watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một chặng đường Miền Trung - tác giả Anh Đức Anh Đức

Một chặng đường Miền Trung

Tác giả: Anh Đức

Trong chuyến ra Nghĩa Bình lần này, tôi ở cùng với hai vị giáo sư và một nhà thơ vốn khởi nghiệp thơ mình từ chốn những người áo vải đã dựng nên những ngọn cờ đào. Lúc khởi hành tôi đinh ninh đi ôtô là phương tiện tốt. Vậy nhưng khi xe đi một đỗi, tôi liền nhậ ra rằng, trên những dặm đường nầy, giá cứ như người xưa đi bằng ngựa hoặc đi bộ hay xe đạp, đi thong thả, lai rai thì còn tốt hơn nhiều.

Là vì, sau khi qua khỏi Long Khánh, khi miền Trung đã ở trước mặt, bỗng ở từng mỗi độ đường đều đặt ra cho tôi bao điều tự suy tưởng về những gì tôi còn chưa được biết. Con đường vẫn đưa tôi tới trước, nhưng không hiểu căn nguyên gì nó cứ luôn có ý dẫn ngược tôi về quá vãng - con đường mà một bên là đại dương lao xao sóng biếc, một bên là núi non nghi ngút hơi mây. Cơ chừng không ở đâu cho tôi có được sự ngó nhìn đất nước rõ rệt như ở đây, ở phía Trường Sơn trập trùng kia. Dường như phải đồng thời nhìn thấy biển nữa, như bây giờ đây trên con đường giữa biển và núi, tôi mới cảm thấu hết tầm đất nước, với một chiều dài đi mãi tưởng không bao giờ dứt, trên từng tấc đất của địa lý hình thể và trong lịch sử các thời đại mà dân tộc vươn dậy bằng những bước lớn, ban đầu gặp tai ương, ai dè về sau gặp đại phúc, nhờ bởi dân tộc luôn ở trong tư thế cấp hành quân, luôn đánh đặng mà tiến. Cái chiều dài này đã từng được ví như khúc ruột, nhiều đời trĩu nặng yêu thương và oặn thắt, cùng đã từng được sánh tợ tiếng bầu hằng nức nở trên hai thập kỷ bởi một dây đơn lẻ trên khổ dựng của thân cây đàn dài dặc. Cái chiều dài hào hùng và thơ mộng đến tuyệt mỹ, nhờ bất cứ khi nào cũng ở kề bên núi bên biển. Núi thì liên kết vững chãi như một dãy trường thành, đã có lúc gánh trên mình sứ mạng còn cao đầy hơn chính nó, đã có lúc trong hàng mấy năm liền vang lên khúc hùng ca dữ dội. Tổ quốc tôi ở phần đất này một bên khép kín bởi núi, một bên mở rộng bởi biển. Biển ở bên đường, ở bên đèo, bên các vạn lưới, thôn mạc, biển phô sắc biếc đẫm ánh mắt sau ghềnh đá, sau các tiểu lĩnh và đại lĩnh, biển vỗ về âu yếm truông cát, và truông cát không nhừng nổi gió cát vù bay như bờm ngựa sải, vì vậy truông cát luôn ở trong trạng huống chuyển đi, biến động, biến hình.

Trên quãng đường này, nhìn thiên nhiên là nhìn thấy thời gian và lịch sử biến thiên. Mặc dù thiên nhiên có vẻ trơ trơ, sừng sững thách đố với nắng mưa, bão táp, sóng cồn và lửa đạn của chiến tranh. Nhưng sơn thạch đường như lại biết nói. Những ngọn núi trải dưới chân mình nhiều chồng đá tảng bị mài mòn, nhẵn thín như những viên đá cuội khổng lồ kia là tấm biên niên kỷ cất tiếng nói rợn người về những ngày tháng dài khai phá, mở dựng và tranh đấu đầy khổ ải đã qua của cha ông, của chúng ta. Mồ hôi, máu và nước mắt đã tưới đẫm mặt đường này, trong phu dịch, trong khai khẩn và trong chiến trận để dựng nên các ấp, các đạo, các trận. Riêng trong cuộc làm đường, đã có tới hàng vạn người bỏ xác dài theo các cột cây số. Sử cũ chép hồi ấy cọp dữ và rắn lớn còn quá nhiều, nên người con nào che lều ở nên mộ cha mẹ tới lúc đoạn tang thì được vinh phong hiếu tử.

Tôi đang đi trên con đường đó, con đường thú dữ và lam chướng, con đường vượt qua thời phong kiến và nô lệ để đi lên chủ nghĩa xã hội. Tôi khôg thể không ngầm nghĩ: đàn voi nào đi ngang đây, để bây giờ con đường trở nên rất mới, rất đẹp, bốn bề sáng trưng sông núi, ruộng đồng, biển cả, để cho tầm mắt tôi được phóng nhìn thấy bao mái ngón đỏ tươi chen chúc, bao nhà máy, ngư trường hiển hiện khi gần khi xa. Gần tới Phan Thiết, tôi nghe mùi nước mắm nồng nàn, khôg khỏi nhớ Bác của chúng ta thời còn là thầy Thành dạy ở trường Dục Thanh. Thành phố biển này còn gợi tôi nhớ tới những câu thơ của một nhà thơ tuổi đời tuy ngắn, nhưng thiên tài thơ rất đỗi lung linh diệu ảo:

Nụ cười ai trắng như hoa lê

Trắng xóa bên kia vùng Phan Thiết

Thủy tinh ai để lòng gương hồ

Không gia xa cừ hay san hô

ở khoảng cách chừng vài cây số, tôi ngó thấy Phan Thiết như là Bích Khê tả cách đây trên bốn mươi năm. Lạ hơn, là các câu thơ này như vờn bay lên trên mảnh đời hiện thực, khiến cho ta vừa có cái thực để ngắm nhìn, lại có thêm cái ảo để mộng mơ. Thành phố hải sản tuy nhỏ, nhưng nhà phố đông đúc, ghe thuyền tấp nập. Thấy nó hơi quang trống và lấp lánh, bởi biển ở sát kề, nên gió biển đêm ngày như đã vẫy bàn tay vô hình đè rạp cây cối thấp xuống sưới những mái phố và những cột buồm.

Nhân tôi gợi lại về Bích Khê, anh Chế Lan Viên ngồi bên trầm ngâm một lúc rồi chợt hỏi tôi:

- Này anh Đức có biết cái rương xe không?

Tôi bật ngật bảo là không biết. Anh nói:

- ở các tỉnh miền Trung hồi trước, những gia đình cỡ trung nông sắp lên, trong nhà thường sắm một cái rương lớn bằng gỗ. Rương này vừa dùng chứa quần áo đồ đạc vừa làm giường ngủ, ở dưới lại có bánh xe nên có thể xê dịch dễ dàng. Nhà anh Bích Khê ở Thu Xà có một rương như vậy. Anh bị bệnh lao kéo dài cho tới năm 1945. Lúc cách mạng Tháng tám nổ ra, nhân dân nổi dậy cướp chính quyền ở Thu Xà chính là lúc Bích Khê nằm liệt trên rương xe. Anh thều thào bảo người nhà đẩy rương xe ra ngoài hiên cửa để anh được nhìn cờ, sau đó không lâu thì anh mất.

Tôi tới Phan Thiết giữa trưa, lòng dấy lên mối hoài niệm khôn nguôi về một nhà thơ lãng mạn ra đi chỉ kịp theo hình ảnh những lá cờ, của một ngày mới mà anh chưa kịp sống qua Và người đem cờ về cho anh được thấy lại là một nhà thơ lớn nhất của thời đạiđ ã sống ở đây những năm trai trẻ. Chúng tôi dừng lại ăn cơm ở Phan Thiết. Chị chủ quán tuyên bố bữa cơm sẽ gồm bốn món ở Phan Thiết, cứ yên chí là rẻ và ngon. Chúng tôi vẫn chưa thật tin, có ý còn để coi sao, kể cả hai anh giáo sư vốn hay thật lòng cả tin. Những bữa cơm đã xác nhận lời chị chủ quán nói là đúng. Riêng tô canh chua lớn nấu với cá biển tươi và dĩa tôm xào đỏ hồng đã là cái tín hiệu báo cho chúng tôi biết ở độ đường này vật giá còn tốt. Thành thật mà nói, dạo này đi đâu về đâu chúng tôi cũng quan tâm tới vật giá. Ví dụ như từ Thành phố Hồ Chí Minh ra tới đây thì vật giá giảm dần, và sẽ còn hạ nữa cho tới Nghĩa Bình. Tôi nghĩ tới một vấn đề mật độ dân số. ở TP Hồ Chí Minh, ước tính trung bình trên một km vuông có một ngàn bảy trăm ngàn người, cò ở đây không đầy chín chục. Dĩ nhiên, không phải cứ chỗ đông người mà giá mắc, ít người thì giá rẻ. Sự hại ấy là ở chỗ đông người mà lại có quá ít người làm ra sản vật, một người làm nuôi hàng mấy chục người không làm, trong đó nhung nhúc bọn con buôn. Trên quãng đường chúng tôi đang đi đây cũng có con buôn, nhưng ít hơn nhiều so với người đánh cá, người làm nước mắm, người chăn nuôi, người làm muối. Tôi dám tin chắc rằng ở đâu có nhiều người lao động mà vắng mặt con buôn, con phe, mà Nhà nước đứng ra buôn bán, thì ở đó sẽ trở nên dễ chịu thoải mái ngay.

Chúng tôi qua Phan Rí giữa trưa yên tĩnh. Thị trấn gồm hai dãy phố nhỏ nằm cặp quốc lộ Một nầy như đang lơ mơ ngủ. Cái địa danh Phan Rí, từ thuở còn thơ tôi nghe như một điệu ru buồn, thấy hun hút, đìu hiu, giờ đi ngang càng thấy thêm thương vùng đất xa hẻo lánh, lơ thơ vài người đàn bà Chàm đi chợ về muộn dưới cơn nắng lửa. Đã bắt đầu vùng đất Chămpa cũ, nơi còn lại bên đường các phế tích, các tháp Chàm cổ do phiên vương Lỡ, phiên vương Mê dựng. Công trình gạch nung đồ sộ này đã bị thời gian tàn phá. Gần mười thế kỷ trôi qua, dân tộc Chăm đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều bi kịch lớn nhưng giờ đây họ đang sống trong một thời kỳ yên ổn nhất giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được bảo đảm bằng chính sách dân tộc đúng đắn và tốt nhất của Đảng và Nhà nước ta.

Từ Phan Rí tới Phan Rang, tự nhiên không thể không sực nhớ ra kẻ phạm tội lớn, tên đại ác ôn hay sống đời lưu vong, là Nguyễn Văn Thiệu. Hắn sinh ra ở đây, lớn lên đi làm tay chân cho Tây, rồi làm tay sai thú dữ cho Mỹ, tàn hại nhân dân và đất nước cho tới những ngày cuối cùng đành cam chịu để cho chủ Mỹ giục giã đưa ra sân bay để cút, sau khi được biết chắc là số vàng cướp đã được chuyển đi từ trước. Nhưng lại có một con người khác cũng gốc gác ở đây làm cho chúng tôi đều vui lên khi nhắc tới quân mất tiêu tên Thiệu. Đó là một thi sĩ Bình Thuận, không rõ tên tuổi, đã làm bài thơ về trái mù u.

Trái mù u trên núi

Chảy xuống cửa Phan Rang

Ông đi về ngoài nớ

Trong lòng tôi chẳng an

Bao giờ ông trở vô

Gặp tôi ở giữa đàng

Nắm tay nói chuyện chơi

Uống rượu cười nghênh ngang!

Bài thơ này tên là "Tống biệt" những thường tôi vẫn cứ nghĩ là bài "Trái mù u", bởi vì rồi ra ta cũng chỉ biết mỗi một điều là chung cuộc trái mù u kia vẫn chảy xuống cửa Phan Rang chớ không khi nào lại có trái mù u từ cửa Phan Rang trôi ngược vào trong núi. Mà cửa Phan Rang là ở đây, một cái cửa nhỏ phiêu phiêu một con sông bạc, bắt nguồn từ trong các buôn làng bà con Mơ Nông, mà sử quán triều Nguyễn gọi là bắt nguồn từ Man Động. Bất cứ dân tộc nào ngoài dân tộc kinh, vua quan phong kiến cũng gọi là Man. Mới biết sự miệt thị của triều đại phong kiến đối với dân tộc ít người là thế. Song đối với các thứ báu vật từ núi rừng, thì chúng lại ham thích tột độ, bắt buộc cung tiến đều đều, nhất là ngà voi, sừng tê và trầm hương.

Từ đây đã bắt đầu thổ xứ trầm hương. Trầm hương lấy từ thân cây gió. Gió lạ có gió niệt, giớ lưỡi trâu, gió bầu. Hai thứ trên nghe bảo chỉ cho khổ trầm, trầm hương. Thứ sau cùng là gió bầu mới cho kỳ nam, là loại trầm hương quí nhất. Nhưng không phải cây gió bầu mới cho lỳ nam, thường những cây lâu năm mới sinh ra bướu kỳ nam. Đó là cả một quá trình sinh phát, tích tụ dày công của tự nhiên, của đất trời. Cho nên, lấy kỳ nam để dạy con người ở đời phải có chí bền, dân gian ta hát:

Gió lâu gió cũng thành kỳ

Hòn đá lăn lóc có khi thành vàng.

Những chốn thời phong kiến gọi là Man động, chốn của người man ấy, lại là chốn cho ta kỳ nam có giá trị sánh tựa vàng. ấy là các dân tộc Êđê, Rắc Lây, Ba Na, Mư Nông, ấy là Tây Nguyên. Còn quý hơn gấp ngàn lần kỳ nam, ngà voi, sừng tê, Tây Nguyên đã từng ghé đôi vai trần trũi, vạm vỡ gánh đỡ cho cả một cuộc trường chinh vĩ đại, nơi chính chúng tôi đã được ăn nải chuối, củ rắn cách mạng mà đồng bào bày sẵn dọc đường rừng, nơi chúng tôi được già làng dẫn vô núi, đục đá lấy chi muối trong cái kho gọi là kho muối Bok Hồ, chỉ để dành cho đoàn người tiến về Nam, chớ buôn làng già trẻ không đụng tới một hạt, dù họ đã nhịn lạt suốt bao nhiêu năm ròng. Có lần tôi trao cho một người mẹ trẻ Êđê một ít muối cục của tôi vào buổi chiều chị vừa đi tải đạn về. Chị lắc đầu không nhận. Tôi nài nỉ, chị chĩ nhận một dúm nhỏ. Và chị đưa chobé gái của chị có mỗi một cục nhỏ. Đức bé thận trọng cầm cục muối bằng hai đốt ngón tay, đưa tay lè lưỡi liếm, rồi lại đặt trả cục muối ấy vào lòng bàn tay mẹ.

Đây là hình ảnh Tây Nguyên, dân tộc yêu quý xiết bao của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta càng phải yêu quý và giúp đỡ được những người trên thượng nguồn ấy nhiều hơn nữa mới được. Gần đây, chúng ta lại phát hiện ra nhiều sáng tạo kỳ lạ ở trên đó. Trong bóng chiều đã ngả, chúng tôi dừng lại gần Cam Ranh. Anh Lưu Hữu Phước trỏ một con sông chảy mải miết và khuất dạng về phía những ngọn núi xa:

- Vùng núi đá kêu ấy. Từ con sông này đi ngược hoài sẽ dẫn tới nguồn Tô Hạp, chỗ đã tìm ra đàn đá Khánh Sơn!

ở đây là vùng núi đá kêu? Vậy có nghĩa là không phải ở đây cũng có đá kêu lên được. Và cây đàn đá được sinh ra từ đó, từ những phiến đá cất nên giai điệu, biết đâu chừng nó chẳng đã từng được đệm cho những trường ca bất hủ của Đam San? Nhạc cụ thô sơ nhưng kỳ diệu này đã được đem thử bằng máy Sabruxơ, máy đo tần số âm thanh chính xác, dưới sự điều khiển của chuyên gia Misen, Cáttêlănggô ở Pari, cho biết rằng từng đôi thanh đá cách nhau quãng tám ,chứng tỏ nhạc cụ không phải được chế tạo nên một cách ngẫu nhiên, mà là do con người đẽo gọt đúng thẩm âm. Cây đàn lại được tính tuổi hưn một ngàn năm trước công nguyên, và ông Sápne người Hà Lan bảo rằng đó là cây đàn cổ xưa nhất thếgiới. Có điều, sự làm nên cây đàn đá lại từ bàn tay con người trên những đỉnh non cao, mà phong kiến nhà Nguyễn hùa theo phong kiến Trung Quốc gọi là nam.

Nơi chúng tôi đứng nhìn về vùng đá kêu này ở kề bên một vịnh biển đặc sắc, ấy là Cam Ranh. Nắng chiều đang dịu dần trên cái vịnh có cửa vịnh hẹp chừng nửa dặm, thông ra đại dương, chỗ duy nhất tàu thuyền ra vào. Hóa công đã tạo nên trên đất nước ta một vùng đá kêu, rồi tạo ra ở kế đó một cái biển nhỏ diễm lệ và đầy lợi thế, có thể trú đậu một lúc nhiều đoàn tàu buôn bàu chiến mà khỏi sợ phong ba bão táp. Lại có thể lấy đó làm căn cứ xuất phát giáng trả bất cứ kẻ thù nào lởn vởn ngoài hải phận. Nghe đâu trên thế giới, chỉ còn có hai vịnh biển quý như thế mà thôi. Trong nỗi đau đớn ê chề phải cuốn gói miền Nam nước ta, giặc Mỹ xót xa dứt từng khúc ruột khi phải rời khỏi Cam Ranh, vì chúng ta đổ vào đó hàng tỷ đôla, hòng biến Cam Ranh thành chỗ cho hạm đội chúng khống chế khu vực biển Đông. Rốt cuộc, chúng chỉ được mấy năm bỏ công của xây đắp căn cứ, mà không có thêm một năm nào được lưu lại để tác oai tác quái. Tờ giấy bán vịnh Cam Ranh trong 99 năm của Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành tờ giấy lộn. Cam Ranh lại trở về ta vĩnh viễn. Buổi chiều êm ả, trên vịnh biển phẳng lặng không một ngọn sóng lớn. Sắc biển xanh, bầu trời cũng xanh. Vịnh Cam Ranh ngó coi rất đỗi hòa bình, nhưng chính ra đó là một vịnh biển coi giữ hòa bình. ở phía bên kia vịnh, tàu hải quân ta neo đậu, những chiếc tàu màu cỏ úa sẫm, trông xa như những chiếc lá, đôi lúc chao nhẹ, không trôi.

Ngọn gió chiều Nha Trang thổi lộng khiến cho tôi thấy khỏe hẳn lại sau một ngày đi đường. Thành phố đẹp như thơ với những ngôi nhà xinh xắn nằm trên bờ biển, lúc nào cũng được ru trong tiếng gió và sóng. Chúng tôi nghỉ ở phố Yécxanh. Nghe nói ông Yécxanh trước kia có ở đây. Chỉ vài bước là đến ngôi nhà ông đã sống, đã gặp gỡ dân chài. Ông già bác học Pháp gầy gò bình dị ấy bảo rằng khí hậu Nha Trang chúng ta làm tăng thêm mười tuổi thọ cho mỗi một con người sống ở đây. Tôi tin và cảm thấy rõ rệt điều đó qua làn không khí hít thở buổi đầu đêm ở Nha Trang. Nhưng cáo điều còn quý hơn đối với riêng tôi trong đêm Nha Trang này là tôi được gặp lại một phụ nữ mà cách đây hăm bảy năm tôi đã gặp, đã nghe chuyện đời của chị, và đã đưa chị vào trang sách của tôi. Đó là người phụ nổ nguyên mẩu giúp tôi viết nên chị Tư Hậu. Tên thật của chị là Huỳnh. Chị đang ở đây. Chồng chị là anh Mai Dương, chủ tịch mặt trận tỉnh.

Người mẹ trẻ ngày xưa một thời vất vả nuôi con và chiến đấu nay đã trên sáu mươi. Chị Tư Hởu của tôi nay là bà của nhiều cháu ngoại, nội. Và con gái lớn của chị, con bé Thủy từng bị giặc Pháp bắt lúc lên sáu để dụ chị Hậu ra hàng giờ đây đã thành người mẹ của mấy đứa trẻ.

Tôi ngồi trong ngôi nhà của anh chị Mai Dương, trò chuyện, nhắc lại cái ngày tôi gặp chị ở miền Bắc. Chị Huỳnh cười vui bảo ngày ấy tôi đem chuyện chị viết ra, làm chị vừa xúc động, vừa ấm ức vì nhiều người cứ ngỡ chồng chị chết thật như trong truyện, rồi chị đi bước nữa. Anh Mai Dương ngồi nghe, bật cười to:

- Viết truyện phải vậy chớ... Mà cậu ấy đã đổi tên mình rồi chớ có để tên thật đâu. Lúc đó, tôi ở trong này, nghe đài đọc truyện, tôi có thắc mắc gì đâu!

Cả nhà cười rộ lên

Hai anh chị Mai Dương nay đều đã trên sáu mươi ba. Sau ngày ký hiệp định Giơnevơ, anh ở lại chiến đấu, chị và các con ra Bắc suốt hai mốt năm trời. Như vậy, trong đời vợ chồng, lần xum họp lâu nhất là sau giải phóng, khi cả hai đều đã già. Tôi nhìn anh chị, nói rằng hai anh chị đã bị chia cắt lâu tới nỗi qua đi cả thời tuổi trẻ của mình. Anh Mai Dương cười, bảo là vẫn còn may mắn hơn nhiều cặp đã không bao giờ còn gặp lại nhau nữa.

Ngôi nhà trên bờ biển về đêm thật yên tỉnh. Gió biển thổi qua khu vườn nhà, đem tới mùi nhài thơm thoảng, đem tới giữa lòng tôi hương vị dịu ngọt của buổi bình yên, để rồi càng gợi dậy cho tôi bao kỷ niệm rạo rực về những ngày kháng chiến.

Sáng hôm sau, trên đường tới Nghĩa Bình, có một cái vụng biển ở dọc đường lại cáng làm cho tôi nao lòng nhớ về những ngày kháng chiến hơn nữa. Đó là Vũng Rô. Tôi chưa hề một lần ngó thấy Vũng Rô, nhưng khi anh lái xe bảo đó là Vũng Rô thì tôi liền đề nghị cho dừng xa lại. Đứng trước vùng biển lặng lờ này, tôi nhớ lại hồi chống Mỹ, nghe nói tại đây là nơi bí mật tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chở vô bằng tàu thuyền. Chính tại đây, có lần tàu ta bị giặc phát hiện. Cuộc chiến đấu bất lợi và không cân sức xảy ra, anh em ta hy sinh hầu hết và đã nổ bộc phá đánh đắm thuyền. Trong buổi ban mai, tôi đoái nhìn mặt nước Vũng Rô gờn gợn, lăn tăn trong gió nhẹ. Không còn một dấu bết gì về cuộc hy sinh đó, không còn lưu lại một chút gì trên vụng biển lặng lờ đó. Vậy mà tôi lại ngó vào nhưng giây phút chót, rõ rệt từng khuôn mặt sạm gió nắng của từng người sau một cuộc vượt biển, đang căng thẳng chống trả, cố diệt thêm cho được từng tên địch, rồi cuối cùng là ánh chớp lóe lên của trái bộc phá tự hủy.

Những dòng tôi vừa viết phải chăng là những dòng suy tưởng? Không hẳn thế. Sớm nay, một cụ già đi câu cua dọc bờ đá Vũng Rô đã kể lại như vậy, vì khi xảy ra cái cảnh tượng bi tráng này, cụ là một dân công cùng nhiều người khác đang ngồi trong hốc núi để đợi bốc dỡ hàng từ những chiếc thuyền đó. Ông cụ già rồi, râu bạc tua tủa như những sợi cước, nhưng còn vạm vở, Một thằng bé vừa đi vừa nhảy lò cò phía sau, tay xách một xâu cua đang ngo ngoe những cái càng lớn. Tôi nghĩ thằng nhỏ chắc đã nhiều lần nghe ông nó kể chuyện này. Nó được nghe chính ông nó kể, chứ không phải nghe từ trang sách. Khi xe rời Vũng Rô để lên đèo, tôi ngoái nhìn bóng thằng bé lớn lên tự nó khắc biết phải giữ gìn vùng biển đẹp đẽ của nó như thế nào.

Con đường chúng tôi đi bây giờ hầu như luôn luôn lên dốc xuống đèo. Những ngọn đèo cao, cheo leo đôi chỗ đang sạt lở mà ngành giao thông phải cắm biển để lưu ý coi chừng tai nạn. Nhưng phần lớn lúc lên những ngọn đẹo hiểm lại là lúc lên những chỗ ngó nhìn ngoạn mục nhất, tầm mắt ở đó không hề nhàm tẻ đơn điệu mà luôn được cho thấy những chuyển cảnh đột ngột. Khi ở dưới đèo, sát chân sóng, nhìn lên chóp núi cao. Khi lại từ trên cao vút ngó xuống con đường xe vừa qua chỉ còn là một dòng lượn trên biển. Một cái thác từ bên kia núi đang đổ xuống, được nhìn từ một độ cao ngang tầm, có thể lấy được toàn thể dòng thác từ lúc trào ra tới lúc náu mình, rồi lại phấp phới trắng xóa, cứ thế khi ẩn khi hiện cho tới lúc đổ tràn xuống tất cả dưới chân núi. ở quãng đèo này ta sẽ ngó thấy vẻ đẹp đất nước từ những chiều cao, từ những khúc quanh uốn lượn của núi và biển. Và chỉ khi nào lên tới lưng đèo Cả nhìn xuống, tôi thấy thế nào là cái đẹp của Đại Lãnh, bãi biển trước đó hãy còn giấu mình bên núi.

Những tên đèo ở đây nghe lạ lẫm. Thoạt tiên, ta tưởng như những cái tên bâng quơ, vô nghĩa, nhưng có đi sâu tìm hiểu mới biết nó đều có nghĩa. Ví dụ đèo Rù Rì, thì đó là quãng đèo lúc nào cũng có gió, lúc nào cũng rù rì, hun hút. Hay như đèo Cục Kịch là ngọn đèo hiểm trở, hay có đá lăn, thường luôn động cựa, nên còn có tên là đèo Gian Nam.

Sau khi vượt qua đèo Cù Mông, rồi vượt đèo Cổ Mã, chúng tôi đã tới Qui Nhơn, tỉnh lỵ hôm nay của Nghĩa Bình và là cái phủ lớn đầu tiên mà nghĩa quân Tây Sơn mạnh tới luôn mười hai năm liền, không gì cưỡng nổi. Đi giữa Quy Nhơn, lòng cứ rạo rực bồi hồi, ý tưởng cứ ;uôn dẫn về Quang Trung, vị vương lỗi lạc đã ở đây, đi lại nơi đây. Tôi cứ tự hỏi, vì sao và làng nào chốn nào đã hun đúc sản sinh ra con người ấy, một vị hoàng đến lúc lên ngôi, chính là lúc ra trận, lúc lên ngôi chính là lúc rắp tâm trù liệu đè bẹp thế quân Thanh mạnh như sóng lướt?

Mấy hôm sau tôi về tới Kiên Thành, làng quê của Nguyễn Huệ. Chốn quê hương của người anh hùng áo vả thật không có chi khác biệt với cá miền quê bình dị trên đất nước chúng ta. Đó là một thôn ấp hiền lành, mộc mạc, trước kia thuộc Tây Sơn hạ đạo. Trên bốn mươi nóc gia đã chuyển đi, để chỗ xây nhà bảo tàng Quang Trung lập trên thổ cũ, ở liền bên, nền nhà cưa đã cất lên tiếng khóc chào đời của Quang Trung. Nhà bảo tàng cất giữ hình ảnh và hiện vật còn lưu lại được, chiếc trống đồng và khẩu súng thần công, các thanh đại đao và các ngọn giáo có ngạnh, các đồng tiền "Quang Trung thông bảo" cùng nhiều di vật, bút tích của những vị tướng quân, đô đốc Tây Sơn, trong đó có cặp chân đèn lá sen và kỷ trà của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Khi mới vừa xem xong gian sau của bảo tàng, chúng tôi bỗng nghe vang lên tiếng kèn và trống. Người chỉ dẫn bảo đó là tiếng kèn tiếng trống Tây Sơn. Nhác thấy người đánh trống là một cô gái trẻ, vung hai dùi trống có buộc rẻo cờ đào, đánh vô một giàn trống tới mười hai chiếc. Dùi trống lướt đi mau lẹ tưởng như lúc nào nó cũng điểm lên tất cả các mặt trống. Rồi tiếng kèn trống chợt ngưng bặt. Cô gái cúi đầu vái chào. Người chỉ dẫn nói khẽ với tôi rằng cô gái ấy là cháu mười hai đời của vua Quang Trung.

Cô cháu gái của vua chào xong đã ngước lên, đôi má ửng hồng, đôi mắt long lanh sáng rực. Cô đưa chúng tôi sang nền nhà cũ của ông tổ mười hai đời vĩ đại của cô. Trước lúc bước lên thềm nhà, tôi đứng lại bên gốc me cổ thụ đã có từ trước khi Nguyễn Huệ ra đời. Gốc me thọ trên hai trăm tuổi, nay vẫn xum xuê làng lá. Cạnh đấy là cái giếng do chính tay cha Nguyễn Huệ đào, vẫn trong veo làn nước. Có lẽ ở đây, chỉ có me và giếng nước ấy là may mắn còn lại, vì sau khi Nguyễn Huệ mất, Gia Long đã cho phá trụi ngôi nhà. Vòm lá me xanh tươi đang khe khẽ vờn reo trong gió sớm. Trên thân cành ấy, ngày nào Nguyễn Huệ đã trèo lên hái trái. Và mặt giếng long lanh này, đã bao lần in bóng vị anh hùng. Giếng và cây, hai chứng nhân lâu bền nhất về hành trang người chủ cũ của mình, hẳn đã nhìn thấy lịch sử rồi ra vẫn công bằng. Cuộc báo thù của Gia Long và hậu duệ kéo dài mãi cho tới năm 1945 mới chấm dứt. Những kể từ năm 75, miền quê Tây Sơn mới thật là rạng rỡ trong ánh vinh quang của thời đại mới, thời đại có mặt nhìn sâu, có lòng hiểu thấu. Trong buổi sớ này có một ngôi trường phổ thông ở kế ngôi nhà cũ của vua Quang Trung đang lên lớp. Nghĩ mà mừng cho các em, thế hệ từ nay được học trang sử đúng về ông cha mình.

Trước khi rời ấp Kiên Thành, tôi đứng nơi Tây Sơn hạ đạo này mà nhìn lên mạn Tây Sơn thượng đạo thẫm xanh ngàn núi ở trên kia, chốn hậu cứ xưa của ba anh em Nguyễn Huậ, hồi thuở rèn nên nghĩa quân, luyện thành voi chiến, lòng tôi cáng thêm cảm phục người Ba Na, tự ngày nào đã biết quân rõ chánh tà, đã hết lòng giúp tập đoàn quân áo vải. Đội tượng binh của vua Quang Trung nhờ đâu mà có để càn giẫm lên quân Ba Na? Sự giúp rập này đã được diễn lại, với quy mô còn to tát hơn, trong thời chống Mỹ. Nhớ lại cách đây hai mươi năm, khi chúng tôi vượt sông Ba, đêm nghỉ lại trong một cái buôn của đồng bào Ba Na, nằm nghe tiếng xích voi xủng xoảng khua vang. Bà con Ba Na đã dụ bắt hàng tr ăm voi con đem về nuôi để tải vũ khí trên đường Trường Sơn. Dọc bờ sông Ba Na, biết bao buôn làng đã nuôi voi vào trận như thế.

Những ngày ở Nghĩa Bình, tôi đi trên mảnh đất lịch sử một thời oanh liệt, lắm trận đau thương nhưng giờ đây đang quyết làm nên đời mới. Nghĩa Bình là nơi hằn sâu vết thương Sơn Mỹ, Ba Làng An, nhưng cũng là nơi diễn ra trận đánh đầu tiên giữa quân ta và quân Mỹ, mặt giáp mặt trận đánh xáp lá cà đẫm máu bằng lưỡi lê ở Vạn Tường, từ đó đẻ ra câu "nắm lấy thắt lưng Mỹ mà đánh". Bây giờ tại Sơn Mỹ, tại Ba Làng An đều còn lưu lại vết tích đau thương ngay trên cánh đồng hợp tác lúa xanh mơn mởn, ngay trên bãi nuôi đông đúc những đàn bò. Để làm nên no ấm, hôm nay Nghĩa Bình vừa phải hàn gắn bao đổ vỡ mất mát, vừa phải gắng sao cho con cái được nuôi dạy tốt, học hành tốt. Anh Cơ chủ tịch tỉnh nói:

- Mấy năm nay Nghĩa Bình cố gắng tự túc lương thực và làm tròn nghĩa vụ giao nộp lên trên. Riêng về văn hóa giáp dục, chúng tôi mạnh dạn chi tới trên bốn mươi phần trăm ngân sách. Dân trí có mở mang, của cải mới nảy nở. Nghèo gì cũng gắng lo cho con em mình được học các anh ạ. Năm ngoái, đồng chí Phạm Văn Đồng về. Sau khi đi xem các nhà trẻ và mẫu giáo, đồng chí ấy hỏi chị phụ trách nhà trẻ và mẫu giáo, đồng chí ấy hỏi chị phụ trách nhà trẻ và mẫu giáo của tỉnh chúng tôi: "- Ngoài nữa ăn, các đồng chí có thể nào lo cho các cháu mỗi ngày có thêm một quả trứng, một cốc sữa đậu nành, một quả chuối được không?... Chuối và đậu nành chúng ta trồng được chứ, gà chúng ta nuôi được chứ?" . Báo với anh, chúng tôi đã hứa...

Tôi liền hỏi:

- Mình đã làm được chưa, anh?

- Làm được, nhưng để làm được một quả trứng, một cốc sữa, một quả chuối cho trẻ, chúng tôi phải mở cả một trận đánh, một cuộc chiến đấu...

Anh chủ tịch dừng lại, hồ hởi cười, giơ tay lên:

- Yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh rất lớn và nhiều, hầu như kéo đến cùng một lúc, thành thử phải xem xét, tính toán. Cái gì cũng cần cả, cho nên làm gì trước làm gì sau là phải tỉnh. Tôi nói ngay như việc xoi hát tuầng, nhân dân cũng đòi hỏi dữ lắm. Báo cáo anh hay, vừa rồi chúng tôi cũng cố gắng xây dựng được một nhà hát tuồng, bước đầu nhằm nghiên cứu phục hồi vốn cũ, sau đó làm cơ sở để vun đắp cho khoảng 60 đội tuồng hiện có của các xã, huyện... Tối nay, mời các anh đi coi thử, cho ý kiến thêm với anh chị em!

Từ lâu, tôi rất ưa thích coi tuồng, nay được coi tuồng ở Nghĩa Bình, xứ sở của tuồng thì thật còn gì hơn!

Nhà hát nghiên cứu tuồng ở đây vừa xây dựng xong rất khang trang. Bước vô ngồi trong nhà hát thấy thương Nghĩa Bình vừa lo làm ăn kinh tế mà vẫn không quân vun bón nền nghệ thuật sân khấu lâu đời của cha ông chuốt trau để lại. Đêm hát được báo trước gồm những vở diễn ngắn, những phiến đoạn tuồng. Tôi để ý thấy anh Cơ, chủ tịch tỉnh ngồi trước chiếc trống mặt vuông. Rồi tôi càng ngạc nhiên hơn, khi anh nhấc dùi trống. Thì ra anh là ngườu cầm chầu đêm diễn. Một anh bạn ở Ty văn hóa nói khẽ vào tai tôi:

- Anh Cơ ảnh rành tuồng lắm!

Anh Cơ khởi sự đánh mấy tiếng trống trước khi màn mở nghe rất sành điệu, giục giã. Bắt đầu là vở "Lê Lai đổi áo", kế tới "Kỷ Lan Anh đẻ trên đường đi lạc", rồi "Mạnh Lương bắt ngựa" và "Bao Công chui vô lò gạch". Càng xem tôi càng lấy làm tiếc là hồi nhỏ mình hay coi tuồng ở làng, nhưng lớn lên lại ít có dịp coi, giờ mới thấm thía tâm đắc tuồng thật là đặc sắc, nhờ tính ước lệ và khái quát cao, cộng vô đó là sức thể hiện nội tình nội tâm nhân vật mạnh mẽ đến cái độ một cặp chân mày dựng ngược, một ánh mắt long lên, một thớ thịt rung giật trên mặt cũng đủ làm nên bao chuyện. Hèn gì tuồng ta đem diễn ở nước ngoài được hoan nghênh là phải. Thấy dường như ở trong tuồng có cung cách của Xtanilápxki, và cả của Brếch nữa. Sân khấu tuồng dám diễn ra cảnh đẻ, mà cảnh đẻ lại đem tới xúc động tinh thần và thẩm mỹ cao chứ không để lại vết tỳ ố của tự nhiên, dung tục. Tuyệt diệu xiết bao, trong "Mạch Lương bắt ngựa" sân khấu chỉ có cây roi chứ chẳng có con ngựa nào, nhưng lại cứ như gió thấy cả bầy ngựa. Rồi trên sân khấu chỉ có cây roi chứ chẳng có con ngựa nào, nhưng lại cứ như ngó thấy cả bầy ngựa. Rồi trên sân khấu lại diễn ra cảnh tra án, phá án, giải oan, ấy là lớp "Bao Công vô lò gạch" trích vở "Bao Công xử án Quách Hòe". Khi Bao Công xuất hiện với bộ mặt đen xì, bên cạnh tôi có tiếng nói: "Ông này là viện kiểm sát đây!". Sự thể là trên sấn khấu không có cái lò gạch nào, nhưng ngừi xem vẫn cứ thấy ra một cái lò gạch, nhờ động tác vén áo thụng, cúi lòn người của Bao Công, chịu cực chui vào để gặp một bà phi mù. Nhưng nhờ có chịu cực, Bao Công mới biết được một nỗi oan lớn, mới gạt được Quách Hòe với cảnh địa ngục giả, khiến y phải run sợ nhận tội.

Đêm ngồi xem tuồng ở gần thành Bình Định này, tôi bỗng nghĩ văn học cũng cần ngó vô ruồng để mà học. Lại nghĩ lùi xa cách đây hai thế kỷ, Nguyễn Huệ đã say mê tuồng, thường cầm chầu cho vở diễn. Vào những đêm đã xa ấy, tiếng trống của Nguyễn Huệ điểm rộn rã canh thâu. Còn như Đào Tấn, người cha của tuồng, thì đã từng cưỡi ngựa qua suốt mười dặm để coi hàng phục phương tuồng dựng rạp san sát, liên hoàn mà diễn tích Tây Du.

Trước khi rời Nghĩa Bình, chúng tôi còn được xem một đêm hát nữa. Sân khấu dân ca diễn Thoại Khanh Châu Tuấn. Tích thì cũ, nhưng vẫn mới tinh ở khoản dạy đạo làm người, vẫn mới tinh trong cái nghĩa ở đời, khi sung sướng không quên hồi bĩ cực, lúc nên địa vị quan sang vẫn nghĩ tới thuở hàn vi.

Sáng hôm nay, chúng tôi rời Nghĩa Bình. lại qua đèo Cù Mông, Giữa sương sớm, tôi ngoái nhìn lại miền đất đã trải qua bao gian truân ác liệt của chiến tranh, hôm nay cố đi lên từng bước trong bao khó khăn vất vả nhưng đêm đêm vẫn coi hát coi tuồng. Văng vẳng ở phía sau đèo, còn nghe tiếng đàn của Thoại Khanh đêm hôm qua, làm cho một vị giáo sư cùng đi với tôi cứ buột miệng tấm tắc khen mãi. Người con gái Thoại khanh và người mẹ già mù ấy cuối cùng đã được sáng mắt, sau tiếng cầm ca nức nở. Nghĩ thật không khác chi miền đất này, sau cơn máu chảy, giờ đây đang hồi liền thịt liền da, cơm ăn chỉ vừa được no, áo mặc chỉ vừa được ấm, nhưng nụ cười đã ngó thấy trong mắt mẹ già và trên môi trẻ.

12-1982

Các tác phẩm khác của Anh Đức

Trong ngọn cỏ và hạt sương

Thư tháng bảy

Những mẫu chuyện chung quanh một trận càn hình móng ngựa

Nhớ Lê Anh Xuân

Hà Nội một thuở

Dưới một vầng ánh sáng đục

Con đường chúng tôi đã đi qua

Bức thư Cà Mau

Bên dòng Hương

Xôn xao đồng nước

Về mảnh vườn xưa

Tiếng nói

Người về hưu

Người khách đến thăm vườn nhà tôi

Người gác đèn biển

Người đào hát

Người chơi đại hồ cầm

Mùa gió

Miền sóng vỗ

Ký ức tuổi thơ

Khói

Giấc mơ ông lão vườn chim

Giấc mơ giữa buổi bình yên

Đứa con

Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo

Đất

Dòng sông trước mặt

Cứu thuyền

Con chị Lộc

Con cá song

Chuyến xe về làng

Chuyến tàu đêm

Chuyến lưới máu

Cái bàn còn bỏ trống

Bức tranh để lại

Một chuyện chép ở bệnh viện

Hòn đất

Đứa con của đất