ hơn khá hơn nhà nàng tuốt mãi xa qua chợ, khu chợ miền đông nổi tiếng về mọi nguồn, như bao suối nước nóng lạnh đổ dồn về.
Có lẽ nàng giận tôi là vô tình, vì thấy mà chẳng hỏi han gì cả.
Theo tôi, hạnh phúc ai cố nấy giữ.
Nay đã đến và đã có.
Nhớ lại chuyện ngày xưa, khoảng cách từ ngày biến cố bảy lăm xẩy ra. Trường đại học không người dậy, phải giải tán. Nàng dời trường kéo theo bao yêu thương trìu mến. Tôi dành cho nàng khi lỡ vận không hề thở than, cho đến khi nàng cất bước sang ngang theo H, một ngưòi chồng cưới đàng hoàng, về nước. Tôi giữ nguyên tâm sự chẳng thể ai biết. Tôi nghĩ có lẽ đến chính nàng cũng chẳng hề hay biết nữa, nếu xét đơn sơ hay qua lần chẳng thể nào nhìn ra việc đó.
Tôi yêu nàng hơn cả chính bản thân.
Nhiều lần tôi phải hỏi mẹ. Từ sự giải thích dần dà hiểu rõ thêm là sự yêu thương cần thiết đến bực nào, có thể chết vì người mình yêu. Không ngờ bất chợt một hôm nàng quay ngoắt nói:
-Này anh, chiều nay mình gặp nhau nhé. Xa nhau bao ngày, cô đọng, nín nhịn. Tôi bèn để xuôi theo cơ thể:
-Nhưng ở đâu?
-Nhà em.
-Không sợ ai nữa sao. Có gì đâu mà sợ. Khoảng hơn một giờ trưa nay nhé thì ai biết hở anh.
-OK.
-Nói tiếng Mỹ?
-Tiếng nước ngoài.
-Hường cũng vậy.
-Dĩ nhiên.
-Ready…..
oOo
Tôi cũng chưa hiểu lắm sự vay trả như thế nào. Khi tuổi đời cũng chưa từng trải bao nhiêu. Tuy nhiên khi bước qua bậc tiểu học, thì chính mắt tôi thấy nhiều sự vay trả nhãn tiền. Bằng chứng ngay cận kề, nghe nói trước bà cụ lúc còn sống, nói:
-Cứ tự nhiên vay khắc trả à.
-Sao mẹ?
-Tức như đời cha ăn mặn đời con khát nước.
-Bu đi thiên chúa giáo nhưng bu vẫn tin như vậy sao? Thực tế con chẳng biết ra sao nữa. Thế có khổ cho đời con không.
-Mày sao ngớ ngẩn thế ư? Ngưng một lúc bà nói tiếp:
-Hãy thử nhìn cái thằng Giáo mà xem nè. Ngày xưa ông bố dựa vào quyền thế của ông Cố Trác và vài, mấy người có quyền thế khác, như ông trùm Ô, ông Biểu… chiếm cứ bằng mọi cách được miếng thổ cư của người cho mình, hiện đang ở và đã bán cho người khác, những tưởng mình sẽ giàu to, nhưng ai dè trúng lúc đồng tiền đang bị lạm phát, mang gửi ngân hàng lời có nhưng vẫn thành, bằng huề. Xem thấy bây giờ có phải trả lại không vậy, con chị, bệnh hoạn, thằng em, như thằng ngố, cho nhận làm phó hiệu trường Sông mây cũng bỏ, nay lại đến con vợ cũng bỏ nốt. Rốt cuộc đời nó đi về đâu.
Sau khi bán căn thổ xưa kia bố chiếm của người, nay bán lại cho tiệm vàng, hàng tháng họ cho thuê ba triệu một tháng. Hỏi thử, với thời đại này, lấy đâu một tháng ra bấy nhiêu tiền hở trời không đến chết à.
Còn cô chị, bị ung thư tràng nhạc chữa chạy hoá trị mất khoảng mấy trăm triệu, cuối cùng phải bán nhà để trả nợ vay mượn chữa bệnh.
Thế là căn nhà chung xưa kia xôi hỏng bỏng không, của người trả cho người. Bu tôi nhìn thẳng vào mấy đứa con cùng nói như dậy bảo:
-Thế đấy không là vay trả thì là cái gì.
Thực tế chính tôi cũng chưa hiểu nổi chữ “vay trả”. Vì đòi hỏi phải biết thêm về tôn giáo Phật, hay hơn nữa đã qua một quãng đời và gặp nhiều sự vay trả trước mắt mới thấy rõ chữ, câu đó.
Thảng đã đọc nhiều, sách luận ngữ về con người, và cuộc sống tâm linh trước và sau, tất sẽ hiểu thế nào hay và rõ hơn.
Chính tôi viết bài này nhiều người vẫn chưa đồng ý, vì có thể họ không hoặc chưa biết, kèm theo bên cạnh đôi khi về khác tôn giáo. Cũng có người nói:
-Cái thằng hiền lành lại thường hay chết trước .
Bởi thế muốn nói về vay trả. Có thể phải nhiều hay vài thực tiễn trước mắt chứng nhận mới hòng đôi người thông cảm, đồng quan điểm.
Nãy giờ nói chuyện người bây giờ đến ngồi bên cạnh mẹ. Trời cũng bắt đầu mưa, tức thời tiết đang bước vào những tháng hè, nóng nực vô kể. Tôi muốn tâm sự cùng mẹ nhiều hơn nhưng lại ngại, nhất là nói về chuyện vợ con. Thực lòng, nhưng tôi vẫn ướm thử:
-Theo mẹ con dâu cần nhất điều gì hở bu?
-Biết vâng lời, dịu dàng, sáng tạo, tiết kiệm, nữa là ít lời. Thì tất nhiên ai cũng mến.
Sau khi đứa bé con nàng đã lớn. Tôi lặng thinh, dù gia đình, xã hội, nhìn vào chê dè bỉu. Chỉ nói với nàng:
-Em đừng sợ dư luận nữa.
-Nhưng họ để yên em ư?
-Anh cứ nhận nó là con anh thế thôi, chẳng sao cả, miễn là em nên thân thuộc với bà ấy hơi nhiều và kỹ lưỡng. Và em cứ tiếp tục đi dậy.
-Sao, đi dậy lại sao, em nhìn thấy mặt thằng đó sao chịu được?
-Anh đã bảo hành rồi cơ mà.
-Nhưng chắc em nghỉ dậy.
-Cái đó tùy em.
-Và em nghỉ hẳn dậy học ư? Phải cho thằng đó thấy mặt chứ, có khi cho nhìn mặt con nữa, đấy mới là hình phạt nó, em hiểu chưa.
-Nói đến thằng chó đó làm chi nữa anh, bỏ nó đi.
-Nhưng dù sao nó cũng là cha con gái em mà.
-Vĩnh biệt, em làm em chịu, giá mà em chỉ cần biết anh trước khoảng vài tuần là khác hẳn rồi.
Vừa cơm xong đến chỗ hẹn. Thuê phòng cũng chẳng mấy vui, nàng đã hỏi:
-Anh còn dành chỗ nào cho em không?
-Không, chẳng ai muốn chiếm chỗ của ai cả.
-Là của ai.
-Của H.
-Anh sai quá, trước cũng là của anh và bây giờ cũng thế.
-Em bắt đền anh đó chớ đừng để ai xâm lăng chỗ của em nhé, kẻo em tự vận đấy đừng ham.
Nàng nói tôi khiếp sợ, một ngày nào chẳng lành lại cũng đổ cho chính tôi. Tôi bèn cãi:
-Chắc em đã dành cho anh bao giờ chưa.
-Anh chê thì có.
-Xét thân em cũng đẹp không đến nỗi, sao chê?
-Những hành động với em bắt buộc em phải chiếm đoạt chứ không còn phải là cãi lý nữa.
-Sao nay em dữ tợn hơn xưa nhiều quá.
-Do anh và vì anh cả.
Không thời thế tất không xảy đến những chuyện chẳng ra gì như thế bao giờ huống hồ, người dân hiện đang đói khát, thử hỏi người dân để vậy mãi sao….
Suy nghĩ mông lung tôi chưa phải trả lời ra sao nữa.
Tôi bị trả vì vay nàng khi nàng cố tình níu giữ. Tuy nhiên khổ nỗi lúc nàng đang bối rối về chuyện đứa con.
Tôi đã đến với nàng vừa an ủi, để có thời gian cho nàng tự tạo và chữa lại bức tranh tình và chẳng muốn tiếp tục sa đọa nữa.
Chỉ vì tôi yêu nàng chân thật, sau khi tiếp cận và quen thói, quen mùi, trong nàng có và đang níu giữ những gì mà tôi muốn, cần, một cách tha thiết.
Có thể rằng có thể là nàng nghĩ tôi đã lợi dụng nàng không chừng.Tôi cũng chẳng đính chính chẳng giải thích. Cái quan trọng nhất lúc đó là:
Nàng sẽ vượt biên bằng mọi cách. Mà theo tôi lúc này tức qua cái sống chết. Tôi tự hỏi:
-Như vậy chi cho mất tương lai. Khổ nỗi một người con gái mới trong dòng tu vừa ra là mang theo của nợ của kẻ chiến thắng, kiêu binh. Mặc dù tôi và mọi cách bạn bè khuyên nhủ:
-Dù sao đứa con chẳng là kẻ có tội.
Mấy tháng sau làng lấy H, H cũng có hai đứa con. Cái chính là nàng đã có một người chồng chính thức. Lẽ tất nhiên tôi phải, và bắt buộc trả nàng lại cho đời. Và nàng đã qua được con thuyền và bến khác bảo hành chắc chắn hơn. Cái khổ là nàng vẫn nuối tiếc. Hai chữ:
-Tình yêu.
Nuối tiếc, và nuối tiếc khôn nguôi.
Tôi nhớ lại lúc nàng cố tình cài đặt ngày đi chơi. Tôi nhận lời, trúng ngày ông trẻ bên nhà bạn gái tôi mất.
Hai đứa rủ nhau, đi xuống tuối khu Tân vạn, vào sâu.
Cái đáng tội là chính chúng tôi chưa hề mướn phòng bao giờ.
Lạ. Những năm tháng đói khổ theo chính sách kinh tế tập quyền, không ai muốn phí phạn một số tiền vớ vẩn, nên chẳng bao giờ mướn phòng làm chi. Lại nữa nhà mình có đầy đủ phương tiện, ấm cúng.
Cho nên đi chơi xa chẳng hề nghĩ bao giờ. Nay nghe bạn nàng đã theo cách vô cớ.
Có lẽ là lần cuối theo ý nàng định, nên tôi cũng lặng thinh. Tuy nhiên trong tâm trí chẳng ổn thỏa.
Lời ru:
Anh ơi cho đến tận bao giờ
Anh mới thấy em hết bé thơ
Bao giờ em lên ngôi thần tượng
Xóa ở tim anh nét hững hờ
thái san