Con cá song
Tác giả: Anh Đức
Tàu chúng tôi sau khi đưa chiếc tàu buôn Thụy Điển ra khỏi cửa bể thì neo lại. Là vì đến khuya chúng tôi còn phải đón một chiếc tàu Liên Xô vào cảng. Lúc tiếng chuông trên tàu đánh lên báo hiệu neo đã thả xong thì vừa đúng tám giờ tối. Tôi nhận gác phiên đầu. Tôi đem treo đèn mũi và đèn lái rồi ra đứng ngoài boong. Tất cả thủy thủ đều tranh thủ đi ngủ lấy một giấc. Chỉ còn lại có tôi và người thuyền phó. Người thuyền phó ấy tức là anh Năm Trường, vốn đồng hương với tôi. Bóng tối đã buông xuống mặt bể từ lâu. Trước mặt tôi ngọn hải đăng Long Châu vẫn đều đều chớp lóe. Quanh chỗ tàu đậu và dọc về phía hòn Xám Buối Chẩu hiện ra nhan nhản những cánh buồm thuyền lưới. Mỗi chiếc thuyền lưới mang một ánh đèn nhỏ, lặng lẽ lướt đi lướt lại trên mặt biển. Anh Năm Trường bàn với người cấp dưỡng trên tàu là ông Tư Già, định gọi thuyền mua cá nấu cháo. Ông Tư cấp dưỡng đồng ý. Tôi với anh Năm Trường đi ra lái tìm gọi một chiếc thuyền mua cá nấu cháo. Ông Tư cấp dưỡng đồng ý. Tôi với anh Năm Trường đi ra lái tìm gọi một chiếc thuyền ở gần nhất. Anh Năm bắt tay lên miệng gọi lớn. Có tiếng người têrn thuyền ơi ới đáp lại. Nhưng rồi không rõ vì sao, chẳng thấy một thuyền nào cặp bến. May sao giữa lúc ấy, có một chiếc hướng mũi chèo về tàu. Chiếc thuyền đó đi rất chậm, đôi lúc như vùng vằng định trở mũi, mãi sau mới cặp vào mạn tàu. Tôi cầm chiếc đèn bão giơ lên. Trước mũi thuyền, một anh con trai chạy ra bám vịn thành tàu. Đó là một thanh niên có đôi vai rất rộng, bộ ngực anh ta nở căng cả áo và mái tóc anh ta đẫm nước. Sau lái thuyền, có một ông lão bịt khăn đầu rìu. Dưới chân ông lão là cái bếp lửa mới nhóm lên, cháy vờn vờn.
Anh Năm Trường vui vẻ hỏi vọng xuống:
- Có con cá nào ngon không anh bạn? Cho chúng tôi mua một con!
Anh con trai không đáp, hất mớ tóc trên đầu, đoạn cúi dỡ sạp mũi. Dưới khoang thuyền, tiếng cá quẫy lạch bạch. Những cái sống lưng cá to đen và những vẩy cá như bạc hiện ra lấp loáng trước mắt tôi. Nhưng anh trai trẻ nọ trông lầm lì quá. Đôi bàn tay anh ta quờ quạng dưới khoang chẳng mấy là nhanh nhẹn, xem chiều như miễn cưỡng nữa. Sau cùng anh ta nhấc lên được một con cá. Song thực tình chẳng phải là con cá chúng tôi đang ao ước tí nào. Một con cá nhụ coi như mới chết, mình không được dịu. Tôi kêu lên:
- Con cá ấy bé quá, mà nó lại chết!
- Anh chọn cho tôi một con đủ trên mười người ăn. Chúng tôi cần cá to và ngon để nấu một nồi cháo! Anh Năm Trường nói vào.
Anh con trai đáp nho nhỏ:
- Không còn con nào to đâu, cũng thế cả thôi!
Giọng nói của anh ta rõ là giọng nói của một người bán mà không thiết bán. Tôi lấy làm lạ quá. Rõ ràng vừa rồi dưới khoang thuyền có nhiều con cá trườn sống lưng rất to, đâu phải tôi trông lầm. Tôi định nói, nhưng chưa kịp thốt lời thì sau lái ông lão đã nói lớn:
- Có, còn mấy con song to các bác ạ!
Vừa nói lão vừa bò tuông ra mũi. Tôi nhìn thấy lão rõ hơn. Đó là một ông lão khoảng trên năm mươi. Đầu lão như húi trọc, tóc lún phún trổ ra ngoạm lấy mang tai. Dưới gáy lão in dấu một vết sẹo to như đường dao chém. Người lão coi gầy nhưng cứng cáp. Chiếc áo nâu ngắn tay đang mặc không gài cúc để lộ ra một chiếc thánh giá bằng đồng nhỏ buộc lủng lẳng trước ngực. Lão nói như thét với anh con trai:
- Chậc... Bắt cái song ấy. Gớm, sao mày lại dấm dớ thế, hử?
Anh con chưa kịp cúi xuống khoang thì lão huých luôn cùi tay vào người anh ta và giật lấy chiếc vợt. Nhanh như cắt, lão đã lùa ngay được một con cá vào vợt và nhấc lên. Tôi thấy một con cá song rất to đè trĩu đáy vợt. Thân con cá màu nâu sẫm điểm vằn đen, mang nó thở đều đặn và nơi mũi phì phò những bong bóng nước nhỏ. Nằm trong lưới vợt mà nó xòe cái đuôi ra to như một bàn tay giang rộng. Thực là một con cá đẹp song đẹp đẽ. Anh Năm Trường trông thấy cũng ưng ý ngay. Nhưng anh ta đưa mắt nhìn anh con trai nọ bảo:
- Anh kia có cá to mà sao không muốn bán thế, bộ anh cho chúng tôi không có tiền à? Cán bộ công nhân chúng tôi quả thực không giàu, nhưng thừa sức mua mấy con cá của anh mà.
Người thanh niên nọ ngước mắt lên, lặng lẽ nhìn người thuyền phó chúng tôi. Có lẽ anh ta định nói gì, nhưng ông lão đã quắc mắt nhìn. Cái tia sáng đôi mắt ông lão đã chặn lời anh ta. Bấy giờ thật bụng tôi cũng chẳng thương hại cho anh ta một chút nào. Cái sự anh ta làm trở ngại việc mua bán của chúng tôi thật là sai quấy hẳn đi rồi. Thì anh ta còn định nói gì nữa kia chứ!
Ông lão hai tay chấp cái cán vợt nâng lên. Bộ điệu như vừa là để cho chúng tôi trông thấy tỏ rõ con cá, lại như vừa có vẻ xin lỗi. Anh con trai bấy giờ trở nên một người vô phận sự. Anh ta bò ra sau lái, có vẻ như vẫn còn hậm hực điều gì. Anh Năm Trường hỏi ông lão giá cá bao nhiêu một cân. Ông lão đáp mỗi cân giá một nghìn hai. Chúng tôi thuận mua con cá ấy với giá sáu nghìn hai trăm đồng. Ông lão đưa vợt lên. Tôi đón lấy, lật vợt hất con cá xuống boong tàu. Người đánh cá già sau khi nhận đủ tiền thì xin buộc thuyền vào mạn tàu để nghỉ nấu cơm và đợi con nước khuya.
Trên tàu, tiếng dao thớt của ông Tư cấp dưỡng đã khua lên. Tôi vào bếp bỏ thêm than vào lò chuẩn bị bắc nước. Anh Năm Trường ngồi với tôi một lúc, trước khi xuống cabin ngủ, anh dặn tôi:
- Hễ thấy tàu đến thì đánh chuông, chừng nào cháo chín kêu tụi tôi dậy. Chốc nữa thế nào anh cũng phải uống với tôi một cốc rượu. Từ lúc anh xuống đây tôi chưa được thấy anh uống rượu bây giờ!
Tôi cười không đáp, vặn cây đèn cho cháy sáng hơn rồi ra ngoài, ngồi im, ngửa mặt nhìn trời. Đêm tháng mười, bầu trời lấp lánh các vì sao. Những ngôi sao có tên gọi cùng với những ngôi sao khác chiếu lên nền trời thứ ánh sáng xanh dịu. Gió biển từng cơn từ khơi thổi vào khiến cho tôi mát tỉnh người. Đêm sang thu ở cửa biển thế này thường gợi cho tôi nhiều mơ ước và cảm hứng muốn viết. Bên mạn tàu, ông lão và anh con trai đang hạ buồm xuống. Ông lão ghì sợi dây luộc lòng và anh con trai thì kéo sợi lèo trôn. Trên thuyền, ánh lửa đã nhóm cháy sáng. Tôi đưa mắt nhìn qua ánh lửa chập chờn soi rọi, thấy trong mui có một bức tượng nhỏ Đức Bà Maria và Chúa Hài Đồng tạc bằng đá xám, hơi bé và thô, đặt trên một cô con gái ngồi cạnh bếp lửa. Một cô gái ở biển, có đôi cườm tay đầy đặn, đôi gò má bầu bĩnh rám nắng. Mái tóc cô cũng đẫm nước như anh con trai. Cô ngồi bó gối vào lòng, nhè nhẹ đưa tay đun những que củi đang cháy kêu lắc rắc. Anh con trai sau khi xếp buồm trên mui xong thì đến ngồi bên. Anh ta lặng lẽ tựa lưng mình vào lưng người con gái và duỗi hai chân ra. Tôi đoán chừng họ là hai vợ chồng. Anh con trai ngồi im như thế rất lâu. Tôi nhận thấy cái khuôn mặt đó lầm lì thế nào. Dường như anh ta có sự ấm ức trong lòng mà chưa bộc ra được. Người con gái đưa mắt liếc nhìn, đoạn với tay lên mui lấy một chiếc khăn nâu vắt lên vai anh ta, khẽ bảo:
- Lau đi cho khô tóc.
Anh chồng trẻ vẫn lặng thinh không đáp. Thình lình anh ta hất chiếc khăn sang một bên và nói chõ vào khoang:
- Bố làm thế thì thật không còn mặt mũi nào!
Trong khoang có tiếng dặng hắng của ông lão. Rồi tiếng ông lão nói ra:
Mày bảo sao?... Hừ... tao làm cho tao ăn cả đấy!
- Không phải chuyện bố ăn hay tôi ăn. Lúc nãy tôi đã bảo bố đừng bán, thế mà bố chẳng nghe. Bây giờ đã trót vậy, tốt hơn hết là đem số tiền bán con cá song ấy hoàn lại cho tập đoàn...
Tôi giật nảy mình. Câu đó làm tôi hiểu ra. Tôi có ngờ đâu con cá song chúng tôi vừa mua là của một tập đoàn phường lưới. Thật chẳng dè câu chuyện bán cá đơn giản vừa rồi lại ẩn náu cái uẩn khúc như vậy. Tiếng ông lão rít lên:
- Mày nói gì thế, thằng khốn. Không đời nào thằng già này chịu thế. Mày còn dại lắm con ạ... Không, không...
Thấy mình nói khí to, sợ trên tàu nghe thấy, lão liền hạ thấp giọng. Nhưng tôi vẫn nghe được tiếng lão ta nói tiếp:
- Ai biết được. Chẳng có thuyền nào trông thấy. Đêm hôm tối tăm thế này...
Anh con trai cười:
- Hừ... Hằng ngày bố vẫn cầu nguyện "Chúa ở khắp mọi nơi... thông biết mọi sự" đấy thôi!
Ông lão lặng im.
Anh con trai nói thêm:
- Thế là bố đã không giữ điều răn thứ bảy của Chúa!
Anh con trai mới nói xong thì người con gái quay mặt lại. Cô ta lấy tay cấu khẽ chồng, cau mày.
- Mày dạy lại tao đấy à? Phải, kinh thánh có răn là không được tham của người. Chúa dạy thế. Nhưng đó là Chúa dạy chớ lấy của người khác. Mà tao, tao chẳng có lấy của ai sốt. Của tao làm ra, tao có quyền bán đi. Như vậy là tao không mảy may phạm tội tới điều răn của Chúa.
Ông lão nói với giọng vừa tức giận vừa hả hê. Nói xong lão ngồi nhổm dậy. Kế đó tôi thấy lão mò mẫm tìm vật gì. Lão với tay ra sau lái nói: "Đốt tao cái đóm!" Cô con dâu rút một cọng đóm đốt, trao cho lão. Ông lão hút thuốc. ánh sáng que đóm bùng lên. Tôi nhìn thấy cái ống điếu của lão hút thật to và dài. Loại điếu của người miền núi, tôi chỉ thấy trong một dịp lên Hoàng Su Phì. Tiếng điếu rít lên ồng ộc. Anh con trai lại nói:
- Ăn cắp của một người đã có tội. Ăn cắp của nhiều người càng có tội hơn. Của tập đoàn là của nhiều người. Chúng ta lấy phần của một trăm hai mươi thuyền... Thế mà bố bảo là không có lỗi.
Ông lão bị con dồn vào chỗ thất thế, không lựa lời gì để nói được nữa. Lão tựa lưng vào vách thuyền. Hồi sao lão cất lên một tiếng thở dài não ruột. Trong ánh sáng chập choạng, bóng lão nhổm dậy. Hai tay lão quờ quạng về phía trước nắm chặt lấy then thuyền. Lão nói, giọng không quát tháo như lúc nãy, mà đay nghiến và kể lể:
- Trước kia... mày có biết đâu. Tao đối với bố tao không có như mày đối với tao bây giờ. Tao sống với bố qua những ngày cơ cực không sao nói xiết. Biển cả mênh mông này, chỗ nào mà chẳng có pha mồ hôi của tao, của bố. Chẳng phải đổ mồ hôi không đâu, mà còn đổ cả máu nữa, con ạ. Năm đó mày hãy còn bé, vả lại ở trên bãi mày không thể biết được một trận bão chưa từng thấy. Tao với bố đã chịu qua một đêm một ngày giữa biển. Và không sao bẻ lái như ý muốn. Cuối cùng thuyền rập vào bờ. Không phải là bờ cát đâu, mà rập vào đá. Bố bị chết chuyến ấy, người bị rập giữa đá với thuyền. Còn tao, tao kịp nhảy ra, nhưng vỡ đầu và ngất lịm đi. Vết sẹo trên đầu này của tao có phải là do tao đi ăn cắp, ăn trộm bị người ta chém cho đâu. Không, đó là vì tao vật lộn với miếng ăn để nuôi mày đấy. Bu mày cũng thế, suốt đời cực khổ chẳng ngước mặt lên được. Đời tao với bu mày có biết ăn chơi đàn đúm như chúng mày ngày nay đâu. Bu mày chết, mày làm gì biết được cái cảnh chết đau đớn ấy. Chết vì ăn phải nhiều cá quá. Dạo đó người ở Cát Hải - Gia Luận không có gạo ăn, cá mang lên chả đổi được gạo. Tao cõng xác bu mày đi chôn. Sức tao yếu quá, đến nỗi không thể lê chân đi tìm được chỗ nào cao ráo, đành phải chôn bu mày ở đầu bãi. Cái bãi mà bây giờ chiều chiều bọn bay vẫn xi nê xi niết đấy... Chuyện đó chắc mày đã nghe bà con nói. Tao hình như chưa kể với mày một lần nào. Là vì tao không muốn nhắc lại làm gì. Nhắc lại, mày nghe có thể có ích cho mày, nhưng tao thì lại không chịu nổi. Sau khi bu mày chết, tao sống một mình trơ trọi. Nhiều đêm chợt nghĩ tới chuyện cũ thì không sao ngủ được, nước mắt cứ trào ra. Mặt khác lại không yên thân với chủ thuyền. Chiếc thuyền rập nát trong trận bão biển năm đó nào có phải của tao đâu, của thằng Mã Chiếm đấy chứ. Thế là phải làm trả nợ thuyền suốt hai năm đấy con ạ. Nào ngờ vẫn không chết, sống qua khỏi cái năm đói ghê gớm nhất, rồi lần lần tách ra khỏi sợi dây thòng lọng của thằng Mã Chiếm tròng trên cổ tao suốt mười chín năm trời. Lần hồi, tao dành dụm sắm được thuyền cùng đi lưới chung với bà con. Cho đến nay tao năm mươi nhăm tuổi, mới nhẹ thở được một tí. Nếu Chúa không thương xót thì còn gì thân tao, và mày cũng không được khôn lớn như ngày nay. Thế mà ngày nay chính mày lại làm cho tao ngạt thở. Lúc nãy mày lảm nhảm những gì thế, hở?... Chịu thô, mày đối với tao thực không bằng người dưng kẻ chợ. Cầu Chúa tha tội cho mày...
Trên boong tàu, tôi cúi nhìn xuống. Dưới ánh sao đêm mờ nhạt, ông lão quỳ một gối chân, đang giơ tay lên ngực lên chán làm dấu. Giữa lúc ấy tôi nghe vẳng tới một tiếng nức nở. Đó là tiếng khóc của người con dâu. Cô ta ngừng cời than, úp hai bàn tay vào mặt, đôi vai khẽ rung lên. Anh con trai không động đậy. Rõ là anh ta đang đứng trước một cuộc phản công hết sức mãnh liệt. Lời lẽ nửa đay nghiến nửa thở than của người bố già ấy đã đưa anh vào một tình thế khó tháo gỡ. Người bố từ chỗ trước kia bị thất thế, giờ hóa ra chủ động. Rõ ràng ông ta đang đưa con mình vào một chỗ đã định, bắt người cont rai trẻ dừng lại ở đó mà suy nghĩ, mà đắn đo để rồi uể oải không cất chân bước lên được nữa.
Tôi miết chặt hai ngón chân cái xuống sàn tàu, dán mắt lo lắng nhìn về phía anh bạn trẻ của tôi. Lưng anh ta vẫn dựa vào vai vợ nhưng hai chân từ từ co lại. Anh ngồi im như một bức tượng. Chỉ có đôi lông mày hơi nhíu và đôi mắt mở trừng trừng, long lanh đọng ánh than lửa từ bếp hắt lên. Tôi không rõ anh ta đang nghĩ gì. Điều chắc chắn là tâm trạng anh ta không được bình thường. Tôi chợt thấy anh ta thúc nhẹ khủy tay vào sườn vợ, chừng như bảo vợ nín đi, đừng có khóc nữa.
Rất lâu sau, dưới thuyền vẫn im lìm. Tiếng sóng đều đều vỗ ộp oạt vào mạn thuyền và tàu, càng làm cho sự yên tĩnh lộ rõ hơn. Anh con trai từ lúc nghe gợi nhắc về cái quá khứ cũ của bố mẹ, vẫn cứ ngồi im phăng phắc, khiến tôi sốt ruột. Nhưng tôi vẫn kiên trì chờ đợi và hy vọng. Bấy giờ tôi thấy hết sức cần đòi hỏi ở anh con trai ấy một câu nói. Cái câu nói của anh và của chính lòng tôi đang mong đợi. Cốt sao anh ta đừng tạo một sự căng thẳng, đừng làm cho người vợ yếu lòng kia phải cất tiếng khóc một lần nữa. Thời gian trôi qua rất chậm và nặng nề. Vẫn không thấy anh con trai hé miệng. Tôi sắp sửa nản lòng, thì người con trai ấy đã lên tiếng.
- Nỗi khổ của bố ngày xưa, tôi rõ lắm... Bố ạ, khi bố nhớ lại những cảnh ấy thì bố có nghĩ là tại sao bây giờ bố được dễ thở không? Chẳng nhẽ bố lại không nhớ vì thế nào, nhờ ai mà thằng Mã Chiếm nó chịu buông cái sợi dây thòng lọng của nó ra hay sao? Bố cứ nghĩ xem...
Tôi thở phào nhẹ cả người. Anh con trai đã nói lên cái câu nó mà chỉ có trong lứa tuổi anh mới nói được. Lời nói khiến ông lão im đi một chập rất lâu không đáp. Tôi bỗng nghe từ dưới cabin có tiếng chân người đi lên. Thì ra anh Năm Trường. Anh đến bên tôi. Khi anh sắp mở miệng định nói thì tôi đã kịp giơ tay chặn lại. Tôi kéo anh đi về phía mũi. Anh Năm Trường lo lắng hỏi:
- Cái gì thế, anh?
Tôi nói: "- Chuyện gác thì không có gì xảy ra, nhưng có chuyện này... " Rồi tôi thuật lại cho anh nghe câu chuyện giữa bố con ông lão thuyền cá. Cuối cùng tôi chép miệng:
- Bọn mình cũng sơ suất, lẽ ra phải hỏi cẩn thận rồi hãy mua.
- Không hề gì. Vả lại mình có biết đâu. Giờ cá đã sắp ăn rồi không thể trả lại được!
Nói đoạn anh Năm Trường bảo tôi cùng đi với anh lại chỗ chiếc thuyền buộc. Đến nơi tôi với anh im lặng ngồi nép xuống. Dưới thuyền, ông lão vừa hút xong một hơi thuốc lào nữa rồi ngả lưng nằm xuống. Đằng lái anh con trai đã xây lưng lại. Anh ta đưa tay vuốt vuốt làn tóc ướt của vợ. Vợ anh đã thôi khóc, ngồi yên cho chồng mân mó tóc mình. Một lúc sau chị rũ nhẹ mái tóc, lúi húi tìm đèn đốt lên. Chị lấy đũa cả giở vung xới cơm. Mùi cơm nếp bốc hơi thơm ngát đến tận mũi chúng tôi. Chị ta bày ra trên sạp lái một chiếc mâm gỗ, trên có đặt ba cái bát và một con cá nhụ nước. Chị rướn người vào khoang nói:
- Bố ra xơi cơm!
- Cứ ăn đi, bố chưa đói đâu. Ông lão đáp.
Người con dâu lộ vẻ không yên tâm. Chị ta lo bố chồng còn giận. Nhưng anh chồng đã nhắc trên giá xuống một chiếc bát to. Anh sẻ một nửa con cá và xới cơm nếp, cẩn thận để riêng ra. Anh đưa mắt ra hiệu bảo vợ ăn. Hai vợ chồng cùng ăn với nhau. Anh con trai ban đầu còn cầm đũa về sau cứ vắt xôi trong tay mà ăn ngấu nghiến. Chị vợ thì ăn nhỏ nhẻ từng miếng một. Chốc chốc chị liếc chồng và nâng bát che nụ cười tủm tỉm.
Bỗng ông lão lên tiếng, chừng như sau bao nhiêu lâu nghĩ ngợi:
- Tuổi già như tao không hề quên tạ ơn ai bao giờ. Nhưng có cái tao nghĩ mãi chẳng ra. Đảng và Chính phủ bày ra cái tập đoàn làm gì nhỉ? Nói thực, tao có thích vào tập đoàn đâu. Tao mà vào tập đoàn là tại mày, là vì tao không chịu nổi cái miệng thế. Có ngày đây rồi không dư dả đâu mà góp nuôi cha xứ được!
- Sao lại không? Mấy tháng nay cha vẫn sống đầy đủ đấy chứ!
Ông lão im đi một chập, hồi sau nói:
- Ngày mai chủ nhật thuyền về bến Quảng, tao cấm mày nói ra điều gì đấy nghe không?
- Ngày mai tôi có việc bận phải lên thị xã đấy bố ạ!
- Việc gì?
- Tôi đi họp thanh niên.
Ông lão tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thế mày không đi lễ à... Mà thôi, cũng được, đã đi họp thì đừng đi lễ.
Anh con trai trả lời: - Tôi đi họp nhưng tôi cũng không bỏ lễ.
- Đi đâu thì đi nhưng giữ cẩn thận cái mồm anh đấy!
- Nếu nhỡ bà con biết thì sao?
- Làm thế nào mà biết được?
Anh con trai ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Bố nên nghe tôi, tốt hơn hết là đem trả số tiền bán cá lại cho ban quản trị tập đoàn đi bố ạ!
Câu nói của anh con trai như lời tuyên bố cuối cùng, như một tiếng chuông đánh vang lên lần chót. Chúng tôi nghe thấy hình như ông lão rít chặt hai hàm răng lại. Anh Năm Trường đập nhẹ vào vai tôi một cái. Tôi đinh ninh là nhất định hai bố con sẽ cãi nhau to. Cô con dâu cũng quả có nỗi lo như tôi. Chị ta phát nhẹ tay vào lưng anh chồng, môi bậu lại. May sao giữa lúc đó trên mặt bể có tiếng động cơ. Tôi khều anh Năm Trường nói khẽ: "- Tàu đến!". Anh Năm đứng lên nhìn, nhưng lắc đầu nói: "- Không phải!".
Chiếc "Maiascốpki" chưa đến. Đó là chiếc "Vĩ ngư" của Trung Quốc đi đánh cá về. Tàu chạy ngang mặt chúng tôi về mé phải. Có lẽ tàu đánh được nhiều cá lắm nên trông rất khẳm. Anh con trai nọ buông câu chuyện đang nói với bố, mải lo nhìn tàu. ánh mắt anh lộ vẻ thèm thuồng. Tàu chạy khỏi rồi, anh bảo vợ:
- Thích thật, giá mà cho tớ được đi đánh cá trên tàu thì tớ đi ngay!
- Thì anh cứ đi đi, có ai buộc chân anh ở thuyền đâu. Ông lão xen vào. Ngừng một lúc, lão tiếp lời:
- Mà cái thứ như anh người ta cóc có cần... Anh đi, tôi đây cũng chả thiết. Anh ở đây, anh chỉ độc làm khổ tôi...
Anh con nghe bố nói thì vùng cười:
- Không có tôi bố sẽ ra khỏi tập đoàn chứ gì?
- Không biết!
- Thế thì tôi chẳng đi đâu cả. Chừng nào bố thích được cái tập đoàn đó thì chừng ấy tôi mới đi!
- Ma quỷ! Mày bất hiếu bất mục thế thì Chúa không chứng cho mày đâu!
- Sao, bố nói sao? - Anh con trai hỏi lại.
- Tao nói Chúa không chứng cho mày. Mày mà cứ thế thì rồi mày chết sa địa ngục.
Anh con trai bèn cười nữa, và nói:
- Chưa biết ai sa địa ngục đấy. Tôi thì tôi cứ thẳng một mạch lên thiên đường cho bố xem!
Hai bố con cứ thế mà nói. Không khí dưới thuyền đã trở nên dễ chịu hơn. Dẫu sao, qua một trận cãi vã, họ vẫn là bố con ruột thịt với nhau. Nhưng riêng tôi, tôi cảm thấy cuộc cãi vã đến đây chưa phải là đã kết thúc. Từ lời nói đến việc thực hiện được ý muốn, người con sẽ còn phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nữa. Tôi hình dung nỗi khó ấy mà lo thay cho anh. Nhưng bây giờ tôi trông anh có vẻ ung dung chứ không vội vã. Sau khi thôi nói với bố, anh ta day qua cọ cọ nằm lên đôi vai tròn trĩnh của vợ. Anh áp miệng nhá nhá hàm răng lên cái đôi vai đó. Chúng tôi không nghe họ nói thêm gì nữa. Vừa lúc ấy, chợt có tiếng người cấp dưỡng gọi. Cháo đã chín, bay mùi hành thơm phức. Tôi với anh Năm Trường rời chỗ ngồi. Đồng hồ tàu điểm mười một giờ. Tôi xuống cabin đánh thức anh em dậy. Chốc sau chúng tôi đã quây quần ở quầy lái, múc chuyên tay nhau những bát cháo cá tươi. Anh Năm Trường đem chai rượu ra rót vào những chiếc cốc sứ nhỏ. Trước khi ăn chúng tôi mời ông lão thuyền cá. Ông lão từ dưới thuyền đáp: "- Cám ơn các bác, chúng tôi vừa mới lỗi cơm xong!". Anh Năm Trường bưng một cốc rượu bước ghé ra mời ông lão. Nhận ra rượu, ông lão cảm ơn nhiều lượt, rồi hai tay đỡ lấy cốc rượu uống thẳng một hơi. Uống xong lão "khà" một tiếng khoái trá. Anh Năm Trường lại rót một cốc khác nói rõ là mời anh con trai. Nhưng anh ta lắc đầu:
- Tôi không biết uống đâu!
- Sao lại không? Uống đi chứ, một hớp thôi...
Và mặc dù anh con trai từ chối, người thuyền phó vẫn nài anh ta uống cho được. Ông lão chuyển cốc rượu ra sau lái với vẻ mặt ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ của người thuyền phó đối với con mình. Người con gái e thẹn tiếp lấy cốc rượu nơi tay ông lão đưa lại cho chồng. Anh con trai không từ chối được, bưng lấy cốc. Tôi mỉm cười nhìn anh bưng cốc rượu uống. Hẳn chỉ có riêng tôi với anh Năm Trường là hiểu được ý nghĩa của cốc rượu tặng ấy. Sau đó, chúng tôi cùng húp cháo nóng một cách ngon lành. Nhưng gương mặt của thủy thủ ngồi quanh tôi đều đỏ hồng lên. Trên trán họ lấm tấm rịn ra những giọt mồ hôi nhỏ. Lúc sắp ăn xong, đồng chí hoa tiêu kêu lên:
- Tàu đến kia rồi!
Tôi buông thìa cháo đang ăn, nhìn ra khơi. Quả nhiên thấy có ánh đèn tàu xuất hiện ở cuối mặt bể. Đồng thời chợt nghe từ phía ấy phát lên những tiếng nổ rất ấm. Vô số những pháo hoa xanh đỏ, vàng từ tàu "Maia" bay vọt lên không trung. Chúng tôi reo hò thích thú. Mọi người đều hiểu. Đêm nay đúng là đêm kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, các thủy thủ Liên Xô bắn pháo hoa để chào mừng ngày lễ lớn.
ánh đèn tàu "Maia" mỗi lúc một đến gần. Đèn tàu sáng rực như đèn điện ở một vùng phố nhỏ. Tôi đến cởi hộ dây cho chiếc thuyền lưới. Ông lão gò lưng kéo mạnh sợi dây buộc lòng. Cánh buồm nâu từ từ bị lôi sểnh lên. Tiếng chuông trên buồng lái reo giật. ống khói tàu khọt khẹt như người hắt hơi. Chiếc thuyền lưới tách ra khỏi tàu, xa dần. Tôi chỉ còn vừa kịp nhìn thấy chiếc lưng vạm vỡ và đôi vai rộng của người con trai. Rồi bóng thuyền khuất mất trên mặt biển tối.
Tôi bảo anh Năm Trường:
- Anh Năm à, tôi e rằng bọn mình vừa rồi ăn phải mấy miếng cá không được xã hội chủ nghĩa lắm.
Người thuyền phó đồng hương của tôi đáp:
- Tớ thì tớ nghĩ khác. Tớ tin là anh con trai sẽ thắng ông bố!
Bấy giờ tiếng máy khởi động mạnh làm thành tàu rung lên. Đèn tàu bật sáng, chân vịt sau lái bắt đầu khuấy nước ùng ục. Tàu chúng tôi quay mũi nhằm hướng chiếc "Maiaxcốpki" mà chạy lướt tới. Tôi đưa mắt nhìn từng chùm pháo hoa ngũ sắc đang bay múa tuyệt đẹp từ trên lưng chừng không là là buông xuống, chiếu sáng những ngọn sóng hình lưỡi búa.
Trước mũi tàu, sóng nước bị rẽ ra, vỡ tan, đầm đìa ánh sáng. Còn các vì sao xanh biếc trên trời kia thì cứ như là cùng lướt đi theo tàu chúng tôi không đành lòng tạm biệt.
Tàu chúng tôi sau khi đưa chiếc tàu buôn Thụy Điển ra khỏi cửa bể thì neo lại. Là vì đến khuya chúng tôi còn phải đón một chiếc tàu Liên Xô vào cảng. Lúc tiếng chuông trên tàu đánh lên báo hiệu neo đã thả xong thì vừa đúng tám giờ tối. Tôi nhận gác phiên đầu. Tôi đem treo đèn mũi và đèn lái rồi ra đứng ngoài boong. Tất cả thủy thủ đều tranh thủ đi ngủ lấy một giấc. Chỉ còn lại có tôi và người thuyền phó. Người thuyền phó ấy tức là anh Năm Trường, vốn đồng hương với tôi. Bóng tối đã buông xuống mặt bể từ lâu. Trước mặt tôi ngọn hải đăng Long Châu vẫn đều đều chớp lóe. Quanh chỗ tàu đậu và dọc về phía hòn Xám Buối Chẩu hiện ra nhan nhản những cánh buồm thuyền lưới. Mỗi chiếc thuyền lưới mang một ánh đèn nhỏ, lặng lẽ lướt đi lướt lại trên mặt biển. Anh Năm Trường bàn với người cấp dưỡng trên tàu là ông Tư Già, định gọi thuyền mua cá nấu cháo. Ông Tư cấp dưỡng đồng ý. Tôi với anh Năm Trường đi ra lái tìm gọi một chiếc thuyền mua cá nấu cháo. Ông Tư cấp dưỡng đồng ý. Tôi với anh Năm Trường đi ra lái tìm gọi một chiếc thuyền ở gần nhất. Anh Năm bắt tay lên miệng gọi lớn. Có tiếng người têrn thuyền ơi ới đáp lại. Nhưng rồi không rõ vì sao, chẳng thấy một thuyền nào cặp bến. May sao giữa lúc ấy, có một chiếc hướng mũi chèo về tàu. Chiếc thuyền đó đi rất chậm, đôi lúc như vùng vằng định trở mũi, mãi sau mới cặp vào mạn tàu. Tôi cầm chiếc đèn bão giơ lên. Trước mũi thuyền, một anh con trai chạy ra bám vịn thành tàu. Đó là một thanh niên có đôi vai rất rộng, bộ ngực anh ta nở căng cả áo và mái tóc anh ta đẫm nước. Sau lái thuyền, có một ông lão bịt khăn đầu rìu. Dưới chân ông lão là cái bếp lửa mới nhóm lên, cháy vờn vờn.
Anh Năm Trường vui vẻ hỏi vọng xuống:
- Có con cá nào ngon không anh bạn? Cho chúng tôi mua một con!
Anh con trai không đáp, hất mớ tóc trên đầu, đoạn cúi dỡ sạp mũi. Dưới khoang thuyền, tiếng cá quẫy lạch bạch. Những cái sống lưng cá to đen và những vẩy cá như bạc hiện ra lấp loáng trước mắt tôi. Nhưng anh trai trẻ nọ trông lầm lì quá. Đôi bàn tay anh ta quờ quạng dưới khoang chẳng mấy là nhanh nhẹn, xem chiều như miễn cưỡng nữa. Sau cùng anh ta nhấc lên được một con cá. Song thực tình chẳng phải là con cá chúng tôi đang ao ước tí nào. Một con cá nhụ coi như mới chết, mình không được dịu. Tôi kêu lên:
- Con cá ấy bé quá, mà nó lại chết!
- Anh chọn cho tôi một con đủ trên mười người ăn. Chúng tôi cần cá to và ngon để nấu một nồi cháo! Anh Năm Trường nói vào.
Anh con trai đáp nho nhỏ:
- Không còn con nào to đâu, cũng thế cả thôi!
Giọng nói của anh ta rõ là giọng nói của một người bán mà không thiết bán. Tôi lấy làm lạ quá. Rõ ràng vừa rồi dưới khoang thuyền có nhiều con cá trườn sống lưng rất to, đâu phải tôi trông lầm. Tôi định nói, nhưng chưa kịp thốt lời thì sau lái ông lão đã nói lớn:
- Có, còn mấy con song to các bác ạ!
Vừa nói lão vừa bò tuông ra mũi. Tôi nhìn thấy lão rõ hơn. Đó là một ông lão khoảng trên năm mươi. Đầu lão như húi trọc, tóc lún phún trổ ra ngoạm lấy mang tai. Dưới gáy lão in dấu một vết sẹo to như đường dao chém. Người lão coi gầy nhưng cứng cáp. Chiếc áo nâu ngắn tay đang mặc không gài cúc để lộ ra một chiếc thánh giá bằng đồng nhỏ buộc lủng lẳng trước ngực. Lão nói như thét với anh con trai:
- Chậc... Bắt cái song ấy. Gớm, sao mày lại dấm dớ thế, hử?
Anh con chưa kịp cúi xuống khoang thì lão huých luôn cùi tay vào người anh ta và giật lấy chiếc vợt. Nhanh như cắt, lão đã lùa ngay được một con cá vào vợt và nhấc lên. Tôi thấy một con cá song rất to đè trĩu đáy vợt. Thân con cá màu nâu sẫm điểm vằn đen, mang nó thở đều đặn và nơi mũi phì phò những bong bóng nước nhỏ. Nằm trong lưới vợt mà nó xòe cái đuôi ra to như một bàn tay giang rộng. Thực là một con cá đẹp song đẹp đẽ. Anh Năm Trường trông thấy cũng ưng ý ngay. Nhưng anh ta đưa mắt nhìn anh con trai nọ bảo:
- Anh kia có cá to mà sao không muốn bán thế, bộ anh cho chúng tôi không có tiền à? Cán bộ công nhân chúng tôi quả thực không giàu, nhưng thừa sức mua mấy con cá của anh mà.
Người thanh niên nọ ngước mắt lên, lặng lẽ nhìn người thuyền phó chúng tôi. Có lẽ anh ta định nói gì, nhưng ông lão đã quắc mắt nhìn. Cái tia sáng đôi mắt ông lão đã chặn lời anh ta. Bấy giờ thật bụng tôi cũng chẳng thương hại cho anh ta một chút nào. Cái sự anh ta làm trở ngại việc mua bán của chúng tôi thật là sai quấy hẳn đi rồi. Thì anh ta còn định nói gì nữa kia chứ!
Ông lão hai tay chấp cái cán vợt nâng lên. Bộ điệu như vừa là để cho chúng tôi trông thấy tỏ rõ con cá, lại như vừa có vẻ xin lỗi. Anh con trai bấy giờ trở nên một người vô phận sự. Anh ta bò ra sau lái, có vẻ như vẫn còn hậm hực điều gì. Anh Năm Trường hỏi ông lão giá cá bao nhiêu một cân. Ông lão đáp mỗi cân giá một nghìn hai. Chúng tôi thuận mua con cá ấy với giá sáu nghìn hai trăm đồng. Ông lão đưa vợt lên. Tôi đón lấy, lật vợt hất con cá xuống boong tàu. Người đánh cá già sau khi nhận đủ tiền thì xin buộc thuyền vào mạn tàu để nghỉ nấu cơm và đợi con nước khuya.
Trên tàu, tiếng dao thớt của ông Tư cấp dưỡng đã khua lên. Tôi vào bếp bỏ thêm than vào lò chuẩn bị bắc nước. Anh Năm Trường ngồi với tôi một lúc, trước khi xuống cabin ngủ, anh dặn tôi:
- Hễ thấy tàu đến thì đánh chuông, chừng nào cháo chín kêu tụi tôi dậy. Chốc nữa thế nào anh cũng phải uống với tôi một cốc rượu. Từ lúc anh xuống đây tôi chưa được thấy anh uống rượu bây giờ!
Tôi cười không đáp, vặn cây đèn cho cháy sáng hơn rồi ra ngoài, ngồi im, ngửa mặt nhìn trời. Đêm tháng mười, bầu trời lấp lánh các vì sao. Những ngôi sao có tên gọi cùng với những ngôi sao khác chiếu lên nền trời thứ ánh sáng xanh dịu. Gió biển từng cơn từ khơi thổi vào khiến cho tôi mát tỉnh người. Đêm sang thu ở cửa biển thế này thường gợi cho tôi nhiều mơ ước và cảm hứng muốn viết. Bên mạn tàu, ông lão và anh con trai đang hạ buồm xuống. Ông lão ghì sợi dây luộc lòng và anh con trai thì kéo sợi lèo trôn. Trên thuyền, ánh lửa đã nhóm cháy sáng. Tôi đưa mắt nhìn qua ánh lửa chập chờn soi rọi, thấy trong mui có một bức tượng nhỏ Đức Bà Maria và Chúa Hài Đồng tạc bằng đá xám, hơi bé và thô, đặt trên một cô con gái ngồi cạnh bếp lửa. Một cô gái ở biển, có đôi cườm tay đầy đặn, đôi gò má bầu bĩnh rám nắng. Mái tóc cô cũng đẫm nước như anh con trai. Cô ngồi bó gối vào lòng, nhè nhẹ đưa tay đun những que củi đang cháy kêu lắc rắc. Anh con trai sau khi xếp buồm trên mui xong thì đến ngồi bên. Anh ta lặng lẽ tựa lưng mình vào lưng người con gái và duỗi hai chân ra. Tôi đoán chừng họ là hai vợ chồng. Anh con trai ngồi im như thế rất lâu. Tôi nhận thấy cái khuôn mặt đó lầm lì thế nào. Dường như anh ta có sự ấm ức trong lòng mà chưa bộc ra được. Người con gái đưa mắt liếc nhìn, đoạn với tay lên mui lấy một chiếc khăn nâu vắt lên vai anh ta, khẽ bảo:
- Lau đi cho khô tóc.
Anh chồng trẻ vẫn lặng thinh không đáp. Thình lình anh ta hất chiếc khăn sang một bên và nói chõ vào khoang:
- Bố làm thế thì thật không còn mặt mũi nào!
Trong khoang có tiếng dặng hắng của ông lão. Rồi tiếng ông lão nói ra:
Mày bảo sao?... Hừ... tao làm cho tao ăn cả đấy!
- Không phải chuyện bố ăn hay tôi ăn. Lúc nãy tôi đã bảo bố đừng bán, thế mà bố chẳng nghe. Bây giờ đã trót vậy, tốt hơn hết là đem số tiền bán con cá song ấy hoàn lại cho tập đoàn...
Tôi giật nảy mình. Câu đó làm tôi hiểu ra. Tôi có ngờ đâu con cá song chúng tôi vừa mua là của một tập đoàn phường lưới. Thật chẳng dè câu chuyện bán cá đơn giản vừa rồi lại ẩn náu cái uẩn khúc như vậy. Tiếng ông lão rít lên:
- Mày nói gì thế, thằng khốn. Không đời nào thằng già này chịu thế. Mày còn dại lắm con ạ... Không, không...
Thấy mình nói khí to, sợ trên tàu nghe thấy, lão liền hạ thấp giọng. Nhưng tôi vẫn nghe được tiếng lão ta nói tiếp:
- Ai biết được. Chẳng có thuyền nào trông thấy. Đêm hôm tối tăm thế này...
Anh con trai cười:
- Hừ... Hằng ngày bố vẫn cầu nguyện "Chúa ở khắp mọi nơi... thông biết mọi sự" đấy thôi!
Ông lão lặng im.
Anh con trai nói thêm:
- Thế là bố đã không giữ điều răn thứ bảy của Chúa!
Anh con trai mới nói xong thì người con gái quay mặt lại. Cô ta lấy tay cấu khẽ chồng, cau mày.
- Mày dạy lại tao đấy à? Phải, kinh thánh có răn là không được tham của người. Chúa dạy thế. Nhưng đó là Chúa dạy chớ lấy của người khác. Mà tao, tao chẳng có lấy của ai sốt. Của tao làm ra, tao có quyền bán đi. Như vậy là tao không mảy may phạm tội tới điều răn của Chúa.
Ông lão nói với giọng vừa tức giận vừa hả hê. Nói xong lão ngồi nhổm dậy. Kế đó tôi thấy lão mò mẫm tìm vật gì. Lão với tay ra sau lái nói: "Đốt tao cái đóm!" Cô con dâu rút một cọng đóm đốt, trao cho lão. Ông lão hút thuốc. ánh sáng que đóm bùng lên. Tôi nhìn thấy cái ống điếu của lão hút thật to và dài. Loại điếu của người miền núi, tôi chỉ thấy trong một dịp lên Hoàng Su Phì. Tiếng điếu rít lên ồng ộc. Anh con trai lại nói:
- Ăn cắp của một người đã có tội. Ăn cắp của nhiều người càng có tội hơn. Của tập đoàn là của nhiều người. Chúng ta lấy phần của một trăm hai mươi thuyền... Thế mà bố bảo là không có lỗi.
Ông lão bị con dồn vào chỗ thất thế, không lựa lời gì để nói được nữa. Lão tựa lưng vào vách thuyền. Hồi sao lão cất lên một tiếng thở dài não ruột. Trong ánh sáng chập choạng, bóng lão nhổm dậy. Hai tay lão quờ quạng về phía trước nắm chặt lấy then thuyền. Lão nói, giọng không quát tháo như lúc nãy, mà đay nghiến và kể lể:
- Trước kia... mày có biết đâu. Tao đối với bố tao không có như mày đối với tao bây giờ. Tao sống với bố qua những ngày cơ cực không sao nói xiết. Biển cả mênh mông này, chỗ nào mà chẳng có pha mồ hôi của tao, của bố. Chẳng phải đổ mồ hôi không đâu, mà còn đổ cả máu nữa, con ạ. Năm đó mày hãy còn bé, vả lại ở trên bãi mày không thể biết được một trận bão chưa từng thấy. Tao với bố đã chịu qua một đêm một ngày giữa biển. Và không sao bẻ lái như ý muốn. Cuối cùng thuyền rập vào bờ. Không phải là bờ cát đâu, mà rập vào đá. Bố bị chết chuyến ấy, người bị rập giữa đá với thuyền. Còn tao, tao kịp nhảy ra, nhưng vỡ đầu và ngất lịm đi. Vết sẹo trên đầu này của tao có phải là do tao đi ăn cắp, ăn trộm bị người ta chém cho đâu. Không, đó là vì tao vật lộn với miếng ăn để nuôi mày đấy. Bu mày cũng thế, suốt đời cực khổ chẳng ngước mặt lên được. Đời tao với bu mày có biết ăn chơi đàn đúm như chúng mày ngày nay đâu. Bu mày chết, mày làm gì biết được cái cảnh chết đau đớn ấy. Chết vì ăn phải nhiều cá quá. Dạo đó người ở Cát Hải - Gia Luận không có gạo ăn, cá mang lên chả đổi được gạo. Tao cõng xác bu mày đi chôn. Sức tao yếu quá, đến nỗi không thể lê chân đi tìm được chỗ nào cao ráo, đành phải chôn bu mày ở đầu bãi. Cái bãi mà bây giờ chiều chiều bọn bay vẫn xi nê xi niết đấy... Chuyện đó chắc mày đã nghe bà con nói. Tao hình như chưa kể với mày một lần nào. Là vì tao không muốn nhắc lại làm gì. Nhắc lại, mày nghe có thể có ích cho mày, nhưng tao thì lại không chịu nổi. Sau khi bu mày chết, tao sống một mình trơ trọi. Nhiều đêm chợt nghĩ tới chuyện cũ thì không sao ngủ được, nước mắt cứ trào ra. Mặt khác lại không yên thân với chủ thuyền. Chiếc thuyền rập nát trong trận bão biển năm đó nào có phải của tao đâu, của thằng Mã Chiếm đấy chứ. Thế là phải làm trả nợ thuyền suốt hai năm đấy con ạ. Nào ngờ vẫn không chết, sống qua khỏi cái năm đói ghê gớm nhất, rồi lần lần tách ra khỏi sợi dây thòng lọng của thằng Mã Chiếm tròng trên cổ tao suốt mười chín năm trời. Lần hồi, tao dành dụm sắm được thuyền cùng đi lưới chung với bà con. Cho đến nay tao năm mươi nhăm tuổi, mới nhẹ thở được một tí. Nếu Chúa không thương xót thì còn gì thân tao, và mày cũng không được khôn lớn như ngày nay. Thế mà ngày nay chính mày lại làm cho tao ngạt thở. Lúc nãy mày lảm nhảm những gì thế, hở?... Chịu thô, mày đối với tao thực không bằng người dưng kẻ chợ. Cầu Chúa tha tội cho mày...
Trên boong tàu, tôi cúi nhìn xuống. Dưới ánh sao đêm mờ nhạt, ông lão quỳ một gối chân, đang giơ tay lên ngực lên chán làm dấu. Giữa lúc ấy tôi nghe vẳng tới một tiếng nức nở. Đó là tiếng khóc của người con dâu. Cô ta ngừng cời than, úp hai bàn tay vào mặt, đôi vai khẽ rung lên. Anh con trai không động đậy. Rõ là anh ta đang đứng trước một cuộc phản công hết sức mãnh liệt. Lời lẽ nửa đay nghiến nửa thở than của người bố già ấy đã đưa anh vào một tình thế khó tháo gỡ. Người bố từ chỗ trước kia bị thất thế, giờ hóa ra chủ động. Rõ ràng ông ta đang đưa con mình vào một chỗ đã định, bắt người cont rai trẻ dừng lại ở đó mà suy nghĩ, mà đắn đo để rồi uể oải không cất chân bước lên được nữa.
Tôi miết chặt hai ngón chân cái xuống sàn tàu, dán mắt lo lắng nhìn về phía anh bạn trẻ của tôi. Lưng anh ta vẫn dựa vào vai vợ nhưng hai chân từ từ co lại. Anh ngồi im như một bức tượng. Chỉ có đôi lông mày hơi nhíu và đôi mắt mở trừng trừng, long lanh đọng ánh than lửa từ bếp hắt lên. Tôi không rõ anh ta đang nghĩ gì. Điều chắc chắn là tâm trạng anh ta không được bình thường. Tôi chợt thấy anh ta thúc nhẹ khủy tay vào sườn vợ, chừng như bảo vợ nín đi, đừng có khóc nữa.
Rất lâu sau, dưới thuyền vẫn im lìm. Tiếng sóng đều đều vỗ ộp oạt vào mạn thuyền và tàu, càng làm cho sự yên tĩnh lộ rõ hơn. Anh con trai từ lúc nghe gợi nhắc về cái quá khứ cũ của bố mẹ, vẫn cứ ngồi im phăng phắc, khiến tôi sốt ruột. Nhưng tôi vẫn kiên trì chờ đợi và hy vọng. Bấy giờ tôi thấy hết sức cần đòi hỏi ở anh con trai ấy một câu nói. Cái câu nói của anh và của chính lòng tôi đang mong đợi. Cốt sao anh ta đừng tạo một sự căng thẳng, đừng làm cho người vợ yếu lòng kia phải cất tiếng khóc một lần nữa. Thời gian trôi qua rất chậm và nặng nề. Vẫn không thấy anh con trai hé miệng. Tôi sắp sửa nản lòng, thì người con trai ấy đã lên tiếng.
- Nỗi khổ của bố ngày xưa, tôi rõ lắm... Bố ạ, khi bố nhớ lại những cảnh ấy thì bố có nghĩ là tại sao bây giờ bố được dễ thở không? Chẳng nhẽ bố lại không nhớ vì thế nào, nhờ ai mà thằng Mã Chiếm nó chịu buông cái sợi dây thòng lọng của nó ra hay sao? Bố cứ nghĩ xem...
Tôi thở phào nhẹ cả người. Anh con trai đã nói lên cái câu nó mà chỉ có trong lứa tuổi anh mới nói được. Lời nói khiến ông lão im đi một chập rất lâu không đáp. Tôi bỗng nghe từ dưới cabin có tiếng chân người đi lên. Thì ra anh Năm Trường. Anh đến bên tôi. Khi anh sắp mở miệng định nói thì tôi đã kịp giơ tay chặn lại. Tôi kéo anh đi về phía mũi. Anh Năm Trường lo lắng hỏi:
- Cái gì thế, anh?
Tôi nói: "- Chuyện gác thì không có gì xảy ra, nhưng có chuyện này... " Rồi tôi thuật lại cho anh nghe câu chuyện giữa bố con ông lão thuyền cá. Cuối cùng tôi chép miệng:
- Bọn mình cũng sơ suất, lẽ ra phải hỏi cẩn thận rồi hãy mua.
- Không hề gì. Vả lại mình có biết đâu. Giờ cá đã sắp ăn rồi không thể trả lại được!
Nói đoạn anh Năm Trường bảo tôi cùng đi với anh lại chỗ chiếc thuyền buộc. Đến nơi tôi với anh im lặng ngồi nép xuống. Dưới thuyền, ông lão vừa hút xong một hơi thuốc lào nữa rồi ngả lưng nằm xuống. Đằng lái anh con trai đã xây lưng lại. Anh ta đưa tay vuốt vuốt làn tóc ướt của vợ. Vợ anh đã thôi khóc, ngồi yên cho chồng mân mó tóc mình. Một lúc sau chị rũ nhẹ mái tóc, lúi húi tìm đèn đốt lên. Chị lấy đũa cả giở vung xới cơm. Mùi cơm nếp bốc hơi thơm ngát đến tận mũi chúng tôi. Chị ta bày ra trên sạp lái một chiếc mâm gỗ, trên có đặt ba cái bát và một con cá nhụ nước. Chị rướn người vào khoang nói:
- Bố ra xơi cơm!
- Cứ ăn đi, bố chưa đói đâu. Ông lão đáp.
Người con dâu lộ vẻ không yên tâm. Chị ta lo bố chồng còn giận. Nhưng anh chồng đã nhắc trên giá xuống một chiếc bát to. Anh sẻ một nửa con cá và xới cơm nếp, cẩn thận để riêng ra. Anh đưa mắt ra hiệu bảo vợ ăn. Hai vợ chồng cùng ăn với nhau. Anh con trai ban đầu còn cầm đũa về sau cứ vắt xôi trong tay mà ăn ngấu nghiến. Chị vợ thì ăn nhỏ nhẻ từng miếng một. Chốc chốc chị liếc chồng và nâng bát che nụ cười tủm tỉm.
Bỗng ông lão lên tiếng, chừng như sau bao nhiêu lâu nghĩ ngợi:
- Tuổi già như tao không hề quên tạ ơn ai bao giờ. Nhưng có cái tao nghĩ mãi chẳng ra. Đảng và Chính phủ bày ra cái tập đoàn làm gì nhỉ? Nói thực, tao có thích vào tập đoàn đâu. Tao mà vào tập đoàn là tại mày, là vì tao không chịu nổi cái miệng thế. Có ngày đây rồi không dư dả đâu mà góp nuôi cha xứ được!
- Sao lại không? Mấy tháng nay cha vẫn sống đầy đủ đấy chứ!
Ông lão im đi một chập, hồi sau nói:
- Ngày mai chủ nhật thuyền về bến Quảng, tao cấm mày nói ra điều gì đấy nghe không?
- Ngày mai tôi có việc bận phải lên thị xã đấy bố ạ!
- Việc gì?
- Tôi đi họp thanh niên.
Ông lão tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thế mày không đi lễ à... Mà thôi, cũng được, đã đi họp thì đừng đi lễ.
Anh con trai trả lời: - Tôi đi họp nhưng tôi cũng không bỏ lễ.
- Đi đâu thì đi nhưng giữ cẩn thận cái mồm anh đấy!
- Nếu nhỡ bà con biết thì sao?
- Làm thế nào mà biết được?
Anh con trai ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Bố nên nghe tôi, tốt hơn hết là đem trả số tiền bán cá lại cho ban quản trị tập đoàn đi bố ạ!
Câu nói của anh con trai như lời tuyên bố cuối cùng, như một tiếng chuông đánh vang lên lần chót. Chúng tôi nghe thấy hình như ông lão rít chặt hai hàm răng lại. Anh Năm Trường đập nhẹ vào vai tôi một cái. Tôi đinh ninh là nhất định hai bố con sẽ cãi nhau to. Cô con dâu cũng quả có nỗi lo như tôi. Chị ta phát nhẹ tay vào lưng anh chồng, môi bậu lại. May sao giữa lúc đó trên mặt bể có tiếng động cơ. Tôi khều anh Năm Trường nói khẽ: "- Tàu đến!". Anh Năm đứng lên nhìn, nhưng lắc đầu nói: "- Không phải!".
Chiếc "Maiascốpki" chưa đến. Đó là chiếc "Vĩ ngư" của Trung Quốc đi đánh cá về. Tàu chạy ngang mặt chúng tôi về mé phải. Có lẽ tàu đánh được nhiều cá lắm nên trông rất khẳm. Anh con trai nọ buông câu chuyện đang nói với bố, mải lo nhìn tàu. ánh mắt anh lộ vẻ thèm thuồng. Tàu chạy khỏi rồi, anh bảo vợ:
- Thích thật, giá mà cho tớ được đi đánh cá trên tàu thì tớ đi ngay!
- Thì anh cứ đi đi, có ai buộc chân anh ở thuyền đâu. Ông lão xen vào. Ngừng một lúc, lão tiếp lời:
- Mà cái thứ như anh người ta cóc có cần... Anh đi, tôi đây cũng chả thiết. Anh ở đây, anh chỉ độc làm khổ tôi...
Anh con nghe bố nói thì vùng cười:
- Không có tôi bố sẽ ra khỏi tập đoàn chứ gì?
- Không biết!
- Thế thì tôi chẳng đi đâu cả. Chừng nào bố thích được cái tập đoàn đó thì chừng ấy tôi mới đi!
- Ma quỷ! Mày bất hiếu bất mục thế thì Chúa không chứng cho mày đâu!
- Sao, bố nói sao? - Anh con trai hỏi lại.
- Tao nói Chúa không chứng cho mày. Mày mà cứ thế thì rồi mày chết sa địa ngục.
Anh con trai bèn cười nữa, và nói:
- Chưa biết ai sa địa ngục đấy. Tôi thì tôi cứ thẳng một mạch lên thiên đường cho bố xem!
Hai bố con cứ thế mà nói. Không khí dưới thuyền đã trở nên dễ chịu hơn. Dẫu sao, qua một trận cãi vã, họ vẫn là bố con ruột thịt với nhau. Nhưng riêng tôi, tôi cảm thấy cuộc cãi vã đến đây chưa phải là đã kết thúc. Từ lời nói đến việc thực hiện được ý muốn, người con sẽ còn phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nữa. Tôi hình dung nỗi khó ấy mà lo thay cho anh. Nhưng bây giờ tôi trông anh có vẻ ung dung chứ không vội vã. Sau khi thôi nói với bố, anh ta day qua cọ cọ nằm lên đôi vai tròn trĩnh của vợ. Anh áp miệng nhá nhá hàm răng lên cái đôi vai đó. Chúng tôi không nghe họ nói thêm gì nữa. Vừa lúc ấy, chợt có tiếng người cấp dưỡng gọi. Cháo đã chín, bay mùi hành thơm phức. Tôi với anh Năm Trường rời chỗ ngồi. Đồng hồ tàu điểm mười một giờ. Tôi xuống cabin đánh thức anh em dậy. Chốc sau chúng tôi đã quây quần ở quầy lái, múc chuyên tay nhau những bát cháo cá tươi. Anh Năm Trường đem chai rượu ra rót vào những chiếc cốc sứ nhỏ. Trước khi ăn chúng tôi mời ông lão thuyền cá. Ông lão từ dưới thuyền đáp: "- Cám ơn các bác, chúng tôi vừa mới lỗi cơm xong!". Anh Năm Trường bưng một cốc rượu bước ghé ra mời ông lão. Nhận ra rượu, ông lão cảm ơn nhiều lượt, rồi hai tay đỡ lấy cốc rượu uống thẳng một hơi. Uống xong lão "khà" một tiếng khoái trá. Anh Năm Trường lại rót một cốc khác nói rõ là mời anh con trai. Nhưng anh ta lắc đầu:
- Tôi không biết uống đâu!
- Sao lại không? Uống đi chứ, một hớp thôi...
Và mặc dù anh con trai từ chối, người thuyền phó vẫn nài anh ta uống cho được. Ông lão chuyển cốc rượu ra sau lái với vẻ mặt ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ của người thuyền phó đối với con mình. Người con gái e thẹn tiếp lấy cốc rượu nơi tay ông lão đưa lại cho chồng. Anh con trai không từ chối được, bưng lấy cốc. Tôi mỉm cười nhìn anh bưng cốc rượu uống. Hẳn chỉ có riêng tôi với anh Năm Trường là hiểu được ý nghĩa của cốc rượu tặng ấy. Sau đó, chúng tôi cùng húp cháo nóng một cách ngon lành. Nhưng gương mặt của thủy thủ ngồi quanh tôi đều đỏ hồng lên. Trên trán họ lấm tấm rịn ra những giọt mồ hôi nhỏ. Lúc sắp ăn xong, đồng chí hoa tiêu kêu lên:
- Tàu đến kia rồi!
Tôi buông thìa cháo đang ăn, nhìn ra khơi. Quả nhiên thấy có ánh đèn tàu xuất hiện ở cuối mặt bể. Đồng thời chợt nghe từ phía ấy phát lên những tiếng nổ rất ấm. Vô số những pháo hoa xanh đỏ, vàng từ tàu "Maia" bay vọt lên không trung. Chúng tôi reo hò thích thú. Mọi người đều hiểu. Đêm nay đúng là đêm kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, các thủy thủ Liên Xô bắn pháo hoa để chào mừng ngày lễ lớn.
ánh đèn tàu "Maia" mỗi lúc một đến gần. Đèn tàu sáng rực như đèn điện ở một vùng phố nhỏ. Tôi đến cởi hộ dây cho chiếc thuyền lưới. Ông lão gò lưng kéo mạnh sợi dây buộc lòng. Cánh buồm nâu từ từ bị lôi sểnh lên. Tiếng chuông trên buồng lái reo giật. ống khói tàu khọt khẹt như người hắt hơi. Chiếc thuyền lưới tách ra khỏi tàu, xa dần. Tôi chỉ còn vừa kịp nhìn thấy chiếc lưng vạm vỡ và đôi vai rộng của người con trai. Rồi bóng thuyền khuất mất trên mặt biển tối.
Tôi bảo anh Năm Trường:
- Anh Năm à, tôi e rằng bọn mình vừa rồi ăn phải mấy miếng cá không được xã hội chủ nghĩa lắm.
Người thuyền phó đồng hương của tôi đáp:
- Tớ thì tớ nghĩ khác. Tớ tin là anh con trai sẽ thắng ông bố!
Bấy giờ tiếng máy khởi động mạnh làm thành tàu rung lên. Đèn tàu bật sáng, chân vịt sau lái bắt đầu khuấy nước ùng ục. Tàu chúng tôi quay mũi nhằm hướng chiếc "Maiaxcốpki" mà chạy lướt tới. Tôi đưa mắt nhìn từng chùm pháo hoa ngũ sắc đang bay múa tuyệt đẹp từ trên lưng chừng không là là buông xuống, chiếu sáng những ngọn sóng hình lưỡi búa.
Trước mũi tàu, sóng nước bị rẽ ra, vỡ tan, đầm đìa ánh sáng. Còn các vì sao xanh biếc trên trời kia thì cứ như là cùng lướt đi theo tàu chúng tôi không đành lòng tạm biệt.