watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Chín Mươi Hai - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Chín Mươi Hai

Tác giả: Khuyết Danh

B ọn lâu la chạy trốn rồi, bỏ sót lại con ngựa mà Ngại Hổ bị buộc sau, cậu ta thấy vậy khoái chí la om. Người con gái xấu đó bước tới hỏi rằng: "Nhà ngươi là ai?”. Ngại Hổ đáp: "Tôi là Ngại Hổ, bị bọn đó lén giật chân bắt". Người con gái lại hỏi: “Có người tên là Hắc Yêu Hồ ngươi có biết hay không?". Ngại Hổ đáp: "Trí Hóa ấy là thầy ta, Âu Dương Xuân là cha nuôi ta". Nghe thấy vậy cô gái vội nói: "Anh Ngại Hổ đây mà!". Nói rồi bước tới mở trói cho Ngại Hổ. Ngại Hổ đứng dậy xá một cái rồi hỏi: “ Xin hỏi cô tên họ là chi?". Người con gái nói: "Tôi tên là Thu Quỳ, Sa Long là cha nuôi tôi!”. Ngại Hổ hỏi: "Còn người mới bắn thằng giặc ấy là ai?". Thu Quỳ nói: "Đó là cô Phụng Tiên, con đẻ của cha nuôi tôi". Nói rồi ngoắc tay kêu: "Chị ơi đi lại đây". Phụng Tiên nghe gọi bèn đi lại. Thu Quỳ nói: "Anh Ngại Hổ tới đây rồi". Phụng Tiên nghe nói hai tiếng Ngại Hổ, liền dòm lên, bụng cả mừng, bước tới thi lễ.
Đương lúc ấy, có ba người từ lưng chừng núi đi xuống: Một là Thiết Diện Kim Cang Sa Long, còn hai người nữa là bạn của Sa Long tên là Mạnh Kiệt và Tiêu Xích. Thu Quỳ liền kêu lớn rằng: "Cha ơi! Hai chú ơi! Mau lại đây, anh Ngại Hổ đây này". Ba người liền đi vội tới. Tiêu Xích hỏi lớn rằng: "Cháu Ngại Hổ của ta đâu? Ta trông cháu ta lắm”.
Nguyên từ khi Bắc Hiệp, Trí Hóa, Đinh Triệu Huệ tới Ngọa Hổ Câu bày tỏ việc Mã Triêu Hiền, rồi khen Ngại Hổ nào là tuổi nhỏ gan to, nào là lên phủ Khai Phong, nào là đút chân vào ngự trát, đến ra giữa Ngũ đường cứu được trung thần nghĩa sĩ, được khen là tiểu hiệp. Mạnh Kiệt và Tiêu Xích nghe nói khen ngợi lắm, duy một mình Tiêu Xích nóng nảy muốn gặp Ngại Hổ liền, nên trông mãi. Nay nghe nói Ngại Hổ tới thời mừng biết bao nhiêu.
Ngại Hổ nghe Tiêu Xích hỏi lấy làm lạ hỏi lại rằng: "Ai đó vậy?". Chỉ nghe Tiêu Xích cười hả hả rằng: "Thật là chẳng lầm, xứng đôi biết bao nhiêu”.
Số là Bắc Hiệp và Trí Hóa thấy con gái Sa Long võ nghệ cao cường, rành nghề cung đạn, bắn trăm phát trăm trúng, bèn cậy Đinh Triệu Huệ làm mai nói cho Ngại Hổ. Sa Long nghĩ Ngại Hổ là học trò của Trí Hoa chắc cũng là người nghĩa hiệp, nên có ý bằng lòng, nói với Triệu Huệ rằng: "Âu Dương huynh và Trí hiền đệ mà muốn kết niềm Tần Tấn với tôi thời lẽ nào tôi từ chối, song tôi có điều nguyện, là tôi đã lãnh phần thác cô nhận Thu Quỳ là con nuôi, tôi thương nó hơn con Phụng Tiên. Một là thương nó không cha không mẹ, hai là thương nó có tài có sức, tay xách nổi năm sáu trăm cân, song rủi không phải là người xinh đẹp, nên tôi tính lo cho xong đôi lứa cho Thu Quỳ rồi sau sẽ gả con Phụng Tiên. Vậy phiền hiền đệ thưa lại với Âu Dương huynh điều ấy". Triệu Huệ bèn đem việc ấy tỏ cho Bắc Hiệp và Trí Hóa, hai người cũng yên lòng. Ai dè Mạnh Kiệt và Tiêu Xích hay việc đó, hết sức ép Sa Long. Sa Long nói: "Tôi chưa biết Ngại Hổ phẩm mạo thế nào, ưng thuận ngay làm sao được?"
Vì vậy hôm nay Tiêu Xích thấy Ngại Hổ bèn nói: "Thật là chẳng lầm, xứng đôi biết bao nhiêu”. Phụng Tiên nghe nói mắc cỡ đỏ mặt xây lưng đi thẳng. Thu Quỳ bèn chỉ từng người và nói tên cho Ngại Hổ lần lượt ra mắt. Sa Long xem dung mạo Ngại Hổ thời đẹp dạ bèn hỏi rằng: "Vì sao mà cháu lại đi tới chỗ này?”. Ngại Hổ bèn thuật công việc mình cho Sa Long nghe, rồi nói tiếp: "Bây giờ chúng nó còn xuống bắt con gái Trương lão, vậy cháu phải trở lại tiếp cứu”. Tiêu Xích nói: "Phải, cho chú đi theo phụ sức với cháu”. Nói rồi vác cang xoa lên vai. Mạnh Kiệt trao cây tề mi côn của mình cho Ngại Hổ.
Tiêu Xích và Ngại Hổ đi tới khúc quẹo, thấy tốp lâu la khi nãy khiêng về một cái gì bốn phía có phủ vải mà hình vuông, trong đó có tiếng người khóc. Ngại Hổ liền giơ côn hét lớn rằng: "Đánh rốc tới!". Tiêu Xích cũng vung xoa đánh tới vùn vụt. Bọn lâu la hoảng kinh để cái kiệu giả xuống rồi lủi chạy kiếm đường thoát thân. Ngại Hổ bước tới, giở vải phủ lên, thời là cái ghế trở chân lên trời, trên phủ vải làm kiệu, trong lúc ấy có một người con gái bị trói đương kinh hoảng (tức là nàng Mẫu Đơn). Một bà già chạy theo sau chính là Lý Thị kêu khóc rằng: "Trời giết chúng bay đi, mau mau trả lại con ta, nếu chẳng trả tao liều mạng già với bay". Ngại Hổ thấy Lý Thị bèn kêu rằng: ”Bớ ma ma, có tôi tháp cứu đây". Trương Lập cũng vừa chạy tới, thấy Ngại Hổ thời xúm nhau vui mừng. Lý Thị bèn mở trói cho Mẫu Đơn, nàng liền tỉnh lại. Bấy giờ Sa Long, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích cũng đều đi tới. Ngại Hổ liền dắt Trương Lập ra mắt Sa Long, Lý Thị dắt Mẫu Đơn ra mắt Phụng Tiên và Thu Quỳ.
Chẳng rõ kiếp trước có duyên phận thế nào mà hai bên gặp nhau liền sinh lòng luyến mộ, Phụng Tiên hỏi rằng: "Việc đã thế này, thời tiểu thư cũng nên đến Ngọa Hổ Câu mà ở, chớ lũ sơn tặc ấy tuy thua chạy nhưng thế nào cũng không bỏ qua đâu”. Mẫu Đơn nghe Phụng Tiên nói như vậy thời sợ lắm. Thu Quỳ liền chạy tới ra mắt Sa Long tỏ việc ấy cho ông nghe. Sa Long nói với Trương Lập rằng: "Lão trượng nên trở về nói với người trong xóm mau mau thu thập nhà cửa, rồi cùng lên Ngọa Hổ Câu mà ở, nếu không lo trước, lũ sơn tặc trở lại ắt chẳng khỏi mang hại". Ngại Hổ nói: ”Ông Trương có về tôi cũng đi cùng, vì gói hành lý tôi còn để ở đó”. Mạnh Kiệt nói: "Có đi, chú đi với cho vui”. Tiêu Xích cũng muốn đi, song Sa Long không cho, bảo phải trở về nhà với mình lo dọn dẹp chỗ cho mấy người mới tới ở. Sa Long lại bảo Phụng Tiên, Thu Quỳ tiếp rước mẹ con Mẫu Đơn về nhà, song Mẫu Đơn bị kinh hoảng và trói buộc đau đớn quá nên đi không được. Thu Quỳ nhớ tới con ngựa của Ác Diêu Minh bỏ khi nãy, bèn chạy đi kiếm đem lại đỡ Mẫu Đơn lên ngồi, rồi Phụng Tiên dắt cương đi trước, Thu Quỳ đi theo một bên cùng với Lý Thị lên Ngọa Hổ Câu.
Nguyên tại Ngọa Hổ Câu có mười hai nhà thợ săn, trong ấy một mình Sa Long tuổi lớn hơn, có võ nghệ, tính ngay thẳng, nên rất được mọi người kính trọng, mọi việc đều nhờ Sa Long bảo hộ cho. Từ khi Lam Kiêu tới chiếm cứ Hắc Lang Sơn, Sa Long kêu các người thợ săn tới, dạy tập võ nghệ để phòng khi bất trắc, về sau lại gặp được Mạnh Kiệt, Tiêu Xích giúp đỡ nữa, nên cái lệ nộp công, mà bọn thuyền chài dưới Lục Ạp Na phải chịu, trên Ngọa Hổ Câu vẫn không tuân theo. Vì vậy Lam Kiêu phải tới để chường mặt thị oai, ai dè bị Sa Long đánh gần bỏ mạng. Lam Kiêu biết Sa Long võ nghệ cao cường liền chịu phục, chắp tay xá mà rằng: "Tài của viên ngoại, Lam Kiêu này xin phục". Nói rồi nhảy lên ngựa về sơn trại viết thư cho Tương Dương Vương tiến cử Sa Long, định sau này chọn làm tướng tiên phong. Còn mình thời từ đó về sau giao hảo với Sa Long, phàm là thợ săn, mỗi khi lên núi, đeo mảnh vải đề ba chữ Ngọa Hổ Câu thời lâu la không dám động đến. Tới nay lại chiêu tụ bọn thuyền chài dưới Lục Ạp Na về thêm vây cánh, làm cho trại Hắc Lang Sơn mất một mối lợi.
Sa Long và Tiêu Xích về tới nhà, sai dọn dẹp mấy gian phòng mé tây cho khách đàn ông, lại quét dọn buồn mé trong cho khách đàn bà ở tạm, lại sai xây cất thêm nhà cửa, chừng xong sẽ chia phần mà ở riêng. Phân phó xong thời Phụng Tiên, Thu Quỳ đã cùng mẹ con Mẫu Đơn về tới. Phụng Tiên nói với Mẫu Đơn rằng: "Xin thơ thơ với Trương lão bà ở đây với chị em tôi chơi cho có bạn!”. Mẫu Đơn nhận lời, tạ ơn. Phụng Tiên dắt Lý Thị và Mẫu Đơn ra trước, tạ ơn Sa Long đã có lòng chiếu cố, Sa Long thấy Mẫu Đơn làm lễ rành rẽ, thời nghi không phải là con thuyền chài, nghĩ chắc là con nhà trâm anh thế phiệt nên dặn rằng:"Cháu đã tới đây” chớ đem lòng nghi ngại, có thiếu thốn vật chi thì nói với hai chị em nó, đừng câu nệ làm gì”. Mẫu Đơn tạ ơn rồi cùng Phụng Tiên đi vào nhà trong.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm