watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa-hồi thứ mười tám - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

hồi thứ mười tám

Tác giả: Khuyết Danh

Thạch Ngọc thấy yêu quái xốc đến bên mình liền rút gươm chống cự. Địch Thanh muốn tiếp ứng, song lại nghĩ rằng mình chưa biết võ nghệ Thạch Ngọc ra sao, nhân tiện xem thử thế nào cho biết.
Nghĩ như thế nên đứng xem, xòn Thạch Ngọc thì bị con yêu dụ ra khỏi sân, tiếp đến một trận cuồng phong thổi đến ào ạt, yêu quái bay đến một chỗ trống dụ Thạch Ngọc đuổi theo, rồi nạt lớn nói:
- Thạch Ngọc! Ngươi có giỏi thì đuổi theo ta.
Thạch Ngọc nổi giận nói:
- Yêu quái! Ta không sợ ngươi đâu.
Nói rồi rượt theo yêu quái. Địch Thanh thấy vậy khen:
- Như vậy mới đáng mặt anh hùng.
Vừa nói vừa chạy theo để quan sát. Bỗng thấy một đạo bạch quang chiếu vào ngay mặt làm cho Địch Thanh chóa mắt không thấy đường chạy theo nữa.
Bỗng nghe có tiếng kêu lớn:
- Địch đại nhơn. Chẳng nên đuổi theo nữa.
Địch Thanh dừng lại thấy một người mình cao một trượng, đứng chặn ngang không cho Địch Thanh đi tới.
Địch Thanh nạt lớn:
- Ngươi cũng là lòai yêu quái chăng?
Người ấy đáp:
- Không phải! Ta là Huyền thiên chơn võ đây, muốn nói cùng ngươi một điều. Nguyên bộ hạ ta hạ giới xuống đầu thai nơi Tây Hạ để quấy rối Tống trào hơn hai mươi năm. Vậy ta cho ngươi hai vậy báu này, một là nhơn diện kim bài, để lúc ngươi giao tranh với Tây Hạ, thì lấy vật này mà che thân, thứ hai là ba mũi tên Thất tinh, như gặp nguy hiểm thì lấy ra mà bắn. Ngươi hãy giữ hai bảo vật ấy mà kiến công lập nghiệp.
Địch Thanh nghe nói liền lạy tạ mà lãnh hai bảo vật. Người ấy nói:
- Không cần tạ ơn làm chi, phải cần nhớ lấy những lời ta nói thì có thể đổi hạn làm phước đức.
Địch Thanh hỏi:
- Vậy em tôi là Thạch Ngọc đang giao tranh với con yêu quái ấy lành dữ thế nào, xin ông cho biết.
Người ấy đáp:
- Ấy không phải yêu quái mà là một vật tu luyện lâu năm thành hình đó. Còn Thạch Ngọc bây giờ có đi mà không có trở lại, chưa biết bao giờ mới gặp nhau.
Địch Thanh nói:
- Vua sai đi hai người, nay mất đi một người thì biết nói làm sao mà phục chỉ được.
Người ấy nói:
- Đến sau này cũng gặp nhau, đừng có lo gì cả.
Địch Thanh tạ ơn trở về quán dịch kêu mười sáu tên quân hầu đi tìm Thạch Ngọc.
Quân sĩ đi tìm mọi nơi trở về báo:
- Chúng tôi đi tìm khắp nơi mà không thấy ai cả.
Địch Thanh nghĩ thầm:
- Bắc cực Đại đế đã dặn mình không nên đi tìm ,nhưng bạn bỏ đi không đành.
Nghĩ như thế liền thẫn thờ đi theo hướng Thạch Ngọc, đi một lúc thì thấy tấm bia chắn ngang, không cách nào qua được, trên bia có đề chữ:
“Tôi Thạch Ngọc hiền đệ sẽ có ngày gặp nhau. Bây giờ không thể tìm được”.
Địch Thanh xem thấy liền lui về nhà quán dịch.
Còn Thạch Ngọc lúc rượt theo yêu quái cung kiếm chém xả xuống, nhưng không thấy người mà thấy một cây giáo ba mũi nằm dưới đất. Thạch Ngọc lấy làm lạ bước đến cầm lên xem thầy thấy cây giáo ba mũi rất vừa tay nên mừng rỡ múa máy một hồi và nghĩ thầm:
- Ngỡ là yêu quái, ngờ đâu lại tìm được của trời cho.
Nghĩ rồi trở về quán dịch tìm Địch Thanh, nhưng vừa quay lưng thì thấy một vị tiên ông từ trên mây sa xuống nói:
- Nay nhà ngươi đã được cây thương rồi, song còn võ nghệ chưa được rèn luyện thì cũng không có ích gì, vậy hãy theo ta mà học binh thư, võ nghệ để ngày sau kiến công lập nghiệp.
Thạch Ngọc thưa:
- Đa tạ tiên trưởng có lòng giúp đỡ, nhưng xin cho biết danh hiệu trước đã.
Tiên ông nói:
- Ta là Vương Thiền Quỷ Cốc đây.
Thạch Ngọc nghe nói liền quì lạy, nói:
-Đệ tử xin theo học, nhưng để đệ tử giải chinh đến Tam Quan xong sẽ trở về bái kiến.
Quỷ Cốc nói:
- Việc giải chinh y đã có Địch Thanh rồi, dầu ngươi có theo cũng chẳng ích gì. Thôi ngươi hãy theo ta mà đi cho sớm.
Nói rồi liền chỉ tay vào hai cục đá, tức thì hai hòn đá hóa hai con bạch hổ đưa hai thầy trò về núi.
Khi đến nơi, Thạch Ngọc hỏi:
-Thưa sư phụ! Đây là núi gì?
Quỷ Cốc nói:
- Núi này là núi Nga Mi. con hãy ở đây mà lo luyện tập võ nghệ, sau này ra phò vua giúp nước.
Bấy giờ Địch Thanh trở về quán dịch thuật hết mọi chuyện cho Trương Trung, Lý Nghĩa nghe. Trương Trung, Lý Nghĩa kinh ngạc cho là chuyện lạ. Xảy có Vương Đăng bước vào thăm hỏi.
Địch Thanh thấy Vương Đăng thì nổi giận mắng rằng:
- Loài súc sinh! Ngươi đã biết chỗ này có yêu quái, sao còn dám cả gan đem chúng ta đến đây. Bây giờ Thạch quận mã đã bị yêu quái bắt rồi, sống thác không rõ. Ấy là tại ngươi bày ra hay tại ai xúi giục hãy mau nói cho ta nghe.
Vương Đăng nghe nói thất kinh, quỳ lại nói:
- Thuở nay chỗ này không có yêu quái, đêm nay tại sao xảy ra như vậy, thật tôi không rõ, xin đại nhơn tha tội.
Địch Thanh nói:
- Trong việc này có âm mưu hại người, nếu không khai đừng trách ta không rộng tình.
Nói rồi liền kêu quân bắt Vương Đăng ra tra khảo. Bị đánh một hồi, Vương Đăng không chịu nỗi phải khai hết sự thật.
Địch Thanh nói:
- Lẽ thì phải giết ngươi cho rồi, song ta cũng làm nhân tha cho ngươi để sau này đối chứng.
Nói rồi liền kêu tri phủ giam Vương Đăng vào ngục, chờ khi xét xử.
Ngày hôm ấy, Địch Thanh kéo quân đi ra, đến Đồng Quan thì có tổng binh là Mã Ứng Long ra đón tiếp và dọn tiệc đãi đằng.
Hôm sau, Địch Thanh sắm sửa ra đi thì Mã Ứng Long và Lưu Khánh đưa ra khỏi ải một đỗi xa xa rồi trở lại.
Nguyên Lưu Khánh lúc này đang làm chức thám tướng tại Đồng Quan, mới có hai mươi mốt tuổi, nhưng mạnh khỏe vô cùng. Lúc nhỏ, Lưu Khánh được tiên cho một vật báu gọi là Tịch Vân phách. Vật báu này có thể dùng bay lên không trung đặng, vì vậy thiên hạ gọi Lưu Khách là Phi sơn hổ.
Hôm ấy Mã Ứng Long gọi Lưu Khánh bảo:
- Nay có thơ của Bàng thái sư khiến ta lập kế giết hại Địch Thanh. Nếu việc này thành công thì sẽ được quyền cao lộc cả. Vậy ngươi hãy đằng vân theo Địch Thanh, rồi từ trên mây chém xuống, thì Địch Thanh ắt không tránh khỏi chết. Nếu việc này thành công thì ngươi cũng được hưởng tước quyền.
Lưu Khánh cả mừng liền xách đao ra khỏi ải, đằng vân bay theo Địch Thanh.

Lời bàn:
Mọi việc xảy ra trong đời xấu tốt đều do con người mà sinh ra. Nói đến con người là nói đến lương tâm và tài năng. Kẻ có ác tâm thì hành động theo ác tâm của mình, kẻ có thiện tâm thì hành đông theo thiện ý của mình. Mọi hành động đều đi đến chỗ nhân quả của nó.
Trong đời có nhiều người không suy tính như vậy mà mọi việc đều đổ vào lý do khách quan để tránh né lắm lỗi của mình.
Bàng Hồng một kẻ gian nịnh, tìm cách hãm hại Địch Thanh gây nên mọi xáo trộn trong cuộc sống, ảnh hưởng với nhiều người khác.
Còn Địch Thanh thì lấy tư cách một kẻ anh hùng, bất chấp gian nguy, hành động luôn luôn hướng thiện, nên mọi âm mưu hãm hại của Bàng Hồng đều di đến kết quả ngược lại.
Vô hiệu hóa sự gian ác của Bàng Hồng chính là thiện tâm của Địch Thanh. Thiện tâm ấy đã đem đến cho Địch Thanh từng bước khả quan, được nhiều người cưú giúp. Vậy thì người xưa nói:
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.
Đó là lẽ đương nhiên dựa theo triết lý nhân quả của Phật giáo.




* *
*
Vạn Huê Lầu diễn nghĩa
Lời nói đầu
hồi thứ nhất
hồi thứ hai
hồi thứ ba
hồi thứ tư
hồi thứ năm
hồi thứ sáu
hồi thứ bảy
hồi thứ tám
hồi thứ chín
hồi thứ mười
hồi thứ mười một
hồi thứ mười hai
hồi thứ mười ba
hồi thứ mười bốn
hồi thứ mười lăm
hồi thứ mười sáu
hồi thứ mười bảy
hồi thứ mười tám
hồi thứ mười chín
hồi thứ hai mươi
hồi thứ hai mươi mốt
hồi thứ hai mươi hai
hồi thứ hai mươi ba
hồi thứ hai mươi bốn
hồi thứ hai mươi lăm
hồi thứ hai mươi sáu
hồi thứ hai mươi bảy
hồi thứ hai mươi tám
hồi thứ hai mươi chín
hồi thứ ba mươi
hồi thứ ba mươi mốt
hồi thứ ba mươi hai
hồi thứ ba mươi ba
hồi thứ ba mươi bốn
hồi thứ ba mươi lăm
hồi thứ ba mươi sáu
hồi thứ ba mươi bảy
hồi thứ ba mươi tám
hồi thứ ba mươi chín
hồi thứ bốn mươi
hồi thứ bốn mươi mốt
hồi thứ bốn mươi hai
hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
hồi thứ bốn mươi lăm
hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy