watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa-hồi thứ hai mươi - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

hồi thứ hai mươi

Tác giả: Khuyết Danh

Lúc ấy Lưu Khánh trở về vào ra mắt Mã Ứng Long trình bày mọi việc về chuyện hãm hại Địch Thanh không thành công.
Mã Ứng Long nói:
- Nếu chúng ta không hại được Địch Thanh thế nào Bàng thái sư cũng cho ta là kẻ bất tài vô dụng.
Lưu Khánh nói:
- Ngài chớ lo. Nội đêm nay thế nào tôi cũng tìm Địch Thanh mà hạ sát.
Mã Ứng Long nói:
- Vậy phải ráng làm cho đặng để chúng ta nương nhờ về sau. Lưu Khánh từ giã về nhà thuật hết mọi việc cho mẹ vợ và vợ hay, và tỏ ý đem gia quyến đi trốn.
Vợ Lưu Khánh nói:
- Tôi e ban đêm đàn bà ra cửa ải không được đâu.
Mẹ Lưu Khánh nói:
- Lời ấy rất phải, vậy phải giữ bí mật đừng để cho ai biết.
Lưu Khánh nói:
- Xin mẹ chớ lo, con đã tính rồi.
Bèn thuật chuyện nhà Trương Văn cho mẹ nghe. Mẹ con nghe nói đều vui mừng.
Còn Địch Thanh đêm ấy sợ Trương Trung, Lý Nghĩa trông đợi nên khiến Trương Văn đến trại quân nói cho hai người ấy hay tin. Trương Văn vâng lời ra đi đến giữa đường thì gặp một vị tướng quân từ đầu kia đi lại. Trương Văn thi lễ hỏi:
- Tướng quân có phải là Trương Trung chăng?
Trương Trung nghe hỏi liền thộp ngực Trương Văn nói:
- Ngươi là ai mà dám kêu tên họ ta?Trương Văn nói:
- Tướng quân chớ giận. Tôi vâng lệnh Địch khâm sai đến thông tin cho tướng quân hay.
Trương Trung nghe nói đổi giận làm vui, hỏi:
- Địch khâm sai bây giờ ở đâu?
Trương Văn thuật hết mọi việc cho Trương Trung nghe. Trương Trung tạ ơn nói với Trương Văn:
- Xin ngài về trước, tôi đi tìm Lý Nghĩa báo tin rồi sẽ đến sau.
Trương Văn hỏi:
- Vậy chớ Lý tướng quân đi đâu mà tướng quân phải đi kiếm?
Trương Trung nói:
- Vì trông Địch đại ca không thấy về nên anh em chúng tôi đi tìm mỗi người một nơi.
Trương Văn nghe nói liền từ giã trở về, còn Trương Trung thì đi tìm Lý Nghĩa.
Vừa đi tới ngã ba đường bỗng nghe có tiếng đàn bà khóc than kể lể, Trương Trung dừng lại xem thì thấy chừng hai mươi tên gia đinh cầm gậy đi trước, và sau đó thì có một người cưỡi ngựa, để một người đàn bà nằm vắt ngang đang vùng vẫy khóc lóc.
Trương Trung nhìn thấy thì biết ngay là chúng đang bắt vợ một kẻ nào đó, bèn xốc lại nạt lớn:
- Quân cường đạo, sao không kiêng phép nước dám bắt vợ con người ta mang đi như vậy?
Bọn gia đinh nghe nói áp lại đánh Trương Trung, bị Trương Trung đánh chạy trốn hết. Trương Trung đến trước người cưỡi ngựa hỏi:
- Ngươi tên họ là gì? Tại sao lại dám làm ngang như vậy?
Người ấy nói:
- Tôi họ Tôn tên Vân, tự là Kiến Vân là em ruột của Tôn Tú đây.
Trương Trung nói:
- Té ra ngươi là em ruột của Tôn binh bộ sao? Còn người đàn bà này ở đâu mà ngươi chiếm đoạt vậy?
Tôn Vân chưa kịp trả lời thì người đàn bà ấy đã quỳ lạy khóc và nói:
- Nhà thiếp ở cách đây chừng ba dặm, chồng thiếp là Triệu Nhị, chuyên nghề làm ruộng mà độ nhựt, còn Tôn Vân đây ép chồng tôi gả tôi cho Tôn Vân đem về làm vợ bé, chồng tôi không chịu nên hôm qua bọn gia đinh đến nhà bắt chồng tôi dẫn đi không biết sống chết thể nào. Hôm nay chúng lại đến nhà bắt tôi, may gặp tướng quân cứu mạng thì ơn ấy bằng non.
Trương Trung nghe nói nổi giận hỏi Tôn Vân:
- Ngươi bắt chồng người ta đem giấu ở đâu thì phải chỉ nếu không ta chẳng tha mạng.
Tôn Vân nói:
- Ông ơi! Người ấy tôi còn giam tạm trong dinh tôi.
Trương Trung nói:
- Vậy ngươi phải thả người ấy ra thì ta mới tha chết cho ngươi.
Tôn Vân lạy lia lịa nói:
- Xin ông tha tôi về thả Triệu Nhị ra.
Trương Trung nói:
- Không được! Ngươi sai gia đinh thả Triệu Nhị ra rồi ta mới tha cho ngươi.
Tôn Vân thấy Trương Trung nói cứng liền gọi gia đinh sai về dinh mở trói tha Triệu Nhị lập tức.
Gia đinh lật đật về dắt Triệu Nhị đến. Trương Trung bảo Triệu Nhị:
- Vậy ngươi hãy dắt vợ ngươi về đi.
Triệu Nhị nói:
- Ân nhân ở đây thì vợ chồng tôi đi đặng, nếu ân nhân đi rồi thì tánh mạng vợ chồng tôi không còn.
Trương Trung nói:
- Không hề chi. Ngươi dẫn vợ ngươi đi khuất nơi đây rồi ta cho nó một đao thì còn đâu mà làm hại ngươi nữa.
Nói rồi vừa muốn vung đao chém, bỗng đâu có một người cao lớn, tay xách roi sắt xốc lại đánh ngay đầu Trương Trung.
Trương Trung kinh hãi lật đật buông Tôn Vân ra mà cự với người ấy và hỏi:
- Ngươi tên chi mà dám cả gan đến đánh với ta vậy?
Người ấy nói:
- Ta là Phi sơn lang Phan Báo, anh em cô cậu với Tôn Vân đây.
Nói rồi vung roi đánh với Trương Trung. Đánh được ba mươi hiệp Trương Trung thua chạy. Phan Báo tượt theo. Vợ Triệu Nhị thấy vậy thì nói với Triệu Nhị rằng:
- Phu quân hãy chạy theo mà xem thử tánh mạng ân nhân ra thế nào, như thấy ân nhân có bề nào thì tính trước mà lánh thân kẻo bị Tôn Vân hại nữa.
Triệu Nhị nghe lời chạy theo mà coi chừng Trương Trung.
Lúc ấy bọn gia đinh của Tôn Vân là Tôn Mậu và Tôn Cao còn núp trong bụi rậm thấy Triệu Nhị khiêng về dinh. Trong lúc đang đi lại gặp Lý Nghĩa từ đầu kia đi lại trông thấy hai người đàn ông khiêng một người đàn bà đang giãy giụa khóc than. Lý Nghĩa nhảy đến thộp ngực Tôn Cao hỏi:
- Các ngươi bắt đàn bàn khiêng đi đâu vậy?
Tôn Mậu thấy Tôn Cao bị thộp thì vội bỏ người đàn bà chạy trốn. Người đàn bà quỳ lại thuật hết nguồn cơn cho Lý Nghĩa nghe. Lý Nghĩa xong nổi giận hét lên một tiếng nắm giò Tôn Cao xé ra làm hai mảnh.
Lý Nghĩa giết Tôn Cao xong liền hỏi người đàn bà:
- Vậy chớ người mặt đỏ vừa rồi chạy đàng nào?
Người đàn bà ấy chỉ nẻo cho Lý Nghĩa. Lập tức Lý Nghĩa chạy qua hướng ấy thì thấy Trương Trung bị thua kẻ địch mà khí sắc thì nhợt nhạt. Lý Nghĩa gọi lớn nói:
- Trương nhị ca, có em đến đây.
Trương Trung nghe kêu nhìn lại thấy Lý Nghĩa thì mừng rỡ hỏi:
- Tam đệ ở đâu mà đến đây vậy?
Lý Nghĩa nói:
- Sao nhị ca dở quá vậy? Một tên tướng cướp mà đánh không lại thì làm sao dám ra trận chiến?
Trương Trung nói:
- Ấy vì cây đao của ta quá ngắn nên bất lực đó thôi.
Lý Nghĩa lập tức xông vào đánh với Phan Báo. Lúc này Phan Báo đã đuối sức nên bị Lý Nghĩa chém cho một đao rơi đầu.
Trương Trung nói:
- Tam đệ thiệt giỏi đó.
Lý Nghĩa hỏi:
- Vậy vì cớ gì mà nó rượt nhị ca chạy như vậy?
Trương Trung liền thuật đầu đuôi câu chuyện cho Lý Nghĩa nghe. Lý Nghĩa nổi giận nói:
- Nếu vậy bọn này không kể đến phép nước gì cả.
Nói vừa dứt lời Triệu Nhị đến thi lễ nói:
- Nhị vị tướng quân hãy đến nhà tôi đặng tôi dùng chút lễ mọn hậu tạ.
Trương Trung nói:
- Thôi! Không cần phải đến nhà làm gì. Ta hỏi ngươi thằng rượt ta lúc nảy tên gì, còn thằng bắt vợ ngươi tên gì vậy?
Triệu Nhị nói:
- Thằng rượt tướng quân đó là Phan Báo, anh em cô cậu với Tôn Vân, còn thằng bắt vợ tôi là Tôn Vân anh em với Tôn Tú, còn Tôn Tú là binh bộ thương thơ đó.
Lý Nghĩa tức giận nói:
- Nếu vậy thì ta gặp cưù nhân rồi. Nếu vậy thì anh em chúng ta đến đó mà giết sạch bọn chúng cho xong.
Trương Trung nói:
- Anh em ta không sợ gì chúng nó, nhưng như thế cũng đủ làm cho chúng nó từ nay không dám hà hiếp dân chúng rồi. Việc cần kíp là chúng ta phải trở về trại xem thử có gì biến động không.
Hai anh liền dắt nhau trở về trại, Đến nơi hoi ra thì không có việc chi, bèn dặn dò quân sĩ rồi rủ nhau đến nhà Trương Văn.
Địch Thanh nhìn thấy Trương Trung và Lý Nghĩa thì mừng rỡ, lật đật dắt vào ra mắt mẹ mình. Vào đến nơi hai lạy Mạnh thị và nói rõ việc kết tình anh em với Địch Thanh.
Mạnh thị rất mừng nói với Địch Thanh:
- Việc giải chinh y là trọng, con nên chỉnh tề ra đi kẻo trễ ngày giờ.
Địch Thanh vâng lời bái biệt mẩu thân rồi cùng nhau lên đường.

Lời bàn.


Tình mẫu tử và nhiệm vụ đối với quốc gia đều là quan trọng, nhưng Mạnh thị mẹ của Địch Thanh đã xem bổn phận đối với đất nước là cao cả. Thế cho nên cuộc gặp gỡ giữa mẹ con trong giờ phút thiêng liêng ấy đã nhường chỗ cho trách nhiệm làm trai, không chút bận bịu.
Trương Trung và Lý Nghĩa là hai dũng tướng, thấy việc trái không thể không can thiệp, dù có xảy ra khó khăn đến đâu cũng không từ chối.
Người mang bản chất anh hùng bao giờ cũng trọng nghĩa, mà kẻ trọng nghĩa thường hay va thiệp trước sự bất bình trong thiên hạ. Đó cũng là truyền thống đạo nghĩa làm người trong đạo học Đông phương.



* *
*
Vạn Huê Lầu diễn nghĩa
Lời nói đầu
hồi thứ nhất
hồi thứ hai
hồi thứ ba
hồi thứ tư
hồi thứ năm
hồi thứ sáu
hồi thứ bảy
hồi thứ tám
hồi thứ chín
hồi thứ mười
hồi thứ mười một
hồi thứ mười hai
hồi thứ mười ba
hồi thứ mười bốn
hồi thứ mười lăm
hồi thứ mười sáu
hồi thứ mười bảy
hồi thứ mười tám
hồi thứ mười chín
hồi thứ hai mươi
hồi thứ hai mươi mốt
hồi thứ hai mươi hai
hồi thứ hai mươi ba
hồi thứ hai mươi bốn
hồi thứ hai mươi lăm
hồi thứ hai mươi sáu
hồi thứ hai mươi bảy
hồi thứ hai mươi tám
hồi thứ hai mươi chín
hồi thứ ba mươi
hồi thứ ba mươi mốt
hồi thứ ba mươi hai
hồi thứ ba mươi ba
hồi thứ ba mươi bốn
hồi thứ ba mươi lăm
hồi thứ ba mươi sáu
hồi thứ ba mươi bảy
hồi thứ ba mươi tám
hồi thứ ba mươi chín
hồi thứ bốn mươi
hồi thứ bốn mươi mốt
hồi thứ bốn mươi hai
hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
hồi thứ bốn mươi lăm
hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy