watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyến xe về làng - tác giả Anh Đức Anh Đức

Chuyến xe về làng

Tác giả: Anh Đức

Lúc bóng tối đổ xuống trên cầu tàu, thì những chiếc đèn treo xanh đỏ trên các trụ sắt cũng bật cháy. Kính màu rọi ra một thứ ánh sáng dịu dàng và hơi tối. Chỉ vừa đủ trông thấy được, ngoài kia, phường tài tử thị trấn đã khởi đầu đêm vui của họ bằng một bài bình bán vắn. Kẻ ngồi, người đứng. Trời nóng, có anh chỉ vận độc một chiếc "xà rông" tơ, tay ôm đàn ghi ta vừa đàn vừa rảo gót lui lui tới tới. Trong một góc cầu tối nhất mà ánh đèn không rọi đến, có hai người ngồi nép mình to nhỏ. Một người đẫy đà ngồi đối diện với một gã nhỏ bé. Hai người không để ý gì đến cuộc đàn hát. Thỉnh thoảng gã bé nhỏ lại khẽ "dạ" một tiếng.
Người cao lớn móc trong túi ra một gói thuốc, búng banh bách. Y ngoạm lấy một điếu rồi chìa bao thuốc cho gã nọ. Gã này cóm róm tiếp lấy điếu thuốc bằng cả hai tay. Que diêm xòe cháy. Người có vóc dáng đẫy đà ấy mặc bộ đồ nhà binh, đội chiếc mũ lưỡi trai đính sọc hiệu đại úy tiểu khu trưởng. Còn gã buộc một chiếc khăn mùi xoa túm góc. Được mồi điếu thuốc đã đốt nơi tay tên kia, xem chừng gã lấy làm hân hạnh lắm.
Tên nọ đăm đăm nhìn gã:
- Hai Nhỏ, tôi thì tôi tin anh. Nhưng anh có dám đoan với tôi là sự báo cáo của anh nãy giờ đã thiệt chắc chưa?
- Chắc chắn, thưa ông Ba, em ở Hiệp Hưng từ nhỏ tới giờ, thằng Chính Hơn em đâu có lạ gì nó!
Gã người bé nhỏ lanh lẩu đáp. Và vừa luộc lại một chéo khăn trên đầu bị tuột, gã tiếp lời:
- Đúng là Chín Hơn cầm đầu vụ đòi tăng lương. Xin miễn ông Ba cho lính "xên" nó, tức nhiên tụi cu ly nhà máy hết dám rục rịch!
- Tôi không thường về nhà máy nên không rõ. Vậy chớ hồi Việt Minh còn ở đây, nó làm gì cho Việt Minh?
- Chín Hơn hả? Nó làm xã đội du kích. Việt Minh rút ra ngoài Bắc, nó trở vô làm trong nhà máy xay. Nó coi chạy bàn gằn. Đó là nghề của nó thuở giờ, nên người ta gọi nó là Chín Bàn Gằn. Cu ly thảy đều khoái nó, Chín Bàn Gằn nói gì cu ly cũng nghe.
Tên quan ba vỗ vai Hai Nhỏ:
- Thôi được rồi. Nhưng mà, nè...
- Dạ chi?
- Có chắc là chiều mai Chín Hơn nó về Hiệp Hưng không?
- Chắc, sáng mai nó lên thăm bà già vợ, chiều mai thì đi chuyến xe ngựa năm giờ về.
Quan Ba ẩn nắm tay Hai Nhỏ:
- Tốt, việc này mà thành thì công anh lớn lắm.
Rồi y móc ví, lấy bạc lật đếm. Những tờ giấy bạc kêu sột soạt trong bóng tối khiến Hai Nhỏ bồn chồn, khấp khởi. Đếm xong, Ba ẩn chìa ra:
- Công anh báo cáo, tôi thưởng ba trăm...
Hai Nhỏ rón tay ra định cầm. Nhưng Ba ẩn chưa vội trao cho gã. Y dặn:
- Đêm mai anh sẽ cùng đi với lính của tôi, chỉ cho trúng xe ngựa Chín Hơn thì sẽ có thưởng thêm nữa, nghe không?
Hai Nhỏ nghe nói, gã hơi lo:
- Lính đi cũng đủ sức rồi. Còn tôi, cần gì đi ông Ba?
- Cần lắm chớ... Xe ngựa về Hiệp Hưng nườm nượp, tụi lính nó đâu biết chiếc nào Chín Hơn đi.
Hai Nhỏ gật đầu:
- Cũng được, tôi đi cũng được...
- Thì có gì đâu mà không được!
Hai Nhỏ dạ một tiếng. Tiếng dạ của gã lần này nghe hơi yếu, không thật hợp với nỗi lo lắng đang lan man trong đầu gã. Là vì từ thuở bé, tay gã chưa hề nhúng máu hay phạm một tội ác gì. Năm nay gã hăm sáu. Trọn thời thơ ấu và tuổi niên thiếu ở Hiệp Hưng, gã chưa bị hư hỏng. Khoảng ba năm nay, gã đi chuyên tải rượu từ thị trấn về cho người chủ tiệm bài nhì ở chợ. Thời gian đó gã mới bắt đầu bị nhiễm độc. Nghề nghiệp bắt gã phải đi đi về về trên con đường từ làng ra thị trấn. Cái con đường chỉ trong hai năm mà đã nổi lên hàng chục quán rượu và vô số là gái điếm. Quãng đường ngắn ngủi ấy quyến gã vào vòng trụy lạc và túng ngặt, dần dần gã đã trở thành một tay sai cho Ba ẩn, quan ba kiêm chủ nhà máy xay gạo Hiệp Hưng, hiện đang ngồi trước mắt gã đây.
Bấy giờ, sau khi đã đưa tiền cho Hai Nhỏ, Ba ẩn đứng dậy. Y vừa cúi xốc lại quân phục vừa nói:
- Có tiền rồi, vô quán nhậu một chầu cho sướng, rồi sắm cho em gái anh một cái áo để nó se sua với người ta. Từ rày muốn gặp tôi thì cứ gặp ở đây chớ đừng vô bót hay xấn xả gặp tôi giữa phố, nghe chưa?
- Dạ!
Ba ẩn kéo sụp mũ rảo bước lên bờ. Hai Nhỏ vẫn đứng đó. Gã run rẩy lật đếm lại xếp bạc. Ngoài đầu cầu, phường tài tử thị trấn vẫn đờn địch ca xang. Rõ là từ nãy giờ họ không để ý gì đến công chuyện của gã. Gã bình tĩnh đút bạc vào túi áo khách, lủi đi như gió lên bờ.
Hai Nhỏ lần theo con đường phố vàng nhợt ánh đèn. Gã bớt lo rồi. Chuyện ngày mai thì mai sẽ liệu. Giờ trước khi về thì gã tạt vào quán. Gọi rượu và gọi một con gà luộc. Gã chỉ ăn một góc, còn gần nguyên con thì gã lột khăn trên đầu xuống túm lấy đem về cho em.
Dẫu rằng gã đã làm việc phản bội, như đêm nay gã đã phản bội làng quê của gã, nhưng đối với em gái thì lúc nào gã cũng nghĩ đến. Hồi sau Tết, chính gã đã đón em lên đây ở. Có tiền được ăn uống no nê, gã cũng không quên mua lấy một món ngon về cho em. Gã thương em gái của gã lắm. Là vì bây giờ gã chỉ còn mỗi mình nó là ruột thịt. Còn người ở Hiệp Hưng, ở xóm nhà máy xay thì gã kể như là không có, kể như là họ khinh khi gã lắm. Dạo trước, hồi túng ngặt, gã có lỡ lấy trộm của người vợ chủ quán A Sủi một cái quần. Từ đó, hễ nói tới gã họ cứ gọi gã là thằng ăn cắp quần đàn bà. Tức quá, gã dọn lên đây, thế là chỉ đi chở rượu tiện dịp ghé qua thôi chớ không thèm về cố cư ở Hiệp Hưng nữa.
*
* *
Những hũ rượu đã chuyển lên xe. Chiếc xe ngựa chất đầy rượu hơi trì về phía sau nên hai con ngựa thỉnh thoảng lại lui mấy bước, độp vó xuống mặt đường. Lão Bảy Hạc đã lau tắm và cho ngựa ăn xong mà vẫn chưa thấy Hai Nhỏ đến. Lão nghĩ bụng: "Có lẽ xe ngựa Tư Tôn, Chính Hơn đã đi về được nửa đường rồi. Bữa nay Hai Nhỏ đi với cái ngữ nào hay nằm say trong xó nào cũng nên!". Trời tối từ lâu. Mưa bụi và bóng tối phủ trùm trong khắp thị trấn. Đèn ở cầu tàu đã bật sáng trên một tiếng đồng hồ, lão Hạc mới chợt nhìn thấy dạng Hai Nhỏ cỡi xe đạp hộc tốc chạy về. Lão vớ cái nón nỉ trên gọng xe, chụp lên đầu. Hai Nhỏ chạy ngang kêu:
- Đợi tôi trả xe cho người ta một chút nghe, ông Bảy?
Một hồi sau Hai Nhỏ trả xe xong trở về vừa nhảy lên xe vừa nói:
- Đi đi, ông Bảy!
Đáng lẽ thì lão phải chửi cho gã một câu về cái tội gã bắt lão ngồi đợi từ nãy giờ. Nhưng lãi chỉ ngoái đầu ra sau mà nhìn gã một lượt. Hai Nhỏ cất tiếng cười nức nức:
- Chắc giận tôi lắm hả ông già? Cảm phiền nghe, bởi mắc công chuyện mà...
- Thôi, khuya rồi! Anh lấy cái đèn trong góc đốt giùm tôi đi!
Hai Nhỏ mò soạn tìm cái đèn lục lăng tháp kính đỏ bật diêm thắp và trao ra. Lão Hạc mắc lên đằng trước chỗ lão ngồi. Lão vung roi, giật nhẹ cương. Hai con ngựa rún rún chân, cất vó lôi xe chạy tới. Chiếc xe chở đầy những hũ rượu, nhưng hũ nào cũng đã chèn kỹ, chạy không hề bị xốc chạm. Lão Hạc ngồi hai gối chân chụm vào nhau, miệng ngậm ống vố, lão đưa mắt nhìn cảnh vườn tược hai bên chìm trong mưa bụi. Thỉnh thoảng mưa hắc vào mặt lão, lão cũng không vuốt. Khi thuốc trong ống vố sắp tàn, lão mới lấy thuốc thồn thêm vào. Dưới ánh đèn lù mù, giữa bộ râu rậm che k1n cả miệng, cối thuốc đỏ hồng của lão tuôn khói trắng bay ra sau. Thoạt tiên Hai Nhỏ còn kêu lên vì khói thuốc làm gã ngợp thở. Nhưng chỉ chốc sau thì không thấy gã kêu nữa. Gã đã ngủ rụi. Tiếng ngáy pho pho của gã đã bắt đầu trỗi dậy hòa với tiếng cọ khe khẽ của các hũ rượu. Lão Hạc ngó Hai Nhỏ đăm đăm. Lão nhìn gã bằng đôi mắt sầu não. Vừa nhìn lão vừa vò râu và gậm gậm ống vố. Lòng lão đang rất đỗi xốn xang. Là vì lâu nay trên con đường dài tải rượu về làng, gã con trai này đã bắt đầu trở thành một kẻ du dãng. Không phải lão có lòng sính làm phúc thương hại anh ta, nhưng bởi anh ta chính người cùng làng, là con của Tám Lân, người bạn già lao khổ của lão đã bị kẹt bè chết trên sông Bassac trong một chuyến đi mướn theo bè từ Kông-pông Chàm về. Lão Hạc sầu não xót xa ấy là vì vậy. Dạo này lại thấy Hai Nhỏ thường gặp gỡ tên quan Ba ẩn, nằm đêm lão càng hổ thẹn với người bạn già nối khố. Cái con bé Mận, em gái Hai Nhỏ, lão Hạc thương như con. Con bé cũng quý lão lắm. Những khi xe lão lên thị trấn nghỉ lại, nó thường nấu cơm cho lão ăn. Từ ngày con bé lên ở chợ, thấy nó cứ lớn phỗng lên mà lão đâm lo. ở chợ rẫy đầy những dân đứng bến, quan lính quốc gia, cả sĩ quan người Mỹ cũng thường về. Hai Nhỏ thì lại nhập với bọn đó, bỏ con bé cù bơ cù bất...
Lão Hạc nghĩ tới lui về hai anh em Hai Nhỏ, mãi khi thuốc trong ống vố đã tắt ngấm, phì phèo không ra khói nữa lão mới hay. Nhét thuốc vào cối xong thì vừa lúc xe cũng gần đến cầu sắt. Lão Hạc cho ngựa chạy chậm lại. Đến chân cầu, lão nhảy xuống vuốt ve hai con ngựa yêu của lão, rồi tóm ngắn dây cương dắt qua. Đáng lẽ thì con ngựa chạy luôn, nhưng bởi ván cầu nhiều thớt bị lính bót rút về làm củi, ngựa đi có thể sụp chân, nên lão phải dắt.
Tiếng chân ngựa nện xuống ván rung sắt thành cầu khiến Hai Nhỏ giật mình tỉnh giấc. Gã lồm cồm ngồi dậy dụi mắt:
- Tới cầu rồi hả ông Bảy?
- ừ...
Hai Nhỏ nhóng người tới trước. Nhìn những khe ván cầu trụt tối sâu thăm thẳm, gã đâm hoảng:
- Chậm chậm, cho tôi xuống, ớn quá!
Rồi gã nhảy xuống đi bộ. Sang tới đầu cầu bên kia, Hai Nhỏ leo lên. Chợt lão Hạc đứng lại lắng tai nghe, rồi khều gã:
- Hai Nhỏ, hình như ngựa của ai đi lạc hí rân ở trong đồng kìa!
Hai Nhỏ niểng đầu, mắt chớt lạch:
- ờ, chắc ngựa của người ta lạc...
Xa xa quả có tiếng ngựa hí lên rền rĩ. Lão Hạc lấy ống vố trên miệng xuống:
- Nè, nó kêu hệt như con ngựa Kim của thằng Tư Tôn mầy Hai?
Hai Nhỏ nghe câu ấy, liếc lão Hạc một cái rồi đáp:
- Chắc không phải đâu, ngựa thì con nào kêu như con nấy.
Lão Hạc gật gù:
- ờ, không lẽ thằng Tư Tôn với Chín Hơn bây giờ còn tạc vô xóm ngủ...
Nói xong lão lên xe. Chiếc xe chồm lên một chút, lại chạy lủi vào bóng tối.
Từ đó dẫn về tới Hiệp Hưng, Hai Nhỏ thức luôn không ngủ nữa. Gã nói luôn miệng, tuồng như có sự gì vui lắm. Gã móc túi lấy ra một gói thuốc thơm hiệu "ách chuồn" kề miệng cắn ngoạm một điếu và đưa mời lão Hạc. Lão Hạc lắc đầu:
- Tôi hút không quen!
- Cứ hút, hút chơi mà, giàu có gì thứ này. Ông già sao khách sáo quá!
- Không phải khách sáo, tại tôi không quen.
Hai Nhỏ cất gói thuốc vô túi. Gã vẫn vui vẻ:
- Nè, chốc nữa về quán A Sủi, tôi đãi một chầu vịt tiềm, ông già có khứng không?
Thấy lão Hạc lặng thinh, gã lại tiếp lời, vẻ cảm động:
- Lâu nay tôi tính khi làm ăn có tiền thế nào cũng đãi ông một tiệc. Thiệt tình chớ không phải nói giỡn đâu. ở đời, tôi nhỏ chớ biết phải quấy lắm. Tánh tôi vậy, chắc ông già cũng hiểu!
Lão Hạc vẫn chụm hai đầu gối chân vào nhau, ngồi im. Nghe gã nói, bụng lão vừa có sự cảm động vừa bực tức. Cảm động là sao? Là vì gã vẫn có một chút tình gì đối với lão đó. Còn bực tức, bởi vì gã là một thằng con nít mà nói nghe xấc quá, đòi khoản đãi lão thứ này vật nọ. Lão Hạc không dè Hai Nhỏ lại học thói ấy mau đến thế, và tiền đâu gã có mà định khoản đãi lão? Nhưng lão vẫn lặng im. Tật lão là trước một người nào càng khoe khang cấc lấc thì lão càng cứ im. Loại người đó tưởng lão phục họ, kỳ thực lão buồn cười và khinh thị họ nhiều lắm. Nhưng đối với Hai Nhỏ, sự khinh thị của lão thì ít mà nỗi thương hại thì nhiều. Lão Hạc nhìn thẳng tới trước, cất giọng hỏi:
- Hai Nhỏ, lóng rày anh làm ăn khá lắm phải không? Bộ chủ tiệm bài nhì trả tiền lên cho anh à?
Hai Nhỏ hơi luống cuống. Hồi sau, gã nói:
- Đâu có... Trả như cũ thôi. Nhưng nhờ tôi chắc mót hùn vốn với thằng cha Tư, mua kỳ đà, xương cọp bán cho tiệm thuốc Thành Nguyên. Nhờ cái khoản đó chớ!
Lão Hạc hơi ngạc nhiên, và nghi Hai Nhỏ nói láo. Vì tiệm thuốc bắc Thành Nguyên ở thị trấn lão tới cất hàng hoài, chớ có thấy cái xương cọp nào.
Khoảng mười hai giờ khuya, xe về tới Hiệp Hưng, dừng lại tại bến xe ngựa đối diện quán A Sủi. Thấy không có xe của Tư Tôn, lão Hạc hỏi Tư Tôn với Chín Hơn về chưa thì người chủ quán A Sủi bảo không thấy.
*
* *
Rạng ngày hôm sau như mọi bữa, lão Hạc ra ngồi quán A Sủi đợi khách. Mới ngồi vào ăn cháo lòng với tốp cu ly máy xay thì bọn đàn bà đi chợ về kêu cứu om sòm. Họ học rằng gặp Tư Tôn dắt xe đi thất thểu ở dọc đường. Xe anh ta bị đón đường hồi đêm hồm qua, Chín bàn Gằn bị một tốp người lạ mặt bắt đi. Còn Tư Tôn bị chúng nó trói nhét giẻ vô miệng khênh bỏ giữa đồng trống.
Lão Hạc nghe nói liền đóng yên ngựa rồi cùng ba người cu ly lên xe tức tốc chạy đi. Tới lúc nắng lên thì gặp Tư Tôn tại cây số 5. Anh ta mệt đừ, dắt xe đi hết muốn nổi. Mà xe thời chỉ có một ngựa. Con ngựa Kim đi lẽo đẽo đằng sau, nó bị vết dao chém nơi cổ, buộc một chiếc khăn rằn xanh. Lão Hạc xốc Tư Tôn lên xe, anh em cu ly tiếp dắt xe và ngựa đi bộ về.
Trọn ngày hôm ấy, xóm nhà máy xay Hiệp Hưng bàn tán xôn xao. Mọi người đều nghi Chín Bàn Gằn bị quốc gia bắt. Riêng lão Hạc và một số anh em cu ly thì biết rõ như vậy và còn biết cả người chỉ bắt nữa. Tư Tôn kể lại là khi anh bị trói bỏ xuống ruộng, bọn kia kéo lên xe vừa đi vừa nói chuyện, anh ta thoáng nghe thấy tiếng léo xéo của Hai Nhỏ.
Quả thật, đến chiều có người ở gần bót về nói là hồi chạng vạng hôm trước chị ta trông thấy lính khiêng Chín Bàn Gằn vô bót. Không nghi ngờ gì nữa, tất cả thợ và cu ly vác gạo định nhất tề làm reo. Người tầng khạo coi nhà máy cho Ba ẩn năn nỉ để cho y báo cáo lên ông Ba. Anh em thợ thấygạo bà con miệt ruộng đem đến xay còn ứ nhiều quá. Vả lại nhằm mùa gặt, đình lại thì bà con thiếu gạo ăn. Do đó anh em chưa đình công vội, mà đưa hai điều kiện. Một là giải quyết yêu cầu tăng lương lần trước, hai là đòi cương quyết phải thả anh Chín Bàn Gằn.
Người tầng khạo ra đi. Ngày hôm sau y trở về. Quan Ba ẩn vẫn lùng nhùng không dứt khoát. Hắn nói về lương thì hắn sẽ xét, còn Chín Bàn Gằn quả thật là hắn không biết.
Ba ẩn vẫn giữ thói man trá cũ. Số lúa của bà con nông dân vừa xay xong, tức thì tất cả thợ đình chỉ công việc. ống khói nhà máy Hiệp Hưng đương cuộn khói đen kịn, bỗng nhiên súp lê ba hồi dài. Làn khói yếu ớt dần rồi tắt hẳn.
Quan Ba ẩn tiếp được tin ấy, đứng ngồi không yên. Bởi y tính chắc sẽ dùng món lợi nhà may xay trong tháng tới mà mua thêm cho đủ số mười chiếc đò máy. Mười chiếc đò mang tên Lê ẩn của y sẽ rầm rộ chạy trên sông Bassac, không một ai kình chống nổi. Bây giờ dự định của y gặp khó khăn, nhân cơ hội này mấy tên tiểu khu trưởng lân cận rất có thể cướp mất súng sông của y.
Cho nên sáng sau, y đi xe hơi về Hiệp Hưng. Xe dừng trước sân nhà máy, y hỏi người tầng khạo kêu mấy đại biểu thợ tới cho y nói chuyện. Đại diện thợ đốt máy, đốt lò, cu ly vác gạo tới gần mười người. Quan Ba ẩn trên xe nhảy xuống. Y nện gót giày bước tới lui nhìn mọi người rồi cất giọng hùng hồn:
- Mấy người thay mặt cho anh em thợ phải không? Tốt lắm, làm sự gì có hàng ngũ như vậy là tốt. Ngô tổng thống ngài thường kêu gọi anh em cần lao có điều gì cứ bày tỏ trật tự chớ không nên làm rối, làm rối là vô tình mắc mưu Cộng sản, rất hại. Còn mấy người đây là đại diện, là người cần lao chánh hẩu, là phần tử rất được trên chú trọng. Bây giờ tuy chưa vô Đảng chớ cũng như hồi vô rồi. Tôi nói Đảng đây là đảng Cần lao nhân vị, một đảng đi đầu trong phong trào quốc gia...
Quan Ba ẩn còn đang tiếp lời thì đã có người la lên:
- Thôi, chúng tôi hiểu rồi. Bữa nay xin cho anh em biết về vấn đề lên lương và anh thợ Chín Bàn Gằn có được thả không? Anh em thợ cần hiểu điều đó!
Quan Ba ẩn hơi dội, nhưng vẫn cố vui vẻ:
- Khoan, mấy người đừng nóng, để tôi nói cho nghe. Tất nhiên là về lương công nhật của anh em, tôi biết, anh em sống còn vất vả lắm. Nhưng anh em nên biết là nhà máy chúng tôi thu lợi không đặng khá, trả lên ngay ắt nhà máy khó chạy nổi. Đó là lẽ thứ nhất. Còn anh em nói Chín Bàn Gằn gì đó, bảo là chúng tôi bắt... Không, thiệt là không có. Tôi có biết Chín Bàn Gằn là anh nào đâu... Mấy người coi chừng tụi Cao Xuyên nó bắt đa, chớ quân đội quốc gia chúng tôi đâu có phép làm chuyện ám muội như vậy.
Một anh thợ đại diện lên tiếng:
Vậy là ông không chấp nhận lời yêu cầu của anh em?
- Không phải, không phải tôi không chấp nhận. Nhưng là vì, bởi vì... như tôi vừa nói.
Quan Ba ẩn nói chưa hết lời, chợt cu ly ùn ùn kéo tới chung quanh. Một người thợ đại diện đứng lên chồng bao gạo nói:
- Ông chủ nhà máy đã trả lời là lương không thể lên được và không biết Chín Bàn Gằn là ai hết, anh em tính sao?
Tiếng thét vang rền đáp lại đòi nghỉ và đòi thả Chín Bàn Gằn ra. Vừa thét đám thợ vừa giậm cẳng khiến bụi cám bốc mù.
Quan Ba ẩn thất sắc, mặt đỏ bừng, y thét lớn:
- Làm loạn hả? Tụi bay tính làm loạn hả? Nghỉ làm, được, tụi bây cứ nghỉ đi, coi ai chết đói cho biết. Còn Chín Bàn Gằn, tao bắt, tao không thả gì hết thảy!
Thợ đứng chung quanh rất đông và ngày càng tới đông hơn. Quan Ba ẩn đâm hoảng. Người tầng khạo nãy giờ pha ly nước chanh, bưng ra xán đến gần đưa cho y. Đương bị mất mặt, y vung tay gạt ly nước chanh rơi xuống nền xi măng bể ngướu.
*
* *
Đêm nay Hai Nhỏ đã uống rượu đến tờ giấy bạc cuối cùng. Sau một trận say èm trong quán, lúc gã chợt tỉnh thì thấy đêm đã khuya lắm. Trong thị trấn im vắng, gã vươn vai đứng dậy lần về gian nhà lá cuối phố của gã. Hôm về Hiệp Hưng, ngày sau đi đâu gã thấy hình như ai cũng nhìn gã bằng con mắt soi mói. Gã nghĩ bụng: chắc họ đã biết rõ việc làm phản bội của gã. Đôi lúc gã vững tâm tự nhủ: "- Làm chó gì mà biết được!" Thế nhưng gã vẫn lo. Nhất là mấy thằng thanh niên vác gạo đồng chạnh với gã. Gặp gã, chúng cứ ngó lườm lườm. Cho nên sau khi cất rượu lên tiệm bài nhì, gã vội vàng đón xe về ngay, không dám nấn ná ở đêm. Gã sợ bị "tiêu" lắm. Chết đi đã thiệt thân, lại bỏ em gái nhỏ không ai nuôi. Gã sợ nhất điều đó. Sáng nay hay tin quan Ba ẩn bị thợ nhà máy làm dữ đã phải hứa thả Chín Bàn Gằn, gã lo ghê quá.
Rượu trong người vẫn chưa thoát ra hết, nên gã đi dật dờ rất lâu mới về tới nhà. Gian nhà lá tối om om. Gã đinh ninh là con Mận em gã đã ngủ rồi. Cất tiếng gọi không thấy trả lời, gã lẩm bẩm: "- Con nhỏ ngủ mê quá, tụi con gái mười sáu chắc đều ngủ mê như vậy". Rội gã giơ tay đập cửa. Nhưng cửa mở trống tự lúc nào, thành thử gã đập vào khoảng không khí, người bị chúi nhủi vô trong. Gã kêu lên và quờ quạng khắp nơi mà không thấy em gã nằm đâu cả. Phỏng chừng chắc con nhỏ còn thức chơi với lũ con gái nhà lò bún. Sẵn mệt và buồn ngủ, gã quờ chân đóng cửa rồi nằm sấp xuống chõng định đánh một giấc. Chợt thình lình có người đập cửa, và tiếng bà chủ lò bún hỏi vọng vào:
- Chú Hai Nhỏ về rồi đó hả? Dậy, dậy mau. Quỷ thần ơi, chú đi đâu mà đi biệt vậy. Tụi nó chở con Mận đi rồi!
Hai Nhỏ nghe nói vùng dậy:
- Ai chở, ai chở em tôi thím Tư? Hả?
- Tụi bót Ba ẩn chớ ai!
- Thiệt hả?
Thím Tư lò bún giậm cẳng:
- Tụi nó đi xe máy dầu xông vô. Con Mận la làng. Tụi nó dụ dỗ, con Mận càng la dữ. Sau chúng nó bắt con Mận bỏ vô cái thùng bên hông xe. Một thằng nói:
- Thứ còn mới nguyên như mày ở chơi một đêm làm giàu một tháng, anh mày cũng chịu rồi, còn mày cứ làm bộ cớn rớn hoài.
Hai Nhỏ kêu trời. Gã lột áo vứt vào nhà rồi chạy vụt về hướng bót. Gã chạy tuột cả chiếc khăn túm đầu, tóc bay xấp xải. Bên tai gã văng vẳng tiếng em gái gã đang kêu la thảm thiết. Sự thực thì gã đã từng hại đời nhiều đứa con gái ở chợ này. Cưỡng bức, gã cũng đã từng cưỡng bức. Song bây giờ đến lượt lũ chúng nó động tới em gái gã, đứa em gái nhỏ nhoi độc nhất mà gã hết sức yêu mến thì gã lại không chịu nổi.
Người lính gác trại thấy bóng gã xuất hiện bất ngờ, hoảng hốt lên cò súng:
- Ai, đứng lại!
Tiếng nạt lớn làm Hai Nhỏ đứng sững. Dẫu sao gã cũng chưa điên. Gã nói to:
- Tôi, tôi là Hai Nhỏ. Em gái tôi... Em gái tôi... Cho tôi vào, cho tôi gặp ông Ba!
Người lính hạ mũi súng:
- Hai Nhỏ đó hả? Anh còn muốn gặp ông Ba à?
Người lính vừa nói vừa ngước mặt lên
Hai Nhỏ ngước nhìn theo. Trên từng gác cao le lói ánh sáng, vọng ra tiếng cười hô hố. Có tiếng nhạc dồn dập và tiếng rượu khui nổ bôm bốp. Người lính lại nói:
- Cho anh vào thì tôi chết. Anh qua đầu đường ngồi đợi mà đón em anh về.
Hai Nhỏ như quẫn trí. Giọng nói của anh lính làm gã bàng hoàng. Lúc ấy người gã hơi tỉnh rượu, thì đồng thời gã cũng vừa nhận ra sự bất lực ở gã. Gã đứng sững một hồi rồi sang bên lề đường ngồi ôm đầu. Đường vắng vẻ không có ai. Không có ai ngoài gã với cái bóng đen thui thủi của gã in trên sỏi đá. Bấy giờ Hai Nhỏ mới cảm thấy đầy đủ sự bơ vơ cùng tột của gã. Gã có cảm giác hầu như chung quanh mình đều là biển cả mênh mông, không có một bóng thuyền, không có một mảnh gỗ nào để gã có thể bấu víu. Đương nhiên bỗng gã nghĩ tới làng quê Hiệp Hưng, tới xóm nhà máy và hình dung thấy tất cả mọi người. Cả những người trước đã gọi gã là thằng ăn cắp quần. Nhưng bây giờ người nào coi cũng dễ chịu chứ không có ai hung dữ và tệ bạc cả. Trong cái biển nước mênh mông mà gã đang bơi lội một cách tuyệt vọng kia, ctợt như có bóng thuyền ló dạng, ngày một tiến gần về phía gã...
Gã ngồi như vậy, trên hai tiếng đồng hồ, sương xuống ướt cả mái tóc. Bỗng có tiếng gì lộp cộp sau lưng dội tới. Hai Nhỏ giật mình ngẩng lên. Từ đằng xa một chiếc xe ngựa đang đi đến. Xe chạy qua chỗ gã ngồi mấy sải chợt dừng lại, trên xe một người nhảy xuống. Hai Nhỏ vùng kêu:
- Ông Bảy, ông Bảy ơi!
Chính là lão Bảy Hạc. Lão đi lại, ngơ ngác:
- ủa, Hai Nhỏ! Bây giờ còn ngồi làm gì ở đây?
Không thấy Hai Nhỏ đáp, lão Hạc tưởng mình hỏi động tới công chuyện kín của gã, lão vội vàng lùi lại. Nhưng mới lùi mấy bước, chợt lão nghe cánh cửa trại bót rít ken két. Hai Nhỏ bỏ mặc lão đứng đấy mà chạy nhào về phía cửa. Lão nhìn thấy bóng một đứa con gái lảo đảo bước ra. Nhờ ánh đèn rọi sáng, lão nhận đúng là con Mận. Nó đi coi bộ hết nổi, tóc tai rối tung và áo quần nhầu nát. Lão Hạc thoáng hiểu. Tim lão như dừng đập và mắt lão long lên. Lão đứng lặng giữa đường. Hai Nhỏ cõng xốc con bé lên vai đi ra, lão mới vội chạy lại. Hai Nhỏ kêu thét lên:
- Mận ơi, Mận!
Cô gái khốn khổ ngả đầu vài vai anh nó. Lâu sau nó rên rỉ:
- Anh ơi... Anh... Ha... ai... ơi!
Tiếng kêu đau thương ấy hình như phát ra giữa đôi môi đương bậm lại đến ứ máu. Hồi sau thì không nghe thấy nó kêu nữa. Hai Nhỏ trở mình ôm em vào lòng. Mắt gã ráo hoảnh. Cái đôi mắt chỉ đỏ chứ không có nước mắt. Gã nhấc đầu em gã lên tận mặt, để trong phút này có thể nhìn rõ gương mặt tròn trĩnh và đôi mắt ngây thơ của đứa em đang cố giương lên mà nhìn gã.
Hơn nữa tiếng sau thì con bé mệt quá ngất đi. Sau khi nó đã gắng sức giơ hai tay lên vòng lấy cổ của anh nó. Người lính bên kia đường bấy giờ cũng như điên lên. Anh ta xốc xốc lưỡi lê vào tờng khoét đổ một mảng tường to. Hai Nhỏ ôm chặt lấy em. Gã cứ ngồi như thế rất lâu. Rồi bỗng gã vùng ôm em đứng dậy. Lão Hạc níu lấy vai gã:
- Đi đâu, anh còn định đi đâu nữa?
Vừa nói lão xăng tay áo đón lấy con bé, đi thoăn thoắt đến bên xe. Sau khi đặt con bé nằm vào một nơi trong xe, lão gọi Hai Nhỏ nói như ra lệnh:
- Còn anh cũng lên đi... Nghe lời tôi về Hiệp Hưng. Không chỗ ở thì tôi chứa, có đói thì đi vác gạo mà ăn! Còn cái nhà này ở đây, bỏ, bỏ hết!
Hai Nhỏ lúc này không dám cãi một tiếng, ríu ríu bước lên xe. Gã vừa đặt đít xuống chợt va nhằm chân một người ngồi nghẻo đầu ngủ, không rõ là ai. Gã không buồn xem là ai nữa, lặng lẽ mà nhìn đứa em dáng tội nghiệp đang nằm sóng sượt dưới chân gã. Đằng trướcm, lão Hạc đã cho xe chạy. Chiếc xe quẹo qua cuối phố, trút bỏ vầng ánh sáng ghê rợn của khu bót lại sau lưng. Bánh gỗ bị sắt bắt đầu nghiến sỏi đường rào rạo. Lão Hạc ngồi im như bức tượng. ánh đèn lục lăng soi mờ bộ mặt đen rám và đôi mắt đỏ như tôm luộc của lão. Cái cối thuốc giữa cụm râu rậm che kín miệng lão vẫn đỏ hỏn như mọi đêm, nhả khói ra sau. Lúc xe qua cầu sắt, lão Hạc lại xuống. Hai Nhỏ còn thức nhưng gã không xuống như lần trước. Tiếng chân ngựa nện xuống ván rung sắt thành cầu. Người nằm ngủ phía sau trở mình cất tiếng rên khe khẽ. Chốc sau người đó ngóc đầu dậy. Mặt anh ta băng bó, máu dây ra từng vệt khô xám. Chợt Hai Nhỏ trố mắt, hoảng hồn thụp đầu xuống. Gã vừa nhận ra người đó là Chín Hơn và gã cúi trốn khổ sở như vậy chừng Chín Hơn ngã người xuống như cũ, gã mới dám khe khẽ ngóc đầu lên.
*
* *
Khoảng ba giờ khuya xe về tới Hiệp Hưng. Quán A Sủi vẫn còn đèn. Một số thợ hình như vẫn còn ngồi đợi. Khi lão Hạc kêu lên:
- Anh em ơi, Chín Hơn về rồi đây nè!
Mọi người chạy đổ ra. Chị vợ Chín Hơn bồng con nhỏ chạy nhào tới. Mọi người vui mừng xúm dìu Chín Hơn xuống. Chợt nhác thấy bóng ai lù lù trên xe, một người hỏi:
- Còn ai ở trỏng nữa đó, ông Bảy?
Lão Hạc lặng lẽ đáp:
- Anh em Hai Nhỏ!
- Hai Nhỏ à? Lôi nó xuống mà nện cho nó một trận đi!
Một anh vừa nói vừa hùng hổ nhảy lên xe. Nhưng lão Hạc đã nắm vai anh ta đẩy xuống. Mắt lão hấp háy nhìn mọi người, rồi cất giọng khàn khàn nói:
- Bà con à, phải, Hai Nhỏ ở trong xe đó. Chính tôi chở nó về, cả em nó nữa. Nhưng em nó thì... hồi tối người ta hiếp nó. Tôi nghĩ rằng để nó ngoài chợ e nó không sống đặng nên tôi chở về chữa chạy...
Lão Hạc nghẹn ngào. Lão cố dằn, nuốt cổ ừng ực trỏ vào xe:
- Còn anh nó, thằng Hai Nhỏ, bà con đã biết. Nó đã làm phản... Tại nó mà chú Thím Hơn bị bắt, bị đánh đau. Nhưng tôi vẫn cứ chở nó về, bà con có trách, tôi xin chịu...
Lão Hạc đứng lặng hồi lâu hai chân lão đi lập cập.
Rồi lão bưng mặt ngửa lên trời:
- Anh Tám Lân, anh chết đi gởi gắm hai đứa con cho tôi mà tôi không làm tròn bổn phận. Anh Tám Lân ơi, tôi có lỗi với anh...
Mọi người đứng sững sờ bên đường. Mấy anh thợ không nói, lặng lẽ đi đến nơi xe đổ. Một người cầm đèn cho hai người đỡ con bé dậy khiêng đi. ánh đèn ngôi quán dọi mờ đôi mắt lờ đờ hé mở của con Mận. Hai cánh tay của nó xuôi rũ riệt. Mấy người đàn bà, cả vợ Chín Hơn, trông thấy thế thì òa lên khóc nức nở. Hai Nhỏ vẫn ngồi nép mình trong xe. Bỗng Chín Hơn từ trong quán gượng đi ra. Anh bước lên quờ quạng nắm lấy tay Hai Nhỏ kéo xuống. Biết chiều nay gã chưa ăn uống. Chín Hơn bảo người chủ A Sủi còn có thức thì dọn ra cho gã ăn.
Quả là trọn ngày nay Hai Nhỏ chưa ăn cơm thật. Gã đói lắm. Song bây giờ thì gã đâu còn bụng dạ nào mà ăn được. Gã ngồi cúi gằm đầu trước bàn, không nói một lời. Lúc cái tiếng rên khe khẽ của con Mận từ nhà lão Hạc vọng lại, ruột của gã như bị tiếng ấy róc xé chảy máu. Cuối cùng gã gục xuống bàn mà khóc một cách thảm thiết. Gã khóc cho đến lúc gà trong xóm cất tiếng gáy, đến tận lúc bên ngoài bóng đêm đã nhợt dần và bầu trời thì đã bắt đầu rựng sáng.



Lúc bóng tối đổ xuống trên cầu tàu, thì những chiếc đèn treo xanh đỏ trên các trụ sắt cũng bật cháy. Kính màu rọi ra một thứ ánh sáng dịu dàng và hơi tối. Chỉ vừa đủ trông thấy được, ngoài kia, phường tài tử thị trấn đã khởi đầu đêm vui của họ bằng một bài bình bán vắn. Kẻ ngồi, người đứng. Trời nóng, có anh chỉ vận độc một chiếc "xà rông" tơ, tay ôm đàn ghi ta vừa đàn vừa rảo gót lui lui tới tới. Trong một góc cầu tối nhất mà ánh đèn không rọi đến, có hai người ngồi nép mình to nhỏ. Một người đẫy đà ngồi đối diện với một gã nhỏ bé. Hai người không để ý gì đến cuộc đàn hát. Thỉnh thoảng gã bé nhỏ lại khẽ "dạ" một tiếng.

Người cao lớn móc trong túi ra một gói thuốc, búng banh bách. Y ngoạm lấy một điếu rồi chìa bao thuốc cho gã nọ. Gã này cóm róm tiếp lấy điếu thuốc bằng cả hai tay. Que diêm xòe cháy. Người có vóc dáng đẫy đà ấy mặc bộ đồ nhà binh, đội chiếc mũ lưỡi trai đính sọc hiệu đại úy tiểu khu trưởng. Còn gã buộc một chiếc khăn mùi xoa túm góc. Được mồi điếu thuốc đã đốt nơi tay tên kia, xem chừng gã lấy làm hân hạnh lắm.

Tên nọ đăm đăm nhìn gã:

- Hai Nhỏ, tôi thì tôi tin anh. Nhưng anh có dám đoan với tôi là sự báo cáo của anh nãy giờ đã thiệt chắc chưa?

- Chắc chắn, thưa ông Ba, em ở Hiệp Hưng từ nhỏ tới giờ, thằng Chính Hơn em đâu có lạ gì nó!

Gã người bé nhỏ lanh lẩu đáp. Và vừa luộc lại một chéo khăn trên đầu bị tuột, gã tiếp lời:

- Đúng là Chín Hơn cầm đầu vụ đòi tăng lương. Xin miễn ông Ba cho lính "xên" nó, tức nhiên tụi cu ly nhà máy hết dám rục rịch!

- Tôi không thường về nhà máy nên không rõ. Vậy chớ hồi Việt Minh còn ở đây, nó làm gì cho Việt Minh?

- Chín Hơn hả? Nó làm xã đội du kích. Việt Minh rút ra ngoài Bắc, nó trở vô làm trong nhà máy xay. Nó coi chạy bàn gằn. Đó là nghề của nó thuở giờ, nên người ta gọi nó là Chín Bàn Gằn. Cu ly thảy đều khoái nó, Chín Bàn Gằn nói gì cu ly cũng nghe.

Tên quan ba vỗ vai Hai Nhỏ:

- Thôi được rồi. Nhưng mà, nè...

- Dạ chi?

- Có chắc là chiều mai Chín Hơn nó về Hiệp Hưng không?

- Chắc, sáng mai nó lên thăm bà già vợ, chiều mai thì đi chuyến xe ngựa năm giờ về.

Quan Ba ẩn nắm tay Hai Nhỏ:

- Tốt, việc này mà thành thì công anh lớn lắm.

Rồi y móc ví, lấy bạc lật đếm. Những tờ giấy bạc kêu sột soạt trong bóng tối khiến Hai Nhỏ bồn chồn, khấp khởi. Đếm xong, Ba ẩn chìa ra:

- Công anh báo cáo, tôi thưởng ba trăm...

Hai Nhỏ rón tay ra định cầm. Nhưng Ba ẩn chưa vội trao cho gã. Y dặn:

- Đêm mai anh sẽ cùng đi với lính của tôi, chỉ cho trúng xe ngựa Chín Hơn thì sẽ có thưởng thêm nữa, nghe không?

Hai Nhỏ nghe nói, gã hơi lo:

- Lính đi cũng đủ sức rồi. Còn tôi, cần gì đi ông Ba?

- Cần lắm chớ... Xe ngựa về Hiệp Hưng nườm nượp, tụi lính nó đâu biết chiếc nào Chín Hơn đi.

Hai Nhỏ gật đầu:

- Cũng được, tôi đi cũng được...

- Thì có gì đâu mà không được!

Hai Nhỏ dạ một tiếng. Tiếng dạ của gã lần này nghe hơi yếu, không thật hợp với nỗi lo lắng đang lan man trong đầu gã. Là vì từ thuở bé, tay gã chưa hề nhúng máu hay phạm một tội ác gì. Năm nay gã hăm sáu. Trọn thời thơ ấu và tuổi niên thiếu ở Hiệp Hưng, gã chưa bị hư hỏng. Khoảng ba năm nay, gã đi chuyên tải rượu từ thị trấn về cho người chủ tiệm bài nhì ở chợ. Thời gian đó gã mới bắt đầu bị nhiễm độc. Nghề nghiệp bắt gã phải đi đi về về trên con đường từ làng ra thị trấn. Cái con đường chỉ trong hai năm mà đã nổi lên hàng chục quán rượu và vô số là gái điếm. Quãng đường ngắn ngủi ấy quyến gã vào vòng trụy lạc và túng ngặt, dần dần gã đã trở thành một tay sai cho Ba ẩn, quan ba kiêm chủ nhà máy xay gạo Hiệp Hưng, hiện đang ngồi trước mắt gã đây.

Bấy giờ, sau khi đã đưa tiền cho Hai Nhỏ, Ba ẩn đứng dậy. Y vừa cúi xốc lại quân phục vừa nói:

- Có tiền rồi, vô quán nhậu một chầu cho sướng, rồi sắm cho em gái anh một cái áo để nó se sua với người ta. Từ rày muốn gặp tôi thì cứ gặp ở đây chớ đừng vô bót hay xấn xả gặp tôi giữa phố, nghe chưa?

- Dạ!

Ba ẩn kéo sụp mũ rảo bước lên bờ. Hai Nhỏ vẫn đứng đó. Gã run rẩy lật đếm lại xếp bạc. Ngoài đầu cầu, phường tài tử thị trấn vẫn đờn địch ca xang. Rõ là từ nãy giờ họ không để ý gì đến công chuyện của gã. Gã bình tĩnh đút bạc vào túi áo khách, lủi đi như gió lên bờ.

Hai Nhỏ lần theo con đường phố vàng nhợt ánh đèn. Gã bớt lo rồi. Chuyện ngày mai thì mai sẽ liệu. Giờ trước khi về thì gã tạt vào quán. Gọi rượu và gọi một con gà luộc. Gã chỉ ăn một góc, còn gần nguyên con thì gã lột khăn trên đầu xuống túm lấy đem về cho em.

Dẫu rằng gã đã làm việc phản bội, như đêm nay gã đã phản bội làng quê của gã, nhưng đối với em gái thì lúc nào gã cũng nghĩ đến. Hồi sau Tết, chính gã đã đón em lên đây ở. Có tiền được ăn uống no nê, gã cũng không quên mua lấy một món ngon về cho em. Gã thương em gái của gã lắm. Là vì bây giờ gã chỉ còn mỗi mình nó là ruột thịt. Còn người ở Hiệp Hưng, ở xóm nhà máy xay thì gã kể như là không có, kể như là họ khinh khi gã lắm. Dạo trước, hồi túng ngặt, gã có lỡ lấy trộm của người vợ chủ quán A Sủi một cái quần. Từ đó, hễ nói tới gã họ cứ gọi gã là thằng ăn cắp quần đàn bà. Tức quá, gã dọn lên đây, thế là chỉ đi chở rượu tiện dịp ghé qua thôi chớ không thèm về cố cư ở Hiệp Hưng nữa.

*
* *

Những hũ rượu đã chuyển lên xe. Chiếc xe ngựa chất đầy rượu hơi trì về phía sau nên hai con ngựa thỉnh thoảng lại lui mấy bước, độp vó xuống mặt đường. Lão Bảy Hạc đã lau tắm và cho ngựa ăn xong mà vẫn chưa thấy Hai Nhỏ đến. Lão nghĩ bụng: "Có lẽ xe ngựa Tư Tôn, Chính Hơn đã đi về được nửa đường rồi. Bữa nay Hai Nhỏ đi với cái ngữ nào hay nằm say trong xó nào cũng nên!". Trời tối từ lâu. Mưa bụi và bóng tối phủ trùm trong khắp thị trấn. Đèn ở cầu tàu đã bật sáng trên một tiếng đồng hồ, lão Hạc mới chợt nhìn thấy dạng Hai Nhỏ cỡi xe đạp hộc tốc chạy về. Lão vớ cái nón nỉ trên gọng xe, chụp lên đầu. Hai Nhỏ chạy ngang kêu:

- Đợi tôi trả xe cho người ta một chút nghe, ông Bảy?

Một hồi sau Hai Nhỏ trả xe xong trở về vừa nhảy lên xe vừa nói:

- Đi đi, ông Bảy!

Đáng lẽ thì lão phải chửi cho gã một câu về cái tội gã bắt lão ngồi đợi từ nãy giờ. Nhưng lãi chỉ ngoái đầu ra sau mà nhìn gã một lượt. Hai Nhỏ cất tiếng cười nức nức:

- Chắc giận tôi lắm hả ông già? Cảm phiền nghe, bởi mắc công chuyện mà...

- Thôi, khuya rồi! Anh lấy cái đèn trong góc đốt giùm tôi đi!

Hai Nhỏ mò soạn tìm cái đèn lục lăng tháp kính đỏ bật diêm thắp và trao ra. Lão Hạc mắc lên đằng trước chỗ lão ngồi. Lão vung roi, giật nhẹ cương. Hai con ngựa rún rún chân, cất vó lôi xe chạy tới. Chiếc xe chở đầy những hũ rượu, nhưng hũ nào cũng đã chèn kỹ, chạy không hề bị xốc chạm. Lão Hạc ngồi hai gối chân chụm vào nhau, miệng ngậm ống vố, lão đưa mắt nhìn cảnh vườn tược hai bên chìm trong mưa bụi. Thỉnh thoảng mưa hắc vào mặt lão, lão cũng không vuốt. Khi thuốc trong ống vố sắp tàn, lão mới lấy thuốc thồn thêm vào. Dưới ánh đèn lù mù, giữa bộ râu rậm che k1n cả miệng, cối thuốc đỏ hồng của lão tuôn khói trắng bay ra sau. Thoạt tiên Hai Nhỏ còn kêu lên vì khói thuốc làm gã ngợp thở. Nhưng chỉ chốc sau thì không thấy gã kêu nữa. Gã đã ngủ rụi. Tiếng ngáy pho pho của gã đã bắt đầu trỗi dậy hòa với tiếng cọ khe khẽ của các hũ rượu. Lão Hạc ngó Hai Nhỏ đăm đăm. Lão nhìn gã bằng đôi mắt sầu não. Vừa nhìn lão vừa vò râu và gậm gậm ống vố. Lòng lão đang rất đỗi xốn xang. Là vì lâu nay trên con đường dài tải rượu về làng, gã con trai này đã bắt đầu trở thành một kẻ du dãng. Không phải lão có lòng sính làm phúc thương hại anh ta, nhưng bởi anh ta chính người cùng làng, là con của Tám Lân, người bạn già lao khổ của lão đã bị kẹt bè chết trên sông Bassac trong một chuyến đi mướn theo bè từ Kông-pông Chàm về. Lão Hạc sầu não xót xa ấy là vì vậy. Dạo này lại thấy Hai Nhỏ thường gặp gỡ tên quan Ba ẩn, nằm đêm lão càng hổ thẹn với người bạn già nối khố. Cái con bé Mận, em gái Hai Nhỏ, lão Hạc thương như con. Con bé cũng quý lão lắm. Những khi xe lão lên thị trấn nghỉ lại, nó thường nấu cơm cho lão ăn. Từ ngày con bé lên ở chợ, thấy nó cứ lớn phỗng lên mà lão đâm lo. ở chợ rẫy đầy những dân đứng bến, quan lính quốc gia, cả sĩ quan người Mỹ cũng thường về. Hai Nhỏ thì lại nhập với bọn đó, bỏ con bé cù bơ cù bất...

Lão Hạc nghĩ tới lui về hai anh em Hai Nhỏ, mãi khi thuốc trong ống vố đã tắt ngấm, phì phèo không ra khói nữa lão mới hay. Nhét thuốc vào cối xong thì vừa lúc xe cũng gần đến cầu sắt. Lão Hạc cho ngựa chạy chậm lại. Đến chân cầu, lão nhảy xuống vuốt ve hai con ngựa yêu của lão, rồi tóm ngắn dây cương dắt qua. Đáng lẽ thì con ngựa chạy luôn, nhưng bởi ván cầu nhiều thớt bị lính bót rút về làm củi, ngựa đi có thể sụp chân, nên lão phải dắt.

Tiếng chân ngựa nện xuống ván rung sắt thành cầu khiến Hai Nhỏ giật mình tỉnh giấc. Gã lồm cồm ngồi dậy dụi mắt:

- Tới cầu rồi hả ông Bảy?

- ừ...

Hai Nhỏ nhóng người tới trước. Nhìn những khe ván cầu trụt tối sâu thăm thẳm, gã đâm hoảng:

- Chậm chậm, cho tôi xuống, ớn quá!

Rồi gã nhảy xuống đi bộ. Sang tới đầu cầu bên kia, Hai Nhỏ leo lên. Chợt lão Hạc đứng lại lắng tai nghe, rồi khều gã:

- Hai Nhỏ, hình như ngựa của ai đi lạc hí rân ở trong đồng kìa!

Hai Nhỏ niểng đầu, mắt chớt lạch:

- ờ, chắc ngựa của người ta lạc...

Xa xa quả có tiếng ngựa hí lên rền rĩ. Lão Hạc lấy ống vố trên miệng xuống:

- Nè, nó kêu hệt như con ngựa Kim của thằng Tư Tôn mầy Hai?

Hai Nhỏ nghe câu ấy, liếc lão Hạc một cái rồi đáp:

- Chắc không phải đâu, ngựa thì con nào kêu như con nấy.

Lão Hạc gật gù:

- ờ, không lẽ thằng Tư Tôn với Chín Hơn bây giờ còn tạc vô xóm ngủ...

Nói xong lão lên xe. Chiếc xe chồm lên một chút, lại chạy lủi vào bóng tối.

Từ đó dẫn về tới Hiệp Hưng, Hai Nhỏ thức luôn không ngủ nữa. Gã nói luôn miệng, tuồng như có sự gì vui lắm. Gã móc túi lấy ra một gói thuốc thơm hiệu "ách chuồn" kề miệng cắn ngoạm một điếu và đưa mời lão Hạc. Lão Hạc lắc đầu:

- Tôi hút không quen!

- Cứ hút, hút chơi mà, giàu có gì thứ này. Ông già sao khách sáo quá!

- Không phải khách sáo, tại tôi không quen.

Hai Nhỏ cất gói thuốc vô túi. Gã vẫn vui vẻ:

- Nè, chốc nữa về quán A Sủi, tôi đãi một chầu vịt tiềm, ông già có khứng không?

Thấy lão Hạc lặng thinh, gã lại tiếp lời, vẻ cảm động:

- Lâu nay tôi tính khi làm ăn có tiền thế nào cũng đãi ông một tiệc. Thiệt tình chớ không phải nói giỡn đâu. ở đời, tôi nhỏ chớ biết phải quấy lắm. Tánh tôi vậy, chắc ông già cũng hiểu!

Lão Hạc vẫn chụm hai đầu gối chân vào nhau, ngồi im. Nghe gã nói, bụng lão vừa có sự cảm động vừa bực tức. Cảm động là sao? Là vì gã vẫn có một chút tình gì đối với lão đó. Còn bực tức, bởi vì gã là một thằng con nít mà nói nghe xấc quá, đòi khoản đãi lão thứ này vật nọ. Lão Hạc không dè Hai Nhỏ lại học thói ấy mau đến thế, và tiền đâu gã có mà định khoản đãi lão? Nhưng lão vẫn lặng im. Tật lão là trước một người nào càng khoe khang cấc lấc thì lão càng cứ im. Loại người đó tưởng lão phục họ, kỳ thực lão buồn cười và khinh thị họ nhiều lắm. Nhưng đối với Hai Nhỏ, sự khinh thị của lão thì ít mà nỗi thương hại thì nhiều. Lão Hạc nhìn thẳng tới trước, cất giọng hỏi:

- Hai Nhỏ, lóng rày anh làm ăn khá lắm phải không? Bộ chủ tiệm bài nhì trả tiền lên cho anh à?

Hai Nhỏ hơi luống cuống. Hồi sau, gã nói:

- Đâu có... Trả như cũ thôi. Nhưng nhờ tôi chắc mót hùn vốn với thằng cha Tư, mua kỳ đà, xương cọp bán cho tiệm thuốc Thành Nguyên. Nhờ cái khoản đó chớ!

Lão Hạc hơi ngạc nhiên, và nghi Hai Nhỏ nói láo. Vì tiệm thuốc bắc Thành Nguyên ở thị trấn lão tới cất hàng hoài, chớ có thấy cái xương cọp nào.

Khoảng mười hai giờ khuya, xe về tới Hiệp Hưng, dừng lại tại bến xe ngựa đối diện quán A Sủi. Thấy không có xe của Tư Tôn, lão Hạc hỏi Tư Tôn với Chín Hơn về chưa thì người chủ quán A Sủi bảo không thấy.

*
* *

Rạng ngày hôm sau như mọi bữa, lão Hạc ra ngồi quán A Sủi đợi khách. Mới ngồi vào ăn cháo lòng với tốp cu ly máy xay thì bọn đàn bà đi chợ về kêu cứu om sòm. Họ học rằng gặp Tư Tôn dắt xe đi thất thểu ở dọc đường. Xe anh ta bị đón đường hồi đêm hồm qua, Chín bàn Gằn bị một tốp người lạ mặt bắt đi. Còn Tư Tôn bị chúng nó trói nhét giẻ vô miệng khênh bỏ giữa đồng trống.

Lão Hạc nghe nói liền đóng yên ngựa rồi cùng ba người cu ly lên xe tức tốc chạy đi. Tới lúc nắng lên thì gặp Tư Tôn tại cây số 5. Anh ta mệt đừ, dắt xe đi hết muốn nổi. Mà xe thời chỉ có một ngựa. Con ngựa Kim đi lẽo đẽo đằng sau, nó bị vết dao chém nơi cổ, buộc một chiếc khăn rằn xanh. Lão Hạc xốc Tư Tôn lên xe, anh em cu ly tiếp dắt xe và ngựa đi bộ về.

Trọn ngày hôm ấy, xóm nhà máy xay Hiệp Hưng bàn tán xôn xao. Mọi người đều nghi Chín Bàn Gằn bị quốc gia bắt. Riêng lão Hạc và một số anh em cu ly thì biết rõ như vậy và còn biết cả người chỉ bắt nữa. Tư Tôn kể lại là khi anh bị trói bỏ xuống ruộng, bọn kia kéo lên xe vừa đi vừa nói chuyện, anh ta thoáng nghe thấy tiếng léo xéo của Hai Nhỏ.

Quả thật, đến chiều có người ở gần bót về nói là hồi chạng vạng hôm trước chị ta trông thấy lính khiêng Chín Bàn Gằn vô bót. Không nghi ngờ gì nữa, tất cả thợ và cu ly vác gạo định nhất tề làm reo. Người tầng khạo coi nhà máy cho Ba ẩn năn nỉ để cho y báo cáo lên ông Ba. Anh em thợ thấygạo bà con miệt ruộng đem đến xay còn ứ nhiều quá. Vả lại nhằm mùa gặt, đình lại thì bà con thiếu gạo ăn. Do đó anh em chưa đình công vội, mà đưa hai điều kiện. Một là giải quyết yêu cầu tăng lương lần trước, hai là đòi cương quyết phải thả anh Chín Bàn Gằn.

Người tầng khạo ra đi. Ngày hôm sau y trở về. Quan Ba ẩn vẫn lùng nhùng không dứt khoát. Hắn nói về lương thì hắn sẽ xét, còn Chín Bàn Gằn quả thật là hắn không biết.

Ba ẩn vẫn giữ thói man trá cũ. Số lúa của bà con nông dân vừa xay xong, tức thì tất cả thợ đình chỉ công việc. ống khói nhà máy Hiệp Hưng đương cuộn khói đen kịn, bỗng nhiên súp lê ba hồi dài. Làn khói yếu ớt dần rồi tắt hẳn.

Quan Ba ẩn tiếp được tin ấy, đứng ngồi không yên. Bởi y tính chắc sẽ dùng món lợi nhà may xay trong tháng tới mà mua thêm cho đủ số mười chiếc đò máy. Mười chiếc đò mang tên Lê ẩn của y sẽ rầm rộ chạy trên sông Bassac, không một ai kình chống nổi. Bây giờ dự định của y gặp khó khăn, nhân cơ hội này mấy tên tiểu khu trưởng lân cận rất có thể cướp mất súng sông của y.

Cho nên sáng sau, y đi xe hơi về Hiệp Hưng. Xe dừng trước sân nhà máy, y hỏi người tầng khạo kêu mấy đại biểu thợ tới cho y nói chuyện. Đại diện thợ đốt máy, đốt lò, cu ly vác gạo tới gần mười người. Quan Ba ẩn trên xe nhảy xuống. Y nện gót giày bước tới lui nhìn mọi người rồi cất giọng hùng hồn:

- Mấy người thay mặt cho anh em thợ phải không? Tốt lắm, làm sự gì có hàng ngũ như vậy là tốt. Ngô tổng thống ngài thường kêu gọi anh em cần lao có điều gì cứ bày tỏ trật tự chớ không nên làm rối, làm rối là vô tình mắc mưu Cộng sản, rất hại. Còn mấy người đây là đại diện, là người cần lao chánh hẩu, là phần tử rất được trên chú trọng. Bây giờ tuy chưa vô Đảng chớ cũng như hồi vô rồi. Tôi nói Đảng đây là đảng Cần lao nhân vị, một đảng đi đầu trong phong trào quốc gia...

Quan Ba ẩn còn đang tiếp lời thì đã có người la lên:

- Thôi, chúng tôi hiểu rồi. Bữa nay xin cho anh em biết về vấn đề lên lương và anh thợ Chín Bàn Gằn có được thả không? Anh em thợ cần hiểu điều đó!

Quan Ba ẩn hơi dội, nhưng vẫn cố vui vẻ:

- Khoan, mấy người đừng nóng, để tôi nói cho nghe. Tất nhiên là về lương công nhật của anh em, tôi biết, anh em sống còn vất vả lắm. Nhưng anh em nên biết là nhà máy chúng tôi thu lợi không đặng khá, trả lên ngay ắt nhà máy khó chạy nổi. Đó là lẽ thứ nhất. Còn anh em nói Chín Bàn Gằn gì đó, bảo là chúng tôi bắt... Không, thiệt là không có. Tôi có biết Chín Bàn Gằn là anh nào đâu... Mấy người coi chừng tụi Cao Xuyên nó bắt đa, chớ quân đội quốc gia chúng tôi đâu có phép làm chuyện ám muội như vậy.

Một anh thợ đại diện lên tiếng:

Vậy là ông không chấp nhận lời yêu cầu của anh em?

- Không phải, không phải tôi không chấp nhận. Nhưng là vì, bởi vì... như tôi vừa nói.

Quan Ba ẩn nói chưa hết lời, chợt cu ly ùn ùn kéo tới chung quanh. Một người thợ đại diện đứng lên chồng bao gạo nói:

- Ông chủ nhà máy đã trả lời là lương không thể lên được và không biết Chín Bàn Gằn là ai hết, anh em tính sao?

Tiếng thét vang rền đáp lại đòi nghỉ và đòi thả Chín Bàn Gằn ra. Vừa thét đám thợ vừa giậm cẳng khiến bụi cám bốc mù.

Quan Ba ẩn thất sắc, mặt đỏ bừng, y thét lớn:

- Làm loạn hả? Tụi bay tính làm loạn hả? Nghỉ làm, được, tụi bây cứ nghỉ đi, coi ai chết đói cho biết. Còn Chín Bàn Gằn, tao bắt, tao không thả gì hết thảy!

Thợ đứng chung quanh rất đông và ngày càng tới đông hơn. Quan Ba ẩn đâm hoảng. Người tầng khạo nãy giờ pha ly nước chanh, bưng ra xán đến gần đưa cho y. Đương bị mất mặt, y vung tay gạt ly nước chanh rơi xuống nền xi măng bể ngướu.

*
* *

Đêm nay Hai Nhỏ đã uống rượu đến tờ giấy bạc cuối cùng. Sau một trận say èm trong quán, lúc gã chợt tỉnh thì thấy đêm đã khuya lắm. Trong thị trấn im vắng, gã vươn vai đứng dậy lần về gian nhà lá cuối phố của gã. Hôm về Hiệp Hưng, ngày sau đi đâu gã thấy hình như ai cũng nhìn gã bằng con mắt soi mói. Gã nghĩ bụng: chắc họ đã biết rõ việc làm phản bội của gã. Đôi lúc gã vững tâm tự nhủ: "- Làm chó gì mà biết được!" Thế nhưng gã vẫn lo. Nhất là mấy thằng thanh niên vác gạo đồng chạnh với gã. Gặp gã, chúng cứ ngó lườm lườm. Cho nên sau khi cất rượu lên tiệm bài nhì, gã vội vàng đón xe về ngay, không dám nấn ná ở đêm. Gã sợ bị "tiêu" lắm. Chết đi đã thiệt thân, lại bỏ em gái nhỏ không ai nuôi. Gã sợ nhất điều đó. Sáng nay hay tin quan Ba ẩn bị thợ nhà máy làm dữ đã phải hứa thả Chín Bàn Gằn, gã lo ghê quá.

Rượu trong người vẫn chưa thoát ra hết, nên gã đi dật dờ rất lâu mới về tới nhà. Gian nhà lá tối om om. Gã đinh ninh là con Mận em gã đã ngủ rồi. Cất tiếng gọi không thấy trả lời, gã lẩm bẩm: "- Con nhỏ ngủ mê quá, tụi con gái mười sáu chắc đều ngủ mê như vậy". Rội gã giơ tay đập cửa. Nhưng cửa mở trống tự lúc nào, thành thử gã đập vào khoảng không khí, người bị chúi nhủi vô trong. Gã kêu lên và quờ quạng khắp nơi mà không thấy em gã nằm đâu cả. Phỏng chừng chắc con nhỏ còn thức chơi với lũ con gái nhà lò bún. Sẵn mệt và buồn ngủ, gã quờ chân đóng cửa rồi nằm sấp xuống chõng định đánh một giấc. Chợt thình lình có người đập cửa, và tiếng bà chủ lò bún hỏi vọng vào:

- Chú Hai Nhỏ về rồi đó hả? Dậy, dậy mau. Quỷ thần ơi, chú đi đâu mà đi biệt vậy. Tụi nó chở con Mận đi rồi!

Hai Nhỏ nghe nói vùng dậy:

- Ai chở, ai chở em tôi thím Tư? Hả?

- Tụi bót Ba ẩn chớ ai!

- Thiệt hả?

Thím Tư lò bún giậm cẳng:

- Tụi nó đi xe máy dầu xông vô. Con Mận la làng. Tụi nó dụ dỗ, con Mận càng la dữ. Sau chúng nó bắt con Mận bỏ vô cái thùng bên hông xe. Một thằng nói:

- Thứ còn mới nguyên như mày ở chơi một đêm làm giàu một tháng, anh mày cũng chịu rồi, còn mày cứ làm bộ cớn rớn hoài.

Hai Nhỏ kêu trời. Gã lột áo vứt vào nhà rồi chạy vụt về hướng bót. Gã chạy tuột cả chiếc khăn túm đầu, tóc bay xấp xải. Bên tai gã văng vẳng tiếng em gái gã đang kêu la thảm thiết. Sự thực thì gã đã từng hại đời nhiều đứa con gái ở chợ này. Cưỡng bức, gã cũng đã từng cưỡng bức. Song bây giờ đến lượt lũ chúng nó động tới em gái gã, đứa em gái nhỏ nhoi độc nhất mà gã hết sức yêu mến thì gã lại không chịu nổi.

Người lính gác trại thấy bóng gã xuất hiện bất ngờ, hoảng hốt lên cò súng:

- Ai, đứng lại!

Tiếng nạt lớn làm Hai Nhỏ đứng sững. Dẫu sao gã cũng chưa điên. Gã nói to:

- Tôi, tôi là Hai Nhỏ. Em gái tôi... Em gái tôi... Cho tôi vào, cho tôi gặp ông Ba!

Người lính hạ mũi súng:

- Hai Nhỏ đó hả? Anh còn muốn gặp ông Ba à?

Người lính vừa nói vừa ngước mặt lên

Hai Nhỏ ngước nhìn theo. Trên từng gác cao le lói ánh sáng, vọng ra tiếng cười hô hố. Có tiếng nhạc dồn dập và tiếng rượu khui nổ bôm bốp. Người lính lại nói:

- Cho anh vào thì tôi chết. Anh qua đầu đường ngồi đợi mà đón em anh về.

Hai Nhỏ như quẫn trí. Giọng nói của anh lính làm gã bàng hoàng. Lúc ấy người gã hơi tỉnh rượu, thì đồng thời gã cũng vừa nhận ra sự bất lực ở gã. Gã đứng sững một hồi rồi sang bên lề đường ngồi ôm đầu. Đường vắng vẻ không có ai. Không có ai ngoài gã với cái bóng đen thui thủi của gã in trên sỏi đá. Bấy giờ Hai Nhỏ mới cảm thấy đầy đủ sự bơ vơ cùng tột của gã. Gã có cảm giác hầu như chung quanh mình đều là biển cả mênh mông, không có một bóng thuyền, không có một mảnh gỗ nào để gã có thể bấu víu. Đương nhiên bỗng gã nghĩ tới làng quê Hiệp Hưng, tới xóm nhà máy và hình dung thấy tất cả mọi người. Cả những người trước đã gọi gã là thằng ăn cắp quần. Nhưng bây giờ người nào coi cũng dễ chịu chứ không có ai hung dữ và tệ bạc cả. Trong cái biển nước mênh mông mà gã đang bơi lội một cách tuyệt vọng kia, ctợt như có bóng thuyền ló dạng, ngày một tiến gần về phía gã...

Gã ngồi như vậy, trên hai tiếng đồng hồ, sương xuống ướt cả mái tóc. Bỗng có tiếng gì lộp cộp sau lưng dội tới. Hai Nhỏ giật mình ngẩng lên. Từ đằng xa một chiếc xe ngựa đang đi đến. Xe chạy qua chỗ gã ngồi mấy sải chợt dừng lại, trên xe một người nhảy xuống. Hai Nhỏ vùng kêu:

- Ông Bảy, ông Bảy ơi!

Chính là lão Bảy Hạc. Lão đi lại, ngơ ngác:

- ủa, Hai Nhỏ! Bây giờ còn ngồi làm gì ở đây?

Không thấy Hai Nhỏ đáp, lão Hạc tưởng mình hỏi động tới công chuyện kín của gã, lão vội vàng lùi lại. Nhưng mới lùi mấy bước, chợt lão nghe cánh cửa trại bót rít ken két. Hai Nhỏ bỏ mặc lão đứng đấy mà chạy nhào về phía cửa. Lão nhìn thấy bóng một đứa con gái lảo đảo bước ra. Nhờ ánh đèn rọi sáng, lão nhận đúng là con Mận. Nó đi coi bộ hết nổi, tóc tai rối tung và áo quần nhầu nát. Lão Hạc thoáng hiểu. Tim lão như dừng đập và mắt lão long lên. Lão đứng lặng giữa đường. Hai Nhỏ cõng xốc con bé lên vai đi ra, lão mới vội chạy lại. Hai Nhỏ kêu thét lên:

- Mận ơi, Mận!

Cô gái khốn khổ ngả đầu vài vai anh nó. Lâu sau nó rên rỉ:

- Anh ơi... Anh... Ha... ai... ơi!

Tiếng kêu đau thương ấy hình như phát ra giữa đôi môi đương bậm lại đến ứ máu. Hồi sau thì không nghe thấy nó kêu nữa. Hai Nhỏ trở mình ôm em vào lòng. Mắt gã ráo hoảnh. Cái đôi mắt chỉ đỏ chứ không có nước mắt. Gã nhấc đầu em gã lên tận mặt, để trong phút này có thể nhìn rõ gương mặt tròn trĩnh và đôi mắt ngây thơ của đứa em đang cố giương lên mà nhìn gã.

Hơn nữa tiếng sau thì con bé mệt quá ngất đi. Sau khi nó đã gắng sức giơ hai tay lên vòng lấy cổ của anh nó. Người lính bên kia đường bấy giờ cũng như điên lên. Anh ta xốc xốc lưỡi lê vào tờng khoét đổ một mảng tường to. Hai Nhỏ ôm chặt lấy em. Gã cứ ngồi như thế rất lâu. Rồi bỗng gã vùng ôm em đứng dậy. Lão Hạc níu lấy vai gã:

- Đi đâu, anh còn định đi đâu nữa?

Vừa nói lão xăng tay áo đón lấy con bé, đi thoăn thoắt đến bên xe. Sau khi đặt con bé nằm vào một nơi trong xe, lão gọi Hai Nhỏ nói như ra lệnh:

- Còn anh cũng lên đi... Nghe lời tôi về Hiệp Hưng. Không chỗ ở thì tôi chứa, có đói thì đi vác gạo mà ăn! Còn cái nhà này ở đây, bỏ, bỏ hết!

Hai Nhỏ lúc này không dám cãi một tiếng, ríu ríu bước lên xe. Gã vừa đặt đít xuống chợt va nhằm chân một người ngồi nghẻo đầu ngủ, không rõ là ai. Gã không buồn xem là ai nữa, lặng lẽ mà nhìn đứa em dáng tội nghiệp đang nằm sóng sượt dưới chân gã. Đằng trướcm, lão Hạc đã cho xe chạy. Chiếc xe quẹo qua cuối phố, trút bỏ vầng ánh sáng ghê rợn của khu bót lại sau lưng. Bánh gỗ bị sắt bắt đầu nghiến sỏi đường rào rạo. Lão Hạc ngồi im như bức tượng. ánh đèn lục lăng soi mờ bộ mặt đen rám và đôi mắt đỏ như tôm luộc của lão. Cái cối thuốc giữa cụm râu rậm che kín miệng lão vẫn đỏ hỏn như mọi đêm, nhả khói ra sau. Lúc xe qua cầu sắt, lão Hạc lại xuống. Hai Nhỏ còn thức nhưng gã không xuống như lần trước. Tiếng chân ngựa nện xuống ván rung sắt thành cầu. Người nằm ngủ phía sau trở mình cất tiếng rên khe khẽ. Chốc sau người đó ngóc đầu dậy. Mặt anh ta băng bó, máu dây ra từng vệt khô xám. Chợt Hai Nhỏ trố mắt, hoảng hồn thụp đầu xuống. Gã vừa nhận ra người đó là Chín Hơn và gã cúi trốn khổ sở như vậy chừng Chín Hơn ngã người xuống như cũ, gã mới dám khe khẽ ngóc đầu lên.

*
* *

Khoảng ba giờ khuya xe về tới Hiệp Hưng. Quán A Sủi vẫn còn đèn. Một số thợ hình như vẫn còn ngồi đợi. Khi lão Hạc kêu lên:

- Anh em ơi, Chín Hơn về rồi đây nè!

Mọi người chạy đổ ra. Chị vợ Chín Hơn bồng con nhỏ chạy nhào tới. Mọi người vui mừng xúm dìu Chín Hơn xuống. Chợt nhác thấy bóng ai lù lù trên xe, một người hỏi:

- Còn ai ở trỏng nữa đó, ông Bảy?

Lão Hạc lặng lẽ đáp:

- Anh em Hai Nhỏ!

- Hai Nhỏ à? Lôi nó xuống mà nện cho nó một trận đi!

Một anh vừa nói vừa hùng hổ nhảy lên xe. Nhưng lão Hạc đã nắm vai anh ta đẩy xuống. Mắt lão hấp háy nhìn mọi người, rồi cất giọng khàn khàn nói:

- Bà con à, phải, Hai Nhỏ ở trong xe đó. Chính tôi chở nó về, cả em nó nữa. Nhưng em nó thì... hồi tối người ta hiếp nó. Tôi nghĩ rằng để nó ngoài chợ e nó không sống đặng nên tôi chở về chữa chạy...

Lão Hạc nghẹn ngào. Lão cố dằn, nuốt cổ ừng ực trỏ vào xe:

- Còn anh nó, thằng Hai Nhỏ, bà con đã biết. Nó đã làm phản... Tại nó mà chú Thím Hơn bị bắt, bị đánh đau. Nhưng tôi vẫn cứ chở nó về, bà con có trách, tôi xin chịu...

Lão Hạc đứng lặng hồi lâu hai chân lão đi lập cập.

Rồi lão bưng mặt ngửa lên trời:

- Anh Tám Lân, anh chết đi gởi gắm hai đứa con cho tôi mà tôi không làm tròn bổn phận. Anh Tám Lân ơi, tôi có lỗi với anh...

Mọi người đứng sững sờ bên đường. Mấy anh thợ không nói, lặng lẽ đi đến nơi xe đổ. Một người cầm đèn cho hai người đỡ con bé dậy khiêng đi. ánh đèn ngôi quán dọi mờ đôi mắt lờ đờ hé mở của con Mận. Hai cánh tay của nó xuôi rũ riệt. Mấy người đàn bà, cả vợ Chín Hơn, trông thấy thế thì òa lên khóc nức nở. Hai Nhỏ vẫn ngồi nép mình trong xe. Bỗng Chín Hơn từ trong quán gượng đi ra. Anh bước lên quờ quạng nắm lấy tay Hai Nhỏ kéo xuống. Biết chiều nay gã chưa ăn uống. Chín Hơn bảo người chủ A Sủi còn có thức thì dọn ra cho gã ăn.

Quả là trọn ngày nay Hai Nhỏ chưa ăn cơm thật. Gã đói lắm. Song bây giờ thì gã đâu còn bụng dạ nào mà ăn được. Gã ngồi cúi gằm đầu trước bàn, không nói một lời. Lúc cái tiếng rên khe khẽ của con Mận từ nhà lão Hạc vọng lại, ruột của gã như bị tiếng ấy róc xé chảy máu. Cuối cùng gã gục xuống bàn mà khóc một cách thảm thiết. Gã khóc cho đến lúc gà trong xóm cất tiếng gáy, đến tận lúc bên ngoài bóng đêm đã nhợt dần và bầu trời thì đã bắt đầu rựng sáng.

Các tác phẩm khác của Anh Đức

Trong ngọn cỏ và hạt sương

Thư tháng bảy

Những mẫu chuyện chung quanh một trận càn hình móng ngựa

Nhớ Lê Anh Xuân

Một chặng đường Miền Trung

Hà Nội một thuở

Dưới một vầng ánh sáng đục

Con đường chúng tôi đã đi qua

Bức thư Cà Mau

Bên dòng Hương

Xôn xao đồng nước

Về mảnh vườn xưa

Tiếng nói

Người về hưu

Người khách đến thăm vườn nhà tôi

Người gác đèn biển

Người đào hát

Người chơi đại hồ cầm

Mùa gió

Miền sóng vỗ

Ký ức tuổi thơ

Khói

Giấc mơ ông lão vườn chim

Giấc mơ giữa buổi bình yên

Đứa con

Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo

Đất

Dòng sông trước mặt

Cứu thuyền

Con chị Lộc

Con cá song

Chuyến tàu đêm

Chuyến lưới máu

Cái bàn còn bỏ trống

Bức tranh để lại

Một chuyện chép ở bệnh viện

Hòn đất

Đứa con của đất