watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cô Ba Trà-Chương 22 - tác giả Xuân Vũ Xuân Vũ

Xuân Vũ

Chương 22

Tác giả: Xuân Vũ

- Ô! Cậu Tư! Cậu đi đâu biệt dạng lâu nay? Đứa nào chạy cất áo cất nón cậu Tư cái bây!
- Cô Tư lâu nay vẫn khoẻ chớ?
- Mạnh khù chớ chết chóc gì, cậu! Lúc này cậu hát tuồng gì?
- Thì cũng ba cái tuồng Tây, tuồng Tàu, Ma ní Chà và, toàn bổn cũ soạn lợi nhưng thay hia, đổi mão chớ có cái nào mới đây.
- Cậu Tư dùng gì, tôi bảo sắp nhỏ hầu món đặc biệt!
- Khoan đã, món chánh để tính sau, cho tôi ly nước đá đi "
- Cậu thì lúc nào cũng thích "đá"!
Cô Tư kéo tay cậu Tư lại bàn ở góc phòng. Cậu Tư bảo:
- Cô cho mấy đứa em tôi ăn uống ngon lành nghe!
- Mấy cậu tất cả?
- Bạ Ủa mới thêm một đứa. Thằng này mới thắng võ đài xin theo bè của tôi.
- Ai làm gì cậu mà cậu đi đâu cũng em út dàn ra rồm rộp thấy mà ghê hồn. Khách sợ rồi không dám tới đây cho mà coi!
- Tụi nó canh cho cô làm ăn mà còn chê!... Nè cô Tư tui hỏi cô nghe! Mà cô hứa nói thiệt.
- Ừ hỏi đi, tôi nói thiệt!
- Ông dượng ở bên Ăng Lê không trở qua nữa sao?
- Ông nào ở bên Ăng Lể Chỉ có ông ở bên Tây thôi!
- Vậy mà lâu nay nghe người ta đồn ổng ở bên Ăng Lê chớ!
- Ăng Lê hay bên Tây cũng vậy thôi! Coi không được thì tôi cho 'phú ăng lế ngay!
- Sao không khi nào tôi thấy cô với dượng nhảy Tango với nhau vậy?
- Tại vì ổng muốn Adieu Hawai chớ sao. Cậu biết mà, người Tây qua bên này không khi nào đàng hoàng. Hồi ổng mới gặp tôi ổng ngoan lắm. Vô làm rể mọp sát đất. Đến cái ống nhổ của bà nội tôi ổng cũng đi đổ mỗi sáng và chùi sạch trơn. Ổng chịu khó còn hơn người mình.
- Vậy nữa sao?
- Ổng là Tây nhưng gốc Ý, hai dòng máu khôn trổ trời cậu ơi! Cậu biết gia đình tôi mà!
- Biết! Cũng ở Mỹ Tho chớ đâu.
- Hồi đó tôi học trường đầm. Ổng dạy Pétrus ! Trong một kỳ thi ổng làm giám khảo...
- Rồi ổng khả... ảo dính cô luôn phải không ?
Cô Tư cười chua chát:
- Sau khi cưới được tôi rồi, ổng đổ đốn ra.
- Còn cái nhà hàng này?
- Là tiền của ba má tôi bỏ ra đó chớ đâu phải của ổng. Được cái là ổng lơ tôi nhưng không sang đoạt cái nhà hàng. Thưòng đàn ông hay choi cái mửng đặng cá quên nơm vậy đó. Tôi nghe cậu lập gánh lớn lắm hả?
- Ối thứ Bầu Rệp, Bầu Tèo lớn gì cô Tư ơi! Hát bậy dưới xóm kiếm bạc cắc chớ đâu dám léo hánh lên đây đụng với mấy đại ban.
- Cậu nói chơi hoài! Tôi nghe nói mấy cô đào trứ danh đều thuộc gánh cậu hết mà!
- Ừ thì cũng có , nhưng...
- Tại cậu phá... các cô hát không được chớ gì. Cậu ghê lắm nghen! Không để cho ai yên hết á! Cậu uống hết ly nước chanh rồi tôi cho cậu xem cái này.
- Cái gì vậy cô Tư?
- Huitième Merveille! Kỳ quan thứ Tám.
- Là cái kỳ... quan hay kỳ cục gì ?
- Ấy, muốn xem thì tôi cho xem , không thì tôi cho người khác.
- Cô cho coi bây gìờ đi. Chắc là... mê ly lắm!
- Tôi chưa có chưng ra đâu. Cậu trông thấy thì cậu mất hồn. Cậu phải đền ơn tôi nghe không ?
- Được mà cô tự Mới đi chơi một tua với anh Ba, thua một chầu quá nặng đó cô Tự May ra kỳ này lấy hên trở lại.
Cô Tư điểm trang sơ sịa rồi dắt cậu Tư sang phòng tranh.
- Cậu xem đi, xem cho mãn nhãn. Đây có phải là một góc của Bảo Tàng Louvres hay không ?
Cậu Tư ngẩn người ra. Toàn tranh mỹ nhân. Một bức vẽ mỹ nhân đứng bên rèm trúc, một bức mỹ nhân xem trăng, chỉ thấy ánh trăng rơi nhẹ trên nét mặt thanh tân, phía trên là mặt trăng tròn vành vạnh. Một bức thiếu nữ ngồi nghiêng mình bên lọ hoa hồng, áo trắng khoe làn da mượt mà, nét mặt sầu tư khắc khoải... Một bức cao bằng người vẽ mỹ nhân mặc toàn nhung đen chỉ khoe gương mặt và bàn tay như làm bằng tuyết, một bức vẽ nàng khoác một làn voan mỏng như mây và một bức khoa? thân bán phần, một bức hoàn toàn khỏa thân.
Cậu Tư giật mình . Bức hoa. đặt trong góc phòng dưới ánh đèn mờ, mới nhìn tưởng như người thật đang nằm trên giường nệm nhung chờ đợi hạnh phúc tới.
- Ai vậy cô Tư ?
- Thì người ta chớ ai mà hỏi !
- Tôi muốn biết danh hoa. nào vẽ vậy chớ ? Cậu Tư nói trớ qua, chớ thiệt tình cậu muốn hỏi cô nào vậy ?
- Không cần biết, cứ xem cho thoa? mãn rồi tôi sẽ nói lịch sử của phòng tranh này cho cậu nghe.
Biết cậu Tư đã bị thôi miên nên cô giữ im lặng để cho cậu thả hồn theo mây gió. Cô tìm chỗ ngồi chờ. Bây giờ cô mới thấy mình độc ác . Tiền phòng có đáng bao nhiêu trong khi khách sạn có cả chục phòng trống một lúc. Nếu là người có tí máu nghệ sĩ thì chơi điệu cho chàng hoa. sĩ một ân huệ nhỏ cũng không lỗ lã gì mà lại được tiếng nữ mạnh thường quân. Hoặc điệu hơn thì nhờ ông ấy vẽ cho một cái chân dung cô Tư Hồng Mao treo ở phòng khách thì hách biết mấy. Cô Tư tự trách mình sao không nghĩ tới chuyện đó. Vì cô coi người hoa. sĩ chỉ là "thợ vẽ" kiếm cơm . Bây giờ cô thấy cần thì không có.
Cô Tư bước khẽ đến bên cạnh cậu Tư và hỏi nhỏ như gió lọt kẻ mành:
- Cậu Tư thấy tranh đẹp chớ ?
- Tuyệt trần!
- Tranh đẹp hay gì đẹp?
- Người trong tranh cũng đẹp... như tranh.
- Cậu Tư có biết chuyện người trong tranh bước ra thành người thật không ?
- Đó là chuyện ma Liêu Trai chớ làm gì có!
- Cậu không tin tôi có phép à?
- Cô Tư học bùa ngải phù phép hồi nào?
- Tôi có sẵn chớ không học ai hết.
- Cô nói thiệt chớ?
- Tôi gạt cậu làm chi! Chiều thứ bảy tuần tới đúng sáu giờ cậu đến đây tôi sẽ làm phép cho cậu coi. Nhưng cậu có ý định mua tranh không ? Tranh nghệ thuật như vầy mà mấy ông thương gia, mấy ông phán, ông huyện, ông đốc phủ, ông hội đồng, điền chủ ăn chơi sang trọng nhưng không dám bỏ ra một hai xấp mua về nhà treo lâu lâu ngó qua một cái cho mát mắt.
Cậu Tư bào chữa cho các 'viá:
- Tôi chắc không phải vậy đâu cô Tư à! Người trong tranh đẹp qua ai thấy cũng mất hồn nên mấy ổng không dám muạ Đem về nhà là bể ghè tương ngay.
- Tranh chớ bộ người thật sao mà mấy bả ghen?
- Thì cô vừa nói là người trong tranh bước ra thành người thật!
- Người thật thì chỉ một và chỉ dành ri6ng cho cậu thôi.
- Vậy để tôi mua một bức!
- Bức nào? Cô Tư biết cậu thích bức nào nhưng lại chỉ chệch sang một bức bên cạnh.
- Tôi biết cậu đã từng đi bên Tây, chắc cậu thích bức vẽ cô ấy mặc đồ đầm phải không ? Cậu xem đây kia, đôi chân của cô bé thật là một công trình tuyệt mỹ của hoá công.
Cậu Tư bị đánh lạc hướng nhưng đành phải gật chứ chẳng lẽ lại nói rằng mình thích "bức ấy" hơn. Gật xong cậu lại nói:
- Thôi để tôi mua hết cho đủ bộ, chớ mua lẻ tẻ khó treo!
- Cậu đúng là tay chơi tranh rất sành. Mua thì mua đủ bộ như bàn cờ tướng, thiếu một con không đánh được.
Thế là cậu Tư làm chủ trọn tất cả các bức gồm cả "bức ấy".
... Cậu từ giã và đúng ngày giờ tuần sau, cậu đến như đã hẹn.
Bước vào phòng, cậu thấy những bức tranh vẫn còn đủ và ngoài cô Tư , còn có một nàng.
Cả hai đều trang sức cực kỳ lộng lẫy, cô thì khoác áo tím còn nàng thì mặc toàn màu trắng.
Nhác trông thấy, cậu Tư đã rên rỉ bằng tiếng Pháp:
- Đúng là kỳ quan thứ 8, cô Tư ơi !
Cô Tư tự đắc:
- Người đẹp trong tranh bước ra đó cậu Tư! Rồi giới thiệu hai bên.
Với những cử chỉ hết sức đầm Paris, cô bé tiến lại bắt tay và chào vị công tử bằng những câu xã giao cũng bằng tiếng Pháp.
Công tử như mất hồn, cầm mãi những ngón tay búp măng, quên buông ra.
Cô Tư càng tỏ ra lịch thiệp. Cô cũng nói bằng tiếng Pháp:
- Xin lỗi cậu Tư nhé cháu tôi chỉ xuất hiện được ở đây 5-10 phút thôi . Cô quay sang nhắc nhở cô bé "Cháu sửa soạn rồi đi. Xe sắp tới đón rồi kia"
Cô gái giơ tay lên để xem đồng hồ nhưng bị kẹt trong tay cậu công tử. Công tử buông tay nàng và nói chữa thẹn:
- Dạ, bây giờ còn sớm cô Tư ạ !
- Nó đi dự thi hoa hậu trường Calmette nên phải đi sớm chút!
Cô gái chào từ giã rồi quay lưng đi. Chiếc "giúp" đầm đong đưa chung quanh đôi chân ngà uyển chuyển nhắc cho cậu nhớ tới đôi chân trong tranh - hay đôi chân trong tranh đã bước ra ngoài dẫm nát tim cậu?
Cô gái đi khuất vào trong mà cậu Tư còn thẫn thờ trông theo. Cậu thầm thì:
- Hình như tôi có gặp em ở đâu rồi cô Tư à!
Cô Tư cười:
- Trong mộng, trong tranh chớ không đâu cả! Nó là em cô cậu của tôi đó. Từ nhỏ tới giờ chưa ra khỏi trường mà cậu gặp hồi nào? Cô Tư tiếp "Ông nhà tôi muốn làm mai nó cho thằng con trai ông nghị sĩ họ Đờ giàu nhất bên Paris có vài ngàn mẫu ruộng ở Languedoc và ven sông Garrone, nhưng ba má nó không chịu, chê xa! Tội nghiệp thằng nhỏ trông thấy nó đòi cưới cho bằng được.
Cô Tư mời chàng công tử vào phòng khách. Cậu Tư quen tính bốc trời muốn gì được nấy và được ngay - như vừa rồi tài xế để xe khác qua mặt là cậu đi Sài gòn kéo một chiếc 12 ngàn đồng.
Cậu nói:
- Đã đẹp như vậy rồi còn thi hoa hậu làm chi cho phiền cô Tử Sắc đẹp của đàn bà con gái nên chỉ giành cho một người thôi. Đưa nó ra cho mọi người dòm là không tốt đâu. Cái gì chung cũng không tốt hết!
- Cậu Tư nói vậy cũng phải!
- Có nhiều người nhìn ắt có nhiều ham muốn rồi sanh ra tranh giành , mệt cho cô em!
- Đâu để tôi vào bảo nó coi nó có nghe không nghen cậu.
Cố nhiên là cô bé nghe lời cô Tư không đi dự cuộc thi hoa hậu nữa. Cô biết dựng kịch, chỗ nào nên diễn xuất ra sao, và nhất là lúc nào thì chơi cú đờ-ri- độ Cô thấy cậu Tư mê mệt nên không làm màu nữa. Cô nói thật (một phần) vì sớm muộn gì cậu cũng nhận ra đứa "em cô cậu" của cô.
Khi ký "giao kèo" với họa sĩ Như Thanh, cô định chỉ dùng nàng trong việc "thu ngân". Nàng Trà ngồi đếm tiền bỏ vô tủ cũng đủ thu hút cả Sài gòn. Như vậy cũng lời to rồi. Nhưng bất ngờ cậu Tư đến. Cô rành cậu Tư một cây. Sài gòn ai còn không nghe danh. Cô có một tuần lễ dể huấn luyện và tập dượt nàng trở thành một thiếu nữ sang trọng và có học. Cô còn dạy nàng nói vài câu tiếng Pháp xã giao, dạy cô cầm dao nỉa, dạy cách cắt bít-tết, cách uống cà-phê v.v...
Các thứ này nàng đã từng quen với kẻ đã mua nàng 400 đồng, nay học thêm cũng không khó. Bây giờ nàng rất xứng đôi với cậu Tư trên nền văn minh mẫu quốc. Cô Tư cho chú cọp đói vờn vài hiệp rồi thả lỏng con mồi vì cô tin mình đã nắm được hồn sanh của nó.
Cậu Tư choáng váng vì hạnh phúc bất ngờ vô cùng to lớn nên mất bình tỉnh. Cậu dắt tay nàng đi ra phòng ăn trước những cặp mắt rực lửa vì ham muốn vì ganh tị với địa vị của cậu.
Cậu bốc lên tuyên bố bao thầu mọi khoản chi phí cho khách khứa trong phòng. Các vị thực khách bỗng dưng được lộc "trời ban" thì tiếc gì mà không vỗ tay tôn vinh cậu. Có người biết cả cái lịch sử tiêu tiền của cậu ở bên Tây nên không ngần ngại hô cái khẩu hiệu thời đó:
- Vive le Prince de Galles! Hoan hô hoàng tử xứ Galles!
Cô Tư giật mình chạy đến làm bộ can:
- Bữa nay có quan Thống Đốc ông Hội đồng Trạch và thương gia Quách Đàm nữa đó nghe cậu Tư"- rồi cô chạy đến xin lỗi quan Thống Đốc cùng hai vị kia.
Nhưng quan Thống Đốc cười hỉ xả:
- Chẳng có sao! Nước Pháp thờ lý tưởng Tự Do, Bình Đẳng và Thân Ái mà!
Cô trở lại mừng rỡ thuật với cậu Tự Cậu càng hăng máu nâng cốc mời và chúc tụng rất đúng cung cách Tây.
- Xin các vị hãy cạn ly và chúc sức khoẻ quan Thống Đốc và các vị cùng bàn với ngài.
Theo phép lịch sự, quan Thống Đốc và hai vị điền chủ lẫn thương gia lần lượt đứng dậy đáp lễ:
- Xin chúc đôi uyên ương hạnh phúc!
Cả phòng tiệc vỗ tay râm ran và lại chúc mừng hai cô cậu.
Ngẫu nhiên, không ai dự kiến mà buổi tiệc trở thành buổi chúc mừng đôi bạn Phước - Trà.
Cô Tư canh chừng từng diễn biến của buổi tiệc để lèo lái. Trong giới đập bồn đập bát, cô T không kém ai nhất là các vụ chiên xào món ngon vật lạ cho khách hoặc sáng kiến nước lã khuấy nên hồ, mượn đầu heo nấu cháo.
Bữa nay nhằm chiều thứ bảy nên nhiều ông danh giá đến xả hơi cuối tuần, lại có quan Thống Đốc , cô liền cho đào kép ra tuồng. Thật đúng nhu tướng xuất trận có cờ phất trống rung. Quả là một màn hát ly kỳ do một bàn tay phù thủy đạo diễn.
Đang lúc cậu Tư ngây ngợp trong ánh sáng vinh quang và tình ái lộng lẫy, cô Tư bèn tới rù rì vài câu. Cậu Tư gật đầu ngay.
Thế là cô Tư biến buổi tiệc tối thành buổi đấu giá tranh vẽ về đệ nhất giai nhân đất Sài gòn. Trước tiên là tấm tranh lớn nguyên người lộng trong khung gỗ quý chạm trổ. Hai người bồi mặc đồng phục trắng thắt nơ đen khiêng tấm tranh ra. Một bên là cô Ba, một bên là cậu Tư ghé tay vào nâng bức tranh đến quan Thống Đốc. Cô Tư cúi đầu kính cẩn nói bằng tiếng Việt, cậu Tư dịch ra tiếng Pháp:
- Thưa quan Thống Đốc, trong buổi chiều thứ bảy kỳ diệu này, sự có mặt của quan Thống Đốc thật là một vinh dự lớn cho Đại Lục Lữ Quán chúng tôi. Công đức của ngài không biết lấy chi đền đáp, vậy chúng tôi xin kính dâng Ngài tấm tranh 'ngôi sao Sài gòn' do chính tay cô đề tặng.
Một cô hầu bàn bưng một chiếc khay sơn mài mạ vàng trên đó đặt một hộp nhỏ cũng mạ vàng đưa tới trước mặt cô Bạ Cậu Tư liền mở chiếc hộp lấy bút đề bằng tiếng Pháp trên tấm thiếp in chữ nổi "Grand Hôtel Continental" mấy chữ "Kính tặng Quan Thống Đốc" xong, trao bút cho cô Bạ Cô ký tên: Trần Ngọc Trà rồi gắn vào góc bức khung gỗ và trao cây bút cho quan Thống Đốc.
Ba chữ đơn sơ ấy bỗng nhiên chói sáng như kim cương. Quan Thống Đốc đưa tay nhận món quà như nhận cả hương sắc cô Bạ Hai người bồi, theo lời dặn trước của cô Tư (cô bao giờ cũng nhanh nhẹn bặt thiệp trong xã giao) nâng bức tranh lên quay bốn phía cho mọi người cùng chiêm ngưỡng rồi từ từ lùi ra xa để cho cô Ba (cũng được cô Tư dặn trước) đưa bàn tay ngọc ra cho quan Thống Đốc bắt lấy. Ngài đưa lên hôn mu bàn tay như một đoá hoa tuyết, rồi không đành buông. Ngài khẽ kéo cô về phía ngài và... hai ngưòi hôn nhau hai bên má, mỗi bên một cái, cái thứ hai dài hơn cái trước chừng năm sáu giây - đúng điệu xã giao giới thượng lưu Âu Tây - trong tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khắp phòng. Quan Thống Đốc giơ tay chào tỏ vẻ rất cảm động thấy thần dân nước Việt ghi ơn mình một cách đích đáng.
Sau khi tấm tranh được khuân ra để đưa về Soái Phủ thì một cặp bồi lại mang hai bức tranh khác nhỏ hơn, tiến tới bàn tiệc . Và cô Tư lại tỏ tài xã giao bằng tiếng Việt:
- Thưa Ngài Hội Đồng Quản Hạt hay là Bác Tư thân kính, thưa đại thương gia Quách Đàm, sự có mặt của nhị vi cùng quan Thống Đốc hôm nay thật là một điều vui mừng lớn cho Lữ Quán chúng tôi . Để tri ân quí vị, chúng tôi xin kính tặng Bác Tư bức tranh mỹ nhân thưởng nguyệt, và Quách thương gai bức mỹ nhân điểm trang với chữ ký của chính mỹ nhân.
Cô Ba lại ký tên, mỗi lần ký với cây bút khác, sau khi ký xong tặng bút cùng với tranh, hai bức tranh lại được xoay bốn phía để trình cho thực khách.
Tuy nói là tặng nhưng cô Tư biết ba ông lớn này (mỗi ông lớn mỗi kiểu) sẽ đáp lại còn hơn là giá bán bức tranh. Một ông Thống Đốc từng ký cho các viên chúc vùng Hậu Giang mỗi người được khẩn 2000 mẫu đất và riêng ông Hội đồng Trạch , người biết lao lách hơn các ngài kia, 5 ngàn mẫu thì bức tranh này sẽ mang lại cho khách sạn của cô một món lợi không nhỏ. Còn hai vị kia có kém gì quan Thống Đốc về mặt... Bộ Lư"?
Khi tặng tranh xong cô Tư quay ra nói với các vị khách:
- Thưa qúy vị, đây là những tác phẩm của một thiên tài hội hoạ. Ông ta đã dùng nét vẽ để tạo nên dung nhan của một mỹ nhân đã được dân chúng Sài Gòn ngưỡng mộ. Thật là may mắn cho Lữ Quán chúng tôi. Hôm nay cô lại có mặt ở đây như một bức tranh sống để hùng hồn chứng minh tài năng của người hoa. sĩ. Sau khi xong tiệc, chúng tôi mời quí ngài ra phòng triễn lãm tranh để thưởng thức tiếp những món ăn tinh thần.
Cô ngưng vài giây rồi tiếp:
- Chúng tôi chỉ còn bấy nhiêu bức thôi. Vị nào muốn giữ nét đẹp cho mình xin hãy vui lòng cho biết ngay để được nhận chữ ký của mỹ nhân ở tại đây.
Còn dịp nào vinh hạnh hơn cho các ông phán, các ông đốc phủ sứ trẻ, mấy thầy Còm mới tập tễnh bước vào tứ đổ tường, không bỏ lỡ cơ hội bày tỏ khí phách của con cháu Rồng Tiên. Họ sợ chậm chân sẽ không chiếm được làn môi khoé mắt của nàng Trà, người mà quan Thống Đốc thoạt nhìn đã tưởng là Nam Phương Hoàng Hậu - nên đua nhau bỏ tiền ra mua.
Sáng hôm sau, báo chí Sài thành đều chạy tít lớn và đăng ảnh kèm bài tường thuật bít trang nhất.
Quan Thống Đốc được Ngôi Sao Sài gòn hôn và tặng ảnh của cô tại Đại Lục Lữ Quán . Đại Công Tử Phước Georges là tình nhân của công chúa Nga, nay đã chiếm được đoá hoa trà ? Cậu Tư bao thầu bữa tiệc chiều Thứ Bảy... Nụ cười giai nhân làm chết đứng anh hùng . Đại điền chủ Trần Trinh Trạch từ Bạc Liêu vác cù ngoéo lên đây cùng với đại thương gia Quách Đàm đã quan Thống Đốc món ' Dã Hạc Giang Nam' trứ danh.
Một bức ảnh do Sài Gòn photo chụp phóng đại bằng người thật Quan Thống Đốc và cô Ba ôm nhau được treo ở phòng khác Lữ Quán ngày hôm sau.
Không ai cần biết "cái thiên tài" đã tạo ra những bức tranh này . Chàng ta đang ăn quán ngủ đình hay đã tìm được gánh hát nào để vẽ sơn thủy kiếm cơm.
Cô Ba Trà
Đôi Lời Tác Giả
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương Kết