Những Gì Còn Lại
Tác giả: Thái San
Chúng tôi ngồi yên lặng trên chiếc xe chở thật đông người, đi đến một khu rừng miền nam, miền cây cối tốt.
Từ lâu không một làng mạc nào được dựng trên mảnh đất này.
Gia đình tôi được định cư trên mảnh đất cao.
Khó nhăn đầu tiên của đám người mới đổ xuống là chia nhau mảnh đất rồi lo kiếm nước, tìm nơi ngủ. Tuy nhiên sự cực nhọc cũng qua đi khi đứa con trai đầu lòng ra đời.
Nàng vào đây tứ cố vô thân với hai đứa em gái. Trong những tháng ngày đầu tiên tôi thấy nàng làm việc luôn tay không dứt. Cả những đêm tối, đứa con tôi còn nhỏ không sữa mẹ khóc nghe não nề, rầu ruột, Hoài cũng qua để dỗ dành dùm.
Tôi thấy bất lực trong công việc này và nàng như nuôi hẳn đứa con tôi để tôi đi làm nuôi cả hai gia đình trọn năm người. Những buổi tối đi làm về tôi cũng làm thêm cho cả hai gia đình như rào hàng kẽm gai lại cho khu đất, hay ngăn tấm vách tre, liếp cho căn nhà đôi chung được cấp phát. Được sự đồng ý tôi mở cánh cửa cho đôi bên thông thương tiện dụng. Cũng có lần nàng đặt đứa bé xuống, giúp tay vào nhiều công việc như việc mộc, v...v…
Lúc tối trở về, đêm tối mỗi người một bên. Nàng với hai em, tôi với đứa con đỏ tháng. Sự cơ cực mất ngủ để mỗi sáng dậy đi làm, nàng đề nghị tôi để nàng trông coi đứa bé, nhưng trong lòng tôi chẳng dám vì tôi khác hẳn mất rồi.
Ngồi nhìn đứa con mà nhớ lại những ngày người vợ mới qua đời lúc đôi bàn tay trắng chẳng có một đồn xu dính túi, tay trắng bần hàn. Tôi không dám nghĩ nhiều thêm vì rõ là nàng chết vì sau khi sanh thiếu thuốc.
Trong căn lều (tăng) nóng như thiêu đốt của xứ miền nam. Tôi quây lấy căn phòng đẻ bằng vỏn vẹn với miếng vải bông phần gia tài duy nhất. Tiếng đứa trẻ khóc, Hoài lách cửa bước sang. Tôi cúi đầu như một thân tội đồ.
Tiếng nói nàng nhẹ nhàng làm tôi tỉnh lại:
- Sao anh để cho nó khóc?
- Biết làm sao bây giờ.
Nàng thánh thiện, còn tôi là một người qua một đời vợ. Tôi nhìn chong vào mắt nàng chờ đợi….. Nàng nói nhanh: - Để em giúp cho.
Trong lòng tôi dâng lên một niềm xúc động và hoàn toàn thần thánh. Tôi nhìn kỹ nàng và tưởng tượng như một thiên thần. Tôi nói nhẹ:
- Em nên đi nghỉ đi cho khỏe, ngày mai chúng ta còn phải làm việc.
Trong lòng tôi mơ ước, giúp đỡ tôi trong cơn bấn loạn này nhưng…..
Nàng lặng thinh như không nghe thấy. Hiện không nói gì, nàng tiến tới bế đứa bé lên dỡ như thân quen tự bao giờ. Một lúc đứa bé không khóc. Tôi êm dịu hẳn xuống.
Chàng cảm thấy tương lai mờ mịt và không hiểu rõ rồi đây cuộc sống của mình và con ra sao nữa. Tôi lặng thinh và bước ra, hai tay đưa kên vò bứt tóc, vừa suy nghĩ:
- Hay đề nghị nàng chung sống với mình và cùng nhau nuôi những đứa em, con..
Nhưng tự ái của một người đàn ông, và chàng cũng chẳng dám mở lời, vì chàng là một người qua một đời vợ, còn nàng.
Suy nghĩ chỉ vì đời sống đang thời khó khăn không việc làm chắc chắn. Nàng lên tiếng trước:
- Em không biết rồi đây cuộc đời của ba đứa ra sao nữa?
- Ừ cũng... , nhưng chẳng khó mấy đâu.
- Em không biết làm gì dù một tí nghề, vốn liếng cũng không.
Nét mặt nàng đăm chiêu, và nàng cũng nói:
- Thì tạm thời vẫn cứ như vầy đã, rồi biến chuyển dần dần.
- Nhưng tiếng đời và dư luận nữa chứ em?
- Cái đó cũng đáng để ý nhưng đời sống nó bắt và phải như thế thì sao nào?
Cả hai ngồi yên lặng, thật yên lặng. Nhìn trên con đừng được làm từ thời Pháp, lâu lắm, thật lâu lắm mới có một chuyến xe đi qua. Tiếng trẻ, con của mình, khóc, làm cả hai tỉnh người lại.
Một lúc sau đứa bé khóc và khóc to hơn, tôi sốt ruột và nàng cũng nóng như tôi hỏi:
- Có cần cho bé đi khám bệnh không?
Tiếng nàng rất trìu mến, tôi cảm thấy mến nàng hơn bao giờ hết. Tôi nói như an ủi chính tôi:
- Chắc nó đau bụng, để anh giúp cho.
Nói xong tôi mới biết mình nói sai, con của mình mà mình giúp cho ai, và trời lúc này cũng lác đác những giọt mưa. Khi nghe được tiếng mưa chắc là mưa cũng đã nặng hột, vì mái tranh nên thường cũng chẳng mấy để ý đến được tiếng mưa.
Ngoài kia lốp đốp có tiếng súng phía dưới miền suối mà phía tôi định nếu đi đưa con vào thăm khám y tá, tôi tiến đến bảo nàng đặt đứa bé xuống giường tôi lấy tay xoa nhẹ vào bụng dứa con khiến tiếng khóc dịu dần, không biết có phải là khỏi hay bớt chưa nữa. Nàng nói nhìn chòng chọc vào mặt tôi nhưng trời chẳng sáng lắm với cái đèn hoa kỳ tù mù. Nàng nói:
- May ra nó bớt thì đỡ khổ cho tất cả.
- Bác sĩ may ra ?
- Thì nó khỏi rồi đấy.
Thấy hiệu quả tôi lấy chiếc khăn nhúng nước ấm và đắp vào bụng cho con, và nhớ phải đắp bằng lá trầu hơ nóng, nhưng vào giờ này kiếm đâu ra lá trầu, nhất là, lại mới đến vùng đất này, ai đã cất công trồng thứ này. Lúc này có lẽ cả hai đã đoán trúng thằng bé đau bụng nhưng cơn đau đã dịu hẳn nhiều.
Vì mệt quá tôi và nàng nằm cạnh hai bên đứa bé và thiếp đi một lúc chẳng ai nói với ai điều gì. Bỗng chợt trời mưa nặng hột hơn và đứa bé bắt đầu khóc to hơn. Nàng lên tiếng trước:
- Em đưa xuống nhà y tá Đức. Được không anh?
Hiện ngoị ngằn, chần chừ vì tiếng súng to dần phía ấy.
- H…ừ…m.
Chần chừ một lúc sau:
- Em đi bộ xuống chỗ đang giao tranh sao?
Một câu hỏi vừa đồng ý. Nàng đứng bật dậy tự tròng vào mình một chiếc puncho. Hiện cũng chẳng biết gì hơn, tự ngồi xuống xắn gấu quần cho nàng bảo:
- Chờ một chút đã nào.
Một câu nói hai ý, Hiện ngồi bệt xuống đất lấy tay cuộn ống quần nàng lên cao, lên cao.... anh cảm thấy da thịt của Hoài êm dịu, dù sao anh cũng đã qua một đời vợ nên biết con gái là gì. Anh biết rung cảm tình dục nhưng ở chỗ này, cảm thấy nàng như vị thiên thần hộ mệnh cho gia đình mình, và ngay bây giờ cho chính con mình, lòng cảm mến không có một chút tà ý. Cái ống quần thời này rộng rãi không bó hẹp như thời kỳ nào. Hoài nói nhẹ như ru chính ông bố:
- Anh nhới kỹ nhé ở đây chỉ có mấy đứa em dại của em và con anh mà thôi, chúng ta sống chung được không anh?
_Đó là lời mở trước cho chàng.
Câu nói của nàng làm tôi chợt tỉnh hẳn cơn mê trong dục vọng, Chàng hỏi lại khi nhìn thật rõ vào mắt nàng:
- Ý em nói?
- Thì sống chung với nhau chứ sao anh?
Chàng ầm ừ chưa dứt khoát vì không đề phòng, vì luôn lúc nào chàng vẫn nghĩ chàng là một người có gia đình nên không dám nghĩ hơn nữa và bản chất chàng không muốn lợi dụng ai quá đáng. Nhưng cô gái thì lại khác. Luôn nghĩ mình đang cần một chỗ dựa khi mới đến chỗ định cư này, nơi khỉ ho cò gáy làm nàng sợ hãi không có chỗ nương tựa. Chàng nói:
- Nếu em đồng ý chúng ta đồng vui sướng khổ cho trọn vẹn chứ em?
- Đến bây giờ anh còn phân vân ư?
- Tại cuộc chiến nó gây cho anh những suy nghĩ khôn nguôi, vì anh và em đang cưu mang một đứa con của người chết đó thôi.
Anh nói trong suy nghĩ chín chắn và tiếp:
- Anh cũng chẳng muốn anh, em, chúng ta lại bị một lần nữa em ạ.
Anh nói khi nhìn thẳng vào cô gái với lòng thành thật.
Cô gái nói nhanh như sợ bị anh từ chối:
- Cũng được anh ạ. Hay mai ta cưới nhau đi?
Anh trố mắt nhìn nàng va không hiểu nàng đang nghĩ những gì nữa anh hỏi:
- Có thật không em?
Cả hai im lặng vài giây, chàng bước tới ôm chặt nàng vào trong lòng thật chặt, cả hai như đã thân nhau tự thuở nào, bao nhiêu xúc cảm dâng lên tột độ vì đã vô tình và cố ý nên nó muốn bung mà không được phép, phải chờ, phải chờ. Nàng nói thật dịu hiền.
- Anh chờ em về ta bắt đầu nhé?
Chàng đáng ra cũng chẳng bắt đầu được vì cái thế của chàng chẳng muốn lợi dụng, đúng ra cái ý là của nàng mà thôi, nên nghĩ vì mình có thể cần thiết cho nàng. Trong đầu vẫn băn khoăn nàng quá trẻ, còn mình đã qua một đời vợ, và riêng nàng là một cô gái yếu đuối dễ thương và thần thánh.
Tôi luôn tôn trọng như đứa em gái mà thôi và luôn có ý giúp đỡ nàng là chính dù một ý nhỏ. Tôi tự cu-ki với và lúng túng trong hoàn cảnh này, chỉ một mình chẳng muốn theo số phận người khác, theo vết chân buồn của đời và không chừng trong những ý nghĩ đó mang theo những may mắn của người khác kéo theo không biết sự tình nào kéo theo sự tình nào. Và cũng không biết cuộc chiến do Mỹ tạo dựng để thử nghiệm và tiêu thụ sản phẩm chiến tranh của một siêu cuờng thì số phận nhược tiểu của đời mình ra sao nữa!!! Số phận nhược tiểu của mình thoát khỏi quy luật “cây gậy hoặc củ cà rốt” và đến bao giờ được. Tôi cúi xuống mới nhớ ra nình vẫn đang ôm Hoài sự thật nhãn tiền không chối cãi tức đã xác định có và cần nàng trong đời.
Chợt cơn mưa nhẹ bớt đi và tiếng súng bắt đầu giảm hẳn. Chàng cúi xuống, bận cuộn lại gấu quần nàng một lần nữa tay chàng chạm vào da thịt chợt nàng rùng mình. Nàng nói ngay như thoát khỏi lôi kéo khác:
- Em đi đây.
Chàng nhấc cái tấm mưa phía trước đưa đứa bé vào lòng Hoài và đội thêm nón. Nàng chậm bước ra khỏi cửa quay mặt nhìn anh lần chót vào chỗ nơi ông y tá tiếng súng bắt đầu to hơn và mau hơn. Đứng nhìn nàng bước đi hy sinh cho con mình mà lòng xúc động thực sự. Tôi chẳng bước vào giường vì nghe tiếng đứa em nàng bắt đầu trở mình trong cái mùng vá chằng vá chịt và đi tới đi lui suy nghĩ lung lắm rồi dựa vào bao lúa ngủ lúc nào không biết.
Định sáng sớm lên trình với cha xứ như ông vua một cõi để xúc tiến công việc chắc việc của chúng tôi không có gì làm khó khăn nên an toàn, hợp tình, lý. Tôi nghĩ vậy nên ên đềm vào giấc mộng lúc nào chẳng hay có sự hiện diện của nàng đang rên xiết vì sung sướng, tự dưng cả cơ thể tôi rung lên bần bật khi nàng nói:
- Em cảm thấy quá hạnh phúc anh ạ.
Có tiếng xe thắng mạnh ngoài đầu đường. Tôi quay ra nhìn thấy một hình sao trắng trên ca bô tôi lửng lơ với những gì mình đang mơ mộng vừa qua, thì có tiếng nói của người ngoại quốc đoán là người Mỹ nên tôi nhìn thật kỹ vào, ngẩn ra vài giây một toán người đang khiêng chiếc băng ca vào lúc này tôi mới định thần biết và đó chính là Hoài và đứa bé con tôi. Nước mắt tôi tuôn trào đầy mặt và từ đó tôi chẳng còn trông thấy gì nữa và sự thể ra sao cũng chẳng bao giờ còn được nhắc đến sau khi tôi ra viện vào sau đó nghe mọi người nói là hai năm đổi một hạnh phúc để lấy một hạnh phúc và chẳng bao giờ có hạnh phúc nào cả.
Hỡi thượng đế nếu có người dã man quá đi thôi đánh mất của tôi tất cả! Vậy sao từ đó tôi chẳng bao giờ nhắc đến chúa hay bà nào nữa cả.
Một ông già nhất trong xóm là người thổ dân chính hiệu nói với tôi:
- Nếu mai này anh về chắc anh sẽ mở chỗ chữa bệnh miễn phí để cứu bá tánh chứ.
_Dạ thưa ông, lòng thì vậy nhưng có lúc lại không, vì rằng thời thế không cho phép, lại nữa lấy đâu ra chi phí để thuê những nhân viên tập sự cái đã, sau đó khi làm xong họ nhẩy chồm hổm vào quản lý nhà nước tức là chẳng có gì được quyền của mình ạ?
Và nghiễm nhiên họ thu vào cho chính bản thân, họ cứ việc lấy tiền trong lúc mình cứu tế là chính, thưa ông, sau đó có khi còn tống cổ mình đi nữa chứ ạ?