Chương 7-Phần 3
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Vào tháng 3, sau vụ hành hình công tước Ăng-ghiên và trong khi người ta đang chuẩn bị bản án của Ca-đu-đan thì ở Pa-ri và ở các tỉnh có tin đồn rằng chính công tước đã được Ca-đu-đan và đồ đảng của hắn định đưa lên ngôi vua sau khi đã thanh toán được Bô-na-pác. Đó là tin đồn nhảm nhưng cũng đã giúp ích được nhiều cho Bô-na-pác. Pháp đình, Hội đồng lập pháp, Nghị viện được coi như đại diện cho nhân dân nhưng gồm toàn những kẻ mù quáng và tay sai của vị Tổng tài thứ nhất, bắt đầu nói công khai và nói toạc ra rằng đã đến lúc cần thiết phải chấm dứt cái tình trạng mà trong đó sự an ninh và quyền lợi của quốc gia tuỳ thuộc và sinh mạng của riêng một người và người ấy đang gây cho mọi kẻ thù của nước Pháp nuôi hy vọng bằng những vụ mưu sát. Kết luận rõ ràng là: cần phải thay chế độ "Tổng tài trọn đời" bằng chế độ quân chủ thế tập.
Vì thế, sau triều đại Mê-rô-vanh-giêng trị vì từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VIII; sau triều đại Ca-rô-lanh-giêng, kế tục triều đại Mê-rô-vanh-giêng, trị vì thứ thế kỷ VIII đến thế kỷ X; sau triều đại Ca-pê-xiêng (gồm hai chi họ Va-loa và Buốc-bông) thống trị từ cuối thế kỷ thứ X đến năm 1792 năm mà Lu-i XVI (tức là "Lu-i áo choàng", trong thời cách mạng người ta gọi Lu-i XVI như vậy) bị lật đổ thì phải có "triều đại thứ tư" trị vì nước Pháp , đó là triều đại Bô-na-pác.
Chế độ cộng hoà, tồn tại từ ngày 10 tháng 8 năm 1792, đến nay lại phải nhường chỗ cho chế độ quân chủ.
Tuy vậy, triều đại mới Bô-na-pác không thể mang tên hiệu của các triều đại trước được. Ông chúa mới muốn mang cái danh hoàng đế mà Sác-lơ-ma-nhơ, khi làm lễ đăng quang, đã tự phong cho mình vào năm 800, 1.000 năm sau, vào năm 1804, Na-pô-lê-ông tuyên bố công khai rằng noi gương Sác-lơ-ma-nhơ, Na-pô-lê-ông sẽ trở thành Hoàng đế phương Tây, rằng ông không tự cho mình là người thừa kế của các vua chúa thời xưa của nước Pháp, mà là người thừa kế của hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.
Đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ có gì khác hơn là một âm mưu làm sống lại và mở rộng một đế quốc khác còn rộng lớn gấp bội đế quốc La Mã. Na-pô-lê-ông cũng tự cho là kẻ thừa kế của đế quốc ấy, là kẻ thống nhất những nước có nền văn minh phương Tây. Sau này, Na-pô-lê-ông đã thành công trong việc quy phục các nước chư hầu dưới ách thống trị trực tiếp hay gián tiếp của mình gồm một khoảng đất đai rộng lớn gấp bội khoảng đất đai mà Sác-lơ-ma-nhơ chưa hề trị vì: trước chiến dịch nước Nga năm 1812, quyền lực ghê gớm của Na-pô-lê-ông bao trùm lên trên các lãnh thổ rộng lớn, trù phú và dân cư đông đúc gấp bội đế quốc La Mã, đó là mới chỉ nói ở châu Âu, chưa nói đến những đất đai thuộc La Mã ở Bắc Phi và ở Tiểu á. Nhưng khi lần đầu tiên châu Âu được nghe nói đến kế hoạch Na-pô-lê-ông làm sống lại đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ thì nhiều người cho rằng dự án đó xuất phát tự một sự kiêu ngạo điên rồ và coi nó như một sự thách thức táo bạo của một kẻ xâm lược ngang tàng với thế giới văn minh.
Đại sứ của tất cả các cường quốc lo âu chú ý theo dõi sự biến chuyển bất ngờ, đột ngột và nhanh chóng sang chế độ quân chủ đã quá hiển nhiên ở Pháp sau khi khám phá âm mưu của Ca-đu-đan và sau vụ hành hình công tước Ăng-ghiên. Tính chất bảo hoàng được xác minh đầy đủ của âm mưu đó đã buộc mọi người phải chú ý. Tuần tự theo dõi các sự việc được công bố trong quá trình điều tra và các cuộc tranh tụng trong khi xét xử, dần dần người ta nhận ra rằng, ở ngay giữa lòng bọn đại tư sản, trong số những kẻ chiếm hữu tài sản của nhà nước, có ước vọng củng cố chính quyền và chế độ Na-pô-lê-ông lập nên nhằm bảo đảm một cách có hiệu lực tính mạng và tài sản của họ chống lại những mưu đồ của bọn tư sản cũ, bọn quý tộc. Ngày 18 tháng 4 năm 1804, Nghị viện ra một nghị quyết. Theo nghị quyết ấy thì Na-pô-lê-ông Bô-na-pác được phong làm hoàng đế nước Pháp theo chế độ thế tập. Thể thức trưng cầu dân ý lần này còn dễ dàng hơn năm 1799, sau Tháng Sương mù.
Tư tưởng ai nấy đều hoang mang cao độ, mặc dù ai nấy đều đã trông đợi sự kiện ấy từ năm 1802 và giai cấp đại tư sản, ủng hộ triệt để chính sách của Bô-na-pác, đã cho rằng chế độ quân chủ quay trở lại là một việc nhất định không thể tránh được. Đương nhiên là những người cộng hoà kiên định không thể cam chịu tình hình mới đó. Những ngày cách mạng, những ước mơ tự do và bình đẳng, những lời đả kích kịch liệt bọn độc tài còn khắc sâu trong tâm trí. Một số người nghĩ rằng Bô-na-pác đã làm giảm vinh quang của ông ta khi muốn thêm một chức vị vào cái tên đã lừng lẫy khắp nơi của ông ta. Pôn Lu-i Cu-ri-ê lúc đó kêu lên rằng: "Đã là Bô-na-pác mà còn làm hoàng đế! Hắn muốn xuống dốc!". Bít-tô-ven vì quá hâm mộ nên tặng Na-pô-lê-ông cái tên "bản giao hưởng hùng tráng" nhưng Bít-tô-ven đã thu lại lời tặng ấy khi thấy anh công dân Bô-na-pác đã biến chất thành hoàng đế. Khi một bầy văn võ bá quan phẩm phục rực rỡ, một bầy phu nhân trong triều, áo quần lộng lẫy, lần đầu tiên đến chúc tụng vị hoàng đế mới trong cung Tuy-lơ-ri thì chỉ có một vài n gười hiểu trong thâm tâm rằng người chúa mới chưa coi lễ lên ngôi của ông ta đến đây là kết thúc và không phải vô cớ mà ông ta nhắc tới Sác-lơ-ma-nhơ. Na-pô-lê-ông không muốn giáo hoàng đích thân đến dự lễ lên ngôi của ông như 1.000 năm trước đây, năm 800, vị tiền bối xa xôi của giáo hoàng đã làm đối với Sác-lơ-ma-nhơ. Nhưng Na-pô-lê-ông định tâm đem lại cho lễ lên ngôi một sự thay đổi có ý nghĩa. Sác-lơ-ma-nhơ đến với giáo hoàng ở La Mã để làm lễ đăng quang, còn Na-pô-lê-ông thì muốn giáo hoàng phải đích thân đến với Na-pô-lê-ông ở Pa-ri.
Pi VII hoảng sợ và căm tức khi được biết ý muốn của hoàng đế Na-pô-lê-ông. Các cận thần của giáo hoàng cố gắng an ủi giáo hoàng bằng cách dẫn giải các thí dụ lịch sử xưa kia. Họ đã nhắc lại một trong vô vàn kỷ niệm về đức giáo hoàng Lê-ông thứ nhất rằng giữa thế kỷ thứ V, khi tình hình chẳng ra sao, đã đành chịu nhẫn nhục đến gặp át-ti-la, mà người thủ lĩnh ấy của dân tộc Hun thì không thể nào bì được với vị hoàng đế mới của nước Pháp về phương diện học vấn, lễ độ và lịch thiệp. Vả lại, cũng không thể đặt vấn đề từ chối được. La Mã nằm trong vòng uy hiếp của quân đội Pháp ở miền bắc và miền trung nước ý.
Nghĩ đã chín, giáo hoàng nhanh chóng quyết định đành làm theo những yêu sách của Na-pô-lê-ông, nhưng không phải không cố đòi cho được một sự đền bù tối thiểu bằng một số mảnh đất nhỏ ở miền bắc đất Thánh mà trước đây Na-pô-lê-ông đã chiếm đoạt. Nhưng Pi VII, hồng y giáo chủ Công-xen-vi và Viện mật tuyển của giáo hoàng không đủ sức chọi với nhà ngoại giao tài giỏi là Na-pô-lê-ông. Tuy giáo hoàng đã dùng những mẹo vặt đã kêu rên cay đắng, rồi lại dùng đến những mẹo vặt những lời kêu rên, nhưng việc mặc cả của ông ta cũng chẳng ăn thua. Sau khi được Na-pô-lê-ông khích lệ giáo hoàng đã đi Pa-ri với hy vọng đến đó sẽ được một chút gì. Nhưng đến Pa-ri, giáo hoàng cũng chẳng được gì hơn. Trước cũng như trong khi làm lễ đăng quang, Na-pô-lê-ông đã tỏ ra thái độ hai mặt rất kỳ khôi. Na-pô-lê-ông cần đến giáo hoàng vì trong thời ấy hàng triệu người dân trên mặt đất và đặc biệt đa số nhân dân Pháp đều sùng giáo hoàng. Vậy thì giáo hoàng là một cái đồ phụ tùng cần thiết cho lễ đăng quang của ông, nhất là khi cần phải làm sống lại quyền hành và ý nguyện của Sác-lơ-ma-nhơ. Nhưng mặt khác, Na-pô-lê-ông coi cá nhân giáo hoàng như một gã phù thuỷ, như những kẻ lợi dụng một cách có ý thức sự ngu xuẩn của loài người bằng những lời thần chú và những thủ pháp mê tín ở trong cũng như ở ngoài nhà thờ. Khi mời giáo hoàng, Na-pô-lê-ông hứa với các vị hồng y giáo chủ là sẽ đi đón giáo hoàng. Na-pô-lê-ông đã đi đón nhưng lại vận đồ đi săn, có thợ săn, lính tiền trạm và chó vây quanh, và đã gặp giáo hoàng ở rừng Phông-ten-nơ-blô, cách lâu đài Phông-ten-nơ-blô ở vùng lân cận Pa-ri vài bước, nơi Na-pô-lê-ông đang ở. Đoàn của giáo hoàng dừng lại, giáo hoàng được mời xuống xe và qua đường cái để lên xe của hoàng đế, nhưng Na-pô-lê-ông thì không xuống xe tiếp đón. Na-pô-lê-ông đã xử với giáo hoàng như vậy trong suốt thời gian ông này ở Pa-ri.
Ngày 2 tháng 12 năm 1804, lễ đăng quang của Na-pô-lê-ông được cử hành ở nhà thờ Đức Bà Pa-ri. Mọi người đổ xô ra xem khi đoàn xe lộng lẫy kéo thành một hàng dài vô tận đưa toàn bộ triều đình, tướng tá, đại thần, giáo hoàng và các hồng y giáo chủ từ cung điện đến nhà thờ. Ngoài ra, ngày hôm đó người ta còn nhắc lại một câu trong truyền thuyết để gán cho nhiều nhân vật khác nhau và có lẽ câu đó đã do một người lính cộng hoà cũ nói để trả lời Na-pô-lê-ông khi Na-pô-lê-ông hỏi người ấy có thấy thích thú về sự long trọng này không: "Tâu bệ hạ, rất thích thú, nhưng thật đáng tiếc bao nhiêu vì ngày hôm nay vắng mất 300.000 người đã chết để làm cho những buổi lễ giống như thế này không thể có được". Câu truyền thuyết đó đôi khi được người ta c ho là đã được nói vào dịp ký bản hiệp nghị giữa giáo hoàng và Na-pô-lê-ông, nhưng dù ở trong trường hợp nào đi nữa, câu nói đó vẫn rất có ý nghĩa.
Bất ngờ đối với giáo hoàng và trái với thủ tục đã định trước, Na-pô-lê-ông sửa đổi một cách hết sức đặc biệt phần chủ yếu của buổi lễ: vào lúc long trọng nhất, khi Pi VII sắp làm nhiệm vụ đặt mũ miện lên đầu hoàng đế như 10 thế kỷ trước vị tiền bối của giáo hoàng đã làm đối với Sác-lơ-ma-nhơ ở tòa thành Pi-e, thì bất chợt Na-pô-lê-ông giằng lấy mũ triều thiên ở tay giáo hoàng và tự đặt lên đầu mình; rồi đến lượt vợ Na-pô-lê-ông, Giô-dê-phin, quỳ trước mặt hoàng đế để hoàng đế đặt lên đầu một mũ khác nhỏ hơn. Hành động này mang một ý nghĩa tượng trưng: Na-pô-lê-ông không muốn để cho sự "làm phép" của giáo hoàng có một tầm quan trọng quá quyết định trong buổi lễ. Na-pô-lê-ông không muốn nhận ở tay người cầm đầu cái tổ chức tôn giáo mà Na-pô-lê-ông thấy cần phải đếm xỉa tới nhưng thực tâm không ưa và cũng chẳng trân trọng.
Hội hè kéo dài nhiều ngày liền ở trong triều đình, ở kinh thành, ở các tỉnh, người ta dăng đèn, bắn súng cối, kéo chuông, tấu nhạc liên tục. Ngay giữa lúc thú vui không ngừng không dứt ấy, Na-pô-lê-ông đã nhìn thấy mối nguy mới đang uy hiếp đế quốc Pháp. Trước ngày làm lễ đăng quang. Na-pô-lê-ông đã nhận được những tin tức không cho phép mình hoài nghi rằng sau vụ Ca-đu-đan bị bại lộ, Uy-liêm-Pít đã tăng cường công tác ngoại giao để thành lập một khối liên minh khác chống lại nước Pháp, để từ buổi đầu của các cuộc chiến tranh cách mạng đến nay thì là khối liên minh thứ ba và thực tế, khối liên minh ấy đã được thành lập.
Vào tháng 3, sau vụ hành hình công tước Ăng-ghiên và trong khi người ta đang chuẩn bị bản án của Ca-đu-đan thì ở Pa-ri và ở các tỉnh có tin đồn rằng chính công tước đã được Ca-đu-đan và đồ đảng của hắn định đưa lên ngôi vua sau khi đã thanh toán được Bô-na-pác. Đó là tin đồn nhảm nhưng cũng đã giúp ích được nhiều cho Bô-na-pác. Pháp đình, Hội đồng lập pháp, Nghị viện được coi như đại diện cho nhân dân nhưng gồm toàn những kẻ mù quáng và tay sai của vị Tổng tài thứ nhất, bắt đầu nói công khai và nói toạc ra rằng đã đến lúc cần thiết phải chấm dứt cái tình trạng mà trong đó sự an ninh và quyền lợi của quốc gia tuỳ thuộc và sinh mạng của riêng một người và người ấy đang gây cho mọi kẻ thù của nước Pháp nuôi hy vọng bằng những vụ mưu sát. Kết luận rõ ràng là: cần phải thay chế độ "Tổng tài trọn đời" bằng chế độ quân chủ thế tập.
Vì thế, sau triều đại Mê-rô-vanh-giêng trị vì từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VIII; sau triều đại Ca-rô-lanh-giêng, kế tục triều đại Mê-rô-vanh-giêng, trị vì thứ thế kỷ VIII đến thế kỷ X; sau triều đại Ca-pê-xiêng (gồm hai chi họ Va-loa và Buốc-bông) thống trị từ cuối thế kỷ thứ X đến năm 1792 năm mà Lu-i XVI (tức là "Lu-i áo choàng", trong thời cách mạng người ta gọi Lu-i XVI như vậy) bị lật đổ thì phải có "triều đại thứ tư" trị vì nước Pháp , đó là triều đại Bô-na-pác.
Chế độ cộng hoà, tồn tại từ ngày 10 tháng 8 năm 1792, đến nay lại phải nhường chỗ cho chế độ quân chủ.
Tuy vậy, triều đại mới Bô-na-pác không thể mang tên hiệu của các triều đại trước được. Ông chúa mới muốn mang cái danh hoàng đế mà Sác-lơ-ma-nhơ, khi làm lễ đăng quang, đã tự phong cho mình vào năm 800, 1.000 năm sau, vào năm 1804, Na-pô-lê-ông tuyên bố công khai rằng noi gương Sác-lơ-ma-nhơ, Na-pô-lê-ông sẽ trở thành Hoàng đế phương Tây, rằng ông không tự cho mình là người thừa kế của các vua chúa thời xưa của nước Pháp, mà là người thừa kế của hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.
Đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ có gì khác hơn là một âm mưu làm sống lại và mở rộng một đế quốc khác còn rộng lớn gấp bội đế quốc La Mã. Na-pô-lê-ông cũng tự cho là kẻ thừa kế của đế quốc ấy, là kẻ thống nhất những nước có nền văn minh phương Tây. Sau này, Na-pô-lê-ông đã thành công trong việc quy phục các nước chư hầu dưới ách thống trị trực tiếp hay gián tiếp của mình gồm một khoảng đất đai rộng lớn gấp bội khoảng đất đai mà Sác-lơ-ma-nhơ chưa hề trị vì: trước chiến dịch nước Nga năm 1812, quyền lực ghê gớm của Na-pô-lê-ông bao trùm lên trên các lãnh thổ rộng lớn, trù phú và dân cư đông đúc gấp bội đế quốc La Mã, đó là mới chỉ nói ở châu Âu, chưa nói đến những đất đai thuộc La Mã ở Bắc Phi và ở Tiểu á. Nhưng khi lần đầu tiên châu Âu được nghe nói đến kế hoạch Na-pô-lê-ông làm sống lại đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ thì nhiều người cho rằng dự án đó xuất phát tự một sự kiêu ngạo điên rồ và coi nó như một sự thách thức táo bạo của một kẻ xâm lược ngang tàng với thế giới văn minh.
Đại sứ của tất cả các cường quốc lo âu chú ý theo dõi sự biến chuyển bất ngờ, đột ngột và nhanh chóng sang chế độ quân chủ đã quá hiển nhiên ở Pháp sau khi khám phá âm mưu của Ca-đu-đan và sau vụ hành hình công tước Ăng-ghiên. Tính chất bảo hoàng được xác minh đầy đủ của âm mưu đó đã buộc mọi người phải chú ý. Tuần tự theo dõi các sự việc được công bố trong quá trình điều tra và các cuộc tranh tụng trong khi xét xử, dần dần người ta nhận ra rằng, ở ngay giữa lòng bọn đại tư sản, trong số những kẻ chiếm hữu tài sản của nhà nước, có ước vọng củng cố chính quyền và chế độ Na-pô-lê-ông lập nên nhằm bảo đảm một cách có hiệu lực tính mạng và tài sản của họ chống lại những mưu đồ của bọn tư sản cũ, bọn quý tộc. Ngày 18 tháng 4 năm 1804, Nghị viện ra một nghị quyết. Theo nghị quyết ấy thì Na-pô-lê-ông Bô-na-pác được phong làm hoàng đế nước Pháp theo chế độ thế tập. Thể thức trưng cầu dân ý lần này còn dễ dàng hơn năm 1799, sau Tháng Sương mù.
Tư tưởng ai nấy đều hoang mang cao độ, mặc dù ai nấy đều đã trông đợi sự kiện ấy từ năm 1802 và giai cấp đại tư sản, ủng hộ triệt để chính sách của Bô-na-pác, đã cho rằng chế độ quân chủ quay trở lại là một việc nhất định không thể tránh được. Đương nhiên là những người cộng hoà kiên định không thể cam chịu tình hình mới đó. Những ngày cách mạng, những ước mơ tự do và bình đẳng, những lời đả kích kịch liệt bọn độc tài còn khắc sâu trong tâm trí. Một số người nghĩ rằng Bô-na-pác đã làm giảm vinh quang của ông ta khi muốn thêm một chức vị vào cái tên đã lừng lẫy khắp nơi của ông ta. Pôn Lu-i Cu-ri-ê lúc đó kêu lên rằng: "Đã là Bô-na-pác mà còn làm hoàng đế! Hắn muốn xuống dốc!". Bít-tô-ven vì quá hâm mộ nên tặng Na-pô-lê-ông cái tên "bản giao hưởng hùng tráng" nhưng Bít-tô-ven đã thu lại lời tặng ấy khi thấy anh công dân Bô-na-pác đã biến chất thành hoàng đế. Khi một bầy văn võ bá quan phẩm phục rực rỡ, một bầy phu nhân trong triều, áo quần lộng lẫy, lần đầu tiên đến chúc tụng vị hoàng đế mới trong cung Tuy-lơ-ri thì chỉ có một vài n gười hiểu trong thâm tâm rằng người chúa mới chưa coi lễ lên ngôi của ông ta đến đây là kết thúc và không phải vô cớ mà ông ta nhắc tới Sác-lơ-ma-nhơ. Na-pô-lê-ông không muốn giáo hoàng đích thân đến dự lễ lên ngôi của ông như 1.000 năm trước đây, năm 800, vị tiền bối xa xôi của giáo hoàng đã làm đối với Sác-lơ-ma-nhơ. Nhưng Na-pô-lê-ông định tâm đem lại cho lễ lên ngôi một sự thay đổi có ý nghĩa. Sác-lơ-ma-nhơ đến với giáo hoàng ở La Mã để làm lễ đăng quang, còn Na-pô-lê-ông thì muốn giáo hoàng phải đích thân đến với Na-pô-lê-ông ở Pa-ri.
Pi VII hoảng sợ và căm tức khi được biết ý muốn của hoàng đế Na-pô-lê-ông. Các cận thần của giáo hoàng cố gắng an ủi giáo hoàng bằng cách dẫn giải các thí dụ lịch sử xưa kia. Họ đã nhắc lại một trong vô vàn kỷ niệm về đức giáo hoàng Lê-ông thứ nhất rằng giữa thế kỷ thứ V, khi tình hình chẳng ra sao, đã đành chịu nhẫn nhục đến gặp át-ti-la, mà người thủ lĩnh ấy của dân tộc Hun thì không thể nào bì được với vị hoàng đế mới của nước Pháp về phương diện học vấn, lễ độ và lịch thiệp. Vả lại, cũng không thể đặt vấn đề từ chối được. La Mã nằm trong vòng uy hiếp của quân đội Pháp ở miền bắc và miền trung nước ý.
Nghĩ đã chín, giáo hoàng nhanh chóng quyết định đành làm theo những yêu sách của Na-pô-lê-ông, nhưng không phải không cố đòi cho được một sự đền bù tối thiểu bằng một số mảnh đất nhỏ ở miền bắc đất Thánh mà trước đây Na-pô-lê-ông đã chiếm đoạt. Nhưng Pi VII, hồng y giáo chủ Công-xen-vi và Viện mật tuyển của giáo hoàng không đủ sức chọi với nhà ngoại giao tài giỏi là Na-pô-lê-ông. Tuy giáo hoàng đã dùng những mẹo vặt đã kêu rên cay đắng, rồi lại dùng đến những mẹo vặt những lời kêu rên, nhưng việc mặc cả của ông ta cũng chẳng ăn thua. Sau khi được Na-pô-lê-ông khích lệ giáo hoàng đã đi Pa-ri với hy vọng đến đó sẽ được một chút gì. Nhưng đến Pa-ri, giáo hoàng cũng chẳng được gì hơn. Trước cũng như trong khi làm lễ đăng quang, Na-pô-lê-ông đã tỏ ra thái độ hai mặt rất kỳ khôi. Na-pô-lê-ông cần đến giáo hoàng vì trong thời ấy hàng triệu người dân trên mặt đất và đặc biệt đa số nhân dân Pháp đều sùng giáo hoàng. Vậy thì giáo hoàng là một cái đồ phụ tùng cần thiết cho lễ đăng quang của ông, nhất là khi cần phải làm sống lại quyền hành và ý nguyện của Sác-lơ-ma-nhơ. Nhưng mặt khác, Na-pô-lê-ông coi cá nhân giáo hoàng như một gã phù thuỷ, như những kẻ lợi dụng một cách có ý thức sự ngu xuẩn của loài người bằng những lời thần chú và những thủ pháp mê tín ở trong cũng như ở ngoài nhà thờ. Khi mời giáo hoàng, Na-pô-lê-ông hứa với các vị hồng y giáo chủ là sẽ đi đón giáo hoàng. Na-pô-lê-ông đã đi đón nhưng lại vận đồ đi săn, có thợ săn, lính tiền trạm và chó vây quanh, và đã gặp giáo hoàng ở rừng Phông-ten-nơ-blô, cách lâu đài Phông-ten-nơ-blô ở vùng lân cận Pa-ri vài bước, nơi Na-pô-lê-ông đang ở. Đoàn của giáo hoàng dừng lại, giáo hoàng được mời xuống xe và qua đường cái để lên xe của hoàng đế, nhưng Na-pô-lê-ông thì không xuống xe tiếp đón. Na-pô-lê-ông đã xử với giáo hoàng như vậy trong suốt thời gian ông này ở Pa-ri.
Ngày 2 tháng 12 năm 1804, lễ đăng quang của Na-pô-lê-ông được cử hành ở nhà thờ Đức Bà Pa-ri. Mọi người đổ xô ra xem khi đoàn xe lộng lẫy kéo thành một hàng dài vô tận đưa toàn bộ triều đình, tướng tá, đại thần, giáo hoàng và các hồng y giáo chủ từ cung điện đến nhà thờ. Ngoài ra, ngày hôm đó người ta còn nhắc lại một câu trong truyền thuyết để gán cho nhiều nhân vật khác nhau và có lẽ câu đó đã do một người lính cộng hoà cũ nói để trả lời Na-pô-lê-ông khi Na-pô-lê-ông hỏi người ấy có thấy thích thú về sự long trọng này không: "Tâu bệ hạ, rất thích thú, nhưng thật đáng tiếc bao nhiêu vì ngày hôm nay vắng mất 300.000 người đã chết để làm cho những buổi lễ giống như thế này không thể có được". Câu truyền thuyết đó đôi khi được người ta c ho là đã được nói vào dịp ký bản hiệp nghị giữa giáo hoàng và Na-pô-lê-ông, nhưng dù ở trong trường hợp nào đi nữa, câu nói đó vẫn rất có ý nghĩa.
Bất ngờ đối với giáo hoàng và trái với thủ tục đã định trước, Na-pô-lê-ông sửa đổi một cách hết sức đặc biệt phần chủ yếu của buổi lễ: vào lúc long trọng nhất, khi Pi VII sắp làm nhiệm vụ đặt mũ miện lên đầu hoàng đế như 10 thế kỷ trước vị tiền bối của giáo hoàng đã làm đối với Sác-lơ-ma-nhơ ở tòa thành Pi-e, thì bất chợt Na-pô-lê-ông giằng lấy mũ triều thiên ở tay giáo hoàng và tự đặt lên đầu mình; rồi đến lượt vợ Na-pô-lê-ông, Giô-dê-phin, quỳ trước mặt hoàng đế để hoàng đế đặt lên đầu một mũ khác nhỏ hơn. Hành động này mang một ý nghĩa tượng trưng: Na-pô-lê-ông không muốn để cho sự "làm phép" của giáo hoàng có một tầm quan trọng quá quyết định trong buổi lễ. Na-pô-lê-ông không muốn nhận ở tay người cầm đầu cái tổ chức tôn giáo mà Na-pô-lê-ông thấy cần phải đếm xỉa tới nhưng thực tâm không ưa và cũng chẳng trân trọng.
Hội hè kéo dài nhiều ngày liền ở trong triều đình, ở kinh thành, ở các tỉnh, người ta dăng đèn, bắn súng cối, kéo chuông, tấu nhạc liên tục. Ngay giữa lúc thú vui không ngừng không dứt ấy, Na-pô-lê-ông đã nhìn thấy mối nguy mới đang uy hiếp đế quốc Pháp. Trước ngày làm lễ đăng quang. Na-pô-lê-ông đã nhận được những tin tức không cho phép mình hoài nghi rằng sau vụ Ca-đu-đan bị bại lộ, Uy-liêm-Pít đã tăng cường công tác ngoại giao để thành lập một khối liên minh khác chống lại nước Pháp, để từ buổi đầu của các cuộc chiến tranh cách mạng đến nay thì là khối liên minh thứ ba và thực tế, khối liên minh ấy đã được thành lập.