watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người gác đèn biển - tác giả Anh Đức Anh Đức

Người gác đèn biển

Tác giả: Anh Đức

Tàu chúng tôi neo cách đèn Hoa Lăng không đến hai cây số. Được đồng chí thuyền trưởng cho phép, anh thợ máy Voòng Tài Phát, một người Hoa kiều lai Việt Nam rủ tôi hạ xuồng bơi ra tháp đèn Hoa Lăng thăm ông cụ gác đèn, người mà anh thường gọi là ông Sáu Hoa Lăng, trước vốn là bạn của bố anh. Chiếc xuồng của tàu đã tháo máy, thành thử hai chúng tôi phải dùng bơi chèo. Anh Tài Phát chỉ tôi bơi theo lối bơi thủy quân, cầm thuận mà bơi ngược. Tôi quen lối bơi Nam Bộ nên cứ vô ý để mái chèo luôn phải chèo của anh Phát.
Nhờ gió và sóng xuôi, một chốc sau xuồng chúng tôi cũng đã đi gần đến tháp đèn Hoa Lăng. Tháp đèn Hoa Lăng không phải là một ngọn hải đăng lớn, nó là một ngọn đèn biển để tàu to từ ngoài biển bắt chập đi vào cho đúng lòng lạch. Đó là một ngôi nhà gỗ màu xám cất trên bốn cây trụ bêtông chôn chân xuống mỏm đá. Cây trụ tháp đèn cao gấp hai nóc nhà cũng xây dính vào một góc của ngôi nhà ấy. ở giữa biển, cái nhà đèn Hoa Lăng, trông thật trơ trơ, cô độc. Về mép trái còn có những rặng núi, những hòn đảo nhỏ xanh lam của vịnh Hạ Long nô ra, kỳ dư chung quanh chỉ có biển cả mênh mông. Mỏm đá dưới chân đèn cũng là màu xám nốt, coi như bị lên mốc, sóng cứ vỗ bì bõm mãi không thôi. Trên mái nhà lợp tôn nghiêng nghiêng, thấy có cái ống khói thiếc nhỏ đang chậm rãi thả ra một làn khói trắng mềm mại, nhỏ như sợi chỉ.
Cuối cùng chúng tôi đến nơi, rấn mũi thuyền nhè nhẹ vào mỏm đá. Nghe tiếng động bơi chèo, từ trên nhà một con chó mực chạy ra sủa ăng ẳng. Giữa biển nghe tiếng chó sủa tôi thấy thú vị. Có tiếng người lục đục trong nhà tôn. Một ông lão ló cái đầu bạc hói ra khỏi cửa, rướn mắt nhìn xuống. Sau đó ông lão nhận ra và kêu lên:
- Anh Voòng đấy à? Giời ơi, thế mà tôi cứ tưởng... Buộc thuyền vào cột đi. Có xích chứ? Không à. Thế để tôi lấy xích...
Chúng tôi buộc xuồng, với sợi dây xích ông lão ném từ trên xuống, rồi leo lên thang. Chưa tới nấc thang cuối, ông cụ đã với tay chúng tôi lên. Ông cụ nhìn anh Tài Phát, khen anh ta béo, đoạn chụp cả tay tôi kéo vào. Tôi bước vào nhà, bỡ ngỡ và thấy thích thích. Gọi nơi này là nhà khí hơi quá đáng. Một cái lều vách gỗ mái tôn. ở ngoài lều, đặt một bộ ván và tận trong kê một chiếc giường rộng. Trên vách lủng lẳng treo mấy bộ sách cũ vàng khè. Nhà có bao nhiêu khoảng vách trống đều dán tranh. Có đủ cả một bộ tranh của các đồng chí Trung ương Đảng, từ Hồ Chủ tịch đến đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Vách bên trái có một bức tranh vẽ ba vị võ tướng đời xưa, đang lẫm liệt ngồi trên mình ngựa. Vị ở giữa cầm gươm, cưỡi ngựa hồng. Hai vị hai bên người cưỡi ngựa bạch người cưỡi ngựa ô, tay sử dụng thương và thanh đao lớn. Cả ba người ghìm ngựa bên bờ sông, bờ sông lắt lay những cây lau nhỏ. Bức vẽ hình như do tay một người thợ mã nào đấy vẽ ra, bên dưới lại chú một dòng chữ Hán nguệch ngoạc.
Thấy tôi để ý tới bức tranh, ông cụ nhìn tôi có vẻ trân trọng lắm.
Chúng tôi ngồi xuống bộ ván. Ông cụ nói:
- Nghe tiếng tôi cứ ngỡ là cái Đào, anh Voòng ạ, nào ngờ các anh.
Rồi ông cụ hỏi tôi:
- Anh cũng ở dưới tàu 12?
Anh Voòng đỡ lời:
- Vâng, đồng chí thủy thủ mới đấy cụ ạ.
- Thảo nào tôi không biết, các anh ở tàu 12 tôi đều thuộc cả.
Tôi mỉm cười, đáp:
- Tàu còn neo đậu, chúng cháu rỗi, anh Phát rủ cháu ra đây chơi, nhân thể thăm cụ.
- Cám ơn, các anh đến chơi thật là tôi cảm ơn lắm!
Anh Voòng có mang theo một chục con khô mực làm quà tặng ông cụ Sáu. Ông cụ vừa mở gói khô ra xem vừa nói:
- Anh Voòng quý tôi quá, chừng này mực lão già có thể uống rượu hai tháng đấy các anh ạ!
Nói xong ông cụ loay hoay đi gần lại lò than trong góc nhà, chuẩn bị một bữa nhắm. Một chốc sau, khắp gian lều bay lên mùi mực nướng thơm lừng. Ông cụ đem ra một cái vò đất tráng và một lọ dưa chuột đặt giữa bộ ván. Ông trỏ vào vò rượu, nói: "Đây là của thằng em rể nó cho tôi". Và chỉ vào lọ dưa, cụ nói: "Đây là của con bé cháu nó làm đấy". Ông cụ vừa gắp dưa ra đĩa vừa nói:
- ở đây buồn quá đi mất. Có con bé cháu, chứ không thì còn buồn nữa. Cứ mỗi hai ngày nó chèo thuyền ra đây một lần. Có khi bận việc thì bốn năm hôm. Hễ dăm hôm mà nó chưa ra thì tôi nhớ nó lắm rồi. ấy là nó bận việc đồng, vả lại làm đằng thành niên cứ họp hành suốt. Tôi ở đây, khổ quá, ở làng bây giờ cứ sôi nổi cả lên, thôn nhà lại vừa lập hợp tác xã, mà tôi thì cứ ở đây... Hết đan lưới lại nghiền ngẫm mấy pho truyện cổ. Đâu có nghe thấy tiếng người, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ, tiếng tàu, tiếng chim kêu... Các anh có dịp ra đây ở thử dăm mười hôm rồi thì biết. Hẳn là các anh đòi về ngay thôi. Chịu đựng sự buồn tẻ hình như người già thì chịu giỏi hơn... Mà nói thế, chứ ai lại bắt các anh ra đây, các anh còn làm việc khác, sức các anh còn phải để kéo dây, làm máy... ra chốn này nó cũng hoài đi...
Ông cụ Sáu dừng lại trao hai cốc rượu cho tôi và anh Phát:
- Nào, nhấm nháp đi chứ... Rượu cẩm chính gốc đây.
- Mời cụ!
- Uống đi, tôi uống đây.
Ông lão một tay với cốc rượu, một tay cào khẽ vào sườn:
- Tôi già rồi, chỉ còn có cái tật xấu này. Anh Voòng với các anh đây cũng bỏ quá cho tôi nhé. ồ, uống đi chứ... các anh!
Anh Phát cầm cốc rượu uống cạn. Tôi nâng cốc nhìn cái sắc rượu tím sẫm sau lớp thủy tinh, đoạn tợp nhẹ một hớp. Chất rượu cô đặc, hồ như có chất nhựa dính. Ông lão cũng uống một hớp, đặt cốc xuống, xé một thớ mực khô để vào mồm chép một cái, lấy ra thứa khô vẫn còn nguyên.
Ông lão nói:
- Lúc mình đang sức trai, thèm đủ thứ thì không có mà ăn. Đến giờ có lắm cái ăn thế này thì mồm đã thấy nhạt nhẽo rồi.
Tôi hỏi:
- Cụ ra đây đã được bao lâu?
- Lâu. Bỏ đồng ruộng ra ở giữa biển thế này hai chục năm dư rồi. Sống cái đời một thân một nhà một cửa anh ạ.
Lặng lẽ một chốc, ông cụ thở dài:
- Tổ tiên nhà mình thì oanh oanh liệt liệt, còn mình thì nhỏ nhít thế nào ấy. Ông cụ cố đời trước của tôi là tướng đời Trần theo hầu đức Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Bức tranh mà anh vừa xem đấy, ngài đang ngồi trên lưng con ô mã bên trái đấy!
Tôi đưa mắt nhìn lại bức tranh:
- Ai vẽ đấy cụ?
- Một người thợ vẽ trong làng. Không được biết ông cụ cố diện mạo thế nào. Nhưng tôi đọc trong gia phả rồi cứ bảo anh ấy vẽ. Đó là một tay vẽ cừ, vẽ các ngài ấy xem thần sắc oai phong lắm đấy chứ, phải không anh?
- Vâng, ở làng mà vẽ thế là khá!
Ông cụ Sáu uống thêm một hớp rượu nữa rồi nói:
- Tôi mà ra đây cũng là bởi sự nghèo đói đưa đường đấy thôi. ở làng không có đất. Nhờ từ nhỏ có học võ vẽ ít chữ, nên tôi được người chú họ xin cho vào làm ở ty lục lộ. Lâu quá rồi, quên mất cả năm, chỉ nhớ đại khái là hồi ấy tôi băm sáu. Trước tôi coi ở đèn Long Châu. ở chung với ông cụ anh Voòng đây. Tội nghiệp, ông cụ bị ngộ gió độc mà phải chết... Sau khi ông cụ anh Voòng mất thì tôi về đây. ở đây được trên hai chục năm rồi anh ạ.
Tôi ái ngại nhìn ông cụ Sáu nói:
- ở một mình thế này hẳn buồn lắm hở cụ?
- Phải, còn nói gì nữa. Anh xem, có gì đâu, ngoài gió với sóng. Ban đêm thì có sao mọc trên trời, thế thôi. Bầu bạn của tôi ngoài ra còn có mấy đàn nhạn, lũ chim chằng bè tìm cá trên biển. Con bé cháu nó cũng về làng rồi. Có con mực đấy, con chó yêu của tôi đấy. Nhiều lúc tôi thèm tiếng người quá anh ạ. Xa làng, nhớ vơ nhớ vẫn mãi... Anh tưởng tôi thích ở đây lắm sao? Không, tôi thì có khác gì các anh, tôi cũng thích ở trong làng chứ, nhưng bởi vận nghèo, phải, chính vận nghèo nó đã đẩy tôi ra đây, buộc tôi phải sống trọn một đời. Giờ thì sắp đến lúc được trả về cái miếng đất cũ rồi... Những năm đầu, hồi còn thời Tây, ban đêm nghe sóng vỗ gió gào, nhớ mảnh đất làng sao mà nhớ quá thế. Tôi nhớ cái ngày tóc còn để chỏm, học ở nhà thầy đồ chiều về ra giếng lặn hụp tới tối mịt. Ngày mùa lúa gặt xong, làng mở đám rước phường chèo về hát, hội hè cờ mở trống rong. Tôi nhớ con đường mòn, nhớ từng họn gạch vụn bên đình thờ Ngũ Hổ tướng phò Đức thánh Trần, và nhớ cả giọng nói của ông từ giữ đình kể cho chúng tôi nghe sự tích đức thánh Ngài dùng gươm báu chém tặc tướng Phạm Nhan. Tôi không quên ngày nhà tôi bán nốt sào đất cuối cùng, rồi đói kém đến, ông cụ tôi chết gục dưới gốc đa. Làng tôi nếu leo đứng trên tháp đèn, thì có thể thấy dạng ngọn đa to ấy, còn thì chả thấy được gì sốt, tất cả đều khuất sau rặng núi vịnh kia. Nhưng phải nói nỗi buồn nhớ đó thực là không thấm tháp vào đâu. Kẻ sắp chết đói mà vớ được miếng ăn thì buồn bã nào mà chẳng chịu được. Ngày qua tháng lại, nhìn mặt trời mọc lên lặn xuống sau vịnh núi hằng trăm lần rồi cũng quen đi chứ. Duy chỉ có một nỗi buồn không tan đi được, cái nỗi buồn ra đây mới thấm thêm vào ruột gan. ấy là mỗi lần nhìn thấy tàu người từ ngoài chạy vào, chạy ngang qua đây rồi chạy ngang qua cửa sông Bạch Đằng, tàu nào cũng treo lá cờ tam tài. Đó mới là đau anh ạ. Cửa biển là của nước mình, sông nước đất địa Bạch Đằng là chốn liệt oanh của cha ông mình, nhưng tàu người lạ vào lại thượng cờ kẻ thù mình lên, anh nghĩ có đau không? Mà tôi thì tôi ở đây hàng ngày phải ngắm cái cảnh ấy. Nhiều lần tôi nhìn thấy thế xong, trở vào nhà chợt trông lên bức tranh tượng của đại vương đây thì cơ hồ như thấy đôi mắt của đại vương ngài đang nhìn tôi có vẻ trách móc. Cả ba ngài đều nhìn tôi với cặp mắt như thế. Tôi lẩn ra cửa, các ngài cũng nhìn theo. Dần dần mới thấy đôi mắt các ngài trở lại từ tốn như cũ. Tôi nghĩ bụng, đại vương vốn là tổ tiên của mình, chẳng nhẽ lại làm mình khiếp đảm, nhất là đêm đến, tôi khấn nguyện vía các ngài đừng quở phạt tôi, thế nào tôi cũng tìm cách báo đáp cho bằng được. Nhưng tôi không có cơ hội, tôi gác đèn, tôi làm cái gì được cơ chứ...
Năm 49, vào một đêm tháng chạp, tôi đang ngủ chợt nghe tiếng kêu la văng vẳng vọng đến bên tai. Tôi vùng tỉnh dậy, thì không nghe thấy tiếng kêu ấy nữa. Tôi chắc là mình nằm mơ đó thôi. Nhưng cố nhớ lại thì trong lúc ngủ không có chiêm bao gì hết. Từ đó tới sáng, tôi cũng không chợp mắt được. Rạng ngày, tôi ra ngoài, định lên tháp đèn xem lại nồi hơi, chợt thấy có một người nằm dưới bãi đá. Một tay người đó đưa ra phía trước bíu lấy một tảng đá. Tôi tuột thang xuống, nhìn kỹ thấy người đó đã chết. Một người đàn ông tuổi vào khoảng ba mươi, vẻ mặt còn như sống, coi hiền lành quá. Trong tay người đàn ông ấy còn cặp theo một đứa bé gái độ lên chín. Đứa bé mắt nhắm nghiền, mặt tái đi, nhưng mũi hình như vẫn còn thoi thóp. Tôi vội vàng quỳ xuống, nhặt một cọng rêu đặt lên trước mũi nó, thì thấy cọng rêu rung rung. Thế là tôi vội xốc đứa bé dậy. Bàn tay của người đàn ông quặp lấy đứa bé rất chặt, phải mở tay anh ta ra mới xốc được đứa bé lên. Rõ ràng là cánh tay của một người cha anh ạ. May là đứa bé bị uống nước không nhiều. Tôi bế nó lên nhà, thay quần áo ướt của cháu, lấy chăn trùm đắp lên người cháu và lập tức đốt lửa sưởi. Còn lại bao nhiêu rượu trong vò tôi đều vốc cả ra, xoa mạnh khắp người cháu. Có hơi ấm của lửa và rượu, cánh mũi con bé phấp phồng. Mười phút sau, đôi mắt non dại của cháu từ từ hé ra. Tôi reo lên. Thú thực với anh, có lẽ thằng cha coi đèn già như tôi lần đầu tiên mới có được cái nỗi vui sướng như vậy... Ông cụ Sáu nói tới đây thì ngừng lại. Anh Tài Phát của tôi đã nốc tới cốc thứ tư. Anh ta uống rượu rất khá, càng uống mặt càng xanh tái đi. Mọi việc, từ việc chuốc rượu ra cốc tới việc chạy lại đặt thêm mấy con khô mực lên hỏa lò, anh Tài Phát xăng xái làm thay cho ông cụ Sáu cả. Anh lại tỏ ra hết sức nâng niu chăm sóc câu chuyện của ông cụ Sáu đang kể cho tôi nghe. Đến như ông cụ sắp muốn hút thuốc lào, anh cũng biết ý, vội mở cái hộp thiếc vê ngay cho ông cụ một điếu.
- Thế là con bé được tôi cứu sống - ông cụ Sáu tiếp lời - Người đàn ông nọ chính là bố nó. Sau lúc con bé hồi tĩnh, tôi lên thăm nồi hơi, chợt nhìn thấy nhiều mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên mặt biển. Tôi lấy làm lạ, chẳng biết có việc gì ghê gớm vừa xảy ra trong đêm qua. Về sau mới rõ ra là một đoàn thuyền lưới bị tàu nhà binh Pháp đụng tan tác. Chúng nó bảo là vì những thuyền lưới kia đậu trong luồng tàu chạy. Nhưng nào có phải thế. Sự thực là thuyền bà con đỗ lại lưới ngoài luồng cấm, chúng nó đi vây quét ở Gia Luận về, chạy thành hàng ngang ba chiếc một, chạy lấn ra luồng lạch và mặc dù trông thấy đèn thuyền chúng vẫn đâm bừa. Chả là chúng nó thù anh em đi lưới, phần đông đều có tham gia du kích bí mật. Tất cả người trên sáu chiếc thuyền đều chết. Vài ba chiếc khác bị va nhẹ cũng đắm, một ít người sống sót, như trường hợp chiếc thuyền của người đàn ông bố đứa cháu bé. Giữa đêm, lúc tôi nghe thấy tiếng kêu, mà tôi cứ ngờ là nằm mơ, đó chính là tiếng kêu cuối cùng của anh ta sau khi đã dành tất cả hơi sức đem được đứa con lội vào tới chân bệ đá tháp đèn. Từ chỗ xảy ra tai nạn đến tháp đèn có đến hai cây số. Thật là một tay dân chài bơi giỏi mới có thể vừa cõng con vừa lội một quãng dài như thế được. Tình thương con làm người bố có thêm sức lực đấy anh ạ. Chắc chắn là nhờ có cái ấy. Huống hồ cháu bé lại là con gái đầu lòng của anh. Sau khi vớt được xác anh ta và cứu được con bé, tôi có nhắn tin về vùng lưới Cát Hải, Cát Bà. Tôi được biết anh là một du kích bí mật, có người vợ cũng đã chết ngay trong đêm ấy, ngoài ra anh không còn ai là ruột thịt nữa. Bà con đánh cá chèo thuyền ra đây đem xác chết người đàn ông ấy về chôn cất và rước đứa bé về nuôi. Bà con đánh cá xưa nay vẫn tốt bụng như vậy đó anh ạ. Nhưng tôi khẩn khoản xin bà con giao đứa bé ấy cho tôi. Tôi hứa với họ là sẽ hết lòng chăm sóc nuôi nấng nó cho khôn lớn. Chỉ một ngày một đêm, có cháu bé bên mình, tôi thấy không thể dứt nó ra được nữa rồi. Tôi nấu cháo cho nó ăn, quấy trứng cho nó uống. Tôi nâng niu gìn giữ cho nó trở lại sức khỏe cũ. Cố nhiên là sau đó nó có nhiều lần khóc đòi mẹ. Tôi dỗ dành, bảo rằng mẹ cháu không bao lâu sẽ về với cháu. Nói thế nhưng bụng dạ mình cứ đau lên nhoi nhói. Con bé dần dần cũng phải quên đi và cũng đến lúc không khóc nữa.
... Từ đấy cháu sống với tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy hình như gương mặt của các vị đại vương trong bức tranh treo trên vách có vẻ bằng lòng. Tôi thầm nói với các vị ấy rằng: "Tôi đã sắp kề mệng lỗ rồi, tôi là một người gác đèn già lão, tôi không có cách gì báo đáp công ơn của các ngài khác hơn bằng cách dốc lòng nuôi đứa bé con của người du kích này lớn lên, chăm sóc cho cái răng của nó được chắc, sợi tóc của nó mọc được dài, kể như là mình gìn giữ nuôi nấng một cái mầm non tươi có thể có ích cho làng nước mai sau". Như vậy vừa trả được chút nghĩa mà cũng là vừa báo được một chút ân oán. Dần dần tôi có cảm giác hình như tôi có phần được linh lợi sáng láng hơn trước anh ạ. Mùa đông thấy ấm lên và mùa hè nghe tiếng ríu rít của con bé thì đang nóng bức cũng mát mẻ ra. Cuộc sống của hai ông cháu tôi bữa cơm bữa khoai cũng không đến nỗi nào, nhờ vào cái đồng lương ba trăm của ty hải đăng phát cho mỗi tháng. Năm ấy con em gái tôi nó lại cho con chó Mực. Thế là từ chỗ có một thân, giờ chúng tôi có tất cả là ba người. Ba người chúng tôi sống như một gia đình, hệt như ba con chim cu nương náu trong một cái tổ. Cái tháp đèn, anh ở xa trông, chẳng phải giống hệt như cái chuồng cu là gì... Hàng ngày, tôi ngoài việc coi hơi chứa, ghi vào sổ nếu có tình hình gì xảy ra, tối đến đốt đèn thì chẳng có việc gì khác. Tôi liền dạy cháu học chữ và dạy cho cháu cùng đan lưới với tôi. Con bé thông minh lạ, không bao lâu đã đọc được mặt chữ và đan lưới rất giỏi. Mỗi lần bán được lưới, tôi lại gởi người ta mua sắm một thứ gì cho nó, có khi là một khăn trùm đầu, có khi là mấy thước vải.
Nhờ trời, ba chúng tôi được sống xuôi thuận như thế cho tới ngày đình chiến. Con bé cháu được mười bốn tuổi, tôi thì vừa đúng năm nhăm. Tôi bắt đầu trông thấy nhiều việc lạ. Đứng tại cái tháp đèn này mà trông thấy thôi. Đầu tiên buổi sáng dậy nhìn thấy tàu nhớn tàu bé của giặc rút ra cửa Nam Triệu... Trưa hôm ấy, leo lên tháp đèn nhìn về làng bỗng trông thấy một vật gì đỏ đỏ sau rặng núi Rú. Thì ra đấy là một lá cờ đại treo trên cây đa to làng Gia Luận. Chiều đến thì có một chiếc thuyền chèo thẳng từ cầu hải đăng ra. Một đồng chí cán bộ tới thăm tôi. Đó là sự tôi không ngờ đến. Trước nay, trừ con em gái trong làng và người cai lục lộ mỗi tháng ra hai lần xem xét đèn đuốc thì có ma nào đến với tôi đâu. Anh cán bộ hỏi han an ủi hai ông cháu tôi và căn dặn tôi cứ làm công việc cũ, trông nom cho đèn cháy được tốt. Anh ấy còn nói là từ bây giờ trở đi cái tháp đèn này là của mình rồi, nay mai tàu các nước sẽ đến, vì thế phải giữ hơi chứa cho đầy đủ, đốt cho ánh đèn càng tỏ rạng hơn xưa. Tôi nghe anh ấy nói thì cảm động quá anh ạ. Lúc đó tôi muốn đáp lại rằng: "Anh cán bộ ơi, xin anh hãy tin tôi, ông lão này từ nay cũng vẫn sẽ ở tại cái tháp đèn này, sẽ lo đốt cho cây đèn cháy sáng mãi đến tận lúc hơi thở ông lão tắt". Tôi muốn nói một câu như vậy, nhưng lắp bắp thế nào mà nói không nên lời, sau cùng chỉ vụng về gật gật cái đầu bạc, nước mắt chảy lăn ra trên gò má.
Người gác đèn gì nói tới đây, bỏ điếu thuốc lào nhỏ bằng hạt đỗ vê vê trong tay từ nãy giờ vào nõ điếu. Làn da dăn deo dưới ngấn mặt ông cụ giật giật liền mấy cái. Tôi thấy từ đôi mắt già nua ấy lừ đừ phát ra một tia sáng làm óng ánh cả những sợi mi bạc. Ông cụ hút xong điếu thuốc, phà khói. Giọng nói trầm trầm của ông cụ đều đặn cất lên giữa tiếng gió lùa trên mái tôn, giữa tiếng sóng vẫn lõm bõm đập vào mỏm đá bệ tháp:
- Một tuần lễ sau, tôi đã nhìn thấy tận mặt hai chiếc tàu Pháp lần đầu tiên chạy vào Phòng phải thượng cờ đỏ sao vàng của chúng ta lên đỉnh cột buồm. Tôi đứng lặng trên tháp đèn đưa mắt nhìn lá cờ bay lượn. Tôi nghĩ bụng: "Lá cờ của mình đấy, lá cờ của các vị đại vương hảo hớn đấy". Tàu chạy lướt qua, trước hết tôi cố nhìn thấy cho được toàn cái màu đỏ, sau đó cố nghiêng mắt nhìn thật kỹ đủ năm cánh sao. Có trời đất thành phần nào lường biết nỗi hả hê của tôi buổi sáng hôm ấy được. Tôi mới chạy vào lôi con bé Đào ra cho nó nhìn. Con bé giơ tay ngoắc ngoắc vẫy vẫy... Thế là từ đấy, chỗ ở của ông cháu tôi thì vẫn không thay đổi, vẫn ở trong cái lều này; nhưng đứng ở đây tôi đã nhìn thấy nhiều đổi thay kỳ lạ ở chung quanh. Năm sau thấy khói nhà máy xi măng cuồn cuộn bốc lên, năm ngoái này lại thấy nhô lên cái nóc lầu cao nguy nga của nhà máy cá. Con mắt già được trông thấy nhiều thứ tưởng tới chết vẫn chưa trông thấy kịp. Bây giờ tôi vẫn sống một mình nhưng không cô độc và không bị treo chân mãi một chỗ. Hàng tháng ở ty lại phái người ra gác thay cho tôi về họp công đoàn. Lúc con trăng bị ăn khuyết dần chỉ còn nhỏ bằng thân con cá lẹp, và nước kém rút xuống khiến những hòn đá trứng ngỗng bám đầy rêu dưới bệ nhô lên thì sắp có người ra gác thay để tôi đi họp rồi đấy. Có lần tôi về họp, ở trên định cho tôi thôi việc coi đèn và xếp cho một việc khác ở đất liền. Đồng chí trưởng ty nói: "Cụ Sáu đã ở ngoài nhà đèn hàng chục năm rồi, bây giờ cụ có muốn đổi một việc khác, nhẹ hơn và được gần gũi với bà con hơn không?". Tôi nghe nói, ngồi lặng tại chỗ, hồi tưởng lại mấy chục năm đìu hiu buồn bã, từ dạo tôi mới băm sáu, răng còn chắc, tóc còn đen, cho tới nay tuổi ngót sáu mươi, răng đã rụng hết bảy tám chiếc, tóc đã đổi cả màu, mới nghe thấy cái nhời nhẽ thấm thía như thế. Tôi nhớ lại những ngày bạc thếch, heo hút, những đêm dài nằm khoeo như con chó trong lều. Ôi, hai mươi năm giời. Tôi không có vợ, tôi không có con. Người ta nói kẻ không có vợ con như cây không có hoa quả. Tôi như cái cây đó. Tôi... tôi nhớ... hết, rồi cứ ngồi im, nước mắt chảy ròng ròng. Chính phủ biết cái nỗi cực của tôi, như thế là tôi thỏa rồi. Sau đó tôi nhìn đồng chí trưởng ty, lắc đầu, rồi chiều lại xuống thuyền, về nhà đèn. Đầu năm, có bác cai Hạ ra thay tôi nửa tháng, tôi được nghỉ dắt con bé cháu về làng chơi. Cảnh làng thay đổi nhiều quá. Cái đình cái miếu bị bom sập cả. Kẻ mất người còn. Nói chung tan tác lắm. Nhưng đã bắt đầu rôm rả trở lại rồi. Không còn ai ăn cháo nữa, không có ai đi vặt rong về ăn bậy ăn bạ như trước nữa. Người trong làng đều nhận ra tôi. Hai mươi năm rồi nhưng người nghèo vẫn nhận ra mặt bạn nghèo. Họ nói: "Ông cụ Sáu, ông cụ về đây thôi, về đây mà sống với chúng tôi đi!". Tôi mới đáp: "Cám ơn, quả là tôi muốn về lắm, về ngửi lại cái mùi đất cũ ít năm nữa rồi sẽ chui xuống lớp đất ấy, nhưng mà, các bà con ạ, tôi đi rồi ai sẽ coi đèn cho tôi, anh cán bộ đã dặn tôi phải đốt đèn cho tàu bè trên thế giới thấy đường mà vào nước mình chứ". Tôi nói với bà con như thế anh ạ. Rồi tôi trở ra đây. Dọc đường tôi bỗng nghĩ đến con cái Đào. Tôi lo thầm: "Cái Đào đã lớn rồi, chẳng lẽ lại để nó ở mãi đây ư? Bắt nó ở quanh quẩn trong cái chuồng cu này thì đến làm khổ nó mất thôi, mà rồi con bé cũng đâm ngớ ngẩn mất thôi. Hay là ta cho nó về đất làng. Phải rồi, gửi nó về cho ở với em gái ta"... Vì muốn cho cái Đào thành người mà tôi phải chịu để cho nó rời tôi. Khổ... khổ là. ít gì thì ông cháu tôi đã sống với nhau tám chín năm trời. Hàng ngày ông ông cháu cháu, bỗng chốc rứt ra, anh cũng biết là tôi khổ tâm lắm chứ. Nhưng đành phải thế anh ạ. Đời lão già này đã khổ rồi, nay cắn răng chịu khổ thêm một ít năm nữa cũng chẳng sao. Chứ để con bé thơ thơ ngây ngây thế kia phải u mê như lão thì lão mắc tội, phải không anh?
Thế là tôi thu xếp cho cái Đào về làng hồi hè sau kỳ tiếp quản. Cái đêm rạng ngày con bé đi, tôi đã nhắc lại rành mạch câu chuyện đau lòng của bố mẹ cháu cho cháu nghe. Trước nay, tôi chưa hé răng nhắc lại chuyện đó. Vì cháu còn dại quá. Nhưng trước lúc nó đi, tôi thấy cần phải nhắc lại với nó. Con bé mười lăm tuổi như nó có thể hiểu được rồi. Đành rằng tôi biết trước là tôi gợi lại thì thế nào cháu nó cũng sẽ khóc. Nhưng tôi nghĩ, sau khi nó rớt nước mắt, ắt nó nghĩ tới bố mẹ của nó. Tôi nói cho cháu biết rạng ngày mai cháu lên đường về ở trong làng là lên đường về báo hiếu cho bố mẹ đấy. Tôi nó rõ bố cháu trước kia là một người du kích gan dạ thế nào, mẹ cháu là một người đàn bà làm cá sần sùi cả đôi bàn tay để nuôi cháu thế nào. Cả bố mẹ cháu đều là người cực khổ, sinh nhai trên sông biển ra sao. Lúc tôi nói xong, cái Đào mở to đôi mắt nhìn tôi. Lúc đầu nó chưa khóc. Nhưng sau đó thì khóc đớn khóc đau. Một đứa trẻ khóc cha mẹ của nó, tám năm sau, giữa đêm hôm khuya khoắt nghe mà rứt cả ruột cả gan ra. Đêm ấy, hình như nó không chợp được mắt. Đến sáng, nó ra đi, nước mắt trên má vẫn chưa ráo.
Cái Đào đã về làng được bốn năm nay. Từ một con bé giờ đã thành một cô gái. ở Gia Luận nó làm việc đồng, đan lưới, vào thanh niên. Con bé được cái tính hiền hậu, vui vẻ. Nó lớn sao mà lớn từng ngày từng buổi. Con gái bây giờ đứa nào tới tuổi cũng đều lớn vụt lên như một bụi lúa đủ nước vậy. Mặt con cái Đào lúc nào cũng như cười anh ạ. Cái miệng cười, đôi mắt cười, khắp người nó cái gì cũng như muống nói: "Cháu vui sướng quá ông ạ". Thật là một con bé như vậy đấy, chẳng phải là tôi nói ngoa đâu. Cháu ở trong làng nhưng vẫn quyến luyến trìu mến tôi như ngày trước. Cứ hai hôm là cháu lại chèo thuyền ra một lần...
Ông cụ Sáu thôi nói, nhìn qua cửa. Không có gì. Chỉ có tiếng sóng chiều vỗ khỏe hơn, chốc chốc sóng giật sợi dây xích buộc xuồng bên dưới bật lên tiếng kêu xủng xoảng.
- Bữa nay đáng lẽ là bây giờ nó ra rồi đấy. Chắc là bận. Mỗi lần nó ra là tôi được biết tin tức mới trong thôn. Tôi ngồi đây, cứ nhìn cái Đào là tôi biết được bà con trong đó sống thế nào. Bà con trong thôn tôi mới rồi lập hợp tác xã. Họ săn được dê rừng làm tiệc, có gởi cho tôi một đùi. Lần đó con bé cứ nói suốt buổi về chuyện hợp tác, chuyện săn dê trên núi Rú. Nó nói bây giờ ai cũng có phần việc rõ rệt, đàn ông trai tráng làm đồng đi lưới, đàn bà con gái đan lưới chăn nuôi. Cái Đào được bầu làm tổ trưởng tổ đan. Con bé lại ở trong ban chấp hành Thanh niên lao động. Tôi trước kia dạy cho nó đan lưới, giờ hóa ra là tổ viên lĩnh phần việc của nó giao cho. Tôi mừng, nhưng lo nó ốm mất. Sao lại giao cho nó lắm việc thế nhỉ? Tội nghiệp, con bé cứ bận tíu tít cả lên. Tuy thế chứ nó không quên tôi đâu, mỗi lần ra đây y như là nó mang đến cho tôi sự vui vẻ. Có lần tôi bị ốm, sốt cứ mê đi, cái Đào ra, gọi nhưng không thấy tôi lên tiếng. Cháu hốt hoảng chạy lên. Sờ thấy trán tôi nóng hơ, con bé chảy nước mắt đầm đìa. Tôi nói: "- Ông còn sống đây, ông chưa chết đâu". Lần đó cả hai ông cháu tôi đều khóc. Sau đó con bé nó bảo tôi:
"- Thôi, ông xin Chính phủ với Đảng cho ông nghỉ đi, ông già rồi, để cháu ra gác đèn thay cho ông". Tôi nói: "- Con còn trẻ, con có việc của con ở trong ấy, rồi phải có chồng chứ". Nó lắc đầu:
- Cháu không... đâu, chừng nào ông mất cháu mới lấy.
Tôi mới bảo "Thế ông còn sống hai mươi năm nữa thì sao?".
Con bé lặng thinh. Tôi lại nói:
- Không được đâu con ạ, ông phải ăn cưới của con rồi ông mới chết.
Con bé cháu một mực bảo là ở vậy nuôi tôi, để thỉnh thoảng chèo thuyền ra, khâu vá cái áo, nấu cho tôi nồi bánh đa riêu. Chả là tôi ưa cái món bánh đa rắc cua. Vâng, con bé nó nói thế. Bây giờ, hễ nghe tiếng bơi chèo va vào mỏm đá là tôi nhỏm dậy, bụng vui lên bảo: "Cái Đào lại ra rồi!". Chuyện ông cháu tôi như thế đấy, anh ạ.
Mãi đến hồi sau Tết có một lần cái Đào ra. Chẳng hiểu sao mà hai má nó cứ đỏ ửng lên. Con bé nhảy nhót khắp lều, thấy vật gì cũng vui vẻ nâng niu, coi như những vật đó từ trước tới nay chưa từng lọt vào mắt nó vậy. Con Mực bị một hòn than rơi trúng cháy xém lông, sầy da có một tí, thế mà con bé nó cứ ôm cổ con Mực suýt soa: "- Tội nghiệp, tội nghiệp!". Tôi đoán hình như nó có chuyện gì rồi ấy. Người luống tuổi chúng tôi về già thường hay lú lẫn, nhưng có cái thì vẫn tinh ý hơn bọn trẻ các anh. Lúc đó tôi hỏi con bé:
- Hôm nay ông trông mày lạ lắm Đào ạ, có gì mà vui quá thế?
- Cháu vẫn thế đấy chứ! - Con bé cười đáp.
Tôi nói: - Nhất định là mày không bảo thật với ông rồi!
Con bé liền bưng mặt vừa cười vừa chạy ra cửa. Rồi nó dừng lại, tựa lưng vào nấc thang, không cười nữa, nhưng mặt thì cứ đỏ ửng lên. Nó nói vẻ nghiêm trang:
- Không mà, cháu có gì đâu... à, vừa rồi... ở tập đoàn các bác vừa bầu cháu là gương mẫu ấy mà...
- Không, cái đó mày đã nói với ông rồi!
Cái Đào rời bậc thang đi từng bước dài vào nhà. Đang đi đột nhiên nó quay phắt lại nhìn chăm chắm vào tôi:
- Ông ạ... cháu nói sợ ông lại giận.
- Không, tao không giận.
Con bé ấp a ấp úng không mở miệng ra được.
Tôi nói:
- Hay là có ai đến xin cô mày gả mày cho họ rồi?
Tôi vừa dứt lời thì cái Đào đã gục đầu ngay vào vạt áo của tôi. Lòng buồn bã như người mất của, tôi ngẩn ra một lúc, rồi vuốt nhè nhẹ cái lưng mềm mại tròn tròn của cháu, khẽ hỏi:
- Thế con có đồng ý không?
- Con không đồng ý - Con bé nói nũng nịu.
- Sao? - Tôi trố mắt lo lắng hỏi.
Con bé Đào cười nho nhỏ trong vạt áo:
- Cháu không biết thế nào sất ông ạ.
- Ai đấy?
- Ai thì ông biết rồi, cháu chả nói.
- Con nhà Quảng phải không?
Nó lắc đầu nguây nguẩy:
- Không phải đâu, không phải đâu!
- Đúng rồi... Ông biết mày bằng lòng rồi.
Con bé vụt ngẩng mặt dậy ôm chồm lấy tôi, rồi liền buông ra. Nó đi đến bên bếp lửa, ngồi xuống. Tôi trầm ngâm một chốc và nói:
- Mày có chồng chắc ông lại khổ! Liệu chừng ấy có bơi thuyền ra cái chòi của ông nữa không?
Con bé Đào buông xuôi hai bàn tay đang đun củi, đôi mắt long lanh, không trả lời. Phần tôi, tôi buồn vì tôi biết rằng rồi đây nó sẽ xa tôi hơn. Nhưng tôi cũng mừng thầm, con bé rồi sẽ có hạnh phúc. Tôi biết cái anh con nhà Quảng là một anh chàng rất giỏi việc, vừa cần cù lại vừa đang tiến. Nghe cô cháu kể lại là anh ta sắp được vào Đảng. Thằng thanh niên nào được vào Đảng là tôi tin, thế thôi.
Ông cụ nói tới đây thì bên dưới tháp đèn chợt có tiếng khua lụp cụp, rõ ràng là tiếng bơi chèo chạm vào mỏm đá. Ông cụ im bặt. Từ bên dưới vọng lên một tiếng gọi trong trẻo, trìu mến:
- Ông ơi...
Ông cụ Sáu lẩm bẩm: "- Nhắc tới nó là nó ra đến rồi!". Đoạn ông cụ quát to:
- Con cái Đào đấy hử?
- Dạ.
Ông cụ chạy ra. Tôi với anh Voòng Tài Phát cũng đứng dậy ra theo. Khi chúng tôi bước đến bậc thang bắc xuống bệ đèn thì thấy một cô gái đang trèo lên. Trong buổi chiều chập choạng, tôi chỉ nhận ra được một gương mặt bầu dục, với đôi mắt to đen lay láy nhìn chúng tôi một cách vừa thẹn thùng vừa niềm nở. Ông cụ Sáu nói:
- Anh Voòng với anh đây ở tàu ghé thăm ông đấy!
Cô con gái gật nhẹ đầu chào chúng tôi. Hai chúng tôi đứng hỏi thăm cô đôi chuyện, rồi vì trời tối quá nên chúng tôi từ biệt hai ông cháu.
Xuống tới xuồng, tôi cảm thấy gió thổi lạnh hơn và sóng biển chuyển màu xanh sẫm, mênh mông. Xuồng chúng tôi tếch ra, nhảy nhót trên sông. Tôi vừa đẩy mạnh mái chèo vừa lan man nghĩ ngợi. Đến lúc ngoảnh lại tôi chẳng còn trông thấy gì nữa, chỉ thấy ngọn đèn trên tháp cao đang chớp lóe. ánh đèn màu xanh rực chiếu một đường dài, rọi sáng mặt biển chiều hôm đang bốc hơi nhè nhẹ như đang thở.



Tàu chúng tôi neo cách đèn Hoa Lăng không đến hai cây số. Được đồng chí thuyền trưởng cho phép, anh thợ máy Voòng Tài Phát, một người Hoa kiều lai Việt Nam rủ tôi hạ xuồng bơi ra tháp đèn Hoa Lăng thăm ông cụ gác đèn, người mà anh thường gọi là ông Sáu Hoa Lăng, trước vốn là bạn của bố anh. Chiếc xuồng của tàu đã tháo máy, thành thử hai chúng tôi phải dùng bơi chèo. Anh Tài Phát chỉ tôi bơi theo lối bơi thủy quân, cầm thuận mà bơi ngược. Tôi quen lối bơi Nam Bộ nên cứ vô ý để mái chèo luôn phải chèo của anh Phát.

Nhờ gió và sóng xuôi, một chốc sau xuồng chúng tôi cũng đã đi gần đến tháp đèn Hoa Lăng. Tháp đèn Hoa Lăng không phải là một ngọn hải đăng lớn, nó là một ngọn đèn biển để tàu to từ ngoài biển bắt chập đi vào cho đúng lòng lạch. Đó là một ngôi nhà gỗ màu xám cất trên bốn cây trụ bêtông chôn chân xuống mỏm đá. Cây trụ tháp đèn cao gấp hai nóc nhà cũng xây dính vào một góc của ngôi nhà ấy. ở giữa biển, cái nhà đèn Hoa Lăng, trông thật trơ trơ, cô độc. Về mép trái còn có những rặng núi, những hòn đảo nhỏ xanh lam của vịnh Hạ Long nô ra, kỳ dư chung quanh chỉ có biển cả mênh mông. Mỏm đá dưới chân đèn cũng là màu xám nốt, coi như bị lên mốc, sóng cứ vỗ bì bõm mãi không thôi. Trên mái nhà lợp tôn nghiêng nghiêng, thấy có cái ống khói thiếc nhỏ đang chậm rãi thả ra một làn khói trắng mềm mại, nhỏ như sợi chỉ.

Cuối cùng chúng tôi đến nơi, rấn mũi thuyền nhè nhẹ vào mỏm đá. Nghe tiếng động bơi chèo, từ trên nhà một con chó mực chạy ra sủa ăng ẳng. Giữa biển nghe tiếng chó sủa tôi thấy thú vị. Có tiếng người lục đục trong nhà tôn. Một ông lão ló cái đầu bạc hói ra khỏi cửa, rướn mắt nhìn xuống. Sau đó ông lão nhận ra và kêu lên:

- Anh Voòng đấy à? Giời ơi, thế mà tôi cứ tưởng... Buộc thuyền vào cột đi. Có xích chứ? Không à. Thế để tôi lấy xích...

Chúng tôi buộc xuồng, với sợi dây xích ông lão ném từ trên xuống, rồi leo lên thang. Chưa tới nấc thang cuối, ông cụ đã với tay chúng tôi lên. Ông cụ nhìn anh Tài Phát, khen anh ta béo, đoạn chụp cả tay tôi kéo vào. Tôi bước vào nhà, bỡ ngỡ và thấy thích thích. Gọi nơi này là nhà khí hơi quá đáng. Một cái lều vách gỗ mái tôn. ở ngoài lều, đặt một bộ ván và tận trong kê một chiếc giường rộng. Trên vách lủng lẳng treo mấy bộ sách cũ vàng khè. Nhà có bao nhiêu khoảng vách trống đều dán tranh. Có đủ cả một bộ tranh của các đồng chí Trung ương Đảng, từ Hồ Chủ tịch đến đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Vách bên trái có một bức tranh vẽ ba vị võ tướng đời xưa, đang lẫm liệt ngồi trên mình ngựa. Vị ở giữa cầm gươm, cưỡi ngựa hồng. Hai vị hai bên người cưỡi ngựa bạch người cưỡi ngựa ô, tay sử dụng thương và thanh đao lớn. Cả ba người ghìm ngựa bên bờ sông, bờ sông lắt lay những cây lau nhỏ. Bức vẽ hình như do tay một người thợ mã nào đấy vẽ ra, bên dưới lại chú một dòng chữ Hán nguệch ngoạc.

Thấy tôi để ý tới bức tranh, ông cụ nhìn tôi có vẻ trân trọng lắm.

Chúng tôi ngồi xuống bộ ván. Ông cụ nói:

- Nghe tiếng tôi cứ ngỡ là cái Đào, anh Voòng ạ, nào ngờ các anh.

Rồi ông cụ hỏi tôi:

- Anh cũng ở dưới tàu 12?

Anh Voòng đỡ lời:

- Vâng, đồng chí thủy thủ mới đấy cụ ạ.

- Thảo nào tôi không biết, các anh ở tàu 12 tôi đều thuộc cả.

Tôi mỉm cười, đáp:

- Tàu còn neo đậu, chúng cháu rỗi, anh Phát rủ cháu ra đây chơi, nhân thể thăm cụ.

- Cám ơn, các anh đến chơi thật là tôi cảm ơn lắm!

Anh Voòng có mang theo một chục con khô mực làm quà tặng ông cụ Sáu. Ông cụ vừa mở gói khô ra xem vừa nói:

- Anh Voòng quý tôi quá, chừng này mực lão già có thể uống rượu hai tháng đấy các anh ạ!

Nói xong ông cụ loay hoay đi gần lại lò than trong góc nhà, chuẩn bị một bữa nhắm. Một chốc sau, khắp gian lều bay lên mùi mực nướng thơm lừng. Ông cụ đem ra một cái vò đất tráng và một lọ dưa chuột đặt giữa bộ ván. Ông trỏ vào vò rượu, nói: "Đây là của thằng em rể nó cho tôi". Và chỉ vào lọ dưa, cụ nói: "Đây là của con bé cháu nó làm đấy". Ông cụ vừa gắp dưa ra đĩa vừa nói:

- ở đây buồn quá đi mất. Có con bé cháu, chứ không thì còn buồn nữa. Cứ mỗi hai ngày nó chèo thuyền ra đây một lần. Có khi bận việc thì bốn năm hôm. Hễ dăm hôm mà nó chưa ra thì tôi nhớ nó lắm rồi. ấy là nó bận việc đồng, vả lại làm đằng thành niên cứ họp hành suốt. Tôi ở đây, khổ quá, ở làng bây giờ cứ sôi nổi cả lên, thôn nhà lại vừa lập hợp tác xã, mà tôi thì cứ ở đây... Hết đan lưới lại nghiền ngẫm mấy pho truyện cổ. Đâu có nghe thấy tiếng người, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ, tiếng tàu, tiếng chim kêu... Các anh có dịp ra đây ở thử dăm mười hôm rồi thì biết. Hẳn là các anh đòi về ngay thôi. Chịu đựng sự buồn tẻ hình như người già thì chịu giỏi hơn... Mà nói thế, chứ ai lại bắt các anh ra đây, các anh còn làm việc khác, sức các anh còn phải để kéo dây, làm máy... ra chốn này nó cũng hoài đi...

Ông cụ Sáu dừng lại trao hai cốc rượu cho tôi và anh Phát:

- Nào, nhấm nháp đi chứ... Rượu cẩm chính gốc đây.

- Mời cụ!

- Uống đi, tôi uống đây.

Ông lão một tay với cốc rượu, một tay cào khẽ vào sườn:

- Tôi già rồi, chỉ còn có cái tật xấu này. Anh Voòng với các anh đây cũng bỏ quá cho tôi nhé. ồ, uống đi chứ... các anh!

Anh Phát cầm cốc rượu uống cạn. Tôi nâng cốc nhìn cái sắc rượu tím sẫm sau lớp thủy tinh, đoạn tợp nhẹ một hớp. Chất rượu cô đặc, hồ như có chất nhựa dính. Ông lão cũng uống một hớp, đặt cốc xuống, xé một thớ mực khô để vào mồm chép một cái, lấy ra thứa khô vẫn còn nguyên.

Ông lão nói:

- Lúc mình đang sức trai, thèm đủ thứ thì không có mà ăn. Đến giờ có lắm cái ăn thế này thì mồm đã thấy nhạt nhẽo rồi.

Tôi hỏi:

- Cụ ra đây đã được bao lâu?

- Lâu. Bỏ đồng ruộng ra ở giữa biển thế này hai chục năm dư rồi. Sống cái đời một thân một nhà một cửa anh ạ.

Lặng lẽ một chốc, ông cụ thở dài:

- Tổ tiên nhà mình thì oanh oanh liệt liệt, còn mình thì nhỏ nhít thế nào ấy. Ông cụ cố đời trước của tôi là tướng đời Trần theo hầu đức Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Bức tranh mà anh vừa xem đấy, ngài đang ngồi trên lưng con ô mã bên trái đấy!

Tôi đưa mắt nhìn lại bức tranh:

- Ai vẽ đấy cụ?

- Một người thợ vẽ trong làng. Không được biết ông cụ cố diện mạo thế nào. Nhưng tôi đọc trong gia phả rồi cứ bảo anh ấy vẽ. Đó là một tay vẽ cừ, vẽ các ngài ấy xem thần sắc oai phong lắm đấy chứ, phải không anh?

- Vâng, ở làng mà vẽ thế là khá!

Ông cụ Sáu uống thêm một hớp rượu nữa rồi nói:

- Tôi mà ra đây cũng là bởi sự nghèo đói đưa đường đấy thôi. ở làng không có đất. Nhờ từ nhỏ có học võ vẽ ít chữ, nên tôi được người chú họ xin cho vào làm ở ty lục lộ. Lâu quá rồi, quên mất cả năm, chỉ nhớ đại khái là hồi ấy tôi băm sáu. Trước tôi coi ở đèn Long Châu. ở chung với ông cụ anh Voòng đây. Tội nghiệp, ông cụ bị ngộ gió độc mà phải chết... Sau khi ông cụ anh Voòng mất thì tôi về đây. ở đây được trên hai chục năm rồi anh ạ.

Tôi ái ngại nhìn ông cụ Sáu nói:

- ở một mình thế này hẳn buồn lắm hở cụ?

- Phải, còn nói gì nữa. Anh xem, có gì đâu, ngoài gió với sóng. Ban đêm thì có sao mọc trên trời, thế thôi. Bầu bạn của tôi ngoài ra còn có mấy đàn nhạn, lũ chim chằng bè tìm cá trên biển. Con bé cháu nó cũng về làng rồi. Có con mực đấy, con chó yêu của tôi đấy. Nhiều lúc tôi thèm tiếng người quá anh ạ. Xa làng, nhớ vơ nhớ vẫn mãi... Anh tưởng tôi thích ở đây lắm sao? Không, tôi thì có khác gì các anh, tôi cũng thích ở trong làng chứ, nhưng bởi vận nghèo, phải, chính vận nghèo nó đã đẩy tôi ra đây, buộc tôi phải sống trọn một đời. Giờ thì sắp đến lúc được trả về cái miếng đất cũ rồi... Những năm đầu, hồi còn thời Tây, ban đêm nghe sóng vỗ gió gào, nhớ mảnh đất làng sao mà nhớ quá thế. Tôi nhớ cái ngày tóc còn để chỏm, học ở nhà thầy đồ chiều về ra giếng lặn hụp tới tối mịt. Ngày mùa lúa gặt xong, làng mở đám rước phường chèo về hát, hội hè cờ mở trống rong. Tôi nhớ con đường mòn, nhớ từng họn gạch vụn bên đình thờ Ngũ Hổ tướng phò Đức thánh Trần, và nhớ cả giọng nói của ông từ giữ đình kể cho chúng tôi nghe sự tích đức thánh Ngài dùng gươm báu chém tặc tướng Phạm Nhan. Tôi không quên ngày nhà tôi bán nốt sào đất cuối cùng, rồi đói kém đến, ông cụ tôi chết gục dưới gốc đa. Làng tôi nếu leo đứng trên tháp đèn, thì có thể thấy dạng ngọn đa to ấy, còn thì chả thấy được gì sốt, tất cả đều khuất sau rặng núi vịnh kia. Nhưng phải nói nỗi buồn nhớ đó thực là không thấm tháp vào đâu. Kẻ sắp chết đói mà vớ được miếng ăn thì buồn bã nào mà chẳng chịu được. Ngày qua tháng lại, nhìn mặt trời mọc lên lặn xuống sau vịnh núi hằng trăm lần rồi cũng quen đi chứ. Duy chỉ có một nỗi buồn không tan đi được, cái nỗi buồn ra đây mới thấm thêm vào ruột gan. ấy là mỗi lần nhìn thấy tàu người từ ngoài chạy vào, chạy ngang qua đây rồi chạy ngang qua cửa sông Bạch Đằng, tàu nào cũng treo lá cờ tam tài. Đó mới là đau anh ạ. Cửa biển là của nước mình, sông nước đất địa Bạch Đằng là chốn liệt oanh của cha ông mình, nhưng tàu người lạ vào lại thượng cờ kẻ thù mình lên, anh nghĩ có đau không? Mà tôi thì tôi ở đây hàng ngày phải ngắm cái cảnh ấy. Nhiều lần tôi nhìn thấy thế xong, trở vào nhà chợt trông lên bức tranh tượng của đại vương đây thì cơ hồ như thấy đôi mắt của đại vương ngài đang nhìn tôi có vẻ trách móc. Cả ba ngài đều nhìn tôi với cặp mắt như thế. Tôi lẩn ra cửa, các ngài cũng nhìn theo. Dần dần mới thấy đôi mắt các ngài trở lại từ tốn như cũ. Tôi nghĩ bụng, đại vương vốn là tổ tiên của mình, chẳng nhẽ lại làm mình khiếp đảm, nhất là đêm đến, tôi khấn nguyện vía các ngài đừng quở phạt tôi, thế nào tôi cũng tìm cách báo đáp cho bằng được. Nhưng tôi không có cơ hội, tôi gác đèn, tôi làm cái gì được cơ chứ...

Năm 49, vào một đêm tháng chạp, tôi đang ngủ chợt nghe tiếng kêu la văng vẳng vọng đến bên tai. Tôi vùng tỉnh dậy, thì không nghe thấy tiếng kêu ấy nữa. Tôi chắc là mình nằm mơ đó thôi. Nhưng cố nhớ lại thì trong lúc ngủ không có chiêm bao gì hết. Từ đó tới sáng, tôi cũng không chợp mắt được. Rạng ngày, tôi ra ngoài, định lên tháp đèn xem lại nồi hơi, chợt thấy có một người nằm dưới bãi đá. Một tay người đó đưa ra phía trước bíu lấy một tảng đá. Tôi tuột thang xuống, nhìn kỹ thấy người đó đã chết. Một người đàn ông tuổi vào khoảng ba mươi, vẻ mặt còn như sống, coi hiền lành quá. Trong tay người đàn ông ấy còn cặp theo một đứa bé gái độ lên chín. Đứa bé mắt nhắm nghiền, mặt tái đi, nhưng mũi hình như vẫn còn thoi thóp. Tôi vội vàng quỳ xuống, nhặt một cọng rêu đặt lên trước mũi nó, thì thấy cọng rêu rung rung. Thế là tôi vội xốc đứa bé dậy. Bàn tay của người đàn ông quặp lấy đứa bé rất chặt, phải mở tay anh ta ra mới xốc được đứa bé lên. Rõ ràng là cánh tay của một người cha anh ạ. May là đứa bé bị uống nước không nhiều. Tôi bế nó lên nhà, thay quần áo ướt của cháu, lấy chăn trùm đắp lên người cháu và lập tức đốt lửa sưởi. Còn lại bao nhiêu rượu trong vò tôi đều vốc cả ra, xoa mạnh khắp người cháu. Có hơi ấm của lửa và rượu, cánh mũi con bé phấp phồng. Mười phút sau, đôi mắt non dại của cháu từ từ hé ra. Tôi reo lên. Thú thực với anh, có lẽ thằng cha coi đèn già như tôi lần đầu tiên mới có được cái nỗi vui sướng như vậy... Ông cụ Sáu nói tới đây thì ngừng lại. Anh Tài Phát của tôi đã nốc tới cốc thứ tư. Anh ta uống rượu rất khá, càng uống mặt càng xanh tái đi. Mọi việc, từ việc chuốc rượu ra cốc tới việc chạy lại đặt thêm mấy con khô mực lên hỏa lò, anh Tài Phát xăng xái làm thay cho ông cụ Sáu cả. Anh lại tỏ ra hết sức nâng niu chăm sóc câu chuyện của ông cụ Sáu đang kể cho tôi nghe. Đến như ông cụ sắp muốn hút thuốc lào, anh cũng biết ý, vội mở cái hộp thiếc vê ngay cho ông cụ một điếu.

- Thế là con bé được tôi cứu sống - ông cụ Sáu tiếp lời - Người đàn ông nọ chính là bố nó. Sau lúc con bé hồi tĩnh, tôi lên thăm nồi hơi, chợt nhìn thấy nhiều mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên mặt biển. Tôi lấy làm lạ, chẳng biết có việc gì ghê gớm vừa xảy ra trong đêm qua. Về sau mới rõ ra là một đoàn thuyền lưới bị tàu nhà binh Pháp đụng tan tác. Chúng nó bảo là vì những thuyền lưới kia đậu trong luồng tàu chạy. Nhưng nào có phải thế. Sự thực là thuyền bà con đỗ lại lưới ngoài luồng cấm, chúng nó đi vây quét ở Gia Luận về, chạy thành hàng ngang ba chiếc một, chạy lấn ra luồng lạch và mặc dù trông thấy đèn thuyền chúng vẫn đâm bừa. Chả là chúng nó thù anh em đi lưới, phần đông đều có tham gia du kích bí mật. Tất cả người trên sáu chiếc thuyền đều chết. Vài ba chiếc khác bị va nhẹ cũng đắm, một ít người sống sót, như trường hợp chiếc thuyền của người đàn ông bố đứa cháu bé. Giữa đêm, lúc tôi nghe thấy tiếng kêu, mà tôi cứ ngờ là nằm mơ, đó chính là tiếng kêu cuối cùng của anh ta sau khi đã dành tất cả hơi sức đem được đứa con lội vào tới chân bệ đá tháp đèn. Từ chỗ xảy ra tai nạn đến tháp đèn có đến hai cây số. Thật là một tay dân chài bơi giỏi mới có thể vừa cõng con vừa lội một quãng dài như thế được. Tình thương con làm người bố có thêm sức lực đấy anh ạ. Chắc chắn là nhờ có cái ấy. Huống hồ cháu bé lại là con gái đầu lòng của anh. Sau khi vớt được xác anh ta và cứu được con bé, tôi có nhắn tin về vùng lưới Cát Hải, Cát Bà. Tôi được biết anh là một du kích bí mật, có người vợ cũng đã chết ngay trong đêm ấy, ngoài ra anh không còn ai là ruột thịt nữa. Bà con đánh cá chèo thuyền ra đây đem xác chết người đàn ông ấy về chôn cất và rước đứa bé về nuôi. Bà con đánh cá xưa nay vẫn tốt bụng như vậy đó anh ạ. Nhưng tôi khẩn khoản xin bà con giao đứa bé ấy cho tôi. Tôi hứa với họ là sẽ hết lòng chăm sóc nuôi nấng nó cho khôn lớn. Chỉ một ngày một đêm, có cháu bé bên mình, tôi thấy không thể dứt nó ra được nữa rồi. Tôi nấu cháo cho nó ăn, quấy trứng cho nó uống. Tôi nâng niu gìn giữ cho nó trở lại sức khỏe cũ. Cố nhiên là sau đó nó có nhiều lần khóc đòi mẹ. Tôi dỗ dành, bảo rằng mẹ cháu không bao lâu sẽ về với cháu. Nói thế nhưng bụng dạ mình cứ đau lên nhoi nhói. Con bé dần dần cũng phải quên đi và cũng đến lúc không khóc nữa.

... Từ đấy cháu sống với tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy hình như gương mặt của các vị đại vương trong bức tranh treo trên vách có vẻ bằng lòng. Tôi thầm nói với các vị ấy rằng: "Tôi đã sắp kề mệng lỗ rồi, tôi là một người gác đèn già lão, tôi không có cách gì báo đáp công ơn của các ngài khác hơn bằng cách dốc lòng nuôi đứa bé con của người du kích này lớn lên, chăm sóc cho cái răng của nó được chắc, sợi tóc của nó mọc được dài, kể như là mình gìn giữ nuôi nấng một cái mầm non tươi có thể có ích cho làng nước mai sau". Như vậy vừa trả được chút nghĩa mà cũng là vừa báo được một chút ân oán. Dần dần tôi có cảm giác hình như tôi có phần được linh lợi sáng láng hơn trước anh ạ. Mùa đông thấy ấm lên và mùa hè nghe tiếng ríu rít của con bé thì đang nóng bức cũng mát mẻ ra. Cuộc sống của hai ông cháu tôi bữa cơm bữa khoai cũng không đến nỗi nào, nhờ vào cái đồng lương ba trăm của ty hải đăng phát cho mỗi tháng. Năm ấy con em gái tôi nó lại cho con chó Mực. Thế là từ chỗ có một thân, giờ chúng tôi có tất cả là ba người. Ba người chúng tôi sống như một gia đình, hệt như ba con chim cu nương náu trong một cái tổ. Cái tháp đèn, anh ở xa trông, chẳng phải giống hệt như cái chuồng cu là gì... Hàng ngày, tôi ngoài việc coi hơi chứa, ghi vào sổ nếu có tình hình gì xảy ra, tối đến đốt đèn thì chẳng có việc gì khác. Tôi liền dạy cháu học chữ và dạy cho cháu cùng đan lưới với tôi. Con bé thông minh lạ, không bao lâu đã đọc được mặt chữ và đan lưới rất giỏi. Mỗi lần bán được lưới, tôi lại gởi người ta mua sắm một thứ gì cho nó, có khi là một khăn trùm đầu, có khi là mấy thước vải.

Nhờ trời, ba chúng tôi được sống xuôi thuận như thế cho tới ngày đình chiến. Con bé cháu được mười bốn tuổi, tôi thì vừa đúng năm nhăm. Tôi bắt đầu trông thấy nhiều việc lạ. Đứng tại cái tháp đèn này mà trông thấy thôi. Đầu tiên buổi sáng dậy nhìn thấy tàu nhớn tàu bé của giặc rút ra cửa Nam Triệu... Trưa hôm ấy, leo lên tháp đèn nhìn về làng bỗng trông thấy một vật gì đỏ đỏ sau rặng núi Rú. Thì ra đấy là một lá cờ đại treo trên cây đa to làng Gia Luận. Chiều đến thì có một chiếc thuyền chèo thẳng từ cầu hải đăng ra. Một đồng chí cán bộ tới thăm tôi. Đó là sự tôi không ngờ đến. Trước nay, trừ con em gái trong làng và người cai lục lộ mỗi tháng ra hai lần xem xét đèn đuốc thì có ma nào đến với tôi đâu. Anh cán bộ hỏi han an ủi hai ông cháu tôi và căn dặn tôi cứ làm công việc cũ, trông nom cho đèn cháy được tốt. Anh ấy còn nói là từ bây giờ trở đi cái tháp đèn này là của mình rồi, nay mai tàu các nước sẽ đến, vì thế phải giữ hơi chứa cho đầy đủ, đốt cho ánh đèn càng tỏ rạng hơn xưa. Tôi nghe anh ấy nói thì cảm động quá anh ạ. Lúc đó tôi muốn đáp lại rằng: "Anh cán bộ ơi, xin anh hãy tin tôi, ông lão này từ nay cũng vẫn sẽ ở tại cái tháp đèn này, sẽ lo đốt cho cây đèn cháy sáng mãi đến tận lúc hơi thở ông lão tắt". Tôi muốn nói một câu như vậy, nhưng lắp bắp thế nào mà nói không nên lời, sau cùng chỉ vụng về gật gật cái đầu bạc, nước mắt chảy lăn ra trên gò má.

Người gác đèn gì nói tới đây, bỏ điếu thuốc lào nhỏ bằng hạt đỗ vê vê trong tay từ nãy giờ vào nõ điếu. Làn da dăn deo dưới ngấn mặt ông cụ giật giật liền mấy cái. Tôi thấy từ đôi mắt già nua ấy lừ đừ phát ra một tia sáng làm óng ánh cả những sợi mi bạc. Ông cụ hút xong điếu thuốc, phà khói. Giọng nói trầm trầm của ông cụ đều đặn cất lên giữa tiếng gió lùa trên mái tôn, giữa tiếng sóng vẫn lõm bõm đập vào mỏm đá bệ tháp:

- Một tuần lễ sau, tôi đã nhìn thấy tận mặt hai chiếc tàu Pháp lần đầu tiên chạy vào Phòng phải thượng cờ đỏ sao vàng của chúng ta lên đỉnh cột buồm. Tôi đứng lặng trên tháp đèn đưa mắt nhìn lá cờ bay lượn. Tôi nghĩ bụng: "Lá cờ của mình đấy, lá cờ của các vị đại vương hảo hớn đấy". Tàu chạy lướt qua, trước hết tôi cố nhìn thấy cho được toàn cái màu đỏ, sau đó cố nghiêng mắt nhìn thật kỹ đủ năm cánh sao. Có trời đất thành phần nào lường biết nỗi hả hê của tôi buổi sáng hôm ấy được. Tôi mới chạy vào lôi con bé Đào ra cho nó nhìn. Con bé giơ tay ngoắc ngoắc vẫy vẫy... Thế là từ đấy, chỗ ở của ông cháu tôi thì vẫn không thay đổi, vẫn ở trong cái lều này; nhưng đứng ở đây tôi đã nhìn thấy nhiều đổi thay kỳ lạ ở chung quanh. Năm sau thấy khói nhà máy xi măng cuồn cuộn bốc lên, năm ngoái này lại thấy nhô lên cái nóc lầu cao nguy nga của nhà máy cá. Con mắt già được trông thấy nhiều thứ tưởng tới chết vẫn chưa trông thấy kịp. Bây giờ tôi vẫn sống một mình nhưng không cô độc và không bị treo chân mãi một chỗ. Hàng tháng ở ty lại phái người ra gác thay cho tôi về họp công đoàn. Lúc con trăng bị ăn khuyết dần chỉ còn nhỏ bằng thân con cá lẹp, và nước kém rút xuống khiến những hòn đá trứng ngỗng bám đầy rêu dưới bệ nhô lên thì sắp có người ra gác thay để tôi đi họp rồi đấy. Có lần tôi về họp, ở trên định cho tôi thôi việc coi đèn và xếp cho một việc khác ở đất liền. Đồng chí trưởng ty nói: "Cụ Sáu đã ở ngoài nhà đèn hàng chục năm rồi, bây giờ cụ có muốn đổi một việc khác, nhẹ hơn và được gần gũi với bà con hơn không?". Tôi nghe nói, ngồi lặng tại chỗ, hồi tưởng lại mấy chục năm đìu hiu buồn bã, từ dạo tôi mới băm sáu, răng còn chắc, tóc còn đen, cho tới nay tuổi ngót sáu mươi, răng đã rụng hết bảy tám chiếc, tóc đã đổi cả màu, mới nghe thấy cái nhời nhẽ thấm thía như thế. Tôi nhớ lại những ngày bạc thếch, heo hút, những đêm dài nằm khoeo như con chó trong lều. Ôi, hai mươi năm giời. Tôi không có vợ, tôi không có con. Người ta nói kẻ không có vợ con như cây không có hoa quả. Tôi như cái cây đó. Tôi... tôi nhớ... hết, rồi cứ ngồi im, nước mắt chảy ròng ròng. Chính phủ biết cái nỗi cực của tôi, như thế là tôi thỏa rồi. Sau đó tôi nhìn đồng chí trưởng ty, lắc đầu, rồi chiều lại xuống thuyền, về nhà đèn. Đầu năm, có bác cai Hạ ra thay tôi nửa tháng, tôi được nghỉ dắt con bé cháu về làng chơi. Cảnh làng thay đổi nhiều quá. Cái đình cái miếu bị bom sập cả. Kẻ mất người còn. Nói chung tan tác lắm. Nhưng đã bắt đầu rôm rả trở lại rồi. Không còn ai ăn cháo nữa, không có ai đi vặt rong về ăn bậy ăn bạ như trước nữa. Người trong làng đều nhận ra tôi. Hai mươi năm rồi nhưng người nghèo vẫn nhận ra mặt bạn nghèo. Họ nói: "Ông cụ Sáu, ông cụ về đây thôi, về đây mà sống với chúng tôi đi!". Tôi mới đáp: "Cám ơn, quả là tôi muốn về lắm, về ngửi lại cái mùi đất cũ ít năm nữa rồi sẽ chui xuống lớp đất ấy, nhưng mà, các bà con ạ, tôi đi rồi ai sẽ coi đèn cho tôi, anh cán bộ đã dặn tôi phải đốt đèn cho tàu bè trên thế giới thấy đường mà vào nước mình chứ". Tôi nói với bà con như thế anh ạ. Rồi tôi trở ra đây. Dọc đường tôi bỗng nghĩ đến con cái Đào. Tôi lo thầm: "Cái Đào đã lớn rồi, chẳng lẽ lại để nó ở mãi đây ư? Bắt nó ở quanh quẩn trong cái chuồng cu này thì đến làm khổ nó mất thôi, mà rồi con bé cũng đâm ngớ ngẩn mất thôi. Hay là ta cho nó về đất làng. Phải rồi, gửi nó về cho ở với em gái ta"... Vì muốn cho cái Đào thành người mà tôi phải chịu để cho nó rời tôi. Khổ... khổ là. ít gì thì ông cháu tôi đã sống với nhau tám chín năm trời. Hàng ngày ông ông cháu cháu, bỗng chốc rứt ra, anh cũng biết là tôi khổ tâm lắm chứ. Nhưng đành phải thế anh ạ. Đời lão già này đã khổ rồi, nay cắn răng chịu khổ thêm một ít năm nữa cũng chẳng sao. Chứ để con bé thơ thơ ngây ngây thế kia phải u mê như lão thì lão mắc tội, phải không anh?

Thế là tôi thu xếp cho cái Đào về làng hồi hè sau kỳ tiếp quản. Cái đêm rạng ngày con bé đi, tôi đã nhắc lại rành mạch câu chuyện đau lòng của bố mẹ cháu cho cháu nghe. Trước nay, tôi chưa hé răng nhắc lại chuyện đó. Vì cháu còn dại quá. Nhưng trước lúc nó đi, tôi thấy cần phải nhắc lại với nó. Con bé mười lăm tuổi như nó có thể hiểu được rồi. Đành rằng tôi biết trước là tôi gợi lại thì thế nào cháu nó cũng sẽ khóc. Nhưng tôi nghĩ, sau khi nó rớt nước mắt, ắt nó nghĩ tới bố mẹ của nó. Tôi nói cho cháu biết rạng ngày mai cháu lên đường về ở trong làng là lên đường về báo hiếu cho bố mẹ đấy. Tôi nó rõ bố cháu trước kia là một người du kích gan dạ thế nào, mẹ cháu là một người đàn bà làm cá sần sùi cả đôi bàn tay để nuôi cháu thế nào. Cả bố mẹ cháu đều là người cực khổ, sinh nhai trên sông biển ra sao. Lúc tôi nói xong, cái Đào mở to đôi mắt nhìn tôi. Lúc đầu nó chưa khóc. Nhưng sau đó thì khóc đớn khóc đau. Một đứa trẻ khóc cha mẹ của nó, tám năm sau, giữa đêm hôm khuya khoắt nghe mà rứt cả ruột cả gan ra. Đêm ấy, hình như nó không chợp được mắt. Đến sáng, nó ra đi, nước mắt trên má vẫn chưa ráo.

Cái Đào đã về làng được bốn năm nay. Từ một con bé giờ đã thành một cô gái. ở Gia Luận nó làm việc đồng, đan lưới, vào thanh niên. Con bé được cái tính hiền hậu, vui vẻ. Nó lớn sao mà lớn từng ngày từng buổi. Con gái bây giờ đứa nào tới tuổi cũng đều lớn vụt lên như một bụi lúa đủ nước vậy. Mặt con cái Đào lúc nào cũng như cười anh ạ. Cái miệng cười, đôi mắt cười, khắp người nó cái gì cũng như muống nói: "Cháu vui sướng quá ông ạ". Thật là một con bé như vậy đấy, chẳng phải là tôi nói ngoa đâu. Cháu ở trong làng nhưng vẫn quyến luyến trìu mến tôi như ngày trước. Cứ hai hôm là cháu lại chèo thuyền ra một lần...

Ông cụ Sáu thôi nói, nhìn qua cửa. Không có gì. Chỉ có tiếng sóng chiều vỗ khỏe hơn, chốc chốc sóng giật sợi dây xích buộc xuồng bên dưới bật lên tiếng kêu xủng xoảng.

- Bữa nay đáng lẽ là bây giờ nó ra rồi đấy. Chắc là bận. Mỗi lần nó ra là tôi được biết tin tức mới trong thôn. Tôi ngồi đây, cứ nhìn cái Đào là tôi biết được bà con trong đó sống thế nào. Bà con trong thôn tôi mới rồi lập hợp tác xã. Họ săn được dê rừng làm tiệc, có gởi cho tôi một đùi. Lần đó con bé cứ nói suốt buổi về chuyện hợp tác, chuyện săn dê trên núi Rú. Nó nói bây giờ ai cũng có phần việc rõ rệt, đàn ông trai tráng làm đồng đi lưới, đàn bà con gái đan lưới chăn nuôi. Cái Đào được bầu làm tổ trưởng tổ đan. Con bé lại ở trong ban chấp hành Thanh niên lao động. Tôi trước kia dạy cho nó đan lưới, giờ hóa ra là tổ viên lĩnh phần việc của nó giao cho. Tôi mừng, nhưng lo nó ốm mất. Sao lại giao cho nó lắm việc thế nhỉ? Tội nghiệp, con bé cứ bận tíu tít cả lên. Tuy thế chứ nó không quên tôi đâu, mỗi lần ra đây y như là nó mang đến cho tôi sự vui vẻ. Có lần tôi bị ốm, sốt cứ mê đi, cái Đào ra, gọi nhưng không thấy tôi lên tiếng. Cháu hốt hoảng chạy lên. Sờ thấy trán tôi nóng hơ, con bé chảy nước mắt đầm đìa. Tôi nói: "- Ông còn sống đây, ông chưa chết đâu". Lần đó cả hai ông cháu tôi đều khóc. Sau đó con bé nó bảo tôi:

"- Thôi, ông xin Chính phủ với Đảng cho ông nghỉ đi, ông già rồi, để cháu ra gác đèn thay cho ông". Tôi nói: "- Con còn trẻ, con có việc của con ở trong ấy, rồi phải có chồng chứ". Nó lắc đầu:

- Cháu không... đâu, chừng nào ông mất cháu mới lấy.

Tôi mới bảo "Thế ông còn sống hai mươi năm nữa thì sao?".

Con bé lặng thinh. Tôi lại nói:

- Không được đâu con ạ, ông phải ăn cưới của con rồi ông mới chết.

Con bé cháu một mực bảo là ở vậy nuôi tôi, để thỉnh thoảng chèo thuyền ra, khâu vá cái áo, nấu cho tôi nồi bánh đa riêu. Chả là tôi ưa cái món bánh đa rắc cua. Vâng, con bé nó nói thế. Bây giờ, hễ nghe tiếng bơi chèo va vào mỏm đá là tôi nhỏm dậy, bụng vui lên bảo: "Cái Đào lại ra rồi!". Chuyện ông cháu tôi như thế đấy, anh ạ.

Mãi đến hồi sau Tết có một lần cái Đào ra. Chẳng hiểu sao mà hai má nó cứ đỏ ửng lên. Con bé nhảy nhót khắp lều, thấy vật gì cũng vui vẻ nâng niu, coi như những vật đó từ trước tới nay chưa từng lọt vào mắt nó vậy. Con Mực bị một hòn than rơi trúng cháy xém lông, sầy da có một tí, thế mà con bé nó cứ ôm cổ con Mực suýt soa: "- Tội nghiệp, tội nghiệp!". Tôi đoán hình như nó có chuyện gì rồi ấy. Người luống tuổi chúng tôi về già thường hay lú lẫn, nhưng có cái thì vẫn tinh ý hơn bọn trẻ các anh. Lúc đó tôi hỏi con bé:

- Hôm nay ông trông mày lạ lắm Đào ạ, có gì mà vui quá thế?

- Cháu vẫn thế đấy chứ! - Con bé cười đáp.

Tôi nói: - Nhất định là mày không bảo thật với ông rồi!

Con bé liền bưng mặt vừa cười vừa chạy ra cửa. Rồi nó dừng lại, tựa lưng vào nấc thang, không cười nữa, nhưng mặt thì cứ đỏ ửng lên. Nó nói vẻ nghiêm trang:

- Không mà, cháu có gì đâu... à, vừa rồi... ở tập đoàn các bác vừa bầu cháu là gương mẫu ấy mà...

- Không, cái đó mày đã nói với ông rồi!

Cái Đào rời bậc thang đi từng bước dài vào nhà. Đang đi đột nhiên nó quay phắt lại nhìn chăm chắm vào tôi:

- Ông ạ... cháu nói sợ ông lại giận.

- Không, tao không giận.

Con bé ấp a ấp úng không mở miệng ra được.

Tôi nói:

- Hay là có ai đến xin cô mày gả mày cho họ rồi?

Tôi vừa dứt lời thì cái Đào đã gục đầu ngay vào vạt áo của tôi. Lòng buồn bã như người mất của, tôi ngẩn ra một lúc, rồi vuốt nhè nhẹ cái lưng mềm mại tròn tròn của cháu, khẽ hỏi:

- Thế con có đồng ý không?

- Con không đồng ý - Con bé nói nũng nịu.

- Sao? - Tôi trố mắt lo lắng hỏi.

Con bé Đào cười nho nhỏ trong vạt áo:

- Cháu không biết thế nào sất ông ạ.

- Ai đấy?

- Ai thì ông biết rồi, cháu chả nói.

- Con nhà Quảng phải không?

Nó lắc đầu nguây nguẩy:

- Không phải đâu, không phải đâu!

- Đúng rồi... Ông biết mày bằng lòng rồi.

Con bé vụt ngẩng mặt dậy ôm chồm lấy tôi, rồi liền buông ra. Nó đi đến bên bếp lửa, ngồi xuống. Tôi trầm ngâm một chốc và nói:

- Mày có chồng chắc ông lại khổ! Liệu chừng ấy có bơi thuyền ra cái chòi của ông nữa không?

Con bé Đào buông xuôi hai bàn tay đang đun củi, đôi mắt long lanh, không trả lời. Phần tôi, tôi buồn vì tôi biết rằng rồi đây nó sẽ xa tôi hơn. Nhưng tôi cũng mừng thầm, con bé rồi sẽ có hạnh phúc. Tôi biết cái anh con nhà Quảng là một anh chàng rất giỏi việc, vừa cần cù lại vừa đang tiến. Nghe cô cháu kể lại là anh ta sắp được vào Đảng. Thằng thanh niên nào được vào Đảng là tôi tin, thế thôi.

Ông cụ nói tới đây thì bên dưới tháp đèn chợt có tiếng khua lụp cụp, rõ ràng là tiếng bơi chèo chạm vào mỏm đá. Ông cụ im bặt. Từ bên dưới vọng lên một tiếng gọi trong trẻo, trìu mến:

- Ông ơi...

Ông cụ Sáu lẩm bẩm: "- Nhắc tới nó là nó ra đến rồi!". Đoạn ông cụ quát to:

- Con cái Đào đấy hử?

- Dạ.

Ông cụ chạy ra. Tôi với anh Voòng Tài Phát cũng đứng dậy ra theo. Khi chúng tôi bước đến bậc thang bắc xuống bệ đèn thì thấy một cô gái đang trèo lên. Trong buổi chiều chập choạng, tôi chỉ nhận ra được một gương mặt bầu dục, với đôi mắt to đen lay láy nhìn chúng tôi một cách vừa thẹn thùng vừa niềm nở. Ông cụ Sáu nói:

- Anh Voòng với anh đây ở tàu ghé thăm ông đấy!

Cô con gái gật nhẹ đầu chào chúng tôi. Hai chúng tôi đứng hỏi thăm cô đôi chuyện, rồi vì trời tối quá nên chúng tôi từ biệt hai ông cháu.

Xuống tới xuồng, tôi cảm thấy gió thổi lạnh hơn và sóng biển chuyển màu xanh sẫm, mênh mông. Xuồng chúng tôi tếch ra, nhảy nhót trên sông. Tôi vừa đẩy mạnh mái chèo vừa lan man nghĩ ngợi. Đến lúc ngoảnh lại tôi chẳng còn trông thấy gì nữa, chỉ thấy ngọn đèn trên tháp cao đang chớp lóe. ánh đèn màu xanh rực chiếu một đường dài, rọi sáng mặt biển chiều hôm đang bốc hơi nhè nhẹ như đang thở.

Các tác phẩm khác của Anh Đức

Trong ngọn cỏ và hạt sương

Thư tháng bảy

Những mẫu chuyện chung quanh một trận càn hình móng ngựa

Nhớ Lê Anh Xuân

Một chặng đường Miền Trung

Hà Nội một thuở

Dưới một vầng ánh sáng đục

Con đường chúng tôi đã đi qua

Bức thư Cà Mau

Bên dòng Hương

Xôn xao đồng nước

Về mảnh vườn xưa

Tiếng nói

Người về hưu

Người khách đến thăm vườn nhà tôi

Người đào hát

Người chơi đại hồ cầm

Mùa gió

Miền sóng vỗ

Ký ức tuổi thơ

Khói

Giấc mơ ông lão vườn chim

Giấc mơ giữa buổi bình yên

Đứa con

Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo

Đất

Dòng sông trước mặt

Cứu thuyền

Con chị Lộc

Con cá song

Chuyến xe về làng

Chuyến tàu đêm

Chuyến lưới máu

Cái bàn còn bỏ trống

Bức tranh để lại

Một chuyện chép ở bệnh viện

Hòn đất

Đứa con của đất