Chương 9-Phần 3
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Cuộc phong tỏa lục địa đóng một vai trò rất to lớn trong lịch sử của đế quốc Na-pô-lê-ông, trong lịch sử của toàn châu Âu cũng như châu Mỹ, nó trở thành cơ sở của toàn bộ cuộc đấu tranh về kinh tế và như vậy là cả về chính trị nữa, trong suốt thời gian của thiên anh hùng ca đế chế.
Những điểm chủ yếu của đạo luật Béc-lin gồm những gì? Việc cấm thông thương với nước Anh có từ hồi cách mạng và sau đó đã được sắc lệnh ngày 10 Tháng Sương mù năm thứ V (1796) quy định và bổ sung cho rõ hơn. Dưới thời Na-pô-lê-ông, sắc lệnh đó không những đã được thừa nhận, mà ngày 22 tháng 2 cùng năm 1806 ấy, trong lúc cấm nhập khẩu các hàng dệt và sợi bông bất cứ từ đâu đưa tới, một lần nữa hoàng đế đã xác định lại quan điểm bảo hộ mậu dịch chặt chẽ của mình để bảo vệ nền kỹ nghệ của nước Pháp. Bằng đạo luật Béc-lin ngày 21 tháng 11 năm 1806, không phải Na-pô-lê-ông chỉ tiếp tục và củng cố độc quyền nội thương của đế quốc, mà còn đánh ác liệt vào toàn bộ nền kinh tế Anh; chủ ý của Na-pô-lê-ông là đưa nó đến chỗ chết ngạt, đến chỗ nhà nước phá sản, đến chỗ đói kém và đầu hàng. Lần này, điều chủ yếu là không phải chỉ tống cổ Anh ra khỏi đế quốc Pháp mà còn muốn tống cổ Anh ra khỏi lục địa châu Âu, giết chết Anh về mặt kinh tế, tước đoạt các thị trường châu Âu trong tay Anh. Điều 1 của đạo luật viết: "Nước Anh bị coi là ở trong tình trạng bị phong tỏa" và điều 2 nói: "Tất cả việc buôn bán và giao thiệp với nước Anh đều bị cấm". Tất cả việc giao thiệp bằng bưu điện hoặc bằng cách khác đều bị cấm, lệnh ban ra là phải bắt ngay tất cả những người Anh trú ở khắp mọi nơi, phải tịch thu hàng hóa và tài sản của họ nói chung.
Khi phân tích việc phong tỏa lục địa, dù cho có thiếu rất nhiều những điều giải thích cụ thể, chi tiết chăng nữa - Na-pô-lê-ông không bao giờ hà tiện việc giải thích này - thì người ta chỉ cần đọc văn bản đạo luật Béc-lin cũng đủ để nắm được thực chất ý nghĩa lịch sử của nó: việc phong tỏa kinh tế nước Anh chỉ có thể thu được một vài kết quả cụ thể với điều kiện: nếu toàn thể châu Âu không hoàn toàn thuộc quyền Na-pô-lê-ông thì ít ra cũng phải đặt dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của Na-pô-lê-ông. Trái lại, chỉ cần một cường quốc không chịu khuất phục và tiếp tục buôn bán với nước Anh thì cũng đủ làm mất hết lực của đạo luật, bởi vì từ cái nước bất trị đó, hàng hóa Anh (với nhãn hiệu khác) sẽ lan tràn dễ dàng và nhanh chóng trên toàn cõi châu Âu.
Kết luận đã rõ ràng: nếu muốn thắng được nước Anh thì phải được tất cả các cường quốc châu Âu thực hiện chặt chẽ việc phong tỏa lục địa, phải đặt toàn thể châu Âu dưới quyền Na-pô-lê-ông và điều trước tiên là phải chiếm tất cả các bờ biển ở châu Âu để cho lính đoan và cảnh binh Pháp hành động được dễ dàng và tiêu diệt được nạn buôn lậu. Không cần phải hiểu thấu thâm ý chính trị của Na-pô-lê-ông cũng thấy được những hậu quả tai hại của việc phong tỏa không những đối với nước Anh mà còn với đông đảo khách hàng tiêu thụ ở châu Âu, vì như vậy họ bị thiếu mất nhiều sản phẩm kỹ nghệ và hàng hóa thuộc địa của Anh, từ bông cho đến cà-phê và đường. Na-pô-lê-ông cũng thừa hiểu trước rằng, về phần những thương nhân người Anh, việc buôn lậu sẽ đem lại rất nhiều lời, và do đó nó sẽ hoành hành dữ, nó sẽ quyến rũ những thương nhân Pháp vẫn thường bán nguyên liệu cho người Anh đến mức nào. Tất cả những điều đó, Na-pô-lê-ông đều đã có dự kiến đầy đủ và còn một câu trả lời lô-gích như sau: tiếp tục nốt cuộc chinh phục lục địa châu Âu, đã bắt đầu một cách rất tốt đẹp, để việc phong tỏa lục địa trở thành hiện thực.
Na-pô-lê-ông đã rất nhanh chóng nhận ra được rằng trong toàn châu Âu chỉ có một tầng lớp dân chúng - tầng lớp tư sản kỹ nghệ - là sẽ lấy làm hài lòng về việc không phải cạnh tranh với hàng Anh. Sau khi nước Phổ bị bại trận và từ khi xứ Xắc-xơ phản lại đồng minh của mình để đi với Na-pô-lê-ông và hứa thực hiện đạo luật Béc-lin thì những kỹ nghệ gia xứ Xắc-xơ lấy làm sung sướng, biểu thị niềm hoan hỉ mãnh liệt, nhưng còn thương nhân, nông dân và quảng đại quần chúng tiêu thụ lại lấy làm lo lắng và thất vọng. Na-pô-lê-ông có thể biết trước được rằng chỉ còn có biện pháp duy nhất là dùng sức mạnh, dọa nạt và cưỡng bức mới buộc được các chính phủ và nhân dân châu Âu chấp nhận và thực hiện đúng đắn các điều khoản của việc phong tỏa.
Từ ngày 21 tháng 11 năm 1806, ngày ban bố đạo luật, việc xây dựng kiểu "đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ", việc bành trướng và củng cố chế độ đó trở thành cần thiết tuyệt đối và bắt nguồn một cách lô-gích từ phương thức đấu tranh kinh tế của Na-pô-lê-ông chống lại nước Anh.
Thượng thư ngoại giao Tan-lây-răng được hoàng đế triệu đến cung điện Pốt-xđam và được lệnh thông báo ngay tức khắc cho các chư hầu nửa chư hầu những ý định của Na-pô-lê-ông về vấn đề phong tỏa.
Đồng thời, hoàng đế còn ra lệnh cho các thống chế chiếm đóng càng nhiều càng hay ven biển Bắc và ven biển Ban-tích. Na-pô-lê-ông biết rất rõ tính chất quái gở của biện pháp mà ông quyết định thực hiện. "Chúng ta đã phải hy sinh nhiều khi tiến hành bảo vệ quyền lợi riêng của chúng ta thoát khỏi cuộc tranh chấp của bọn vua chúa và chúng ta cũng đã phải hy sinh nhiều khi, sau bao nhiêu năm văn minh, chúng ta phải quay trở lại với những nguyên tắc nói lên đặc điểm dã man của thời đại nguyên thuỷ của các quốc gia; nhưng vì quyền lợi của nhân dân ta và của các đồng minh của chúng ta, chúng ta buộc phải chống lại kẻ thù chung bằng ngay những vũ khí mà kẻ thù đã dùng để đánh chúng ta". Na-pô-lê-ông viết như vậy trong thông báo chính thức gửi cho Thượng nghị viện của đế quốc Pháp để báo tin việc thi hành phong tỏa lục địa. Bức thư đó, viết cùng với đạo luật: "Béc-lin, 21 tháng 11 năm 1806".
Với thái độ ngoan ngoãn câm lặng và sợ sệt, châu Âu đón nhận bản công bố phong tỏa lục địa. Sau thảm họa của nước Phổ. Chưa nước nào phục hồi được tinh thần và nhiều nước khiếp sợ tính từng ngày, tin rằng sẽ đến lượt mình mất nước. Nước Anh biết là từ nay trở đi vấn đề là đấu tranh một mất một còn. Nước Anh lại hướng về cái cường quốc mà trước đây Anh đã hai lần ngỏ ý liên minh, vào năm 1798 và vào năm 1805. A-lếch-xan đệ nhất lại được nước Anh hứa viện trợ tài chính, nếu A-lếch-xan lại chống Na-pô-lê-ông và có ý định cứu nước Phổ. Chính phủ Anh cũng thăm dò cả áo, nhưng áo vẫn chưa hồi phục sau thất bại khủng khiếp ở Au-xét-lít và áo lại còn nhìn sự thất bại của Phổ bằng con mắt vui mừng độc ác, vì năm 1806 áo đã không dám gia nhập khối liên minh thứ ba. Để đáp lại, ở Pê-téc-bua, tất cả đều đã sẵn sàng tái chiến. ở tất cả các nước, tất cả các kinh thành và đặc biệt ở Pê-téc-bua, Na-pô-lê-ông tổ chức một bầy gián điệp nhung nhúc và tay sai đủ hạng, đủ cỡ, cao thì có bá tước, hoàng thân và các bà hào hoa quý phái, thấp thì có chủ thuyền, chủ quân, quân hầu, viên chức bưu điện, thầy thuốc, nhân viên chạy thư. Bọn này báo cho Na-pô-lê-ông biết những cuộc thương lượng giữa Anh và Nga, ý định và sự chuẩn bị của A-lếch-xan, những lời hứa hẹn viện trợ tiền bạc cho Nga hoàng trong trường hợp Nga tham chiến. Sau khi tạm thời lấy Béc-lin làm trung tâm cai trị đế quốc rộng lớn của mình, Na-pô-lê-ông chú ý cùng một lúc hai nhiệm vụ khó khăn, không tách rời nhau: một là đặt ra những biện pháp cần thiết để thực hiện phong tỏa lục địa; hai là chuẩn bị quân đội để nay mai giao chiến với quân Nga tất sẽ ứng cứu cho nước Phổ bại trận.
Na-pô-lê-ông ra lệnh chiếm các thành phố buôn bán cổ ở bờ biển Hăm-bua, Brem-me, Lu-bếch. Quân Pháp tiến quân theo dọc bờ biển Bắc và Ban-tích, vừa chiếm đóng các thành phố và làng mạc ở ven biển, bắt giữ người Anh chẳng may sa vào tay họ, tịch thu hàng hóa Anh dăng khắp nơi một màng lưới đồn bốt và quân tuần tiễu để ngăn chặn nạn buôn lậu của người Anh. Nước Phổ, xứ Xắc-xơ và nhiều nước khác thuộc Đức đến tận lúc đó vẫn phải đài thọ quân đóng trên các nước bị chiếm cứ. Các thành phố đồng minh thương nghiệp từ nay trở đi phải nuôi dưỡng những lính đoan và lính canh phòng bờ biển người Pháp đóng trên bờ biển Bắc để ngăn ngừa hàng hóa Anh đột nhập. Đồng thời, Na-pô-lê-ông còn tích cực chuẩn bị việc xâm lược ba Lan, mở một chiến dịch mới chống quân Nga và tập trung nhiều quân ở biên giới Đông Phổ.
Cuộc phong tỏa lục địa đóng một vai trò rất to lớn trong lịch sử của đế quốc Na-pô-lê-ông, trong lịch sử của toàn châu Âu cũng như châu Mỹ, nó trở thành cơ sở của toàn bộ cuộc đấu tranh về kinh tế và như vậy là cả về chính trị nữa, trong suốt thời gian của thiên anh hùng ca đế chế.
Những điểm chủ yếu của đạo luật Béc-lin gồm những gì? Việc cấm thông thương với nước Anh có từ hồi cách mạng và sau đó đã được sắc lệnh ngày 10 Tháng Sương mù năm thứ V (1796) quy định và bổ sung cho rõ hơn. Dưới thời Na-pô-lê-ông, sắc lệnh đó không những đã được thừa nhận, mà ngày 22 tháng 2 cùng năm 1806 ấy, trong lúc cấm nhập khẩu các hàng dệt và sợi bông bất cứ từ đâu đưa tới, một lần nữa hoàng đế đã xác định lại quan điểm bảo hộ mậu dịch chặt chẽ của mình để bảo vệ nền kỹ nghệ của nước Pháp. Bằng đạo luật Béc-lin ngày 21 tháng 11 năm 1806, không phải Na-pô-lê-ông chỉ tiếp tục và củng cố độc quyền nội thương của đế quốc, mà còn đánh ác liệt vào toàn bộ nền kinh tế Anh; chủ ý của Na-pô-lê-ông là đưa nó đến chỗ chết ngạt, đến chỗ nhà nước phá sản, đến chỗ đói kém và đầu hàng. Lần này, điều chủ yếu là không phải chỉ tống cổ Anh ra khỏi đế quốc Pháp mà còn muốn tống cổ Anh ra khỏi lục địa châu Âu, giết chết Anh về mặt kinh tế, tước đoạt các thị trường châu Âu trong tay Anh. Điều 1 của đạo luật viết: "Nước Anh bị coi là ở trong tình trạng bị phong tỏa" và điều 2 nói: "Tất cả việc buôn bán và giao thiệp với nước Anh đều bị cấm". Tất cả việc giao thiệp bằng bưu điện hoặc bằng cách khác đều bị cấm, lệnh ban ra là phải bắt ngay tất cả những người Anh trú ở khắp mọi nơi, phải tịch thu hàng hóa và tài sản của họ nói chung.
Khi phân tích việc phong tỏa lục địa, dù cho có thiếu rất nhiều những điều giải thích cụ thể, chi tiết chăng nữa - Na-pô-lê-ông không bao giờ hà tiện việc giải thích này - thì người ta chỉ cần đọc văn bản đạo luật Béc-lin cũng đủ để nắm được thực chất ý nghĩa lịch sử của nó: việc phong tỏa kinh tế nước Anh chỉ có thể thu được một vài kết quả cụ thể với điều kiện: nếu toàn thể châu Âu không hoàn toàn thuộc quyền Na-pô-lê-ông thì ít ra cũng phải đặt dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của Na-pô-lê-ông. Trái lại, chỉ cần một cường quốc không chịu khuất phục và tiếp tục buôn bán với nước Anh thì cũng đủ làm mất hết lực của đạo luật, bởi vì từ cái nước bất trị đó, hàng hóa Anh (với nhãn hiệu khác) sẽ lan tràn dễ dàng và nhanh chóng trên toàn cõi châu Âu.
Kết luận đã rõ ràng: nếu muốn thắng được nước Anh thì phải được tất cả các cường quốc châu Âu thực hiện chặt chẽ việc phong tỏa lục địa, phải đặt toàn thể châu Âu dưới quyền Na-pô-lê-ông và điều trước tiên là phải chiếm tất cả các bờ biển ở châu Âu để cho lính đoan và cảnh binh Pháp hành động được dễ dàng và tiêu diệt được nạn buôn lậu. Không cần phải hiểu thấu thâm ý chính trị của Na-pô-lê-ông cũng thấy được những hậu quả tai hại của việc phong tỏa không những đối với nước Anh mà còn với đông đảo khách hàng tiêu thụ ở châu Âu, vì như vậy họ bị thiếu mất nhiều sản phẩm kỹ nghệ và hàng hóa thuộc địa của Anh, từ bông cho đến cà-phê và đường. Na-pô-lê-ông cũng thừa hiểu trước rằng, về phần những thương nhân người Anh, việc buôn lậu sẽ đem lại rất nhiều lời, và do đó nó sẽ hoành hành dữ, nó sẽ quyến rũ những thương nhân Pháp vẫn thường bán nguyên liệu cho người Anh đến mức nào. Tất cả những điều đó, Na-pô-lê-ông đều đã có dự kiến đầy đủ và còn một câu trả lời lô-gích như sau: tiếp tục nốt cuộc chinh phục lục địa châu Âu, đã bắt đầu một cách rất tốt đẹp, để việc phong tỏa lục địa trở thành hiện thực.
Na-pô-lê-ông đã rất nhanh chóng nhận ra được rằng trong toàn châu Âu chỉ có một tầng lớp dân chúng - tầng lớp tư sản kỹ nghệ - là sẽ lấy làm hài lòng về việc không phải cạnh tranh với hàng Anh. Sau khi nước Phổ bị bại trận và từ khi xứ Xắc-xơ phản lại đồng minh của mình để đi với Na-pô-lê-ông và hứa thực hiện đạo luật Béc-lin thì những kỹ nghệ gia xứ Xắc-xơ lấy làm sung sướng, biểu thị niềm hoan hỉ mãnh liệt, nhưng còn thương nhân, nông dân và quảng đại quần chúng tiêu thụ lại lấy làm lo lắng và thất vọng. Na-pô-lê-ông có thể biết trước được rằng chỉ còn có biện pháp duy nhất là dùng sức mạnh, dọa nạt và cưỡng bức mới buộc được các chính phủ và nhân dân châu Âu chấp nhận và thực hiện đúng đắn các điều khoản của việc phong tỏa.
Từ ngày 21 tháng 11 năm 1806, ngày ban bố đạo luật, việc xây dựng kiểu "đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ", việc bành trướng và củng cố chế độ đó trở thành cần thiết tuyệt đối và bắt nguồn một cách lô-gích từ phương thức đấu tranh kinh tế của Na-pô-lê-ông chống lại nước Anh.
Thượng thư ngoại giao Tan-lây-răng được hoàng đế triệu đến cung điện Pốt-xđam và được lệnh thông báo ngay tức khắc cho các chư hầu nửa chư hầu những ý định của Na-pô-lê-ông về vấn đề phong tỏa.
Đồng thời, hoàng đế còn ra lệnh cho các thống chế chiếm đóng càng nhiều càng hay ven biển Bắc và ven biển Ban-tích. Na-pô-lê-ông biết rất rõ tính chất quái gở của biện pháp mà ông quyết định thực hiện. "Chúng ta đã phải hy sinh nhiều khi tiến hành bảo vệ quyền lợi riêng của chúng ta thoát khỏi cuộc tranh chấp của bọn vua chúa và chúng ta cũng đã phải hy sinh nhiều khi, sau bao nhiêu năm văn minh, chúng ta phải quay trở lại với những nguyên tắc nói lên đặc điểm dã man của thời đại nguyên thuỷ của các quốc gia; nhưng vì quyền lợi của nhân dân ta và của các đồng minh của chúng ta, chúng ta buộc phải chống lại kẻ thù chung bằng ngay những vũ khí mà kẻ thù đã dùng để đánh chúng ta". Na-pô-lê-ông viết như vậy trong thông báo chính thức gửi cho Thượng nghị viện của đế quốc Pháp để báo tin việc thi hành phong tỏa lục địa. Bức thư đó, viết cùng với đạo luật: "Béc-lin, 21 tháng 11 năm 1806".
Với thái độ ngoan ngoãn câm lặng và sợ sệt, châu Âu đón nhận bản công bố phong tỏa lục địa. Sau thảm họa của nước Phổ. Chưa nước nào phục hồi được tinh thần và nhiều nước khiếp sợ tính từng ngày, tin rằng sẽ đến lượt mình mất nước. Nước Anh biết là từ nay trở đi vấn đề là đấu tranh một mất một còn. Nước Anh lại hướng về cái cường quốc mà trước đây Anh đã hai lần ngỏ ý liên minh, vào năm 1798 và vào năm 1805. A-lếch-xan đệ nhất lại được nước Anh hứa viện trợ tài chính, nếu A-lếch-xan lại chống Na-pô-lê-ông và có ý định cứu nước Phổ. Chính phủ Anh cũng thăm dò cả áo, nhưng áo vẫn chưa hồi phục sau thất bại khủng khiếp ở Au-xét-lít và áo lại còn nhìn sự thất bại của Phổ bằng con mắt vui mừng độc ác, vì năm 1806 áo đã không dám gia nhập khối liên minh thứ ba. Để đáp lại, ở Pê-téc-bua, tất cả đều đã sẵn sàng tái chiến. ở tất cả các nước, tất cả các kinh thành và đặc biệt ở Pê-téc-bua, Na-pô-lê-ông tổ chức một bầy gián điệp nhung nhúc và tay sai đủ hạng, đủ cỡ, cao thì có bá tước, hoàng thân và các bà hào hoa quý phái, thấp thì có chủ thuyền, chủ quân, quân hầu, viên chức bưu điện, thầy thuốc, nhân viên chạy thư. Bọn này báo cho Na-pô-lê-ông biết những cuộc thương lượng giữa Anh và Nga, ý định và sự chuẩn bị của A-lếch-xan, những lời hứa hẹn viện trợ tiền bạc cho Nga hoàng trong trường hợp Nga tham chiến. Sau khi tạm thời lấy Béc-lin làm trung tâm cai trị đế quốc rộng lớn của mình, Na-pô-lê-ông chú ý cùng một lúc hai nhiệm vụ khó khăn, không tách rời nhau: một là đặt ra những biện pháp cần thiết để thực hiện phong tỏa lục địa; hai là chuẩn bị quân đội để nay mai giao chiến với quân Nga tất sẽ ứng cứu cho nước Phổ bại trận.
Na-pô-lê-ông ra lệnh chiếm các thành phố buôn bán cổ ở bờ biển Hăm-bua, Brem-me, Lu-bếch. Quân Pháp tiến quân theo dọc bờ biển Bắc và Ban-tích, vừa chiếm đóng các thành phố và làng mạc ở ven biển, bắt giữ người Anh chẳng may sa vào tay họ, tịch thu hàng hóa Anh dăng khắp nơi một màng lưới đồn bốt và quân tuần tiễu để ngăn chặn nạn buôn lậu của người Anh. Nước Phổ, xứ Xắc-xơ và nhiều nước khác thuộc Đức đến tận lúc đó vẫn phải đài thọ quân đóng trên các nước bị chiếm cứ. Các thành phố đồng minh thương nghiệp từ nay trở đi phải nuôi dưỡng những lính đoan và lính canh phòng bờ biển người Pháp đóng trên bờ biển Bắc để ngăn ngừa hàng hóa Anh đột nhập. Đồng thời, Na-pô-lê-ông còn tích cực chuẩn bị việc xâm lược ba Lan, mở một chiến dịch mới chống quân Nga và tập trung nhiều quân ở biên giới Đông Phổ.