watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Sáu Mươi - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Sáu Mươi

Tác giả: Khuyết Danh

T riệu Lang nghe Bắc Hiệp nói, bèn hỏi rằng: "Thế nào gọi là hay?". Bắc Hiệp đáp: "Mã Cang là người gì mà dám xưng cô xưng quả? Mà không, nếu nó là một người nhà giàu thường, mà hiền đệ giết một cách rõ ràng, chúng nó báo quan là giặc cướp giết người giật của, e hiền đệ cũng mang nguy, huống tại triều nó có quyền thế thời cũng không nên giết bằng cách minh bạch được. Như việc của tôi làm đây, bọn tỳ thiếp cũng chỉ thấy quỷ mặt xanh tóc đỏ, chớ có biết ai mà báo cáo, và quan địa phương cũng khó mà liệu đoán được, đó có phải là một điều hay hay không?". Đinh Triệu Lang nghe nói bái phục lắm. Hai người chuyện vãn đến nửa đêm mới ngủ, sáng ra dâng chút ít tiền hương khói cho hòa thượng rồi ra khỏi chùa. Triệu Lang mời Bắc Hiệp thừa dịp ghé chơi tại thôn Mạc Hoa.


Hàng Chương, từ khi ở tiệm bánh của Trương lão đi ra Khánh Châu, dọc đường nghe kẻ qua người lại xầm xì những việc của Hoa Hồ Điệp làm, Hàng Chương nghe câu được câu chăng, không biết Hoa Hồ Điệp là ai. Ngày nọ đương đi, trong bụng đói như cào, tìm quanh kiếm quán, chợt thấy trong cụm rừng tùng phất phơ lá cờ chiêu khách, biết đó là quán rượu, bèn đi riết tới cửa thấy trên có treo tấm biển ba chữ "Đại Phu Cư”, bèn bước vào trong thấy có hai cái bàn, một bên lót một bộ chõng che, có ông già đương ngồi ngủ gục, bèn đằng hắng một tiếng, ông già giật mình hỏi rằng: "Thưa khách quan muốn uống rượu hay dùng vật chi?". Hàng Chương nói: "Tôi muốn uống rượu, và ăn lót lòng ít nhiều”. Ông quán liền đi hâm một bầu rượu đem ra rồi trở vào bưng đồ ăn. Hàng Chương thấy các món ăn toàn rau đậu không có vật gì vừa miệng liền hỏi: "Còn có món chi nữa hay không?". Ông quán nói:"Còn một thứ trứng gà xào đậu hủ". Hàng Chương bảo ông quán xào một đĩa. Ông quán vừa quay lưng đi vào, thấy ngoài cửa bước vào một người tuổi trạc ba mươi, miệng kêu rằng: "Bớ Đậu lão trượng, mau hâm cho tôi một bầu rượu, rồi sẽ có chuyện nói". Đậu lão hỏi: ”Vậy chớ Trang đại gia đi đâu mà coi bộ vội vàng vậy?”. Người ấy đáp: “Nguyên cháu tôi là Xảo Thư đi đâu mất, nên chị tôi khóc lóc quá, cậy tôi đem tin cho anh rể tôi hay". Hàng Chương thấy người ấy có vẻ thanh tú liền đứng dậy mời cùng ngồi. Người ấy ngồi yên, thấy Đậu lão bưng rượu ra tới bèn nói: "Khi nãy tôi có thấy bầy gà giò đương bươi ăn trước cửa, vậy cảm phiền Đậu lão trượng để lại cho tôi một con, để chúng tôi làm đồ uống rượu”. Đậu lão bèn đáp: “Được, nhưng mà phải trả tiền cho tôi nới nới một chút". Người ấy nói: "Có hề gì, tôi xin trả cho ông hai tiền, được không?". Đậu lão nghe nói cho hai tiền, mừng lắm, liền đi bắt gà.


Bấy giờ Hàng Chương và người ấy ngồi vào chuyện vãn hỏi họ tên nhau, mới biết người ấy là Trang Trí Hòa ở làng bên kia. Hàng Chương hỏi: ”Khi nãy nghe Trang huynh nói có việc cần phải cho anh rể hay, thế mà còn trù trừ nơi đây, e trễ việc đi chăng?” Trang Trí Hòa đáp: "Không ngại gì, vì tôi muốn phải ở đây dò xét trước đã, rồi lập tức cho anh rể tôi hay, chắc anh ấy cũng chẳng có kế gì, tốt hơn là tự tôi dò xét trước”. Nói vừa tới đó, thấy ngoài cửa bước vào một người, kêu Đậu lão bảo hâm rượu, rồi ngồi chồm hổm trên ghế, nghênh mặt hếch mũi coi bộ làm phách lắm, song Hàng Chương không thèm để ý tới.


Đậu lão bưng bầu rượu ra để trước mặt người nọ, anh ta liền thò tay rót, rót xong bắt Đậu lão phải hâm lại và rầy rằng: "Bán thì muốn lấy tiền, mà hâm rượu thì làm biếng". Đậu lão yếu thế phải bưng vào hâm lại rồi bưng ra, người nọ lại biểu phải rót ra rồi hỏi tới đồ ăn, Đậu lão cũng bưng các món như bưng cho Hàng Chương khi nãy, người nọ nhướng mắt nói rằng: "Buôn bán như vầy ai ăn cho được, còn có món gì nữa không?". Đậu lão đáp: "Thời ở chốn quê mùa rừng rú chỉ có bấy nhiêu là cùng, chớ làm sao cho có đồ cao lâu mỹ vị!”. Người nọ thấy Đậu lão đáp như vậy liền giơ tay bước tới muốn đánh. Đậu lão thất kinh lui lại, người nọ đi thẳng vào bếp, hít được mùi thơm ngon, liền bước tới xem thấy trên nồi có một con gà vừa mập vừa tơ đương nấu bèn nói: "Thế này mà mi đám nói không có món gì ngon?". Đậu lão lật đật đáp lại: "Món đó hai ngài đây đã chịu tốn hai tiền mua dùng làm đồ uống rượu, nếu đại gia bằng lòng cho hai tiền tôi sẽ làm thịt con khác nấu cho mà dùng?". Người nọ đáp: "Bây giờ không biết hai tiền ba tiền gì, ta cứ lấy món này ăn trước, rồi mi sẽ làm thịt con khác cho chúng nó”. Nói đoạn múc con gà ra đĩa, bưng đi ra. Đậu lão nói: "Đại gia không được làm như vậy, phải có người trước người sau chứ". Người nọ nói: "Không trước sau gì ráo, ta gấp ăn thì ta ăn trước, chớ đợi không được, mi bảo chúng nó đợi nấu cái khác rồi sẽ ăn". Hàng Chương ngồi ngoài nghe như vậy, máu giận đã sôi, chờ người nọ bưng ra vừa tới liền đứng dậy đạp cho một đạp mâm đĩa đều đổ, đổ cả vào mình vào mặt, người nọ la một tiếng ngã lăn xuống đất, mặt mũi tay chân đều bỏng hết. Hàng Chương vừa muốn bước tới đánh thêm, Đậu lão liền can lại, người nọ biết thế khó đương bèn đứng dậy coi bộ khép nép, rồi bỏ ra chuồn thẳng.


Người nọ đi rồi, Trang Trí Hòa cùng Hàng Chương cũng tính tiền trả và ra khỏi quán. Đậu lão thấy khách về hết, mới lượm con gà phủi bụi đất sạch sẽ, để vào nồi nấu lại và hâm một bầu rượu, bưng ra ghế ngồi ăn uống chơi, vừa bưng ly rượu lên, bỗng thấy Hàng Chương trở lại, lật đật để xuống đứng dậy mà hỏi rằng: "Sao quan khách chưa đi, còn điều chi dạy bảo chăng?”. Hàng Chương đáp: "Tôi xin hỏi lão trượng, vậy người đó tên gì và ở đâu?”. Đậu lão nói: "Khách quan hỏi làm chi! Nó có xứng đáng gì đâu mà cần phải gây gổ?". Hàng Chương nói: "Tôi chẳng có sức đâu mà gây gổ với ai cả, chỉ cần biết được tên họ và chỗ ở của nó mà thôi". Đậu lão nói: "Vậy quan khách không biết cách đây năm dặm có một nơi tên là Biện Gia Chung có một nhà giàu có, chủ nhà là Biện Long đó hay sao? Đứa khi nãy là con nuôi của Biện Long tên Biện Hổ. Biện Long tự xưng mình là Thiết công kê, là người rất tham lam, ngang ngược, lại nuôi rất nhiều con nuôi cũng không khác gì ý cha. Biện Hổ thường tới đây ăn uống, song chẳng khi nào trả tiền, tôi không biết làm sao, chỉ bóp bụng chịu ép mà thôi". Hàng Chương hỏi: "Tại Biện Gia Chung có ai cho mướn phòng ngủ hay không?”. Đậu lão đáp: "Đó chẳng qua là một nơi thôn trang, làm sao cho có phòng ngủ, duy cách đây ba dặm, chỗ đó gọi là trấn Tang Hoa thời có". Hàng Chương hỏi thăm rành rẽ rồi, liền từ giã nhắm trấn Tang Hoa đi tới.


Tới nơi Hàng Chương mướn phòng để yên hành lý, tối lại thay hình đổi dạng ẩn bóng đi qua Biện Gia Chung, leo rào nhảy vách vào nhà lớn, leo lên nóc hé ngói nhìn xuống thấy có một ông già miệng nhọn đương cầm cân, cân nhắc những đĩnh bạc trên bàn, thêm bớt nặng nhẹ không biết mỏi, cộng cả thảy có tới hai trăm lượng, dùng giấy gói lại làm bốn phong rồi lấy dây ràng chắc lại, ký tên làm dấu, đoạn giao cho tiểu đồng bọc vào áo, đốt đèn đem ra nhà sau, còn mình cất dẹp cân. Hàng Chương thấy cơ hội như vậy bèn tuột xuống đất đi riết tới trước ngồi núp, chờ tiểu đồng đi qua liền đưa chân ra chận, tiểu đồng vấp phải ngã nhào xuống đất, cái đèn cũng tắt, bèn la rên rĩ lên. Ông già trong nhà nghe bèn hỏi: "Sao mà vấp ngã vậy?". Tiểu đồng liền xách lồng đèn tắt vào vừa đốt lại vừa nói: "Tôi vừa ra khỏi cửa vấp phải một vật gì không biết". Ông già liền rầy rằng: "Bây giờ mày hay có tính sớn sác như vậy à!". Nói rồi đi theo tiểu đồng ra xem, thì mấy gói bạc đã mọc cánh bay đi đâu mất. Ông già ấy tức là Biện Long thấy bạc đã mất, liền hét to lên rằng: "Con quỷ nhỏ này mày giấu bạc ở đâu, mau mau chỉ ra không thời chết!". Tiểu đồng thấy vậy khóc òa. Biện Hổ ở nhà sau nghe tiếng, chạy ra hợp sức với cha, tìm cùng nơi khắp chỗ cũng không thấy bèn kéo cổ tiểu đồng vào nhà, tính sẽ ra tay trừng trị. Ai dè vào tới nhà, thấy trên bàn có một tờ giấy, trên giấy viết chữ đại ý nói rằng. "Ta đi ngang qua đây, biết nhà mi độc ác mà giàu nên ta tạm lấy đỡ bốn phong, sau này sẽ trả, nếu mi không tin, nghi hại tiểu đồng ta sẽ trở lại lấy đầu lập tức". Cha con Biện Hổ thấy vậy thất kinh tha tiểu đồng mà cũng chẳng dám phô trương việc đó ra.
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm