watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Sáu Mươi Ba - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Sáu Mươi Ba

Tác giả: Khuyết Danh

T ưởng Bình đi theo người hầu bàn vào phòng, nghe người hầu bàn hỏi rằng: "Cá có ngon không, ngài ăn có vừa miệng không?". Hàng Chương đáp: “ Ngon lắm, ơn các em ta không quên, chừng bệnh mạnh sẽ hậu tạ". Nói vừa tới Tưởng Bình bước vào kêu lớn rằng: "Nhị ca ôi! Thế anh tưởng em đã chết rồi sao?... ". Người hầu bàn thấy Tưởng Bình vào liền vội vã đi ra, còn Tưởng Bình đi thẳng tới bên giường Hàng Chương, quỳ xuống đất. Hàng Chương thấy vậy quay mặt ngó vào vách. Tưởng Bình khóc rằng: "Nhị ca ôi! Anh giận em sao? Thế nào anh cũng nghe em một đôi lời dầu em có chết cũng đành. Ban đầu Ngũ đệ ỷ tài không kể phép vua luật nước, làm cho Đại ca buồn bã tự vẫn, nếu không có em thời còn gì. Chuyện đó Nhị ca nào có rõ. Còn như em lập kế cho Đại ca và Nhị ca phân cách nhau đây là cố ý muốn thu phục Ngũ đệ, đến như việc đoạt thuốc thời em cũng vì muốn lập công để gỡ tội cho Ngọc Đường. Anh ôi! Nếu các anh em không hết lòng, Bao tướng gia không nhân đức thời Ngũ đệ phải thế nào, Nhị ca có biết không? Nay chúng ta cả thảy là năm anh em hiện bốn người một đoàn hội họp, một bạn bơ vơ, khiến đêm khóc ngày than, thế mà Nhị ca nào có thấu? Nhị ca ôi! Lúc em đi đây, giả dạng nhà sư, tự nguyện rằng: Nếu tìm được Nhị ca thời trở lại đoàn viên, bằng chẳng được quyết vào chùa tu trì, bõ kiếp xuân xanh cho rảnh". Nói rồi khóc nỉ non như trẻ mất sữa. Vừa khóc vừa nhìn lên mặt Hàng Chương, thấy Hàng Chương lấy khăn dụi mắt, biết là lời mình có thể làm động lòng, bèn tiếp thêm rằng: "Đến nay trời cũng chiều người, cho em được gặp anh ở đây, nếu anh giận em, quên tình minh thệ, há chẳng phải đem mồ hôi máu mắt của em và các bầu bạn chôn lấp đi sao? Nhị ca ôi! Lòng anh nỡ nào đành như vậy? Thôi! Nay Nhị ca đã thấy mặt em rồi, Nhị ca giận em, vậy em cũng thỏa lòng, rồi đây em sẽ tìm nơi vắng vẻ khóc cho cạn nước mắt rồi tự vẫn cho xong". Nói tới đó trong cổ nghẹn ngào, thốt chẳng ra lời nữa. Hàng Chương nghe mấy lời, cầm lòng không đậu liền quay mặt ra hỏi rằng: "Lòng của em anh đã rõ rồi, nhưng anh hỏi em: Vậy lúc em đoạt thuốc sao lại lấy tới hai viên, làm cho anh gặp lúc hiểm nguy, thiếu chút nữa bỏ mạng, có phải em làm như vậy là quấy lắm hay không?”. Tưởng Bình đáp: "Nhị ca ôi! Nếu vì sự đó mà anh giận em thời tội nghiệp cho em lắm, vả chăng cái túi của anh đựng thuốc ấy nó được bao lớn, không lấy ra làm sao đút thư vào được, hay là không lấy làm sao cho anh nghi được mà biết có thư, lại em đâu có biết bói mà đoán trước được ngày nay anh gặp việc hiểm nguy, nếu em biết thời em chừa lại một viên, có đâu đến nỗi ngày nay anh giận dỗi". Hàng Chương nghe nói cả cười ngồi dậy kéo tay Tưởng Bình mà đỡ đứng lên hỏi rằng: "Đại ca, Tam đệ đều mạnh giỏi chứ?". Tưởng Bình đáp: "Đều vô sự". Đáp lại rồi ngồi lại cạnh giường. Hàng Chương liền đem việc đánh nhau với hoa xung bị quăng ám khí, thuật lại. Tưởng Bình cũng đem việc tại Thiết Lĩnh quan nghe Hồ Hòa thuật chuyện như thế nào, cứu Long Đào, đâm chết Ngô Đạo Thành, đánh Hoa Xung bị thương thế nào đều thuật lại. Hàng Chương mừng rỡ nói: "Tuy Hoa Xung chưa chết, song bị một vít đó cũng đủ hết hồn rồi, và cũng trả được cái thù quăng ám khí".


Đương lúc hai người nói chuyện, bỗng thấy ở ngoài đi vào một người, tới trước mặt Hàng Chương quỳ mọp xuống. Tưởng Bình vội vàng đỡ dậy nói với Hàng Chương rằng: "Thưa Nhị ca, người này là Long Đào đây". Hàng Chương đáp: "Tôi có nghe lâu rồi, xin thứ lỗi cho tôi vì tôi không đáp lễ được!”. Long Đào nói: “Tôi ngày nay gặp được Nhị viên ngoại thật là may mắn muôn vàn, ước nguyện cho Nhị viên ngoại mau mau lành bệnh, giúp cho tôi được trả thù anh, ơn ấy sánh tày trời đất". Nói tới đó khóc như mưa xối, Tưởng Bình nói: "Long huynh chớ ngại, chờ Nhị ca tôi mạnh, sẽ hiệp lực trừ khử Hoa Xung, chúng tôi nguyện chẳng để tên giặc ấy sống được”. Long Đào cảm tạ lắm, Tưởng Bình liền ở lại quán săn sóc cho Hàng Chương lại có Long Đào phục dịch nên được chu toàn không mấy ngày mà vết thương của Hàng Chương lành lại, tinh thần tráng kiện như cũ.


Một hôm ba người đương ngồi ăn cơm, thấy Dạ Tinh Tử Phùng Thất chạy tới trán đẫm mồ hôi, tin cho hay rằng: "Hoa Hồ Điệp mới bị quan huyện xuống lệnh tìm bắt gắt lắm, nên đã trốn qua Tín Dương, vào ở trong Đặng Gia Bao". Long Đào nói: "Đã như vậy thời chúng ta phải tới Tín Dương rồi sẽ nghĩ mưu kế". Nói đoạn dạy Phùng Thất ra mắt hai anh em Hàng Chương rồi cùng nhau ngồi lại ăn uống. Tưởng Bình nói: "Hoa Xung là đứa tội ác đầy rẫy, không còn dung được. Theo ý chúng ta phải qua Tín Dương bắt nó một là để trừ họa về sau, hai là trả thù giùm cho Long huynh, ba là Nhị ca về phủ Khai Phong cũng được vẻ vang, ý Nhị ca tính lẽ nào?". Hàng Chương gật đầu. Tưởng Bình nói tiếp: "Vậy thời Nhị ca và tôi cứ để lốt quan võ và thầy chùa như vầy mà đi". Long Đào nói “ Tôi với Phùng Thất thời giả buôn bán dạo, tới đó đợi lúc hữu sự sẽ ra tay. Lại còn một việc là tôi có hẹn với Âu Dương gia và Đinh đại gia, nếu nay đi lên Tín Dương thời phải sai Phùng Thất qua thôn Mạc Hoa cho hay trước, kẻo mất công người tới Táo Quân Từ". Phùng Thất vâng lời hẹn sẽ gặp tại miếu Hà Thần bên mé tây cầu Trung Long. Long Đào lại nói với anh em Hàng Chương rằng: "Phùng Thất đi đây, lâu mất mấy ngày, sáng này tôi lại phải đi trước qua Tín Dương, vậy xin hai ngài yên nghỉ ít ngày rồi sẽ qua miếu Hà Thần cùng nhau hội nghị". Suy tính xong xuôi Dạ Tinh Tủ ra đi, nhằm thôn Mạc Hoa rời gót.


Đây lại nói qua Bắc Hiệp Âu Dương Xuân cùng Đinh Triệu Lang về thôn Mạc Hoa chơi bời mấy bữa, tâm đầu ý hợp, vui vẻ vô hạn. Nhân nhắc tới việc Hoa Xung, ba người tính phải qua Táo Quân Từ, bèn vào xin phép lão mẫu. Đinh mẫu có lòng ngại nhưng không lẽ thoái từ vì có Bắc Hiệp ở đó; nên lập ra một chước, dạy nhà bếp lo sắm tiệc rượu tiễn hành. Bắc Hiệp và hai anh em họ Đinh mừng lắm, xếp đặt hành lý xong xuôi, tới đầu canh ba đã dùng cơm rồi. Chợt thấy con hầu chạy tới cho hay rằng: "Thái thái mới nói trong mình khó ở, nên bây giờ đã ngủ rồi". Anh em họ Đinh nghe nói, lật đật đi vào trong, thấy Đinh mẫu nằm day mặt vào trong bèn hỏi: "Chẳng hay thân mẫu thấy trong mình thế nào?". Đinh mẫu làm thinh, giây lâu mới nói: “Ta không có sao, bay có việc thời cứ đi lo đi!". Hai anh em thấy vậy không dám đi, ở hầu tới canh tư, Đinh mẫu yên giấc mới rón rén bước ra.


Tới nhà khách vẫn thấy Bắc Hiệp còn thức. Bắc Hiệp nghe tin Đinh mẫu khó ở thời không dám ngủ, chờ anh em họ Đinh ra bèn hỏi thăm. Triệu Lang đáp: "Gia mẫu tuổi cao nên hay đau ốm như vậy, phiền lòng Âu huynh". Bắc Hiệp nói: "Chúng ta là bạn tri kỷ, mẹ nhị vị như mẹ tôi. À mà này bác khó ở, chúng ta bất tất tới Táo Quân Từ làm gì?". Nói rồi cùng yên ngủ.


Sáng ngày anh em họ Đinh vừa vào hầu mẹ trở ra tới nhà khách thời trang đinh vào bẩm có Phùng Thất tới. Phùng Thất vào ra mắt ba người, thuật việc bắt Hoa Xung từ đầu đến cuối, và đem lời Long Đào nói lại luôn. Bắc Hiệp hỏi: “Phùng Thất, chừng nào mi trở về bên ấy?". Phùng Thất đáp: "Tôi phải về lập tức đặng dò xét tin tức của Hoa Xung!”. Đinh đại gia liền thưởng Phùng Thất hai lượng bạc rồi nói với Bắc Hiệp rằng: "Cứ như lời Phùng Thất chúng ta phải hội tại miếu Hà Thần mới được". Bắc Hiệp đáp: "Phải, nhưng mà bác hiện đương bệnh, nhị vị đi sao cho tiện. Tốt hơn là để một mình tôi đi, qua đó hợp sức với Hàng gia, Tưởng gia và Long Đào giúp sức chắc trừ nổi Hoa Xung chẳng sai". Anh em họ Đinh nhân thấy mẹ đau nên chẳng dám bỏ đi, liền gật đầu, nhận theo lời Bắc Hiệp. Phùng Thất từ tạ về trước, còn Bắc Hiệp, ngày sau anh em họ Đinh đặt tiệc tiễn hành rồi trân trọng mà chia tay nhau.


Bây giờ chỉ nói riêng về Bắc Hiệp, lúc từ giã anh em họ Đinh, ra khỏi thôn Mạc Hoa, cứ theo đường cái đi riết tới địa giới Tín Dương.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm