watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa-Hồi Thứ Tám Mươi Tám - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Tám Mươi Tám

Tác giả: Khuyết Danh

H à phu nhân nguyên là em gái của quan huyện Hà Chí Hiền, sinh được một con gái tên là Mẫu Đơn, năm nay vừa mười sáu tuổi và một con trai tên Kim Chương vừa bảy tuổi. Kim Công lại có một cô hầu tên là Xảo Nương nữa.
Kim Công vào nhà trong, đem chuyện Thi Kiều kém mắt, nay viết thư sai con là Thi Tuấn tới ở đọc sách, và lời lẽ trong thư có ý cầu hôn thuật lại cho vợ nghe. Hà phu nhân hỏi: "Vậy ý ông thế nào?". Kim Công nói: "Nguyên hồi trước Thi hiền đệ cũng có nói chuyện này nhiều phen, nhưng chưa định sính lễ. Đến nay cháu Thi Tuấn tuổi đã lớn khôn, chẳng những phẩm mạo đoan trang mà lại thêm học hành uyên bác nữa, thật xứng đôi vừa lứa với con gái ta biết mấy!". Hà phu nhân nói: "Đã như vậy, sao ông chưa hứa cho rồi?". Kim Công nói: "Bây giờ để cháu nó ở lại đây, thỉnh thoảng xem cử chỉ nó rồi sẽ hứa, vội gì mà lo". Hai ông bà luận luận bàn bàn, chẳng dè có người nghe lén.


Nguyên con liễu hoàn của tiểu thư tên là Giai Huệ ở hầu tiểu thư từ bé tới lớn, nhan sắc dễ coi. Giai Huệ vốn thông minh, thường gần lúc tiểu thư đọc sách tập chữ, nên cũng biết văn lý ít nhiều. Hàng ngày hay ra vào phòng của Hà phu nhân. Nay bỗng nhiên nghe Kim Công và phu nhân luận bàn việc hứa hôn, bèn đi riết về tư phòng cười hỉ hả nói với tiểu thư rằng: "Vui lắm, vui lắm, tiểu thư mừng đi?". Mẫu Đơn hỏi: ”Chuyện gì mà vui mà mừng đó?". Giai Huệ đáp: "Mới đây tôi nghe ông nói với bà rằng có cậu Thi ở nhà mình đọc sách, ông cật vấn thi từ khen là người học giỏi lại thêm dung mạo đẹp đẽ, nên ông bàn với bà gả cô cho cậu đó, vậy cô có vui hay không? Đáng mừng hay không?”. Tiểu thư nghe nói cả thẹn, gắt rằng: "Mi là con đòi đứa ở, sao không biết giữ phận, nói những chuyện gì vậy, muốn trốn hay sao?". Giai Huệ đang cao hứng, bị tiểu thư rầy bèn đi ra, bụng nghĩ rằng: "Chẳng phải là cô không chịu, song... ". Nghĩ rồi đi ra thư phòng đứng ngoài xem diện mạo Thi Tuấn, xem xong nói thầm rằng: ”Người thế này, hèn chi ông khen cũng phải, phong tư như thế rõ bậc kỳ tài, nếu tiểu thư trông thấy ắt vui mừng lắm, vậy ta nên làm thế này... thế này... ".


Giai Huệ nghĩ như vậy. Lật đật trở vào nhà trong, chỗ buồng mình, lấy ra một vuông khăn có thêu hoa phù dung, bụng nghĩ rằng: "Khăn này của tiểu thư cho ta, vậy ta cậy nó làm mai dẫn lối". Nghĩ đoạn cầm bút đề trên khăn hai câu thơ:


Quan quan, kìa riêng thư cưu,
Giọng kêu thánh thót ở đầu bãi sông*
* Nguyên hai câu kinh thi: Quan quan thư cưu, tại hà chi châu.


Đề xong xếp bỏ vào tay áo, chờ tới đúng trưa, lén tới thư phòng thấy Thi Tuấn đương còn ngon giấc mà Cẩm Tiên cũng không có mặt ở đó, Giai Huệ liền rón rén đi lại bên ghế, bỏ khăn ấy kề bên mình Thi Tuấn rồi vội vã đi ra. Nào dè Cẩm Tiên ở ngoài đi vào thấy bên mình tướng công có vuông khăn, liền lén lấy lên xem, mở ra thời hương thơm ngào ngạt, trên khăn có đề hai câu rút trong kinh thi. Cẩm Tiên liền nghĩ thầm rằng: "Khăn này chẳng phải của tướng công ta, vậy chớ của ai đem bỏ đây, ta phải để ý dò xem".


Ngày sau, Giai Huệ lại lén ra thư phòng, thấy Thi Tuấn đương giở rương kiếm sách nên không dám kinh động bèn đi về. Bỗng thấy trước mặt có người đi tới đón hỏi: "Nàng là ai, đi vào thư phòng làm gì vậy?" Giai Huệ bèn hỏi rằng: "Còn chàng là ai?”. Cẩm Tiên đáp: "Tôi là gia đồng của Thi tướng công tên Cẩm Tiên đây". Giai Huệ nói: "Tôi là liễu hoàn tâm phúc của tiểu thư tên là Giai Huệ. Chẳng hay cái khăn hôm qua, tướng công đã trông thấy chưa?". Cẩm Tiên nghe hỏi, định chắc khăn của nàng này rồi, bèn đáp: "Thơ thơ chớ vội, thế nào rồi đó đây cũng nên nghĩa vợ chồng mà!". Giai Huệ nghe nói thẹn đỏ mặt đáp rằng: “Chàng chớ nói quấy. Bởi vì tiểu thư đãi tôi rất hậu lại ông ở nhà cũng có để ý công tử, vì vậy tôi mang ơn muốn việc cho sớm thành, nên đem khăn này tới cho tướng công khuyên hãy mau mau tính việc cầm sắt, kẻo chậm trễ e lỡ làng duyên phận". Cẩm Tiên nói: "Thơ thơ đã biết vậy, nhưng cái khăn ấy thật chẳng tiện lắm, vì tại thư phòng còn có tôi hầu hạ tướng công, nếu làm vậy bại lộ ra rồi thời có phải gây hại hay không?". Giai Huệ nói: "Chàng hãy an dạ. Vì tại thư phòng cũng có một tôi hầu hạ tiểu thư, có ai lọt vào mà rõ được việc này. Vậy chúng ta sẽ ráng hết sức giúp cho tròn ơn chủ”. Nói rồi đi thẳng vào trong.


Một hôm tiểu thư sai Giai Huệ lượm cất đồ tư trang. Nàng thấy có một đôi ngọc hoa rất tinh xảo, bèn lén lấy giấu một cây đem đưa cho Cẩm Tiên. Cẩm Tiên nhân tiện đút phứt vào trong rương sách, dòm đi nhắm lại, không có món gì cho đáng để giao lại, chỉ thấy trong cái quạt có chuyền xâu chuỗi Tử Kim Ngư bèn lấy ra, rồi mang cái khăn thêu phù dung hôm nọ đề thêm hai câu:
Dịu dàng, khép kín khuê phòng.
Áo cừu muôn lượng vẫn lòng đã ham*
* Cũng hai câu kinh thi: Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cừu.
Đề xong, gói cái tuột quạt vào trong đem ra đưa
Giai Huệ và nói: "Tôi nói hễ việc nên cũng không tại

tôi, thơ thơ không tin coi thử cho biết". Nói đoạn mở khăn ra cho Giai Huệ xem. Giai Huệ đứng chờ cũng đã lâu nên tiếp lấy kẹp vào nách mà đi. Giai Huệ đi một đỗi gặp đứa ở của Xảo Nương là Hạnh Hoa Nhi tuổi vừa mười hai, nó thấy Giai Huệ đi tới bèn hỏi: "Thơ thơ đi đâu đấy?". Giai Huệ nói: “Ta ra hoa viên hái hoa". Hạnh Hoa Nhi hỏi: "Hái hoa ở đâu?". Giai Huệ nói: "Hoa chưa nở nên ta không hái". Hạnh Hoa Nhi không nghe cứ níu lại xin. Giai Huệ quên mình đương có món gian trong nách, bèn nổi giận nói: "Con nhỏ này vô duyên quá, làm gì cứ níu kẻo người ta hoài vậy?". Nói rồi giật áo đi thẳng.


Giai Huệ đi rồi, Hạnh Hoa Nhi dòm xuống đất thấy có một cái gói liền lượm đút vào tay áo trở vào phòng dì Xảo Nương. Xảo Nương thấy nó vào bèn hỏi: "Mi đi đâu về đây?”. Hạnh Hoa Nhi nói: "Con Giai Huệ dễ ghét quá, nói đi hái hoa mà tôi xin nó không cho, nó bỏ đi ríu ríu, lật đật làm rớt gói này mà không hay". Nói rồi đưa cho Xảo Nương xem. Xảo Nương xem xong bụng nghĩ nhiều điều cay nghiệt.


Nguyên từ khi Kim thượng thư bị cách chức về, buồn vì nỗi đường quan hoạn gay go nên hay tìm nơi tiêu khiển có khi đến mười bữa nửa tháng mới về, vì vậy Xảo Nương lòng dục khó dằn, lén tư tình với một vị hạ khách. Ngày nọ dẫn hạ khách vào nhà mát tại hoa viên mà... Rủi tiểu thư đi với Giai Huệ vào đó thiêu hương lại gặp, làm cho cả hai tan cuộc mây mưa. Vị hạ khách đó e việc bị phát giác ra, nên lén trốn đi. Xảo Nương mất người tình, oán tiểu thư và Giai Huệ lắm. Đến nay thấy bức khăn và tuội Tử Kim Ngư thời nghĩ ra một kế, bèn nói với Hạnh Hoa Nhi rằng: ”Mi cho tao cái này, tao sẽ may cho một cái áo". Hạnh Hoa Nhi ưng thuận. Xảo Nương lại dặn: "Mà mi đừng nói cho ai hay việc cái gói này, và lúc ông vô, mi cũng đừng thấp thoáng đằng trước, được vậy ta sẽ đãi mi tử tế”. Hạnh Hoa Nhi bằng lòng.


Ngày kia Kim Công tới nhà riêng của Xảo Nương. Xảo Nương đãi trà nước xong rồi, bèn quỳ xuống thưa rằng: "Thiếp có một điều rất quan hệ, xin bẩm lại cho lão gia được hay". Kim Công nói: “Có điều chi thời nói đi". Xảo Nương nói: "Việc này hệ trọng lắm, nếu thiếp nói ra, xin lão gia chớ làm phát giác, mà phải để ý dò xét mới được". Nói dứt lời đưa cái khăn và tuội quạt Tử Kim Ngư cho Kim Công xem. Kim Công thấy trong khăn có bốn câu kinh thi, hai câu trước có nét bút dịu dàng yểu điệu, hai câu sau nét bút cứng cỏi thảo suất. Kim Công xem xong sinh nghi, vội hỏi: "Hai vật này ở đâu mà nàng có?”. Xảo Nương đáp: Xin lão gia chớ giận. Nguyên thiếp vào phòng viếng thái thái, đi ngang phòng tiểu thư thời lượm được vật này”. Kim Công nghe xong lửa giận bừng bừng, lật đật gói lại đút vào tay áo, Xảo Nương nói: "Thưa lão gia, việc này có quan hệ tới nhà ta nhiều lắm, xin chớ để tiết lộ ra, mà phải dò xét cho minh bạch mới được".
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Lời Giới thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Lăm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm