Chương 7-Phần 1
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Sau một thời gian ngừng lại ngắn ngủi, cuộc đại chiến tiếp diễn và cả hai bên đều hình dung rõ được những khó khăn. Đối địch Na-pô-lê-ông người chủ của nước Pháp, của phần lớn nước ý, của một số thành phố và đất đai thuộc miền Tây Đức, của nước Bỉ, của nước Hà Lan là những lực lượng không kém phần to lớn và đáng sợ cả về sức mạnh cũng như về tính nhiều dạng nhiều vẻ của những lực lượng đó. Na-pô-lê-ông đã suốt đời vật lộn chống lại khối liên minh của các nước quân chủ lạc hậu và nửa phong kiến, nhưng đứng đầu cuộc liên minh đó lại là một cường quốc có nền kinh tế tiên tiến đứng đầu thế giới tư bản vào lúc bấy giờ. Khi nhằm bắt những xã hội phong kiến và chuyên chế già nua với những hình thức kinh tế lạc hậu phụ thuộc vào quyền lợi của mình, những cuộc chiến tranh dưới thời Na-pô-lê-ông không phải chỉ đáp ứng những nguyện vọng của nhà nước tư sản Pháp. Những cuộc chiến tranh không chấm dứt đó đồng thời còn là cuộc đọ sức giữa nước Pháp vừa mới bước vào con đường phát triển công nghiệp và tư bản chủ nghĩa, với nước Anh đã đi vào con đường đó từ lâu và về mặt này, nước Anh đã đạt được những thành quả hơn hẳn.
ở đây nên nói một vài lời về những cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông: ngay từ đầu chúng đã khác biệt hẳn với các cuộc chiến tranh của cách mạng Pháp. Về vấn đề này, Lê-nin đã nhận xét: "Một cuộc chiến tranh dân tộc có thể chuyển thành cuộc chiến tranh đế quốc và ngược lại. Thí dụ, những cuộc chiến tranh của cuộc Đại cách mạng Pháp bắt đầu như những cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là những cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là những cuộc chiến tranh cách mạng: chúng bảo vệ cuộc Đại cách mạng chống cuộc liên minh của các nước quân chủ phản cách mạng. Nhưng khi Na-pô-lê-ông đã lập lại được đế quốc Pháp bằng sự nô dịch nhiều quốc gia dân tộc lớn ở châu Âu đã hình thành từ lâu và còn tồn tại, thì những cuộc chiến tranh dân tộc Pháp biến chất thành chiến tranh đế quốc, và đến lượt mình, chiến tranh đế quốc đẻ ra chiến tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc Na-pô-lê-ông". Lê-nin hiểu chủ nghĩa đế quốc ở đây là sự cướp bóc các nước khác nói chung và chiến tranh đế quốc là "một cuộc chiến tranh giữa bọn diều hâu để chia nhau một miếng mồi nào đó". Người đã giải thích như vậy ở một chỗ khác, vẫn khi nói về thời đại Na-pô-lê-ông, nhưng vấn đề được nhìn nhận trên một khía cạnh khác.
Trong cuộc đấu tranh ác liệt và không nhân nhượng chống địch thủ của mình là chủ nghĩa tư bản Pháp mà lực lượng bành trướng quá nhanh, giai cấp tư sản Anh có về phía mình một nền kỹ thuật cao, những nguồn lợi tài chính vô cùng dồi dào, nhiều thuộc địa béo bở và quan hệ thương mại của họ toả khắp mặt địa cầu. Trong cuộc vật lộn này, nước Anh đã sử dụng lâu dài và tuyệt khéo những sự giúp đỡ và viện trợ cho các nước quân chủ nửa phong kiến, lạc hậu về mặt kinh tế, và đã xuất tiền trang bị cho quân đội của các nước ấy bằng vũ khí của mình. Khi con của Uy-liêm Pít tung ra hàng triệu đồng, với danh nghĩa viện trợ cho Nga, áo hoặc Phổ, để đặt họ đối địch với cách mạng Pháp hoặc Na-pô-lê-ông, là hắn đang làm đúng như bố hắn đã làm 40 năm trước đây: viện trợ cho người I-rô-qua và những bộ lạc ấn Độ khác để lôi họ vào cuộc đấu tranh chống lại cũng những người Pháp ấy ở Ca-na-đa. Dĩ nhiên, quy mô của các hoạt động nói trên và đối tượng tranh giành nhau có khác.
Tại sao hoà bình do nước Anh quyết định ở A-miêng vào tháng 3 năm 1802, chỉ là một cuộc ngừng chiến một năm? Bởi vì khi niềm vui do chấm dứt được một cuộc chiến tranh gian khổ đã tan biến đi thì nhiều phần tử trong giai cấp tư sản và quý tộc địa chủ nhìn thấy rõ rằng chúng đã thua thiệt trong cuộc chiến tranh này và Bô-na-pác đã thắng. Không những Bô-na-pác không cho phép hàng hoá Anh nhập vào những thị trường rộng lớn đặt dưới quyền của ông ta, mà còn vì nắm được nước Bỉ và Hà lan trong tay thì bất cứ lúc nào Bô-na-pác cũng có thể uy hiếp trực tiếp bờ biển nước Anh; và nhất là từ năm 1802, Bô-na-pác đã không gặp khó khăn gì trong việc bắt ép nhiều quốc gia coi như "độc lập" phải liên minh với mình bằng cách trực tiếp uy hiếp các nước đó.
Khi ký được hoà ước A-miêng, Bô-na-pác còn đáng sợ và nguy hiểm hơn cả Lu-i XIV vào thời kỳ cực thịnh, vì lẽ tất cả những cuộc thôn tính của Lu-i XIV trên tả ngạn sông Ranh chỉ là một trò chơi trẻ con so với việc Bô-na-pác đã làm chủ phần đất đai đó của nước Đức. Sự củng cố nền bá chủ của chế độ chuyên chính quân phiệt Pháp trên lục địa châu Âu có thể dùng làm tiền đề cho cuộc xâm lược nước Anh.
Nên nói rằng Na-pô-lê-ông đã rất khéo lợi dung hoà ước ngắn ngủi A-miêng để dẹp cuộc khởi nghĩa của những người da đen ở Xanh Đô-manh-gơ, nơi mà dưới thời Viện Đốc chính, người thủ lĩnh nổi tiếng của nhân dân da đen là Tút-xanh Lu-véc-tuya đã xây dựng thành căn cứ vững chắc. Người thủ lĩnh này vừa công nhận về danh nghĩa nền đô hộ của Pháp ở trên đảo lại vừa xử sự như ông vua độc lập.
Về vấn đề thuộc địa, Na-pô-lê-ông hoàn toàn tán thành những quan điểm của các điền chủ Pháp, bọn này dứt khoát không thừa nhận luật giải phóng nô lệ dã được ban bố trong thời kỳ Hội nghị Quốc ước cách mạng. Na-pô-lê-ông đã thu hồi, theo hoà ước A-miêng, những thuộc địa Pháp bị nước Anh chiếm đóng (Xanh Đô-manh-gơ, quần đảo Ăng-ti, Mét-ca-re-nhơ, Guy-an). Na-pô-lê-ông không dám phục hồi lại chế độ nô lệ ở những nơi nào mà chế độ đó bị thủ tiêu, nhưng ông ta công nhận nó ở tất cả những nơi nào mà nó còn tồn tại sau cuộc chiếm đóng tạm thời của Anh. Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Tút-xanh Lu-véc-tuya, năm 1802, Na-pô-lê-ông chuẩn bị một hạm đội và một đội quân 10.000 người. Bị gian kế của Pháp dụ vào trận địa Pháp, Tút-xanh Lu-véc-tuya bị bắt ngày 7-6-1802 và bị đưa sang Pháp. Lu-véc-tuya vừa tới Pháp, Na-pô-lê-ông đã hạ lệnh tống giam người anh hùng đấu tranh giải phóng cho dân tộc da đen vào hầm tối trong xà lim thánh Giu. Khí hậu gay gắt của vùng sơn cước ẩm ướt đó và sự giam cầm khắc nghiệt: không cho phép gặp thân nhân, không được đi dạo, sự hành hạ vô nhân đạo trong 10 tháng trời đó đã giết chết mất Tút-xanh Lu-véc-tuya.
Na-pô-lê-ông đã có những chương trình nhằm tổ chức và bóc lột các thuộc địa. Nhưng việc tiếp diễn cuộc chiến tranh chống nước Anh vào mùa xuân năm 1803 đã buộc Na-pô-lê-ông phải từ bỏ đường lối chính sách lớn về thuộc địa. Vì không có khả năng giữ được những khoảng đất xa xôi trên triền sông Mít-xi-xi-pi, do đường giao thông trên mặt biển đã bị gián đoạn hoàn toàn, nên Na-pô-lê-ông cũng đã phải bán lại cho Mỹ (3-4-1802) phần đất đai thuộc Pháp ở xứ Lu-i-di-an.
Bộ phận (quan trọng nhất) của giai cấp tư sản Anh, vào mùa xuân năm 1803, khi lớn tiếng đòi huỷ bỏ hoà ước A-miêng thì một trong vô số lý do của họ còn là: phải ngăn cản không cho Na-pô-lê-ông giữ những thuộc địa cũ của Pháp và chiếm thêm những thuộc địa mới.
Nhưng hoà ước A-miêng không phải chỉ bị phá từ Luân Đôn mà còn từ Pa-ri nữa. Na-pô-lê-ông tin rằng khi ký hoà ước A-miêng là người Anh đã thực tế không can thiệp vào những công việc của châu Âu và cam chịu đứng nhìn Na-pô-lê-ông xác lập bá quyền của mình trên lục địa, bây giờ đột nhiên sự việc xảy ra không phải như vậy, và nước Anh không chịu khoanh tay đứng nhìn việc làm của Bô-na-pác ở châu Âu.
Các cuộc đàm phán ngoại giao rất phức tạp bắt đầu. Cả hai bên đều không muốn và không thể nhân nhượng lẫn nhau, và đôi bên đều cùng hiểu rất rõ như vậy. Ngay từ đầu năm 1803, các cuộc đàm phán ấy đã đi vào một bước ngoặt đợi chờ sự tan vỡ. ở Luân Đôn cũng như ở Pa-ri, người ta do dự. Các bộ trưởng Anh không nhất trí được với nhau rằng đất nước đang sắp lao vào một cuộc đấu tranh đầy nguy hiểm, và ít ra thì cũng là trong những ngày đầu nước Anh đơn độc, không có đồng minh, vì lúc đó Pháp đang sống hoà bình với tất cả các cường quốc. Về phần Bô-na-pác, ông hiểu giới tư sản thương mại Pa-ri và Li-ông, cũng như các nhà công nghiệp sản xuất xa xỉ phẩm đã bị những đề nghị và những đơn đặt hàng đầy sức hấp dẫn của người Anh lôi cuốn đến mức độ nào; Bô-na-pác hiểu trong những tháng đầu sau khi ký hoà ước A-miêng, việc 15.000 khách du lịch giàu có người Anh đến thăm đã làm nền thương nghiệp Pháp phấn chấn đến mức nào; Bô-na-pác cũng biết rằng tuy có khả năng không cho nhập hàng hoá Anh vào Pháp, kể cả trong thời bình, nhưng làm như vậy về phương diện lợi ích của các nhà công nghiệp Pháp mà nói thì cuộc chiến tranh với nước Anh trước mắt chẳng mang lại một cái gì mới. Thực ra, nếu chiến tranh bùng nổ, người ta có thể áp dụng gay gắt phương pháp cấm vận củng cố và phát triển phương pháp ấy sang các nước khác, và Na-pô-lê-ông đặt hy vọng lớn vào điều đó.
Màn kịch thịnh nộ nổi tiếng mà Na-pô-lê-ông đóng ở điện Tuy-lơ-ri trong cuộc yết kiến của viên đại sứ Anh đã đẩy thẳng hai cường quốc vào cuộc chiến tranh, trong đầu óc Na-pô-lê-ông là một thử thách cuối cùng, một âm mưu thị uy tối hậu.
Nhân chuyện ấy, cũng nên nói một chút về cái đặc điểm riêng biệt ấy của Na-pô-lê-ông đã luôn luôn làm cho những nhà quan sát ngạc nhiên. Rõ ràng rằng cái bản chất hống hách, lầm lì, dễ nổi nóng và khinh thị hầu hết mọi người ấy thường hay đưa đến những cơn điên dại kinh khủng. Nhưng cũng nên nhận xét thêm rằng: nói chung Na-pô-lê-ông tự chủ được một cách đặc biệt Na-pô-lê-ông đã nêu cho nghệ sĩ nổi tiếng là Tan-ma những sự giả tạo trong diễn xuất của diễn viên bi kịch khi họ muốn diễn đạt những tình cảm lớn; ở gần Tan-ma, Na-pô-lê-ông đã học hỏi được nhiều và vì thế mà Na-pô-lê-ông đối xử với Tan-ma rất tốt. Vị hoàng đế ấy đã giúp cho Tan-ma thấy rằng đôi khi hoàng đế đến triều đình, hoàng đế thấy ở đó có những nàng công chúa mất tình nhân, những bậc đế vương mất nước, những vị vua chúa bị truất ngôi do chiến tranh, những tướng lĩnh cầu mong được khen thưởng hoặc đang khẩn khoản xin khen thưởng. Ông ta có thể quan sát thấy quanh mình sự lạm dụng lòng tự ái, một cảnh tranh giành ác liệt, các tai biến, mối ưu sầu, giấu kín trong tâm can, nỗi đau đớn để lộ ra ngoài. Ông hoàng đế nói thêm rằng: triều đình của ông ta đầy rẫy những tấn bi kịch và bản thân ông ta là nhân vật bi thảm nhất của thời đại. Thế nhưng - Na-pô-lê-ông hỏi - Na-pô-lê-ông và những diễn viên khác của những tấn bi kịch đó có giơ tay lên trời không? Họ có nghiên cứu động tác của họ không? Họ có lấy tư thế, thái độ oai phong lẫm liệt không? Họ có kêu la không? Không dứt khoát là họ nói một cách tự nhiên như tất cả nhưng con người bị quyền lợi hoặc dục vọng khích động. Tất cả những người xuất hiện trên sân khấu lớn của thế gian đã làm như vậy và đã đóng một tấn bi kịch ở trên ngai vàng. Và hoàng đế khuyên nghệ sĩ hãy nghiền ngẫm những thí dụ ấy.
Hầu như lúc nào Na-pô-lê-ông cũng tự chủ được. Nỗi bực bõ duy nhất của ông là những cơn giận dữ mà ông không biết làm thế nào để chế ngự được. Những cơn thịnh nộ đó rất dữ dội và làm xung quanh hoảng sợ. Vào những lúc đó, ông ta làm cho những người vững vàng nhất, can đảm nhất cũng phải sợ. Nhưng cũng có lúc, trong trường hợp đã tính trước và vì những lý do đã suy nghĩ chín chắn (và những trường hợp, lý do ấy không liên quan đến bản chất hay nổi nóng của ông ta) thì Na-pô-lê-ông đã đóng những màn kịch thịnh nộ tuyệt hay, với một nghệ thuật giả vờ điêu luyện và đặc sắc đến nỗi chỉ những người thấu hiểu Na-pô-lê-ông mới có thể ngờ rằng ông ta đóng kịch, nhưng không phải lúc nào cũng dám ngờ, vì ngay bản thân họ cũng thường hay bị nhầm.
Uých-oóc, đại sứ mới của Anh ở Pháp, ngay từ buổi đầu đã không bao giờ tin rằng có thể sống hoà bình với Bô-na-pác được, không phải chỉ vì nước Pháp có lợi nhiều trong hoà ước A-miêng, mà còn vì sau đó vị Tổng tài thứ nhất đã hoạt động trên phần đất đai châu Âu ở sát biên giới nước Pháp như thể đất ấy đã thuộc quyền ông ta. Chẳng hạn, mùa thu năm 1802, Na-pô-lê-ông đã báo cho nước Thụy Sĩ biết rằng ông ta muốn lập hiến pháp mới ở Thụy Sĩ và đưa một chính phủ "bạn của nước Pháp" lên cầm quyền. Viện lý rằng nước Pháp và nước ý chư hầu của Pháp ở bên cạnh Thụy Sĩ, rằng trên bản đồ Thụy Sĩ nằm giữa Pháp và ý, và dựa vào những lý do địa lý ấy, Na-pô-lê-ông đã tập trung ở biên giới Thuỵ Sĩ một quân đoàn 30.000 người do tướng Nây chỉ huy. Thuỵ Sĩ quy phục và sau đó tỏ ra ngoan ngoãn tuyệt đối. Suýt soát cùng lúc ấy Na-pô-lê-ông tuyên bố hợp nhất hẳn vương quốc Pi-ê-mông vào nước Pháp. Những quốc gia nhỏ và những tiểu vương Đức, mà sau hoà ước Luy-nê-vin năm 1801, không thể hy vọng vào sự giúp đỡ của nước áo được nữa, run sợ trước Na-pô-lê-ông và cư xử với Na-pô-lê-ông như những kẻ tôi đòi, theo đúng nghĩa của danh từ ấy. Rồi cuối cùng là Hà Lan nắm chắc chắn trong tay Na-pô-lê-ông; rõ ràng là Hà Lan sẽ không thể thoát và không thể tự giải thoát được.
Nước Anh không thể và không muốn như vậy. Ngày 18-2-1803, trong buổi hội kiến long trọng đầu tiên, bằng cách giả vờ nổi giận và phun ra những lời doạ nạt, Na-pô-lê-ông đã la lối om sòm. Ông ta phô phang sự hùng cường của mình và tuyên bố rằng nếu Anh dám gây chiến thì đó sẽ là "một cuộc chiến tranh tiêu diệt", rằng Anh đứng hòng phỉnh phờ các nước liên minh, rằng nước áo "đã thôi không tồn tại" là một cường quốc lớn nữa. Na-pô-lê-ông nói bằng một giọng như vậy và hét to đến nỗi Uých-oóc viết thư về cho cấp trên của y, ngài bộ trưởng ngoại giao Ô-két-biu-ry rằng: "Tôi tưởng như đang đứng nghe một viện đại uý kỵ binh nói chứ không phải người đứng đầu một trong những quốc gia mạnh nhất ở châu Âu". Na-pô-lê-ông một mực tin rằng có thể nạt nộ được Anh và như vậy vừa giữ được hoà bình, vẫn vừa làm chủ được châu Âu. Nhưng ông ta đã gặp phải đối phương mạnh. Tuy có những bất đồng nghiêm trọng đã làm cho giai cấp tư sản và quý tộc Anh lúc đó không thống nhất với nhau trên nhiều quan điểm, nhưng bọn họ lại nhất trí về một điểm là không để nhà độc tài Na-pô-lê-ông chinh phục châu Âu. Với sự doạ nạt của Na-pô-lê-ông về việc tập trung một đội quân nửa triệu người, chính phủ Anh đối lại bằng cách tăng cường hạm đội của họ và dùng nhiều biện pháp quân sự quan trọng.
Ngày 13 tháng 3, trong khi đóng một màn kịch mới và màn kịch cuối cùng, Na-pô-lê-ông đã tuyên bố rằng: "Các ông nhất định chiến tranh hả? Các ông còn muốn đánh nhau trong 15 năm nữa và các ông buộc tôi sẽ phải tham chiến". Ông ta đòi lại đảo Man-tơ mà Anh đã chiếm từ trước hoà ước A-miêng và đã cam kết giao trả cho dòng họ Kỵ sĩ, nhưng Anh trì hoãn việc thực hiện bằng cách tố cáo những hành động trái với hòa ước của Bô-na-pác, Na-pô-lê-ông lớn tiếng tuyên bố rằng: "Người Anh muốn chiến tranh, nhưng nếu họ là những ngưừi đầu tiên rút kiếm ra thì tôi sẽ là người sau cùng tra gươm vào vỏ. .. Các ông muốn chuẩn bị vũ khí, tôi cũng sẽ chuẩn bị vũ khí. Có lẽ các ông có thể giết chế được nước Pháp, nhưng đừng hòng doạ dẫm nó. Tai hoạ sẽ đến với những kẻ không tôn trọng hiệp ước! Nếu họ thích giữ đảo Man-tơ thì chiến tranh là cần thiết", Na-pô-lê-ông giận dữ thốt ra như vậy và bỏ phòng họp giữa cuộc tiếp kiến các đại sứ và các quan đại thần.
Uých-oóc rời Pa-ri vào những ngày đầu tháng 5 năm 1803; như vậy là cuộc chiến tranh giữa Na-pô-lê-ông và nước Anh bắt đầu và nó chỉ kết thúc khi triều đại Na-pô-lê-ông kết thúc.
Sau một thời gian ngừng lại ngắn ngủi, cuộc đại chiến tiếp diễn và cả hai bên đều hình dung rõ được những khó khăn. Đối địch Na-pô-lê-ông người chủ của nước Pháp, của phần lớn nước ý, của một số thành phố và đất đai thuộc miền Tây Đức, của nước Bỉ, của nước Hà Lan là những lực lượng không kém phần to lớn và đáng sợ cả về sức mạnh cũng như về tính nhiều dạng nhiều vẻ của những lực lượng đó. Na-pô-lê-ông đã suốt đời vật lộn chống lại khối liên minh của các nước quân chủ lạc hậu và nửa phong kiến, nhưng đứng đầu cuộc liên minh đó lại là một cường quốc có nền kinh tế tiên tiến đứng đầu thế giới tư bản vào lúc bấy giờ. Khi nhằm bắt những xã hội phong kiến và chuyên chế già nua với những hình thức kinh tế lạc hậu phụ thuộc vào quyền lợi của mình, những cuộc chiến tranh dưới thời Na-pô-lê-ông không phải chỉ đáp ứng những nguyện vọng của nhà nước tư sản Pháp. Những cuộc chiến tranh không chấm dứt đó đồng thời còn là cuộc đọ sức giữa nước Pháp vừa mới bước vào con đường phát triển công nghiệp và tư bản chủ nghĩa, với nước Anh đã đi vào con đường đó từ lâu và về mặt này, nước Anh đã đạt được những thành quả hơn hẳn.
ở đây nên nói một vài lời về những cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông: ngay từ đầu chúng đã khác biệt hẳn với các cuộc chiến tranh của cách mạng Pháp. Về vấn đề này, Lê-nin đã nhận xét: "Một cuộc chiến tranh dân tộc có thể chuyển thành cuộc chiến tranh đế quốc và ngược lại. Thí dụ, những cuộc chiến tranh của cuộc Đại cách mạng Pháp bắt đầu như những cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là những cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là những cuộc chiến tranh cách mạng: chúng bảo vệ cuộc Đại cách mạng chống cuộc liên minh của các nước quân chủ phản cách mạng. Nhưng khi Na-pô-lê-ông đã lập lại được đế quốc Pháp bằng sự nô dịch nhiều quốc gia dân tộc lớn ở châu Âu đã hình thành từ lâu và còn tồn tại, thì những cuộc chiến tranh dân tộc Pháp biến chất thành chiến tranh đế quốc, và đến lượt mình, chiến tranh đế quốc đẻ ra chiến tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc Na-pô-lê-ông". Lê-nin hiểu chủ nghĩa đế quốc ở đây là sự cướp bóc các nước khác nói chung và chiến tranh đế quốc là "một cuộc chiến tranh giữa bọn diều hâu để chia nhau một miếng mồi nào đó". Người đã giải thích như vậy ở một chỗ khác, vẫn khi nói về thời đại Na-pô-lê-ông, nhưng vấn đề được nhìn nhận trên một khía cạnh khác.
Trong cuộc đấu tranh ác liệt và không nhân nhượng chống địch thủ của mình là chủ nghĩa tư bản Pháp mà lực lượng bành trướng quá nhanh, giai cấp tư sản Anh có về phía mình một nền kỹ thuật cao, những nguồn lợi tài chính vô cùng dồi dào, nhiều thuộc địa béo bở và quan hệ thương mại của họ toả khắp mặt địa cầu. Trong cuộc vật lộn này, nước Anh đã sử dụng lâu dài và tuyệt khéo những sự giúp đỡ và viện trợ cho các nước quân chủ nửa phong kiến, lạc hậu về mặt kinh tế, và đã xuất tiền trang bị cho quân đội của các nước ấy bằng vũ khí của mình. Khi con của Uy-liêm Pít tung ra hàng triệu đồng, với danh nghĩa viện trợ cho Nga, áo hoặc Phổ, để đặt họ đối địch với cách mạng Pháp hoặc Na-pô-lê-ông, là hắn đang làm đúng như bố hắn đã làm 40 năm trước đây: viện trợ cho người I-rô-qua và những bộ lạc ấn Độ khác để lôi họ vào cuộc đấu tranh chống lại cũng những người Pháp ấy ở Ca-na-đa. Dĩ nhiên, quy mô của các hoạt động nói trên và đối tượng tranh giành nhau có khác.
Tại sao hoà bình do nước Anh quyết định ở A-miêng vào tháng 3 năm 1802, chỉ là một cuộc ngừng chiến một năm? Bởi vì khi niềm vui do chấm dứt được một cuộc chiến tranh gian khổ đã tan biến đi thì nhiều phần tử trong giai cấp tư sản và quý tộc địa chủ nhìn thấy rõ rằng chúng đã thua thiệt trong cuộc chiến tranh này và Bô-na-pác đã thắng. Không những Bô-na-pác không cho phép hàng hoá Anh nhập vào những thị trường rộng lớn đặt dưới quyền của ông ta, mà còn vì nắm được nước Bỉ và Hà lan trong tay thì bất cứ lúc nào Bô-na-pác cũng có thể uy hiếp trực tiếp bờ biển nước Anh; và nhất là từ năm 1802, Bô-na-pác đã không gặp khó khăn gì trong việc bắt ép nhiều quốc gia coi như "độc lập" phải liên minh với mình bằng cách trực tiếp uy hiếp các nước đó.
Khi ký được hoà ước A-miêng, Bô-na-pác còn đáng sợ và nguy hiểm hơn cả Lu-i XIV vào thời kỳ cực thịnh, vì lẽ tất cả những cuộc thôn tính của Lu-i XIV trên tả ngạn sông Ranh chỉ là một trò chơi trẻ con so với việc Bô-na-pác đã làm chủ phần đất đai đó của nước Đức. Sự củng cố nền bá chủ của chế độ chuyên chính quân phiệt Pháp trên lục địa châu Âu có thể dùng làm tiền đề cho cuộc xâm lược nước Anh.
Nên nói rằng Na-pô-lê-ông đã rất khéo lợi dung hoà ước ngắn ngủi A-miêng để dẹp cuộc khởi nghĩa của những người da đen ở Xanh Đô-manh-gơ, nơi mà dưới thời Viện Đốc chính, người thủ lĩnh nổi tiếng của nhân dân da đen là Tút-xanh Lu-véc-tuya đã xây dựng thành căn cứ vững chắc. Người thủ lĩnh này vừa công nhận về danh nghĩa nền đô hộ của Pháp ở trên đảo lại vừa xử sự như ông vua độc lập.
Về vấn đề thuộc địa, Na-pô-lê-ông hoàn toàn tán thành những quan điểm của các điền chủ Pháp, bọn này dứt khoát không thừa nhận luật giải phóng nô lệ dã được ban bố trong thời kỳ Hội nghị Quốc ước cách mạng. Na-pô-lê-ông đã thu hồi, theo hoà ước A-miêng, những thuộc địa Pháp bị nước Anh chiếm đóng (Xanh Đô-manh-gơ, quần đảo Ăng-ti, Mét-ca-re-nhơ, Guy-an). Na-pô-lê-ông không dám phục hồi lại chế độ nô lệ ở những nơi nào mà chế độ đó bị thủ tiêu, nhưng ông ta công nhận nó ở tất cả những nơi nào mà nó còn tồn tại sau cuộc chiếm đóng tạm thời của Anh. Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Tút-xanh Lu-véc-tuya, năm 1802, Na-pô-lê-ông chuẩn bị một hạm đội và một đội quân 10.000 người. Bị gian kế của Pháp dụ vào trận địa Pháp, Tút-xanh Lu-véc-tuya bị bắt ngày 7-6-1802 và bị đưa sang Pháp. Lu-véc-tuya vừa tới Pháp, Na-pô-lê-ông đã hạ lệnh tống giam người anh hùng đấu tranh giải phóng cho dân tộc da đen vào hầm tối trong xà lim thánh Giu. Khí hậu gay gắt của vùng sơn cước ẩm ướt đó và sự giam cầm khắc nghiệt: không cho phép gặp thân nhân, không được đi dạo, sự hành hạ vô nhân đạo trong 10 tháng trời đó đã giết chết mất Tút-xanh Lu-véc-tuya.
Na-pô-lê-ông đã có những chương trình nhằm tổ chức và bóc lột các thuộc địa. Nhưng việc tiếp diễn cuộc chiến tranh chống nước Anh vào mùa xuân năm 1803 đã buộc Na-pô-lê-ông phải từ bỏ đường lối chính sách lớn về thuộc địa. Vì không có khả năng giữ được những khoảng đất xa xôi trên triền sông Mít-xi-xi-pi, do đường giao thông trên mặt biển đã bị gián đoạn hoàn toàn, nên Na-pô-lê-ông cũng đã phải bán lại cho Mỹ (3-4-1802) phần đất đai thuộc Pháp ở xứ Lu-i-di-an.
Bộ phận (quan trọng nhất) của giai cấp tư sản Anh, vào mùa xuân năm 1803, khi lớn tiếng đòi huỷ bỏ hoà ước A-miêng thì một trong vô số lý do của họ còn là: phải ngăn cản không cho Na-pô-lê-ông giữ những thuộc địa cũ của Pháp và chiếm thêm những thuộc địa mới.
Nhưng hoà ước A-miêng không phải chỉ bị phá từ Luân Đôn mà còn từ Pa-ri nữa. Na-pô-lê-ông tin rằng khi ký hoà ước A-miêng là người Anh đã thực tế không can thiệp vào những công việc của châu Âu và cam chịu đứng nhìn Na-pô-lê-ông xác lập bá quyền của mình trên lục địa, bây giờ đột nhiên sự việc xảy ra không phải như vậy, và nước Anh không chịu khoanh tay đứng nhìn việc làm của Bô-na-pác ở châu Âu.
Các cuộc đàm phán ngoại giao rất phức tạp bắt đầu. Cả hai bên đều không muốn và không thể nhân nhượng lẫn nhau, và đôi bên đều cùng hiểu rất rõ như vậy. Ngay từ đầu năm 1803, các cuộc đàm phán ấy đã đi vào một bước ngoặt đợi chờ sự tan vỡ. ở Luân Đôn cũng như ở Pa-ri, người ta do dự. Các bộ trưởng Anh không nhất trí được với nhau rằng đất nước đang sắp lao vào một cuộc đấu tranh đầy nguy hiểm, và ít ra thì cũng là trong những ngày đầu nước Anh đơn độc, không có đồng minh, vì lúc đó Pháp đang sống hoà bình với tất cả các cường quốc. Về phần Bô-na-pác, ông hiểu giới tư sản thương mại Pa-ri và Li-ông, cũng như các nhà công nghiệp sản xuất xa xỉ phẩm đã bị những đề nghị và những đơn đặt hàng đầy sức hấp dẫn của người Anh lôi cuốn đến mức độ nào; Bô-na-pác hiểu trong những tháng đầu sau khi ký hoà ước A-miêng, việc 15.000 khách du lịch giàu có người Anh đến thăm đã làm nền thương nghiệp Pháp phấn chấn đến mức nào; Bô-na-pác cũng biết rằng tuy có khả năng không cho nhập hàng hoá Anh vào Pháp, kể cả trong thời bình, nhưng làm như vậy về phương diện lợi ích của các nhà công nghiệp Pháp mà nói thì cuộc chiến tranh với nước Anh trước mắt chẳng mang lại một cái gì mới. Thực ra, nếu chiến tranh bùng nổ, người ta có thể áp dụng gay gắt phương pháp cấm vận củng cố và phát triển phương pháp ấy sang các nước khác, và Na-pô-lê-ông đặt hy vọng lớn vào điều đó.
Màn kịch thịnh nộ nổi tiếng mà Na-pô-lê-ông đóng ở điện Tuy-lơ-ri trong cuộc yết kiến của viên đại sứ Anh đã đẩy thẳng hai cường quốc vào cuộc chiến tranh, trong đầu óc Na-pô-lê-ông là một thử thách cuối cùng, một âm mưu thị uy tối hậu.
Nhân chuyện ấy, cũng nên nói một chút về cái đặc điểm riêng biệt ấy của Na-pô-lê-ông đã luôn luôn làm cho những nhà quan sát ngạc nhiên. Rõ ràng rằng cái bản chất hống hách, lầm lì, dễ nổi nóng và khinh thị hầu hết mọi người ấy thường hay đưa đến những cơn điên dại kinh khủng. Nhưng cũng nên nhận xét thêm rằng: nói chung Na-pô-lê-ông tự chủ được một cách đặc biệt Na-pô-lê-ông đã nêu cho nghệ sĩ nổi tiếng là Tan-ma những sự giả tạo trong diễn xuất của diễn viên bi kịch khi họ muốn diễn đạt những tình cảm lớn; ở gần Tan-ma, Na-pô-lê-ông đã học hỏi được nhiều và vì thế mà Na-pô-lê-ông đối xử với Tan-ma rất tốt. Vị hoàng đế ấy đã giúp cho Tan-ma thấy rằng đôi khi hoàng đế đến triều đình, hoàng đế thấy ở đó có những nàng công chúa mất tình nhân, những bậc đế vương mất nước, những vị vua chúa bị truất ngôi do chiến tranh, những tướng lĩnh cầu mong được khen thưởng hoặc đang khẩn khoản xin khen thưởng. Ông ta có thể quan sát thấy quanh mình sự lạm dụng lòng tự ái, một cảnh tranh giành ác liệt, các tai biến, mối ưu sầu, giấu kín trong tâm can, nỗi đau đớn để lộ ra ngoài. Ông hoàng đế nói thêm rằng: triều đình của ông ta đầy rẫy những tấn bi kịch và bản thân ông ta là nhân vật bi thảm nhất của thời đại. Thế nhưng - Na-pô-lê-ông hỏi - Na-pô-lê-ông và những diễn viên khác của những tấn bi kịch đó có giơ tay lên trời không? Họ có nghiên cứu động tác của họ không? Họ có lấy tư thế, thái độ oai phong lẫm liệt không? Họ có kêu la không? Không dứt khoát là họ nói một cách tự nhiên như tất cả nhưng con người bị quyền lợi hoặc dục vọng khích động. Tất cả những người xuất hiện trên sân khấu lớn của thế gian đã làm như vậy và đã đóng một tấn bi kịch ở trên ngai vàng. Và hoàng đế khuyên nghệ sĩ hãy nghiền ngẫm những thí dụ ấy.
Hầu như lúc nào Na-pô-lê-ông cũng tự chủ được. Nỗi bực bõ duy nhất của ông là những cơn giận dữ mà ông không biết làm thế nào để chế ngự được. Những cơn thịnh nộ đó rất dữ dội và làm xung quanh hoảng sợ. Vào những lúc đó, ông ta làm cho những người vững vàng nhất, can đảm nhất cũng phải sợ. Nhưng cũng có lúc, trong trường hợp đã tính trước và vì những lý do đã suy nghĩ chín chắn (và những trường hợp, lý do ấy không liên quan đến bản chất hay nổi nóng của ông ta) thì Na-pô-lê-ông đã đóng những màn kịch thịnh nộ tuyệt hay, với một nghệ thuật giả vờ điêu luyện và đặc sắc đến nỗi chỉ những người thấu hiểu Na-pô-lê-ông mới có thể ngờ rằng ông ta đóng kịch, nhưng không phải lúc nào cũng dám ngờ, vì ngay bản thân họ cũng thường hay bị nhầm.
Uých-oóc, đại sứ mới của Anh ở Pháp, ngay từ buổi đầu đã không bao giờ tin rằng có thể sống hoà bình với Bô-na-pác được, không phải chỉ vì nước Pháp có lợi nhiều trong hoà ước A-miêng, mà còn vì sau đó vị Tổng tài thứ nhất đã hoạt động trên phần đất đai châu Âu ở sát biên giới nước Pháp như thể đất ấy đã thuộc quyền ông ta. Chẳng hạn, mùa thu năm 1802, Na-pô-lê-ông đã báo cho nước Thụy Sĩ biết rằng ông ta muốn lập hiến pháp mới ở Thụy Sĩ và đưa một chính phủ "bạn của nước Pháp" lên cầm quyền. Viện lý rằng nước Pháp và nước ý chư hầu của Pháp ở bên cạnh Thụy Sĩ, rằng trên bản đồ Thụy Sĩ nằm giữa Pháp và ý, và dựa vào những lý do địa lý ấy, Na-pô-lê-ông đã tập trung ở biên giới Thuỵ Sĩ một quân đoàn 30.000 người do tướng Nây chỉ huy. Thuỵ Sĩ quy phục và sau đó tỏ ra ngoan ngoãn tuyệt đối. Suýt soát cùng lúc ấy Na-pô-lê-ông tuyên bố hợp nhất hẳn vương quốc Pi-ê-mông vào nước Pháp. Những quốc gia nhỏ và những tiểu vương Đức, mà sau hoà ước Luy-nê-vin năm 1801, không thể hy vọng vào sự giúp đỡ của nước áo được nữa, run sợ trước Na-pô-lê-ông và cư xử với Na-pô-lê-ông như những kẻ tôi đòi, theo đúng nghĩa của danh từ ấy. Rồi cuối cùng là Hà Lan nắm chắc chắn trong tay Na-pô-lê-ông; rõ ràng là Hà Lan sẽ không thể thoát và không thể tự giải thoát được.
Nước Anh không thể và không muốn như vậy. Ngày 18-2-1803, trong buổi hội kiến long trọng đầu tiên, bằng cách giả vờ nổi giận và phun ra những lời doạ nạt, Na-pô-lê-ông đã la lối om sòm. Ông ta phô phang sự hùng cường của mình và tuyên bố rằng nếu Anh dám gây chiến thì đó sẽ là "một cuộc chiến tranh tiêu diệt", rằng Anh đứng hòng phỉnh phờ các nước liên minh, rằng nước áo "đã thôi không tồn tại" là một cường quốc lớn nữa. Na-pô-lê-ông nói bằng một giọng như vậy và hét to đến nỗi Uých-oóc viết thư về cho cấp trên của y, ngài bộ trưởng ngoại giao Ô-két-biu-ry rằng: "Tôi tưởng như đang đứng nghe một viện đại uý kỵ binh nói chứ không phải người đứng đầu một trong những quốc gia mạnh nhất ở châu Âu". Na-pô-lê-ông một mực tin rằng có thể nạt nộ được Anh và như vậy vừa giữ được hoà bình, vẫn vừa làm chủ được châu Âu. Nhưng ông ta đã gặp phải đối phương mạnh. Tuy có những bất đồng nghiêm trọng đã làm cho giai cấp tư sản và quý tộc Anh lúc đó không thống nhất với nhau trên nhiều quan điểm, nhưng bọn họ lại nhất trí về một điểm là không để nhà độc tài Na-pô-lê-ông chinh phục châu Âu. Với sự doạ nạt của Na-pô-lê-ông về việc tập trung một đội quân nửa triệu người, chính phủ Anh đối lại bằng cách tăng cường hạm đội của họ và dùng nhiều biện pháp quân sự quan trọng.
Ngày 13 tháng 3, trong khi đóng một màn kịch mới và màn kịch cuối cùng, Na-pô-lê-ông đã tuyên bố rằng: "Các ông nhất định chiến tranh hả? Các ông còn muốn đánh nhau trong 15 năm nữa và các ông buộc tôi sẽ phải tham chiến". Ông ta đòi lại đảo Man-tơ mà Anh đã chiếm từ trước hoà ước A-miêng và đã cam kết giao trả cho dòng họ Kỵ sĩ, nhưng Anh trì hoãn việc thực hiện bằng cách tố cáo những hành động trái với hòa ước của Bô-na-pác, Na-pô-lê-ông lớn tiếng tuyên bố rằng: "Người Anh muốn chiến tranh, nhưng nếu họ là những ngưừi đầu tiên rút kiếm ra thì tôi sẽ là người sau cùng tra gươm vào vỏ. .. Các ông muốn chuẩn bị vũ khí, tôi cũng sẽ chuẩn bị vũ khí. Có lẽ các ông có thể giết chế được nước Pháp, nhưng đừng hòng doạ dẫm nó. Tai hoạ sẽ đến với những kẻ không tôn trọng hiệp ước! Nếu họ thích giữ đảo Man-tơ thì chiến tranh là cần thiết", Na-pô-lê-ông giận dữ thốt ra như vậy và bỏ phòng họp giữa cuộc tiếp kiến các đại sứ và các quan đại thần.
Uých-oóc rời Pa-ri vào những ngày đầu tháng 5 năm 1803; như vậy là cuộc chiến tranh giữa Na-pô-lê-ông và nước Anh bắt đầu và nó chỉ kết thúc khi triều đại Na-pô-lê-ông kết thúc.