Chương 6-Phần 7
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Hai tháng sau trận Ma-re-gô và vài tuần lễ sau khi ở ý về, bằng nghị định ngày 12 tháng 8 năm 1800, vị Tổng tài thứ nhất lập một uỷ ban phụ trách chuẩn bị dự thảo "dân luật", tạo thành một bộ luật làm nền tảng cho toàn bộ đời sống pháp lý ở nước Pháp và ở các nước bị chinh phục. Vì công việc này vấp phải nhiều khó khăn quá lớn nên Na-pô-lê-ông đã phải hạn chế số uỷ viên của uỷ ban này trong số bốn người. Ông không chịu được những uỷ ban lớn, những bài diễn văn dài, những cuộc họp liên miên lu bù. Nhưng tất cả bốn uỷ viên đều là những nhà làm luật lỗi lạc.
Sau này, bộ luật ấy mang tên là "luật Na-pô-lê-ông", được phê chuẩn bằng một sắc lệnh ký năm 1852, và cái tên đó vẫn còn chưa được chính thức đổi, mặc dù người ta cũng còn gọi nó là "dân luật".
ý đồ của nhà làm luật là bộ dân luật của Na-pô-lê-ông phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý và là sự củng cố những thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến, và phải bảo đảm một cách vững chắc địa vị của quyền tư hữu trong xã hội mới, bằng cách bảo đảm nguyên tắc sở hữu tư sản vô hạn độ, chống mọi cuộc tiến công bất cứ ở đâu đến: của chế độ phong kiến còn ngắc ngoải, hoặc của thợ thuyền muốn vùng lên phá xiềng chặt xích.
Na-pô-lê-ông cho rằng cách mạng đã xảy ra ở nước Pháp, không phải vì nước Pháp muốn tự do mà là vì nước pháp muốn bình đẳng. Vậy là, Na-pô-lê-ông hiểu bình đẳng theo nghĩa bình đẳng về điều kiện xã hội và kinh tế trong cuộc sống của những người công dân. Và Na-pô-lê-ông đã quyết định bảo đảm cho sự bình đẳng về quyền công dân đó một cách vững chắc bằng bộ luật của mình. Nói về cách mạng, Na-pô-lê-ông nói: "Tự do chẳng qua chỉ là một cái cớ". Và sau khi đã huỷ bỏ quyền tự do chính trị, Na-pô-lê-ông đã bảo đảm và luật lệ hoá "quyền bình đẳng", theo như ông ta hiểu.
Đứng về mặt sáng sủa, về mặt tinh thần mạch lạc chặt chẽ và về mặt lô-gích được vận dụng vào việc bảo vệ nhà nước tư sản, có lẽ bộ luật Na-pô-lê-ông đáng để cho những nhà làm luật ở các nước tư bản đã khen ngợi và tiếp tục khen ngợi. Tuy vậy nhà bình luận thiên vị nhất cũng không thể nào chối cãi được rằng so với nền pháp chế của cuộc cách mạng tư sản Pháp thì bộ luật đó đánh dấu một bước lùi, mặc dầu nó có tiến bộ so với những luật lệ hiện hành ở các nước khác trên lục địa châu Âu. Ngoài ra, nó chẳng có gì hơn là sự phế bỏ vô vàn thắng lợi của cách mạng.
Na-pô-lê-ông đặt người phụ nữ tuỳ thuộc vào người chồng và, hơn nữa ở vào địa vị thấp kém và bất lợi đối với những anh em trai về quyền thừa tự. Luật cách mạng, đặt một cách nhân đạo "con hoang" và "con đẻ" đều bình đẳng trước pháp luật, đã hoàn toàn bị thủ tiêu. "Tội tước quyền công dân", cũng như những hình phạt nhục hình khác đối với những người bị kết án khổ sai đã được khôi phục, mặc dù cách mạng đã thủ tiêu cái hình phạt ác nghiệt đó của toà án. Để xây dựng xã hội mới, Na-pô-lê-ông đã tính đến tất cả những điều bức thiết nhằm bảo đảm tự do đầy đủ nhất và rộng rãi nhất cho hoạt động kinh tế của gia cấp đại tư sản và quét sạch tất cả những cái gì là biểu hiện nguyện vọng dân chủ của giai cấp tiểu tư sản.
Người ta có thể tự hỏi rằng trong khi hoàn thành sự nghiệp to lớn đó, mà kết quả là việc tạo nên bộ dân luật, có xuất hiện sự kháng nghị nào không? Có xuất hiện những ý đồ bảo tồn tính chất rộng rãi của những quan điểm cách mạng trong pháp chế mới không? Quả nhiên là đã có. Khi bộ luật đưa thông qua theo thủ tục "pháp chế" thì cũng có một vài người ở ủy hội pháp chế dám lên tiếng rụt rè chỉ trích vài điều, nhưng sự phản đối yếu ớt đó không có tiếng vang nào cả.
Những điều chỉ trích mà ta vừa nói đến đã bị gạt đi một cách dễ dàng nhất trên đời: Bô-na-pác thanh trừ ủy hội pháp chế đến nỗi chỉ còn lại 50 uỷ viên câm như hến và ông ta quy định số uỷ viên của cái hội đồng đó từ nay trở đi không được quá số ấy. Việc cải cách hiến pháp đó một khi đã bất thình lình thành sự thật thì mọi việc đều trôi chảy. Tháng 3 năm 1803, bộ luật Na-pô-lê-ông sau khi đã được Hội đồng chính phủ bàn cãi, được đưa lên Hội đồng lập pháp thông qua, hội đồng này cũng không có quyền tranh luận, đã lặng lẽ thông qua từng điều một. Tháng 3 năm 1804, bộ luật có mang chữ ký của Na-pô-lê-ông trở thành nền tảng pháp luật của khoa pháp luật học nước Pháp. Giai cấp đại tư sản Pháp đã toại nguyện: cách mạng tư sản đã đẻ ra cái kết quả di phúc của nó (đẻ ra sau khi chết - N.D.) và bởi vậy mà rõ ràng là sau ngày 18 Tháng Sương mù không còn có khả năng nói đến việc tiếp tục cách mạng ở nước Pháp nữa. Nhưng không một nhà viết sử nào được phép quên yếu tố tiến bộ to lớn của bộ luật đó đối với những nước châu Âu bị Na-pô-lê-ông chinh phục.
Sau này còn có nhiều luật lệ khác phụ thêm vào bộ luật đó, nhờ vậy mà Na-pô-lê-ông mới áp chế được giai cấp thợ thuyền một cách chắc chắn hơn bao giờ hết. Không những luật Lo Sa-pơ-li-ê năm 1791 được thi hành - theo luật này những vụ bãi công hoà bình nhất và ngay cả lãn công cũng là tội phải đưa ra toà án - người ta còn lập ra "tiểu bạ" nằm ở trong tay người chủ và không có tiểu bạ đó người thợ không thể tìm đâu được việc làm. Trong tiểu bạ, người chủ cũ ghi sự chứng thực của mình về người thợ đã thôi việc và lý do người chủ cũ đã thải người thợ. Người ta lấy làm dễ chịu biết mấy khi những người chủ lạm dụng được "thứ tự do vô hạn độ đó" để tước đoạt tiền công và mẩu bánh mì của người thợ.
Theo lệnh của Na-pô-lê-ông, cũng vào thời kỳ đó, luật thương mại được thảo ra đã bổ sung vào toàn bộ nền pháp chế dân sự bằng một loạt điều khoản quy định và bảo đảm về mặt pháp lý quyền thông thương, sự hoạt động của thị trường chứng khoán và của ngân hàng, luật hối đoái và quyền quản lý văn khế, nghĩa là những hoạt động có liên quan đến việc buôn bán. Cuối cùng, Na-pô-lê-ông hoàn thành về căn bản sự nghiệp pháp chế của ông ta bằng việc lập bộ hình luật. Na-pô-lê-ông duy trì tội tử hình, khôi phục hình phạt đánh roi đã bị cách mạng thủ tiêu, khôi phục hình phạt đóng dấu sắt nung đỏ đối với một vài tội, và đặt ra nhiều hình phạt hà khắc đối với tất cả những âm mưu chống lại quyền tư hữu. Nền pháp chế hình sự của Na-pô-lê-ông là thoái bộ so với luật lệ của thời kỳ cách mạng, điều đó không cần bàn cãi.
Sự nghiệp pháp chế to lớn đó vẫn còn chưa hoàn thành vì tháng 3 năm 1803, chiến tranh với Anh lại bắt đầu. Na-pô-lê-ông lại tuốt gươm ra cho mãi tới khi kết thúc thiên anh hùng ca dài và đẫm máu mới lại tra gươm vào vỏ.
Chú thích:
. Lơ Sa-pơ-li-ê (Le Chapelier): đạo luật cấm các tổ chức công nhân và quy định phạt tiền và tống giam những người cầm đầu hoặc tích cực đấu tranh trong các cuộc đình công.
Hai tháng sau trận Ma-re-gô và vài tuần lễ sau khi ở ý về, bằng nghị định ngày 12 tháng 8 năm 1800, vị Tổng tài thứ nhất lập một uỷ ban phụ trách chuẩn bị dự thảo "dân luật", tạo thành một bộ luật làm nền tảng cho toàn bộ đời sống pháp lý ở nước Pháp và ở các nước bị chinh phục. Vì công việc này vấp phải nhiều khó khăn quá lớn nên Na-pô-lê-ông đã phải hạn chế số uỷ viên của uỷ ban này trong số bốn người. Ông không chịu được những uỷ ban lớn, những bài diễn văn dài, những cuộc họp liên miên lu bù. Nhưng tất cả bốn uỷ viên đều là những nhà làm luật lỗi lạc.
Sau này, bộ luật ấy mang tên là "luật Na-pô-lê-ông", được phê chuẩn bằng một sắc lệnh ký năm 1852, và cái tên đó vẫn còn chưa được chính thức đổi, mặc dù người ta cũng còn gọi nó là "dân luật".
ý đồ của nhà làm luật là bộ dân luật của Na-pô-lê-ông phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý và là sự củng cố những thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến, và phải bảo đảm một cách vững chắc địa vị của quyền tư hữu trong xã hội mới, bằng cách bảo đảm nguyên tắc sở hữu tư sản vô hạn độ, chống mọi cuộc tiến công bất cứ ở đâu đến: của chế độ phong kiến còn ngắc ngoải, hoặc của thợ thuyền muốn vùng lên phá xiềng chặt xích.
Na-pô-lê-ông cho rằng cách mạng đã xảy ra ở nước Pháp, không phải vì nước Pháp muốn tự do mà là vì nước pháp muốn bình đẳng. Vậy là, Na-pô-lê-ông hiểu bình đẳng theo nghĩa bình đẳng về điều kiện xã hội và kinh tế trong cuộc sống của những người công dân. Và Na-pô-lê-ông đã quyết định bảo đảm cho sự bình đẳng về quyền công dân đó một cách vững chắc bằng bộ luật của mình. Nói về cách mạng, Na-pô-lê-ông nói: "Tự do chẳng qua chỉ là một cái cớ". Và sau khi đã huỷ bỏ quyền tự do chính trị, Na-pô-lê-ông đã bảo đảm và luật lệ hoá "quyền bình đẳng", theo như ông ta hiểu.
Đứng về mặt sáng sủa, về mặt tinh thần mạch lạc chặt chẽ và về mặt lô-gích được vận dụng vào việc bảo vệ nhà nước tư sản, có lẽ bộ luật Na-pô-lê-ông đáng để cho những nhà làm luật ở các nước tư bản đã khen ngợi và tiếp tục khen ngợi. Tuy vậy nhà bình luận thiên vị nhất cũng không thể nào chối cãi được rằng so với nền pháp chế của cuộc cách mạng tư sản Pháp thì bộ luật đó đánh dấu một bước lùi, mặc dầu nó có tiến bộ so với những luật lệ hiện hành ở các nước khác trên lục địa châu Âu. Ngoài ra, nó chẳng có gì hơn là sự phế bỏ vô vàn thắng lợi của cách mạng.
Na-pô-lê-ông đặt người phụ nữ tuỳ thuộc vào người chồng và, hơn nữa ở vào địa vị thấp kém và bất lợi đối với những anh em trai về quyền thừa tự. Luật cách mạng, đặt một cách nhân đạo "con hoang" và "con đẻ" đều bình đẳng trước pháp luật, đã hoàn toàn bị thủ tiêu. "Tội tước quyền công dân", cũng như những hình phạt nhục hình khác đối với những người bị kết án khổ sai đã được khôi phục, mặc dù cách mạng đã thủ tiêu cái hình phạt ác nghiệt đó của toà án. Để xây dựng xã hội mới, Na-pô-lê-ông đã tính đến tất cả những điều bức thiết nhằm bảo đảm tự do đầy đủ nhất và rộng rãi nhất cho hoạt động kinh tế của gia cấp đại tư sản và quét sạch tất cả những cái gì là biểu hiện nguyện vọng dân chủ của giai cấp tiểu tư sản.
Người ta có thể tự hỏi rằng trong khi hoàn thành sự nghiệp to lớn đó, mà kết quả là việc tạo nên bộ dân luật, có xuất hiện sự kháng nghị nào không? Có xuất hiện những ý đồ bảo tồn tính chất rộng rãi của những quan điểm cách mạng trong pháp chế mới không? Quả nhiên là đã có. Khi bộ luật đưa thông qua theo thủ tục "pháp chế" thì cũng có một vài người ở ủy hội pháp chế dám lên tiếng rụt rè chỉ trích vài điều, nhưng sự phản đối yếu ớt đó không có tiếng vang nào cả.
Những điều chỉ trích mà ta vừa nói đến đã bị gạt đi một cách dễ dàng nhất trên đời: Bô-na-pác thanh trừ ủy hội pháp chế đến nỗi chỉ còn lại 50 uỷ viên câm như hến và ông ta quy định số uỷ viên của cái hội đồng đó từ nay trở đi không được quá số ấy. Việc cải cách hiến pháp đó một khi đã bất thình lình thành sự thật thì mọi việc đều trôi chảy. Tháng 3 năm 1803, bộ luật Na-pô-lê-ông sau khi đã được Hội đồng chính phủ bàn cãi, được đưa lên Hội đồng lập pháp thông qua, hội đồng này cũng không có quyền tranh luận, đã lặng lẽ thông qua từng điều một. Tháng 3 năm 1804, bộ luật có mang chữ ký của Na-pô-lê-ông trở thành nền tảng pháp luật của khoa pháp luật học nước Pháp. Giai cấp đại tư sản Pháp đã toại nguyện: cách mạng tư sản đã đẻ ra cái kết quả di phúc của nó (đẻ ra sau khi chết - N.D.) và bởi vậy mà rõ ràng là sau ngày 18 Tháng Sương mù không còn có khả năng nói đến việc tiếp tục cách mạng ở nước Pháp nữa. Nhưng không một nhà viết sử nào được phép quên yếu tố tiến bộ to lớn của bộ luật đó đối với những nước châu Âu bị Na-pô-lê-ông chinh phục.
Sau này còn có nhiều luật lệ khác phụ thêm vào bộ luật đó, nhờ vậy mà Na-pô-lê-ông mới áp chế được giai cấp thợ thuyền một cách chắc chắn hơn bao giờ hết. Không những luật Lo Sa-pơ-li-ê năm 1791 được thi hành - theo luật này những vụ bãi công hoà bình nhất và ngay cả lãn công cũng là tội phải đưa ra toà án - người ta còn lập ra "tiểu bạ" nằm ở trong tay người chủ và không có tiểu bạ đó người thợ không thể tìm đâu được việc làm. Trong tiểu bạ, người chủ cũ ghi sự chứng thực của mình về người thợ đã thôi việc và lý do người chủ cũ đã thải người thợ. Người ta lấy làm dễ chịu biết mấy khi những người chủ lạm dụng được "thứ tự do vô hạn độ đó" để tước đoạt tiền công và mẩu bánh mì của người thợ.
Theo lệnh của Na-pô-lê-ông, cũng vào thời kỳ đó, luật thương mại được thảo ra đã bổ sung vào toàn bộ nền pháp chế dân sự bằng một loạt điều khoản quy định và bảo đảm về mặt pháp lý quyền thông thương, sự hoạt động của thị trường chứng khoán và của ngân hàng, luật hối đoái và quyền quản lý văn khế, nghĩa là những hoạt động có liên quan đến việc buôn bán. Cuối cùng, Na-pô-lê-ông hoàn thành về căn bản sự nghiệp pháp chế của ông ta bằng việc lập bộ hình luật. Na-pô-lê-ông duy trì tội tử hình, khôi phục hình phạt đánh roi đã bị cách mạng thủ tiêu, khôi phục hình phạt đóng dấu sắt nung đỏ đối với một vài tội, và đặt ra nhiều hình phạt hà khắc đối với tất cả những âm mưu chống lại quyền tư hữu. Nền pháp chế hình sự của Na-pô-lê-ông là thoái bộ so với luật lệ của thời kỳ cách mạng, điều đó không cần bàn cãi.
Sự nghiệp pháp chế to lớn đó vẫn còn chưa hoàn thành vì tháng 3 năm 1803, chiến tranh với Anh lại bắt đầu. Na-pô-lê-ông lại tuốt gươm ra cho mãi tới khi kết thúc thiên anh hùng ca dài và đẫm máu mới lại tra gươm vào vỏ.
Chú thích:
. Lơ Sa-pơ-li-ê (Le Chapelier): đạo luật cấm các tổ chức công nhân và quy định phạt tiền và tống giam những người cầm đầu hoặc tích cực đấu tranh trong các cuộc đình công.