watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Sáu Mươi Hai - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Sáu Mươi Hai

Tác giả: Khuyết Danh

H ồ Hòa không rõ đích xác việc Ngô Đạo Thành bắt người nên nói dấp dính, làm cho Tưởng Bình kinh sợ vô hạn. Hồ Hòa đã say mèm, ngủ tít rồi, mà Tưởng Bình vẫn còn ngồi suy nghĩ. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng kêu, Hồ Hòa tỉnh giấc, giơ tay ra dấu cho Tưởng Bình biết, rồi thổi tắt đèn, mở cửa đi ra. Chỉ nghe ở ngoài có tiếng hỏi: "Ngày nay có chuyện gì hay không?". Hồ Hòa đáp: "Không có". Lại nghe có người nói: "Nó đã say rồi, vậy mi đóng cửa chùa lại". Nói dứt, hai người đi vòng ra mé sau. Hồ Hòa đóng chặt cửa chùa lại rồi đốt đèn lên, nói với Tưởng Bình rằng: "Bây giờ chúng ta uống rượu nữa". Tưởng Bình y lời, ngồi nhâm nhi cho Hồ Hoà say thêm.
Tưởng Bình chờ Hồ Hòa ngủ, bèn nai nịt hẳn hoi, tay xách giáo dài, tắt đèn đi rón rén qua buồng mé đông, vòng ra sau viện, quả thấy ba tòa tháp bằng gạch. Đương còn dòm ngó, nghe tiếng hỏi lớn rằng: "Chúng bay xiềng ta lại đây, có ý muốn làm gì?". Tưởng Bình nghe không phải là tiếng Hàng Chương, liền nói nhỏ nhỏ rằng: "Mi là ai, ta tới cứu mi đây". Nói rồi bẻ khóa cho người ấy. Người ấy định thần hỏi rằng: "Cứu tinh tên họ gì?". Tưởng Bình đáp: "Ta họ Tưởng tên Bình". Người ấy hỏi: "Có phải là Phiên Giang Thử hay không, tôi là Long Đào hằng nghe tiếng ngài lâu lắm". Tưởng Bình hỏi: "Vì sao mà tráng sĩ bị chúng bắt xiềng nơi đây?". Long Đào liền thuật thù anh, và việc đánh nhau đêm hôm cho Tưởng Bình nghe. Tưởng Bình lại hỏi: "Vậy tráng sĩ có biết được tin tức của Hàng Nhị ca ta đâu không?". Long Đào đáp: "Tôi không biết ngài đó, chỉ đêm hôm kia Dạ Tinh Tử báo tin rằng: Hoa Hồ Điệp vào am Quan âm. Tôi liền đi tới, vừa leo tường vào thì gặp một người đương đánh nhau với Hồ Điệp, tôi liền đến tiếp. Hồ Điệp bị thua, người ấy rượt theo, tới đây hai người cũng đối địch cầm cự mãi. Tôi tài kém nhảy tường không được, nên cứ leo qua, vì vậy chậm trễ quá, tôi vừa tới thì người ấy bỏ đi mất, kế chúng nó áp bắt tôi xiềng tại đây". Tưởng Bình bèn hỏi hình dung của người đối thủ với Hoa Hồ Điệp. Long Đào nói ra thời quả là Hàng Chương. Tưởng Bình nghĩ rằng: "Nhị ca đã đánh nhau với Hoa Hồ Điệp sao bỗng dưng lại bỏ đi đâu? Nhân nhớ tới hai người mới đi vào khi nãy bèn hỏi Long Đào rằng: "Khi nãy có hai người vào đây, vậy có thấy chúng nó đi đâu hay không?". Long Đào nói: "Đi qua mé tây, sau rừng tre có một bức tường vôi, có lẽ chúng nó đi vào đó". Tưởng Bình nói: "Vậy thì tráng sĩ ở đây đợi tôi một lát, tôi sẽ tới đó nói chuyện". Nói rồi vội vã ra đi, tới sau rừng tre quả có bức tường vôi, nhưng kín mít Không có cửa đi vào. Tưởng Bình nghĩ chắc trong đó có điều mầu nhiệm, bèn đi vòng theo chân tường, tới một chỗ nọ, tre mọc bịt bùng, măng cao lô xô, có một đường nhỏ đi sát chân tường, Tưởng Bình liền theo đường ấy, vào đứng sát bức tường, lấy tay mò kiếm xem có dấu gì chăng, may sao rờ đúng một cái nút, bèn đè mạnh vào bức tường nguyên hiện ra một cánh cửa. Tưởng Bình cả mừng, chen mình vào trong thấy có một dãy nhà năm căn và một nhà khách lớn, ở phòng mé tây nhà có bóng đèn và người nói chuyện. Tưởng Bình nhón gót đi vào gần bên cửa đứng rình, nghe có người nói: “Đó chẳng qua là một cô vãi có đáng gì mà hiền đệ phải nhọc lòng". Tiếng người khác đáp: "Đó là tại bụng tôi, nhân huynh khó rõ được. Tôi cũng vì nó mà quên ăn biếng ngủ, Hoa Xung này đã giết tới mấy mạng thế mà lạ, duy nó thời giết không đành". Tưởng Bình nghe nói muốn đi sấn vào, song nghĩ ra một kế bèn đi ra cửa reo to một tiếng rằng: ”Vô lượng thọ Phật". Rồi bước ra ít bước ngồi núp vào một chỗ kín đáo.
Ngô Đạo Thành ở trong nghe bèn bước ra hỏi: "Ai nói gì đó?". Không nghe trả lời, liền đi ra cửa, thấy cửa đã mở bèn nghi Hồ Hòa say tới làm rộn, nên không để ý tới, bước rảo qua mé nam. Tưởng Bình thấy cơ hội đã gặp liền rút giáo ra nhắm ngay bụng Đạo Thành đâm tới một mũi, Đạo Thành ngã ngửa xuống đất, hồn xuống âm ty. Tưởng Bình thấy Đạo Thành chết rồi, liền rút giáo đi vào nhà khách. Hoa Điệp nghe có tiếng đi vào, tưởng là Đạo Thành liền hỏi: “Chuyện gì đó hở đại ca?". Tưởng Bình làm thinh không đáp, với tay giở bức rèm nhảy ào vào đâm một mũi. Hoa Điệp lẹ mắt né qua, nghe đánh roạt một cái, lưng áo Hoa Điệp rách toét ra. Hoa Điệp vội vàng nhảy ra khỏi nhà chạy lại bên tường, dòm lại thấy Tưởng Bình rượt theo liền hoa tay một cái. Tưởng Bình kinh hãi cúi đầu né qua, thời thấy một vật bay xớt bên trán đi thẳng tới bức tường khua một cái bốp, còn Hoa Điệp nhảy qua tường đi mất. Tưởng Bình không dám rượt theo nửa trở lại tháp sau chùa kiếm Long Đào đem chuyện mới xảy ra thuật lại. Long Đào khen lắm.
Long Đào nhớ lời hội ước Phùng Thất bèn nói với Tưởng Bình trở lại điếm Tang Hoa. Tưởng Bình nhận lời trở vào chùa lấy hành lý và thay áo quần thầy chùa như cũ. Việc như vậy mà Hồ Hòa vẫn ngủ tít, không hay gì cả.
Hai người về tới điếm Tang Hoa thời mặt trời đã mọc bèn vào quán uống rượu. Ngồi vừa yên thấy người hầu bàn xách thùng nước ra bắt một con cá còn tươi rói. Tưởng Bình nói: "Cá còn tươi ngon lắm, mi làm thịt nấu cho chúng ta một con". Người hầu bàn lấy tay khoát rằng: "Cá này không bán vì có một vị quan võ tới đây, rủi có bệnh, nên đưa tiền cho tôi mua cho người dùng trong khi dưỡng bệnh, vì vậy nên tôi không dám bán". Tưởng Bình nghe nói làm lạ nghĩ rằng: “Cá lý ngư là vật tanh sao lại dùng mà dưỡng bệnh? Nhớ lại lúc ở đảo Hãm Không, hễ bữa nào Nhị ca và Ngũ đệ ăn uống không ngon thời hay dùng cá ly ngư mà trở bữa, không biết chừng vị quan võ ấy là Nhị ca chăng?". Đương còn suy nghĩ, thời đã thấy người hầu bàn làm cá xong, nấu một tô canh rất ngon, khói bay nghi ngút, để vào mâm bưng vào phòng trong. Tưởng Bình bèn rón rén đi theo, một lát đi ra nét mặt vui vẻ miệng chúm chím cười. Long Đào thấy vậy hỏi: "Vì sao mà Tứ gia lại cười?". Tưởng Bình không đáp kêu người hầu bàn lại mà hỏi rằng: "Vị quan võ ấy lại đây đã bao lâu?". Người hầu bàn đáp: "Hôm kia ăn cơm chiều tối đi đến canh tư mới về, thời liền mang bệnh, sai chúng tôi đi hốt thuốc lại sợ các tiệm thuốc không đủ vị, nên sai hốt sáu bảy nơi. Chúng tôi hốt về, người không cho nấu chỉ lựa có ít vị bỏ vào miệng nhai mà thôi. Sáng ra thời bệnh hết liền, thưởng cho chúng tôi bạc, và sai mua cá lý ngư". Tưởng Bình nghe nói gật đầu, sai người hầu bàn đi hâm rượu, rồi ngồi suy nghĩ rằng: "Cứ như lời nó, thời chắc Nhị ca bị ám khí tại Thiết Lĩnh Quan, song lại sợ người biết phương thuốc thần hiệu của mình nên mới sai đi hốt nhiều chỗ". Nghĩ tới đó lại nhớ tới việc đoạt thuốc tại lầu Vân Quang khi trước, nghĩ rằng: "Nguyên khi trước Nhị ca hay để phòng hai viên thuốc trong mình luôn luôn, rủi bị ta đoạt hết, nay đến lúc nguy cấp không có mà dùng, chắc là oán hận ta lắm". Nghĩ tới đó mà mặt buồn rầu.
Long Đào thấy Tưởng Bình mới vui rồi lại đổi sắc buồn mà trông sửng sốt lắm, liền hỏi: "Tại sao Tứ gia chẳng ăn chẳng uống, có việc gì sao không tỏ cho tôi biết?”. Tưởng Bình đáp: “Ấy cũng vì Nhị ca ta". Long Đào hỏi: "Nhị ca hiện giờ ở đâu?". Tưởng Bình nói: “Hiện đương ở trong quán này". Long Đào nói: "Thế thời Tứ gia đã được thành công, trọn chức vụ, lại vẹn nghĩa anh em, sao lại còn trù trừ chưa chịu vào ra mắt lệnh huynh đi?". Tưởng Bình chưa kịp đáp, bỗng thấy người hầu bàn đi ngang, liền kêu đứng lại hỏi rằng: "Mi nhắm bây giờ vị quan võ ấy ăn cá rồi hay chưa? Có lẽ đã rồi thời phải, vậy mi nên vào thưa rằng có ta vào ra mắt. Mà phải nhớ, hễ ta vào đó thời mi phải lập tức đi ra, ta có câu chuyện kín nói với vị quan võ đó". Người hầu bàn vâng lời, Tưởng Bình rón rén đi theo.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm