watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ký ức tuổi thơ - tác giả Anh Đức Anh Đức

Ký ức tuổi thơ

Tác giả: Anh Đức

Điệu múa chấm dứt
Các em gái nhỏ vừa múa xong, mặt đỏ bừng. Các em đưa tay vuốt mồ hôi lấm tấm rịn ra nơi trán và chạy về phía cô giáo. Cô giáo quàng các em vào lòng. Cô giáo tuổi đâu chỉ chừng mười chín. Dáng người mảnh dẻ, cô có mặt đen sáng thông minh và hơi rụt rè như mắt trẻ con. Cô thuộc vào thế hệ giáo viên trẻ của cách mạng chúng ta, trẻ như ngôi trường mới dựng lên giữa những xóm làng giải phóng này.
- Đã đến giờ học, các em vô lớp đi! - Cô giáo nói
Đám trẻ ríu rít đi vào lớp. Chúng ngồi trên những chiếc ghế dài làm bằng những cây đước lột vỏ, chôn chân hẳn xuống đất. Bàn viết của lớp học cũng là gỗ đước xẻ ra, bào láng. Cô giáo cầm quyển sách, đợi cả lớp trở lại trật tự. Cô nói:
- Hôm nay chúng ta viết chính tả. Các em chuẩn bị!
Đám trẻ vội vàng mở nút mực, lật vở ra. Chúng sửa bộ ngồi lại cho ngay ngắn. Có đứa cầm bút liền, ưỡn thẳng lưng, với cái tư thế hễ cô giáo đọc là nó sẽ viết ngay. Có đứa lại vòng tay trái giữ lấy quyển vở như sợ lúc viết quyển vở sẽ bay đi vậy. Lại có tiếng ho khúc khắc, tiếng ngòi bút lọc sọc chấm vào các bình mực.
Cô giáo chờ cho mọi thứ tiếng nói im đi, mới lấy giọng trang nghiêm đọc:
"Lịch sử trường em"
Đó là đầu đề của bài chính tả. Những mái đầu cúi xuống hí hoáy viết. Đợi cả lớp viết xong đầu đề, cô giáo đọc tiếp: "Sau ngày giải phóng, trường học xã em đã được dựng lên...".
Rồi cô lại đọc:
"Trường của chúng em là một gian nhà rộng lợp lá. Bàn ghế trong lớp không lấy gì làm sang trọng, nhưng cả thảy đều ngăn nắp, sạch sẽ. Các chú bác nông hội xã đã đắp nền trường và đóng nên những chiếc bàn. Nền trường trước kia vốn là một bãi đất bỏ trống, tại đó đã có những cô bác của em ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng. Trên cái nền đất này là trường học thân yêu của em, mấy năm trước là một nơi đầm đìa máu đỏ..."
Tiếng cô giáo vẫn cất lên, trong trẻo và đều đặn giữa buổi trưa tĩnh mịch. Cô sắp đọc tiếp đoạn kế. Thình lình giữa lớp học bỗng bật lên tiếng khóc nức nở. Một em bé gái quãng chín tuổi ngồi ở đầu cái bàn thứ hai đang cắn môi, nước mắt chảy ướt cả hai gò má. Cô giáo nhìn đứa học trò của mình. Cô hiểu. Nó tên là Hà. Cả lớp học đều nhìn về phía đôi vai nhỏ của Hà đang rung lên.
Bé Hà bây giờ không viết thêm được chữ nào nữa. Cây bút em cầm trong tay run quá. Mắt em nhòe ướt. Em tưởng như mình không phải ngồi giữa lớp học mà đang ở giữa cảnh tượng hỗn độn ở nhà em cách đây hơn ba năm. Em đang nhìn thấy lại một buổi sáng mùa nước, những tên lính xông vào nhà, súng lăm lăm trong tay, lục lọi. Ba em và chú Sáu lối xóm đứng ở ngay của buồng thông vào bồ lúa nhà em. Khi bọn lính xông tới, em thấy ba em và chú Sáu xô đám lính, đá chúng ngã lật. Vừa lúc đó em ngó thấy một chú lạ từ bồ lúa phóng vọt ra, chạy biến. Lũ giặc kêu lên:
- Nó kia, nó kia!
Nhưng ba em và chú Sáu đã cản chúng lại. Ba em lia mạnh một cây cột chèo khiến bọn lính té sụm. Bấy giờ người lạ mặt trong nhà em đã chạy thoát. Lúc ấy em không biết người đó là ai, và cũng không biết người đó đã núp trong nhà em từ bao giờ. (Cách đây vài tháng có một chú trên tỉnh tới thăm nhà em, đi theo có mấy anh bộ đội bảo vệ đeo súng các bin. Hóa ra chú đó chính là người lạ mặt đã tới nhà em và được ba em cứu thoát). Sau khi chú ấy chạy khỏi, bọn giặc bắt ba em và chú Sáu. Chúng lôi hai người ra khỏi nhà. Mẹ em chạy theo. Chúng giơ báng súng đập mẹ em ngã ngồi xuống đất. Lát sau em nghe từ bãi đất bỏ hoang (tức là chỗ em đang ngồi học bây giờ) vọng lại tiếng thét của ba em, rồi tiếng kêu nghe hự hự, tiếng chửi rủa... Không nghe súng nổ. Lúc má em cõng em lội tới miếng đất bỏ trống thì bọn giặc đã bỏ đi. Ba em và chú Sáu nằm ngửa ra trên vạt cỏ ngập nước. Lúc vớt lên, môi người nào cũng có dấu răng nghiến vào đến ứa máu, và tay người nào cũng ghì chặt một mớ cỏ ống. Cạnh đấy chúng cắm hai cây sống lá dừa nước, một cây treo hai trái tim còn nhểu từng giọt máu và một cây có kẹp một tấm giấy. Sau này lớn lên em mới rõ tấm giấy đó viết đại ý nói rằng ai chứa chấp Việt Cộng sẽ bị giết y như vậy.
... Bà con lối xóm khiêng ba em và chú Sáu về. Dạo đó mùa nước đang dâng, nhà em bị ngập lênh láng. Mẹ em ôm em ngồi trên bộ chõng tre. Bà nội em nằm dài trên chõng thở coi rất mệt. Mấy người trong xóm đứng dầm chân dưới nước ghép những tấm ván đóng hòm. Đêm đến, nhà em thắp những cây đèn cầy trắng, cháy leo lét. Mẹ em nấu nước tắm rửa cho ba em, mặc cho ba em một bộ quần áo vải xiêm đen mới. Em nhớ rõ tiếng khóc thê thảm của mẹ em và tiếng búa đóng hòm "cum... cum" cứ dội lên, vang ra tận mặt sông. Khi người ta đỡ ba em đặt vào hòm thì mẹ em bế xốc em đến bên hòm. Thấy mẹ khóc, em cũng khóc, nhưng lúc ấy em chưa biết đau đớn. Lúc ấy em chỉ thấy lòng buồn vô hạn. Em tưởng chừng ba em đi đâu rất xa và sẽ lâu về lắm. Nhất là khi người ta khiêng nắp hòm đậy lại thì em khóc thét, không chịu. Sao người ta bỏ ba em vào đó, ngột chịu gì nổi!...
Thế là cuối cùng nắp hòm vẫn nặng nề đậy lại, che khuất hẳn, không để em ngó thấy ba em nữa. Người ta đặt lên hòm mấy chén cơm, mấy quả trứng đã xé thành miếng xếp trên cái đĩa.
Em còn nhớ những cây nhanh cắm trong cái hũ nhỏ đựng đầy gạo cứ cháy mãi, tàn nhang rơi xuống, rơi xuống... Nhang cháy gần hết, người ta lại cắm thêm nhang mới. Tàn nhang rơi xuống phủ đầy cái lọ đựng gạo. Sao mà em nhớ rõ đến thế, cái bao nhang vẽ hình phật bà ngồi trên tòa sen bên ngoài có bọc giấy kính mà bà vẫn thường cho em để chơi, và cái mùi nhang cứ xông ngát lên. Mấy năm qua rồi em vẫn phảng phất ngửi thấy cái mùi nhang đó. Em nhớ mãi lúc người ta sắp đưa ba em ra ruộng. Tiếng chân lội bì bõm trên nền nhà ngập nước, tiếng kĩu kịt của chiếc đòn khiêng bị sức nặng của cái hòm đè lên, tiếng mẹ em khóc, tiếng bà em gọi tên ba em ra kể lể...
Ngòi bút của bé Hà vẫn gí lại một chỗ trên trang vở. Ký ức tuổi thơ thật đã khắc những nét quá sâu. Chỉ có khi nào chết đi, em mới có thể quên những cảnh ấy. Em cố nén tiếng khóc cứ dâng lên trong cổ nghèn nghẹn. Em không thấy ngòi bút đã nhểu một đốm mực xuống trang giấy. Em chẳng thấy gì nữa, ngoài cảnh chết của cha em, cảnh cái đêm mùa nước lụt lội ấy. Rõ ràng là lúc mọi người đưa ba em ra huyệt, em đã thiu thiu ngủ trên vai mẹ. Mẹ em và em ngồi trên xuồng. Trong giấc ngủ chập chờn, em nhận ra những giọt nước mắt nóng hổi của mẹ em rơi xuống má em. Trước mặt em, em chỉ thấy vầng khăn trắng mẹ em đội suốt từ trưa đến tối ngày hôm ấy. Em chỉ trông thấy vầng khăn trắng đó và bầu trời tối đen mà thôi. Tới lúc chiếc xuồng dừng lại bên một cái gò đất hiện lờ mờ giữa ruộng thì em đã ngủ thiếp đi... Lúc tiếng giầm cọ vào be xuồng lụp cụp, em giật mình tỉnh dậy. Nằm trong tay mẹ, em mở mắt nhìn thấy những vì sao trên trời... Mẹ và em đang trên đường về nhà. Mọi người đã đặt ba em xuống huyệt rồi. Cho tới bây giờ em hãy còn hết sức ân hận. Em tự giận mình quá đỗi. Bên tai em lúc nào cũng có một tiếng nói văng vẳng: "Sao lúc đó lại ngủ đi như thế, hở con bé dại dột kia?" Đáng lẽ em phải thức, bởi vì giờ phút ấy ba em đã xa em mãi mãi. Thế là em không nhìn thấy cảnh mọi người đặt ba em xuống lòng đất, em không được chính tay cầm đất ném xuống huyệt dù chỉ là một hòn đất nhỏ, như mẹ em và bà em đã ném xuống. Bà nội bảo rằng làm như vậy để cho ba em ở dưới đó không cảm thấy lạnh lẽo. Hòn đất mang hơi ấm của người thân sẽ ở bên cạnh mà sưởi ấm người chết. Em rất hối hận vì đã không đặt được một hòn đất xuống bên chỗ ba em, để ba em nhớ em và đêm đêm vẫn tưởng như có em bên cạnh, như ngày nào em còn nằm ngả đầu lên cánh tay lực lưỡng của ba em mà ngủ. Em cứ hối tiếc mãi về chuyện đó. Và để chuộc lại lỗi lầm do giấc ngủ tai hại kia gây ra, em đã trồng lên ngôi mộ ba em một bụi bông trang. Em làm việc đó một cách kín đáo, lặng lẽ, đến mẹ và bà cũng không hay. Em bứng bụi bông trang ngay trước cửa nhà, cái bụi bông trang mà bà nội em rất quý, thường tưới nước chăm sóc để hái bông cúng bàn thờ Phật. Sáng hôm ấy bà và mẹ đi cấy, em đem bụi bông ra mộ ba em. Ngồi tại ngôi mộ, em suy nghĩ mãi, chẳng biết nên trồng sao cho hợp. Cuối cùng em trồng bên cạnh tấm bia, chỗ đầu ba em nằm. Em nghĩ rằng trồng chỗ ấy là phải hơn cả. Chừng nào bụi bông trang lớn lên, nó sẽ che mát cả ngôi mộ. Em bới đất bằng con dao phay, bới khe khẽ... Em không làm động mạnh, vì em cứ có cái cảm giác ba em bên dưới đang ngủ. Cần để cho ba ngủ được yên giấc. Trồng xong bụi bông trang, em xách gầy xuống mương múc một gầu nước. Tay phải em cầm gầu tưới, tay trái em xòe năm ngón tay ra chặn cho nước đừng đổ ào xuống để nước chỉ rưới nhẹ lên ngôi mộ. Em sợ nước thấm vào người ba em ở dưới. Sau khi trồng xong bụi bông, em ra về, cảm thấy lòng vui và nhẹ nhõm. Tất nhiên là trước lúc về em có bắt chước bà nội, khấn thầm trong bụng cầu cho ba em ngủ yên và hãy phù hộ cho mọi người ở nhà được luôn luôn mạnh khỏe. Em đi ra khỏi mộ vài bước thì ngoảnh lại nhìn. Bụi bông trang mới trồng, lá còn loang loáng nước đang khẽ rung trước làn gió sớm như hứa hẹn với em rằng nó sẽ sống, sẽ lớn lên và sẽ tỏa bóng mát cho ba em khỏi nắng. Từ đấy đến mùa nắng còn tới năm bảy tháng nữa. Bụi bông thế nào cũng lớn kịp, trước khi cánh đồng hứng lấy những cơn nắng lửa chói chang. Em vừa ý với bóng mát của bông trang hơn cả. Nó không thưa mà cũng không rợp. Chắc chắn bóng mát của cây bông trang tỏa lên ngôi mộ sẽ vừa phải, nhẹ nhàng chớ không nặng trịch, đè xuống. Em thật không muốn có thêm cái gì đè xuống nữa, bởi vì tấm ván hòm mà em thấy trong đêm nọ cùng với lớp đất phủ lên trên đó đã đủ làm cho ba em ngột ngạt lắm rồi!
Rủi ro thay lần ấy em vừa về tới nhà thì bà em đã đón hỏi ngay:
- Ai bứng bụi bông trang hở Hà?
Em cúi mặt xuống và đáp:
- Con...
- Trời ơi, bứng đi làm gì? Bụi bông trang của bà trồng để hái bông cúng Phật, sao con lại bứng đi?
Em nói giọng ấp úng:
- Con... con quên hỏi nội... nhưng con bứng nó đem ra trồng ngoài mả của ba con. Nội ơi, mả của ba con bị nắng lắm, đất nó cứ nứt ra...
Em nói thế mà cảm thấy muốn khóc. Bà nội đứng ngây ra mất một lúc, rồi những giọt nước mắt lăn xuống ngấn má nhăn nheo của bà. Bà lập cập bước tới ôm em vào lòng, vừa khóc vừa dỗ em cũng đang nức nở:
- Thôi, thôi... nín... nín... bà không rầy nữa. Tội nghiệp cháu tôi.
Đoạn bà kêu:
- Hòa, Hòa, mày sống khôn thác thiêng, về đây mà coi cảnh con mày đây này...
Rồi bà nội em đem chuyện ấy kể khắp xóm. Mấy thím có tuổi và mấy bà lão luôn chắc lưỡi nói: "Trời nào, Phật nào mà không động lòng cho được!".
Mẹ em thì suốt đêm hôm ấy cứ ôm chặt em vào lòng. Em nằm rất lâu, không ngủ. Có tới hai tiếng đồng hồ sau, em hé mắt nhìn vẫn thấy mắt mẹ mở thao láo. Em biết mẹ thương và nhớ ba lắm. Ngày ba em còn sống, mẹ em và em thấy như sau lưng mình đang có chỗ dựa thật vững chắc. Sau lúc ba em chết, mẹ và em không còn chỗ dựa đó nữa.
Mẹ con thật bơ vơ. Thoạt tiên em chợt nhận ra mình thiếu một cái gì rất lớn. Điều rất giản dị là ba em không còn nữa. Mẹ em như trải qua một cơn bệnh nặng, cả tháng sau mới gượng dậy được. Bây giờ muốn có củi chụm, mẹ em phải chống xuồng vào rừng đốn lấy tới tối mịt mới về. Lúc trước ba em trưa đi là chiều về đầy một xuồng củi đước, và việc của mẹ em là chỉ tiếp ba em đỡ từng cây đước chất lên bờ thôi. Hoặc chẳng hạn như mùa mưa tới, nhà cần xóc nóc lại cho khỏi bị dột, bây giờ mẹ cũng phải leo lên đón thấy những tàu lá xé do bà nội chuyền cho rồi gập tréo lên cây đòn dong... Mấy năm nay mẹ đỡ vất vả hơn vì em đã giúp mẹ được nhiều việc. Em và mẹ rốt cuộc đã đứng vững như hai tàu lá lớn nhỏ đứng kề nhau ngoài bờ sông, gió thổi ù ù cũng không rập xuống được.
Nhưng lắm lúc em thấy cũng khổ lắm. Dầu sao em cũng mất ba em. Biết bao lần em tủi thân suýt khóc lên khi thấy các bạn nhỏ khác được ba chúng ghé đôi vai vạm vỡ cõng chúng làm trò phi ngựa lội dưới sông hoặc còn quấn cho chúng những chiếc vòng thắt kiểu chân rết coi ngộ hết sức. Thật ra, một chiếc vòng bằng lá dừa như thế em cũng biết quấn. Và em đã quấn một chiếc. Nhưng lạ chưa, khi đeo nó vào cổ em lại thấy còn buồn tẻ hơn. Chẳng có gì đáng gọi là lý thú. Em tháo chiếc vòng ra khỏi cổ thẫn thờ nhìn nó, rồi tự nhiên hai ngón tay buông lửng để chiếc vòng rơi xuống đất...
Điều này cũng thật là giản dị lắm!
Em cần chiếc vòng từ bàn tay ba em quấn nên, chứ em chẳng cần chiếc vòng do em tước lá tự quấn lấy. Vậy nói đúng hơn, em thiếu một người cha chứ em không thiếu một chiếc vòng...
Xã của em là một trong những xã về tay cách mạng đầu tiên ở chót mũi Cà Mau. Trường xã được dựng lên trên bãi cỏ hoang, nơi ba em và chú Sáu đã chết. Mẹ em cho em đến trường học. Hết mùa mưa lại đến mùa nắng ráo. Em yêu mùa nắng hơn những ngày mưa dầm lê thê. Mùa mưa, con nước lại dâng lên. Em thấy sợ những đêm nước ngập vào nhà, sợ những giấc chiêm bao hiển hiện một cái hòm kĩu kịt trên cây đòn khiêng, em sợ những cây đèn cầy leo lét cháy nhểu ròng xuống như những giọt nước mắt bằng sáp, em đau lòng chỉ được gặp ba em từ xa, từ xa giơ tay lên vẫy em rồi lại biến dần đi như trong mơ. Em chờ đợi mùa nắng và lòng em khấp khởi khi mỗi sáng thức dậy thấy ánh mặt tời lên rực rỡ trên cánh đồng. Sân trường bị lầy lội trong tháng nước sẽ bắt đầu khô lại, em cùng các bạn có thể múa được nhân giờ ra chơi giữa buổi học. Con đường từ nhà em dẫn tới trường học sẽ dễ đi hơn. Em có thể ghé lại thăm mộ ba em, thăm bụi bông trang coi ngày hôm ấy nó có nở ra được bông nào nữa không. Mùa nắng đến với cái làng nhỏở mũi Cà Mau này thực là đẹp. Đối với em bé Hà, đó là một mùa vui, bụi bông trang em trồng trên mộ ba em tới mùa nắng này đã được ba tuổi. Trên đường tới trường, em nhìn thấy những bông trang đỏ rực giữa khóm lá xanh tươi.
Trưa hôm nay em cũng có ghé lại ngôi mộ. Cách một tiếng đồng hồ sau, không ngờ cô giáo đã đọc một bài chính tả mà em không tài nào viết thẳng tới được. Em chỉ có thể viết đến câu: "Trên cái nền đất này là trường học thân yêu của em, mấy năm trước là một nơi đầm đìa máu đỏ..." Thế rồi em không viết được thêm một chữ nào nữa. Ngòi bút của em nãy giờ vẫn dừng lại ở chữ "máu đỏ..." Mực trên ngòi bút em đọng xuống giấy một đốm tím. Nước mắt em rớt xuống khiến đốm mực nhòe ra.
Em khóc. Các bạn nhỏ cùng lớp đều khóc theo. Cặp mắt cô giáo ướt đẫm. Cố nén xúc động, cô bảo cả lớp với giọng nghẹn ngào.
- Thôi, các em lau nước mắt đi, rồi chúng ta sẽ viết tiếp.
Cô giáo lại đọc tiếp bài chính tả. Giọng cô run run không bình thường. Những mái đầu của các em lại cúi xuống, hí hoáy viết. Lớp học bây giờ chỉ còn lại tiếng sụt sịt mũi và tiếng ngòi bút sột soạt trên mặt giấy. Đằng sau trường học, cánh đồng lúa chín tới đang rì rào. Những cây đước chống trực thăng đổ bộ nhọn hoắt tua tủa chĩa lên bầu trời chói nắng, xanh và cao thăm thẳm.
1963



Điệu múa chấm dứt

Các em gái nhỏ vừa múa xong, mặt đỏ bừng. Các em đưa tay vuốt mồ hôi lấm tấm rịn ra nơi trán và chạy về phía cô giáo. Cô giáo quàng các em vào lòng. Cô giáo tuổi đâu chỉ chừng mười chín. Dáng người mảnh dẻ, cô có mặt đen sáng thông minh và hơi rụt rè như mắt trẻ con. Cô thuộc vào thế hệ giáo viên trẻ của cách mạng chúng ta, trẻ như ngôi trường mới dựng lên giữa những xóm làng giải phóng này.

- Đã đến giờ học, các em vô lớp đi! - Cô giáo nói

Đám trẻ ríu rít đi vào lớp. Chúng ngồi trên những chiếc ghế dài làm bằng những cây đước lột vỏ, chôn chân hẳn xuống đất. Bàn viết của lớp học cũng là gỗ đước xẻ ra, bào láng. Cô giáo cầm quyển sách, đợi cả lớp trở lại trật tự. Cô nói:

- Hôm nay chúng ta viết chính tả. Các em chuẩn bị!

Đám trẻ vội vàng mở nút mực, lật vở ra. Chúng sửa bộ ngồi lại cho ngay ngắn. Có đứa cầm bút liền, ưỡn thẳng lưng, với cái tư thế hễ cô giáo đọc là nó sẽ viết ngay. Có đứa lại vòng tay trái giữ lấy quyển vở như sợ lúc viết quyển vở sẽ bay đi vậy. Lại có tiếng ho khúc khắc, tiếng ngòi bút lọc sọc chấm vào các bình mực.

Cô giáo chờ cho mọi thứ tiếng nói im đi, mới lấy giọng trang nghiêm đọc:

"Lịch sử trường em"

Đó là đầu đề của bài chính tả. Những mái đầu cúi xuống hí hoáy viết. Đợi cả lớp viết xong đầu đề, cô giáo đọc tiếp: "Sau ngày giải phóng, trường học xã em đã được dựng lên...".

Rồi cô lại đọc:

"Trường của chúng em là một gian nhà rộng lợp lá. Bàn ghế trong lớp không lấy gì làm sang trọng, nhưng cả thảy đều ngăn nắp, sạch sẽ. Các chú bác nông hội xã đã đắp nền trường và đóng nên những chiếc bàn. Nền trường trước kia vốn là một bãi đất bỏ trống, tại đó đã có những cô bác của em ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng. Trên cái nền đất này là trường học thân yêu của em, mấy năm trước là một nơi đầm đìa máu đỏ..."

Tiếng cô giáo vẫn cất lên, trong trẻo và đều đặn giữa buổi trưa tĩnh mịch. Cô sắp đọc tiếp đoạn kế. Thình lình giữa lớp học bỗng bật lên tiếng khóc nức nở. Một em bé gái quãng chín tuổi ngồi ở đầu cái bàn thứ hai đang cắn môi, nước mắt chảy ướt cả hai gò má. Cô giáo nhìn đứa học trò của mình. Cô hiểu. Nó tên là Hà. Cả lớp học đều nhìn về phía đôi vai nhỏ của Hà đang rung lên.

Bé Hà bây giờ không viết thêm được chữ nào nữa. Cây bút em cầm trong tay run quá. Mắt em nhòe ướt. Em tưởng như mình không phải ngồi giữa lớp học mà đang ở giữa cảnh tượng hỗn độn ở nhà em cách đây hơn ba năm. Em đang nhìn thấy lại một buổi sáng mùa nước, những tên lính xông vào nhà, súng lăm lăm trong tay, lục lọi. Ba em và chú Sáu lối xóm đứng ở ngay của buồng thông vào bồ lúa nhà em. Khi bọn lính xông tới, em thấy ba em và chú Sáu xô đám lính, đá chúng ngã lật. Vừa lúc đó em ngó thấy một chú lạ từ bồ lúa phóng vọt ra, chạy biến. Lũ giặc kêu lên:

- Nó kia, nó kia!

Nhưng ba em và chú Sáu đã cản chúng lại. Ba em lia mạnh một cây cột chèo khiến bọn lính té sụm. Bấy giờ người lạ mặt trong nhà em đã chạy thoát. Lúc ấy em không biết người đó là ai, và cũng không biết người đó đã núp trong nhà em từ bao giờ. (Cách đây vài tháng có một chú trên tỉnh tới thăm nhà em, đi theo có mấy anh bộ đội bảo vệ đeo súng các bin. Hóa ra chú đó chính là người lạ mặt đã tới nhà em và được ba em cứu thoát). Sau khi chú ấy chạy khỏi, bọn giặc bắt ba em và chú Sáu. Chúng lôi hai người ra khỏi nhà. Mẹ em chạy theo. Chúng giơ báng súng đập mẹ em ngã ngồi xuống đất. Lát sau em nghe từ bãi đất bỏ hoang (tức là chỗ em đang ngồi học bây giờ) vọng lại tiếng thét của ba em, rồi tiếng kêu nghe hự hự, tiếng chửi rủa... Không nghe súng nổ. Lúc má em cõng em lội tới miếng đất bỏ trống thì bọn giặc đã bỏ đi. Ba em và chú Sáu nằm ngửa ra trên vạt cỏ ngập nước. Lúc vớt lên, môi người nào cũng có dấu răng nghiến vào đến ứa máu, và tay người nào cũng ghì chặt một mớ cỏ ống. Cạnh đấy chúng cắm hai cây sống lá dừa nước, một cây treo hai trái tim còn nhểu từng giọt máu và một cây có kẹp một tấm giấy. Sau này lớn lên em mới rõ tấm giấy đó viết đại ý nói rằng ai chứa chấp Việt Cộng sẽ bị giết y như vậy.

... Bà con lối xóm khiêng ba em và chú Sáu về. Dạo đó mùa nước đang dâng, nhà em bị ngập lênh láng. Mẹ em ôm em ngồi trên bộ chõng tre. Bà nội em nằm dài trên chõng thở coi rất mệt. Mấy người trong xóm đứng dầm chân dưới nước ghép những tấm ván đóng hòm. Đêm đến, nhà em thắp những cây đèn cầy trắng, cháy leo lét. Mẹ em nấu nước tắm rửa cho ba em, mặc cho ba em một bộ quần áo vải xiêm đen mới. Em nhớ rõ tiếng khóc thê thảm của mẹ em và tiếng búa đóng hòm "cum... cum" cứ dội lên, vang ra tận mặt sông. Khi người ta đỡ ba em đặt vào hòm thì mẹ em bế xốc em đến bên hòm. Thấy mẹ khóc, em cũng khóc, nhưng lúc ấy em chưa biết đau đớn. Lúc ấy em chỉ thấy lòng buồn vô hạn. Em tưởng chừng ba em đi đâu rất xa và sẽ lâu về lắm. Nhất là khi người ta khiêng nắp hòm đậy lại thì em khóc thét, không chịu. Sao người ta bỏ ba em vào đó, ngột chịu gì nổi!...

Thế là cuối cùng nắp hòm vẫn nặng nề đậy lại, che khuất hẳn, không để em ngó thấy ba em nữa. Người ta đặt lên hòm mấy chén cơm, mấy quả trứng đã xé thành miếng xếp trên cái đĩa.

Em còn nhớ những cây nhanh cắm trong cái hũ nhỏ đựng đầy gạo cứ cháy mãi, tàn nhang rơi xuống, rơi xuống... Nhang cháy gần hết, người ta lại cắm thêm nhang mới. Tàn nhang rơi xuống phủ đầy cái lọ đựng gạo. Sao mà em nhớ rõ đến thế, cái bao nhang vẽ hình phật bà ngồi trên tòa sen bên ngoài có bọc giấy kính mà bà vẫn thường cho em để chơi, và cái mùi nhang cứ xông ngát lên. Mấy năm qua rồi em vẫn phảng phất ngửi thấy cái mùi nhang đó. Em nhớ mãi lúc người ta sắp đưa ba em ra ruộng. Tiếng chân lội bì bõm trên nền nhà ngập nước, tiếng kĩu kịt của chiếc đòn khiêng bị sức nặng của cái hòm đè lên, tiếng mẹ em khóc, tiếng bà em gọi tên ba em ra kể lể...

Ngòi bút của bé Hà vẫn gí lại một chỗ trên trang vở. Ký ức tuổi thơ thật đã khắc những nét quá sâu. Chỉ có khi nào chết đi, em mới có thể quên những cảnh ấy. Em cố nén tiếng khóc cứ dâng lên trong cổ nghèn nghẹn. Em không thấy ngòi bút đã nhểu một đốm mực xuống trang giấy. Em chẳng thấy gì nữa, ngoài cảnh chết của cha em, cảnh cái đêm mùa nước lụt lội ấy. Rõ ràng là lúc mọi người đưa ba em ra huyệt, em đã thiu thiu ngủ trên vai mẹ. Mẹ em và em ngồi trên xuồng. Trong giấc ngủ chập chờn, em nhận ra những giọt nước mắt nóng hổi của mẹ em rơi xuống má em. Trước mặt em, em chỉ thấy vầng khăn trắng mẹ em đội suốt từ trưa đến tối ngày hôm ấy. Em chỉ trông thấy vầng khăn trắng đó và bầu trời tối đen mà thôi. Tới lúc chiếc xuồng dừng lại bên một cái gò đất hiện lờ mờ giữa ruộng thì em đã ngủ thiếp đi... Lúc tiếng giầm cọ vào be xuồng lụp cụp, em giật mình tỉnh dậy. Nằm trong tay mẹ, em mở mắt nhìn thấy những vì sao trên trời... Mẹ và em đang trên đường về nhà. Mọi người đã đặt ba em xuống huyệt rồi. Cho tới bây giờ em hãy còn hết sức ân hận. Em tự giận mình quá đỗi. Bên tai em lúc nào cũng có một tiếng nói văng vẳng: "Sao lúc đó lại ngủ đi như thế, hở con bé dại dột kia?" Đáng lẽ em phải thức, bởi vì giờ phút ấy ba em đã xa em mãi mãi. Thế là em không nhìn thấy cảnh mọi người đặt ba em xuống lòng đất, em không được chính tay cầm đất ném xuống huyệt dù chỉ là một hòn đất nhỏ, như mẹ em và bà em đã ném xuống. Bà nội bảo rằng làm như vậy để cho ba em ở dưới đó không cảm thấy lạnh lẽo. Hòn đất mang hơi ấm của người thân sẽ ở bên cạnh mà sưởi ấm người chết. Em rất hối hận vì đã không đặt được một hòn đất xuống bên chỗ ba em, để ba em nhớ em và đêm đêm vẫn tưởng như có em bên cạnh, như ngày nào em còn nằm ngả đầu lên cánh tay lực lưỡng của ba em mà ngủ. Em cứ hối tiếc mãi về chuyện đó. Và để chuộc lại lỗi lầm do giấc ngủ tai hại kia gây ra, em đã trồng lên ngôi mộ ba em một bụi bông trang. Em làm việc đó một cách kín đáo, lặng lẽ, đến mẹ và bà cũng không hay. Em bứng bụi bông trang ngay trước cửa nhà, cái bụi bông trang mà bà nội em rất quý, thường tưới nước chăm sóc để hái bông cúng bàn thờ Phật. Sáng hôm ấy bà và mẹ đi cấy, em đem bụi bông ra mộ ba em. Ngồi tại ngôi mộ, em suy nghĩ mãi, chẳng biết nên trồng sao cho hợp. Cuối cùng em trồng bên cạnh tấm bia, chỗ đầu ba em nằm. Em nghĩ rằng trồng chỗ ấy là phải hơn cả. Chừng nào bụi bông trang lớn lên, nó sẽ che mát cả ngôi mộ. Em bới đất bằng con dao phay, bới khe khẽ... Em không làm động mạnh, vì em cứ có cái cảm giác ba em bên dưới đang ngủ. Cần để cho ba ngủ được yên giấc. Trồng xong bụi bông trang, em xách gầy xuống mương múc một gầu nước. Tay phải em cầm gầu tưới, tay trái em xòe năm ngón tay ra chặn cho nước đừng đổ ào xuống để nước chỉ rưới nhẹ lên ngôi mộ. Em sợ nước thấm vào người ba em ở dưới. Sau khi trồng xong bụi bông, em ra về, cảm thấy lòng vui và nhẹ nhõm. Tất nhiên là trước lúc về em có bắt chước bà nội, khấn thầm trong bụng cầu cho ba em ngủ yên và hãy phù hộ cho mọi người ở nhà được luôn luôn mạnh khỏe. Em đi ra khỏi mộ vài bước thì ngoảnh lại nhìn. Bụi bông trang mới trồng, lá còn loang loáng nước đang khẽ rung trước làn gió sớm như hứa hẹn với em rằng nó sẽ sống, sẽ lớn lên và sẽ tỏa bóng mát cho ba em khỏi nắng. Từ đấy đến mùa nắng còn tới năm bảy tháng nữa. Bụi bông thế nào cũng lớn kịp, trước khi cánh đồng hứng lấy những cơn nắng lửa chói chang. Em vừa ý với bóng mát của bông trang hơn cả. Nó không thưa mà cũng không rợp. Chắc chắn bóng mát của cây bông trang tỏa lên ngôi mộ sẽ vừa phải, nhẹ nhàng chớ không nặng trịch, đè xuống. Em thật không muốn có thêm cái gì đè xuống nữa, bởi vì tấm ván hòm mà em thấy trong đêm nọ cùng với lớp đất phủ lên trên đó đã đủ làm cho ba em ngột ngạt lắm rồi!

Rủi ro thay lần ấy em vừa về tới nhà thì bà em đã đón hỏi ngay:

- Ai bứng bụi bông trang hở Hà?

Em cúi mặt xuống và đáp:

- Con...

- Trời ơi, bứng đi làm gì? Bụi bông trang của bà trồng để hái bông cúng Phật, sao con lại bứng đi?

Em nói giọng ấp úng:

- Con... con quên hỏi nội... nhưng con bứng nó đem ra trồng ngoài mả của ba con. Nội ơi, mả của ba con bị nắng lắm, đất nó cứ nứt ra...

Em nói thế mà cảm thấy muốn khóc. Bà nội đứng ngây ra mất một lúc, rồi những giọt nước mắt lăn xuống ngấn má nhăn nheo của bà. Bà lập cập bước tới ôm em vào lòng, vừa khóc vừa dỗ em cũng đang nức nở:

- Thôi, thôi... nín... nín... bà không rầy nữa. Tội nghiệp cháu tôi.

Đoạn bà kêu:

- Hòa, Hòa, mày sống khôn thác thiêng, về đây mà coi cảnh con mày đây này...

Rồi bà nội em đem chuyện ấy kể khắp xóm. Mấy thím có tuổi và mấy bà lão luôn chắc lưỡi nói: "Trời nào, Phật nào mà không động lòng cho được!".

Mẹ em thì suốt đêm hôm ấy cứ ôm chặt em vào lòng. Em nằm rất lâu, không ngủ. Có tới hai tiếng đồng hồ sau, em hé mắt nhìn vẫn thấy mắt mẹ mở thao láo. Em biết mẹ thương và nhớ ba lắm. Ngày ba em còn sống, mẹ em và em thấy như sau lưng mình đang có chỗ dựa thật vững chắc. Sau lúc ba em chết, mẹ và em không còn chỗ dựa đó nữa.

Mẹ con thật bơ vơ. Thoạt tiên em chợt nhận ra mình thiếu một cái gì rất lớn. Điều rất giản dị là ba em không còn nữa. Mẹ em như trải qua một cơn bệnh nặng, cả tháng sau mới gượng dậy được. Bây giờ muốn có củi chụm, mẹ em phải chống xuồng vào rừng đốn lấy tới tối mịt mới về. Lúc trước ba em trưa đi là chiều về đầy một xuồng củi đước, và việc của mẹ em là chỉ tiếp ba em đỡ từng cây đước chất lên bờ thôi. Hoặc chẳng hạn như mùa mưa tới, nhà cần xóc nóc lại cho khỏi bị dột, bây giờ mẹ cũng phải leo lên đón thấy những tàu lá xé do bà nội chuyền cho rồi gập tréo lên cây đòn dong... Mấy năm nay mẹ đỡ vất vả hơn vì em đã giúp mẹ được nhiều việc. Em và mẹ rốt cuộc đã đứng vững như hai tàu lá lớn nhỏ đứng kề nhau ngoài bờ sông, gió thổi ù ù cũng không rập xuống được.

Nhưng lắm lúc em thấy cũng khổ lắm. Dầu sao em cũng mất ba em. Biết bao lần em tủi thân suýt khóc lên khi thấy các bạn nhỏ khác được ba chúng ghé đôi vai vạm vỡ cõng chúng làm trò phi ngựa lội dưới sông hoặc còn quấn cho chúng những chiếc vòng thắt kiểu chân rết coi ngộ hết sức. Thật ra, một chiếc vòng bằng lá dừa như thế em cũng biết quấn. Và em đã quấn một chiếc. Nhưng lạ chưa, khi đeo nó vào cổ em lại thấy còn buồn tẻ hơn. Chẳng có gì đáng gọi là lý thú. Em tháo chiếc vòng ra khỏi cổ thẫn thờ nhìn nó, rồi tự nhiên hai ngón tay buông lửng để chiếc vòng rơi xuống đất...

Điều này cũng thật là giản dị lắm!

Em cần chiếc vòng từ bàn tay ba em quấn nên, chứ em chẳng cần chiếc vòng do em tước lá tự quấn lấy. Vậy nói đúng hơn, em thiếu một người cha chứ em không thiếu một chiếc vòng...

Xã của em là một trong những xã về tay cách mạng đầu tiên ở chót mũi Cà Mau. Trường xã được dựng lên trên bãi cỏ hoang, nơi ba em và chú Sáu đã chết. Mẹ em cho em đến trường học. Hết mùa mưa lại đến mùa nắng ráo. Em yêu mùa nắng hơn những ngày mưa dầm lê thê. Mùa mưa, con nước lại dâng lên. Em thấy sợ những đêm nước ngập vào nhà, sợ những giấc chiêm bao hiển hiện một cái hòm kĩu kịt trên cây đòn khiêng, em sợ những cây đèn cầy leo lét cháy nhểu ròng xuống như những giọt nước mắt bằng sáp, em đau lòng chỉ được gặp ba em từ xa, từ xa giơ tay lên vẫy em rồi lại biến dần đi như trong mơ. Em chờ đợi mùa nắng và lòng em khấp khởi khi mỗi sáng thức dậy thấy ánh mặt tời lên rực rỡ trên cánh đồng. Sân trường bị lầy lội trong tháng nước sẽ bắt đầu khô lại, em cùng các bạn có thể múa được nhân giờ ra chơi giữa buổi học. Con đường từ nhà em dẫn tới trường học sẽ dễ đi hơn. Em có thể ghé lại thăm mộ ba em, thăm bụi bông trang coi ngày hôm ấy nó có nở ra được bông nào nữa không. Mùa nắng đến với cái làng nhỏở mũi Cà Mau này thực là đẹp. Đối với em bé Hà, đó là một mùa vui, bụi bông trang em trồng trên mộ ba em tới mùa nắng này đã được ba tuổi. Trên đường tới trường, em nhìn thấy những bông trang đỏ rực giữa khóm lá xanh tươi.

Trưa hôm nay em cũng có ghé lại ngôi mộ. Cách một tiếng đồng hồ sau, không ngờ cô giáo đã đọc một bài chính tả mà em không tài nào viết thẳng tới được. Em chỉ có thể viết đến câu: "Trên cái nền đất này là trường học thân yêu của em, mấy năm trước là một nơi đầm đìa máu đỏ..." Thế rồi em không viết được thêm một chữ nào nữa. Ngòi bút của em nãy giờ vẫn dừng lại ở chữ "máu đỏ..." Mực trên ngòi bút em đọng xuống giấy một đốm tím. Nước mắt em rớt xuống khiến đốm mực nhòe ra.

Em khóc. Các bạn nhỏ cùng lớp đều khóc theo. Cặp mắt cô giáo ướt đẫm. Cố nén xúc động, cô bảo cả lớp với giọng nghẹn ngào.

- Thôi, các em lau nước mắt đi, rồi chúng ta sẽ viết tiếp.

Cô giáo lại đọc tiếp bài chính tả. Giọng cô run run không bình thường. Những mái đầu của các em lại cúi xuống, hí hoáy viết. Lớp học bây giờ chỉ còn lại tiếng sụt sịt mũi và tiếng ngòi bút sột soạt trên mặt giấy. Đằng sau trường học, cánh đồng lúa chín tới đang rì rào. Những cây đước chống trực thăng đổ bộ nhọn hoắt tua tủa chĩa lên bầu trời chói nắng, xanh và cao thăm thẳm.

1963

Các tác phẩm khác của Anh Đức

Trong ngọn cỏ và hạt sương

Thư tháng bảy

Những mẫu chuyện chung quanh một trận càn hình móng ngựa

Nhớ Lê Anh Xuân

Một chặng đường Miền Trung

Hà Nội một thuở

Dưới một vầng ánh sáng đục

Con đường chúng tôi đã đi qua

Bức thư Cà Mau

Bên dòng Hương

Xôn xao đồng nước

Về mảnh vườn xưa

Tiếng nói

Người về hưu

Người khách đến thăm vườn nhà tôi

Người gác đèn biển

Người đào hát

Người chơi đại hồ cầm

Mùa gió

Miền sóng vỗ

Khói

Giấc mơ ông lão vườn chim

Giấc mơ giữa buổi bình yên

Đứa con

Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo

Đất

Dòng sông trước mặt

Cứu thuyền

Con chị Lộc

Con cá song

Chuyến xe về làng

Chuyến tàu đêm

Chuyến lưới máu

Cái bàn còn bỏ trống

Bức tranh để lại

Một chuyện chép ở bệnh viện

Hòn đất

Đứa con của đất