watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa-hồi thứ hai mươi chín - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

hồi thứ hai mươi chín

Tác giả: Khuyết Danh

Trầm Đạt vâng lệnh ra đi thì Dương Nguyên soái vào nội phủ nghĩ thầm:
- Kế sách vừa rồi mà không dùng được là do Tiêu Đình Quý làm đổ vỡ mà thôi. Còn bọn gian nịnh toan kế hãm hại ta chẳng lẽ triều đình không nghĩ đến công trạng của những kẻ khai quốc công thần. Trong triều mà rối loạn như vậy thì ngoài ải khó lòng yên ổn được. Từ nay về sau việc đại sự không nên dùng những quân mãng phu như vậy nữa.
Bấy giờ Trầm Đạt về đến kinh đô thì không vào hoàng thành vì nghĩ rằng nếu mình chưa đến thông tin cho Dư Thái quân hay mà vào hoàng cung trước e bọn gian thần lập quỉ kế gì chăng?
Nghĩ như vậy, Trầm Đạt vào chùa Tướng Quốc gởi tù xa, khiến quân canh giữ rồi đến Thiên Ba Phủ mà dâng thơ của Dương Tôn Bảo cho Dư Thái quân xem.
Dư Thái quân xem thơ cười nói:
- Bàng Hồng thật là tên gian xảo, bày đủ cơ mưu hãm hại trung thần. Tuy vậy mà hại con ta sao nổi.
Nói rồi liền khiến quân dọn tiệc mà thết đãi Trầm Đạt, rồi sai người đi dò la tin tức.
Còn Tiêu Đình Quý ở trong chùa Tướng Quốc thì cứ chửi mắng gian tặc om sòm. Tôn Võ ý muốn thông tin cho Bàng Hồng hay, ngặt vì kẻ tùy tùng mình đều bị Dương Tôn Bảo cầm giữ tại Tam Quan, cho nên không còn ai sai khiến.
Ngày hôm sau, Thiên tử lâm triều thì có Huỳnh quan vào tâu:
- Nay có Dương Nguyên soái nơi Tam Quan sai phó tướng là Trầm Đạt về trào dâng biểu, bây giờ còn đứng ngoài môn đợi lệnh.
Vua nghe tâu nghĩ thầm:
- Trẫm sai Tôn Võ ra Tam Quan tra xét công khố, Tôn Võ còn chưa về sao Dương Tôn Bảo lại dâng biểu về là ý gì.
Nghĩ như vậy liền khiến Huỳnh môn quan lấy biểu dâng để xem cho rõ sự tình.
Huỳnh môn quan vâng lệnh tiếp lấy bổn chương vào dâng Thiên tử xem thấy bổn chương mới rõ sự tình. Bàng Hồng ham của hối lộ, bảo Tôn Võ làm tiền.
Vua đưa tờ biểu cho Bàng Hồng xem. Bàng Hồng xem xong thất kinh, nghĩ thầm:
- Ngỡ là Tôn Võ có tài cán té ra nó là một thằng vô dụng. Nay sự việc đã ra đến trước triều, ta biết liệu sao đây?
Nghĩ như vậy, Bàng Hồng quỳ tâu:
- Xin Bệ hạ xét lại cho tôi nhờ, vả tôi ra làm tôi triều đình cũng đã lâu năm, chưa có điều chi sai trái, lẽ nào lại dám đòi ăn hối lộ của Dương Nguyên soái. Nay có Tôn Võ đó xin Bệ hạ tra hỏi cho minh bạch kẻo Dương Nguyên
soái kết oan cho tôi.
Vua nghe tâu liền truyền chỉ đòi Tiêu Đình Quý kiến giá.
Sai quan tuân lệnh dẫn Tiêu Đình Quý vào chầu. Tiêu Đình Quý xốc vào ngân loan điện không chút e dè, cũng không triều bái tung hô, nói lớn:
- Nay tôi vào ra mắt Hoàng đế.
Nói rồi chỉ xá một cái mà thôi.
Vua trông thấy bộ tịch tức cười và nghĩ thầm:
- Có lẽ thằng này bị điên dại chi đây.
Quan Trị điện thấy vậy nói với Tiêu Đình Quý:
- Sao ngươi đến trước mặt Vua lại không quỳ?
Tiêu Đình Quý nói:
- Muốn tôi quỳ sao? Vậy thì tôi quỳ.
Nói rồi liền quỳ xuống tâu:
- Tôi là Tiêu Đình Quý xin quỳ xuống đây.
Vua trông thấy nghĩ thầm:
- Tên này khờ khạo như vậy ắt có tính ngay thẳng, thôi quả nhân hỏi thử vài lời xem sao?
Nghĩ như vậy, Vua hỏi:
- Vậy chớ Địch Thanh giải chinh y đến Tam Quan có bị mất hay không?
Tiêu Đình Quý tâu:
- Giải chinh y thì cũng có giải đến thiệt, song vì Địch Thanh không cẩn thận nên bị cường đạo lấy mất hết rồi.
Bàng Hồng thấy Tiêu Đình Quý nói như vậy thì mừng thầm:
- May dữ a! Thằng mãng phu này khai đúng ý muốn của ta thật không gì may hơn.
Vua lại hỏi Tiêu Đình Quý:
- Chinh y mất hết hay chỉ mất chút ít mà thôi?
Tiêu Đình Quý tâu:
- Ôi thôi! Cường đạo nó giật ráo không chừa lại cái nào.
Bàng Hồng nghe Tiêu Đình Quý tâu như vậy thì sợ Vua hỏi dần dần đến việc mạo công của ký Thành nên quỳ tâu:
- Vả Tiêu Đình Quý là bộ hạ của Dương Tôn Bảo, nay đã khai ngay việc mất chinh y, mà việc ấy đã có thì mọi việc khác đều có. Chắc là Địch Thanh cũng có mạo công mà trừ tội Còn Dương Tôn Bảo cũng giết oan kẻ có công, đến như việc Tôn Võ đòi tiền hối lộ cũng chỉ là chuyện bịa đặt. Sự việc đã rõ ràng xin Bệ hạ chớ hỏi làm chi nữa cho nhọc sức.
Vua nói: .
- Việc này còn nhiều tình tiết, vậy Trẫm giao cho một vị công thần để tra xét cho rõ ràng rồi trình lại.
Bàng Hồng tâu:
- Vậy thì Bệ hạ giao việc này cho quan Đại Ngự Trầm Quốc Thanh tra hỏi.
Vua nhậm lời. Trầm Quốc Thanh liền lãnh chỉ, khiến quân dẫn Tiêu Đình Quý về định mình đặng mà tra xét.
Tiêu Đình Quý liền chỉ mặt Bàng Hồng mắng nhiếc làm cho quân hầu sợ hãi lôi Tiêu Đình Quý ra ngoài ngọ môn, rồi bỏ vào tù xa mà dẫn đến dinh Trầm Quốc Thanh.
Bàng Hồng lại tâu rằng:
- Xin Bệ hạ bắt giam Trầm Đạt lại để tra xét việc xong sẽ cho về.
Vua hỏi:
- Ấy là ý gì vậy?
Bàng Hồng tâu: '
- Nếu để cho Trầm Đạt về Tam Quan thông tin cho Dương Tôn Bảo hay, tôi e sanh lòng biến loạn đi chăng. Bệ hạ giam lại chờ ngày xét xử sẽ cho về.
Vua nghe theo ra lệnh giam Trầm Đạt nơi Thiên lao.
Lúc này các trung thần thấy Bàng Hồng tâu gì vua cũng nghe nên đem dạ bất bình, song liệu bề can gián không được nên phải nín thinh ôm hận.
Còn Bàng Hồng và Tôn Tú sau khi bãi chầu thì khiến người mở tù xa thả Tôn Võ ra, rồi dắt đến dinh Bàng Hồng cùng nhau đàm đạo.
Trong lúc đang nói chuyện thì có Trầm ngự sử đến ra mắt và Bàng Hồng và hỏi:
- Nay tôi đến đây hỏi ý kiến Thái sư về việc tra xét Đình Quý cách nào?
Bàng Hồng nói:
- Việc ấy có khó gì đâu, ngài cứ mang Tiêu Đình Quý ra tra khảo, ép nó phải cung khai rằng công lao của Lý Thành bị Địch Thanh mạo, còn việc mất chinh y thì không còn lo gì nữa vì Tiêu Đình Quý đã khai trước mặt Thiên tử
rồi. Còn việc Tiêu Đình Quý đánh Khâm sai thỉ phải xét cho minh bạch mà phục chỉ.
Trầm Quốc Thanh vâng lời. Bàng Hồng khiến dọn tiệc mà thết đãi mọi người. Mãn tiệc ai nấy từ giã ra về.
Lúc Trầm Quốc Thanh về đến hậu đường thì Y thị phu nhân hỏi:
Hôm nay sao tướng công đi chầu về trễ vậy?
Trầm Quốc Thanh nói:
- Vì có việc quan trọng, lẽ phải giữ kín, song tình vợ chồng không thể không nói.
Nói xong liền thuật hết các việc cho phu nhân nghe.
Phu nhân nghe xong tỏ vẻ buồn bực, nói:
- Tướng công ơi! Việc này là việc của người khác không liên can gì đến mình. Còn em của Tướng công đã gả cho người ta rồi thì cũng thuộc về ngoại thích. Như việc Hồ Khôn thì Hồ Luân làm nhiều điều ngang trái, vả lại cũng không bà con cật ruột gì với mình, tướng công phải lấy lẽ công bình mà xử sự để lo việc gìn giữ quốc gia sao lại theo đảng nịnh mà mong hại tôi trung, như vậy hưởng tộc triều đình thật xấu hổ.
Trầm Quốc Thanh cười nói:
- Phu nhân nói sai rồi. Bổn phận ta nếu không có Bàng Thái sư giúp đỡ thì không được làm đến chức Ngự sử như vầy, mà phu nhân cũng không được cao mạng phụ nữa.
Phu nhân nói:
- Nay Bàng Thái sư tuy quyền cao thế mạnh, song lại làm nhiều điều gian ác thì không thể tồn tại mãi đâu. Đến lúc nào đó thì gian thần cũng ra gian thần mà để tiếng xấu muôn thuở.
Trầm Quốc Thanh nghe nói đến hai tiếng gian thần thì nổi giận, mắng:
- Đừng có hỗn ẩu, ăn nói không kiêng dè, chuyện không can gì đến mình lại tại sao xen vào như vậy.
Phu nhân nói:
- Chẳng phải là thiếp muốn sinh sự mà chọc giận tướng công, ấy là lời thật lẽ ngay thiếp muốn tỏ cùng tướng công để suy xét, tránh tai họa về sau.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Đồ hỗn ẩu! Sao ngươi dám gọi Bàng Thái sư là gian thần, ngươi là đàn bà biết gì mà xen vào việc nước.
Phu nhân nói:
- Tướng công ơi? Nay thiếp lấy lời hơn lẽ thiệt mà can gián chỉ vì tình vợ chồng mà thôi, sao tướng công lại giận dữ như vậy. Vả Bàng thái sư làm nhiều điều gian ác, cứ tìm kế hại kẻ trung lương, hay tham của mà làm cho rối việc nước như thế thiếp gọi là gian thần không đáng hay sao?
Trầm Quốc Thanh nói:
- Vậy ngươi biết Bàng Thái sư làm tai hại trung thần chỗ nào đâu hãy nói cho ta nghe thử?
Phu nhân nói:
- Công việc sờ sờ trước mắt mà phu quân không thấy sao, như Dương Tôn Bảo là dòng dõi công hầu, gìn giữ giang sơn nhà Tống, trấn thủ Tam Quan, ngăn binh ngoại quốc, thật đáng là trụ cột quốc gia, còn Địch Thanh là cháu của Địch Thái Hậu mà cũng là dòng dõi trung lương, lại từ khi ra Tam Quan lập được nhiều công lớn. Tướng võ như hai ông ấy thật là bậc tôi trung, nếu hại hai ông ấy thì lấy ai chống đỡ giang sơn. Tướng công là người hưởng lộc triều đình, đáng lẽ phải vun quén cho sức mạnh của non sông, lại xu quyền phụ thế, làm cho nước yếu dân nghèo, có phải là Bàng tặc xúi giục tướng công làm bậy hay không?
Trầm Quốc Thanh nổi giận mắng:
- Ngươi là đàn bà, không biết gì hết sao dám buông lời hỗn ẩu không biết phận mình.
Nói rồi xốc tới đánh Y thị phu nhân.

Lời bàn.


Theo thời xưa, người đàn bà là kẻ chỉ lo việc gia đình, không xen vào việc thiên hạ. Nhưng xét về quan niệm đạo đức thì đàn bà cũng là con người có đủ lương tâm đạo nghĩa.
Trầm Quốc Thanh vì chạy theo danh lợi, theo đảng dua nịnh để củng cố bản thân mình, trong lúc Y thị phu nhân thì lại không có tham vọng như vậy, nghĩ đến quyền lợi quốc gia hơn là quyền lợi của bản thân. Do đó mà hai quan niệm đối nghịch nhau.
Dù là đàn ông hay đàn bà lẽ phải là điều cao quý hơn hết, kẻ nào trọng lẽ phải thì kẻ. ấy có đủ phẩm chất làm người, còn kẻ nào vì quyền lợi bản thân mà quên mất đạo nghĩa thì kẻ ấy thiếu phẩm chất.
Trong cuộc sống không thiếu gì người khi chạy theo danh lợi bỏ mất đạo nghĩa, nhưng điều tốt nhất là khi được người khác thấy được chỗ sai lầm của mình thì mình phải kiểm để sửa chữa.

Muốn tự kiểm để sửa chữa thì tự mình phải đứng ra ngoài tham vọng cá nhân thì mới nhận ra được lẽ phải trái.
Vạn Huê Lầu diễn nghĩa
Lời nói đầu
hồi thứ nhất
hồi thứ hai
hồi thứ ba
hồi thứ tư
hồi thứ năm
hồi thứ sáu
hồi thứ bảy
hồi thứ tám
hồi thứ chín
hồi thứ mười
hồi thứ mười một
hồi thứ mười hai
hồi thứ mười ba
hồi thứ mười bốn
hồi thứ mười lăm
hồi thứ mười sáu
hồi thứ mười bảy
hồi thứ mười tám
hồi thứ mười chín
hồi thứ hai mươi
hồi thứ hai mươi mốt
hồi thứ hai mươi hai
hồi thứ hai mươi ba
hồi thứ hai mươi bốn
hồi thứ hai mươi lăm
hồi thứ hai mươi sáu
hồi thứ hai mươi bảy
hồi thứ hai mươi tám
hồi thứ hai mươi chín
hồi thứ ba mươi
hồi thứ ba mươi mốt
hồi thứ ba mươi hai
hồi thứ ba mươi ba
hồi thứ ba mươi bốn
hồi thứ ba mươi lăm
hồi thứ ba mươi sáu
hồi thứ ba mươi bảy
hồi thứ ba mươi tám
hồi thứ ba mươi chín
hồi thứ bốn mươi
hồi thứ bốn mươi mốt
hồi thứ bốn mươi hai
hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
hồi thứ bốn mươi lăm
hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy