Chương 5-Phần 3
Tác giả: Ê.TÁC-LÊ
Vào cuối thời kỳ Viện Đốc chính, những đám giặc cướp nổi lên, làm cho đường cái lớn ở miền nam và miền trung nước Pháp không đi lại được, đã mang tính chất một tệ nạn xã hội lớn. Chúng chặn đánh xe chở khách và xe vận tải trên các con đường lớn vào giữa ban ngày, ít khi chúng cướp bóc không, mà thường giết hại hành khách. Bọn chúng dùng vũ lực tiến công các làng mạc và dùng lửa tra khảo hàng giờ liền những người bị chúng bắt để buộc họ phải cung khai nơi cất giấu tiền bạc (vì vậy người ta gọi bọn chúng là bọn "đốt máy") và thỉnh thoảng còn tiến công cả vào các thành phố. Những đám giặc cướp đó núp dưới danh nghĩa những người Buốc-bông: tự xưng là đi rửa thù cho nhà vua và Thượng đế đã bị lật đổ. Quả thật, những tên bị cách mạng làm tổn hại trực tiếp đến bản thân đã kéo đến nhập bọn với chúng, người ta đồn rằng: có một vài tên tướng cướp đã nộp một phần số của cải cướp được cho bọn bảo hoàng, điều đó rất có thể có, nhưng chưa được xác nhận. Dẫu sao đi nữa, tình trạng rã rời và hỗn loạn của bộ máy cảnh sát vào cuối thời Viện Đốc chính đã đưa đến chỗ không thể bắt được bọn cướp và tồi lỗi của chúng không bị trừng pháp. Vị Tổng tài thứ nhất quyết định trước hết phải tiêu diệt bọn này. Đối với Na-pô-lê-ông, cần chừng sáu tháng để diệt trừ nạn trộm cướp, song những toán cướp chính đã bị dẹ p tan ngay từ những tháng đầu khi Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền.
Na-pô-lê-ông quy định những điều luật nghiêm ngặt: không bắt cầm tù, mà bắn ngay tại cỗ những tên cướp bị bắt, trừng trị cả những ai che giấu bọn chúng, mua bán những đồ vật ăn cướp, hoặc nói chung có quan hệ với bọn chúng; đó là những nét lớn về chính sách của Na-pô-lê-ông. Những phân đội đặc biệt đã trấn áp không tiếc tay, không phải chỉ những tên phạm tội trực tiếp và những tên đồng phạm, mà còn trấn áp cả những nhân viên cảnh sát nhu nhược, thông đồng hoặc tiêu cực với bọn chúng.
Trong trường hợp này, một điểm khác của Na-pô-lê-ông đã biểu lộ: Na-pô-lê-ông không dung thứ tội lỗi. Đối với Na-pô-lê-ông, mọi tội lỗi đều đáng trừng trị. Na-pô-lê-ông không thừa nhận và cũng không muốn thừa nhận có những trường hợp giảm tội. Có thể nói được rằng: trên nguyên tắc, Na-pô-lê-ông phủ nhận lòng nhân hậu, coi đó là một đức tính rất có hại và không thẻ thừa nhận được ở một nhà cầm quyền. Khi em trai thứ hai của Na-pô-lê-ông là Lu-i, được phong làm vua Hà Lan năm 1806, có khoe với anh rằng y rất được quý mến ở Hà Lan, thì lập tức ông anh nghiêm nghị ngắt lời ông em trai bằng câu: "Em ơi! khi người ta bảo vua là một người tốt thì có nghĩa là triều đại ấy đã đi đứt rồi đấy".
Tháng 4 năm 1811, tờ Nhật báo nước Pháp, vì quá sốt sắng, đã ca tụng bằng một giọng cảm kích nhất và nhiệt thành nhất "lòng nhân hậu" của hoàng đế khi hoàng đế chuẩn hứa lời thỉnh cầu của một người đến xin ban ơn nhân dịp hoàng đế vui mừng vì hoàng hậu sinh được một người kế nghiệp, Na-pô-lê-ông la mắng ầm ầm và lập tức viết thư cho bộ trưởng công an: "Thưa công tước Đrô-vi-gô, ai là người đã cho phép tờ Nhật báo nước Pháp hôm nay được đăng bài rất ngu xuẩn nói về chuyện riêng của tôi?". Và Na-pô-lê-ông hạ lệnh lập tức cách chức chủ bút tờ báo đó, vì "y đã làm nhiều chuyện ngốc nghếch"... Chắc hẳn Na-pô-lê-ông dễ dàng tha tôi cho người nào coi ông ta như một con vật hung dữ hơn là vu khống cho ông ta có lòng tốt. Sau này, tất cả những cái đó đã hiện ra đầy đủ, nhưng trong khi chờ đợi thì việc trấn áp khốc liệt hàng loạt bọn cướp đã chứng tỏ rằng người chủ mới đã không làm trái với câu châm ngôn mà nhiều người đã biết tới: thà làm tội oan 10 người con hơn để sót một người có tội.
Vừa thanh trừ bọn giặc cướp, Bô-na-pác vừa đặc biệt chú ý đến những việc xảy ra ở Văng-đê.
ở vùng này, bọn quý tộc và bọn tăng lực vẫn tiếp tục như trước đây (vì tất cả những lý do đặc thù kinh tế riêng biệt của tỉnh này và của một phần phía nam vùng Noóc-măng-đi sát với Văng-đê) lôi kéo một số nông dân, tổ chức và trang bị cho họ vũ khí loại tốt mà người Anh đã chuyển đến cho chúng bằng đường biển và lợi dụng rừng núi và đồng lầy, chúng tiến hành một cuộc chiến tranh du kích lâu dài chống lại tất cả các chính phủ cách mạng. Đối với bọn Văng-đê và bọn Su-ăng, Bô-na-pác áp dụng một chiến thuật khác hẳn đối với bọn cướp. Đúng trước khi cuộc đảo chính 18 Tháng Sương mù xảy ra, bọn Văng-đê dã thu được một loạt thắng lợi đối với những người Cộng hoà, chúng đã chiếm thành Năng-tơ và công nhiên nói đến sự phục hưng của dòng họ Buốc-bông. Một mặt, Bô-na-pác tăng cường lực lượng quân đội đi dề p bọn nổi loạn, mặt khác, hứa sẽ ân xá cho những kẻ hạ khí giới đầu hàng ngay và mặt khác nữa, cứ để cho người ta hiểu rằng ông sẽ không ngược đãi đạo Thiên chúa. Cuối cùng, Bô-na-pác tỏ ý muốn gặp riêng và thương lượng với người cầm đầu nổi tiếng của bọn Su-ăng là Gioóc - giơ Ca-đu-đan và dù cuộc thương lượng đó không đem lại kết quả gì thì Bô-na-pác cũng sẽ cấp giấy thông hành đặc biệt, bảo đảm an toàn đẩy đủ cho cá nhân Ca-đu-đan trong thời gian Can-đu-đan ở Pa-ri và được hoàn toàn tự do trở về.
Người nông dân cuồng tín xứ Brơ-ta-nhơ đó, thân hình đồ sộ và sức khoẻ phi thường, đã hội kiến riêng trong mấy tiếng đồng hồ với Bô-na-pác hồi bấy giờ còn mảnh khảnh, gầy gò. Vô cùng lo ngại cho tính mệnh của Bô-na-pác, các sĩ quan hầu cận đã đến đầy các phòng bên cạnh, vì mọi người đều biết rằng Can-đu-đan sẵn sàng hy sinh bất cứ bằng cách nào cho lý tưởng của mình và từ lâu tự coi như một kẻ đã hiến dâng mình cho cái chết.
Tại sao Can-đu-đan không giết Bô-na-pác? Duy nhất chỉ vì Can-đu-đan còn bị cái ảo mộng sau đây chỉ phối, chẳng bao lâu ảo mộng ấy đã tan vỡ, nhưng nhờ nó mà ngay từ buổi đầu sự nghiệp của mình, Bô-na-pác đã lừa phỉnh được bọn bảo hoàng. Chúng luôn luôn cho rằng viên tướng trẻ tuổi và nổi danh đó sinh ra để làm nhiệm vụ của Môn-cơ đã làm ở nước Anh năm 1660, tức là giúp dòng họ Xtuy-a đang bị đi đày trở lại ngai vàng và tiêu diệt nền Cộng hoà. Đúng là Na-pô-lê-ông đã bóp chết nền Cộng hoà và do tính chất giai cấp của chính quyền Na-pô-lê-ông nên ông ta đã dọn đường mở lối cho nền quân chủ, nhưng nếu cho rằng một con người như Na-pô-lê-ông lại có thể nhường vai trò cầm đầu cho bất kỳ người nào khác và cũng không đặt vấn đề xem Na-pô-lê-ông có thể làm được như vậy không, thì thật không còn gì ngu ngốc hơn.
Can-đu-đan không bóp chết Bô-na-pác, nhưng y rời khỏi phòng của Bô-na-pác với thái độ thù nghịch. Ngoài những đề nghị khác, vị Tổng tài thứ nhất đề nghị với Can-đu-đan gia nhập quân đội với hàm cấp tướng và đương nhiên là với điều kiện hạn chế: Can-đu-đan chỉ được đi đánh kẻ thù bên ngoài. Can-đu-đan từ chối và quay về Văng-đê. Một trong những kẻ cầm đầu chính khác của phong trào Su-ăng và Phrốt-tê thì bị bắt làm tù binh và bị bắt chết. Tuy đã bị quân chính phủ đánh bại vào tháng 1 năm 1800, Can-đu-đan vẫn tiếp tục chiến đấu sau cuộc gặp gỡ với Bô-na-pác. Nhưng Can-đu-đan đã phải trốn tránh trong những thời gian dài và chỉ dám tổ chức những cuộc đột kích bất thần vào những đội quân nhỏ hoạt động độc lập của quân đội Cộng hoà. Lúc này những thắng lợi của quân đội chính phủ, lời hứa ân xá, sự giảm nhẹ chính sách chống giáo hội, những hy vọng mà dòng họ Buốc-bông và tay chân của chúng đang đặt và Bô-na-pác, toàn bộ tình hình đó đã làm sức chiến đấu và tinh thần của bọn Su-ăng giảm sút rất nhiều. Đội ngũ của Can-đu-đan thưa thớt. ở Văng-đê, tâm lý chung là chờ đợi, thiên về xoa dịu và mua chuộc người thủ lĩnh mới của nền Cộng hoà Pháp có thái độ khoan nhượng đối với bọn bảo hoàng. Lúc bấy giờ, Bô-na-pác cũng không đòi hỏi gì hơn; trong những tháng đầu ấy, tháng 11, tháng 12 năm 1799 và nửa đầu năm 1800, ông ta phải bằng lòng với những cách giải quyết cấp thiết trước mắt để còn lo cho cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu vào mùa xuân.
Bô-na-pác đi từ việc khẩn cấp này đến việc khẩn cấp khác: từ việc trấn áp bọn giặc cướp đến việc Văng-đê, từ việc Văng-đê đến công việc tài chính, bởi vì phải nuôi ăn, may mặc, trang bị cho một đội quân mạnh mẽ mà ông ta sẽ điều động vào mùa xuân, nhưng tiền vàng trong ngân khố đã cạn sạch - Viện Đốc chính đã xoáy hết quỹ của Nhà nước. Na-pô-lê-ông cần một chuyên viên, và phải là một chuyên viên giỏi. Na-pô-lê-ông tìm ngay được một người như thế ở Gô-đanh, và đã cử Gô-đanh làm bộ trưởng tài chính.
Từ khi Bô-na-pác lên nắm chính quyền thì đương nhiên những việc trong lĩnh vực tài chính cũng đã được giải quyết theo cùng với những nguyên tắc như trong các lĩnh vực khác: nhà quân phiệt độc tài và Gô-đanh, người thừa hành ý chí của ông ta, cả hai đều đã quyết định dùng thuế gián thu hơn là thuế trực thu. Hình thức đánh thuế này, chung quy chỉ đổ vào người tiêu thụ giàu cũng như nhà nghèo, thuận lợi cho Na-pô-lê-ông do tính chất "tự động" của nó, vì thuế gián thu không gây bất hoà giữa người nộp thuế với người thu thuế cũng như với chính phủ, việc mua bán các vật phẩm tiêu dùng hằng ngày tự nó tiến hành bằng mọi cách, không cần đến sự can thiệp của bất cứ một người thu thuế nào.
Giai cấp tư sản thành thị và nông thôn lấy làm mãn nguyện về chính sách tài chính mới đó, họ cũng còn lấy làm hài lòng về một loạt các biện pháp khác đã thực hiện trong lĩnh vực này, như thành lập một cơ quan kiểm tra, định chế độ cho công tác kế toán, trấn áp quyết liệt các vụ ăn cắp và tham trắng trợn. Những kẻ tham ô nhiều đến nỗi nhà viết sử đôi khi có ý định liệt bọn chúng như một "tầng lớp" đặc biệt trong giai cấp tư sản.
Một vài kẻ đầu cơ và vơ vét công quỹ nhanh chóng cảm thấy bàn tay của người thủ lĩnh mới sắp đè nặng lên chúng. Ông ta đã bắt giam U-vra, tên thầu lương thực cho quân đội, nổi tiếng vì ăn cắp, tiến hành truy tố một vài tên khác, quy định rất nghiêm ngặt việc kiểm tra sổ sách, đình chỉ việc thanh toán những khoản chi mà Bô-na-pác thấy chưa hợp lý. Có lần Bô-na-pác phải tìm cách bỏ tù một nhà tài chính sau khi biết đích hắn đã ăn cắp tiền, dù hắn đã xoá được hay không xoá được vết tích, và giam cho đến khí nào hắn phải bằng lòng nhả mồi ra. Tuy vậy, cũng vẫn chưa tiêu diệt được tệ nạn tham ô.
Vào cuối thời kỳ Viện Đốc chính, những đám giặc cướp nổi lên, làm cho đường cái lớn ở miền nam và miền trung nước Pháp không đi lại được, đã mang tính chất một tệ nạn xã hội lớn. Chúng chặn đánh xe chở khách và xe vận tải trên các con đường lớn vào giữa ban ngày, ít khi chúng cướp bóc không, mà thường giết hại hành khách. Bọn chúng dùng vũ lực tiến công các làng mạc và dùng lửa tra khảo hàng giờ liền những người bị chúng bắt để buộc họ phải cung khai nơi cất giấu tiền bạc (vì vậy người ta gọi bọn chúng là bọn "đốt máy") và thỉnh thoảng còn tiến công cả vào các thành phố. Những đám giặc cướp đó núp dưới danh nghĩa những người Buốc-bông: tự xưng là đi rửa thù cho nhà vua và Thượng đế đã bị lật đổ. Quả thật, những tên bị cách mạng làm tổn hại trực tiếp đến bản thân đã kéo đến nhập bọn với chúng, người ta đồn rằng: có một vài tên tướng cướp đã nộp một phần số của cải cướp được cho bọn bảo hoàng, điều đó rất có thể có, nhưng chưa được xác nhận. Dẫu sao đi nữa, tình trạng rã rời và hỗn loạn của bộ máy cảnh sát vào cuối thời Viện Đốc chính đã đưa đến chỗ không thể bắt được bọn cướp và tồi lỗi của chúng không bị trừng pháp. Vị Tổng tài thứ nhất quyết định trước hết phải tiêu diệt bọn này. Đối với Na-pô-lê-ông, cần chừng sáu tháng để diệt trừ nạn trộm cướp, song những toán cướp chính đã bị dẹ p tan ngay từ những tháng đầu khi Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền.
Na-pô-lê-ông quy định những điều luật nghiêm ngặt: không bắt cầm tù, mà bắn ngay tại cỗ những tên cướp bị bắt, trừng trị cả những ai che giấu bọn chúng, mua bán những đồ vật ăn cướp, hoặc nói chung có quan hệ với bọn chúng; đó là những nét lớn về chính sách của Na-pô-lê-ông. Những phân đội đặc biệt đã trấn áp không tiếc tay, không phải chỉ những tên phạm tội trực tiếp và những tên đồng phạm, mà còn trấn áp cả những nhân viên cảnh sát nhu nhược, thông đồng hoặc tiêu cực với bọn chúng.
Trong trường hợp này, một điểm khác của Na-pô-lê-ông đã biểu lộ: Na-pô-lê-ông không dung thứ tội lỗi. Đối với Na-pô-lê-ông, mọi tội lỗi đều đáng trừng trị. Na-pô-lê-ông không thừa nhận và cũng không muốn thừa nhận có những trường hợp giảm tội. Có thể nói được rằng: trên nguyên tắc, Na-pô-lê-ông phủ nhận lòng nhân hậu, coi đó là một đức tính rất có hại và không thẻ thừa nhận được ở một nhà cầm quyền. Khi em trai thứ hai của Na-pô-lê-ông là Lu-i, được phong làm vua Hà Lan năm 1806, có khoe với anh rằng y rất được quý mến ở Hà Lan, thì lập tức ông anh nghiêm nghị ngắt lời ông em trai bằng câu: "Em ơi! khi người ta bảo vua là một người tốt thì có nghĩa là triều đại ấy đã đi đứt rồi đấy".
Tháng 4 năm 1811, tờ Nhật báo nước Pháp, vì quá sốt sắng, đã ca tụng bằng một giọng cảm kích nhất và nhiệt thành nhất "lòng nhân hậu" của hoàng đế khi hoàng đế chuẩn hứa lời thỉnh cầu của một người đến xin ban ơn nhân dịp hoàng đế vui mừng vì hoàng hậu sinh được một người kế nghiệp, Na-pô-lê-ông la mắng ầm ầm và lập tức viết thư cho bộ trưởng công an: "Thưa công tước Đrô-vi-gô, ai là người đã cho phép tờ Nhật báo nước Pháp hôm nay được đăng bài rất ngu xuẩn nói về chuyện riêng của tôi?". Và Na-pô-lê-ông hạ lệnh lập tức cách chức chủ bút tờ báo đó, vì "y đã làm nhiều chuyện ngốc nghếch"... Chắc hẳn Na-pô-lê-ông dễ dàng tha tôi cho người nào coi ông ta như một con vật hung dữ hơn là vu khống cho ông ta có lòng tốt. Sau này, tất cả những cái đó đã hiện ra đầy đủ, nhưng trong khi chờ đợi thì việc trấn áp khốc liệt hàng loạt bọn cướp đã chứng tỏ rằng người chủ mới đã không làm trái với câu châm ngôn mà nhiều người đã biết tới: thà làm tội oan 10 người con hơn để sót một người có tội.
Vừa thanh trừ bọn giặc cướp, Bô-na-pác vừa đặc biệt chú ý đến những việc xảy ra ở Văng-đê.
ở vùng này, bọn quý tộc và bọn tăng lực vẫn tiếp tục như trước đây (vì tất cả những lý do đặc thù kinh tế riêng biệt của tỉnh này và của một phần phía nam vùng Noóc-măng-đi sát với Văng-đê) lôi kéo một số nông dân, tổ chức và trang bị cho họ vũ khí loại tốt mà người Anh đã chuyển đến cho chúng bằng đường biển và lợi dụng rừng núi và đồng lầy, chúng tiến hành một cuộc chiến tranh du kích lâu dài chống lại tất cả các chính phủ cách mạng. Đối với bọn Văng-đê và bọn Su-ăng, Bô-na-pác áp dụng một chiến thuật khác hẳn đối với bọn cướp. Đúng trước khi cuộc đảo chính 18 Tháng Sương mù xảy ra, bọn Văng-đê dã thu được một loạt thắng lợi đối với những người Cộng hoà, chúng đã chiếm thành Năng-tơ và công nhiên nói đến sự phục hưng của dòng họ Buốc-bông. Một mặt, Bô-na-pác tăng cường lực lượng quân đội đi dề p bọn nổi loạn, mặt khác, hứa sẽ ân xá cho những kẻ hạ khí giới đầu hàng ngay và mặt khác nữa, cứ để cho người ta hiểu rằng ông sẽ không ngược đãi đạo Thiên chúa. Cuối cùng, Bô-na-pác tỏ ý muốn gặp riêng và thương lượng với người cầm đầu nổi tiếng của bọn Su-ăng là Gioóc - giơ Ca-đu-đan và dù cuộc thương lượng đó không đem lại kết quả gì thì Bô-na-pác cũng sẽ cấp giấy thông hành đặc biệt, bảo đảm an toàn đẩy đủ cho cá nhân Ca-đu-đan trong thời gian Can-đu-đan ở Pa-ri và được hoàn toàn tự do trở về.
Người nông dân cuồng tín xứ Brơ-ta-nhơ đó, thân hình đồ sộ và sức khoẻ phi thường, đã hội kiến riêng trong mấy tiếng đồng hồ với Bô-na-pác hồi bấy giờ còn mảnh khảnh, gầy gò. Vô cùng lo ngại cho tính mệnh của Bô-na-pác, các sĩ quan hầu cận đã đến đầy các phòng bên cạnh, vì mọi người đều biết rằng Can-đu-đan sẵn sàng hy sinh bất cứ bằng cách nào cho lý tưởng của mình và từ lâu tự coi như một kẻ đã hiến dâng mình cho cái chết.
Tại sao Can-đu-đan không giết Bô-na-pác? Duy nhất chỉ vì Can-đu-đan còn bị cái ảo mộng sau đây chỉ phối, chẳng bao lâu ảo mộng ấy đã tan vỡ, nhưng nhờ nó mà ngay từ buổi đầu sự nghiệp của mình, Bô-na-pác đã lừa phỉnh được bọn bảo hoàng. Chúng luôn luôn cho rằng viên tướng trẻ tuổi và nổi danh đó sinh ra để làm nhiệm vụ của Môn-cơ đã làm ở nước Anh năm 1660, tức là giúp dòng họ Xtuy-a đang bị đi đày trở lại ngai vàng và tiêu diệt nền Cộng hoà. Đúng là Na-pô-lê-ông đã bóp chết nền Cộng hoà và do tính chất giai cấp của chính quyền Na-pô-lê-ông nên ông ta đã dọn đường mở lối cho nền quân chủ, nhưng nếu cho rằng một con người như Na-pô-lê-ông lại có thể nhường vai trò cầm đầu cho bất kỳ người nào khác và cũng không đặt vấn đề xem Na-pô-lê-ông có thể làm được như vậy không, thì thật không còn gì ngu ngốc hơn.
Can-đu-đan không bóp chết Bô-na-pác, nhưng y rời khỏi phòng của Bô-na-pác với thái độ thù nghịch. Ngoài những đề nghị khác, vị Tổng tài thứ nhất đề nghị với Can-đu-đan gia nhập quân đội với hàm cấp tướng và đương nhiên là với điều kiện hạn chế: Can-đu-đan chỉ được đi đánh kẻ thù bên ngoài. Can-đu-đan từ chối và quay về Văng-đê. Một trong những kẻ cầm đầu chính khác của phong trào Su-ăng và Phrốt-tê thì bị bắt làm tù binh và bị bắt chết. Tuy đã bị quân chính phủ đánh bại vào tháng 1 năm 1800, Can-đu-đan vẫn tiếp tục chiến đấu sau cuộc gặp gỡ với Bô-na-pác. Nhưng Can-đu-đan đã phải trốn tránh trong những thời gian dài và chỉ dám tổ chức những cuộc đột kích bất thần vào những đội quân nhỏ hoạt động độc lập của quân đội Cộng hoà. Lúc này những thắng lợi của quân đội chính phủ, lời hứa ân xá, sự giảm nhẹ chính sách chống giáo hội, những hy vọng mà dòng họ Buốc-bông và tay chân của chúng đang đặt và Bô-na-pác, toàn bộ tình hình đó đã làm sức chiến đấu và tinh thần của bọn Su-ăng giảm sút rất nhiều. Đội ngũ của Can-đu-đan thưa thớt. ở Văng-đê, tâm lý chung là chờ đợi, thiên về xoa dịu và mua chuộc người thủ lĩnh mới của nền Cộng hoà Pháp có thái độ khoan nhượng đối với bọn bảo hoàng. Lúc bấy giờ, Bô-na-pác cũng không đòi hỏi gì hơn; trong những tháng đầu ấy, tháng 11, tháng 12 năm 1799 và nửa đầu năm 1800, ông ta phải bằng lòng với những cách giải quyết cấp thiết trước mắt để còn lo cho cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu vào mùa xuân.
Bô-na-pác đi từ việc khẩn cấp này đến việc khẩn cấp khác: từ việc trấn áp bọn giặc cướp đến việc Văng-đê, từ việc Văng-đê đến công việc tài chính, bởi vì phải nuôi ăn, may mặc, trang bị cho một đội quân mạnh mẽ mà ông ta sẽ điều động vào mùa xuân, nhưng tiền vàng trong ngân khố đã cạn sạch - Viện Đốc chính đã xoáy hết quỹ của Nhà nước. Na-pô-lê-ông cần một chuyên viên, và phải là một chuyên viên giỏi. Na-pô-lê-ông tìm ngay được một người như thế ở Gô-đanh, và đã cử Gô-đanh làm bộ trưởng tài chính.
Từ khi Bô-na-pác lên nắm chính quyền thì đương nhiên những việc trong lĩnh vực tài chính cũng đã được giải quyết theo cùng với những nguyên tắc như trong các lĩnh vực khác: nhà quân phiệt độc tài và Gô-đanh, người thừa hành ý chí của ông ta, cả hai đều đã quyết định dùng thuế gián thu hơn là thuế trực thu. Hình thức đánh thuế này, chung quy chỉ đổ vào người tiêu thụ giàu cũng như nhà nghèo, thuận lợi cho Na-pô-lê-ông do tính chất "tự động" của nó, vì thuế gián thu không gây bất hoà giữa người nộp thuế với người thu thuế cũng như với chính phủ, việc mua bán các vật phẩm tiêu dùng hằng ngày tự nó tiến hành bằng mọi cách, không cần đến sự can thiệp của bất cứ một người thu thuế nào.
Giai cấp tư sản thành thị và nông thôn lấy làm mãn nguyện về chính sách tài chính mới đó, họ cũng còn lấy làm hài lòng về một loạt các biện pháp khác đã thực hiện trong lĩnh vực này, như thành lập một cơ quan kiểm tra, định chế độ cho công tác kế toán, trấn áp quyết liệt các vụ ăn cắp và tham trắng trợn. Những kẻ tham ô nhiều đến nỗi nhà viết sử đôi khi có ý định liệt bọn chúng như một "tầng lớp" đặc biệt trong giai cấp tư sản.
Một vài kẻ đầu cơ và vơ vét công quỹ nhanh chóng cảm thấy bàn tay của người thủ lĩnh mới sắp đè nặng lên chúng. Ông ta đã bắt giam U-vra, tên thầu lương thực cho quân đội, nổi tiếng vì ăn cắp, tiến hành truy tố một vài tên khác, quy định rất nghiêm ngặt việc kiểm tra sổ sách, đình chỉ việc thanh toán những khoản chi mà Bô-na-pác thấy chưa hợp lý. Có lần Bô-na-pác phải tìm cách bỏ tù một nhà tài chính sau khi biết đích hắn đã ăn cắp tiền, dù hắn đã xoá được hay không xoá được vết tích, và giam cho đến khí nào hắn phải bằng lòng nhả mồi ra. Tuy vậy, cũng vẫn chưa tiêu diệt được tệ nạn tham ô.