Chương 6-Phần 4
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Từ nay trở đi, tình thế buộc phải tính nước khác: không phải tiếp tục chiến tranh mà phải ký hòa ước với người Anh. Còn đối với nước áo, các cuộc đàm phán đã được bắt đầu từ lâu: ngày 9 tháng 2 năm 1801, đại diện toàn quyền người áo là Cô-ben đã ký hòa ước Luy-nê-vin. Các cuộc đàm phán đều do Giô-dép Bô-na-pác, anh của vị Tổng tài thứ nhất, và do Tan-lây-răng bộ trưởnng ngoại giao chỉ đạo. Nhưng cả hai chỉ làm theo chỉ thị của Na-pô-lê-ông, mà Na-pô-lê-ông thì đã khéo léo lợi dụng tình hữu nghị bất ngờ của ông ta với Pôn. Lâm vào hoàn cảnh bị xâm lăng cả phía đông và phía tây, nước áo phải hoàn toàn nhượng bộ về mọi mặt. Sau trận Ma-ren-gô và một trận chiến thắng khác của quân Pháp ở An-dát, nới Mo-rô đã đánh bại được quân áo ở Hô-hen-lin-đen, nước áo quả khó mà chống cự lại được. Với hòa ước Luy-nê-vin, Na-pô-lê-ông đã thu được tất cả những gì mà ông ta muốn thu về ở nước áo: toàn nước Bỉ bị vĩnh viễn tách khỏi nước áo, nhượng lại đất Lúc-xăm-bua, tất cả những đất đai của Đức ở tả ngạn sông Ranh, công nhận nước cộng hòa Ba-ta-vơ (nước Hà Lan), nước Cộng hòa Hen-vê-tích (nước Thuỵ Sỹ), các nước cộng hòa Xi-dan-pi và Li-guya-ri (tức là xứ Giên và Lông-bác-đi); thật ra những đất nước ấy có gì khác hơn là thuộc địa của Pháp. Còn Pi-ê-mông thì vẫn hoàn toàn do quân đội Pháp chiếm đóng. Trong một bức thư gửi cho thủ lĩnh của mình là Cô-rô-lê-đô, Cô-ben buồn bã nói: "Đây, đây là cái bản hiệp ước khốn nạn mà tôi đã phải ký vì cần thiết. Nội dung và hình thức của nó thật đáng ghê sợ". Cô-ben lại càng có quyền bất bình khi biết rằng trong lúc đàm phán với triều đình Viên, Tan-lây-răng đã thu được nhiều lễ vật- cố nhiên là lén lút vì thế mà hắn lại chẳng làm lợi gì cho người áo, bởi vì từ dòng đầu đến dòng cuối hiệp ước đều do Na-pô-lê-ông đọc cho mà viết.
Thế là từ đây, người ta không phải bận tâm về nước áo. Rõ ràng, sau những tổn thất nặng nề kinh khủng như thế, đế quốc áo chỉ chờ đợi thời cơ thuận lợi để khôi phục sự nghiệp. Kinh thành Viên nhẫn nhục trông ngóng thời cơ.
Như vậy là sau khi Pôn chết đi, trong số các cường quốc chỉ còn nước Anh là đang chiến tranh với Pháp. Sau biến cố ấy, đột nhiên Na-pô-lê-ông thay đổi trận thế nhằm mục đích ký hòa ước với Anh càng sớm càng hay.
Nước Anh đang trong những giờ phút khó khăn. Đứng trên quan điểm thuần túy kinh tế mà nói, lúc đó trên lục địa châu Âu, nền thương nghiệp và giai cấp tư sản thương nghiệp Anh không gặp nhiều địch thủ. Cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật vào những năm cuối cùng của thế kỷ thứ XVIII đã xác lập cho nước Anh vị trí hàng đầu trong số các cường quốc trong lĩnh vực kinh tế, và một trong những nguyên nhân làm giai cấp tư sản Pháp bực tức chống lại đường lối chính trị của chế độ cũ là hiệp ước thương mại Anh-Pháp ký năm 1786, hậu quả của hiệp ước này là thị trường nội địa của Pháp bị nền công nghiệp kéo sợi và luyện kim của Anh xâm nhập. Những nhà công nghệ Pháp đã nhiệt liệt đón nhận tất cả những biện pháp chống lại nền thương nghiệp Anh của Hội nghị Quốc ước và của Viện Đốc chính, và ở Anh cũng như ở Pháp, toàn bộ cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp trong thời kỳ Cách mạng đã được coi là cuộc chiến tranh của thương gia và kỹ nghệ gia Anh chống lại thương gia và kỹ nghệ gia Pháp.
Đứng đầu tất cả những công việc chính trị, tất cả những cuộc liên minh châu Âu chống lại Pháp, là Uy-liêm-Pít, thủ tướng chính phủ Anh. Trong thời của mình, Uy-liêm-Pít đã viện trợ một cách hào hiệp cho nước Phổ, nước áo, nước Pi-ê-mông, nước Nga rồi lại nước áo và Na-plơ, vì đứng trên quan điểm quyền lợi kinh tế và chính trị của người Anh mà nói, Uy-liêm-Pít đã nhìn thấy rõ sự bành trướng thế lực của nước Pháp ở trên lục địa có một ý nghĩa như thế nào.
Nhưng, những sự viện trợ cho các nước trong khối liên minh châu Âu, cũng như sự viện trợ một cách tích cực bằng hạm đội, tiền bạc, vũ khí và đạn dược cho bọn phản cách mạng ở Văng-đê đã không mang lại kết quả gì và, vào năm 1801, ở Anh, dư luận đã bắt đầu lan tràn rộng rãi cho rằng tốt nhất là tìm cách thoả thuận với người thủ lĩnh mới của Pháp, dư luận đó không được các nhà kỹ nghệ và giới thương mại Anh tán thành một chút nào, đúng là thế, vì quyền lợi của họ đã trực tiếp gắn liền vào việc bóc lột các thuộc địa của Pháp và của Hà Lan chiếm được trong cả một cuộc chiến tranh trường kỳ. Nhưng tầng lớp thương nhân gắn chặt với nền thương nghiệp của châu Âu lại mong muốn hòa bình; trong giai cấp thợ thuyền, phẫn nộ trào lên dữ dội chống sự bóc lột và nạn đói đang hành hạ họ lúc bấy giờ, và sự bực tức của thợ thuyền không những chỉ biểu hiện bằng những vụ phá hoại máy móc mà đôi khi còn bằng cả những hành động tiêu cực công khai.
Nói tóm lại, khi Bô-na-pác đã ký với nước áo một hòa ước đặc biệt có lợi, đem lại thêm cho ông ta những vùng đất đai rộng lớn ở Đức và ở ý, và, sau cái chết của Pôn, khi ông ta ký hòa ước với người kế nghiệp của Pôn là A-lếch-xan, đồng thời đề nghị ký với nước Anh, thì các giới lãnh đạo Anh, nhất thời thất vọng vì không còn mong gì đánh đổ được nước Pháp, bèn quyết định đàm phán với Pháp. Đúng vào trước lúc Pôn bị ám sát. Uy-liêm-Pít từ chức và những người lên thay thế ông ta đều là những tay đại diện cho khuynh hướng thoả hiệp. át-dinh-tơn đứng đầu chính phủ và ngài Ha-cớt-biu-ri, bộ trưởng ngoại giao mới, đã làm cho người ta hiểu rằng nước Anh không phản đối việc ký hòa ước.
Các cuộc đàm phán hòa bình tiến hành ở A-miêng, nơi mà ngày 26 tháng 3 năm 1802, hiệp ước hòa bình với Anh đã được ký kết. Nước Anh hoàn lại cho Pháp và các nước chư hầu của Pháp (Hà Lan và Tây Ban Nha) tất cả những thuộc địa mà Anh đã chiếm được của họ trong suốt chín năm chiến tranh trừ Xây-lan1 và Tơ-ri-ni-tê. Đảo Man-tơ phải trả lại cho dòng họ Kỵ sĩ. Nước Anh cam kết rút quân khỏi các căn cứ đã chiếm đóng được trong cuộc chiến tranh ở bể A-đri-a-tích và Địa Trung Hải. Nước Pháp cam kết rút quân đội ra khỏi Ai Cập, rút quân khỏi La Mã để giao lại cho giáo hoàng cũng như tất cả những đất đai khác thuộc toà thánh. Đó là những quy định chủ yếu. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Có phải vì cái đó mà giai cấp quý tộc, giai cấp tư sản Anh đã tiêu tốn hàng triệu đồng trong chín năm trời cho quân đội của họ và cho quân đội của các nước khác cũng như đưa hạm đội của họ đi rạch nát mặt nước tất cả các đại dương không?
Điều làm cho các giới lãnh đạo Anh khó chịu nhất là không làm thế nào tước từ móng vuốt của Bô-na-pác được một trong những mảnh đất châu Âu, mà Bô-na-pác đã chiếm. Nước Bỉ và Hà Lan, nước ý, tả ngạn sông Ranh và xứ Pi-ê-mông còn là những đất đai trực thuộc Bô-na-pác, toàn miền Tây Đức từ nay trở đi là miếng mồi ngon của ông ta. Tất cả những nước phụ thuộc hoặc nước nửa phụ thuộc ấy, mà quyền lực của Bô-na-pác trùm lên trực tiếp hoặc gián tiếp, đều đã không còn là thị trường của Anh để nhập cảng sản phẩm công nghiệp Anh cũng như nhập cảng sản phẩm thuộc địa Anh. Mọi cố gắng của các viên đại diện toàn quyền Anh ở A-miêng nhằm đặt cơ sở cho một hiệp ước thương mại, dù chỉ có lợi chút đỉnh cho Anh, đều toi công. Lại càng không phải là vấn đề mở cửa thị trường nội địa béo bở của Pháp, chắc chắn như vậy, Vì thị trường ấy vẫn bị phong toả chặt chẽ y như trước thời Bô-na-pác . Và ngoài ra, riêng về mặt quân sự và chính trị mà nói, nền an ninh của nước Anh thật như trứng để đầu đằng trước những cuộc tiến công của nước Pháp. Giờ phút nào còn là chủ nước Bỉ, Hà Lan thì Bô-na-pác còn luôn nhắc lại câu: "Ăng-ve là một khẩu súng đã lên đạn chĩa vào tim nước Anh".
Hoà ước A-miêng không thể tồn tại lâu dài được, vì nước Anh đã cảm thấy không thể chịu thất bại đến mức độ ấy được. Nhưng ở Pa-ri và ở các tỉnh, khi được tin ký hiệp ước A-miêng, mọi người tỏ ra rất hài lòng. Họ cho rằng kẻ thù đáng sợ nhất, giàu có nhất, hăng nhất và không đội trời chung nhất đã cam chịu thất bại, nó đã phải công nhận tất cả các nước mà Bô-na-pác đã chiếm. Cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ với châu Âu đã chấm dứt bằng một thắng lợi hoàn toàn trên mọi mặt trận.
Từ nay trở đi, tình thế buộc phải tính nước khác: không phải tiếp tục chiến tranh mà phải ký hòa ước với người Anh. Còn đối với nước áo, các cuộc đàm phán đã được bắt đầu từ lâu: ngày 9 tháng 2 năm 1801, đại diện toàn quyền người áo là Cô-ben đã ký hòa ước Luy-nê-vin. Các cuộc đàm phán đều do Giô-dép Bô-na-pác, anh của vị Tổng tài thứ nhất, và do Tan-lây-răng bộ trưởnng ngoại giao chỉ đạo. Nhưng cả hai chỉ làm theo chỉ thị của Na-pô-lê-ông, mà Na-pô-lê-ông thì đã khéo léo lợi dụng tình hữu nghị bất ngờ của ông ta với Pôn. Lâm vào hoàn cảnh bị xâm lăng cả phía đông và phía tây, nước áo phải hoàn toàn nhượng bộ về mọi mặt. Sau trận Ma-ren-gô và một trận chiến thắng khác của quân Pháp ở An-dát, nới Mo-rô đã đánh bại được quân áo ở Hô-hen-lin-đen, nước áo quả khó mà chống cự lại được. Với hòa ước Luy-nê-vin, Na-pô-lê-ông đã thu được tất cả những gì mà ông ta muốn thu về ở nước áo: toàn nước Bỉ bị vĩnh viễn tách khỏi nước áo, nhượng lại đất Lúc-xăm-bua, tất cả những đất đai của Đức ở tả ngạn sông Ranh, công nhận nước cộng hòa Ba-ta-vơ (nước Hà Lan), nước Cộng hòa Hen-vê-tích (nước Thuỵ Sỹ), các nước cộng hòa Xi-dan-pi và Li-guya-ri (tức là xứ Giên và Lông-bác-đi); thật ra những đất nước ấy có gì khác hơn là thuộc địa của Pháp. Còn Pi-ê-mông thì vẫn hoàn toàn do quân đội Pháp chiếm đóng. Trong một bức thư gửi cho thủ lĩnh của mình là Cô-rô-lê-đô, Cô-ben buồn bã nói: "Đây, đây là cái bản hiệp ước khốn nạn mà tôi đã phải ký vì cần thiết. Nội dung và hình thức của nó thật đáng ghê sợ". Cô-ben lại càng có quyền bất bình khi biết rằng trong lúc đàm phán với triều đình Viên, Tan-lây-răng đã thu được nhiều lễ vật- cố nhiên là lén lút vì thế mà hắn lại chẳng làm lợi gì cho người áo, bởi vì từ dòng đầu đến dòng cuối hiệp ước đều do Na-pô-lê-ông đọc cho mà viết.
Thế là từ đây, người ta không phải bận tâm về nước áo. Rõ ràng, sau những tổn thất nặng nề kinh khủng như thế, đế quốc áo chỉ chờ đợi thời cơ thuận lợi để khôi phục sự nghiệp. Kinh thành Viên nhẫn nhục trông ngóng thời cơ.
Như vậy là sau khi Pôn chết đi, trong số các cường quốc chỉ còn nước Anh là đang chiến tranh với Pháp. Sau biến cố ấy, đột nhiên Na-pô-lê-ông thay đổi trận thế nhằm mục đích ký hòa ước với Anh càng sớm càng hay.
Nước Anh đang trong những giờ phút khó khăn. Đứng trên quan điểm thuần túy kinh tế mà nói, lúc đó trên lục địa châu Âu, nền thương nghiệp và giai cấp tư sản thương nghiệp Anh không gặp nhiều địch thủ. Cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật vào những năm cuối cùng của thế kỷ thứ XVIII đã xác lập cho nước Anh vị trí hàng đầu trong số các cường quốc trong lĩnh vực kinh tế, và một trong những nguyên nhân làm giai cấp tư sản Pháp bực tức chống lại đường lối chính trị của chế độ cũ là hiệp ước thương mại Anh-Pháp ký năm 1786, hậu quả của hiệp ước này là thị trường nội địa của Pháp bị nền công nghiệp kéo sợi và luyện kim của Anh xâm nhập. Những nhà công nghệ Pháp đã nhiệt liệt đón nhận tất cả những biện pháp chống lại nền thương nghiệp Anh của Hội nghị Quốc ước và của Viện Đốc chính, và ở Anh cũng như ở Pháp, toàn bộ cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp trong thời kỳ Cách mạng đã được coi là cuộc chiến tranh của thương gia và kỹ nghệ gia Anh chống lại thương gia và kỹ nghệ gia Pháp.
Đứng đầu tất cả những công việc chính trị, tất cả những cuộc liên minh châu Âu chống lại Pháp, là Uy-liêm-Pít, thủ tướng chính phủ Anh. Trong thời của mình, Uy-liêm-Pít đã viện trợ một cách hào hiệp cho nước Phổ, nước áo, nước Pi-ê-mông, nước Nga rồi lại nước áo và Na-plơ, vì đứng trên quan điểm quyền lợi kinh tế và chính trị của người Anh mà nói, Uy-liêm-Pít đã nhìn thấy rõ sự bành trướng thế lực của nước Pháp ở trên lục địa có một ý nghĩa như thế nào.
Nhưng, những sự viện trợ cho các nước trong khối liên minh châu Âu, cũng như sự viện trợ một cách tích cực bằng hạm đội, tiền bạc, vũ khí và đạn dược cho bọn phản cách mạng ở Văng-đê đã không mang lại kết quả gì và, vào năm 1801, ở Anh, dư luận đã bắt đầu lan tràn rộng rãi cho rằng tốt nhất là tìm cách thoả thuận với người thủ lĩnh mới của Pháp, dư luận đó không được các nhà kỹ nghệ và giới thương mại Anh tán thành một chút nào, đúng là thế, vì quyền lợi của họ đã trực tiếp gắn liền vào việc bóc lột các thuộc địa của Pháp và của Hà Lan chiếm được trong cả một cuộc chiến tranh trường kỳ. Nhưng tầng lớp thương nhân gắn chặt với nền thương nghiệp của châu Âu lại mong muốn hòa bình; trong giai cấp thợ thuyền, phẫn nộ trào lên dữ dội chống sự bóc lột và nạn đói đang hành hạ họ lúc bấy giờ, và sự bực tức của thợ thuyền không những chỉ biểu hiện bằng những vụ phá hoại máy móc mà đôi khi còn bằng cả những hành động tiêu cực công khai.
Nói tóm lại, khi Bô-na-pác đã ký với nước áo một hòa ước đặc biệt có lợi, đem lại thêm cho ông ta những vùng đất đai rộng lớn ở Đức và ở ý, và, sau cái chết của Pôn, khi ông ta ký hòa ước với người kế nghiệp của Pôn là A-lếch-xan, đồng thời đề nghị ký với nước Anh, thì các giới lãnh đạo Anh, nhất thời thất vọng vì không còn mong gì đánh đổ được nước Pháp, bèn quyết định đàm phán với Pháp. Đúng vào trước lúc Pôn bị ám sát. Uy-liêm-Pít từ chức và những người lên thay thế ông ta đều là những tay đại diện cho khuynh hướng thoả hiệp. át-dinh-tơn đứng đầu chính phủ và ngài Ha-cớt-biu-ri, bộ trưởng ngoại giao mới, đã làm cho người ta hiểu rằng nước Anh không phản đối việc ký hòa ước.
Các cuộc đàm phán hòa bình tiến hành ở A-miêng, nơi mà ngày 26 tháng 3 năm 1802, hiệp ước hòa bình với Anh đã được ký kết. Nước Anh hoàn lại cho Pháp và các nước chư hầu của Pháp (Hà Lan và Tây Ban Nha) tất cả những thuộc địa mà Anh đã chiếm được của họ trong suốt chín năm chiến tranh trừ Xây-lan1 và Tơ-ri-ni-tê. Đảo Man-tơ phải trả lại cho dòng họ Kỵ sĩ. Nước Anh cam kết rút quân khỏi các căn cứ đã chiếm đóng được trong cuộc chiến tranh ở bể A-đri-a-tích và Địa Trung Hải. Nước Pháp cam kết rút quân đội ra khỏi Ai Cập, rút quân khỏi La Mã để giao lại cho giáo hoàng cũng như tất cả những đất đai khác thuộc toà thánh. Đó là những quy định chủ yếu. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Có phải vì cái đó mà giai cấp quý tộc, giai cấp tư sản Anh đã tiêu tốn hàng triệu đồng trong chín năm trời cho quân đội của họ và cho quân đội của các nước khác cũng như đưa hạm đội của họ đi rạch nát mặt nước tất cả các đại dương không?
Điều làm cho các giới lãnh đạo Anh khó chịu nhất là không làm thế nào tước từ móng vuốt của Bô-na-pác được một trong những mảnh đất châu Âu, mà Bô-na-pác đã chiếm. Nước Bỉ và Hà Lan, nước ý, tả ngạn sông Ranh và xứ Pi-ê-mông còn là những đất đai trực thuộc Bô-na-pác, toàn miền Tây Đức từ nay trở đi là miếng mồi ngon của ông ta. Tất cả những nước phụ thuộc hoặc nước nửa phụ thuộc ấy, mà quyền lực của Bô-na-pác trùm lên trực tiếp hoặc gián tiếp, đều đã không còn là thị trường của Anh để nhập cảng sản phẩm công nghiệp Anh cũng như nhập cảng sản phẩm thuộc địa Anh. Mọi cố gắng của các viên đại diện toàn quyền Anh ở A-miêng nhằm đặt cơ sở cho một hiệp ước thương mại, dù chỉ có lợi chút đỉnh cho Anh, đều toi công. Lại càng không phải là vấn đề mở cửa thị trường nội địa béo bở của Pháp, chắc chắn như vậy, Vì thị trường ấy vẫn bị phong toả chặt chẽ y như trước thời Bô-na-pác . Và ngoài ra, riêng về mặt quân sự và chính trị mà nói, nền an ninh của nước Anh thật như trứng để đầu đằng trước những cuộc tiến công của nước Pháp. Giờ phút nào còn là chủ nước Bỉ, Hà Lan thì Bô-na-pác còn luôn nhắc lại câu: "Ăng-ve là một khẩu súng đã lên đạn chĩa vào tim nước Anh".
Hoà ước A-miêng không thể tồn tại lâu dài được, vì nước Anh đã cảm thấy không thể chịu thất bại đến mức độ ấy được. Nhưng ở Pa-ri và ở các tỉnh, khi được tin ký hiệp ước A-miêng, mọi người tỏ ra rất hài lòng. Họ cho rằng kẻ thù đáng sợ nhất, giàu có nhất, hăng nhất và không đội trời chung nhất đã cam chịu thất bại, nó đã phải công nhận tất cả các nước mà Bô-na-pác đã chiếm. Cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ với châu Âu đã chấm dứt bằng một thắng lợi hoàn toàn trên mọi mặt trận.