Chương 21
Tác giả: Xuân Vũ
Họa sĩ Như Thanh thuê xe chở tranh ra Đại Lục Lữ Quán chưng bày mong bán được ít nhiều để lấy tiền trả nợ.
Cái mộng danh hoa. chưa thành nhưng nợ đã mọc ra như chúa chổm. Gian nhà trở thành vừa thiên đường vừa địa ngục. Chàng phải bán dần những vật liệu hội hoa. dự trữ để vẽ những tranh lớn của đời chàng. Nhưng người ta đâu có cần những khung gỗ, những tấm vải bố và những tấm lụa để vẽ tranh.
Người ta cần cơm ăn và vải thường để cắt áo chớ đâu có biết lụa để vẽ tranh quí. Với họ một khi tấm lụa bị bôi màu lên thì nó trở thành bẩn. Vì thế có khi chàng phải bán những bức tranh với giá một bữa ăn cho hai người . Nhưng dù thế nào chàng cũng không bán một nét vẽ về Trà. Chàng mơ tưởng lấy bạc vạn, nếu không thành danh hoa. thì cũng thành cự phú - để sống và vẽ tiếp.
Nhưng trước khi dọn đi ra khỏi hẻm này, chàng quên rằng mình còn thiếu một tháng tiền nhà. Tháng trước thiếu, tháng này lại thiếu. Mụ chủ nhà đến, xắn váy quay cồng chõ mồm đòi. Chàng tìm được đủ số trả cho một tháng, còn một tháng đành khất lại . Mụ ta nắm bánh xe không cho chở tranh đi. Chàng đành đưa ra một bức tranh thay tiền nhưng mụ không nhận. Tranh để làm gì ? Có ai ăn được tranh ?
Mụ ta nhìn qua rồi bảo:
- Ông vẽ những thứ này mà định gía 5 đồng cho tôi đấy à ?
- Dạ thưa bà chủ, giá của nó là 5 ngàn.
- Thì đem ra rao bán lấy 5 ngàn mà trả cho tôi.
Tuy hung dữ cái mồm nhưng bụng bà vẫn từ bi, bà để cho 'ông bà' hoa. sĩ dời đồ và treo bảng 'cho mướn' trên cửa nhà. Bà chỉ phóng theo chiếc xe tranh vài câu tục tỉu cho đã nư giận.
Hoa. sĩ Như Thanh ra Lữ Quán thuê một phòng sang trọng ở phía trước, treo tất cả tranh lên tường, gồm đủ loại đủ cỡ chàng vẽ Trà lâu nay.
Tác phẩm công phu và đắc ý nhất là bức nguyên người ngôi sao Sài Gòn mặc áo nhung xanh, một màu xanh tuyệt mỹ . Chàng chưng ở giữa những bức khác như một bà hoàng đường bệ giữa những thứ phi và cung nữ.
Chàng lại mướn ở một phòng trên lầu để sớm tối ngắm trăng thưởng nguyệt với Trà bằng xương bằng thịt. Thoạt nhìn thấy những bức tranh, cô Hồng Mao tấm tắc khen là tuyệt đẹp. Cô tin chắc một tuần là những bức tranh kia sẽ đi hết, phòng này sẽ trống không , hoa. sĩ Như Thanh sẽ được báo chí tới phỏng vấn ca ngợi như một thiên tài của thế kỷ này . Và người ta còn tìm đến căn nhà nghèo nàn kia để sưu tập những mẫu màu bị bỏ sót lại những cây cọ cùn vất ở xó nhà, mua luôn ngôi nhà để làm bảo tàng danh hoa. Như Thanh v.v. .. Cô Tư có chút học thức nên dễ tiếp thu văn hoá phẩm và nghĩ xa hơn chót mũi của cộ và cô tính đến số tiền hoa. sĩ sẽ trả cho cô.
Nhưng than ôi! nếu mọi thứ mộng ước trên đời đều dễ dàng trở thành sự thật thì đâu có những kẻ nhảy xuống sông hoặc bắn súng lục vào đầu.
Tranh của hoa. sĩ được khán giả đến xem chật phòng . Sổ vàng được ghi đầy đặc từ trang đầu đến trang cuối khen ngợi hoa. sĩ. Nhưng chỉ có một ông khách dám bỏ tiền ra mua một bức giá 200 đồng. Số tiền đó chạy vào túi cô Tư hết một nửa để trả tiền cọc phòng tranh và phòng ngủ . Cô mong tháng sau sẽ có ít nhất là cả chục ông khách kiểu đó. Hữu xạ tự nhiên hương.
Tranh đẹp sẽ gọi người xa đến gần, sẽ làm người mù hoá sáng. Cô Tư sẽ lấy lại tiền thuê và sẽ được chàng hoa. sĩ cám ơn rối rít . Giữa người thuê và người chủ khách sạn sẽ có sự bang giao đẹp đẽ vô cùng. Nhưng than ôi, ngày qua ngày phòng tranh vẫn treo đầy tranh.
Cô Tư tính toán về tài chánh thì không trật một xu nào, nhưng về nghệ thuật thì dự đoán của cô Tư sai hoàn toàn.
Khách xem tranh vẫn đông, sổ vàng được ghi đầy quyển thứ hai nhưng không có bức tranh nào đi ..đâu hết. Chúng vẫn ôm vách tường với những bộ chân thằn lằn.
Tuần kế rồi tuần kế nữa vẫn thế. Hoa. sĩ Như Thanh đành xin thiếu chịu. Nhưng luật của khách sạn có bao giờ lại thế. Tiền không trao thì cháo nào lại múc. Hoa. sĩ Như Thanh trở lại hãng xin việc cũ, nhưng đã có ngưòoi thaỵ Cô Tư Hồng Mao nóng mặt và đỏ tóc . Nhưng cô đã nhắm nhía từ lâu dung nhan người đẹp trong tranh - Đó là nguồn lợi vô biên.
Dân Sài thành thượng lưu trí thức cũng nhiều, nhưng kẻ yêu nghệ thuật thì không được mấy. Người ta bàn luận về nghệ thuật nghe hay lắm, nhưng bỏ tiền ra mua một bức tranh thì mấy ai. Ngược lại, những người yêu nghệ thuật thì lại không có... tiền xu ăn xôi sáng, nói chi rớ tới tranh.
Còn những người có tiền thì lại bận đi nghe nhạc trường đua, hoặc thưởng thức nghệ thuật tài xỉu Đại thế giói, hay xem màu Tứ sắc ở sòng bài thầy Sáu Ngọ v.v..
Nhưng cô Tư vẫn kiên nhẫn, chờ đến số nợ tiền phòng lên đến mức hoa. sĩ không xoay nổi thì cô mới nói chuyện.
Cô Tư mời chàng hoa. sĩ vào văn phòng ngồi đàng hoàng và tỏ vẻ bi ai trước khi cất giọng oanh già:
- Tôi thương ông lắm nên mới để ông dọn vào trước khi nhận tiền của ông, hy vọng số tranh của ông sẽ bán chạy như tôm tươi, nào ngờ lại thế, bây giờ tôi không còn cách nào giúp ông. Sổ sách bắt buộc phải phân minh hằng tháng . Khách sạn không thể để tình trạng này kéo dài. Tôi có thể bị khiển trách chớ không khỏi đâu.
Hoa. sĩ Như Thanh làm thinh. Cô Tư lặng lẽ đưa tờ hoá đơn tiền thuê phòng. Thoáng nhìn qua, hoa. sĩ đã tối mắt. Nhưng không suy tính, chàng nói ngay:
- Tôi xin để lại tất cả tranh thay tiền phòng, được không cô?
Cô Tư cười nhẹ:
- Tiền phòng là tiền phòng, tôi phải đóng thuế cho nhà nước chớ tranh đâu có thay được tiền ông hoa. sĩ !
- Vậy tôi làm sao bây giờ? Tôi không có gì khác ngoài mấy bức tranh và những chiếc cọ, hộp màu kia thôi.
- Có chứ! Ông có cả một viên ngọc qúi, một kho vàng. Cô Tư cười vui vẻ và tiếp "Nếu ông biết xử dụng thì đó lối thoát duy nhất của ông"
Hoa. sĩ Như Thanh nghe máu rần lên như sóng trào, rồi hạ xuống. Ông biết rõ cô Tư đề cập tới ai. Ông liền đáp:
- Nhưng viên ngọc đó không phải để bán!
- Tôi nghĩ đó là vật duy nhất cứu thoát ông khỏi cơn hoạn nạn.
- Không !... nàng là người yêu của tôi, chớ không phải vật dụng!
- Ông nói thật chớ?
Cô Tư đã chíp trong bụng , nhưng thợ câu sành nghề biết cá đã cắn câu đâu cần giật sớm nên cứ nói vòng ngoài:
- Là người yêu thì có lý đâu ông lâm nguy cô ta lại làm ngơ . Nếu ông đồng ý để chúng tôi dùng làm nhân viên thì ông sẽ nhận được một số tiền hoa hồng.
- Hoa hồng gì ạ ?
- Hoa hồng ông đã tìm được một nhân viên cho Lữ Quán. Chúng tôi sẽ thuê cô, lương của cô sẽ trừ vào chỗ tiền thuê phòng của hai người chừng nào hết nợ thì thôi.
Hoa. sĩ Như Thanh xua tay:
- Không, tiền lương của nàng thì nàng lãnh, còn tiền phòng thì tôi yêu cầu cô Tư nhận những bức tranh của tôi.
Cô Tư đã toại nguyện, hớn hở:
- Như vậy coi như giao kèo miệng đã ký xong. Ngày mai cô sẽ là nhân viên của chúng tôi và ông có thể rời khỏi đây một cách đàng hoàng như mọi vị khách khác đã trả tiền phòng đầy đủ. Ngoài ra tôi sẽ thết 'hai ông bà' một bữa tiệc gọi là tiễn chân. Ông còn điều gì bàn cãi nữa không ?
- Không! Hoa. sĩ Như Thanh đáp gọn.
Mấy tiếng 'hai ông bà' thật là đau đớn. Nó được phóng ra từ đôi môi mềm mại nhưng lại bén như gươm cắm phập vào trái tim chàng.
+++
- Sao bữa nay trông anh buồn vậy?
- Không, anh vui nữa là khác.
- Anh bán được tranh à?
- Ờ, có một ông triệu phú đồng ý mua toàn bộ tranh của anh. Ngày mai anh sẽ là triệu phú như ông ta.
- Vậy anh bán em à?
- Không, anh không bao giờ bán em, Trà ạ. Anh giữ em mãi trong tim. Bao giờ tim anh còn máu thì anh còn mang em trong lòng. Nhân dịp vui mừng này anh muốn nói với em một chuyện.
- Để yên. Em hỏi cho cặn kẽ đã! Ai mua và chừng nào thì mua?
- Người ta đã bàn với cô Tư Quản lý rôi. Giá cả đã ngã xong, mai thì họ tới nhận tranh.
- Để em đi gặp cô Tư em hỏi cho chắc đã.
- Anh nói thật mà! Em không phải đi hỏi.
Nhưng Trà đi ngay, chàng không can ngăn kịp. Thôi thì cho vở lở ra màn cuối của tấn kịch đời. Chàng nghĩ mình không đủ sức đùm bọc nàng thì giữ làm gì hco thêm tội cả hai. Chàng lang thang mà nàng cũng lận đận. Bấy nhiêu ân tình bấy nhiêu tác phẩm nàng đã cho chàng thật đã quá nhiều . Cái khổ tâm nhất đối vời chàng là nàng gặp cô Tư, cô sẽ nói sự thực và nàng biết chàng nói dối. Nhưng không sao, chàng sẽ thú thật tất cả. Bài luân lý lớp 3 trường làng có câu:"Thú thật tội nhẹ 2 phần", chẳng là bài học đích đáng cho chàng hay sao ?
Trà trở về. Chàng chưa vội mở cửa, chàng đóan trước gương mặt ủ dột hoặc giận dữ của nàng. Chàng hé cửa nhìn ra. Nét hoa bừng nở. Nàng mở bật cửa và ôm hôn chàng rối rít.
- Em mừng cho tác phẩm của anh có người thưởng thức.
- Hả, em nói gì?
Trà lập lại nguyên văn rồi tiếp:
- Em đã gặp ông khách mua tranh anh.
- Em gặp ở đâu?
- Ở trong phòng tranh chớ đâu.
- Giỡn hoài. Ông ấy ra sao?
- Chừng ba mươi tuổi, người cao lớn, nước da trắng, đội nón nỉ.
- Mặc quần áo gì ?
- Để em nhớ coi! Nàng vừa hôn chàng vừa nói:"Em quên rồi.
- Vậy là em đặt chuyện!
Nàng lại hôn chàng thắm thiết và nói:
- Em không có đặt chuyện đâu. Hổng tin anh xuống đó xem.
- Nếu đúng em phải thưởng anh!
- Anh phải thưởng em chớ sao em phải thưởng anh?
- Ờ, ai thưởng ai thì cũng vậy thôi. Miễn có người thưởng là được !
Chàng hôn nàng một nụ sâu đậm rồi vút đi. Vừa đến nửa cầu thang thì gặp người bồi phòng nhảy ba bậc một. Anh ta vừa thở hổn hển vừa nói:
- Thầy trúng số rồi nghe thầy!
- Việc gì vậy?
- Có ông công tử Bạc Liêu chịu mua tranh của thầy.
- Mua mấy tấm?
- Không biết mấy tấm , nhưng thầy phải thưởng tôi liền đi!
- Ờ để bán xong sẽ thưởng, chớ bây giờ mậu lúi!
Đến phòng tranh, hoa. sĩ chỉ gặp cô Tự Cô tươi như hoa.
- Thầy may mắn gặp quới nhơn!
- Ai vậy cô Tư?
Cô Tư mời chàng về văn phòng, trà nước tử tế hơn mấy lần trước và đủng đỉnh vén cặp môi làm duyên:
- Nhờ tôi có tài làm mối, nếu không , tranh của thầy còn đeo dính trên tường chưa có ai gỡ thêm tấm thứ hai.
- Dạ cám ơn cô Tự Nhưng người ta ở đâu, cô Tư cho tôi gặp được không ?
- Họ không có thì giờ bàn tới bàn lui lâu lắc" Cô Tư nghiêm giọng "Như thầy đã đồng ý là tôi làm chủ toàn bộ các bức tranh của thầy treo trong phòng này để bù vào chỗ tiền nợ của thầy thiếu nhà hàng trong việc ăn ở lâu naỵ Ngoài ra thầy còn để người mẫu... ủa người yêu của thầy ở lại làm việc cho nhà hàng này kể từ ngày mai. Có phải lời giao kết bất thành văn như vậy không ? Cô Tư dùng những tiếng sắc như dao mác chớ không dịu dàng như thói quan của cô đối với khách hàng.
Hoa. sĩ Như Thanh chớp mắt ngỡ ngàng. Cô Tư tiếp:
- Tôi với thầy giao kết xong thì hôm nay đã có người mua tranh. Và tôi là chủ của những bức tranh đó chứ không phải là thầy.
- Dạ cô Tư cũng nên nhơn tay với kẻ nghèo túng này một chút..
- Tôi có thể để cho thầy làm chủ lại các bức tranh với một điều kiện.
- Dạ, điều kiện gì, xin cô Tư cho biết.
- Điều kiện đó là thầy phải trả ngay bằng tiền mặt số nợ mà thầy thiếu tôi.
- Dạ để bán tranh xong, tôi sẽ trả ngay.
- Thầy bán tranh cho ai ?
- Dạ cho người muốn mua mà cô Tư nói khi nãy.
- Ông ta muốn mua là do tôi mối mang. Bây giờ tôi không làm mối. Và chắc là ông ta cũng không còn muốn mua nữa, thầy đem bán cho ai thì bán, tôi cần ngay số tiền nợ thầy thiếu nhà hàng. Ngay bây giờ , ngay bây giờ. Cô Tư đập khẽ nắm tay xinh xắn xuống tờ biên lai "Nếu không tôi kêu Cò tới lập vi bằng. Và chuyện không hay sẽ xãy ra trước mặt người yêu của thầy.
- Da... thì... nhờ cô Tư giúp tôi gặp ông khách mua tranh.
Cô Tư cong đôi môi đỏ choét:
- Ông ta không có ở đây. Và rất có thể ông muốn mua một con 'mỏ nhác quáy hơn là mua tranh.
Hoa. sĩ Như Thah không còn cách nào đành xuôi tay:
- Xin cô Tư thay mặt cho tôi, bán giùm những bức tranh.
- Tôi không thay mặt cũng không bán giùm ai. Tranh đó là của tôi, tôi bán cho ai, bao nhiêu, vào lúc nào và bằng cách nào thì do tôi, thầy không có quyền gì vô đó cả.
- Dạ, tôi ưng chịu những điều kiện trước kia.
- Tôi cho thầy ở lại đây đến 7 gìờ sáng mai.
- Dạ tôi sẽ rời nơi đây trước giờ cô cho phép.
- Tốt lắm! Cảm ơn thầy. Đây, tôi biếu thầy tiền xe, ngoài ra một bữa cơm tiễn biệt như đã hứa.
Hoa. sĩ trở lại phòng ngủ với nét mặt làm ra hớn hở. Chàng xoa tay:
- Thế là xong cả rồi em!
- Xong thế nào?
- Thì xong chớ còn thế nào nữa.
Trà bá cổ chàng:
- Nghĩa là chúng mình không còn vất vả nữa hả anh?
- Không... em sẽ sống vui tươi hạnh phúc...
- Với anh?
- Ơ... Ợ.!
-...
Trà yêu,
Anh không có can đảm sống phút biệt ly với em. Anh đã nói dối em trong giờ phút chót trên giường ngủ, bên nhau, trong nhau. Biệt ly là đau khổ, nhưng với anh là hạnh phúc . Anh không có gì khác ngoài trái tim yêu em. Nhưng đời không phải chỉ có trái tim là đủ. Những trái tim trong tựa pha lê và nóng như lửa đứng trước hoàn cảnh khó khăn cũng phải mờ và nguổi đi.
Từ ngày anh có em đời anh và nghệ thuật anh bay bổng. Anh không ham muốn gì hơn . Nỗi lo âu ngày đêm của anh là sợ mất em . Nhưng rồi nó vẫn xãy đến . Bởi vì anh không đủ khả năng làm cho em hạnh phúc.
Anh sẽ đi theo một gánh hát để tiếp tục làm nghề của anh. Em đừng tìm lại những ngày quạ Tình yêu vốn là không thọ. Anh xa em để yêu em và được em yêu mãi mãi . Hôn em lần cuối cùng. Trước khi rời khỏi nơi đây, anh sẽ hôn lại em trên từng bức tranh của anh.
Như Thanh
Trà đọc mẩu giấy trên gối chỗ lún in mái đầu người yêu trên đó có vài sợi tóc nằm bất động.
Chàng đã ra đi. Nàng không hiểu gì cả. Nhưng rồi nàng hiểu cả, không cần một lời giải thích của ai.
Nàng đã từ tay một nghệ sĩ vuột sang tay của một người thường, nói khác hơn, từ trong tay phi phàm đã rơi vào tay phàm tục. Bất giác nàng chạy xuống phòng tranh. Trà. Trà và Trà. Nàng đứng ở giữa , bị bao vây bởi chính mình. Chàng không còn ở đây. Nhưng chính chàng là chủ những bức tranh này. Chàng tạo nó nên bằng tình yêu trộn lẫn màu của thần bút . Nàng nhìn. Nàng thấy lại nàng rõ hơn. Nàng hiểu nàng hơn, nhờ chàng. Ở mỗi góc tranh có chữ ký của chàng: "Như Thanh" nguệch ngoạc nhưng không vụng về. Đó chính là linh hồn nàng, cái dấu in trong tim nàng không phai.