Chương 9-Phần 4
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Lần tham chiến này của A-lếch-xan được quyết định bởi những lý do chính đáng hơn năm 1805. Thứ nhất là Na-pô-lê-ông uy hiếp khá rõ rệt biên thùy nước Nga: quân đội Pháp đã từ Béc-lin hành quân về phía tây. Thứ hai là nhiều đoàn đại biểu Ba Lan nối nhau đến Pốt-xđam để cầu xin Na-pô-lê-ông khôi phục nền độc lập của Ba Lan, và Na-pô-lê-ông, hoàng đế của nước Pháp, vua của nước ý, người bảo hộ Liên bang sông Ranh, không ghét bỏ gì cái việc thêm vào ba danh hiệu ấy một danh hiệu khác có liên quan đến nước Ba Lan. Do đó, nước Nga ở vào tình trạng bị đe dọa sẽ mất Lít-va, Be-lô-rút-xi, có thể cả U-cra-in ở hữu ngạn sông Đơ-nhi-ép. Thứ ba là rõ ràng sau khi công bố đạo luật phong tỏa lục địa, Na-pô-lê-ông sẽ chỉ chịu dừng lại khi nào đã bằng cách này hoặc cách khác bức được nước Nga đứng về phía các cường quốc đang thừa hành đạo luật, và cuối cùng là việc ngừng buôn bán với nước Anh gây nên hậu quả tai hại nghiêm trọng cho việc xuất cảng nông sản của Nga sang Anh, cũng như đối với việc ổn định tiền tệ của Nga hiện đã đang rất bấp bênh. Tóm lại, có đủ lý do để chiến tranh với Na-pô-lê-ông, đó là chưa nói đến ý muốn phục thù trận thất bại nhục nhã ở Au-xtéc-lít, và người ta chuẩn bị cuộc đấu sức này kỹ càng hơn chiến dịch trước nhiều. Khi người ta kinh ngạc trước sự sụp đổ không ngờ của Phổ thì người ta đã đánh giá được lực lượng của kẻ địch mà người ta phải đương đầu. Và cũng không thể trông cậy và sự giúp đỡ đắc lực của ai cả, vì nước Phổ, vào cuối năm 1806, hầu như không còn là một cường quốc nữa.
ở Pê-téc-bua, người ta quyết định đưa ra tiền tuyến một đạo quân 100.000 người cùng với tổng đội dự bị pháo binh và vài trung đoàn Cô-dắc để chống Na-pô-lê-ông. Đội cận vệ thì mấy ngày sau mới rời Pê-téc-bua.
Na-pô-lê-ông quyết định tiến quân trước quân Nga. Tháng 11, quân Pháp đã vào Ba Lan. Giai cấp quý tộc Ba Lan và giai cấp tư sản chẳng đông đảo gì, phần lớn bao gồm các thương nhân và các nhà tiểu công nghệ, hoan hỉ đón tiếp quân Pháp, chào mừng Na-pô-lê-ông, người phục hưng nền độc lập của Ba Lan đã bị mất đi từ cuối thế kỷ thứ XVIII sau ba lần đất nước bị phân chia. Nhưng Na-pô-lê-ông có để ý gì đến nền độc lập của Ba Lan. Trong cuộc đấu trọng đại ấy của ông, ông chỉ cần dùng Ba Lan để làm tiền đồn hoặc làm bia đỡ đạn khi xảy ra chiến tranh với Nga và áo ở miền đông châu Âu (với Na-pô-lê-ông, nước Phổ không cần đếm xỉa tới nữa). Nhưng muốn vậy thì trong chính sách đối ngoại, Na-pô-lê-ông phải hành động đúng như là người kế tục truyền thống cách mạng của nước Pháp tư sản. Song Na-pô-lê-ông chẳng bao giờ tự lĩnh lấy nhiệm vụ đó, và lúc đó Na-pô-lê-ông cũng chẳng nghĩ tới việc tiêu diệt đế quốc của bọn Sa hoàng. Đến một lúc nào đó, nước Ba Lan sẽ là nguồn nhân lực và vật lực để bổ sung, tiếp tế cho quân đội của Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông đã đạt được mục đích đầu tiên bằng cách tranh thủ được cảm tình rộng rãi của giới tiểu quý tộc và tư sản ở các thành phố đối với nước Pháp, với tư cách là người bênh vực tự do của các dân tộc. Bằng một loạt những biện pháp trưng thu nghiêm ngặt, Na-pô-lê-ông đã bòn rút được những nguồn lợi khá lớn ở Ba Lan.
Sau hòa ước Tin-dít, Na-pô-lê-ông phải giải quết "vấn đề Ba Lan" bằng cách đem phân chia lại nước Ba Lan, và giao cho đồng minh mới của mình là vua xứ Xắc-xơ phần đất đai lớn nhất của Ba Lan thuộc Phổ, tên là đại công quốc Vác-sa-va. Công quốc này gồm nửa phần bắc nước Ba Lan vùng thiểu số, trừ vùng Bi-ê-lốt-xtốc đã giao cho A-lếch-xan. Nhưng trước khi ký hòa ước Tin-dít, tình hình thắng bại vẫn chưa rõ rệt, trong lúc chờ đợi, Na-pô-lê-ông đã thành lập được một phái thân Pháp trong số đại thần người Ba Lan, nhưng bọn này do dự mãi mới dám quyết định vì họ sợ nước Nga có thể trả thù vào những chúa đất lớn là họ hàng thân thích của họ đang ở Lít-va, ở Bê-lô-rút-xi và ở U-cra-in, bất cứ lúc nào cũng được. Thượng thư bộ chiến tranh của chính phủ lâm thời Ba Lan, hoàng thân Giô-dép Pô-nhi-a-tốp-xki, sau này trở thành thống chế Pháp, cũng không tuyên bố ngay là thân Na-pô-lê-ông.
Chính sách đối nội của Na-pô-lê-ông ở Ba Lan nhằm đẩy Ba Lan tiến một bước trên chiều hướng biến chuyển thành một quốc gia tư bản. Điều 1 của bản hiếp pháp mà Na-pô-lê-ông đã quy định cho đại công quốc Vác-sa-va có nói: "Thủ tiêu chế độ nô lệ. Tất cả mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Thực ra, đó chỉ là lời nói suông, vì khi đã bỏ làng ra đi thì "người nông dân tự do" phải nộp lại ruộng đất cho chúa đất. Do chịu ảnh hưởng của những người công dân tự do là binh lính Pháp nên trong số nông nô người Ba Lan thuộc Phổ, đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của phong trào đấu tranh chống chúa đất. Nhưng phong trào đó bị thất bại. Việc "giải phóng" nông dân một cách hình thức ấy không làm bọn chúa đất mất mát một chút quyền lợi nào.
Quân đội Pháp được đón tiếp nồng hậu ở Ba Lan, vì họ đã nhen nhóm ở đó những niềm hy vọng: nước Ba Lan thoát khỏi ách đô hộ của Phổ, cũng như sau này sẽ thoát khỏi ách thống trị của áo, và viễn cảnh sẽ "đoàn tụ" lại với Lít-va, Be-lô-rút-xi, U-cra-in. Vùng Pô-dơ-nan đã đón tiếp long trọng thống chế Đa-vu. Khắp vùng, ngay cả những nơi quân Pháp chưa đi đến, người ta đã cách chức những nhà cầm quyền Phổ và thay bằng những nhà cầm quyền người Ba Lan. Vai trò lãnh đạo trong buổi đầu của cuộc nổi dậy chống lại nước Phổ là do Vi-bích-ki, một trong những người đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Cốt-xi-út-cô lãnh đạo, ở Pháp trở về.
Phong trào đấu tranh chống nước Phổ ngày càng phát triển rộng rãi. Lúc đầu, trong số những binh đoàn khởi hấn đang hình thành, nổi bật là những cuộc nổi dậy do quý tộc tổ chức, nhưng từ cuối tháng giêng năm 1807, nhiều trung đoàn chính quy thuộc "binh đoàn" của tướng Đôm-brao-xki từ ý về xuất hiện trên mặt trận và tiến về Đan-xích. Đến tháng 2 năm 1807 đã có tới 30.000 quân chính quy do các cựu sĩ quan và hạ sĩ quan của các "binh đoàn Ba Lan" chỉ huy, các binh đoàn này do Na-pô-lê-ông thành lập trong chiến dịch đánh nước ý năm 1796-1797.
Nhưng nhìn chung, người ta không bàn đến việc tổng động viên ở trong nước để trợ lực cho quân Pháp, và thống chế Lan-nơ từ Ba Lan viết về cho Na-pô-lê-ông lúc này đang ở Béc-lin rằng không hy vọng gì nhiều ở người Ba Lan vì họ có nhiều khuynh hướng vô chính phủ và đối với họ không thể xây dựng một cái gì lâu bền được.
Cuối tháng 11, Na-pô-lê-ông nhận được tin có nhiều đơn vị đi trước của quân đội Nga đã vào Vác-sa-va, Na-pô-lê-ông ra lệnh cho Muy-ra và Đa-vu tức khắc tiến quân đi Vác-sa-va. Ngày 28 tháng 11, Muy-ra dẫn đầu đội kỵ binh, chiếm được thành phố mà quân Phổ đã bỏ từ chiều hôm trước để rút sang bên kia bờ sông Vi-xtuyn và đã đốt cháy cầu. Rồi Na-pô-lê-ông cũng đến Ba Lan, lúc đầu ở Pô-dơ-nan, sau đến ở Vác-sa-va. Bọn quý tộc kéo đến chào mừng, Na-pô-lê-ông tuyên bố là trước hết cần phải làm cho việc phục hưng nước Ba Lan trở thành danh chính ngôn thuận. Lẽ ra Na-pô-lê-ông đã định đưa người anh hùng dân tộc Ba Lan nổi tiếng thời bấy giờ ở Pa-ri về nước, đó là Ta-đê Cốt-xi-út-cô, người cầm đầu phong trào đấu tranh chống chia cắt nước Ba Lan, dưới triều đại Ca-tơ-rin. Nhưng Cốt-xi-út-cô đã đưa ra những điều kiện nhằm bảo đảm nền tự do của Ba Lan khỏi rơi vào tay Na-pô-lê-ông, kẻ mà Cốt-xi-út-cô coi là một tên chuyên chế. Phu-sê, người tiến hành thương lượng đã thỉnh thị Na-pô-lê-ông xem nên ăn nói thế nào với nhà ái quốc Ba Lan. Hoàng đế trả lời một cách giản đơn rằng: "Cốt-xi-út-cô là một thằng ngốc". Na-pô-lê-ông quyết định chỉ dựa vào lực lượng của chính mình, không trông cậy vào cuộc khởi nghĩa chống lại nước Nga Sa hoàng ở Lít-va và ở Be-lô-rút-xi nữa.
Chiến tranh với nước Nga mở màn. Rời khỏi Vác-sa-va, Na-pô-lê-ông tiến công quân Nga. Sau một vài trận xô xát nhỏ, ngày 26 tháng 12 năm 1806 đã xảy ra một trận ở Phu-tút, bên sông Na-rép. Tướng Ben-nít-xen chỉ huy quân Nga; đối với Ben-nít-xen, A-lếch-xan thấy vừa có ác cảm lại vừa lo ngại, cũng như đối với những người đã ám sát Pôn đệ nhất (thực ra họ chỉ là những tên tòng phạm của A-lếch-xan mà thôi), như A-lếch-xan đã phải cử Ben-nít-xen vì không được một viên tướng nào có tài hơn. Thống chế Lan-nơ chỉ huy quân Pháp. Trận đánh kết thúc không phân thắng bại, và trong mọi trường hợp như vậy, bao giờ đôi bên cũng đều báo tin rằng mình đã thắng trận lên nhà vua. Lan-nơ báo cáo lên Na-pô-lê-ông là quân Nga đã bị đuổi ra khỏi Pun-tút và bị tổn thất nặng, Ben-nít-xen báo cáo lên A-lếch-xan là đã đánh bại được đích thân Na-pô-lê-ông, trong khi ấy Na-pô-lê-ông chưa hề bao giờ ở Pun-tút, không ở cả những vùng lân cận Pun-tút.
Nhưng ngay từ trận giáp chiến này, quân Pháp đã hiểu rằng không phải là họ đang đương đầu với quân Phổ bạc nhược mà là với những đơn vị Nga tinh nhuệ và dũng cảm. đ Na-pô-lê-ông đóng bản doanh trú quân ở Ba Lan và đồng thời điều viện từ Pháp sang. Quân đội Nga cũng nhận được viện binh từ các tỉnh ở trong nước gửi đến.
Na-pô-lê-ông điều đến Ba Lan chừng 105.000 quân, trong số đó thì gần 30.000 đóng ở các thành phố và ở giữa Toóc-no và Grô-đen để phòng mọi cuộc tiến công bất ngờ từ Me-men đến, mặc dù Phri-đrích Vin-hem hầu như đã không còn quân đội. Ben-nít-xen có từ 80 đến 90 nghìn quân. Hai bên đang bố trí giao chiến. ợ Trận đó xảy ra ngày 8 tháng 2 năm 1807, ở gần Ai-lau (hay đúng hơn là ở Proi-sít Ai-lau) thuộc miền Đông Phổ. Na-pô-lê-ông tổng chỉ huy quân đội Pháp. đ Trận Ai-lau là một trong những trận quyết chiến ác liệt nhất vào thời ấy và về mặt đó thì nó vượt tất cả mọi trận mà Na-pô-lê-ông đã giao chiến. Trận Ai-lau kết thúc cũng không phân thắng bại. Ben-nít-xen đã mất một phần ba quân số, Na-pô-lê-ông cũng tổn thất nặng nề. Quân Nga đã điều ra mặt trận một lực lượng pháo binh nhiều gấp bội quân Pháp và các thống chế Pháp còn chưa kịp thời có đủ mặt ở trận địa. Quân đoàn của thống chế Ô-giơ-rô bị pháo binh Nga tiêu diệt gần hết. Chính bản thân Na-pô-lê-ông cùng với bộ binh ở giữa nghĩa địa Ai-lau, lúc đó là trung tâm của chiến trường, cũng suýt chết vì đạn đại bác rơi như mưa xung quanh. Cành cây bị tiện đứt và đạn bay vù vù trên đầu Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông luôn luôn quan niệm rằng một người chỉ huy trưởng không được liều mạng hy sinh nếu không thực sự cần thiết, nhưng bây giờ đây, ở Ai-lau, ông lại thấy phải hy sinh như ở Lô-đi và ở cầu ác-cô-lơ độ nọ. Chỉ khác là ở Lô-đi hoặc ác-cô-lơ, Na-pô-lê-ông phải xông trước lên cầu để lôi kéo đám cận vệ do dự, còn ở Ai-lau thì ông lại phải động viên bộ binh kiên trì giữ vững trận địa, không được rối loạn hàng ngũ dưới hoả lực của quân Nga.
Na-pô-lê-ông và cận thần đều thấy rằng chỉ sự có mặt của hoàng đế mới có thể giữ vững tinh thần bộ binh trong tình thế khủng khiếp này. Hoàng đế đứng nguyên ở vị trí chỉ huy, tiếp tục hạ lệnh cho một vài sĩ quan tùy tùng, vừa thoát được nơi tử địa, đến chỗ Na-pô-lê-ông đang cùng trú với mấy đại đội bộ binh. Dưới chân Na-pô-lê-ông, xác binh lính và sĩ quan ngổn ngang. Các đại đội tác chiến bị hoả lực quân Nga tiêu hao dần, lính cận vệ và lính mặc áo giáp dần dần đều phải ra thay thế họ. Vừa bình tĩnh ra lệnh, Na-pô-lê-ông vừa đợi thời cơ, và thời cơ đã đến khi toàn bộ kỵ binh Pháp đột kích thắng lợi vào chủ lực quân Nga và cuối cùng đã cứu vãn được tình thế. Rốt cuộc nghĩa địa Ai-lau vẫn ở trong tay quân Pháp và trung tâm của trận đánh di động thành nhiều điểm trên chiến trường rộng mênh mông.
Khi bóng tối bắt đầu phủ kín chiến trường thì quân Pháp tự coi là kẻ thắng trận, vì Ben-nít-xen đã rút lui. Trong thông báo, Na-pô-lê-ông nói đến thắng lợi, nhưng không phải chỉ có riêng mình Na-pô-lê-ông mới hiểu là quân Pháp không thu được thắng lợi thực sự trong ngày huyết chiến ác liệt đó, vì quân Pháp đã bị hy sinh rất nhiều. Na-pô-lê-ông cũng hiểu tổn thất của quân Nga còn lớn hơn thế nữa (xong cũng không đến nỗi bị tổn thất mất nửa quân số như quân Pháp đã xác định). Na-pô-lê-ông biết là Ben-nít-xen còn giữ được những lực lượng đáng sợ, có tinh thần chiến đấu cao và không những không thừa nhận bị thất bại, Ben-nít-xen còn loan báo rầm rộ thắng lợi của mình đi khắp nơi.
Suốt trong bốn tháng, quân Pháp không thu được một kết quả nào đối với quân Nga, và Cô-lanh-cua, công tước xứ Vi-xăng, hơi nản chí, viết rằng có trời biết được bao giờ thì họ sẽ thắng lợi. Trên thị trường chứng khoán Pa-ri, sau trận Ai-lau, tiền tệ sụt giá đùng đùng. ở xa nước Pháp, đứng trước quân Nga đã giáng
cho quân Pháp một đòn ác liệt không kém gì đòn quân Pháp đánh vào họ, Na-pô-lê-ông phải chuẩn bị một trận quyết định. Bởi vì chỉ một trận thất bại hay chỉ một trận Ai-lau mới nữa thôi là sẽ đủ để mở đầu cho toàn thể châu Âu nổi dậy chống lại kẻ xâm lược.
Lần tham chiến này của A-lếch-xan được quyết định bởi những lý do chính đáng hơn năm 1805. Thứ nhất là Na-pô-lê-ông uy hiếp khá rõ rệt biên thùy nước Nga: quân đội Pháp đã từ Béc-lin hành quân về phía tây. Thứ hai là nhiều đoàn đại biểu Ba Lan nối nhau đến Pốt-xđam để cầu xin Na-pô-lê-ông khôi phục nền độc lập của Ba Lan, và Na-pô-lê-ông, hoàng đế của nước Pháp, vua của nước ý, người bảo hộ Liên bang sông Ranh, không ghét bỏ gì cái việc thêm vào ba danh hiệu ấy một danh hiệu khác có liên quan đến nước Ba Lan. Do đó, nước Nga ở vào tình trạng bị đe dọa sẽ mất Lít-va, Be-lô-rút-xi, có thể cả U-cra-in ở hữu ngạn sông Đơ-nhi-ép. Thứ ba là rõ ràng sau khi công bố đạo luật phong tỏa lục địa, Na-pô-lê-ông sẽ chỉ chịu dừng lại khi nào đã bằng cách này hoặc cách khác bức được nước Nga đứng về phía các cường quốc đang thừa hành đạo luật, và cuối cùng là việc ngừng buôn bán với nước Anh gây nên hậu quả tai hại nghiêm trọng cho việc xuất cảng nông sản của Nga sang Anh, cũng như đối với việc ổn định tiền tệ của Nga hiện đã đang rất bấp bênh. Tóm lại, có đủ lý do để chiến tranh với Na-pô-lê-ông, đó là chưa nói đến ý muốn phục thù trận thất bại nhục nhã ở Au-xtéc-lít, và người ta chuẩn bị cuộc đấu sức này kỹ càng hơn chiến dịch trước nhiều. Khi người ta kinh ngạc trước sự sụp đổ không ngờ của Phổ thì người ta đã đánh giá được lực lượng của kẻ địch mà người ta phải đương đầu. Và cũng không thể trông cậy và sự giúp đỡ đắc lực của ai cả, vì nước Phổ, vào cuối năm 1806, hầu như không còn là một cường quốc nữa.
ở Pê-téc-bua, người ta quyết định đưa ra tiền tuyến một đạo quân 100.000 người cùng với tổng đội dự bị pháo binh và vài trung đoàn Cô-dắc để chống Na-pô-lê-ông. Đội cận vệ thì mấy ngày sau mới rời Pê-téc-bua.
Na-pô-lê-ông quyết định tiến quân trước quân Nga. Tháng 11, quân Pháp đã vào Ba Lan. Giai cấp quý tộc Ba Lan và giai cấp tư sản chẳng đông đảo gì, phần lớn bao gồm các thương nhân và các nhà tiểu công nghệ, hoan hỉ đón tiếp quân Pháp, chào mừng Na-pô-lê-ông, người phục hưng nền độc lập của Ba Lan đã bị mất đi từ cuối thế kỷ thứ XVIII sau ba lần đất nước bị phân chia. Nhưng Na-pô-lê-ông có để ý gì đến nền độc lập của Ba Lan. Trong cuộc đấu trọng đại ấy của ông, ông chỉ cần dùng Ba Lan để làm tiền đồn hoặc làm bia đỡ đạn khi xảy ra chiến tranh với Nga và áo ở miền đông châu Âu (với Na-pô-lê-ông, nước Phổ không cần đếm xỉa tới nữa). Nhưng muốn vậy thì trong chính sách đối ngoại, Na-pô-lê-ông phải hành động đúng như là người kế tục truyền thống cách mạng của nước Pháp tư sản. Song Na-pô-lê-ông chẳng bao giờ tự lĩnh lấy nhiệm vụ đó, và lúc đó Na-pô-lê-ông cũng chẳng nghĩ tới việc tiêu diệt đế quốc của bọn Sa hoàng. Đến một lúc nào đó, nước Ba Lan sẽ là nguồn nhân lực và vật lực để bổ sung, tiếp tế cho quân đội của Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông đã đạt được mục đích đầu tiên bằng cách tranh thủ được cảm tình rộng rãi của giới tiểu quý tộc và tư sản ở các thành phố đối với nước Pháp, với tư cách là người bênh vực tự do của các dân tộc. Bằng một loạt những biện pháp trưng thu nghiêm ngặt, Na-pô-lê-ông đã bòn rút được những nguồn lợi khá lớn ở Ba Lan.
Sau hòa ước Tin-dít, Na-pô-lê-ông phải giải quết "vấn đề Ba Lan" bằng cách đem phân chia lại nước Ba Lan, và giao cho đồng minh mới của mình là vua xứ Xắc-xơ phần đất đai lớn nhất của Ba Lan thuộc Phổ, tên là đại công quốc Vác-sa-va. Công quốc này gồm nửa phần bắc nước Ba Lan vùng thiểu số, trừ vùng Bi-ê-lốt-xtốc đã giao cho A-lếch-xan. Nhưng trước khi ký hòa ước Tin-dít, tình hình thắng bại vẫn chưa rõ rệt, trong lúc chờ đợi, Na-pô-lê-ông đã thành lập được một phái thân Pháp trong số đại thần người Ba Lan, nhưng bọn này do dự mãi mới dám quyết định vì họ sợ nước Nga có thể trả thù vào những chúa đất lớn là họ hàng thân thích của họ đang ở Lít-va, ở Bê-lô-rút-xi và ở U-cra-in, bất cứ lúc nào cũng được. Thượng thư bộ chiến tranh của chính phủ lâm thời Ba Lan, hoàng thân Giô-dép Pô-nhi-a-tốp-xki, sau này trở thành thống chế Pháp, cũng không tuyên bố ngay là thân Na-pô-lê-ông.
Chính sách đối nội của Na-pô-lê-ông ở Ba Lan nhằm đẩy Ba Lan tiến một bước trên chiều hướng biến chuyển thành một quốc gia tư bản. Điều 1 của bản hiếp pháp mà Na-pô-lê-ông đã quy định cho đại công quốc Vác-sa-va có nói: "Thủ tiêu chế độ nô lệ. Tất cả mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Thực ra, đó chỉ là lời nói suông, vì khi đã bỏ làng ra đi thì "người nông dân tự do" phải nộp lại ruộng đất cho chúa đất. Do chịu ảnh hưởng của những người công dân tự do là binh lính Pháp nên trong số nông nô người Ba Lan thuộc Phổ, đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của phong trào đấu tranh chống chúa đất. Nhưng phong trào đó bị thất bại. Việc "giải phóng" nông dân một cách hình thức ấy không làm bọn chúa đất mất mát một chút quyền lợi nào.
Quân đội Pháp được đón tiếp nồng hậu ở Ba Lan, vì họ đã nhen nhóm ở đó những niềm hy vọng: nước Ba Lan thoát khỏi ách đô hộ của Phổ, cũng như sau này sẽ thoát khỏi ách thống trị của áo, và viễn cảnh sẽ "đoàn tụ" lại với Lít-va, Be-lô-rút-xi, U-cra-in. Vùng Pô-dơ-nan đã đón tiếp long trọng thống chế Đa-vu. Khắp vùng, ngay cả những nơi quân Pháp chưa đi đến, người ta đã cách chức những nhà cầm quyền Phổ và thay bằng những nhà cầm quyền người Ba Lan. Vai trò lãnh đạo trong buổi đầu của cuộc nổi dậy chống lại nước Phổ là do Vi-bích-ki, một trong những người đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Cốt-xi-út-cô lãnh đạo, ở Pháp trở về.
Phong trào đấu tranh chống nước Phổ ngày càng phát triển rộng rãi. Lúc đầu, trong số những binh đoàn khởi hấn đang hình thành, nổi bật là những cuộc nổi dậy do quý tộc tổ chức, nhưng từ cuối tháng giêng năm 1807, nhiều trung đoàn chính quy thuộc "binh đoàn" của tướng Đôm-brao-xki từ ý về xuất hiện trên mặt trận và tiến về Đan-xích. Đến tháng 2 năm 1807 đã có tới 30.000 quân chính quy do các cựu sĩ quan và hạ sĩ quan của các "binh đoàn Ba Lan" chỉ huy, các binh đoàn này do Na-pô-lê-ông thành lập trong chiến dịch đánh nước ý năm 1796-1797.
Nhưng nhìn chung, người ta không bàn đến việc tổng động viên ở trong nước để trợ lực cho quân Pháp, và thống chế Lan-nơ từ Ba Lan viết về cho Na-pô-lê-ông lúc này đang ở Béc-lin rằng không hy vọng gì nhiều ở người Ba Lan vì họ có nhiều khuynh hướng vô chính phủ và đối với họ không thể xây dựng một cái gì lâu bền được.
Cuối tháng 11, Na-pô-lê-ông nhận được tin có nhiều đơn vị đi trước của quân đội Nga đã vào Vác-sa-va, Na-pô-lê-ông ra lệnh cho Muy-ra và Đa-vu tức khắc tiến quân đi Vác-sa-va. Ngày 28 tháng 11, Muy-ra dẫn đầu đội kỵ binh, chiếm được thành phố mà quân Phổ đã bỏ từ chiều hôm trước để rút sang bên kia bờ sông Vi-xtuyn và đã đốt cháy cầu. Rồi Na-pô-lê-ông cũng đến Ba Lan, lúc đầu ở Pô-dơ-nan, sau đến ở Vác-sa-va. Bọn quý tộc kéo đến chào mừng, Na-pô-lê-ông tuyên bố là trước hết cần phải làm cho việc phục hưng nước Ba Lan trở thành danh chính ngôn thuận. Lẽ ra Na-pô-lê-ông đã định đưa người anh hùng dân tộc Ba Lan nổi tiếng thời bấy giờ ở Pa-ri về nước, đó là Ta-đê Cốt-xi-út-cô, người cầm đầu phong trào đấu tranh chống chia cắt nước Ba Lan, dưới triều đại Ca-tơ-rin. Nhưng Cốt-xi-út-cô đã đưa ra những điều kiện nhằm bảo đảm nền tự do của Ba Lan khỏi rơi vào tay Na-pô-lê-ông, kẻ mà Cốt-xi-út-cô coi là một tên chuyên chế. Phu-sê, người tiến hành thương lượng đã thỉnh thị Na-pô-lê-ông xem nên ăn nói thế nào với nhà ái quốc Ba Lan. Hoàng đế trả lời một cách giản đơn rằng: "Cốt-xi-út-cô là một thằng ngốc". Na-pô-lê-ông quyết định chỉ dựa vào lực lượng của chính mình, không trông cậy vào cuộc khởi nghĩa chống lại nước Nga Sa hoàng ở Lít-va và ở Be-lô-rút-xi nữa.
Chiến tranh với nước Nga mở màn. Rời khỏi Vác-sa-va, Na-pô-lê-ông tiến công quân Nga. Sau một vài trận xô xát nhỏ, ngày 26 tháng 12 năm 1806 đã xảy ra một trận ở Phu-tút, bên sông Na-rép. Tướng Ben-nít-xen chỉ huy quân Nga; đối với Ben-nít-xen, A-lếch-xan thấy vừa có ác cảm lại vừa lo ngại, cũng như đối với những người đã ám sát Pôn đệ nhất (thực ra họ chỉ là những tên tòng phạm của A-lếch-xan mà thôi), như A-lếch-xan đã phải cử Ben-nít-xen vì không được một viên tướng nào có tài hơn. Thống chế Lan-nơ chỉ huy quân Pháp. Trận đánh kết thúc không phân thắng bại, và trong mọi trường hợp như vậy, bao giờ đôi bên cũng đều báo tin rằng mình đã thắng trận lên nhà vua. Lan-nơ báo cáo lên Na-pô-lê-ông là quân Nga đã bị đuổi ra khỏi Pun-tút và bị tổn thất nặng, Ben-nít-xen báo cáo lên A-lếch-xan là đã đánh bại được đích thân Na-pô-lê-ông, trong khi ấy Na-pô-lê-ông chưa hề bao giờ ở Pun-tút, không ở cả những vùng lân cận Pun-tút.
Nhưng ngay từ trận giáp chiến này, quân Pháp đã hiểu rằng không phải là họ đang đương đầu với quân Phổ bạc nhược mà là với những đơn vị Nga tinh nhuệ và dũng cảm. đ Na-pô-lê-ông đóng bản doanh trú quân ở Ba Lan và đồng thời điều viện từ Pháp sang. Quân đội Nga cũng nhận được viện binh từ các tỉnh ở trong nước gửi đến.
Na-pô-lê-ông điều đến Ba Lan chừng 105.000 quân, trong số đó thì gần 30.000 đóng ở các thành phố và ở giữa Toóc-no và Grô-đen để phòng mọi cuộc tiến công bất ngờ từ Me-men đến, mặc dù Phri-đrích Vin-hem hầu như đã không còn quân đội. Ben-nít-xen có từ 80 đến 90 nghìn quân. Hai bên đang bố trí giao chiến. ợ Trận đó xảy ra ngày 8 tháng 2 năm 1807, ở gần Ai-lau (hay đúng hơn là ở Proi-sít Ai-lau) thuộc miền Đông Phổ. Na-pô-lê-ông tổng chỉ huy quân đội Pháp. đ Trận Ai-lau là một trong những trận quyết chiến ác liệt nhất vào thời ấy và về mặt đó thì nó vượt tất cả mọi trận mà Na-pô-lê-ông đã giao chiến. Trận Ai-lau kết thúc cũng không phân thắng bại. Ben-nít-xen đã mất một phần ba quân số, Na-pô-lê-ông cũng tổn thất nặng nề. Quân Nga đã điều ra mặt trận một lực lượng pháo binh nhiều gấp bội quân Pháp và các thống chế Pháp còn chưa kịp thời có đủ mặt ở trận địa. Quân đoàn của thống chế Ô-giơ-rô bị pháo binh Nga tiêu diệt gần hết. Chính bản thân Na-pô-lê-ông cùng với bộ binh ở giữa nghĩa địa Ai-lau, lúc đó là trung tâm của chiến trường, cũng suýt chết vì đạn đại bác rơi như mưa xung quanh. Cành cây bị tiện đứt và đạn bay vù vù trên đầu Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông luôn luôn quan niệm rằng một người chỉ huy trưởng không được liều mạng hy sinh nếu không thực sự cần thiết, nhưng bây giờ đây, ở Ai-lau, ông lại thấy phải hy sinh như ở Lô-đi và ở cầu ác-cô-lơ độ nọ. Chỉ khác là ở Lô-đi hoặc ác-cô-lơ, Na-pô-lê-ông phải xông trước lên cầu để lôi kéo đám cận vệ do dự, còn ở Ai-lau thì ông lại phải động viên bộ binh kiên trì giữ vững trận địa, không được rối loạn hàng ngũ dưới hoả lực của quân Nga.
Na-pô-lê-ông và cận thần đều thấy rằng chỉ sự có mặt của hoàng đế mới có thể giữ vững tinh thần bộ binh trong tình thế khủng khiếp này. Hoàng đế đứng nguyên ở vị trí chỉ huy, tiếp tục hạ lệnh cho một vài sĩ quan tùy tùng, vừa thoát được nơi tử địa, đến chỗ Na-pô-lê-ông đang cùng trú với mấy đại đội bộ binh. Dưới chân Na-pô-lê-ông, xác binh lính và sĩ quan ngổn ngang. Các đại đội tác chiến bị hoả lực quân Nga tiêu hao dần, lính cận vệ và lính mặc áo giáp dần dần đều phải ra thay thế họ. Vừa bình tĩnh ra lệnh, Na-pô-lê-ông vừa đợi thời cơ, và thời cơ đã đến khi toàn bộ kỵ binh Pháp đột kích thắng lợi vào chủ lực quân Nga và cuối cùng đã cứu vãn được tình thế. Rốt cuộc nghĩa địa Ai-lau vẫn ở trong tay quân Pháp và trung tâm của trận đánh di động thành nhiều điểm trên chiến trường rộng mênh mông.
Khi bóng tối bắt đầu phủ kín chiến trường thì quân Pháp tự coi là kẻ thắng trận, vì Ben-nít-xen đã rút lui. Trong thông báo, Na-pô-lê-ông nói đến thắng lợi, nhưng không phải chỉ có riêng mình Na-pô-lê-ông mới hiểu là quân Pháp không thu được thắng lợi thực sự trong ngày huyết chiến ác liệt đó, vì quân Pháp đã bị hy sinh rất nhiều. Na-pô-lê-ông cũng hiểu tổn thất của quân Nga còn lớn hơn thế nữa (xong cũng không đến nỗi bị tổn thất mất nửa quân số như quân Pháp đã xác định). Na-pô-lê-ông biết là Ben-nít-xen còn giữ được những lực lượng đáng sợ, có tinh thần chiến đấu cao và không những không thừa nhận bị thất bại, Ben-nít-xen còn loan báo rầm rộ thắng lợi của mình đi khắp nơi.
Suốt trong bốn tháng, quân Pháp không thu được một kết quả nào đối với quân Nga, và Cô-lanh-cua, công tước xứ Vi-xăng, hơi nản chí, viết rằng có trời biết được bao giờ thì họ sẽ thắng lợi. Trên thị trường chứng khoán Pa-ri, sau trận Ai-lau, tiền tệ sụt giá đùng đùng. ở xa nước Pháp, đứng trước quân Nga đã giáng
cho quân Pháp một đòn ác liệt không kém gì đòn quân Pháp đánh vào họ, Na-pô-lê-ông phải chuẩn bị một trận quyết định. Bởi vì chỉ một trận thất bại hay chỉ một trận Ai-lau mới nữa thôi là sẽ đủ để mở đầu cho toàn thể châu Âu nổi dậy chống lại kẻ xâm lược.