watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cứu thuyền - tác giả Anh Đức Anh Đức

Cứu thuyền

Tác giả: Anh Đức

Trời sáng đã lâu rồi. Mưa vẫn còn rắc hạt trên mái ngói nhà thờ Ngư Thủy. Gió luồn qua các cửa trống trên tháp chuông, rít lên nghe hu hú. Ông bõ Nhân là người lo bếp núc cho cha xứ sau khi đã đem món cháo sáng lên cho cha lại trở xuống bếp bưng thêm lên món trứng gà dúng nước sôi. Ông cha xứ ăn xong thìa cháo cuối cùng, đẩy bát cháo sang một bên, đón lấy đĩa trứng. Cái đĩa sứ sâu đáy đựng ba quả trứng gà to lồ lộ mới đúng nước sôi còn bốc hơi. Trên thành đĩa đặt sẵn một con dai ăn và một chiếc thìa nhỏ.
Ông cha xứ bắt đầu ăn trứng, theo kiểu người Tây, rất thạo. Một tay ông cầm quả trứng giơ lên ngang mặt, một tay ông cầm con dao ăn khía vòng quanh trên chóp trứng. Xong rồi ông mới đưa lưỡi dao lia sạt một cái. Vỏ chóp trứng rơi gọn xuống đĩa. Ông rắc vào trứng một ít muối, rồi kề miệng húp.
Bõ Nhân từ nãy giờ vẫn khoanh tay đứng gần đó, cách một cái ghế. Cha vừa ăn vừa hỏi:
- Ngoài trời đã ngớt mưa chưa?
- Trình cha, mưa ngớt rồi, nhưng xem chừng gió mạnh lắm. Cha ạ, có một chiếc thuyền lưới hôm qua ra khơi, biển động không kịp về. Đã một ngày một đêm rồi mà vẫn không thấy tăm hơi. Động to quá!
Ông cha xứ hỏi một cách vô tâm:
- Thuyền ở Ngư Thủy ta à?
- Dạ, trình cha, thuyền ở đằng hợp tác. Trên thuyền có năm người, trong đó có hai người mới vừa vào hợp tác đêm trước...
- Thế à?
Ông cha xứ sắp đưa quả trứng lên miệng thì dừng lại hỏi như buột kêu lên; chứng tỏ rằng lúc ấy có một cái gì lóe ra trong đầu ông. Đôi mắt sâu có quầng thâm của ông vụt ngó chăm chắm về phía một góc bàn. Đôi mày của ông vốn đã rậm, giờ nhíu lại, trông càng rậm rịt hơn. Đang cầm quả trứng, ông đặt xuống đĩa, hỏi:
- Hai người mới vào hợp tác à? Có phải nhà Trình với nhà Hộ không nhỉ?
Ông bõ đáp:
- Trình cha, đúng là nhà Trình với nhà Hộ đấy ạ.
Ông cha xứ so nhẹ vai:
- Thấy chưa? Những kẻ không nghe lời răn bảo của đấng làm thầy thì khốn khó luôn luôn ở bên cạnh chúng nó... Tôi là kẻ chăn chiên ở đây, gặp khi giông to gió lớn. Chúa giao phó tôi chăn dắt con chiên tìm chỗ náu ẩn. Con chiên nào không theo đàn thì con chiên đó phải gặp nạn như rứa. Chừ bõ đã thấy chưa?
Thưa cha... vâng... Bõ Nhân đáp lí nhí trong miệng.
Ông cha xứ thôi nói, tiếp tục ăn trứng. Bõ Nhân đợi cha ăn xong, liền rón rén bước tới bê cái đĩa đi. Nhưng bõ Nhân mới bước ra đến cửa buồng thì cha gọi giật lại:
- Bõ này... Hãy cứ để đấy, chạy đến nhà trùm Sở gọi ông ấy đến ngay tôi bảo nhé!
Bõ Nhân "dạ" rồi đi xuống bếp. Bõ để bát đĩa đấy, khoác cái tơi chạy quàng tới nhà ông trùm Sở. Một chốc sau đã có ông trùm Sở cùng đi về với ông. Ông bõ Nhân mà đi bên cạnh trùm Sở thực là khác nhau phân biệt. Ông bõ người gầy guộc đen xạm, còn ông anh trùm trưởng này thì người đẫy đà béo tốt lắm. Trùm Sở tuổi trạc bốn mươi, thoạt trông biết ngay là người lanh lợi. Y cởi chiếc áo mưa màu cánh gián và tháo cái bọc mũ cũng bằng vải nhựa cùng màu đang đội trên đầu xuống. Y đứng ở thềm nhà sau, giậm chân cho sạch cát rồi đi thẳng lên buồng cha một cách thông thạo. Ông cha xứ vẫn còn ngồi đợi trong buồng, nhác thấy trùm Sở, liền bảo:
- Ông trùm đấy à? Vào đây!
Trùm Sở bước vào rồi, ông cha xứ liền đứng dậy đi ra khép cửa. Bõ Nhân rửa bát đĩa ở dưới bếp xong, định lên buồng cha quét dọn. Nhưng lên đến nơi thấy cửa đóng, ông bõ cầm chổi quét ngoài hiên. Vừa quét bõ vừa nghe thấy tiếng nói rì rầm từ trong buồng vọng ra. Bõ thầm đoán chắc là cha với ông trùm đương nói chuyện về chiếc thuyền bị nạn. Bõ Nhân vốn không phải là một người tọc mạch, nhưng hôm nay bõ cứ muốn lắng nghe cha nói gì, muốn nghe coi có phải cha đương bàn với ông trùm việc cứu những con chiên mắc nạn không. Bõ cắm cúi quét sạch được một quãng hiên thì đứng dậy lấy tay đập đập lưng, nhìn ra biển. Sóng vẫn vỗ ầm ầm vào bờ. Những đợt sóng trước kia xanh đẹp là thế, nay ngầu đục, dồn dập xô đẩy nhau, cưỡi lên nhau. Bõ Nhân nhìn sóng, bất giác lo sợ nghĩ đến những người trên chiếc thuyền kia, và mấy cái gia đình nghèo, đông con, có thể sẽ mất đi những người đàn ông. Cho dù bây giờ bõ Nhân ở trong nhà thờ, nhưng cách đây mười hai năm bõ là người của biển.
Khi bõ còn là một tay lưới thạo nghề, có sức khỏe, chớ chưa vào nhà xứ mà làm bõ thì bõ đã từng lăn lộn với sóng gió, đã từng nghe thấy cái chết nó rình rập quanh mình. Trên mười năm qua rồi, đời sống của miền Ngư Thủy này đổi thay đã nhiều thế mà biển vẫn y như trước vẫn hung bạo không kém. Ông bõ nheo nheo mắt nhìn những đợt sóng lớn dồn dập ở ngoài kia, nhớ đến cái lúc thuyền bõ bị đắm thì trên thuyền cũng có năm người. Bõ còn nhớ rõ như in trong trí là lúc thuyền bị sóng nhận xuống thì ba người đã phóng xuống biển để nâng bợ thuyền lên. Còn lại hai người, là bõ với một anh bạn lưới tên là Tấn, hai người còn ở lại trong khoang thuyền đầy nước. Chính mắt bõ trông thấy một đàn cá mập lượn tới, con đầu to bằng cánh phản, bơi nghiêng và những con sau bõ chỉ vừa mới thoáng thấy, chưa kịp kêu, thì chúng đã đớp ngay một anh. Hai anh kia cũng bị chúng đuổi theo, ăn nốt. Máu loang đỏ, trào lên ngọn sóng. Bõ với anh Tấn nấp sát vào lòng khoang thuyền. Đàn cá biết còn người trên thuyền, nên nó cứ lượn quanh. Nhưng nó không có cách nào ăn thịt được hai người. Hai người cứ rúc trong lườn thuyền. Chiều hết đến đêm. Thực là một đêm khủng khiếp trong đời bõ. Vừa rét vừa đói, mà quanh thuyền đàn cá vẫn không chịu rời mồi. Hai người cố chịu như thế qua gần hết một đêm, tới gần sáng bỗng nghe như bánh lái thuyền xéo lên cát. Hóa ra sóng xô giạt thuyền vào tới bờ. Anh Tấn núp ở lườn lái trồi đầu lên reo: "- Đụng bờ rồi, lên đi thôi". Nói xong anh nhảy sộn xuống. Chỗ ấy mực nước chỉ tới rốn. Nhưng anh Tấn vừa nhảy xuống thì bõ Nhân nghe tiếng cá đớp đánh "đùng" một cái. Và bõ chỉ kịp nghe anh Tấn kêu lên một tiếng "ối". Bõ thụt đầu trở vào thuyền đưa tay làm dấu và ôm ngực rền rĩ: "Lạy chúa... sao nó theo ta riết thế này!". Thế là bấy giờ chỉ còn lại có một mình bõ. Bõ cứ nằm nép sát trong chiếc thuyền lờ đờ đầy nước. Mãi đến lúc sóng xô thuyền chúi mũi rướn lên cát, bõ mới ngóc đầu ra. Trời sắp rạng sáng. Bãi cát đây rồi. Bõ nhổm dậy phóng lên bờ. Chạy được mươi thước thì bõ ngã sấp, hai tay buông xuôi ra sau, giống như cái neo ta thường thấy vất trên cát.
Bõ Nhân là người độc nhất sống sót trong chuyến đó. Còn anh Tấn là người chết sau rốt, chết trong bờ mà phải mất xác. Anh Tấn cũng như bõ Nhân đều là người đánh cá nghèo. Anh Tấn chết đi để lại một đứa con gái mười bốn tuổi. Còn bõ Nhân thoát chết nhưng lại mắc nợ sống. Là vì giàn lưới bị mất chuyến ấy là của nhà chung cho vay vốn sắm ra. Của nhà chung là của Chúa. Bõ Nhân đi nghề góp nhóp suốt mấy năm mà vẫn không sao bồi đền nổi. Cuối cùng bõ phải vào nhà thờ làm lụng, vừa để trừ món nợ, vừa dành dụm cưu mang đứa con gái anh Tấn. Cho đến ngày nay, đứa con người bạn lưới xấu số đã có chồng, là anh Vạn, người Lộng Dương, còn bõ thì vẫn ở đây. Vẫn mặt biển này, vẫn tiếng sóng vỗ ầm ầm ngoài khơi kia.
Ông bõ vừa nhìn biển vừa nhớ lại cái đêm khủng khiếp nó đưa đẩy cuộc đời bõ đến đây...
Tiếng cửa kẹt mở khiến bỏ giật mình quay lại. Trùm Sở đi ra. Bõ nghe tiếng cha nói với trùm Sở:
- Ông trùm đi ra bãi xem, tôi đợi ông nhé!
- Vâng, cha để con ra bãi xem binh tình thế nào.
Trùm Sở khoác áo mưa đi lịch phịch ra. Ông cha xứ đi theo, bước chân rất là nhẹn. Tới cổng, cha liếc nhìn ra bờ biển nói với ông trùm, giọng hoạt bát hẳn lên:
- Phải làm cho chúng nó sáng mắt ra, ông trùm ạ. Kẻ nào làm ngược ý Chúa kẻ ấy chỉ có chuốc lấy vạ. Này, ông trùm tinh mắt, xem coi giời còn động lâu không?
- Thưa cha, ít nhất là vài hôm nữa. Chiều qua ráng còn đỏ ối, giời còn nổi gió lâu đây.
- Hay lắm!
- Thưa cha con đi.
- ừ, đi quàng lên đi!
Trùm Sở chạy ra bờ biển. Cha đứng nhìn theo và từ từ giơ tay là phép lành. Ngoài bãi, mưa đã ngớt, người trong thôn lưới kéo ra ngày một đông. Sóng đánh ầm ầm. Như những đàn ngựa trắng phi nước đại, sóng chạy tế vào bờ. Ngoài xa khơi, sóng vỗ vòi trắng xóa làm mờ mịt cả mặt biển.
Trùm Sở ra đến nơi thì vừa lúc đằng hợp tác xã và đội đánh cá miền Nam đã bàn bạc xong kế hoạch đi cứu chiếc thuyền bị nạn.
Mọi người trong hợp tác xã trù rằng sóng ngoài khơi êm hơn sóng trong lộng. Chiếc thuyền kia có thể là chưa bị đắm, nhưng không vào nổi. Cho là thuyền bị đắm, nhưng không vào nổi. Cho là thuyền bị đắm thì chắc gì họ đã chết cả. Những tay lưới trong đội đánh cá miền Nam cũng nhất trí nhận định như thế. Người đội trưởng đánh cá phân công ba người cùng đi với hợp tác xã. Bên hợp tác xã có ba người nữa là sáu.
Trùm Sở ra đến bãi biển, thu hai bàn tay vào bụng, lò dò len lỏi vào đám đông, nghe ngóng thấy thế y liền chạy về tin cho cha hay. Ông cha xứ nghe xong hơi thừ người ra. Trước cổng nhà thờ, cha rảo bước tới, lui; hai bàn tay bóp nghiến vào nhau. Mấy phút sau cha lẩm bẩm:
- Họ đi cứu thuyền thật đấy ạ?
Làm như tự hồi giờ cha chưa nghe trùm Sở báo cái tin đó vậy. Và rồi cha chúi mặt mình sát vào trùm Sở, hỏi:
- Liệu họ có đi tìm được không?
Trùm Sở đáp:
- Mỏng manh lắm, thưa cha... là vì sóng còn to quá. Nhưng xem chừng họ quyết đi tìm lắm. Sóng gió thế này mà họ cứ cho thuyền ra...
- Đám người này chừ họ liều mình quá rồi. Cả những bổn đạo ở hợp tác cũng thế, họ quên hết... Phải nhắc lại, ông trùm ạ, phải nhắc lại cho họ nhớ, ai sinh ra biển. Có phải là Chúa không? Ai mới có thể lấy mây làm áo xống cho nó, lấy tăm tối làm khăn vấn cho nó, mà rằng: "- Biển, mày không được đi đâu nữa!". Ai, có phải là Chúa không? Ngoài Chúa, ai dám chống chọi với nó... Thôi được, giờ ta ra ngoài ấy xem sao, ông trùm cùng đi với tôi nào!
- Thưa cha, vâng.
Ông cha xứ trở vào lấy chiếc mũ nồi bằng dạ đen chụp lên đầu rồi đi trước. Trùm Sở đi sau, tay luôn giữ cái bao vải nhựa trên đầu sợ gió thổ bay. Hai người ra tới bờ biển thì đã nghe tiếng "hè" vần thuyền từ trước mặt vọng lại. Đám đông người đang xúm xít thấy ông cha xứ đi đến liền sụp chào và cúi mặt xuống.
Đằng kia, anh đội trưởng miền Nam đang giơ tay điều khiển vần thuyền xuống bãi. Trên một chục tay lưới, hợp tác xã lẫn đội đánh cá, đang đẩy chiếc đòn ngáng ở mũi thuyền. Chiếc thuyền bị vần từng vòng một, nhoài dần ra phía chớn nước. Ông cha xứ đi tới, kêu lên:
- Mấy người đi thật đấy à?
Đến đấy giọng ông chợt hạ thấp xuống, rền rĩ:
- Giêsu lạy chúa tôi! Sao lại liều mình... như... thế... thế...
Nhưng tiếng của ông bị át trong tiếng "hè" vần vòng thuyền cuối cùng. Mũi thuyền chúi ào xuống nước. Sáu người được chọn đi nhảy lên thuyền. Ba tay lưới miền Nam lên xong thì tiếp đến anh em ở hợp tác xã. Những tay lưới hợp tác xã còn trẻ, và đều đi đạo. Trên bộ ngực nở nang của họ, lủng lẳng những chiếc thánh giá nhỏ bằng đồng đã han xanh. Người lên thuyền cuối cùng là anh Vạn. Nhưng khi anh Vạn mới dợn chân nhảy lên lái thuyền thì thình lình có một chị đàn bà bế con rẽ đám đông nhào tới bíu lấy chân anh khóc bù lu bù loa. Anh Vạn quay lại nhận ra là vợ mình. Anh sửng sốt gắt lên:
- Nhà làm gì lạ thế. Buông ra cho tôi đi! Làm gì mà khóc lóc thế này?
- Lạy Chúa... anh ơi... đừng đi!
- Buông tôi ra...
Chị Vạn càng khóc lớn. Một tay chị bế đứa bé, một tay ôm lấy chân chồng. Anh Vạn lúng túng nhìn lên đám đông như để cầu cứu. Anh ta bỗng nhiên cảm thấy hết sức rối rắm, bởi cái cánh tay rất yếu mà lại rất khỏe của vợ. Anh chủ nhiệm vẻ mặt ngạc nhiên, lẩm bẩm nói với anh đội trưởng:
- Lạ quá! Sao lại thế này được? Ban nãy, biết anh ấy đi nhưng chị ta có khóc bù lu bù loa lên thế này đâu.
- Ai lại xui chị ta điều gì rồi!
Một người đằng sau lưng nói.
Một người khác hỏi lại:
- Ai xui?
- Nào ai biết được!
Bỗng có tiếng người kêu:
- Kia rồi, ông bõ ra kéo chị ta vào kia rồi!
Anh chủ nhiệm hợp tác xã quay lại nhìn, cũng kêu lên:
- Bõ Nhân... Chà, hay quá, ông ấy ra bao giờ thế nhỉ?
Đúng là bõ Nhân thật. Không biết bõ đã ra đây từ lúc nào. Bõ chạy đến mé bãi, lặng lẽ gỡ tay chị Vạn ra khỏi chân anh Vạn. Chị Vạn nhận ra bõ Nhân thì không khóc to nữa. Và bõ Nhân cứ thế kéo tay chị dắt lên bờ. Đám đông rẽ ra nhường chỗ cho bõ Nhân đi. Trong đám đông đó, trùm Sở vừa liếc nhìn bõ Nhân vừa kéo cái bọc mũ vải nhựa trên đầu xuống vò nhầu trong tay.
Anh Vạn lên thuyền. Sáu tay chèo vừa quai xong, quẫy mạnh. Mũi thuyền bổ tới, cưỡi lên lưng sóng, vượt ra. Sóng cũng không vừa, xô trả thuyền lại phía bờ. Chèo quẫy mạnh, thuyền lại nhao tới. Chiếc thuyền mới ra đã phải vật lộn ngay với những đợt sóng ào ạt dồn dập nhất. Càng vào gần bờ, sóng càng dữ dội hơn. Chiếc thuyền mất mười lăm phút mà ra chưa được năm mươi sải tay. Giữa lúc đó một lượng sóng rất lớn ập tới, chôn chiếc thuyền xuống vực sóng rồi tung thuyền lên. Anh thủ lái người miền Nam cao to nhất bị hất bổng lên trên không, chân rời khỏi sạp thuyền có đến một thước. Anh gượng ngay được, nhưng mới vớ chèo tiếp thì chèo gẫy "rắc". Anh đội trưởng trên bờ thấy thế liền ôm khoanh dây cầm sẵn trong tay chạy xuống mé bãi, rùn chân xuống cát ném vút mồi dây ra. Trên thuyền nắm lấy được mồi dây. Chèo lái đã bị gẫy, đành phải kéo thuyền vào. Trong đám đông, có tiếng ai nói, giọng khao khao như là giọng của trùm Sở:
- Không cưỡng lại nó được đâu... Chúa chẳng đã bảo thế là gì?
- Bảo thế nào?
Một thanh niên quay phắt lại, sừng sộ. Anh thanh niên nói chõ vào trùm Sở:
- Tôi xin có nhời nói thẳng với ông, là ông chỉ độc nói phét thôi ông trùm ạ. Khi thì chúa bảo thế này, khi thì chúa bảo thế khác. ở đây không có việc gì cần đến ông thì xin ông về cho được việc người ta.
- Ơ... anh này láo nhỉ. Bố anh cũng chẳng dám hỗn với trùm trưởng nữa là... còn anh...
Một người bên cạnh ôn tồn bảo:
- Thôi, ông trùm...
- Đừng có làm ồn lên. Người ta đang bận việc, chỗ này không phải chỗ lôi thôi với nhau đâu nhé.
Trùm Sở nín im.
Chiếc thuyền đã được kéo vào gần tới bãi. Người ta mang xuống thuyền một cặp chèo khác. Xong, thuyền lại bỏ mối dây quay ra. Ông cha xứ ở gần cuối đám người thấy thế liền đi như chạy tới trước mặt anh đội trưởng và anh chủ nhiệm:
- Sao lại đi thế kia?
Anh chủ nhiệm đáp:
- Thưa cha vâng, phải đi thôi.
- Là cha xứ ở đây, tôi có bổn phận khuyên các ông chớ có liều mình như rứa!
- Cha không lo, chúng tôi đã tính kỹ rồi.
Ông cha xứ nói giọng khác hẳn đi:
- Tôi không muốn cầu nguyện thêm cho người nào nữa đây nhé. Cầu nguyện cho năm người là quá lắm rồi.
Anh đội trưởng đánh cá cười, đáp:
- Đã biết ai sống chết thế nào mà cha đã vội lo cầu nguyện. Chúng tôi sẽ cố gắng để cha không phải cầu nguyện cho một người nào đâu.
Nói rồi anh đội trưởng lại vẫy tay ra hiệu cho thuyền ra. Vẫn như lần trước, sóng cứ đẩy thuyền lùi lại. Nhưng cuối cùng thì lần này, với những mái chèo rập đều, chiếc thuyền vượt quá khỏi cái vùng sóng dồn mạnh nhất trong lộng. Ra khỏi những đợt sóng đó, thuyền đi dễ dàng hơn. Cứ mỗi lúc thuyền ra mỗi xa. Hướng ra khơi, chiếc thuyền dần dần thu bé lại. Sau cùng nó chỉ còn là một chấm đen nhỏ, chao trong sóng. Anh đội trưởng cầm chiếc ống nhòm đưa lên mắt. Chiếc thuyền chỉ nhào vừa phải trên sóng làm anh yên tâm. Người chủ nhiệm hợp tác xã đến trước đám đông nói to:
- Đề nghị bà con ta về thôi. Ai vá lưới lo vá, ai nhuộm lưới lo nhuộm, kẻo mất cả buổi công rồi đấy!
Mọi ngời nghe lời anh chủ nhiệm, lần lượt kéo nhau về thôn. Chỉ còn thân nhân có chồng con bị nạn thì ngồi lại trên bãi cát. Anh chủ nhiệm đi về chỗ có tiếng khóc sùi sụt của mấy người đàn bà. Ông cha xứ và trùm Sở cũng về nhà thờ. Bõ Nhân đi theo sau. Thỉnh thoảng bõ ngoái nhìn lại chỗ có tiếng khóc. Trùm Sở quay lại giục, giọng hằn học:
- Ông bõ, đi nhanh chân về mà lo thổi nấu. Cha đói đến nơi rồi kia kìa!
Bõ Nhân vội rảo bước đi nhanh hơn.
Buổi trưa hôm ấy, sau khi làm cơm dọn cho cha ăn xong, bõ Nhân xuống nhà và vội mấy miếng cơm rồi leo lên tháp chuông. Ngồi trên tháp chuông bõ nhìn xuống theo con đường lát đá tảng xám trước nhà xứ. Con đường này rêu không bao giờ bám lên được vì những bước chân con chiên đi lễ đi xưng tội trước Chúa cứ giẫm lên hằng ngày. Hết nhìn con đường ông bõ lại ngó mông ra bờ biển. Nhớ lại câu chuyện ban sáng, lúc ở nhà và lúc ra bãi, ông bõ càng thêm phân vân trong bụng. Tại sao cha với ông trùm cứ không muốn người ta đi cứu thuyền. Có phải vì cha lo nghĩ đến tính mạng của những người đi cứu không? Bõ Nhân cứ bấu víu thầm mong cha chỉ xuất phát từ cái ý nghĩ đó - khi mà trong đầu bõ đã nảy nở một ý nghĩ khác, rất đáng sợ, có thể làm tổn thương đến lòng tin đã sẵn có từ lâu trong một con chiên ngoan đạo như bõ. Chưa có lúc nào bõ Nhân thấy có điều cực lòng như hôm nay.
Gió biển ban trưa thổi vào, lướt qua thành chiếc chuông đồng trên đầu ông bõ, ngân rung khe khẽ. "- Giêsuma, xin đừng cho cái bóng quỹ nào vờn lên sau tượng Chúa thiêng liêng". Ông bõ còn lẩm nhẩm như vậy, trước khi những làn gió đã mơn man, la đà đưa bõ vào giấc.
Lúc mặt trời đã chiếu chênh chếch vào mảng tường loang lở của một góc tháp chuông, bõ Nhân bị đánh thức dậy bởi những tiếng huyên náo trong thôn vọng tới. Bõ dụi mắt nhìn xuống, thấy người người lũ lượt chạy ra bờ biển. Ông bõ không biết chuyện gì, liền từ tháp chuông tụt xuống, chạy ra cổng. Một loáng sau bõ đã ra tới bờ biển. Thì ra trên mặt biển có một bóng thuyền xuất hiện. Bõ Nhân cũng nhìn thấy bóng chiếc thuyền ấy. Nhưng bóng thuyền hiện ra càng làm bõ và mọi ngời lo ngại. Là vì nếu chỉ có một chiếc thì chiếc kia không tìm thấy rồi. Có tiếng người buột kêu lên, giọng như rên rỉ:
- Ôi... hay là đắm mất rồi!
Và người ta nghe thấy tiếng gào xé ruột của một người đàn bà. Cả đám người nhốn nháo cả lên.
Người đội trưởng đánh cá miền Nam hấp tấp lấy lại độ ngắm của cái ống nhòm. Anh đưa ống nhòm lên xem. Xem xong, anh vừa trao ống nhòm cho anh chủ nhiệm hợp tác xã vừa bảo khẽ:
- Anh coi coi, hình như một chiếc kè một chiếc đấy!
Anh chủ nhiệm vớ lấy cái ống nhòm. Anh chăm chú nhìn một lúc rồi kêu to:
- Hai chiếc, hai chiếc... Mà sao lại có khói bay lên thế kia?
- Anh cho tôi xem một cái, có được không? - Bõ Nhân hỏi.
Anh chủ nhiệm nói:
- Được, đây, ông bõ xem xem!
Bõ Nhân đưa hai tay thô sần, run run đỡ lấy cái ống nhòm. Bõ nhìn, nhìn mãi. Qua ống kính, bõ thấy sóng trào lên, và hai chiếc thuyền nhảy nhót lắc lia như trứng vịt. Bõ kêu:
- Thuyền về rồi, thuyền về rồi!
Cái ống nhòm cứ chuyền hết người này đến người khác. Cho đến lúc người ta trả lại cái ống nhòm cho anh đội trưởng thì mọi người đã có thể bắt đầu nhìn thấy chiếc thuyền bằng mắt thường.
Ông cha xứ và trùm Sở ở trong nhà thờ nghe ngoài bãi ồn ào thì cũng mò ra. Trùm Sở chạy sau ôm trong tay chiếc áo khoác bađờsuy bằng dạ vũ cho cha. Lúc ấy thuyền đã sắp vào đến nơi.
Người ta ném dây lôi thuyền qua vùng sóng lộng. Thuyền cặp bãi. Anh em đi cứu thuyền gác chèo nhảy lên cát, dáng đi hơi lảo đảo. Dưới sạp khoang chiếc thuyền đầu, năm người xã viên nằm thiêm thiếp. ở khoang giữa, cái bếp củi để sưởi cho họ còn cháy đỏ. Gia đình thân nhân của họ chạy đến. Lần này những người đàn bà cũng lại òa khóc. Một anh miền Nam trong số người đi cứu, vừa vuốt nước biển dính trên tóc vừa nói:
- Chúng tôi ra thật đúng lúc. Thuyền bị đắm từ hồi khuya, anh em cứ bám trong lòng thuyền... Khi chúng tôi ra gặp thì anh em đã kiệt sức. Nhưng bây giờ thì anh em không chết đâu. Bà con đừng khóc mà...
Anh miền Nam nói dứt lời thì có một chị đàn bà chạy đến sụp xuống chân anh, nói giọng ríu lại:
- Cảm ơn các anh, tôi cảm ơn các anh!
Anh miền Nam hoảng hốt đỡ tay chị dậy. Ông cha xứ nhìn thấy thế dạy mặt đi chỗ khác. Không biết trùm Sở đã khoác cái áo lên lưng cha từ lúc nào mà bây giờ cha cứ đứng tay thu chặt vạt áo vào bụng. Vẻ mặt cha bỗng dưng từ từ tái lại. Anh chủ nhiệm hợp tác xã bảo khẽ bỏ Nhân:
- Ông bõ, cha bị cảm hay sao mà mặt cha cứ tái lại thế kia?
Bõ Nhân vội chạy đến bên cha nói:
- Bẩm cha, cha khó ở à? Để con đưa cha về...
Nói rồi bõ Nhân xốc nách dìu cha đi. Trùm Sở cũng dìu một bên cha. Cả ba đi về phía nhà thờ.
Anh đội trưởng miền Nam nhìn theo, nói với anh chủ nhiệm:
- Ông cha xứ bị cảm gió chắc?
- Có lẽ...
- Sao? Anh đội trưởng hỏi lại.
Anh chủ nhiệm nắm tay anh đội trưởng nhếch mép định nói gì nhưng lại thôi không nói nữa. Anh nhíu trán nhìn về đằng trước. Bấy giờ bõ Nhân đã cõng cha xứ trên lưng. Bóng ông bõ già đáng thương đó cõng cha xứ vừa đi vừa chạy mỗi lúc một khuất dần trên lối cát.



Trời sáng đã lâu rồi. Mưa vẫn còn rắc hạt trên mái ngói nhà thờ Ngư Thủy. Gió luồn qua các cửa trống trên tháp chuông, rít lên nghe hu hú. Ông bõ Nhân là người lo bếp núc cho cha xứ sau khi đã đem món cháo sáng lên cho cha lại trở xuống bếp bưng thêm lên món trứng gà dúng nước sôi. Ông cha xứ ăn xong thìa cháo cuối cùng, đẩy bát cháo sang một bên, đón lấy đĩa trứng. Cái đĩa sứ sâu đáy đựng ba quả trứng gà to lồ lộ mới đúng nước sôi còn bốc hơi. Trên thành đĩa đặt sẵn một con dai ăn và một chiếc thìa nhỏ.

Ông cha xứ bắt đầu ăn trứng, theo kiểu người Tây, rất thạo. Một tay ông cầm quả trứng giơ lên ngang mặt, một tay ông cầm con dao ăn khía vòng quanh trên chóp trứng. Xong rồi ông mới đưa lưỡi dao lia sạt một cái. Vỏ chóp trứng rơi gọn xuống đĩa. Ông rắc vào trứng một ít muối, rồi kề miệng húp.

Bõ Nhân từ nãy giờ vẫn khoanh tay đứng gần đó, cách một cái ghế. Cha vừa ăn vừa hỏi:

- Ngoài trời đã ngớt mưa chưa?

- Trình cha, mưa ngớt rồi, nhưng xem chừng gió mạnh lắm. Cha ạ, có một chiếc thuyền lưới hôm qua ra khơi, biển động không kịp về. Đã một ngày một đêm rồi mà vẫn không thấy tăm hơi. Động to quá!

Ông cha xứ hỏi một cách vô tâm:

- Thuyền ở Ngư Thủy ta à?

- Dạ, trình cha, thuyền ở đằng hợp tác. Trên thuyền có năm người, trong đó có hai người mới vừa vào hợp tác đêm trước...

- Thế à?

Ông cha xứ sắp đưa quả trứng lên miệng thì dừng lại hỏi như buột kêu lên; chứng tỏ rằng lúc ấy có một cái gì lóe ra trong đầu ông. Đôi mắt sâu có quầng thâm của ông vụt ngó chăm chắm về phía một góc bàn. Đôi mày của ông vốn đã rậm, giờ nhíu lại, trông càng rậm rịt hơn. Đang cầm quả trứng, ông đặt xuống đĩa, hỏi:

- Hai người mới vào hợp tác à? Có phải nhà Trình với nhà Hộ không nhỉ?

Ông bõ đáp:

- Trình cha, đúng là nhà Trình với nhà Hộ đấy ạ.

Ông cha xứ so nhẹ vai:

- Thấy chưa? Những kẻ không nghe lời răn bảo của đấng làm thầy thì khốn khó luôn luôn ở bên cạnh chúng nó... Tôi là kẻ chăn chiên ở đây, gặp khi giông to gió lớn. Chúa giao phó tôi chăn dắt con chiên tìm chỗ náu ẩn. Con chiên nào không theo đàn thì con chiên đó phải gặp nạn như rứa. Chừ bõ đã thấy chưa?

Thưa cha... vâng... Bõ Nhân đáp lí nhí trong miệng.

Ông cha xứ thôi nói, tiếp tục ăn trứng. Bõ Nhân đợi cha ăn xong, liền rón rén bước tới bê cái đĩa đi. Nhưng bõ Nhân mới bước ra đến cửa buồng thì cha gọi giật lại:

- Bõ này... Hãy cứ để đấy, chạy đến nhà trùm Sở gọi ông ấy đến ngay tôi bảo nhé!

Bõ Nhân "dạ" rồi đi xuống bếp. Bõ để bát đĩa đấy, khoác cái tơi chạy quàng tới nhà ông trùm Sở. Một chốc sau đã có ông trùm Sở cùng đi về với ông. Ông bõ Nhân mà đi bên cạnh trùm Sở thực là khác nhau phân biệt. Ông bõ người gầy guộc đen xạm, còn ông anh trùm trưởng này thì người đẫy đà béo tốt lắm. Trùm Sở tuổi trạc bốn mươi, thoạt trông biết ngay là người lanh lợi. Y cởi chiếc áo mưa màu cánh gián và tháo cái bọc mũ cũng bằng vải nhựa cùng màu đang đội trên đầu xuống. Y đứng ở thềm nhà sau, giậm chân cho sạch cát rồi đi thẳng lên buồng cha một cách thông thạo. Ông cha xứ vẫn còn ngồi đợi trong buồng, nhác thấy trùm Sở, liền bảo:

- Ông trùm đấy à? Vào đây!

Trùm Sở bước vào rồi, ông cha xứ liền đứng dậy đi ra khép cửa. Bõ Nhân rửa bát đĩa ở dưới bếp xong, định lên buồng cha quét dọn. Nhưng lên đến nơi thấy cửa đóng, ông bõ cầm chổi quét ngoài hiên. Vừa quét bõ vừa nghe thấy tiếng nói rì rầm từ trong buồng vọng ra. Bõ thầm đoán chắc là cha với ông trùm đương nói chuyện về chiếc thuyền bị nạn. Bõ Nhân vốn không phải là một người tọc mạch, nhưng hôm nay bõ cứ muốn lắng nghe cha nói gì, muốn nghe coi có phải cha đương bàn với ông trùm việc cứu những con chiên mắc nạn không. Bõ cắm cúi quét sạch được một quãng hiên thì đứng dậy lấy tay đập đập lưng, nhìn ra biển. Sóng vẫn vỗ ầm ầm vào bờ. Những đợt sóng trước kia xanh đẹp là thế, nay ngầu đục, dồn dập xô đẩy nhau, cưỡi lên nhau. Bõ Nhân nhìn sóng, bất giác lo sợ nghĩ đến những người trên chiếc thuyền kia, và mấy cái gia đình nghèo, đông con, có thể sẽ mất đi những người đàn ông. Cho dù bây giờ bõ Nhân ở trong nhà thờ, nhưng cách đây mười hai năm bõ là người của biển.

Khi bõ còn là một tay lưới thạo nghề, có sức khỏe, chớ chưa vào nhà xứ mà làm bõ thì bõ đã từng lăn lộn với sóng gió, đã từng nghe thấy cái chết nó rình rập quanh mình. Trên mười năm qua rồi, đời sống của miền Ngư Thủy này đổi thay đã nhiều thế mà biển vẫn y như trước vẫn hung bạo không kém. Ông bõ nheo nheo mắt nhìn những đợt sóng lớn dồn dập ở ngoài kia, nhớ đến cái lúc thuyền bõ bị đắm thì trên thuyền cũng có năm người. Bõ còn nhớ rõ như in trong trí là lúc thuyền bị sóng nhận xuống thì ba người đã phóng xuống biển để nâng bợ thuyền lên. Còn lại hai người, là bõ với một anh bạn lưới tên là Tấn, hai người còn ở lại trong khoang thuyền đầy nước. Chính mắt bõ trông thấy một đàn cá mập lượn tới, con đầu to bằng cánh phản, bơi nghiêng và những con sau bõ chỉ vừa mới thoáng thấy, chưa kịp kêu, thì chúng đã đớp ngay một anh. Hai anh kia cũng bị chúng đuổi theo, ăn nốt. Máu loang đỏ, trào lên ngọn sóng. Bõ với anh Tấn nấp sát vào lòng khoang thuyền. Đàn cá biết còn người trên thuyền, nên nó cứ lượn quanh. Nhưng nó không có cách nào ăn thịt được hai người. Hai người cứ rúc trong lườn thuyền. Chiều hết đến đêm. Thực là một đêm khủng khiếp trong đời bõ. Vừa rét vừa đói, mà quanh thuyền đàn cá vẫn không chịu rời mồi. Hai người cố chịu như thế qua gần hết một đêm, tới gần sáng bỗng nghe như bánh lái thuyền xéo lên cát. Hóa ra sóng xô giạt thuyền vào tới bờ. Anh Tấn núp ở lườn lái trồi đầu lên reo: "- Đụng bờ rồi, lên đi thôi". Nói xong anh nhảy sộn xuống. Chỗ ấy mực nước chỉ tới rốn. Nhưng anh Tấn vừa nhảy xuống thì bõ Nhân nghe tiếng cá đớp đánh "đùng" một cái. Và bõ chỉ kịp nghe anh Tấn kêu lên một tiếng "ối". Bõ thụt đầu trở vào thuyền đưa tay làm dấu và ôm ngực rền rĩ: "Lạy chúa... sao nó theo ta riết thế này!". Thế là bấy giờ chỉ còn lại có một mình bõ. Bõ cứ nằm nép sát trong chiếc thuyền lờ đờ đầy nước. Mãi đến lúc sóng xô thuyền chúi mũi rướn lên cát, bõ mới ngóc đầu ra. Trời sắp rạng sáng. Bãi cát đây rồi. Bõ nhổm dậy phóng lên bờ. Chạy được mươi thước thì bõ ngã sấp, hai tay buông xuôi ra sau, giống như cái neo ta thường thấy vất trên cát.

Bõ Nhân là người độc nhất sống sót trong chuyến đó. Còn anh Tấn là người chết sau rốt, chết trong bờ mà phải mất xác. Anh Tấn cũng như bõ Nhân đều là người đánh cá nghèo. Anh Tấn chết đi để lại một đứa con gái mười bốn tuổi. Còn bõ Nhân thoát chết nhưng lại mắc nợ sống. Là vì giàn lưới bị mất chuyến ấy là của nhà chung cho vay vốn sắm ra. Của nhà chung là của Chúa. Bõ Nhân đi nghề góp nhóp suốt mấy năm mà vẫn không sao bồi đền nổi. Cuối cùng bõ phải vào nhà thờ làm lụng, vừa để trừ món nợ, vừa dành dụm cưu mang đứa con gái anh Tấn. Cho đến ngày nay, đứa con người bạn lưới xấu số đã có chồng, là anh Vạn, người Lộng Dương, còn bõ thì vẫn ở đây. Vẫn mặt biển này, vẫn tiếng sóng vỗ ầm ầm ngoài khơi kia.

Ông bõ vừa nhìn biển vừa nhớ lại cái đêm khủng khiếp nó đưa đẩy cuộc đời bõ đến đây...

Tiếng cửa kẹt mở khiến bỏ giật mình quay lại. Trùm Sở đi ra. Bõ nghe tiếng cha nói với trùm Sở:

- Ông trùm đi ra bãi xem, tôi đợi ông nhé!

- Vâng, cha để con ra bãi xem binh tình thế nào.

Trùm Sở khoác áo mưa đi lịch phịch ra. Ông cha xứ đi theo, bước chân rất là nhẹn. Tới cổng, cha liếc nhìn ra bờ biển nói với ông trùm, giọng hoạt bát hẳn lên:

- Phải làm cho chúng nó sáng mắt ra, ông trùm ạ. Kẻ nào làm ngược ý Chúa kẻ ấy chỉ có chuốc lấy vạ. Này, ông trùm tinh mắt, xem coi giời còn động lâu không?

- Thưa cha, ít nhất là vài hôm nữa. Chiều qua ráng còn đỏ ối, giời còn nổi gió lâu đây.

- Hay lắm!

- Thưa cha con đi.

- ừ, đi quàng lên đi!

Trùm Sở chạy ra bờ biển. Cha đứng nhìn theo và từ từ giơ tay là phép lành. Ngoài bãi, mưa đã ngớt, người trong thôn lưới kéo ra ngày một đông. Sóng đánh ầm ầm. Như những đàn ngựa trắng phi nước đại, sóng chạy tế vào bờ. Ngoài xa khơi, sóng vỗ vòi trắng xóa làm mờ mịt cả mặt biển.

Trùm Sở ra đến nơi thì vừa lúc đằng hợp tác xã và đội đánh cá miền Nam đã bàn bạc xong kế hoạch đi cứu chiếc thuyền bị nạn.

Mọi người trong hợp tác xã trù rằng sóng ngoài khơi êm hơn sóng trong lộng. Chiếc thuyền kia có thể là chưa bị đắm, nhưng không vào nổi. Cho là thuyền bị đắm, nhưng không vào nổi. Cho là thuyền bị đắm thì chắc gì họ đã chết cả. Những tay lưới trong đội đánh cá miền Nam cũng nhất trí nhận định như thế. Người đội trưởng đánh cá phân công ba người cùng đi với hợp tác xã. Bên hợp tác xã có ba người nữa là sáu.

Trùm Sở ra đến bãi biển, thu hai bàn tay vào bụng, lò dò len lỏi vào đám đông, nghe ngóng thấy thế y liền chạy về tin cho cha hay. Ông cha xứ nghe xong hơi thừ người ra. Trước cổng nhà thờ, cha rảo bước tới, lui; hai bàn tay bóp nghiến vào nhau. Mấy phút sau cha lẩm bẩm:

- Họ đi cứu thuyền thật đấy ạ?

Làm như tự hồi giờ cha chưa nghe trùm Sở báo cái tin đó vậy. Và rồi cha chúi mặt mình sát vào trùm Sở, hỏi:

- Liệu họ có đi tìm được không?

Trùm Sở đáp:

- Mỏng manh lắm, thưa cha... là vì sóng còn to quá. Nhưng xem chừng họ quyết đi tìm lắm. Sóng gió thế này mà họ cứ cho thuyền ra...

- Đám người này chừ họ liều mình quá rồi. Cả những bổn đạo ở hợp tác cũng thế, họ quên hết... Phải nhắc lại, ông trùm ạ, phải nhắc lại cho họ nhớ, ai sinh ra biển. Có phải là Chúa không? Ai mới có thể lấy mây làm áo xống cho nó, lấy tăm tối làm khăn vấn cho nó, mà rằng: "- Biển, mày không được đi đâu nữa!". Ai, có phải là Chúa không? Ngoài Chúa, ai dám chống chọi với nó... Thôi được, giờ ta ra ngoài ấy xem sao, ông trùm cùng đi với tôi nào!

- Thưa cha, vâng.

Ông cha xứ trở vào lấy chiếc mũ nồi bằng dạ đen chụp lên đầu rồi đi trước. Trùm Sở đi sau, tay luôn giữ cái bao vải nhựa trên đầu sợ gió thổ bay. Hai người ra tới bờ biển thì đã nghe tiếng "hè" vần thuyền từ trước mặt vọng lại. Đám đông người đang xúm xít thấy ông cha xứ đi đến liền sụp chào và cúi mặt xuống.

Đằng kia, anh đội trưởng miền Nam đang giơ tay điều khiển vần thuyền xuống bãi. Trên một chục tay lưới, hợp tác xã lẫn đội đánh cá, đang đẩy chiếc đòn ngáng ở mũi thuyền. Chiếc thuyền bị vần từng vòng một, nhoài dần ra phía chớn nước. Ông cha xứ đi tới, kêu lên:

- Mấy người đi thật đấy à?

Đến đấy giọng ông chợt hạ thấp xuống, rền rĩ:

- Giêsu lạy chúa tôi! Sao lại liều mình... như... thế... thế...

Nhưng tiếng của ông bị át trong tiếng "hè" vần vòng thuyền cuối cùng. Mũi thuyền chúi ào xuống nước. Sáu người được chọn đi nhảy lên thuyền. Ba tay lưới miền Nam lên xong thì tiếp đến anh em ở hợp tác xã. Những tay lưới hợp tác xã còn trẻ, và đều đi đạo. Trên bộ ngực nở nang của họ, lủng lẳng những chiếc thánh giá nhỏ bằng đồng đã han xanh. Người lên thuyền cuối cùng là anh Vạn. Nhưng khi anh Vạn mới dợn chân nhảy lên lái thuyền thì thình lình có một chị đàn bà bế con rẽ đám đông nhào tới bíu lấy chân anh khóc bù lu bù loa. Anh Vạn quay lại nhận ra là vợ mình. Anh sửng sốt gắt lên:

- Nhà làm gì lạ thế. Buông ra cho tôi đi! Làm gì mà khóc lóc thế này?

- Lạy Chúa... anh ơi... đừng đi!

- Buông tôi ra...

Chị Vạn càng khóc lớn. Một tay chị bế đứa bé, một tay ôm lấy chân chồng. Anh Vạn lúng túng nhìn lên đám đông như để cầu cứu. Anh ta bỗng nhiên cảm thấy hết sức rối rắm, bởi cái cánh tay rất yếu mà lại rất khỏe của vợ. Anh chủ nhiệm vẻ mặt ngạc nhiên, lẩm bẩm nói với anh đội trưởng:

- Lạ quá! Sao lại thế này được? Ban nãy, biết anh ấy đi nhưng chị ta có khóc bù lu bù loa lên thế này đâu.

- Ai lại xui chị ta điều gì rồi!

Một người đằng sau lưng nói.

Một người khác hỏi lại:

- Ai xui?

- Nào ai biết được!

Bỗng có tiếng người kêu:

- Kia rồi, ông bõ ra kéo chị ta vào kia rồi!

Anh chủ nhiệm hợp tác xã quay lại nhìn, cũng kêu lên:

- Bõ Nhân... Chà, hay quá, ông ấy ra bao giờ thế nhỉ?

Đúng là bõ Nhân thật. Không biết bõ đã ra đây từ lúc nào. Bõ chạy đến mé bãi, lặng lẽ gỡ tay chị Vạn ra khỏi chân anh Vạn. Chị Vạn nhận ra bõ Nhân thì không khóc to nữa. Và bõ Nhân cứ thế kéo tay chị dắt lên bờ. Đám đông rẽ ra nhường chỗ cho bõ Nhân đi. Trong đám đông đó, trùm Sở vừa liếc nhìn bõ Nhân vừa kéo cái bọc mũ vải nhựa trên đầu xuống vò nhầu trong tay.

Anh Vạn lên thuyền. Sáu tay chèo vừa quai xong, quẫy mạnh. Mũi thuyền bổ tới, cưỡi lên lưng sóng, vượt ra. Sóng cũng không vừa, xô trả thuyền lại phía bờ. Chèo quẫy mạnh, thuyền lại nhao tới. Chiếc thuyền mới ra đã phải vật lộn ngay với những đợt sóng ào ạt dồn dập nhất. Càng vào gần bờ, sóng càng dữ dội hơn. Chiếc thuyền mất mười lăm phút mà ra chưa được năm mươi sải tay. Giữa lúc đó một lượng sóng rất lớn ập tới, chôn chiếc thuyền xuống vực sóng rồi tung thuyền lên. Anh thủ lái người miền Nam cao to nhất bị hất bổng lên trên không, chân rời khỏi sạp thuyền có đến một thước. Anh gượng ngay được, nhưng mới vớ chèo tiếp thì chèo gẫy "rắc". Anh đội trưởng trên bờ thấy thế liền ôm khoanh dây cầm sẵn trong tay chạy xuống mé bãi, rùn chân xuống cát ném vút mồi dây ra. Trên thuyền nắm lấy được mồi dây. Chèo lái đã bị gẫy, đành phải kéo thuyền vào. Trong đám đông, có tiếng ai nói, giọng khao khao như là giọng của trùm Sở:

- Không cưỡng lại nó được đâu... Chúa chẳng đã bảo thế là gì?

- Bảo thế nào?

Một thanh niên quay phắt lại, sừng sộ. Anh thanh niên nói chõ vào trùm Sở:

- Tôi xin có nhời nói thẳng với ông, là ông chỉ độc nói phét thôi ông trùm ạ. Khi thì chúa bảo thế này, khi thì chúa bảo thế khác. ở đây không có việc gì cần đến ông thì xin ông về cho được việc người ta.

- Ơ... anh này láo nhỉ. Bố anh cũng chẳng dám hỗn với trùm trưởng nữa là... còn anh...

Một người bên cạnh ôn tồn bảo:

- Thôi, ông trùm...

- Đừng có làm ồn lên. Người ta đang bận việc, chỗ này không phải chỗ lôi thôi với nhau đâu nhé.

Trùm Sở nín im.

Chiếc thuyền đã được kéo vào gần tới bãi. Người ta mang xuống thuyền một cặp chèo khác. Xong, thuyền lại bỏ mối dây quay ra. Ông cha xứ ở gần cuối đám người thấy thế liền đi như chạy tới trước mặt anh đội trưởng và anh chủ nhiệm:

- Sao lại đi thế kia?

Anh chủ nhiệm đáp:

- Thưa cha vâng, phải đi thôi.

- Là cha xứ ở đây, tôi có bổn phận khuyên các ông chớ có liều mình như rứa!

- Cha không lo, chúng tôi đã tính kỹ rồi.

Ông cha xứ nói giọng khác hẳn đi:

- Tôi không muốn cầu nguyện thêm cho người nào nữa đây nhé. Cầu nguyện cho năm người là quá lắm rồi.

Anh đội trưởng đánh cá cười, đáp:

- Đã biết ai sống chết thế nào mà cha đã vội lo cầu nguyện. Chúng tôi sẽ cố gắng để cha không phải cầu nguyện cho một người nào đâu.

Nói rồi anh đội trưởng lại vẫy tay ra hiệu cho thuyền ra. Vẫn như lần trước, sóng cứ đẩy thuyền lùi lại. Nhưng cuối cùng thì lần này, với những mái chèo rập đều, chiếc thuyền vượt quá khỏi cái vùng sóng dồn mạnh nhất trong lộng. Ra khỏi những đợt sóng đó, thuyền đi dễ dàng hơn. Cứ mỗi lúc thuyền ra mỗi xa. Hướng ra khơi, chiếc thuyền dần dần thu bé lại. Sau cùng nó chỉ còn là một chấm đen nhỏ, chao trong sóng. Anh đội trưởng cầm chiếc ống nhòm đưa lên mắt. Chiếc thuyền chỉ nhào vừa phải trên sóng làm anh yên tâm. Người chủ nhiệm hợp tác xã đến trước đám đông nói to:

- Đề nghị bà con ta về thôi. Ai vá lưới lo vá, ai nhuộm lưới lo nhuộm, kẻo mất cả buổi công rồi đấy!

Mọi ngời nghe lời anh chủ nhiệm, lần lượt kéo nhau về thôn. Chỉ còn thân nhân có chồng con bị nạn thì ngồi lại trên bãi cát. Anh chủ nhiệm đi về chỗ có tiếng khóc sùi sụt của mấy người đàn bà. Ông cha xứ và trùm Sở cũng về nhà thờ. Bõ Nhân đi theo sau. Thỉnh thoảng bõ ngoái nhìn lại chỗ có tiếng khóc. Trùm Sở quay lại giục, giọng hằn học:

- Ông bõ, đi nhanh chân về mà lo thổi nấu. Cha đói đến nơi rồi kia kìa!

Bõ Nhân vội rảo bước đi nhanh hơn.

Buổi trưa hôm ấy, sau khi làm cơm dọn cho cha ăn xong, bõ Nhân xuống nhà và vội mấy miếng cơm rồi leo lên tháp chuông. Ngồi trên tháp chuông bõ nhìn xuống theo con đường lát đá tảng xám trước nhà xứ. Con đường này rêu không bao giờ bám lên được vì những bước chân con chiên đi lễ đi xưng tội trước Chúa cứ giẫm lên hằng ngày. Hết nhìn con đường ông bõ lại ngó mông ra bờ biển. Nhớ lại câu chuyện ban sáng, lúc ở nhà và lúc ra bãi, ông bõ càng thêm phân vân trong bụng. Tại sao cha với ông trùm cứ không muốn người ta đi cứu thuyền. Có phải vì cha lo nghĩ đến tính mạng của những người đi cứu không? Bõ Nhân cứ bấu víu thầm mong cha chỉ xuất phát từ cái ý nghĩ đó - khi mà trong đầu bõ đã nảy nở một ý nghĩ khác, rất đáng sợ, có thể làm tổn thương đến lòng tin đã sẵn có từ lâu trong một con chiên ngoan đạo như bõ. Chưa có lúc nào bõ Nhân thấy có điều cực lòng như hôm nay.

Gió biển ban trưa thổi vào, lướt qua thành chiếc chuông đồng trên đầu ông bõ, ngân rung khe khẽ. "- Giêsuma, xin đừng cho cái bóng quỹ nào vờn lên sau tượng Chúa thiêng liêng". Ông bõ còn lẩm nhẩm như vậy, trước khi những làn gió đã mơn man, la đà đưa bõ vào giấc.

Lúc mặt trời đã chiếu chênh chếch vào mảng tường loang lở của một góc tháp chuông, bõ Nhân bị đánh thức dậy bởi những tiếng huyên náo trong thôn vọng tới. Bõ dụi mắt nhìn xuống, thấy người người lũ lượt chạy ra bờ biển. Ông bõ không biết chuyện gì, liền từ tháp chuông tụt xuống, chạy ra cổng. Một loáng sau bõ đã ra tới bờ biển. Thì ra trên mặt biển có một bóng thuyền xuất hiện. Bõ Nhân cũng nhìn thấy bóng chiếc thuyền ấy. Nhưng bóng thuyền hiện ra càng làm bõ và mọi ngời lo ngại. Là vì nếu chỉ có một chiếc thì chiếc kia không tìm thấy rồi. Có tiếng người buột kêu lên, giọng như rên rỉ:

- Ôi... hay là đắm mất rồi!

Và người ta nghe thấy tiếng gào xé ruột của một người đàn bà. Cả đám người nhốn nháo cả lên.

Người đội trưởng đánh cá miền Nam hấp tấp lấy lại độ ngắm của cái ống nhòm. Anh đưa ống nhòm lên xem. Xem xong, anh vừa trao ống nhòm cho anh chủ nhiệm hợp tác xã vừa bảo khẽ:

- Anh coi coi, hình như một chiếc kè một chiếc đấy!

Anh chủ nhiệm vớ lấy cái ống nhòm. Anh chăm chú nhìn một lúc rồi kêu to:

- Hai chiếc, hai chiếc... Mà sao lại có khói bay lên thế kia?

- Anh cho tôi xem một cái, có được không? - Bõ Nhân hỏi.

Anh chủ nhiệm nói:

- Được, đây, ông bõ xem xem!

Bõ Nhân đưa hai tay thô sần, run run đỡ lấy cái ống nhòm. Bõ nhìn, nhìn mãi. Qua ống kính, bõ thấy sóng trào lên, và hai chiếc thuyền nhảy nhót lắc lia như trứng vịt. Bõ kêu:

- Thuyền về rồi, thuyền về rồi!

Cái ống nhòm cứ chuyền hết người này đến người khác. Cho đến lúc người ta trả lại cái ống nhòm cho anh đội trưởng thì mọi người đã có thể bắt đầu nhìn thấy chiếc thuyền bằng mắt thường.

Ông cha xứ và trùm Sở ở trong nhà thờ nghe ngoài bãi ồn ào thì cũng mò ra. Trùm Sở chạy sau ôm trong tay chiếc áo khoác bađờsuy bằng dạ vũ cho cha. Lúc ấy thuyền đã sắp vào đến nơi.

Người ta ném dây lôi thuyền qua vùng sóng lộng. Thuyền cặp bãi. Anh em đi cứu thuyền gác chèo nhảy lên cát, dáng đi hơi lảo đảo. Dưới sạp khoang chiếc thuyền đầu, năm người xã viên nằm thiêm thiếp. ở khoang giữa, cái bếp củi để sưởi cho họ còn cháy đỏ. Gia đình thân nhân của họ chạy đến. Lần này những người đàn bà cũng lại òa khóc. Một anh miền Nam trong số người đi cứu, vừa vuốt nước biển dính trên tóc vừa nói:

- Chúng tôi ra thật đúng lúc. Thuyền bị đắm từ hồi khuya, anh em cứ bám trong lòng thuyền... Khi chúng tôi ra gặp thì anh em đã kiệt sức. Nhưng bây giờ thì anh em không chết đâu. Bà con đừng khóc mà...

Anh miền Nam nói dứt lời thì có một chị đàn bà chạy đến sụp xuống chân anh, nói giọng ríu lại:

- Cảm ơn các anh, tôi cảm ơn các anh!

Anh miền Nam hoảng hốt đỡ tay chị dậy. Ông cha xứ nhìn thấy thế dạy mặt đi chỗ khác. Không biết trùm Sở đã khoác cái áo lên lưng cha từ lúc nào mà bây giờ cha cứ đứng tay thu chặt vạt áo vào bụng. Vẻ mặt cha bỗng dưng từ từ tái lại. Anh chủ nhiệm hợp tác xã bảo khẽ bỏ Nhân:

- Ông bõ, cha bị cảm hay sao mà mặt cha cứ tái lại thế kia?

Bõ Nhân vội chạy đến bên cha nói:

- Bẩm cha, cha khó ở à? Để con đưa cha về...

Nói rồi bõ Nhân xốc nách dìu cha đi. Trùm Sở cũng dìu một bên cha. Cả ba đi về phía nhà thờ.

Anh đội trưởng miền Nam nhìn theo, nói với anh chủ nhiệm:

- Ông cha xứ bị cảm gió chắc?

- Có lẽ...

- Sao? Anh đội trưởng hỏi lại.

Anh chủ nhiệm nắm tay anh đội trưởng nhếch mép định nói gì nhưng lại thôi không nói nữa. Anh nhíu trán nhìn về đằng trước. Bấy giờ bõ Nhân đã cõng cha xứ trên lưng. Bóng ông bõ già đáng thương đó cõng cha xứ vừa đi vừa chạy mỗi lúc một khuất dần trên lối cát.

Các tác phẩm khác của Anh Đức

Trong ngọn cỏ và hạt sương

Thư tháng bảy

Những mẫu chuyện chung quanh một trận càn hình móng ngựa

Nhớ Lê Anh Xuân

Một chặng đường Miền Trung

Hà Nội một thuở

Dưới một vầng ánh sáng đục

Con đường chúng tôi đã đi qua

Bức thư Cà Mau

Bên dòng Hương

Xôn xao đồng nước

Về mảnh vườn xưa

Tiếng nói

Người về hưu

Người khách đến thăm vườn nhà tôi

Người gác đèn biển

Người đào hát

Người chơi đại hồ cầm

Mùa gió

Miền sóng vỗ

Ký ức tuổi thơ

Khói

Giấc mơ ông lão vườn chim

Giấc mơ giữa buổi bình yên

Đứa con

Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo

Đất

Dòng sông trước mặt

Con chị Lộc

Con cá song

Chuyến xe về làng

Chuyến tàu đêm

Chuyến lưới máu

Cái bàn còn bỏ trống

Bức tranh để lại

Một chuyện chép ở bệnh viện

Hòn đất

Đứa con của đất