watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Mười Chín - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Mười Chín

Tác giả: Khuyết Danh

B ao Công khi được thăng chức Thừa tướng thời nhớ tới ơn Nam hiệp Triển Chiêu lắm, một hôm đi chầu về vào thư phòng viết một phong thư truyền “ Bao Hưng sắm hậu lễ sai người mang ba trăm lượng bạc tới phủ Thường Châu, huyện Võ Tấn, thôn Ngọc Truật rước Triển Hùng Phi và viết luôn một phong thư khác về thăm nhà. Sau đó chợt thấy viên đầu mục vào bẩm có một người đàn ông và một người đàn bà kêu oan ngoài phủ. Bao Công lật đật thăng đường, cho đòi hai người ấy vào. Cả hai đều trạc tuổi ngũ tuần, Bao Công cho đòi người đàn bà lên hỏi, bà ta khai rằng: "Tôi là Dương Thị, chồng họ Huỳnh chết đã lâu rồi, có để lại hai gái, đứa lớn tên Kim Hương, đứa nhỏ tên Ngọc Hương, con nhỏ đã hứa gả cho con trai Triệu Quốc Thạnh. Đến ngày cưới con nhỏ về nhà chồng còn con lớn cũng đi đâu mất, tìm kiếm hết sức không được, tôi bối rối vô cùng, ai dè họ Triệu tới, nói tôi là tráo chị duyên em, không biết y lấy cớ gì tôi đã mất con mà còn vu điều chẳng phải nữa, xin lão gia phán xử “. Bao Công nghe xong hỏi rằng: "Nhà bà thường có thân quyến tới thăm luôn chăng?". Dương Thị đáp: "Chẳng những là thân quyến, cho tới nhà ở chòm xóm cũng không mấy khi tới thăm". Bao Công nghe rồi hỏi tới Triệu Quốc Thạnh, thời y khai rằng: "Tôi nguyên có định hôn cho con tôi với đứa con gái nhỏ của bà họ Dương, vì con ấy xinh xắn, còn chị nó thì xấu lắm, lúc rước dâu về nhà té ra bị tráo chị thế duyên em, tôi tức mình tới rầy rà với bà, thời bà ấy lại bắt đền tôi sao cưới em mà lại rước luôn chị, vì sự ức cúi xin thượng quan thẩm xét". Bao Công hỏi rằng: "Ông biết rõ mặt hai chị em nó hay không?". Triệu Quốc Thạnh đáp: "Trước khi tôi chưa kết thân cũng đã biết rõ cả mặt chúng nó". Bao Công nghe rõ đầu đuôi tạm cho cả hai lui về, chờ người dọ tin.
Bao Công lui vào thư phòng, Bao Hưng dâng trà lên, uống được ít hớp, thời thấy đôi mắt đờ đẫn, và nói rằng: "Hơi gì tanh quá vậy?". Nói rồi ngã gục xuống mê man bất tỉnh, Bao Hưng la hoảng lên, bọn Lý Tài chạy vào đỡ đem lên giường. Lý phu nhân nghe tin cũng chạy ra, chỉ thấy Bao Công nằm dài trên giường, mắt trợn ngược, tròng không đảo nữa, không hiểu bệnh tình ra sao, rất là lo sợ. Ngay sau đó thấy Công Tôn Sách tới, đi thẳng lại giường chẩn mạch cho Bao Công. Coi xong lấy làm lạ lắm. Bao Hứng hỏi: "Bệnh Tướng công thế nào?". Công Tôn Sách đáp: "Đó chẳng có bệnh chi, chẳng qua là mê ngất một lúc thôi”. Nói rồi sai người vào bẩm cho Lý phu nhân hay và an ủi người, còn mình thì lo viết sớ tâu lên Thánh thượng. Thiên tử hay tin phái ngự y tới, song cũng không rõ đó là bệnh gì. Thái hậu cũng sai Trần Lâm tới viếng. Bao Công mê man như vậy suốt năm ngày, không ăn uống nói năng gì cả. Bọn Bao Hưng, Lý Tài, Công Tôn Sách và bốn dũng sĩ, Vương, Mã, Trương, Triệu hầu hạ ngày đêm không rời, ai nấy chỉ nhìn mặt nhau thở dài than vắn thôi. Sau đó có tin người đi Thường Châu về nói Triển Hùng Phi không có ở nhà, lão bộc hứa rằng ngài về sẽ thưa lại. Còn tin nhà thời ông bà đều bình an cả.
Triển Chiêu sau khi cứu Kim Ngọc Tiên cùng Vương Triều chia tay tới nay, chỉ sớm xem phong cảnh các nơi danh thắng, chiều lại cùng các sãi nơi phật am. Nghe tin Bao Công tìm được quốc mẫu, thăng chức Thừa tướng, Triển Chiêu vui mừng vô hạn, bèn nghĩ rằng: "Đã như thế ấy, thời ta còn e gì lại không tới phủ Khai Phong một phen". Ý đã quyết rồi, cứ thẳng đường vừa ngoạn du vừa đi tới. Một buổi trưa kia đi tới trấn Du Lâm, lên nhà hàng uống rượu, vừa cất chén uống, thấy có một người đàn bà đi tới, áo quần rách rưới, mặt mày mét xanh, hình vóc ốm o, rất là tiều tụy. Một lát người ấy tới trước mặt nói rằng: "Nô gia là Vương Thị, chồng là Hồ Thành ở tại thôn Tam Bảo, nhân gặp năm hạn mất mùa, không lấy chi nuôi được thân, rủi chồng và mẹ chồng phải bệnh nặng, thuốc men đã chẳng có, cơm nước lại không, muôn phần nguy hiểm, nô gia phải đánh liều đi xin, cầu quý quân tử mở dạ từ bi cứu cho chút ít". Triển Chiêu thấy người đàn bà nói tha thiết bèn móc túi cho một đỉnh bạc và dặn rằng: "Thím nên đem bạc này về lo thuốc men cho mẹ chồng và chồng thím, còn dư bao nhiêu làm tiền dưỡng bệnh, đừng có đi nghêu ngao xin xỏ nữa không nên". Người đàn bà nhìn thấy đỉnh bạc ấy rất nhiều, ước hơn ba lượng, thời không dám lấy, nói rằng: "Quân tử có lòng làm phúc xin cho một vài đồng là đủ, nô gia không dám nhận nhiều”. Triển Chiêu lấy làm lạ hỏi rằng: "Ta đã cho, sao lại từ không lấy?". Người đàn bà đáp: "Thưa quý khách, lòng tốt của ngài con xin đội ơn mãi mãi, song e đem bạc này về mẹ chồng và chồng của con sinh nghi, hóa ra chẳng phụ lòng tốt của ngài sao?". Triển Chiêu chưa biết nói sao, người chủ lầu nghe vậy chạy lại nói rằng: "Thím đừng ngại chuyện đó, quân tử đã có lòng tốt thời cứ nhận đi, nếu sau có chuyện gì cứ bảo chồng thím lại đây nói tôi, tôi sẽ làm chứng cho". Triển Chiêu nghe dứt lời, khen là phải. Ai dè bên cạnh có một đứa vô lại tên là Lý Nhi tính hay vu trá, thấy vậy liền bước lại trước mặt Triển Chiêu mà rằng: "Quan khách chớ nên cho người đàn bà ấy nhiều tiền như vậy, đó là cái nghề kiếm ăn của chúng nó. Trước đây ít lâu, có người cho y bạc, bị chồng y nghi, sinh ra lắm chuyện lôi thôi, bức lấy một trăm lượng bạc mới chịu thôi, không thì kiếm điều xấu hổ vu cho. Bây giờ quan khách cho y bạc, e chốc lát chẳng khỏi chồng y lại sinh sự lôi thôi nữa". Triển Chiêu nói không chú ý, song bụng nghĩ rằng: "Nếu quả nó dối gạt, ta cũng không lo gì, sợ là sợ kẻ khác mắc lừa mà thôi, bây giờ ta vô sự, cũng nên đi tới thôn Tam Bảo, coi xem quả vậy sẽ trừng trị chúng nó một phen để răn kẻ khác". Nghĩ rồi tính tiền trả nhà hàng rồi xuống lầu nhắm thôn Tam Bảo đi tới. Đi một đỗi thời trời đã tối, thấy bên đường có một cái am đạo sĩ Hình Kiết đi bái đàn phương xa, nên trong am chỉ có hai tiểu đạo là Đàm Minh, Đàm Nguyệt ở mà thôi, mé bên tây cho khách ở.
Tới đến hết canh hai, Triển Chiêu tỉnh dậy, lén ra khỏi điện đi lại thôn Tam Bảo, ai dè qua một chỗ kia đèn đốt sáng trưng và có tiếng chuyện vãn rầm rì. Triển Chiêu bèn nhảy lên tường dòm xuống thấy tên đạo sĩ đương nói chuyện với một người con gái, bèn lắng tai nghe. Người con gái nói rằng: "Chúng ta lập kế như thế, nhưng không biết chị hai về bên họ có chịu hay không chưa biết". Đạo sĩ nói: "Nếu họ không chịu thời còn nhạc mẫu lo cho mình, lo gì chuyện ấy, cho mệt". Triển Chiêu không hiểu chuyện gì, quay mình bỏ đi, chợt nghe đứa con gái ấy nói tiếp rằng: "Chàng nói Bàng Thái sư muốn hại Bao Công, chuyện ấy làm sao thuật lại cho thiếp nghe thử?". Triển Chiêu giật mình dừng lại rình nghe, tên đạo sĩ kia đáp rằng: "Em chưa biết việc đó, để tôi nói cho mà nghe, vả chăng phép của thầy ta hay lắm, bá phát bá trúng, bây giờ đương thiết đàn tại hoa viên của Bàng Thái sư được năm ngày rồi, đợi đúng bảy ngày thì xong, chừng ấy được đền ơn một ngàn lượng, chúng ta sẽ ăn cắp rồi cao chạy xa bay tìm nơi an hưởng, vợ chồng ta thỏa thích biết bao!”. Triển Chiêu nghe xong, lật đật trở về gom góp hành lý ra đi không thèm cáo từ ai hết, ra đường nhắm thành Biện Lương đi thẳng. Chẳng bao lâu tới thành, thời cửa đã đóng không sao vào được, liều dùng phép leo thành, vào được trong rồi bèn tìm tới phủ Thái sư, vòng ra sau hoa viên thấy cao tháp pháp đà, trên ấy đèn đuốc sáng trưng, có một đạo sĩ già bỏ tóc xõa thắp hương làm phép. Triển Chiêu lén lén đi lên đài, lại sau lưng đạo sĩ rút gươm ra.
Hình Kiết đương làm phép, chợt nghe sau gáy có hơi lạnh, liền quay đầu lại nhìn thấy Triển Chiêu đôi mắt chằm chằm huơ đao một cái hào quang nhoáng ra. Rầm! Bình để trên bàn vỡ đôi, đạo sĩ thất kinh hồn vía, ré lên một tiếng rồi chạy thẳng xuống đài. Triển Chiêu tức tốc chạy theo chém đạo sĩ chết ngã lăn, rồi trở lên đài xem xét, thấy trên bàn máu dơ lênh láng mảng bình dọc ngang. Triển Chiêu thấy có một cái hình người bằng cây, bèn lượm và lấy tấm khăn bàn gói lại rồi đi xuống lượm thêm cái đầu của Hình Kiết nữa, nhắm thư phòng của Bàng Thái sư đi tới.


Thật là:
Mưu hại Bao Công chưa tuyệt mạng,
Mà hồn đạo sĩ sắp chầu trời.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm