watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Ba Mươi Sáu - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Ba Mươi Sáu

Tác giả: Khuyết Danh

N gưu Lư Tử chờ tới canh hai, xách gậy và búa leo tường vào hoa viên đi thẳng tới chỗ để quan tài của tiểu thư, bát giác nhớ tới lúc liệm tiểu thư, lưỡi le mắt trợn, thời thất kinh thụt lùi lại. Một lát gượng gạo đi tới quỳ vái rằng: "Ân ai vong hồn tiểu thư, Lư Tử này vì nghèo nên làm láo, xin tiểu thư cho mượn chút ít tư trang, bao giờ phát tài, sẽ tạ lễ”. Vái rồi bước tới dứt néo đút gậy bật nắp hòm qua một bên, vừa muốn thò tay vào, bỗng nghe tiếng rên ư ử, liền đưa mắt nhìn, thấy tiểu thư vừa lồm cồm ngồi dậy, vừa nói: "Kẻ vô phước này xin nhớ lời công công dạy bảo". Bấy giờ Lư Tử hồn vía lên mây, chạy nép một bên, giây lát tỉnh trí lại nghĩ rằng: "Bây giờ tiểu thư mới hoàn hồn, chắc hơi thở còn yếu lắm, vậy ta nên bóp cổ cho chết lại, mới lấy được của". Nghĩ rồi vội vã chạy lại vừa muốn ra tay, chợt nghe đánh xẹt một tiếng, tay trái đã bị thương đau lắm, song không dám la. Ngoảnh đầu ngó lại, thấy có bóng một người đi tới, Lư Tử dớn dác muốn chạy, bị người ấy đá nhào xuống đất, rút gươm ra kề vào cổ hỏi rằng: "Người chết trong hòm đó là ai?". Lư Tử nói: "Ấy là Liễu Kim Thiền tiểu thư thắt cổ chết". Người ấy lại hỏi: "Tại sao tiểu thư thắt cổ?". Lư Tử nói rằng: "Vì nghe Nhan sinh đã thú tội, nên tiểu thư tự vẫn không hiểu có ý riêng gì, xin lão gia dung mạng tiểu nhân, đừng giết tội nghiệp". Nói rồi lạy dài. Người ấy nói rằng: "Không thể tha được, ban đầu mi tham của cạy hòm, tội còn nhẹ, sau này lại sinh lòng hại người nữa, thời còn dung làm sao?". Tiếng nói vừa dứt lời Lư Tử đã bay đầu, hồn về quỷ cảnh.


Người lạ ấy là Kim Mậu Thúc ba lần gặp Nhan sinh ở quán, mà Kim Mậu Thúc tức là Bạch Ngọc Đường giả dạng. Từ lúc giúp bạc cho Nhan sinh, hằng tới lui nhà Liễu Hồng dò xét, thấy Nhan sinh ở yên thời vui lòng lắm, ai đè thình lình nghe Nhan sinh bị huyện Tường Phù bắt giam, lấy làm lạ nên thừa lúc tăm tối tới nhà Liễu Hồng rình nghe công việc, chớ thiệt chưa hay tin tiểu thư tự vẫn.”


Bạch Ngọc Đường đã giết Lư Tử rồi, nhìn lại thấy tiểu thư đã sống liền kêu lớn lên rằng: "Tiểu thư đã hoàn hồn rồi, tiểu thư sống lại rồi". La rồi liền nhảy ra khỏi tường đi mất dạng. Bọn tuần canh nghe kêu liền xách đèn đi xem, thấy tiểu thư đã sống lại thật, liền lật đật đi báo cho Viên ngoại, vừa đi thì đụng thây Lư Tử, chúng nó kinh hãi vừa chạy vừa la.
Vợ chồng Liễu Hồng nghe nói tiểu thư sống lại thì mừng rỡ vô hạn, bươn bả chạy ra hoa viên đã thấy có Điền Thị ở đó, liền giục ẵm tiểu thư về phòng, thuốc men một lát mới thấy phục thần như cũ, song còn yếu phải tĩnh dưỡng ít lâu. Tiểu thư đã tỉnh rồi, Liễu Hồng mới trở ra khỏi cửa, thời bọn tuần canh lại báo có thây chết nữa, Liễu Hồng liền lật đật đi theo, tới nơi thấy rõ là thây Ngưu Lư Tử, thất kinh nói: "Quái lạ, sao Lư Tử vào đây để bị chúng giết, vào đây làm gì lại có gậy có búa, hoặc có ý trộm của, mà nếu cạy hòm, thấy tiểu thư sống lại thời thôi, sao còn ai giết nó, lạ quá!". Nói rồi sai người đi báo với trưởng thôn. Ông ta tới nơi cười nhạt rằng: "Nhà ông thật làm rối cho làng xóm lắm, đêm trước bóp cổ chết liễu hoàn, nay lại chém gia bộc, thật là việc khó lắm lắm". Liễu Hồng nghe gióng hơi, biết cậu ta đòi ăn tiền, lật đật vào mở tủ lấy tiền ra hối lộ. Ai dè vào tới buồng tủ đã gãy khóa, mở ra thời bạc mất hết mười phong, bụng ông ta đã nát biến như tương, gượng lấy chút ít bạc lẻ cho trưởng thôn để cậy đi báo quan trên.


Trưởng thôn đi rồi, Liễu Hồng trở vào gọi Phùng Thị bàn luận việc mất bạc. Ý ông ta muốn cáo để quan trên tầm nã gian nhân. Phùng Thị can rằng: "Ông tính việc ấy không được, hiện nay nhà mình có hai án sát nhân còn lôi thôi chưa xong, nay lại có việc mất trộm nữa, e họ biết nhà mình có nhiều tin, không khỏi bức sách, chừng ấy chẳng những mất mười phong bạc kia mà lại còn hao thêm, không biết bao nhiêu nữa". Liễu Hồng khen phải, bèn bỏ qua việc ấy.


Còn Mã Thị ở nhà đợi chồng mãi không thấy về, trong bụng đã lo sợ, chợt thấy có Lý Nhị tới cho hay Lư Tử bị giết thời khóc kể om sòm. Ngưu Tam nghe rõ câu chuyện đã chẳng buồn lại mắng dâu rằng: "Con, dâu bất hiếu như vậy chết hết cũng không buồn nữa là một mình Lư Tử. Tao cản nó không được thời thôi, đó là sự báo ứng nhãn tiền còn khóc gì nữa". Mắng rồi bảo Lý nhị dắt mình ra mắt Viên ngoại, và làm chứng cho quan khám tử thi, rồi xin lĩnh về.


Nhan sinh ở trong ngục nhờ có Võ Mặc hầu hạ nên không đến nỗi khốn nạn lắm. Ngày nọ người coi ngục họ Giả kêu Võ Mặc ra miếu ngục thần, tỏ ý rằng không muốn cho nó ở hầu Nhan sinh nữa. Võ Mặc cũng biết thói đời sâu mọt, nhưng bây giờ túi không còn dính một xu, biết lấy gì mà đút lót, chỉ có kêu khóc năn nỉ mà thôi. Nhưng cái đồ lỗ mãng nọ, đâu có lòng trắc ẩn, biết thương người hoạn nạn chịu cho Võ Mặc ở hầu chủ. Võ Mặc đương lúc khó liệu, thấy cai ngục họ Ngô kêu cai ngục họ Giả ra ngoài nói chuyện. Một lát Giả trở vào hỏi rằng: "Mi với Bạch tướng công thân thích nhau không?". Võ Mặc đáp: "Không có quen với ai họ Bạch cả“.
- Sao Bạch tướng công nào cho chúng ta rất nhiều tin, dặn dò gửi gấm chủ mi, và xin vào ra mắt.
- Cái đó thật tôi không biết.


Giả còn đương cật hỏi Võ Mặc, thấy Ngô đưa một người đi vào. Võ Mặc nhìn người ấy ăn mặc đồ võ sinh, hình dung tuấn tú, ra vẻ hào kiệt anh hùng, có hơi giống Kim Mậu Thúc, nhưng không dám nhìn, chỉ làm thinh mà ngó. Người ấy là Bạch Ngọc Đường. Bạch Ngọc Đường thấy Võ Mặc liền vịn vai hỏi rằng: "Em cũng vào ở trong này nữa sao?". Võ Mặc thưa: "Dạ, tôi ở trong này hầu chủ tôi, dầu có bề nào, có chủ có tớ, chớ tôi bỏ đi đâu cho đành". Ngọc Đường nghe nói thương lắm khen rằng: "Trẻ nhỏ mà được ân hậu như em đây, ta chưa được thấy". Võ Mặc đáp: "Cái đó là bổn phận của tớ, có lạ chi, mà tướng công có phải là họ Kim không?". Bạch Ngọc Đường đáp phải, rồi lại hỏi Nhan Sinh hiện bị giam cầm nơi nào?


Ấy là:
Chủ mắc nạn, tớ cam một dạ,
Bạn chịu oan, ai nỡ hai lòng.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm