watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Na-pô-lê-ông Bô-na-pác-Chương 1-Phần 2 - tác giả Ê.TÁC-LÊ Ê.TÁC-LÊ

Ê.TÁC-LÊ

Chương 1-Phần 2

Tác giả: Ê.TÁC-LÊ

Biết bao nhiêu nhà chép tiểu sử và viết tiểu sử của Na-pô-lê-ông có khuynh hướng gán cho nhân vật của họ có đức khôn ngoan siêu phàm, có bẩm năng tiên đoán việc đời, có lòng tin vào thiên chức của mình, muốn tìm xem trong viên trung uý pháo binh mới 20 tuổi đóng ở ốc-xon này có tiên cảm gì về những lợi ích mà cuộc cách mạng nổ ra năm 1789 ắt phải đem lại cho chàng ta.
Thực tế, mọi việc đã xảy ra một cách giản đơn và tự nhiên hơn nhiều. Do vị trí xã hội của mình, Na-pô-lê-ông chỉ có lợi trong cuộc chiến thắng của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến chuyên chế. ở Coóc, ngay cả dưới thời thống trị của Giên, bọn quý tộc (đặc biệt là tầng lớp quý tộc địa chủ nhỏ) không bao giờ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi mà bọn quý tộc Pháp rất quý trọng. Dẫu sao chàng quý tộc nhỏ này, gốc gác ở một hòn đảo ý kém văn minh, vừa mới bị người Pháp xâm chiếm, cũng không thể mong có được bước đường công danh rạng rỡ và nhanh chóng ở trong quân đội. Trong cuộc cách mạng 1789, nếu có cái gì có thể cám dỗ được chàng ta, thì chính là từ nay trở đi chỉ riêng có những khả năng của cá nhân là có thể giúp cho con người leo lên những bậc thang xã hội. Để nhảy vào cuộc, viên trung uý pháo binh Bô-na-pác không cần gì khác nữa.
Những suy tính thực tiễn đã thu hút tâm trí Na-pô-lê-ông. Lợi ích to lớn nhất mà Na-pô-lê-ông có thể thu được ở cách mạng là cái gì? Và ở đâu có điều kiện tốt nhất? Có hai câu trả lời: một là ở Coóc, hai là ở Pháp. Lúc này, không nên đánh giá quá cao phạm vi và mức độ yêu đảo Coóc của Na-pô-lê-ông. Vào năm 1789, chàng trung uý Bô-na-pác chẳng còn nhớ tới chú sói con 10 tuổi đã từng đánh nhau rất hăng ở trong sân trường Briên, mỗi khi bạn bè chế giễu gọng Coóc của mình.
Bây giờ chàng ta đã biết thế nào là nước Pháp và thế nào là đảo Coóc, đã có thể so sánh được hai nước này về mặt diện tích, và tất nhiên đã nhận ra được hai nước này không giống nhau đến mức độ nào. Nhưng vấn đề đặt ra ngay cả vào năm 1789, Na-pô-lê-ông cũng không thể hy vọng chiếm được ở nước Pháp cái địa vị mà ông có thể có được ở Coóc, nhất là nay cách mạng đã bắt đầu bùng nổ, mặc dầu ở Coóc, Na-pô-lê-ông có rất ít điều kiện thuận lợi. Hai tháng rưỡi sau khi ngục Ba-xti 1 bị phá, Na-pô-lê-ông xin phép nghỉ và trở về Coóc.
Trong số rất nhiều tác phẩm định viết, đúng vào năm 1789, Na-pô-lê-ông đã viết xong một bản tiểu luận nói về lịch sử đảo Coóc và trao bản đó cho Ray-nan để xin ý kiến, và Na-pô-lê-ông rất lấy làm thích thú về lời đánh giá tâng bốc của nhà văn đang nổi tiếng ấy. Chủ đề ấy đủ để chứng minh rằng Na-pô-lê-ông rất quan tâm đến hòn đảo quê hương của mình, ngay cả khi Na-pô-lê-ông còn chưa có khả năng để chuyên tâm hoạt động chính trị ở đó. Về tới nhà mẹ, Na-pô-lê-ông lập tức tuyên bố tán thành Pao-li (Pao-li đã trở về sau một thời gian dài bị đày) nhưng Pao-li đã tiếp viên trung uý trẻ tuổi rất lạnh nhạt, và, chẳng bao lâu, quả nhiên là mỗi người đi một con đường khác. Pao-li mơ tưởng đến việc giải phóng hoàn toàn đảo Coóc khỏi ách đô hộ của người Pháp, còn Bô-na-pác thì cho rằng cuộc cách mạng mở ra những con đường mới cho sự tiến bộ của đảo Coóc và có thể - điều này mới chính - cho sự nghiệp của bản thân.
Sau mấy tháng ở nhà không đạt được kết quả gì, Na-pô-lê-ông trở lại đơn vị, mang theo đứa em trai là Lu-i để giảm bớt một phần chi tiêu cho mẹ. Hai anh em ở Va-lăng-xơ, nơi trung đoàn của Na-pô-lê-ông trở lại đóng quân. Từ nay trở đi, trung uý Bô-na-pác phải sống với em và nuôi nấng cho em ăn học bằng đồng lương quá ít ỏi của mình. Có bữa ăn trưa chỉ có mỗi một miếng bánh. Na-pô-lê-ông tiếp tục phục vụ quân đội một cách hăng hái và say mê đọc những tác phẩm về lịch sử quân sự.
Tháng 9 năm 1791, người ta lại thấy Na-pô-lê-ông ở Coóc, do Na-pô-lê-ông đã tìm cách để được thuyên chuyển về. Lần này, Na-pô-lê-ông vĩnh viễn cắt đứt quan hệ với Pao-li đã công khai hoạt động tách đảo Coóc ra khỏi nước Pháp, điều mà Na-pô-lê-ông không muốn chút nào. Tháng 4 năm 1791, khi xảy ra cuộc xung đột giữa bọn giáo sĩ phản cách mạng, ủng hộ triệt để chủ trương tách đảo Coóc của Pao-li với những đại diện của chính quyền cách mạng, Bô-na-pac đã ra lệnh bắn cả vào những đám đông bạo động xông vào đánh quâ đội đặt dưới quyền chỉ huy của mình. Cuối cùng, bị chính quyền cộng hoà tình nghi vì âm mưu đánh chiếm một pháo đài (không có lệnh cấp trên), Na-pô-lê-ông lại sang Pháp và lập tức phải đến trình diện trước Bộ Chiến tranh ở Pa-ri để xác minh thái độ có phần nào mờ ám của mình ở Coóc. Đến thủ đô nước Pháp vào cuối tháng 5 năm 1792, Na-pô-lê-ông chứng kiến nhiều biến cố sôi nổi của cách mạng xảy ra vào năm đó.
Chúng tôi có những bằng cớ chính xác cho phép xét đoán sự phản ứng của viên sĩ quan 23 tuổi đó trước hai biến cố trọng đại xảy ra: Cuộc đánh chiếm cung điện Tuy-lơ-ri của quần chúng nhân dân vào ngày 20 tháng 6 và cuộc lật đổ chế độ quân chủ ngày 10 tháng 8 năm 1792. Tham gia những biến cố ấy bằng cách đứng ngoài vòng chứng kiến một cách bất ngờ nên hai lần ấy là dịp để Bô-na-pác biểu lộ tư tưởng của mình trong một nhóm bạn thân. Với họ, Bô-na-pác có thể tự do bộc lộ những ý nghĩ thật và tất cả bản chất của mình. Và những lời ông ta nói thật rõ ràng, không chút gì úp mở: "Chúng ta hãy đi theo bọn vô lại này", Na-pô-lê-ông đã nói như vậy với Bu-riên lúc cùng đi với nhau trong phố, khi thấy quần chúng tiến về phía cung điện nhà vua ngày 20 tháng 6. Khi thấy vua Lu-i XVI, hốt hoảng trước cuộc biểu tình đầy uy thế, phải ra chào quần chúng ở bao lơn, đầu đội mũ đỏ Phri-giêng 1, Na-pô-lê-ông liền khinh bỉ nới: "Thằng hèn! Thế mà lại để cho bọn vô lại này vào được! Đáng lẽ phải dùng pháo quét đi độ bốn, năm trăm thằng là những thằng khác sẽ chạy dài!". Tôi đã giảm nhẹ hình dung từ mà Na-pô-lê-ông dùng cho Lu-i XVI, vì tiếng ấy không thể nào in lên sách được. Ngày 10 tháng 8 (ngày dân chúng tiến công vào cung điện Tuy-lơ-ri, và ngày Lu-i XVI bị lật đổ), Na-pô-lê-ông vẫn lang thang ngoài phố và lại vẫn dùng hình dung từ trên để chỉ Lu-i XVI, đồng thời gọi những người nổi lên làm cách mạng là "lũ dân đen ghê tởm nhất".
Đương nhiên, Na-pô-lê-ông không thể biết được rằng ngày 10 tháng 8 năm 1792, trong khi ông ta đang đứng giữa đám đông chứng kiến cuộc tiến công vào cung điện Tuy-lơ-ri và tống cổ Lu-i XVI ra khỏi ngai vàng thì chính sự việc ấy lại là vì lợi ích của bản thân ông ta, Bô-na-pác; cũng như quần chúng đang đứng vây quanh ông ta hân hoan chào mừng nền cộng hoà ra đời đâu có thể ngờ được rằng viên sĩ quan trẻ tuổi ấy, thân hình bé nhỏ, gầy gò, xoàng xĩnh trong chiếc áo dạ dài sờn rách, chìm biến trong đám đông quần chúng, lại chính là người sau này sẽ bóp nghẹt nền cộng hoà đó để trở thành hoàng đế độc tài. Có một điều đáng chú ý là, ngay ở đây, ta đã thấy bản chất Na-pô-lê-ông là thích dùng súng đạn, coi nó là phương tiện thích hợp nhất để trả lời những cuộc nổi dậy của nhân dân,
Na-pô-lê-ông còn quay lại đảo Coóc lần nữa và đặt chân lên đất này vào đúng lúc Pao-li trở thành người quyết tâm tách đảo Coóc khỏi nước Pháp và đã dâng mình cho người Anh. Trải qua bao gian khổi và nguy khốn, Na-pô-lê-ông mới đưa được mẹ và gia đình thoát khỏi đảo Coóc, trước khi quân Anh tới chiếm đảo. Việc xảy ra hồi tháng 6 năm 1793. Vừa trốn thoát thì nhà cửa của Na-pô-lê-ông liền bị đồng đảng của Pao-li, những người chủ trương chia cắt, cướp phá.
Tiếp đó là những năm tháng đầy cùng cực. Cái gia đình đông người đó đã hoàn toàn bị phá sản và viên đại uý trẻ tuổi phải cáng đáng nuôi cả mẹ lẫn bảy anh em (Na-pô-lê-ông mới được thăng đại uý trước đó ít lâu). Lúc đầu, Na-pô-lê-ông để gia đình sống qua ngày ở Tu-lông, sau chuyển đến Mác-xây. Cuộc sống khó khăn túng thiếu của họ trôi đi tháng này qua tháng khác, không một tia hy vọng, thì bỗng đâu nếp sống quen thuộc cũ kỹ ấy bị gián đoạn một cách quá bất ngờ.
ở miền nam nước Pháp đã xảy ra một cuộc bạo động phản cách mạng. Năm 1792, bọn bảo hoàng ở Tu-lông nổi lên đánh đuổi và tàn sát các đại biểu của chính quyền cách mạng và cầu cứu hạm đội Anh đang tuần tiễu ở phía tây Địa Trung Hải. Quân đội cách mạng vây thành Tu-lông ở trên bộ.
Dưới sự chỉ huy của Các-tô, cuộc vây thành đã tiến hành yếu ớt và không thu được thắng lợi. Xa-li-xét-ti, uỷ viên quân sự, người đã trấn áp cuộc bạo động của bọn bảo hoàng ở miền nam, là người Coóc, quen Bô-na-pác và đã cùng Bô-na-pác chống lại bọn Pao-li. Bô-na-pác đến thăm bạn đồng hương của mình ở doanh trại trước thành Tu-lông và chỉ vẽ cho Xa-li-xét-ti cách duy nhất đánh chiếm thành và đuổi hạm đội Anh. Xa-li-xét-ti bèn cử viên đại uý trẻ tuổi ấy làm chỉ huy phó lực lượng pháo binh hãm thành.
Cuộc tiến công trong những ngày đầu tháng 10 bị thất bại, vì Đon-nê, người chỉ huy đánh thành hôm đó, đã ra lệnh rút lui và lúc quyết định chiến trường, trái với ý định và lòng mong muốn của Bô-na-pác. Bô-na-pác tin chắc rằng nếu không có khuyết điểm tầm thường ấy thì thắng lợi đã về tay người Pháp. Bản thân Bô-na-pác cũng đã bị thương trong khi dẫn đầu quân xung phong. Sau một thời gian dài cự tuyệt và nhiều phen lần lữa của những người chỉ huy cấp trên-vì họ không tin lắm vào Na-pô-lê-ông, người sĩ quan trẻ tuổi vô danh và đột nhiên xuất hiện ở doanh trại-người chỉ huy mới là Đu-gô-mi-ê đã cho phép Bô-na-pác thực hiện kế hoạch. Sau khi đã bố trí pháo theo ý đã định sẵn từ lâu và sau một trận pháo hỏa kinh khủng, Bô-na-pác liều mạng dẫn đầu binh sĩ xung phong đánh chiếm điểm cao E-ghi-ét để bảo vệ cửa biển và bắt đầu mở đợt bắn phá hạm đội Anh.
Sau hai ngày pháo kích ác liệt, ngày 17 tháng 12, 7.000 quân cộng hoà xung phong đánh chiếm các pháo đài, nhưng đã bị đánh lui sau một trận kịch chiến. Nhưng Bô-na-pác đã kịp thời đến tiếp ứng cùng với một đội quân dự bị và nhờ vậy đã quyết định thắng lợi. Ngày hôm sau, tất cả những kẻ được quân Anh thoả thuận cho rút xuống tàu bắt đầu lũ lượt chạy trốn khỏi thành phố. Thành Tu-lông đầu hàng không điều kiện, quân đội cộng hoà tiến vào thành phố. Hạm đội Anh đã rút được ra khỏi.
Sau trận chiến thằng này, tướng Đuy-tin báo cáo về Bộ chiến tranh ở Pa-ri rằng, ông ta không đủ chữ để nói hết công trạng của Bô-na-pác. Ông ta nói về Bô-na-pác rằng đó là người vừa tài giỏi vừa thông minh và còn là người có thừa những đặc tính cần có. Đuy-tin còn nói thêm rằng những cái đó chỉ mới mô tả được phần nào người sĩ quan hiếm có ấy. Đuy-tin nhiệt liệt tiến cử Bô-na-pác với bộ trưởng và đề nghị trọng dụng Bô-na-pác vì lợi ích của nền Cộng hoà. Trong hàng ngũ quân đội ở Tu-lông, vai trò quan trọng cảu Bô-na-pác trong việc bố trí các khẩu pháo, tài chỉ huy cuộc vây thành và trận pháo hoả cũng như biết tiến công vào lúc quyết định đã được tất cả mọi người công nhận.
Chiến công ấy, trận đánh đầu tiên mà Na-pô-lê-ông chỉ huy và thu được thắng lợi, diễn ra ngày 17 tháng 12 năm 1793. Từ ngày đánh chiếm thành Tu-lông đến ngày 18 tháng 6 năm 1815, ngày mà hoàng đế thua trận rút khỏi chiến trường Oa-téc-lô đầy xác chết, là một sự nghiệp lâu dài và đẫm máu, kéo dài trong suốt 22 năm trời (có những lúc gián đoạn). Và sự nghiệp đó đã được nghiên cứu cẩn thận trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc ở châu Âu, và những bài học của nó, cho đến tận bây giờ, vẫn còn là đối tượng của một sự nghiên cứu có hệ thống.
Trong suốt đời mình, Na-pô-lê-ông đã đánh cả thảy 60 trận lớn, nhỏ (nhiều hơn cả tổng số những trận của A-lếch-xan Ma-xê-đoan, An-ni-ban, Xê-da và Xu-vô-rốp cộng lại) và số quân đã tham gia vào các trận đánh đó còn đông gấp bội so với số quân trong các cuộc chiến tranh của các vị tiền bối về nghệ thuật quân sự của Na-pô-lê-ông. So với con số những trận đánh khổng lồ đã quyết định sự nghiệp của Na-pô-lê-ông thì chiến thắng Tu-lông thật quá tầm thường, song mặc dầu thế, chiến thắng Tu-lông vẫn mãi mãi chiếm một vị trí đặc biệt trong thiên anh hùng ca Na-pô-lê-ông. Nó đã làm cho mọi người lần đầu tiên chú ý tới Na-pô-lê-ông. ủy ban cứu quốc rất mực hài lòng về việc đã thanh toán được bọn phản bội Tu-lông và đã tống cổ được người Anh ra khỏi bờ biển.
Chiều hướng của tình hình báo trước triển vọng thanh toán nhanh chóng được hoạt động phản cách mạng của bọn bảo hoàng ở khắp miền nam nước Pháp. Xưa nay Tu-lông vẫn được coi như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, đến nỗi khi Tu-lông thất thủ rồi mà nhiều kẻ vẫn không tin và cũng không tin rằng một gã vô danh tên là Bô-na-pác lại đã có thể đánh chiếm được thành. May mắn cho Na-pô-lê-ông là trong hàng ngũ những người vây thành có một người còn nhiều thế lực hơn Xa-li-xét-ti, đó là Ô-guy-xtanh Rô-be-xpi-e, em trai của Mắc-xi-mi-liêng, cũng dự trận đánh thành và đã tường thuật trong một bản báo cáo gửi về Pa-ri. Kết quả là lập tức Na-pô-lê-ông Bô-na-pác được phong chức thiếu tướng, quyết định ký ngày 14 tháng 1 năm 1794. Lúc đó Na-pô-lê-ông 24 tuổi. Bước đi đầu tiên đã thành đạt.



Biết bao nhiêu nhà chép tiểu sử và viết tiểu sử của Na-pô-lê-ông có khuynh hướng gán cho nhân vật của họ có đức khôn ngoan siêu phàm, có bẩm năng tiên đoán việc đời, có lòng tin vào thiên chức của mình, muốn tìm xem trong viên trung uý pháo binh mới 20 tuổi đóng ở ốc-xon này có tiên cảm gì về những lợi ích mà cuộc cách mạng nổ ra năm 1789 ắt phải đem lại cho chàng ta.
Thực tế, mọi việc đã xảy ra một cách giản đơn và tự nhiên hơn nhiều. Do vị trí xã hội của mình, Na-pô-lê-ông chỉ có lợi trong cuộc chiến thắng của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến chuyên chế. ở Coóc, ngay cả dưới thời thống trị của Giên, bọn quý tộc (đặc biệt là tầng lớp quý tộc địa chủ nhỏ) không bao giờ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi mà bọn quý tộc Pháp rất quý trọng. Dẫu sao chàng quý tộc nhỏ này, gốc gác ở một hòn đảo ý kém văn minh, vừa mới bị người Pháp xâm chiếm, cũng không thể mong có được bước đường công danh rạng rỡ và nhanh chóng ở trong quân đội. Trong cuộc cách mạng 1789, nếu có cái gì có thể cám dỗ được chàng ta, thì chính là từ nay trở đi chỉ riêng có những khả năng của cá nhân là có thể giúp cho con người leo lên những bậc thang xã hội. Để nhảy vào cuộc, viên trung uý pháo binh Bô-na-pác không cần gì khác nữa.
Những suy tính thực tiễn đã thu hút tâm trí Na-pô-lê-ông. Lợi ích to lớn nhất mà Na-pô-lê-ông có thể thu được ở cách mạng là cái gì? Và ở đâu có điều kiện tốt nhất? Có hai câu trả lời: một là ở Coóc, hai là ở Pháp. Lúc này, không nên đánh giá quá cao phạm vi và mức độ yêu đảo Coóc của Na-pô-lê-ông. Vào năm 1789, chàng trung uý Bô-na-pác chẳng còn nhớ tới chú sói con 10 tuổi đã từng đánh nhau rất hăng ở trong sân trường Briên, mỗi khi bạn bè chế giễu gọng Coóc của mình.
Bây giờ chàng ta đã biết thế nào là nước Pháp và thế nào là đảo Coóc, đã có thể so sánh được hai nước này về mặt diện tích, và tất nhiên đã nhận ra được hai nước này không giống nhau đến mức độ nào. Nhưng vấn đề đặt ra ngay cả vào năm 1789, Na-pô-lê-ông cũng không thể hy vọng chiếm được ở nước Pháp cái địa vị mà ông có thể có được ở Coóc, nhất là nay cách mạng đã bắt đầu bùng nổ, mặc dầu ở Coóc, Na-pô-lê-ông có rất ít điều kiện thuận lợi. Hai tháng rưỡi sau khi ngục Ba-xti 1 bị phá, Na-pô-lê-ông xin phép nghỉ và trở về Coóc.
Trong số rất nhiều tác phẩm định viết, đúng vào năm 1789, Na-pô-lê-ông đã viết xong một bản tiểu luận nói về lịch sử đảo Coóc và trao bản đó cho Ray-nan để xin ý kiến, và Na-pô-lê-ông rất lấy làm thích thú về lời đánh giá tâng bốc của nhà văn đang nổi tiếng ấy. Chủ đề ấy đủ để chứng minh rằng Na-pô-lê-ông rất quan tâm đến hòn đảo quê hương của mình, ngay cả khi Na-pô-lê-ông còn chưa có khả năng để chuyên tâm hoạt động chính trị ở đó. Về tới nhà mẹ, Na-pô-lê-ông lập tức tuyên bố tán thành Pao-li (Pao-li đã trở về sau một thời gian dài bị đày) nhưng Pao-li đã tiếp viên trung uý trẻ tuổi rất lạnh nhạt, và, chẳng bao lâu, quả nhiên là mỗi người đi một con đường khác. Pao-li mơ tưởng đến việc giải phóng hoàn toàn đảo Coóc khỏi ách đô hộ của người Pháp, còn Bô-na-pác thì cho rằng cuộc cách mạng mở ra những con đường mới cho sự tiến bộ của đảo Coóc và có thể - điều này mới chính - cho sự nghiệp của bản thân.
Sau mấy tháng ở nhà không đạt được kết quả gì, Na-pô-lê-ông trở lại đơn vị, mang theo đứa em trai là Lu-i để giảm bớt một phần chi tiêu cho mẹ. Hai anh em ở Va-lăng-xơ, nơi trung đoàn của Na-pô-lê-ông trở lại đóng quân. Từ nay trở đi, trung uý Bô-na-pác phải sống với em và nuôi nấng cho em ăn học bằng đồng lương quá ít ỏi của mình. Có bữa ăn trưa chỉ có mỗi một miếng bánh. Na-pô-lê-ông tiếp tục phục vụ quân đội một cách hăng hái và say mê đọc những tác phẩm về lịch sử quân sự.
Tháng 9 năm 1791, người ta lại thấy Na-pô-lê-ông ở Coóc, do Na-pô-lê-ông đã tìm cách để được thuyên chuyển về. Lần này, Na-pô-lê-ông vĩnh viễn cắt đứt quan hệ với Pao-li đã công khai hoạt động tách đảo Coóc ra khỏi nước Pháp, điều mà Na-pô-lê-ông không muốn chút nào. Tháng 4 năm 1791, khi xảy ra cuộc xung đột giữa bọn giáo sĩ phản cách mạng, ủng hộ triệt để chủ trương tách đảo Coóc của Pao-li với những đại diện của chính quyền cách mạng, Bô-na-pac đã ra lệnh bắn cả vào những đám đông bạo động xông vào đánh quâ đội đặt dưới quyền chỉ huy của mình. Cuối cùng, bị chính quyền cộng hoà tình nghi vì âm mưu đánh chiếm một pháo đài (không có lệnh cấp trên), Na-pô-lê-ông lại sang Pháp và lập tức phải đến trình diện trước Bộ Chiến tranh ở Pa-ri để xác minh thái độ có phần nào mờ ám của mình ở Coóc. Đến thủ đô nước Pháp vào cuối tháng 5 năm 1792, Na-pô-lê-ông chứng kiến nhiều biến cố sôi nổi của cách mạng xảy ra vào năm đó.
Chúng tôi có những bằng cớ chính xác cho phép xét đoán sự phản ứng của viên sĩ quan 23 tuổi đó trước hai biến cố trọng đại xảy ra: Cuộc đánh chiếm cung điện Tuy-lơ-ri của quần chúng nhân dân vào ngày 20 tháng 6 và cuộc lật đổ chế độ quân chủ ngày 10 tháng 8 năm 1792. Tham gia những biến cố ấy bằng cách đứng ngoài vòng chứng kiến một cách bất ngờ nên hai lần ấy là dịp để Bô-na-pác biểu lộ tư tưởng của mình trong một nhóm bạn thân. Với họ, Bô-na-pác có thể tự do bộc lộ những ý nghĩ thật và tất cả bản chất của mình. Và những lời ông ta nói thật rõ ràng, không chút gì úp mở: "Chúng ta hãy đi theo bọn vô lại này", Na-pô-lê-ông đã nói như vậy với Bu-riên lúc cùng đi với nhau trong phố, khi thấy quần chúng tiến về phía cung điện nhà vua ngày 20 tháng 6. Khi thấy vua Lu-i XVI, hốt hoảng trước cuộc biểu tình đầy uy thế, phải ra chào quần chúng ở bao lơn, đầu đội mũ đỏ Phri-giêng 1, Na-pô-lê-ông liền khinh bỉ nới: "Thằng hèn! Thế mà lại để cho bọn vô lại này vào được! Đáng lẽ phải dùng pháo quét đi độ bốn, năm trăm thằng là những thằng khác sẽ chạy dài!". Tôi đã giảm nhẹ hình dung từ mà Na-pô-lê-ông dùng cho Lu-i XVI, vì tiếng ấy không thể nào in lên sách được. Ngày 10 tháng 8 (ngày dân chúng tiến công vào cung điện Tuy-lơ-ri, và ngày Lu-i XVI bị lật đổ), Na-pô-lê-ông vẫn lang thang ngoài phố và lại vẫn dùng hình dung từ trên để chỉ Lu-i XVI, đồng thời gọi những người nổi lên làm cách mạng là "lũ dân đen ghê tởm nhất".
Đương nhiên, Na-pô-lê-ông không thể biết được rằng ngày 10 tháng 8 năm 1792, trong khi ông ta đang đứng giữa đám đông chứng kiến cuộc tiến công vào cung điện Tuy-lơ-ri và tống cổ Lu-i XVI ra khỏi ngai vàng thì chính sự việc ấy lại là vì lợi ích của bản thân ông ta, Bô-na-pác; cũng như quần chúng đang đứng vây quanh ông ta hân hoan chào mừng nền cộng hoà ra đời đâu có thể ngờ được rằng viên sĩ quan trẻ tuổi ấy, thân hình bé nhỏ, gầy gò, xoàng xĩnh trong chiếc áo dạ dài sờn rách, chìm biến trong đám đông quần chúng, lại chính là người sau này sẽ bóp nghẹt nền cộng hoà đó để trở thành hoàng đế độc tài. Có một điều đáng chú ý là, ngay ở đây, ta đã thấy bản chất Na-pô-lê-ông là thích dùng súng đạn, coi nó là phương tiện thích hợp nhất để trả lời những cuộc nổi dậy của nhân dân,
Na-pô-lê-ông còn quay lại đảo Coóc lần nữa và đặt chân lên đất này vào đúng lúc Pao-li trở thành người quyết tâm tách đảo Coóc khỏi nước Pháp và đã dâng mình cho người Anh. Trải qua bao gian khổi và nguy khốn, Na-pô-lê-ông mới đưa được mẹ và gia đình thoát khỏi đảo Coóc, trước khi quân Anh tới chiếm đảo. Việc xảy ra hồi tháng 6 năm 1793. Vừa trốn thoát thì nhà cửa của Na-pô-lê-ông liền bị đồng đảng của Pao-li, những người chủ trương chia cắt, cướp phá.
Tiếp đó là những năm tháng đầy cùng cực. Cái gia đình đông người đó đã hoàn toàn bị phá sản và viên đại uý trẻ tuổi phải cáng đáng nuôi cả mẹ lẫn bảy anh em (Na-pô-lê-ông mới được thăng đại uý trước đó ít lâu). Lúc đầu, Na-pô-lê-ông để gia đình sống qua ngày ở Tu-lông, sau chuyển đến Mác-xây. Cuộc sống khó khăn túng thiếu của họ trôi đi tháng này qua tháng khác, không một tia hy vọng, thì bỗng đâu nếp sống quen thuộc cũ kỹ ấy bị gián đoạn một cách quá bất ngờ.
ở miền nam nước Pháp đã xảy ra một cuộc bạo động phản cách mạng. Năm 1792, bọn bảo hoàng ở Tu-lông nổi lên đánh đuổi và tàn sát các đại biểu của chính quyền cách mạng và cầu cứu hạm đội Anh đang tuần tiễu ở phía tây Địa Trung Hải. Quân đội cách mạng vây thành Tu-lông ở trên bộ.
Dưới sự chỉ huy của Các-tô, cuộc vây thành đã tiến hành yếu ớt và không thu được thắng lợi. Xa-li-xét-ti, uỷ viên quân sự, người đã trấn áp cuộc bạo động của bọn bảo hoàng ở miền nam, là người Coóc, quen Bô-na-pác và đã cùng Bô-na-pác chống lại bọn Pao-li. Bô-na-pác đến thăm bạn đồng hương của mình ở doanh trại trước thành Tu-lông và chỉ vẽ cho Xa-li-xét-ti cách duy nhất đánh chiếm thành và đuổi hạm đội Anh. Xa-li-xét-ti bèn cử viên đại uý trẻ tuổi ấy làm chỉ huy phó lực lượng pháo binh hãm thành.
Cuộc tiến công trong những ngày đầu tháng 10 bị thất bại, vì Đon-nê, người chỉ huy đánh thành hôm đó, đã ra lệnh rút lui và lúc quyết định chiến trường, trái với ý định và lòng mong muốn của Bô-na-pác. Bô-na-pác tin chắc rằng nếu không có khuyết điểm tầm thường ấy thì thắng lợi đã về tay người Pháp. Bản thân Bô-na-pác cũng đã bị thương trong khi dẫn đầu quân xung phong. Sau một thời gian dài cự tuyệt và nhiều phen lần lữa của những người chỉ huy cấp trên-vì họ không tin lắm vào Na-pô-lê-ông, người sĩ quan trẻ tuổi vô danh và đột nhiên xuất hiện ở doanh trại-người chỉ huy mới là Đu-gô-mi-ê đã cho phép Bô-na-pác thực hiện kế hoạch. Sau khi đã bố trí pháo theo ý đã định sẵn từ lâu và sau một trận pháo hỏa kinh khủng, Bô-na-pác liều mạng dẫn đầu binh sĩ xung phong đánh chiếm điểm cao E-ghi-ét để bảo vệ cửa biển và bắt đầu mở đợt bắn phá hạm đội Anh.
Sau hai ngày pháo kích ác liệt, ngày 17 tháng 12, 7.000 quân cộng hoà xung phong đánh chiếm các pháo đài, nhưng đã bị đánh lui sau một trận kịch chiến. Nhưng Bô-na-pác đã kịp thời đến tiếp ứng cùng với một đội quân dự bị và nhờ vậy đã quyết định thắng lợi. Ngày hôm sau, tất cả những kẻ được quân Anh thoả thuận cho rút xuống tàu bắt đầu lũ lượt chạy trốn khỏi thành phố. Thành Tu-lông đầu hàng không điều kiện, quân đội cộng hoà tiến vào thành phố. Hạm đội Anh đã rút được ra khỏi.
Sau trận chiến thằng này, tướng Đuy-tin báo cáo về Bộ chiến tranh ở Pa-ri rằng, ông ta không đủ chữ để nói hết công trạng của Bô-na-pác. Ông ta nói về Bô-na-pác rằng đó là người vừa tài giỏi vừa thông minh và còn là người có thừa những đặc tính cần có. Đuy-tin còn nói thêm rằng những cái đó chỉ mới mô tả được phần nào người sĩ quan hiếm có ấy. Đuy-tin nhiệt liệt tiến cử Bô-na-pác với bộ trưởng và đề nghị trọng dụng Bô-na-pác vì lợi ích của nền Cộng hoà. Trong hàng ngũ quân đội ở Tu-lông, vai trò quan trọng cảu Bô-na-pác trong việc bố trí các khẩu pháo, tài chỉ huy cuộc vây thành và trận pháo hoả cũng như biết tiến công vào lúc quyết định đã được tất cả mọi người công nhận.
Chiến công ấy, trận đánh đầu tiên mà Na-pô-lê-ông chỉ huy và thu được thắng lợi, diễn ra ngày 17 tháng 12 năm 1793. Từ ngày đánh chiếm thành Tu-lông đến ngày 18 tháng 6 năm 1815, ngày mà hoàng đế thua trận rút khỏi chiến trường Oa-téc-lô đầy xác chết, là một sự nghiệp lâu dài và đẫm máu, kéo dài trong suốt 22 năm trời (có những lúc gián đoạn). Và sự nghiệp đó đã được nghiên cứu cẩn thận trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc ở châu Âu, và những bài học của nó, cho đến tận bây giờ, vẫn còn là đối tượng của một sự nghiên cứu có hệ thống.
Trong suốt đời mình, Na-pô-lê-ông đã đánh cả thảy 60 trận lớn, nhỏ (nhiều hơn cả tổng số những trận của A-lếch-xan Ma-xê-đoan, An-ni-ban, Xê-da và Xu-vô-rốp cộng lại) và số quân đã tham gia vào các trận đánh đó còn đông gấp bội so với số quân trong các cuộc chiến tranh của các vị tiền bối về nghệ thuật quân sự của Na-pô-lê-ông. So với con số những trận đánh khổng lồ đã quyết định sự nghiệp của Na-pô-lê-ông thì chiến thắng Tu-lông thật quá tầm thường, song mặc dầu thế, chiến thắng Tu-lông vẫn mãi mãi chiếm một vị trí đặc biệt trong thiên anh hùng ca Na-pô-lê-ông. Nó đã làm cho mọi người lần đầu tiên chú ý tới Na-pô-lê-ông. ủy ban cứu quốc rất mực hài lòng về việc đã thanh toán được bọn phản bội Tu-lông và đã tống cổ được người Anh ra khỏi bờ biển.
Chiều hướng của tình hình báo trước triển vọng thanh toán nhanh chóng được hoạt động phản cách mạng của bọn bảo hoàng ở khắp miền nam nước Pháp. Xưa nay Tu-lông vẫn được coi như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, đến nỗi khi Tu-lông thất thủ rồi mà nhiều kẻ vẫn không tin và cũng không tin rằng một gã vô danh tên là Bô-na-pác lại đã có thể đánh chiếm được thành. May mắn cho Na-pô-lê-ông là trong hàng ngũ những người vây thành có một người còn nhiều thế lực hơn Xa-li-xét-ti, đó là Ô-guy-xtanh Rô-be-xpi-e, em trai của Mắc-xi-mi-liêng, cũng dự trận đánh thành và đã tường thuật trong một bản báo cáo gửi về Pa-ri. Kết quả là lập tức Na-pô-lê-ông Bô-na-pác được phong chức thiếu tướng, quyết định ký ngày 14 tháng 1 năm 1794. Lúc đó Na-pô-lê-ông 24 tuổi. Bước đi đầu tiên đã thành đạt.
Na-pô-lê-ông Bô-na-pác
Chương 1-Phần 1
Chương 1-Phần 2
Chương 1-Phần 3
Chương 2-Phần 1
Chương 2-Phần 2
Chương 2-Phần 3
Chương 2-Phần 4
Chương 3-Phần 1
Chương 3-Phần 2
Chương 3-Phần 3
Chương 4-Phần 1
Chương 4-Phần 2
Chương 4-Phần 3
Chương 5-Phần 1
Chương 5-Phần 2
Chương 5-Phần 3
Chương 5-Phần 4
Chương 6-Phần 1
Chương 6-Phần 2
Chương 6-Phần 3
Chương 6-Phần 4
Chương 6-Phần 5
Chương 6-Phần 6
Chương 6-Phần 7
Chương 7-Phần 1
Chương 7-Phần 2
Chương 7-Phần 3
Chương 8-Phần 1
Chương 8-Phần 2
Chương 8-Phần 3
Chương 8-Phần 4
Chương 9-Phần 1
Chương 9-Phần 2
Chương 9-Phần 3
Chương 9-Phần 4
Chương 9-Phần 5
Chương 9-Phần 6
Chương 10-Phần 1
Chương 10-Phần 2
Chương 10-Phần 3
Chương 10-Phần 4
Chương 11-Phần 1
Chương 11-Phần 2
Chương 11-Phần 3
Chương 11-Phần 4