Chương 6-Phần 6
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Quyết tâm thanh toán tất cả những gì đã gây trở ngại đến ưu thế và quan hệ tư bản chủ nghĩa và đến việc củng cố quyền lực riêng của mình, Na-pô-lê-ông không những bằng lòng xá tội cho bọn xuất dư ơ ng, mà còn hoàn lại cho bọn chúng một phần của cải bon chúng trước đây chưa bán được, ông ta còn chính thức dàn xếp việc hòa giải giữa chính phủ Pháp với nhà thờ Thiên chúa. Ngay sau ngày 18 Tháng Sư ơ ng mù, việc thờ phụng đã được tự do. Sau đó, Na-pô-lê-ông đã cho làm phép hành lễ ngày chủ nhật, cho về rất nhiều cha cố bị đưa đi đày và thả một số lớn khác ra khỏi nhà giam. Rồi Na-pô-lê-ông bắt đầu những cuộc đàm phán với giáo hoàng trên cơ sở những điều kiện: Tổng tài thứ nhất sẽ ưng thuận thừa nhận Thiên chúa giáo là "tôn giáo của đại đa số nhân dân Pháp" và đặt Thiên chúa giáo dưới sự bảo hộ của chính phủ.
Những cuộc đàm phán trên kết thúc bằng việc ký kết một điều ước hòa giải nổi tiếng, mệnh danh là "kiệt tác của lý trí nhà nước", ít ra thì những nhà viết sử tư sản cũng đã khẳng định như vậy.
Thật ra, bản điều ước hòa giải chỉ là sự tuyên bố gạt bỏ phần lớn những thắng lợi về quyền tự do tư tưởng của cách mạng đã đạt được đối với nhà thờ. Khi cách mạng cấm không cho bọn thầy tu công khai gây ảnh hưởng đến nhân dân Pháp, thì Na-pô-lê-ông lại để cho bọn chúng có khả năng làm việc đó. Vậy những lý do của Na-pô-lê-ông là gì? Câu trả lời đã rõ và không còn nghi ngờ gì nữa.
Chắc chắn Na-pô-lê-ông không phải là một người vô thần1 vững vàng, nhưng dù sao người ta cũng có thể nói rằng Na-pô-lê-ông là người theo cái thuyết "tự nhiên thần luận"2 rất nhạt nhẽo và mơ hồ. Trong đời ông, tổng cộng lại thì ông đã dành thời gian vô cùng ít ỏi để bàn những vấn đề tôn giáo. Na-pô-lê-ông không bao giờ nghĩ đến chuyện dựa vào cái nhân vật tối cao mà các nhà thần học đã đặt ra ấy và cũng không bao giờ tỏ ra có ý theo học thuyết thần bí3. Vả lại dù thế nào đi nữa, với tên quý tộc người ý này-bá tước Si-a-ra-mông-ti mà năm 1799 đã trở thành giáo hoàng Pi VII- Na-pô-lê-ông vẫn không coi là người kế tục của sứ đồ Pi-e, cũng không là người đại diện của Chúa Trời ở trên trái đất, mà là một lão già người ý xảo quyết, con người mà chắc chắn là sẽ sẵn sàng âm mưu phục hưng dòng họ Buốc-bông để thu hồi lại của cải của giáo hội bị niêm phong quản lý trong thời ký Cách mạng. Nhưng hắn lại sợ Bô-na-pác vì hầu hết nước ý đang bị người Pháp chiếm đóng, và sau trận Ma-ren-gô, Rôm và giáo hoàngá hoàn toàn đang ở trong tay vị Tổng tài thứ nhất.
Pi VII sợ Na-pô-lê-ông đến thất đảm và coi Na-pô-lê-ông như một tên côn đồ, một tướng cướp. Còn Na-pô-lê-ông, ông ta không tin một lời nào từ miệng Pi VII thốt ra, coi hắn là một tên gian giảo và dối trá. Đó là quan niệm của mỗi người ấy đối với nhau từ trước cũng như sau khi đàm phán xong với nhau, và cả về sau nữa, hình như cho đến khi chết hai người cũng không hề hoài nghi gì về sự đánh giá lẫn nhau như vậy và có căn cứ vững vàng hay không. Nhưng vấn đề không phải là cá nhân giáo hoàng. Theo quan điểm của Na-pô-lê-ông, tổ chức giáo hội Thiên chúa giáo là một lực lượng không thể coi thường được, không những vì nó có thể gây nên nhiều thiệt hại nếu nó đứng về phía kẻ thù, mà h ơ n nữa, nó còn có thể có rất nhiều tác dụng nếu lôi kéo được nó về phía mình. "Bọn thầy tu có nhiều tác dụng h ơ n bọn Ca-gli-ốt-t ơ -rô, bọn theo thuyết Căng và tất cả những nhà ảo tưởng của các nước Đức", Na-pô-lê-ông đã nói như vậy, vừa liệt gã bịp bợm Ga-gli-ốt-t ơ -rô vào cùng một giuộc với nhà triết học Căng, và Na-pô-lê-ông nói thêm rằng những người sinh ra như vậy, họ muốn tin vào sự huyền bí thì để họ đi nhà thờ và học giáo lý lại tốt h ơ n là để họ triết lý quá nhiều. Na-pô-lê-ông biện luận: người ta tiêm chủng cho mọi người để tránh cho họ bệnh đậu mùa. Nói một cách khác, thoả thuận với cái lão bá tước Si-a-ra-mông-ti bợm già ấy là hay nhất vì hắn tự xưng là giáo hoàng Pi VII, và khi bản chất người đó còn đủ ngu ngốc để tin vào vị đại diện của Đức Thượng đế ở trên trái đất, thì tuyển mộ vô số bọn mật thám áo đen của giáo hoàng Pi VII vào làm việc bên cạnh bọn sen đầm và cảnh binh của Phu-sê sẽ hay h ơ n là để cho kẻ thù của mình, bọn Buốc-bông sử dụng đội quân thầy dòng, thầy cả đông như kiến ấy, sẽ hay hơn là ném thần dân của mình vào tay bọn ảo tưởng và những nhà triết học không thể tóm cổ lại được, và sẽ hay hơn là khuyến khích tự do tư tưởng. Hơn nữa, Na-pô-lê-ông hoàn toàn hiểu rằng cái đội quân áo đen ấy là những kẻ có ích nhất để hoàn thành việc bóp nghơt hệ tư tưởng vô cùng ghê gớm của Thế kỷ á nh sáng và của Cách mạng.
Bản quy ước giữa giáo hoàng và Na-pô-lê-ông, mệnh danh là Công-coóc-đa, ký vào tháng 7 năm 1801, và ngày 15 tháng 4 năm 1802, bản sắc lệnh, mà căn cứ vào đó Na-pô-lê-ông thi hành và quy định tổ chức mới của giáo hội Thiên chúa ở nước Pháp, được chính thức công bố. Đây là những điểm cơ bản của bản sắc lệnh đó.
Na-pô-lê-ông thừa nhận Thiên chúa giáo là "tôn giáo của đại đa số công dân Pháp", nhưng không phải là tôn giáo của nhà nước, cũng như trước thời Cách mạng. Na-pô-lê-ông cho phép tự do tín ngưỡng trong cả nước. Đáp lại, giáo hoàng cam kết không bao giờ yêu sách đòi lại đất đai của giáo hội đã bị tịch thu trong thời kỳ Cách mạng. Na-pô-lê-ông tuỳ ý chỉ định các giám mục và giáo chủ theo ý mình, sau đó họ nhận chiếu phong chức của giáo hoàng; cả các linh mục do các giáo mục chỉ định cũng chỉ có thể nhận chức sau khi việc lựa chọn đó đã được chính phủ phê chuẩn. Việc công bố các huấn lệnh, trọng sắc và đoản sắc của giáo hoàng chỉ được thừa nhận ở nước Pháp khi nào chính phủ ưng chuẩn trong những trường hợp đặc biệt. Đó là những điểm chính của cái "Công-coóc-đa" tồn tại h ơ n 100 năm sau thời Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông đã không tính lầm. Ngay sau ngày ký Công-coóc-đa (dưới đế chế), tầng lớp thầy dòng liền đưa vào khắp các trường học của nước Pháp một chư ơ ng trình giáo lý bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng và phải đọc nguyên văn như sau:
- "Chúa Trời đã cho Người (Na-pô-lê-ông) là thừa hành uy quyền của Chúa Trời và là hình ảnh của Chúa Trời ở trên trái đất".
- Kẻ nào thiếu bổn phận của mình đối với Na-pô-lê-ông "là cưỡng lại lệnh của Chúa Trời và đáng có tội đời đời"
Giáo lý đã dạy bảo rất nhiều "sự thật khác" thuộc loại đó. Ngày hội, trên toà giảng, người ta trình giảng rằng "Chúa Thánh Thần" đã quyết định tạm thời hiện thân vào con người Na-pô-lê-ông để thủ tiêu sự hỗn loạn và tính vô đạo của Cách mạng, rằng những thắng lợi liên tiếp của vị Tổng tài thứ nhất (rồi của hoàng đế) đối với tất cả những kẻ thù của bên ngoài đều được giải thích bằng sự can thiệp trực tiếp của "Chúa Thánh Thần" trong lĩnh vực chiến lược.
Trong những tháng tính từ thời gian ký bản hiệp ước tạm thời giữa giáo hoàng với Na-pô-lê-ông đến thời gian hợp pháp hóa bản điều ước Công-coóc-đa, Na-pô-lê-ông ban hành sắc lệnh khen thưởng Bắc đẩu bội tinh, một loại huân chương còn tồn tại đến tận ngày nay ở nước Pháp. Ngay từ đầu năm 1801, Na-pô-lê-ông đã có ý đồ ban hành một loại huân chương để khen thưởng cho ngành quân sự và hành chính. Sự khen thưởng bao gồm nhiều mức và phải do người có quyền lực tối cao phong tặng.
Dưới thời Na-pô-lê-ông, nền tảng hệ thống giáo dục đã được đặt ra và còn tồn tại đến tận ngày nay hầu như không có gì thay đổi. Đúng là hệ thống này bao gồm các trường sơ học, nhưng trong phạm vi đại học và trung học thì không có một sự sửa đổi căn bản nào. Cao nhất là trường đại học đặt dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng giáo dục. Trường đại học dưới thời Na-pô-lê-ông quản lý bậc đại học và những trường trung học (bậc chuyên khoa). Chỉ những trường chuyên nghiệp cao đẳng, thành lập dưới thời Na-pô-lê-ông, mới có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư, quản lý văn khế, các chánh án, các viên chức ngạch hành chính và tài chính, v.v. Kỷ luật của các trường nghiêm khắc như kỷ luật quân sự, thi cử rất ngặt. Còn đối với các trường trung học thì mục đích chính là đào tạo sĩ quan. Ra trường, học sinh qua một thời kỳ thi bổ sung để vào các trường quân sự chuyên nghiệp. Học sinh cũ của các trường trung học có thể vào thẳng các cơ quan hành chính để làm việc, nhưng dĩ nhiên không được hưởng những đặc quyền đặc lợi và cũng không có tiền đồ sáng sủa bằng những học sinh, sau khi ở trường trung học ra, đã qua trường cao đằng này hoặc cao đẳng khác.
Na-pô-lê-ông thích là người đỡ đầu cho ngành khoa học. Na-pô-lê-ông dành rất nhiều sự ưu đãi đối với những nhà toán học, hóa học, thiên văn học, vật lý học và tỏ ra đặc biệt chú ý đến các nhà khảo cứu về Ai Cập vì ngành khảo cứu về Ai Cập trở thành một ngành khoa học bắt đầu từ cuộc viễn chinh của ông ở bờ sông Nin.
Nhưng Na-pô-lê-ông yêu cầu ngành khoa học có những kết quả thực tế và chỉ hoàn toàn qua giá trị thực dụng mà đánh giá những kết quả đó. Trước hết, Na-pô-lê-ông muốn khoa học phải góp phần vào "sự vinh quang của đế quốc" (như Na-pô-lê-ông đã phát biểu trong một bức thư gửi cho La-pla-x ơ , viết từ Vi-tép vào năm 1812). Trong những điều kiện ấy thì ngay cả những ngành khoa học trừu tượng như thiên văn học cũng có thể giúp ích nhiều. Nhưng Na-pô-lê-ông không thích những ngành khoa học lịch sử và đối xử với những ngành này bằng thái độ nghi ngờ. Chẳng hạn, Na-pô-lê-ông không thể nào ca tụng được Ta-xít, vì Ta-xít đã tỏ ra khinh mạn các vị hoàng đế La Mã. Triết học, đặc biệt triết học của Thế kỷ ánh sáng, đối với Na-pô-lê-ông chỉ là "một thứ tư tưởng" đáng ghét; trong kinh tế chính trị học (và đặc biệt là trong chủ nghĩa trọng nông), Na-pô-lê-ông chỉ nhìn thấy sự bịp bợm và cũng đã coi Căng như là một tay bịp bợm. Dưới thời Na-pô-lê-ông, nền giáo dục ở trường đại học và trung học có khuynh hướng đặc sệt thực dụng và thuần túy kỹ thuật.
Trước hết, Na-pô-lê-ông có ý thức tự đặt mục đích xóa bỏ không những mọi kỷ niệm của thời kỳ Cách mạng vừa mới qua đi và xóa bỏ cái "hệ tư tưởng " cách mạng mà ông ta rất ghét ấy, lại còn xóa bỏ cả những thực tế lịch sử, những sự kiện của những năm ấy. Na-pô-lê-ông cấm viết về đề tài cách mạng, cấm cả ghi chép về cách mạng cũng như những con người của thời đại đó. Trên đời không có Rô-be-xpi-e nào đã sống cả, Ma-ra, không, Ba-bớp, không, và chính Mi-ra-bô cũng không hề có. Năm 1807, Viện hàn lâm Pa-ri, khi có một người hoàn toàn không dụng ý gì buột miệng nói đến Mi-ra-bô thì Na-pô-lê-ông nổi khùng, viết thư cho bộ trưởng công an nói rằng công việc của chủ tịch Hội những nhà bác học không phải là nói về Mi-ra-bô. Ngay cả danh từ "cách mạng" cũng bị trục xuất khỏi báo chí. Vừa lên ngôi trị vì, như chúng ta đã biết, Na-pô-lê-ông đã bắt đầu thực hiện quan niệm chắc nịch của ông ta là muốn điều khiển được báo chí phải có một cái roi và đôi giày thúc ngựa. Được đúng hơn hai tháng sau ngày 18 Tháng Sương mù, bằng một nghị định ký ngày 27 Tháng Tuyết, Na-pô-lê-ông đã đóng cửa thẳng tay 60 tờ báo, chỉ để 13 tờ sống sót. Nhưng rồi chẳng lâu la gì, 13 tờ đó sụt xuống còn bốn. Bốn tờ báo hàng ngày "lá cải" đó, vì khổ báo quá nhỏ nên người Anh gọi là "khăn tay bỏ túi", đã đăng toàn những chuyện vô nghĩa đến nỗi hầu như không có độc giả. Na-pô-lê-ông cũng không muốn cho báo chí của ông ta đả kích những nguyên tắc cách mạng, ông ta chỉ muốn rất đơn giản là độc giả không thể nào nhớ lại được rằng xưa kia những nguyên tắc ấy đã được công bố. Chẳng hạn, Na-pô-lê-ông đã cấm lưu hành trong nước Pháp và các chư hầu mấy tờ báo Đức, chỉ vì những tờ báo ấy hướng dẫn một cuộc đấu tranh quyết liệt chống tư tưởng cách mạng và đã tâng bốc Na-pô-lê-ông, người đã dập tắt được cách mạng. Na-pô-lê-ông cấm không cho những tờ báo ấy vào nước Pháp vì: chính bằng cái kiểu ấy mà những tờ báo đó nhắc nhở đến cách mạng, ông ta không muốn thế. Na-pô-lê-ông cũng đã cấm một cách rất ngặt nghèo những cuốn sách chỉ nam và những cuốn sách miêu tả địa hình mà trong có ghi chú những sự kiện cách mạng, và những cuốn sách xuất bản trước thời ông ta đã bị lôi ra khỏi các nhà in do những cuộc khám xét liên tiếp. Trong các sách giáo khoa không được nhắc lại rằng "xưa kia" nền Cộng hoà đã có ở Hà Lan và ở Thụy Sĩ, mặc dù đến năm 1806, Na-pô-lê-ông mới thủ tiêu nền Cộng hoà ở Hà Lan.
Năm 1810, một gã Ba-ruy-en Bô ve nào đó có ý định viết một quyển sách nhan đề là "Những hành động của những nhà triết học và của những người cộng hoà". Sau khi phun ra những lời hằn học bỉ ổi chống những người cách mạng và trong khi xu phụ Na-pô-lê-ông một cách trơ tráo nhất, Bô-ve đã tự hào là việc xuất bản quyển sách của y sẽ không gặp khó khăn gì. Nhưng chính vì vậy mà y lầm: sách bị cấm và bị tịch thu... vì trong cuốn tài liệu công khai đó, Bô-ve đã khuấy động những kỷ niệm đau thương.
"Chủ nghĩa Gia-cô-banh bí mật" là cái tội mà chính phủ Na-pô-lê-ông không bao giờ tha thứ cho những người cầm bút. Và thứ "chủ nghĩa Gia-cô-banh bí mật" ấy đã được biểu hiện bằng những hình tích tinh tế rất bất ngờ, thí dụ: tác giả tán dương đạo đức trong sạch của A-rít-tít hoặc đức liêm khiết của Ca-tông, lập tức anh ta bị tình nghi ngay: có phải tác giả muốn tán tụng những chính phủ cộng hoà không? Vì A-ten và Rôm đều là những nước cộng hoà.
Na-pô-lê-ông khống chế việc xuất bản báo chí, sách vở của các dân tộc bị khuất phục cũng bằng một cái ách nghẹt thở như vậy.
Chỉ hơi đả động bóng gió đến sự nô dịch của tổ quốc là không những toà báo bị đe doạ đóng cửa, bị tịch thu sách, mà còn nguy hiểm đến cả con người của tác giả. Người hàng sách Pan-ma đã bị bắn ở Nu-rem-be, theo yêu cầu của Na-pô-lê-ông, chỉ vì Pan-ma đã từ chối việc phát giác tên tác giả một cuốn sách mà Na-pô-lê-ông không thích. Cái gương đó đã chỉ rõ điều gì đang chờ đợi những nhà văn và những nhà xuất bản ở những nước bị chinh phục nếu họ thoáng có ý gì than vãn cho số phận của tổ quốc bị áp bức.
Bằng những biền pháp khắc nghiệt nhất để xoá bỏ mọi kỷ niệm về các sự kiện và về các nguyên lý cách mạng ở Pháp, và theo dõi không kém phần khắc nghiệt mọi bài báo ám chỉ sự giải phóng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết của châu Âu bị chinh phục, đó là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ đường lối chính sách của Na-pô-lê-ông trong lĩnh vực xuất bản.
Quyết tâm thanh toán tất cả những gì đã gây trở ngại đến ưu thế và quan hệ tư bản chủ nghĩa và đến việc củng cố quyền lực riêng của mình, Na-pô-lê-ông không những bằng lòng xá tội cho bọn xuất dư ơ ng, mà còn hoàn lại cho bọn chúng một phần của cải bon chúng trước đây chưa bán được, ông ta còn chính thức dàn xếp việc hòa giải giữa chính phủ Pháp với nhà thờ Thiên chúa. Ngay sau ngày 18 Tháng Sư ơ ng mù, việc thờ phụng đã được tự do. Sau đó, Na-pô-lê-ông đã cho làm phép hành lễ ngày chủ nhật, cho về rất nhiều cha cố bị đưa đi đày và thả một số lớn khác ra khỏi nhà giam. Rồi Na-pô-lê-ông bắt đầu những cuộc đàm phán với giáo hoàng trên cơ sở những điều kiện: Tổng tài thứ nhất sẽ ưng thuận thừa nhận Thiên chúa giáo là "tôn giáo của đại đa số nhân dân Pháp" và đặt Thiên chúa giáo dưới sự bảo hộ của chính phủ.
Những cuộc đàm phán trên kết thúc bằng việc ký kết một điều ước hòa giải nổi tiếng, mệnh danh là "kiệt tác của lý trí nhà nước", ít ra thì những nhà viết sử tư sản cũng đã khẳng định như vậy.
Thật ra, bản điều ước hòa giải chỉ là sự tuyên bố gạt bỏ phần lớn những thắng lợi về quyền tự do tư tưởng của cách mạng đã đạt được đối với nhà thờ. Khi cách mạng cấm không cho bọn thầy tu công khai gây ảnh hưởng đến nhân dân Pháp, thì Na-pô-lê-ông lại để cho bọn chúng có khả năng làm việc đó. Vậy những lý do của Na-pô-lê-ông là gì? Câu trả lời đã rõ và không còn nghi ngờ gì nữa.
Chắc chắn Na-pô-lê-ông không phải là một người vô thần1 vững vàng, nhưng dù sao người ta cũng có thể nói rằng Na-pô-lê-ông là người theo cái thuyết "tự nhiên thần luận"2 rất nhạt nhẽo và mơ hồ. Trong đời ông, tổng cộng lại thì ông đã dành thời gian vô cùng ít ỏi để bàn những vấn đề tôn giáo. Na-pô-lê-ông không bao giờ nghĩ đến chuyện dựa vào cái nhân vật tối cao mà các nhà thần học đã đặt ra ấy và cũng không bao giờ tỏ ra có ý theo học thuyết thần bí3. Vả lại dù thế nào đi nữa, với tên quý tộc người ý này-bá tước Si-a-ra-mông-ti mà năm 1799 đã trở thành giáo hoàng Pi VII- Na-pô-lê-ông vẫn không coi là người kế tục của sứ đồ Pi-e, cũng không là người đại diện của Chúa Trời ở trên trái đất, mà là một lão già người ý xảo quyết, con người mà chắc chắn là sẽ sẵn sàng âm mưu phục hưng dòng họ Buốc-bông để thu hồi lại của cải của giáo hội bị niêm phong quản lý trong thời ký Cách mạng. Nhưng hắn lại sợ Bô-na-pác vì hầu hết nước ý đang bị người Pháp chiếm đóng, và sau trận Ma-ren-gô, Rôm và giáo hoàngá hoàn toàn đang ở trong tay vị Tổng tài thứ nhất.
Pi VII sợ Na-pô-lê-ông đến thất đảm và coi Na-pô-lê-ông như một tên côn đồ, một tướng cướp. Còn Na-pô-lê-ông, ông ta không tin một lời nào từ miệng Pi VII thốt ra, coi hắn là một tên gian giảo và dối trá. Đó là quan niệm của mỗi người ấy đối với nhau từ trước cũng như sau khi đàm phán xong với nhau, và cả về sau nữa, hình như cho đến khi chết hai người cũng không hề hoài nghi gì về sự đánh giá lẫn nhau như vậy và có căn cứ vững vàng hay không. Nhưng vấn đề không phải là cá nhân giáo hoàng. Theo quan điểm của Na-pô-lê-ông, tổ chức giáo hội Thiên chúa giáo là một lực lượng không thể coi thường được, không những vì nó có thể gây nên nhiều thiệt hại nếu nó đứng về phía kẻ thù, mà h ơ n nữa, nó còn có thể có rất nhiều tác dụng nếu lôi kéo được nó về phía mình. "Bọn thầy tu có nhiều tác dụng h ơ n bọn Ca-gli-ốt-t ơ -rô, bọn theo thuyết Căng và tất cả những nhà ảo tưởng của các nước Đức", Na-pô-lê-ông đã nói như vậy, vừa liệt gã bịp bợm Ga-gli-ốt-t ơ -rô vào cùng một giuộc với nhà triết học Căng, và Na-pô-lê-ông nói thêm rằng những người sinh ra như vậy, họ muốn tin vào sự huyền bí thì để họ đi nhà thờ và học giáo lý lại tốt h ơ n là để họ triết lý quá nhiều. Na-pô-lê-ông biện luận: người ta tiêm chủng cho mọi người để tránh cho họ bệnh đậu mùa. Nói một cách khác, thoả thuận với cái lão bá tước Si-a-ra-mông-ti bợm già ấy là hay nhất vì hắn tự xưng là giáo hoàng Pi VII, và khi bản chất người đó còn đủ ngu ngốc để tin vào vị đại diện của Đức Thượng đế ở trên trái đất, thì tuyển mộ vô số bọn mật thám áo đen của giáo hoàng Pi VII vào làm việc bên cạnh bọn sen đầm và cảnh binh của Phu-sê sẽ hay h ơ n là để cho kẻ thù của mình, bọn Buốc-bông sử dụng đội quân thầy dòng, thầy cả đông như kiến ấy, sẽ hay hơn là ném thần dân của mình vào tay bọn ảo tưởng và những nhà triết học không thể tóm cổ lại được, và sẽ hay hơn là khuyến khích tự do tư tưởng. Hơn nữa, Na-pô-lê-ông hoàn toàn hiểu rằng cái đội quân áo đen ấy là những kẻ có ích nhất để hoàn thành việc bóp nghơt hệ tư tưởng vô cùng ghê gớm của Thế kỷ á nh sáng và của Cách mạng.
Bản quy ước giữa giáo hoàng và Na-pô-lê-ông, mệnh danh là Công-coóc-đa, ký vào tháng 7 năm 1801, và ngày 15 tháng 4 năm 1802, bản sắc lệnh, mà căn cứ vào đó Na-pô-lê-ông thi hành và quy định tổ chức mới của giáo hội Thiên chúa ở nước Pháp, được chính thức công bố. Đây là những điểm cơ bản của bản sắc lệnh đó.
Na-pô-lê-ông thừa nhận Thiên chúa giáo là "tôn giáo của đại đa số công dân Pháp", nhưng không phải là tôn giáo của nhà nước, cũng như trước thời Cách mạng. Na-pô-lê-ông cho phép tự do tín ngưỡng trong cả nước. Đáp lại, giáo hoàng cam kết không bao giờ yêu sách đòi lại đất đai của giáo hội đã bị tịch thu trong thời kỳ Cách mạng. Na-pô-lê-ông tuỳ ý chỉ định các giám mục và giáo chủ theo ý mình, sau đó họ nhận chiếu phong chức của giáo hoàng; cả các linh mục do các giáo mục chỉ định cũng chỉ có thể nhận chức sau khi việc lựa chọn đó đã được chính phủ phê chuẩn. Việc công bố các huấn lệnh, trọng sắc và đoản sắc của giáo hoàng chỉ được thừa nhận ở nước Pháp khi nào chính phủ ưng chuẩn trong những trường hợp đặc biệt. Đó là những điểm chính của cái "Công-coóc-đa" tồn tại h ơ n 100 năm sau thời Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông đã không tính lầm. Ngay sau ngày ký Công-coóc-đa (dưới đế chế), tầng lớp thầy dòng liền đưa vào khắp các trường học của nước Pháp một chư ơ ng trình giáo lý bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng và phải đọc nguyên văn như sau:
- "Chúa Trời đã cho Người (Na-pô-lê-ông) là thừa hành uy quyền của Chúa Trời và là hình ảnh của Chúa Trời ở trên trái đất".
- Kẻ nào thiếu bổn phận của mình đối với Na-pô-lê-ông "là cưỡng lại lệnh của Chúa Trời và đáng có tội đời đời"
Giáo lý đã dạy bảo rất nhiều "sự thật khác" thuộc loại đó. Ngày hội, trên toà giảng, người ta trình giảng rằng "Chúa Thánh Thần" đã quyết định tạm thời hiện thân vào con người Na-pô-lê-ông để thủ tiêu sự hỗn loạn và tính vô đạo của Cách mạng, rằng những thắng lợi liên tiếp của vị Tổng tài thứ nhất (rồi của hoàng đế) đối với tất cả những kẻ thù của bên ngoài đều được giải thích bằng sự can thiệp trực tiếp của "Chúa Thánh Thần" trong lĩnh vực chiến lược.
Trong những tháng tính từ thời gian ký bản hiệp ước tạm thời giữa giáo hoàng với Na-pô-lê-ông đến thời gian hợp pháp hóa bản điều ước Công-coóc-đa, Na-pô-lê-ông ban hành sắc lệnh khen thưởng Bắc đẩu bội tinh, một loại huân chương còn tồn tại đến tận ngày nay ở nước Pháp. Ngay từ đầu năm 1801, Na-pô-lê-ông đã có ý đồ ban hành một loại huân chương để khen thưởng cho ngành quân sự và hành chính. Sự khen thưởng bao gồm nhiều mức và phải do người có quyền lực tối cao phong tặng.
Dưới thời Na-pô-lê-ông, nền tảng hệ thống giáo dục đã được đặt ra và còn tồn tại đến tận ngày nay hầu như không có gì thay đổi. Đúng là hệ thống này bao gồm các trường sơ học, nhưng trong phạm vi đại học và trung học thì không có một sự sửa đổi căn bản nào. Cao nhất là trường đại học đặt dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng giáo dục. Trường đại học dưới thời Na-pô-lê-ông quản lý bậc đại học và những trường trung học (bậc chuyên khoa). Chỉ những trường chuyên nghiệp cao đẳng, thành lập dưới thời Na-pô-lê-ông, mới có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư, quản lý văn khế, các chánh án, các viên chức ngạch hành chính và tài chính, v.v. Kỷ luật của các trường nghiêm khắc như kỷ luật quân sự, thi cử rất ngặt. Còn đối với các trường trung học thì mục đích chính là đào tạo sĩ quan. Ra trường, học sinh qua một thời kỳ thi bổ sung để vào các trường quân sự chuyên nghiệp. Học sinh cũ của các trường trung học có thể vào thẳng các cơ quan hành chính để làm việc, nhưng dĩ nhiên không được hưởng những đặc quyền đặc lợi và cũng không có tiền đồ sáng sủa bằng những học sinh, sau khi ở trường trung học ra, đã qua trường cao đằng này hoặc cao đẳng khác.
Na-pô-lê-ông thích là người đỡ đầu cho ngành khoa học. Na-pô-lê-ông dành rất nhiều sự ưu đãi đối với những nhà toán học, hóa học, thiên văn học, vật lý học và tỏ ra đặc biệt chú ý đến các nhà khảo cứu về Ai Cập vì ngành khảo cứu về Ai Cập trở thành một ngành khoa học bắt đầu từ cuộc viễn chinh của ông ở bờ sông Nin.
Nhưng Na-pô-lê-ông yêu cầu ngành khoa học có những kết quả thực tế và chỉ hoàn toàn qua giá trị thực dụng mà đánh giá những kết quả đó. Trước hết, Na-pô-lê-ông muốn khoa học phải góp phần vào "sự vinh quang của đế quốc" (như Na-pô-lê-ông đã phát biểu trong một bức thư gửi cho La-pla-x ơ , viết từ Vi-tép vào năm 1812). Trong những điều kiện ấy thì ngay cả những ngành khoa học trừu tượng như thiên văn học cũng có thể giúp ích nhiều. Nhưng Na-pô-lê-ông không thích những ngành khoa học lịch sử và đối xử với những ngành này bằng thái độ nghi ngờ. Chẳng hạn, Na-pô-lê-ông không thể nào ca tụng được Ta-xít, vì Ta-xít đã tỏ ra khinh mạn các vị hoàng đế La Mã. Triết học, đặc biệt triết học của Thế kỷ ánh sáng, đối với Na-pô-lê-ông chỉ là "một thứ tư tưởng" đáng ghét; trong kinh tế chính trị học (và đặc biệt là trong chủ nghĩa trọng nông), Na-pô-lê-ông chỉ nhìn thấy sự bịp bợm và cũng đã coi Căng như là một tay bịp bợm. Dưới thời Na-pô-lê-ông, nền giáo dục ở trường đại học và trung học có khuynh hướng đặc sệt thực dụng và thuần túy kỹ thuật.
Trước hết, Na-pô-lê-ông có ý thức tự đặt mục đích xóa bỏ không những mọi kỷ niệm của thời kỳ Cách mạng vừa mới qua đi và xóa bỏ cái "hệ tư tưởng " cách mạng mà ông ta rất ghét ấy, lại còn xóa bỏ cả những thực tế lịch sử, những sự kiện của những năm ấy. Na-pô-lê-ông cấm viết về đề tài cách mạng, cấm cả ghi chép về cách mạng cũng như những con người của thời đại đó. Trên đời không có Rô-be-xpi-e nào đã sống cả, Ma-ra, không, Ba-bớp, không, và chính Mi-ra-bô cũng không hề có. Năm 1807, Viện hàn lâm Pa-ri, khi có một người hoàn toàn không dụng ý gì buột miệng nói đến Mi-ra-bô thì Na-pô-lê-ông nổi khùng, viết thư cho bộ trưởng công an nói rằng công việc của chủ tịch Hội những nhà bác học không phải là nói về Mi-ra-bô. Ngay cả danh từ "cách mạng" cũng bị trục xuất khỏi báo chí. Vừa lên ngôi trị vì, như chúng ta đã biết, Na-pô-lê-ông đã bắt đầu thực hiện quan niệm chắc nịch của ông ta là muốn điều khiển được báo chí phải có một cái roi và đôi giày thúc ngựa. Được đúng hơn hai tháng sau ngày 18 Tháng Sương mù, bằng một nghị định ký ngày 27 Tháng Tuyết, Na-pô-lê-ông đã đóng cửa thẳng tay 60 tờ báo, chỉ để 13 tờ sống sót. Nhưng rồi chẳng lâu la gì, 13 tờ đó sụt xuống còn bốn. Bốn tờ báo hàng ngày "lá cải" đó, vì khổ báo quá nhỏ nên người Anh gọi là "khăn tay bỏ túi", đã đăng toàn những chuyện vô nghĩa đến nỗi hầu như không có độc giả. Na-pô-lê-ông cũng không muốn cho báo chí của ông ta đả kích những nguyên tắc cách mạng, ông ta chỉ muốn rất đơn giản là độc giả không thể nào nhớ lại được rằng xưa kia những nguyên tắc ấy đã được công bố. Chẳng hạn, Na-pô-lê-ông đã cấm lưu hành trong nước Pháp và các chư hầu mấy tờ báo Đức, chỉ vì những tờ báo ấy hướng dẫn một cuộc đấu tranh quyết liệt chống tư tưởng cách mạng và đã tâng bốc Na-pô-lê-ông, người đã dập tắt được cách mạng. Na-pô-lê-ông cấm không cho những tờ báo ấy vào nước Pháp vì: chính bằng cái kiểu ấy mà những tờ báo đó nhắc nhở đến cách mạng, ông ta không muốn thế. Na-pô-lê-ông cũng đã cấm một cách rất ngặt nghèo những cuốn sách chỉ nam và những cuốn sách miêu tả địa hình mà trong có ghi chú những sự kiện cách mạng, và những cuốn sách xuất bản trước thời ông ta đã bị lôi ra khỏi các nhà in do những cuộc khám xét liên tiếp. Trong các sách giáo khoa không được nhắc lại rằng "xưa kia" nền Cộng hoà đã có ở Hà Lan và ở Thụy Sĩ, mặc dù đến năm 1806, Na-pô-lê-ông mới thủ tiêu nền Cộng hoà ở Hà Lan.
Năm 1810, một gã Ba-ruy-en Bô ve nào đó có ý định viết một quyển sách nhan đề là "Những hành động của những nhà triết học và của những người cộng hoà". Sau khi phun ra những lời hằn học bỉ ổi chống những người cách mạng và trong khi xu phụ Na-pô-lê-ông một cách trơ tráo nhất, Bô-ve đã tự hào là việc xuất bản quyển sách của y sẽ không gặp khó khăn gì. Nhưng chính vì vậy mà y lầm: sách bị cấm và bị tịch thu... vì trong cuốn tài liệu công khai đó, Bô-ve đã khuấy động những kỷ niệm đau thương.
"Chủ nghĩa Gia-cô-banh bí mật" là cái tội mà chính phủ Na-pô-lê-ông không bao giờ tha thứ cho những người cầm bút. Và thứ "chủ nghĩa Gia-cô-banh bí mật" ấy đã được biểu hiện bằng những hình tích tinh tế rất bất ngờ, thí dụ: tác giả tán dương đạo đức trong sạch của A-rít-tít hoặc đức liêm khiết của Ca-tông, lập tức anh ta bị tình nghi ngay: có phải tác giả muốn tán tụng những chính phủ cộng hoà không? Vì A-ten và Rôm đều là những nước cộng hoà.
Na-pô-lê-ông khống chế việc xuất bản báo chí, sách vở của các dân tộc bị khuất phục cũng bằng một cái ách nghẹt thở như vậy.
Chỉ hơi đả động bóng gió đến sự nô dịch của tổ quốc là không những toà báo bị đe doạ đóng cửa, bị tịch thu sách, mà còn nguy hiểm đến cả con người của tác giả. Người hàng sách Pan-ma đã bị bắn ở Nu-rem-be, theo yêu cầu của Na-pô-lê-ông, chỉ vì Pan-ma đã từ chối việc phát giác tên tác giả một cuốn sách mà Na-pô-lê-ông không thích. Cái gương đó đã chỉ rõ điều gì đang chờ đợi những nhà văn và những nhà xuất bản ở những nước bị chinh phục nếu họ thoáng có ý gì than vãn cho số phận của tổ quốc bị áp bức.
Bằng những biền pháp khắc nghiệt nhất để xoá bỏ mọi kỷ niệm về các sự kiện và về các nguyên lý cách mạng ở Pháp, và theo dõi không kém phần khắc nghiệt mọi bài báo ám chỉ sự giải phóng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết của châu Âu bị chinh phục, đó là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ đường lối chính sách của Na-pô-lê-ông trong lĩnh vực xuất bản.