Chương 13
Tác giả: Xuân Vũ
Một buổi dáng vừa thức dậy Trà nghe có tiếng gõ cửa. Trà ngỡ ngàng: trong nhà không có ai ngoài Trà , khách nào lại tới? Trà bạo dạn bước ra mở cửa thì thấy một người đàn bà đứng tuổi. Bà ta cúi đầu thật thấp:
- Chào bà thầy thuốc.
Trà chưng hửng. Lâu nay Trà sợ người ta tới nhà. Sợ nhất là đàn bà. Người đàn bà nào cũng làm cho Trà nghĩ tới dì Hảo. Nhưng người đàn bà này không có thẹo trán. Trà lại giật mình: Hay là bà thầy thuốc? Một thoáng sợ hãi làm Trà mọc ốc đầy người, nhưng người đàn bà kia lễ phép thưa:
- Dạ, tôi là thợ may của hiệu Tân Lập chuyên may áo dài cho các bà các cô.
- Bà đến đây để làm gì?
- Dạ tôi được lệnh quan thầy thuốc đến đây đo may cho bà thầy thuốc vài bộ đồ tân thời để ít bữa nữa đi dự hội chợ kẹt-mết.
Trà dần dần hiểu. Té ra là vậy. Do đó mà thợ may đến đây. Trà định thần lại , mời bà thợ may vào nhà.
Bà sốt sắng mở túi vải lấy thước dây lễ phép choàng qua vòng ngực, eo rồi mông.
Xong bà reo lên:
- Bà thầy thuốc có thân hình cân xứng quá đẹp ! Chắc bà thầy thuốc ăn uống theo sự chỉ dẫn của quan nhà và chơi thể thao đều đặn nên mới được vậy. Dạ, bà thầy thuốc thích đánh ten-nít hay bơi lội ạ?
- Dạ... tôi thích... đi bộ nhiều hơn!
- Dạ bà thầy thuốc đừng xưng hô như vậy, tôi không dám nhận. Bà thợ vừa nói chuyện vừa đo, ghi vào sổ, rồi cười vui:. Dạ đó là thước tấc cho bộ áo dài. Còn mấy bộ đồ đầm nữa. Bà thợ lấy ca-ta-lô ra , hai tay đưa cho bà thầy thuốc xem và giải thích từng kiểu áo quần Lang-sa văn minh.
- Đây là hiệu Mode Parisienne, chuyên môn may đồ cho các cô gái Paris sang trọng. Dạ, jupe thì cao hơn gối, áo không có tay . Dạ, nói xin lỗi chớ mặc loại này giống như con vịt mặc áo lá ở nhà quê của mình. Nhưng nó hãy còn đỡ đỡ hơn loại thể thao, thưa bà thầy thuốc, nếu bà thích chơi then-nít thì cũng nên chọn kiểu này, mặc nó cũng như không mặc gì hết, nhất là nếu bà thầy thuốc dùng vải màu da người thì ở đàng xa nhìn, người ta tưởng lầm là... à bà đang tắm biển.
Trà đỏ mặt lắc đầu:
- Bà cho tôi coi...
- Dạ còn đây là catalô của hiệu Aux Ciseaux de Paris!
- Bà cho tôi xem cái catalogue của hiệu La Princesse hoặc là Au Chic Tailleur.
Nghe 'bà thầy thuốc' phát âm tiếng Pháp khá đúng, bà thợ vui vẻ:
- Chắc bà thếy thuốc có sang Pháp hoặc học trường đầm bên này.
- Tôi học bên này! Tôi sắp sửa sang Pháp nhưng chắc sẽ không sang.
- Dạ bà thầy thuốc học trường Marie Curie hay...
- Tôi... tôi học Calmette!
Sau khi xem hết mấy tập ca-ta-lô, Trà quyết định may một bộ áo dài Việt và một bộ đồ đầm Mode Parisiennẹ Jupe dài và tay áo tới cùi chỏ chỉ hở tí ngực thôi.
Bà thợ khen dồi:
- Bà thầy thuốc là người có học nên ăn mặc đúng đắn chớ các cô bây giờ đã mặc Tây thì chọn những kiểu rất mới lạ khiếp lắm . Quan thầy thuốc bảo tôi đo may cho bà thầy thuốc 5, 6 bộ để thay đổi trong lúc đi hội chợ kẹc-mết, tùy theo lúc.
- Tôi chỉ đi một lần thôi mà may chi nhiều bộ quá vậy, tốn tiền!
- Dạ Quan thầy thuốc bảo là bà thầy thuốc cần thay đổi luôn. Sáng mặc ta, chiều mặc Tây, trưa có thể mặc Tàu ạ!
- Ủa bà thợ cũng may đồ Tàu nữa à?
- Dạ có chớ. Cả đồ Nhựt Bổn, Xiêm La chúng tôi cũng rành luôn.
Trà bảo:
- Vậy may cho tôi một chiếc áo dài Thượng Hải hai bộ đồ đầm và một bộ Việt thôi.
- Dạ. bà thợ may lại móc thước dây đo và khen Trà có đôi chân đẹp.
Trà bồi hồi nhớ chồng. Ngày đó... Ngày nào...
Rồi bây giờ... Mới đây mà...
Trà nghẹn ngào nhưng cố giấu sự xúc động không để bà thợ may ngó thấy . Khi bà ta đi rồi, Trà ngồi thừ người ra. Cuộc đời ta như thế này ư ? Mới ở trong khám bị tụi lính kiểm tục hành hạ nặn vọt khinh miệ mà bây giờ lai. làm bà thầy thuốc, đường bệ Oai nghi , có kẻ thưa người dạ, sang trọng đủ điều.
Hơn một tháng qua, Trà sống trong căn phố này như chim trong lồng son . Mọi thứ đều được cung phụng, kể cả tình cảm nồng nàn. Trà đoán chắc quan thầy thuốc đã có vợ con, nhưng ông đã ra tay cứu Trà và đã đem tới cho Trà cuộc sống êm đềm này. Chẳng bằng những bữa cơm cay bố thí của chùa Chà và nuốt rơi nước mắt hay sao ? Vậy Trà phải đền đáp lại.
Buổi chiều bà thợ may đem tới cho Trà hai bộ đồ, một ta một đầm.
- Quan thầy thuốc bảo tôi may gấp đem lại đây cho bà mặc thử ngay.
Bà thợ may ướm vào người Trà và khen nức nở đôi chỗ chưa vừa y thì bà thợ sửa lại cho hoàn mỹ và trước khi ra về còn tỏ lời khen:
- Bà thầy thuốc mặt áo dài rất đẹp mà mặc đồ đầm càng đẹp. Đã đẹp thì mặc gì cũng đẹp.
Bà thợ vừa ra thì quan thầy thuốc bước vào.
- Em có vui không ? Ông vừa để chiếc cặp da trên bàn vừa hỏi luôn một hơi.Thịt cá, gạo nước họ có đem tới đây đủ không ? Để anh tìm người giúp việc ở với em cho có bạn.
- Dạ em không thiếu món gì. Cám ơn anh. Trà dùng tiếng 'anh,em' đã hết ngượng miệng.
- Bữa nay anh với em đi xem hội chợ chơi. Ở nhà hoài, anh coi bộ em không vui.
- Dạ.
Trà ngại đi với người đàn ông có vợ. Rủi bị bà ta bắt gặp thì chết.
Trà đã từng đánh ghen và Trà cũng từng thấy cái cảnh vợ lớn đánh vợ bé. Trà không muốn chịu nhục cũng không muốn phá tán hạnh phúc của người khác . Nhưng Trà không dám cãi lại vị ân nhân đã cứu nàng. Nghe ông bảo, nàng ríu ríu vào buồng thay xiêm đổi áo và trở ra đứng trước mặt ông chờ lệnh. Quan thầy thuốc ngó Trà trân trân làm cho Trà nhột nhạt. Ông ôm hôn Trà và thầm thì:
- Ước gì em làm vợ của anh!
Rồi hai người đi ra . Trà ngạc nhiên khi thấy một chiếc xe hơi màu đen đậu bên lề đường . Từ xe lôi xe kéo đến xe tắc-xị Cuộc đời Trà đang hồi may mắn chăng? Nhưng không phải tắc xị Ông quan thầy thuốc mở cửa xe và chìa tay:
- Em ngồi băng trước với anh và anh lái xe cho em đi.
Trà mới vỡ lẽ ra là xe nhà . Trà ngồi bên cạnh .chồng. lướt phăng phăng trên đường phố không có mấy chiếc xe hơi . Toàn là xe kéo, xe lôi, xe ngựa và xe chân. Trà bàng hoàng như mộng.
Đột nhiên Trà nói nhỏ nhẹ:
- Em muốn đền ơn đáp nghĩa cho người ta được không anh?
Theo lời yêu cầu của Trà, quan thầy thuốc lái xe đến chùa Chà Và. Bọn trẻ đang lau nhau trước cửa chờ xin cơm, thấy chiếc xe bóng loáng đỗ lại thì trố mắt nhìn. Trà mở cửa xe bước xuống. Mãi một lúc thằng Chằng Hìu mới nhìn ra Trà . Nó ré lên:
- Chị Ba! Chị Ba!
- Anh Ẩn đâu?
- Ảnh ở ngoài ga... Bữa hổm có một ông già xưng là ba của chị đến đây tìm chị.
Trà không nói gì móc bốp đầm lôi ra một xấp bạc, đưa cho thằng bé rồi bảo:
- Chị gởi lời thăm anh Ẩn nhé. Ít bữa chị sẽ trở lại. rồi Trà lên xe đi.
Quan thầy thuốc bảo:
- Anh sẽ đưa em đi lại tiệm trang điểm rồi mới vào hội chợ.
Chập sau đến hiệu. Một người thợ gập mình:
- Chào bà! Mời bà ngồi ghế! rồi nhanh nhẹn đưa cho Trà một quyển ca-ta-lô có hình những kiểu tóc .Bà muốn kiểu nào bổn tiệm xin làm vừa ý bà!
- Tôi không muốn uốn quăn!
- Vậy nhờ bà chải tóc cho vơ... Ợ tôi thôi! Quan thầy thuốc nói.
Trà nhìn trong tấm kiếng hình hột xoài treo trước mặt. Trà không ngờ mình lại được mặc đồ sang trọng như vầy . Lần đầu tiên Trà mặc áo dài Thượng Hải trong nhà ông chủ tàu Vĩnh Thuận. Lần kế khi về nhà công tử Cá Hố cũng mặc áo dài Tàu . Và lần này trong vai trò bà vợ quan thầy thuốc , Trà mặc đồ mốt . Rồi mai kia ?
Đời là những màn kịch , khi xem màn trước, không ai đoán nổi màn sau . Trà thấy mình vẫn đẹp, đẹp hơn xưa. Môi đỏ như ớt chín. Má hồng phơn phớt, mắt lá rong, đuôi mắt nhọn như mũi gươm, cái nhìn cái liếc sắc như dao cau.
Đến nơi bà thầy thuốc cặp tay ông thầy thuốc đi vào kermessẹ Người đông như kiến cỏ. Chen chân không lọt. Người ta chờ hội này để khoe sang khoe giàu và khoe ngông.
Quan thầy thuốc thì không , ông không khoe ba thứ đó. Ông chỉ muốn khoe đoá hoa ông đang làm chủ.
- Chỗ này là chỗ gì vậy anh?
- Vườn Bờ-Rô.
Quan thầy thuốc dắt cô Ba đi một lúc thì cô kêu đau chân. Quan bèn đưa cô vào quán giải khát . Bỗng ông nhớ ra rằng ông có chân trong Ban Giám Khảo của cuộc đấu xảo sắc đẹp hôm naỵ Trà đã làm ông mất bình thường và quên trước quên sau.
Ông bèn hối hả dắt cô bé đi tới khu vực của cuộc thị Cũng là lúc loa điện kêu to:
- Ban Giám Khảo đã đủ mặt, chỉ còn thiếu bác sĩ, xin mời bác sĩ lên bàn Ban Giám Khảo để cuộc thi bắt đầu.
Quan thầy lôi tay Trà, gịuc:
- Đi em! Người ta đang chờ! Ai hỏi em là gì của anh , em nói là vợ anh nghe!
Bây giờ Trà mới biết chồng mình là .bác sĩ., một tiếng nghe lạ tai. Hổm rày cô chỉ biết ông là thầy thuốc. Thầy thuốc thì có ba bảy loại: một anh .pham nhẹ chích dạo hoặc chỉ biết cho bệnh nhân uống xi-rốp trị ho gió hoặc một lão lang băm chết người cũng có thể tự xưng là thầy thuốc. Ở Sài Gòn này đâu có được mấy ông bác sĩ? Trà chưa từng nghe hai tiếng đó bao giờ.
Bác sĩ nhìn lên sạp kê cao như sân khấu ngoài trời của các gánh cải lương, hát bội. Đèn điện trao từng chùm từng dây trước mặt tiền sáng trưng làm cho dòng chữ .Concours d'E'légancẹ càng rực rỡ.
Ông Bác sĩ dắt tay nàng đến chiếc thang gỗ để lên sân khấu. Trà dừng lại:
- Đi đâu đây, Anh?
- Đi lên sân khấu. Anh là giám khảo mà, em không nghe người ta kêu sao?
- Anh là giám khảo,chớ em là giám khảo đâu mà lên.
Bác sĩ trỏ lên sân khấu, giải thích:
- Em xem kìa, người ngồi đầu bàn là thầy kiện, bên cạnh ông ta là bà vợ người Hà Nội, kế đó là ông hoa. sĩ trứ danh của đất Sài Gòn , và anh , là bác sĩ có bằng cấp ở bên chính quốc. Ban giám khảo chỉ có ba ông và hai bà thôi.
Trà dãy nảy:
- Nhưng người ta biết chấm điểm chớ em biết gì mà chấm?
- Em lên ngồi với anh như ông luật sư dắt vợ theo vậy. Bả cũng ngồi cho có vị chớ đâu có chấm chiếc gì . Trọng đàn bà. Đó là kiểu Tây mà em! Ông bác sĩ năn nỉ mãi Trà mới đồng ý đi lên sân khấu. Theo kiểu Tây, ông bác sĩ nắm tay Trà dắt lên thang. Ông bảo nhỏ:
- Em đâu có thua gì bà thầy kiện?
(Trà lên thang thật. Kể từ chiếc thang ọp ẹp này Trà bay lên như diều gặp gió.) Một tiếng .ồ. chạy từ đầu tới cuối khối khán giả đông đúc đang chờ xem cuộc thị Họ trầm trồ sắc đẹp của người đàn bà vừa xuất hiện: vợ quan bác sĩ ! Ông bác sĩ vẫn theo lối Tây nhường chiếc ghế bên cạnh hoa. sĩ cho Trà. Còn mình ngồi ở ngoài đầu bàn.
Một người đàn ông để ria mép đậm, cổ thắt nơ đen trịnh trọng cầm giấy bước ra trước mi-crô, cất tiếng:
- Tôi là chủ tiệm may Tân Lập xin tuyên bố lý do khai mạc cuộc đấu xảo sắc đẹp hôm naỵ Thưa quí ngài, quí ông, quí bà và quí khách. Ở các nước văn minh bên Âu Châu, hằng năm người ta đều có tổ chức các cuộc thi sắc đẹp ở địa phương và cuộc thi sắc đẹp toàn quốc để chọn người con gái đẹp nhất rồi đi đấu xảo với cuộc thi khắp hoàn vũ.
- Sắc đẹp nữ giới là niềm kiêu hãnh của mọi ngưòi nói chung và của nam giới nói riêng. Ai có con gái đẹp, có vợ đẹp đều hãnh diện. Và đó là ân huệ lớn lao của tạo hoá ban cho loài người chúng ta.
- Chúng tôi từng sống bên Pháp quốc và hấp thụ được nếp văn minh đó nên mạnh dạn đứng ra tổ chức cuộc thi sắc đẹp này. Nếu bỉ nhân không lầm thì đây là cuộc thi đầu tiên ở vùng đất được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông.
-... Ban tổ chức cuộc thi hôm nay gồm có Trạng sư và phu nhân, hoa. sĩ Như Thanh, người được mệnh danh là hoa. sĩ của .Tóc và Mắt. và bác sĩ ..thuộc nhà thương Bạc hà và phu nhơn. ( Trà giật mình khi được gọi là phu nhân bác sĩ nhưng không ngạc nhiên. Vì thấy mình chẳng kém bà thầy kiện.)
Những tràng pháo tay vang lên như sấm, rào rạt rung động cả rừng người . Nhiều cánh tay hướng về phu nhơn bác sĩ tỏ vẻ ái mộ. Trà xấu hổ cúi mắt trong khi bác sĩ vẫy tay đáp lại một cách tự hào.
Kế đó ông Biện Lý thành phố bước lên nói tiếng Pháp tỏ vẻ hoan hô buổi tổ chức và ước mong sao sẽ đưa người đẹp trúng giải sang Pháp quốc để dự cuộc đấu xảo của chánh quốc và thuộc địa.
Ở hàng ghế danh dự các quan Tây và phu nhân cũng vẫy tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Tiếp theo, ông Trưởng ban tổ chức bắt đầu đọc danh sách các nữ sinh dự thi kèm theo tiểu sử từng cộ Tất cả gồm 18 cô tuổi từ 19 đến 25 tuổi.
Hễ ông vừa dứt tiếng thì một chàng trai vận Âu phục cổ thắt nơ đen, ngực cài hoa hồng bước tới cắp tay một cô đưa ra đứng trước ban giám khảo để được cho điểm rồi quay ra chào khán giả.
Cô thứ nhứt mặc áo dài màu hồng, tóc suông mắt biếc như mắt người Âu. Cô thứ hai áo xanh dương, da trắng mũi dọc dừa. Cô thứ ba môi trái tim, cổ cao nõn nà. Cô thứ tư giống như tranh, cặp đào tơ vừa nhú với cái co thật thắt lưng ong. Cô thứ năm mặt trái soan, tay đánh đàng xa dịu dàng. Các giám khảo nhìn thí sinh mà không khỏi quên nhiệm vụ của mình . Ngồi đây các ngàu thấy mình là Đường Minh Hoàng du nguyệt điện chăng?
Dương Qúi Phi xưa đâu cũng đẹp như thế này.
Nghỉ xả hơi nửa tiếng đồng hồ. Khán giả chưa hết ngẩn ngơ, có người xước chưa xong khúc mía, húp chưa cạn tô cháo gà thì Ban Tổ chức đã mời các thí sinh trở lại để nghe tuyên bố kết quả.
Các công tử Bạc Liêu, các cậu cò-mi mới vô ngạch, các lão điền chủ, cai tổng huyện hàm ngước lên như chờ ơn trên ban mưa móc. Cuộc thì này sẽ cho họ những hiền thê hay những người tình mơ ước chăng?
Ông chủ tiệm may Tân Lập nắn lại chiếc nơ đen, tay cầm bảng chấm điểm bước tới mi-crô tằng hắng khẽ mấy tiếng rồi cất giọng đọc danh sách hai cô Á Hậu. Ông ngừng một chút, tiếp:
- Cô Lê thị Liễu mang số 14, 24 tuổi được chấm giải nhất.
Khán giả đứng ào lên tung khăn ném nón la ó hơn cả lúc trung phong đội bóng Nam kỳ làm bàn đội bóng Nam Hoa ở sân cỏ Vườn Ông Thượng chủ nhật vừa rồi . Những nhà phóng viên vọt lên sân khấu bấm máy lia lịa để ghi lại những giây phút ông biện lý trao bằng khen cho cô Liễu.
Xong , tất cả những thí sinh được ông hướng dẫn tới bàn chủ toa. để bắt tay từng vị trong ban giám khảo và nhận quà do các vị trao tặng.
Bỗng cô Liễu bước tới ôm chằm lấy Trà. Rồi các thí sinh khác cũng xúm lại kẻ nắm tay người ôm hôn Trà. Cô Liễu nói:
- Đây mới là người xứng đáng được trao phần thưởng hạng nhất. Tôi xin nhường lại cho bà bác sĩ. Tôi xin nhường lại... !
Các cô khác cũng đồng tình và công kênh Trà lên đưa ra trình diện cho khán giả. Bên dưới hàng ghế đầu các phu nhân lẫn quan chức người Pháp đứng cả lên, và đồng loạt giơ tay ủng hộ trong lúc khán giả ào tới chen lấn đến gần sân khấu để được nhìn người đàn bà đang được công kênh ra sát mép sân khấu.
Thật là bất ngờ. Không ai tưởng tưởng được một cảnh lạ lùng như vậy xảy ra.
Ông Tân Lập đồng ý để cô Liễu nhường chức hoa hậu cho bà bác sĩ nhưng như vậy thì không danh chánh ngôn thuận. Ban Giám Khảo không biết tính lẽ nào. Trước tình thế rối ren đó, ông Biện Lý có sáng kiến tức thời. Ông tuyên bố tặng cho phu nhân bác sĩ danh hiệu:.Étoile de Saigon.
Ông Tân Lập tiếp lời và tuyên bố to lên giữa tiếng hoan hô càng lúc càng rào rạt kéo dài rồi bùng lên như sấm dậy trong lúc trận mưa hoa công phế ti tuôn xối xả.
Bà Biện Lý bước lên tặng cho Trà một bó hoa hồng. Bà Cảnh sát trưỏong tặng cho cô Liễu một bó hoa glaieul.
Các phóng viên bấm máy rối rít. Cuộc đấu xảo sắc đẹp kết thúc trong sự hãnh diện của khán giả:
- Đẹp gì đẹp dữ vậy he!
Có lẽ dân Sài Gòn chưa từng trông thấy một tiên nữa như cô Trần ngọc Trà chăng?
Riêng ông Tân Lập chủ tiệm may thì rất mừng, vì ông chỉ chú tâm tìm một người mẫu để lăng xê những .mốt thời trang. của tiệm ông nhưng lại được những hai mỹ nhân. Ông bèn dắt cả đoàn tiên nữ tha thướt đi dạo qua các phố để trình cho dân chúng biết rồi đưa về tiệm ông cách đó không xa, để tặng tơ lụa và mỹ phẩm cho mỗi cô.
Hôm sau các báo lớn Sài Gòn như Lục Tỉnh Tân Văn, Phụ Nữ Tân Văn, Vẻ Đẹp... đều đăng hình các thí sinh . Riêng hai cô Liễu và Trà thì được in rất lớn bên cạnh nhau ở trang đầu và một tấm ảnh hai cô chụp chung, ở bên dưới có dòng chữ:.Cô Lê thị Liễu và cô Trần Ngọc Trà, ai là người đẹp số 1 Sài Gòn ?
Quan Bác sĩ là người hiểu đời. Chơi hoa cho biết mùi hoa và ở đời muôn sự của chung . Gái đẹp không bao giờ có một chồng . Cho nên ông không lạ gì sáng hôm sau đã có người đập cửa nha.
- Xin cho tôi gặp cô Trần Ngọc Trà.
- Ông có chuyện gì mà cần gặp? Ông Bác sĩ nhìn dáng điệu sang trọng của người khác và hỏi.
- Dạ cũng có...
- Xin đừng ngại, ông cứ nói! Nếu giúp được tôi sẽ giúp! Xin mời, xin mời vào nhà!
Người khách ngập ngừng một chút , rồi nói:
- Dạ, tôi muốn xin chuộc cô Trà. Đây là chuyện đường đột, tôi xin lỗi ông Bác sĩ.
Ông bác sĩ cười nhạt và đáp ngay:
- À, tưởng chuyện gì chớ chuyện đó được lắm. Thầy muốn chuộc tôi cho chuộc. Nhưng tôi cũng xin lỗi thầy, thầy muốn chuộc bao nhiêu?
- Dạ, tùy ông bác sĩ.
- Tùy tôi? Hà hà... Nhưng sao thầy dám nghĩ tới chuyện 'chuộc' vợ người khác ?
- Dạ, cũng có lý do, nhưng chưa tiện nói ra lúc này ạ!
- Thôi được, nhưng thầy có bao nhiêu tiền chớ?
Người khách trỏ trên cổ áo trắng có chữ BIC thêu bằng chữ xanh và nói:
- Tôi là chủ nhà băng ở Cần Thợ BIC có nghĩa là Banque de l'Indochine annexe de Cần Thợ Do chữ BIC mà người ta gọi tôi là công tử Bích.
- Tôi có nghe danh Bạch công tử, Hắc công tử và bây giờ lại biếc thêm BIC công tử, một cái tên rất đẹp. Ông rất xứng đôi với cô Trà. Đây có thể gọi là đôi tài tử giai nhân. Tuy lương tôi không bằng ông, nhưng tiền thì tôi cũng đủ dùng . Tôi không cần tiền. Hiện cái tôi cần là đóa hoa Trà... Nhưng tôi có thể nhường cho ông, chỉ với một điều kiện.
- Xin ông vui lòng cho biết. Tôi sẳn sàng tuân theo.
Bác sĩ nói với giọng nghiêm chỉnh:
- Cô bé này bị lừa bịp và chà đạp rất nhiều . Một dịp may lạ lùng, tôi cứu được cô từ tay đám lính kiểm tục và một mụ Tú Bà. Nếu tôi đến chậm thì cô đã rơi vào lầu xanh. Ông chủ nhà băng thấy đó, cô là một đóa hoa hiếm. Tôi dắt cô đi hội chợ như một niềm kiêu hãnh. Và niềm kiêu hãnh của tôi đã có lý lẽ: Cô ta không dự cuộc đấu xảo sắc đẹp mà lại thắng bất ngờ. Giai nhân đậu số 1 đã nhường chức lại cho cô.
Ông Bích lễ phép:
- Thưa bác sĩ, chính vì thế mà tôi đường đột tới đây. Và cũng vì tôi biết rằng cô không phải là bác sĩ phu nhân tôi mới dám vô lễ xin chuộc cô! Công tử Bic tiếp:.Dám xin bác sĩ cho biết điều kiện mà bác sĩ vừa nêu lúc nãy ra sao ?
- Con người không phải để bán buôn. Một người đẹp nhường ấy càng không phải để bán . Mà đáng được hưỏng hạnh phúc. Tôi chỉ muốn nghe ông hứa rằng ông sẽ làm cho cô sung sướng luôn, không bao giờ để cho cô đau khổ nữa!
- Thưa bác sĩ, nếu ông không yêu cầu tôi cũng đã tự hứa với tôi rồi!
Bác sĩ gọi Trà ra và bảo:
- Đây là người có thể làm cho em hạnh phúc suốt đời. Em nên trao thân gởi phận cho người ta.
Trà nhìn người lạ. Một trang tài tuấn có lẽ hơn tất cả giấc mơ đẹp từ trước tới nay của nàng.
Bác sĩ là người từng trải đời lại có quyền cao tước trọng. Ông không lợi dụng cũng không lường gạt. Ngược lai. Ông coi đây là một việc cứu nhân độ thế mà nghề thầy thuốc lấy đó làm tôn chỉ mục đích.
Nhưng trong khi chiếm được đoá hoa kỳ dị và lộng lẫy trong tay, ông cũng thoáng thấy được ngay nó không phải là sở hữu riêng của mình. Là thầy thuốc, mọi việc làm của ông đều có điều độ. Việc chơi hoa thưởng nguyệt của ông cũng có tính toán như kê đơn cho bệnh nhân. Cái gì rồi cũng đến nhàm chán. Cho nên việc công tử Bích xuất hiện hôm nay là một điều mà ông không mong muốn, cũng không phải là một điều làm phật ý ông.
Ông thấy Trà hơi dùng dằng thì bảo:
- Em nên đi theo công tử Bích. Qua nghĩ không còn dịp nào tốt hơn cho em.
Công tử Bích nắm tay Trà. Bác sĩ nhìn hai người bước ra cửa, lòng xót xạ Nhưng ông nghĩ: hãy để cho chim bay có đôi hơn là nhốt nó trong lồng son với con chim khác mà vẫn thấy lẻ loi.
Trà hơi ngỡ ngàng trước sự thay đổi quá nhanh chóng và lạ kỳ. Nhưng rồi nàng hiểu dần . Đời cô là một chuỗi bất ngờ. Từ trước đến nay và từ nay về sau cũng sẽ thế. Điều đó tập cho cô thích nghi nhanh chóng với nghịch cảnh.