watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Năm Mươi - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Năm Mươi

Tác giả: Khuyết Danh

T iếng la ấy nguyên là tiếng hô hoán ở bên ngoài vì nơi ấy bị lửa cháy. Triển Chiêu lập tức chạy tới nơi, nghe có tiếng kêu rằng: "Trên nóc nhà có người". Triển Chiêu xem thấy liền rút một mũi tên phong lên, nghe vèo một cái trúng vào người ấy. Song người ấy vẫn đứng trơ trơ. Triển Chiêu than rằng: "Thôi ta trúng kế nữa". Than rồi nhìn lại thấy Bao Hưng đương đốc sức chửa lửa liền hỏi rằng: "Ân quan đi thăm tam bảo thế nào?". Bao Hưng đáp: "Vẫn còn y, không có ai động tới". Triển Chiêu nói: "Xem lại lần nữa". Bao Hưng chạy đi, bọn Lư Phương, Từ Khánh, Tưởng Bình và Vương, Mã, Trương, Triệu chạy tới dập tắt ngọn lửa.
Lửa vừa tắt, thì thấy Bao Hưng hớt hải chạy tới nói rằng: "Không xong, tam bảo đã mất rồi". Triển Chiêu nghe nói liền cùng ba anh em Lư Phương nhảy lên nóc nhà, còn bốn người kia ở dưới đất, chia nhau lục kiếm. Nhưng mà, thịt vào miệng cọp, chim đã vào rừng, dễ nào còn gặp. Ai nấy đều thất vọng. Nhân nhảy qua chỗ lửa cháy khi nãy, thấy người đứng trên thềm nhà, bị Triển Chiêu bắn đó, thật là hình nộm, chớ chẳng phải người. Từ Khánh cười rằng: "Thật rồi! Đây là mưu của chú Năm chớ ai". Triển Chiêu nghe nói toát mồ hôi. Tưởng Bình làm thinh, Lư Phương buồn bã nghĩ rằng: "Thật chú năm lòng dạ quá hiểm độc, nó biết chúng ta ở đây, nên cố lấy tam bảo đem về đảo Hãm Không làm cho bọn ta không còn mặt mũi nào mà ngó Tướng gia và các bằng hữu nữa".
Ai nấy đã tìm không ra tung tích kẻ trộm, không biết làm sao, đành vào thư phòng bẩm lại với Bao Công thôi. Bây giờ Bao Hưng đã thưa lại việc mất tam bảo cho Bao Công nghe rồi, nên khi các người ấy vào, Bao Công chỉ dặn sơ rằng: "Tam bảo là vật quý, song cũng chẳng cần dùng mấy, vậy thủng thẳng sẽ tìm, cần nhất là chớ để tiết lộ việc này ra".
Các vị anh hùng cáo từ lui ra. Lư Phương tỏ ý muốn đi theo Bạch Ngọc Đường. Tưởng Bình cản rằng: "Đại ca chú biết năm đi đâu mà theo, đó chẳng qua bắt bóng đạp hình mà thôi". Triển Chiêu nói: "Chắc là về đảo Hãm Không”. Lư Phương hỏi: "Sao Hộ vệ lại biết?". Triển Chiêu bèn ngâm bốn câu thơ khi nãy lại cho ai nấy cùng nghe. Lư Phương nghe xong lộ vẻ thẹn thuồng ngỏ ý rằng: "Ngũ đệ tính ngang tàng, làm việc hay ỷ mạo, vậy chúng tôi phải theo nó mới được". Triển Chiêu can rằng: "Đại ca đi không tiện, xin hỏi: Nếu đại ca gặp Ngũ đệ đòi tam bảo, Ngũ đệ không trả thời làm sao? Không lẽ vì nghĩa mà đoạn tình! Tôi nghĩ việc ấy, để tôi đi là phải". Tưởng Bình nói: "Triển huynh đi cũng không tiện, Ngũ đệ mưu kế khó lường, e chẳng khỏi có phần mai phục, vả lại đường lối đảo Hãm Không, Triển huynh không rành làm sao biết mai phục chỗ nào mà tránh, chi bằng để cho tôi đi tìm nhị ca, cùng về đảo Hãm Không, giữ Ngũ đệ lại làm tay nội ứng, chừng ấy Triển huynh sẽ tới, đó là kế vẹn toàn".
Công Tôn Sách khen lời Tưởng Bình là phải, nên Triển Chiêu cũng giả ý nghe theo, song trong bụng bất bình lắm.
Hôm sau Tưởng Bình vào hầu Bao Công, tỏ ý rằng mình muốn đi tìm Hàng Chương và xin cho Trương Long, Triệu Hổ phụ sức. Bao Công hỏi: "Hàng nghĩa sĩ dấu chân khắp xứ, lững thững như chân bèo, biết đâu mà tìm". Tưởng Bình thưa: "Vả chăng tại huyện Bình có ngọn Túy Vân Phong là nơi mộ phần thân mẫu của nhị ca tôi, mỗi năm nhị ca đều tới đó để tế tảo. Vậy chúng tôi xin đến đó tìm kiếm một phen". Bao Công nhận lời, truyền cho Trương, Triệu cùng đi với Tưởng Bình.
Mấy người cùng nhau ra đi. Triệu Hổ có lòng ghen ghét Tưởng Bình nên ít chuyện vãn, mỗi khi vào quán ăn cơm lại ăn riêng, giao ước ai ăn nấy trả tiền không cho ai quấy nhiễu ai cả. Trương Long thấy thế cũng buồn, Tưởng Bình chẳng hề để ý. Đi ít lâu đã tới Tuy Vân Phong, giữa chừng núi có cảnh chùa Linh Hựu, ba người bèn vào ở tạm. Tưởng Bình nhân có quen với hòa thượng bèn hỏi rằng: "Hàng nhị gia đã tới đây tảo mộ chưa?". Hòa thượng đáp: "Vẫn chưa thấy". Tưởng Bình cả mừng quyết thế nào cũng gặp được Hàng Chương nên bàn với Trương, Triệu phải ở lại chùa chờ đợi. Triệu Hổ thấy nhà Vân Đường rộng rãi mát mẻ, bèn sai dọn hành lý vào ở đó với Trương Long, còn Tưởng Bình thời ở chung với hòa thượng. Trong chùa cả thảy đều ăn chay, Triệu Hổ là bợm rượu, chịu không nổi nên sai tùy tùng đem tiền đi mua thịt, cá, cơm, rượu về ăn riêng.
Một ngày kia tùy tùng lĩnh tiền xách giỏ, xuống núi đi mua đồ ăn, đi một đỗi lâu, xách giỏ không trở lại, Triệu Hổ thấy không có rượu thịt cả giận mắng nhiếc om sòm. Tên tùy tùng thủng thỉnh thưa rằng: “Xin chủ gia bớt giận, tiểu nhân sẽ có lời thưa. Nguyên tiểu nhân vừa rồi tới rừng tùng thấy một người sắp sửa treo cổ tự vẫn, tiểu nhân hỏi ra mới biết đó là Bao Vượng vâng lệnh Lão thái gia và Thái phu nhân đưa công tử xuống phủ Khai Phong học tập. Chiều hôm qua ở khách điếm bên kia, nhân trăng trong gió mát mới dạo xem phong cảnh, ai dè tới dưới rừng tùng, bị một con cọp nhảy ra cõng Công tử chạy mất". Triệu Hổ nghe lời đó vỗ ngực dậm chân lấy làm lạ lắm. Trương Long sai bạn đương kêu Bao Vượng vào. Bao Vượng vào ra mắt Trương, Triệu rồi thuật chuyện cọp cõng Tam công tử cho hai người nghe, thuật xong khóc rống lên.
Trương Long, Triệu Hổ cũng mủi lòng, định tối lại sẽ vào rừng tùng tìm kiếm. Bây giờ tùy tùng đã mua đồ ăn về dọn xong bửa cơm. Trương Long và Triệu Hổ bèn cùng Bao Vượng ăn uống xong xuôi, dặn Bao Vượng ở lại chùa chờ đợi. Sau đó hai người thay đổi y phục, dắt theo đao bén, xuống núi đi riết vào rừng tùng. Nhờ có bóng trăng sáng, hai người mới thấy đường đi, Triệu Hổ vừa đi vừa réo: "Cọp sạt sạt, chợt thấy trên cây trước mặt có hai người tuột xuống rồi chạy qua phía tây. Nguyên hai người đang rình trên cây, thấy Trương Long, Triệu Hổ đi vào bèn nghĩ ra một kế... liền tuột xuống giả bộ hớt hải chạy đi. Trương Long, Triệu Hổ lật đật rượt theo, tới một cái nhà, tường đổ cửa hư, hai người nọ vào núp trong ấy. Triệu Hổ không e ngại gì, cứ việc đi đại vào, thấy trong nhà trống hơ trống hoác, mà không có bóng người. Bụng đã phập phồng, tưởng đâu đã gặp quỷ, còn đương dòm ngó dáo dác, Trương, Triệu lại nghe có tiếng khua leng keng liền ngồi xuống mò trên mặt đất, thời gặp được một cái vòng sắt liền với một tấm ván to, liền reo to rằng: "Gặp rồi, nó trốn dưới này chắc lắm". Trương Long nghe la, chạy vào hỏi: "Sao em biết được?". Triệu Hổ nói: "Đó, anh coi có phải cái nắp hầm hay không, chúng nó vừa chui xuống đây thì phải". Trương Long nói: "Nếu vậy thời em ở đây giữ, để ta trở về chùa, sai người đem đèn đuốc lại rồi sẽ hạ thử”. Triệu Hổ nói: "Cần gì cái hạng hai tên giặc cỏ ấy mà”. Nói dứt nắp hầm chui xuống, Trương Long cực chẳng đã mới chui theo. Hai người nối nhau chui xuống hầm, ai dè Triệu Hổ mới đưa chân vào đã lọt tuốt xuống đáy hầm, Trương Long thấy vậy giữ mình không kịp, cũng lọt theo. Hai người khi nãy đã chuẩn bị dây chắc xong xuôi, bèn bắt Trương Long, Triệu Hổ trói lại.
Nói về Bao Vượng ở trong chùa nghe bọn tùy tùng thuật chuyện Triệu Hổ phụ bạc Tưởng Bình lúc đi đường, mới rõ các cớ. Nhân đêm đã canh ba mà chưa thấy Trương Long, Triệu Hổ về thời bụng đã lo sợ, liền đốt đèn vào nhà trong ra mắt Tưởng Bình, đem việc Công tử bị cọp cõng. Trương, Triệu đi vào rừng tìm, tới bây giờ chưa về, thuật lại. Tưởng Bình nghe nói bụng cũng có chút hồ nghi, bèn nai nịt hẳn hoi, đem theo ba ngọn giáo thích hình cây dặn dò tùy tùng ở giữ hành lý. Sau đó Tưởng Bình leo lên chót núi dòm quanh bốn phía, không thấy tăm hơi, chỉ nghe phía tây bắc có tiếng chó sủa vồ, định nơi ấy có xóm người, bèn đi riết xuống núi, nhắm hướng ấy mà đi, quả tới nơi có một xóm nhỏ. Thấy trước cửa nhà nọ có hai người đương đi vào gõ cửa. Tưởng Bình bèn núp vào một chỗ có bóng tối để thám thính tình hình. Chợt thấy trong nhà có một người mở cửa bước ra hỏi hai người nọ rằng: "Nhị vị hiền đệ, đêm khuya tới đây có việc gì?". Hai người nọ đáp: "Hai tôi mới bắt được hai người tại hầm bí mật, hỏi ra là hai vị Hiệu úy của phủ Khai Phong, hai tôi chưa biết phải xử thế nào, nên tới đây trình đại ca dạy bảo". Người trong nhà đáp: "Ối thôi việc như vậy, chi bằng hai em trở lại giết bọn nó cho rồi và mau mau trở về cùng ta tìm phương chạy trốn, chớ không tiện ở đây nữa". Hai người nọ nói: ?”Vậy thời đại ca trở vào sửa soạn hành lý rồi đợi hai tôi". Nói dứt lời vội vàng lui ra nhắm hướng đông nam đi tới, Tưởng Bình len lén đi theo. Cả bọn tới một nhà nọ, tường đổ cửa hư, thấy hai người đi vào đó, liền rút giáo cầm tay nhảy tới, đâm một người một mũi, cả hai đều nhào lăn, Tưởng Bình cởi dây lưng trói xâu lại, rồi xách đem cả vào trong nhà, vừa đi vừa rờ, đụng luôn phải một cái khoen sắt bèn với tay kéo lên, tấm ván đậy liền hở ra thấy có một miệng hầm rất lớn. Tưởng Bình lấy cây dò trước rồi mới bám theo miệng hầm mà xuống, tới nơi thấy trong hầm có một cái nhà nhỏ, có thắp ngọn đèn leo lét, nhìn quanh một lượt thấy Trương Long, Triệu Hổ bị trói ở đó. Triệu Hổ thấy Tưởng Bình tới cứu bèn kêu lớn rằng: "Bớ Tứ gia lại đây cứu chúng tôi". Tưởng Bình giả không nghe, Triệu Hổ kêu nữa và năn nỉ rằng: "Thôi từ rày tôi xin chịu phục tài Tứ gia, không dám khinh thị nữa đâu, hai tôi không bắt được một đứa mà Tứ gia một mình bắt được hai người, tôi chịu phục, chịu phục". Tưởng Bình nghe nói cười cười bèn đi lại mở trói cho hai người. Tất cả cùng nhau lên khỏi hầm đem hai tên bị bắt khi nãy ra, hỏi rằng: "Chúng mi tên gì, đồng lõa những ai, nói cho mau kẻo chết?". Hai người nọ đáp: "Tôi tên là Lưu Giải, anh này là Lưu Trại đồng lõa với người ở nhà họ Đặng tên là Võ Bình An". Tưởng Bình hỏi: "Bây đội lốt bắt người để ở đâu?" Lưu Trại đáp: "Việc đó tại Võ Bình An, chúng tôi không biết, chiều hôm qua chị y chết, mượn tôi khiêng đi chôn mà thôi!”. Ba người nghe xong, đem Lưu Giải, Lưu Trại nhốt vào hầm rồi cùng nhau đi qua nhà họ Đặng.
Cả ba đi tới cửa, Tưởng Bình dặn Trương, Triệu rằng: "Hai vị ở đây chờ tôi vào trong rồi sẽ kêu cửa". Tưởng Bình dặn xong lẻn ra sau, lách mình vào nhà. Ngoài này Triệu Hổ gõ cửa, Võ Bình An tưởng Giả, Trại trở lại, lật đật ra mở bị Triệu Hổ ôm cứng, vừa cự lại thời Tưởng Bình ở sau lưng bước tới nắm đầu, cả ba đè Võ Bình An trói lại rồi đi lục soát cùng nhau, không thấy ai nữa, chỉ có một bao hành lý mà thôi, chị của nó cũng đâu mất.
Tưởng Bình bèn hỏi: "Mi bắt Tam công tử về giấu nơi nao?". Võ Bình An đáp: "Công tử đã trốn đi mất rồi". Triệu Hổ nổi nóng đánh túi bụi, Tưởng Bình can rằng: "Đây chẳng phải là chỗ thẩm tra, hiền đệ chớ làm như vậy, chúng ta giải bọn nó về huyện Bình thì hơn". Triệu Hổ, Trương Long nghe theo, điệu Võ Bình An lại hầm bí mật bắt Lưu Giải, và Lưu Trại về chùa cũng kèm luôn Bao Vượng vào rồi giải cả xuống huyện Bình.
Quan huyện đương ngồi hầu xét vụ ăn cướp của Tống Hướng Hoạn. Nguyên Tống Hướng Hoạn bị cướp, sau đó vị quản gia là Tống Thăng cáo rằng nhà ông Nhiêu Phương Thiện có chứa một chiếc vàng giống như chiếc vàng của chủ y bị cướp, vì vậy mà quan huyện phải bắt Phương Thiện tới tra hỏi. Đương còn tra hỏi, có lính lệ vào báo rằng: !”Công sai phủ Khai Phong xin vào ra mắt". Quan huyện lật đật dạy giam Phương Thiện lại và ra tiếp công sai.
Tưởng Bình, Trương Long, Triệu Hổ dắt Bao Vượng vào nhà. Bao Vượng bèn đem việc vâng lệnh Thái lão gia và Thái phu nhân đưa công tử xuống phủ Khai Phong nửa đường bị cọp cõng, đầu đuôi bẩm lại cho quan huyện nghe. Tưởng Bình kể việc bắt Võ Bình An và Lưu Giải, Lưu Trại. Quan huyện nghe xong lập tức thăng đường cho điệu Võ Bình An vào hỏi rằng: "Mi bắt Tam công tử về giấu đâu mau chỉ ra?". Võ Bình An thưa: "Chiều hôm qua vô ý cõng về một người, không dè là công tử Bao Thế Vinh. Đến khi rõ ra, thời nhớ tới mối thù của anh là Võ Kiết Tường bị xử trảm xưa kia, cũng vì Tam công tử ra mặt mà nên nông nỗi đó. Vì vậy tôi quyết giết công tử để tế vong linh anh tôi, ai dè khi đi mua rượu, nhang, vàng bạc về thì chị tôi đã thả công tử đi mất rồi, lại sai cháu tôi là Đặng Cửu Như chạy báo cho tôi hay. Tôi nghe nói về trở tới nhà thì chị tôi đã treo cổ mà chết, tôi lo mượn người chôn, kế cháu tôi là Cửu Như cũng chết nữa".
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm