Hồi 116
Tác giả: Kim Dung
Mộ Dung Phục quấn tóc lại, mặt xám như tro tàn. Y nghĩ bữa nay lên núi Thiếu Thất đấu kiếm mà bị thảm bại thật là nhục nhã vô cùng! Huống chi lại phải nhờ một cô gái mở miệng van xin mới được đối phương tha mạng cho, thì từ đây không còn mặt mũi nào mà đứng trên chốn giang hồ nữa?
Y nghĩ vậy rồi quát lên:
- Kẻ đại trượng phu thà chết chớ không cần ngươi phải nhân nhượng. Hắn múa tít cây câu và cây phán quan bút nhảy xổ lại tấn công Ðoàn Dự.
Ðoàn Dự xua tay nói:
- Chúng ta đã không thù oán đánh nhau mãi làm chi? Không đấu nữa! Không đấu nữa!
Mộ Dung Phục bản tính cao ngạo. Trước nay y coi người trong thiên hạ bằng nửa con mắt, mà lúc này trước mặt quần hùng thiên hạ y bị Ðoàn Dự đánh cho tơi bời không còn cơ để trả đòn được, lại nhân vì lời năn nỉ của Vương Ngọc Yến mà đối phương nhân nhượng thì cái hận này y nuốt trôi làm sao được?
Mộ Dung Phục vung câu móc vào mặt Ðoàn Dự còn phán quan bút thì đâm tới trước ngực chàng. Y định bụng:
- Mi dùng Vô hình kiếm khí giết ta đi có phải hay hơn không? Bây giờ ta liều mạng với mi cho cả hai cùng chết, còn hơn là sống thừa một cách nhục nhã trên thế gian này.
Y nghĩ vậy rồi thục thân nhảy xổ lại, gác hẳn sinh, tử, tồn, vong sang một bên không đến xỉa gì đến nữa.
Ðoàn Dự thấy Mộ Dung Phục khí thế hung mãnh. Chàng nghĩ rằng:
- Nếu ta phóng Lục mạch thần kiếm ra để đâm vào chỗ xung yêu thì e rằng y sẽ chết mất mạng thì đắc tội tày trời với Vương cô nương.
Chàng không biết làm thế nào đành đứng thộn mặt ra.
Mộ Dung Phục đã ra đòn này để liều mạng thì dĩ nhiên là mau lẹ và mãnh liệt vô cùng!
Bóng người vừa lấp loáng đã nghe đánh sột một tiếng. Cây phán quan bút trong tay mặt Mộ Dung Phục đã đâm vào người Ðoàn Dự.
Gặp lúc nguy cấp, Ðoàn Dự nghiêng người sang mé tả. Ðầu nhọn cây phán quan bút tuy không đâm trúng ngực nhưng đã đâm sâu vào vai bên hữu chàng suốt từ đằng trước ra đằng sau.
Ðoàn Dự la lên một tiếng:
- Úi chao!
Mộ Dung Phục lại vung cây câu bên tay trái mọc vào đầu chàng.
Lúc này vai Ðoàn Dự đã bị cây phán quan bút đâm sâu vào không còn nhúc nhích được nữa. Cây cương câu lại ra chiêu "Ðại hải lao châm".
Ðây là một chiêu số rất lợi hại trong phép "Ngư tẩu cẩu pháp" của nhà phép câu cá dưới biển chế ra. Thật là một chiêu vừa chuẩn xác vừa độc địa.
Ðoàn Dự không còn cách nào phá giải được chiêu thế hiểm độc của Mộ Dung Phục.
Ðoàn Chính Thuần và Nam Hải Ngạc Thần thấy tình trạng nguy ngập hai người nhảy xổ vào cứu Ðoàn Dự.
Lần này Mộ Dung Phục quyết tâm giết cho được Ðoàn Dự dù y có bị thương cũng cam tâm, chứ quyết không nới tay. Vì thế mà y thấy Ðoàn Chính Thuần cùng Nam Hải Ngạc Thần xông vào công kích, y cũng không để ý gì hết.
Ðang lúc cây cương câu sắp móc vào sau gáy Ðoàn Dự thì đột nhiên huyệt "Thần Ðạo" trên lưng Mộ Dung Phục bị tê nhức. Người y bị nhấc hẳn lên không.
Huyệt "Thần Ðạo" là một yếu huyệt, khi đã bị người nắm được thì lập tức hai tay nhũn ra. Mộ Dung Phục không giữ chắc được cây phán quan bút và cây cương câu nữa. Bỗng nghe Tiêu Phong quát lên:
- Người ta đã tha mạng cho ngươi mà ngươi còn hạ độc thủ thì còn đâu là phong độ của anh hùng hảo hán?
Nguyên Tiêu Phong thấy Mộ Dung Phục nhảy xổ tới để môn hộ sơ hở. Ông tưởng Ðoàn Dự chỉ phóng ra một chiêu kiếm khí là đủ giết y rồi. Không ngờ Ðoàn Dự vẫn đứng yên dừng tay.
Mộ Dung Phục nhảy tới lẹ quá, tuy Tiêu Phong ra tay chớp nhoáng cũng không kịp giải cứu nhát bút đâm vào vai chàng. Nhưng lúc y sử chiêu "Ðại hải lao châm" thì Tiêu Phong lập tức ra tay nắm lấy huyệt "Thần Ðạo" ở sau lưng y.
Kể ra võ công của Mộ Dung Phục tuy kém Tiêu Phong một chút nhưng thực ra không đến nỗi mới một chiêu đã bị bắt ngay chỉ vì lúc nãy y căm hận đến cực điểm, quyết ý giết cho được Ðoàn Dự không nghĩ gì đến bảo vệ thân mình nữa. Vì thế Tiêu Phong phóng ra một thủ pháp cầm nã tuyệt diệu đã nắm được huyệt đạo trọng yếu của y khiến y không còn nhúc nhích được nữa.
Tiêu Phong tầm vóc khôi vĩ, tay dài chân mạnh. Y nhấc Mộ Dung Phục lên trông chẳng khác gì con quạ bắt con gà con.
Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng và Phong Ba Ác bốn người đồng thanh la lên:
- Ðừng hại chủ ta! Rồi nhất tề nhảy xổ lại.
Vương Ngọc Yến cũng la lên:
- Biểu ca!
Mộ Dung Phục bị người nắm giữ, tuy bản lãnh cao cường mà không phát huy được chút nào. Y căm hận muốn chết ngay lập tức để khỏi bị cái nhục thảm bại này.
Tiêu Phong cười lạt, dõng dạc lên tiếng:
- Tiêu mỗ đường đường tấm thân nam tử mà liệt danh cùng hạng người đốn mạt như ngươi thật uổng!
Dứt lời ông rung tay một cái liệng Mộ Dung Phục ra xa ngoài mấy trượng.
Mộ Dung Phục bị thần lực của Tiêu Phong liệng đi ra xa đến bảy tám trượng.
Người y vừa chấm đất, muốn đứng phắt dậy, không ngờ lúc Tiêu Phong nắm lấy huyệt "Thần Ðạo" nội lực của ông phát ra đã thấu vào các kinh mạch. Trong người Mộ Dung Phục khiến cho chân tay y tê dại không thể khôi phục lại được ngay thành ra xương sống lưng giáng xuống đất đánh huỵch một tiếng. Y hoảng sợ vô cùng!
Bọn Ðặng Bách Xuyên chưa đến trả thù cho Mộ Dung Phục vội xoay mình chạy về phía Mộ Dung Phục đang nằm lăn kềnh ra.
Mộ Dung Phục vận chuyển nội lực, không chờ bọn Ðặng Bách Xuyên chạy tới đã trầm mình đứng dậy. Mặt y xám ngắt. Y vươn tay rút lấy thanh trường kiếm sau lưng Ðặng Bách Xuyên rồi vung tay trái gạt một vòng tròn đẩy bọn Ðặng Bách Xuyên cùng Vương Ngọc Yến ra xa ngoài mấy thước. Y xoay tay lại cầm ngang lưỡi kiếm đưa lên cổ toan tự tử.
Vương Ngọc Yến la hoảng:
- Biểu ca! Không nên...
Giữa lúc ấy trên không nổi lên tiếng veo véo. Một mũi ám khí từ ngoài hai chục trượng bay tới, lướt qua đầu quần hùng, vào không trường, đụng đúng tay kiếm Mộ Dung Phục đánh choang một tiếng.
Cánh tay Mộ Dung Phục bị tê nhức, thanh trường kiếm rời khỏi tay bay ra. Lòng bàn tay đầm đìa máu tươi vì hổ khẩu bị toạc.
Mộ Dung Phục ngoảnh đầu nhìn về phía ám khí phóng tới thì thấy sau tảng đá lớn có một nhà sư áo trắng đứng đó.
Nhà sư này người cao lêu nghêu, bịt mặt bằng tấm khăn trắng, chỉ lộ cặp mắt loang loáng sắc như dao.
Nhà sư áo trắng bệ vệ bước ra không trường đến bên mình Mộ Dung Phục hỏi:
- Ngươi đã có con chưa?
Mọi người thấy một mũi ám khí nhỏ bé bay trên không mà rít lên thành tiếng rùng rợn thì biết rằng nội lực của người phóng ra cực kỳ ghê gớm! Ðến khi thấy người phóng ám khí là một nhà sư áo trắng đi tới bên Mộ Dung Phục lên tiếng hỏi một câu như vậy thì rất lấy làm kỳ mà lại buồn cười nữa.
Mọi người nghe thanh âm khàn khàn hiểu ngay là một lão già.
Lão mặc áo nhà sư có nhiều chỗ khác với y phục tăng lữ chùa Thiếu Lâm.
Mộ Dung Phục đáp:
- Tại hạ chưa có hôn phối, làm gì có con?
Nhà sư áo trắng trợn trừng hỏi lại:
- Ngươi có tổ tiên không?
Mộ Dung Phục tức giận lớn tiếng đáp:
- Dĩ nhiên là có! Tại hạ muốn chết thì được chứ không chịu nhục. Mộ Dung Phục này đường đường tấm thân nam tử, không thể chịu được những lời nói vô lễ của các hạ.
Nhà sư áo trắng nói:
- Cao tổ ngươi có con, tằng tổ, tổ phụ, phụ thân ngươi đều có con. Sao lại chỉ mình ngươi không có con? Ha ha! Nước Ðại Yên ngày trước có Mộ Dung Tuần, Mộ Dung Khác, Mộ Dung Thuỳ, Mộ Dung Ðức anh hùng là thế, không ngờ nay biến thành những người không kẻ nối dõi.
Mộ Dung Tuần, Mộ Dung Khác, Mộ Dung Thuỳ, Mộ Dung Ðức đều là những ông vua nổi tiếng anh hùng nước Yên, oai danh lừng lẫy thiên hạ, lập nên sự nghiệp hiển hách. Những vị đó chính là tổ tiên Mộ Dung Phục.
Mộ Dung Phục đang lúc tức giận như điên khùng nghe nhà sư nói đến tên tuổi bốn vị tiên nhân thì khác nào bị gáo nước lạnh dội vào người.
Y lẩm bẩm:
- Tiên phụ ta trước kia đã hết lời răn dạy, bảo ta phải lấy việc phục hưng nước Ðại Yên làm chí nguyện suốt đời. Thế mà ngày nay ta nhân lúc cáu giận nhất thời tự tìm cái chết để họ Mộ Dung từ đây phải tuyệt tự. Ta không có cả lấy một đứa con thì còn có chi đến chuyện quang tôn phục quốc?
Mộ Dung Phục nghĩ tới đây bất giác trán toát mồ hôi lạnh ngắt. Y lạy phục xuống đất nói:
- Mộ Dung Phục kiến thức nông cạn, được nhờ cao tăng chỉ điểm bến mê. Ơn đức to tát này suốt đời ghi tạc.
Nhà sư áo trắng thản nhiên để mặc cho Mộ Dung Phục quỳ lạy.
Lão nói:
- Xưa nay, những người làm nên công nghiệp vĩ đại ai mà không trải qua trăm nghìn cay đắng? Hán Cao Tổ phải chịu nhục cầu hoà ở Bạch Ðằng, Ðường Cao Tổ phải chịu nhục đầu hàng rợ Ðột quyết. Giả tỷ những vị đó cũng như ngươi, vung kiếm lên tự tử thì chẳng qua là những người tâm địa hẹp hòi, chỉ muốn giải quyết lấy mình, còn nghĩ chi đến việc xây dựng sự nghiệp mở mang bờ cõi. Ngươi còn thua cả Câu Tiễn, Hán Tín nữa là khác. Chí khí ngươi thiệt nông cạn hết chỗ nói.
Mộ Dung Phục vẫn quỳ mọp nghe lời giáo huấn, y kinh hãi nghĩ bụng:
- Dường như lão này biết tấm lòng hoài bão của ta nên đem những Hán Cao Tổ, Ðường Cao Tổ là những bậc vua chúa lập quốc ra nghị luận.
Nghĩ vậy chàng liền đáp:
- Mộ Dung Phục này biết mình lầm lỡ rồi!
Nhà sư áo trắng nói:
- Thôi ngươi dậy đi!
Mộ Dung Phục kính cẩn dập đầu ba cái nữa rồi đứng lên.
Nhà sư áo trắng lại nói:
- Nhà Mộ Dung ở Cô Tô các người đã có môn võ công gia truyền thần kỳ tinh diệu, thế gian chẳng ai bằng. Ngươi chưa học được đến nơi đến chốn mà thôi. Có lý đâu lại chịu thua kém môn Lục mạch thần kiếm của họ Ðoàn nước Ðại Lý. Ngươi hãy coi đây!
Ðột nhiên nhà sư áo trắng chĩa ngón tay trỏ ra điểm lên không ba cái.
Lúc này Ðoàn Chính Thuần cùng Ba Thiên Thạch đứng bên Ðoàn Dự.
Ðoàn Chính Thuần đang dùng phép Nhất dương chỉ phong toả những huyệt mạch chung quanh vết thương của Ðoàn Dự và toan rút cây phán quan bút trên bả vai chàng ra. Không ngờ nhà sư áo trắng nhanh như chớp, nhìn vào chuôi cây phán bút thì thấy nó lay động rồi bắn ra ngoài. Dư lực hãy còn rất mãnh liệt cây bút cắm phập vào cành tùng.
Ðoàn Chính Thuần cùng Ba Thiên Thạch vừa ngã ra, lập tức trằn mình đứng phắt dậy, thấy thế không khỏi kinh hãi.
Hai người biết rằng nhà sư áo trắng đã tỏ ra không muốn hại người. Không thì lão điểm trên không cũng đủ hạ sát mình rồi.
Bỗng nghe nhà sư áo trắng dõng dạc nói:
- Ðây là "Tham hợp chỉ" của nhà Mộ Dung ngươi đó. Ngày trước lão tăng vô tình đã học được của tiền nhân nhà ngươi và chỉ biết sơ sơ một chút bề ngoài. Còn biết bao nhiêu môn võ lão tăng chưa được hiểu đến. Ha ha! Chẳng lẽ một gã thiếu niên như ngươi hãy còn kém cỏi mà đã sáng lập ra được phép gậy ông đập lưng ông để nổi tiếng lớn cho nhà Mộ Dung ở Cô Tô ư? Hết thảy quần hùng đều chấn động về oai danh của Cô Tô Mộ Dung, nhưng thấy Mộ Dung Phục bị thảm bại với Ðoàn Dự rồi lại bị thua cả Tiêu Phong thì cho là nhà Mộ Dung Phục chỉ có hư danh chứ chẳng có võ công gì đặc biệt quán thế. Bây giờ họ thấy nhà sư áo trắng trổ ngón thần thông, lại nghe lão nói mới biết được một chút bề ngoài phép "Tham hợp chỉ" của nhà Mộ Dung Phục thì bất giác sinh lòng kính cẩn bốn chữ "Cô Tô Mộ Dung".
Nhưng ai cũng nghi ngờ tự hỏi:
- Nhà sư áo trắng kia là ai? Lão có mối liên quan gì với nhà Mộ Dung?
Nhà sư áo trắng xoay mình lại nhìn Tiêu Phong chắp tay nói:
- Kiều đại hiệp võ công trác tuyệt, quả nhiên danh bất hư truyền, lão tăng muốn lĩnh giáo mấy chiêu.
Tiêu Phong vốn đã đề phòng, thấy nhà sư chắp tay thi lễ, cũng khoanh tay đáp lễ nói:
- Không dám!
Hai luồng nội lực kia chạm nhau và cả hai người đồng thời run lên một chút. Giữa lúc ấy từ trên không một bóng trông tựa như con chim ưng khổng lồ nhào xuống đứng vào giữa nhà sư áo trắng và Tiêu Phong.
Người này từ trên không hạ xuống một cách đột ngột.
Toàn trường kinh hãi đồng thanh la hoảng.
Người mới xuống hai chân vừa đáp xuống đất mọi người đã nhìn rõ trong tay y cầm một sợi dây dài. Một đầu dây buộc vào cành cây lớn cách xa hơn mười trượng.
Người này đen đủi và đầu trọc, cũng là một nhà sư, che mặt bằng tấm khăn đen, chỉ để cặp mắt hở ra sáng như điện.
Hai nhà sư một đen một trắng đứng quay mặt vào nhau.
Hồi lâu hai nhà sư vẫn không ai lên tiếng. Cả hai nhà sư đều thân hình cao nghệu. Có điều nhà sư áo đen thì mập mạp hơn, còn nhà sư áo trắng lại gầy như hạc.
Trong những người bàng quan chỉ mình Tiêu Phong là vừa vui mừng vừa cảm kích. Ông nhìn thân pháp nhà sư dùng sợi dây dài để tung mình vào thì nhận ngay nhà sư này trước kia là một Ðại Hán áo đen đã cứu tính mạng ông ở Tụ Hiền Trang. Nhưng ngày ấy, Ðại Hán áo đen đầu đội mũ vải, mình mặc áo tục gia, mà bây giờ y đã thay đổi mặc tăng trang. Tuy nhiên nhỡn lực Tiêu Phong sắc bén vô cùng, thân pháp võ công người nào chỉ qua mắt ông một lần là ông nhớ suốt đời không bao giờ quên nữa. Huống chi Ðại Hán áo đen đã cứu ông đem vào núi và đã cùng ông chiết giải mấy chục chiêu thế cao thâm.
Bữa nay quần hùng tụ tập trên núi Thiếu Thất, có rất nhiều vị đã đến tham dự đại hội ở Tụ Hiền Trang, nhưng khi đó Ðại Hán áo đen chỉ xuất hiện trong nháy mắt lại đi ngay, chưa một ai nhìn rõ thân pháp y, cho nên không nhận ra.
Thời gian lặng lẽ trôi qua hồi lâu, đột nhiên Hắc, Bạch nhị tăng đồng thời lên tiếng:
- Ngươi...!
Nhưng tiếng ngươi vừa ra khỏi cửa miệng hai nhà sư lập tức ngừng lại.
Sau một lúc, nhà sư áo trắng hỏi:
- Ngươi là ai?
Nhà sư áo đen cũng hỏi theo:
- Ngươi là ai?
Quần hùng vừa nghe nhà sư áo đen nói mấy tiếng đã nghĩ bụng:
- Vị hoà thượng này giọng nói khàn khàn. Té ra y cũng là một vị lão tăng.
Tiêu Phong nghe thanh âm thì đúng là Ðại Hán áo đen bữa trước đã giáo huấn mình tại khu rừng hoang. Ông cực kỳ xúc động, nhưng muốn chạy ra để tạ ơn cứu mạng.
Bỗng nghe nhà sư áo trắng hỏi:
- Ngươi ẩn núp tại chùa Thiếu Lâm mấy chục năm làm gì?
Nhà sư áo đen nói:
- Ðó chính là điều ta muốn hỏi ngươi? Ngươi lén lút trong chùa Thiếu Lâm làm gì mấy chục năm trời?
Hai nhà sư nói ra mấy câu này khiến cho quần tăng chùa Thiếu Lâm, từ Huyền Từ phương trượng trở xuống chẳng ai là không kinh dị, ngơ ngác nhìn nhau tự hỏi:
- Hai vị lão tăng này đã ở trong bản tự mấy chục năm mà sao mình chẳng biết một tý gì? Chẳng lẽ việc này có thực ư?
Bỗng nghe nhà sư áo trắng đáp:
- Ta ẩn mình trong chùa Thiếu Lâm là để điều tra biết rõ ngọn ngành một việc. Nhà sư áo đen nói:
- Ta ẩn mình trong chùa Thiếu Lâm cũng để dò xét chân tướng một việc. Việc của ta điều tra xong rồi, còn việc của ngươi?
Nhà sư áo trắng đáp:
- Việc của ta, ta cũng thám xét được rõ rồi.
Nhà sư áo trắng lại lễ phép nói tiếp:
- Võ công tôn giá rất mực cao thâm. Thiệt tình tại hạ chưa thấy ai bằng. Chúng ta tỷ thí ba lần mà thuỷ chung vẫn chưa phân cao thấp. Bữa nay chúng ta lại tỷ thí nữa chăng?
Nhà sư áo đen đáp:
- Huynh đệ thiệt tình rất bội phục võ công của các hạ. Bây giờ có tỷ đấu nữa e rằng khó lòng phân được thắng bại.
Mọi người nghe hai nhà sư gọi nhau bằng các hạ, huynh đệ không đúng kiểu cách xưng hô của người xuất gia thì không sao đoán được hai người là những nhân vật như thế nào.
Nhà sư áo trắng lại nói:
- Ðã thế thì chúng ta chẳng nên trái ngược với thâm tâm và tỷ thí làm gì nữa.
Nhà sư áo đen nói:
- Phải lắm!
Hai nhà sư gật đầu sóng vai đi đến gốc cây lớn ngồi xuống bên nhau nhắm mắt nhập định không nói gì nữa.
Mộ Dung Phục bị một phen bại nhục toan tự tử, nhưng nghe nhà sư áo trắng mấy lời cảnh giác thì trong lòng vừa hổ thẹn vừa cảm kích nghĩ thầm:
- Vị cao tăng này biết rõ tiền nhân ta. Không hiểu y quen biết với gia gia hay chính là gia gia ta cũng nên. Từ đây sắp tới, công cuộc phục hưng đại nghiệp phải nhờ vị cao tăng này chỉ điểm mới được. Bữa nay quyết không thể có hành động của kẻ vũ nhục, và cũng không nên quấy nhiễu nhà sư kia nữa.
Y nghĩ vậy rồi đứng sang một bên quyết định chờ cho nhà sư áo trắng đứng lên, bấy giờ mới lại khấu đầu để xin lĩnh giáo.
Vương Ngọc Yến nghĩ tới vừa rồi suýt nữa biểu ca mình chực tự vận, bây giờ nàng vẫn chưa hết kinh sợ liền lại nắm lấy tay áo y. Nước mắt nàng lã chã tuôn rơi.
Mộ Dung Phục trong lòng rất lấy làm khó chịu nhưng cũng biết rằng đây là hảo ý của nàng nên không chịu phất áo đẩy nàng ra.
Từ lúc Hắc Bạch nhị tăng liên tiếp xuất hiện cho đến lúc hai người lại ngồi chung dưới gốc cây, Hư Trúc vẫn cùng Ðinh Xuân Thu chiến đấu kịch liệt không ngừng.
Bây giờ quần hùng mới để mắt theo dõi cuộc chiến giữa hai người.
Một trong Tứ kiếm cung Linh Thứu là Cúc Kiếm chợt nhớ ra điều gì liền chạy đến gần mười tám tên võ sĩ Khất Ðan nói:
- Chủ nhân ta đang cùng người tỷ đấu, cần được chút rượu để tăng gia khí lực.
Một tên võ sĩ Khất Ðan nói:
- Rượu ở đây có nhiều. Cô nương cứ việc lấy mang đi! Gã nói xong cầm cả hai bì rượu đưa ra.
Cúc kiếm cười nói:
- Xin đa tạ! Chủ nhân ta tửu lượng bình thường thôi một bì là đủ lắm rồi. Nàng cầm bì rượu mở nút ra, từ từ lại gần chỗ Hư Trúc cùng Ðinh Xuân Thu đánh nhau cất tiếng gọi:
- Thưa chủ nhân! Chủ nhân gieo "Sinh tử phù" vào Tinh Tú lão quái đi để xơi một chút rượu đã!
Thị bê ngang bì rượu đưa mạnh ra phía trước.
Bì rượu vọt ra một tia lẹ như tên phun, đến chỗ Hư Trúc.
Mai, Lan, Trúc ba cô vỗ tay reo lên:
- Cúc Muội! Thủ pháp của Cúc Muội thiệt là tuyệt diệu!
Mộ Dung Phục quấn tóc lại, mặt xám như tro tàn. Y nghĩ bữa nay lên núi Thiếu Thất đấu kiếm mà bị thảm bại thật là nhục nhã vô cùng! Huống chi lại phải nhờ một cô gái mở miệng van xin mới được đối phương tha mạng cho, thì từ đây không còn mặt mũi nào mà đứng trên chốn giang hồ nữa?
Y nghĩ vậy rồi quát lên:
- Kẻ đại trượng phu thà chết chớ không cần ngươi phải nhân nhượng. Hắn múa tít cây câu và cây phán quan bút nhảy xổ lại tấn công Ðoàn Dự.
Ðoàn Dự xua tay nói:
- Chúng ta đã không thù oán đánh nhau mãi làm chi? Không đấu nữa! Không đấu nữa!
Mộ Dung Phục bản tính cao ngạo. Trước nay y coi người trong thiên hạ bằng nửa con mắt, mà lúc này trước mặt quần hùng thiên hạ y bị Ðoàn Dự đánh cho tơi bời không còn cơ để trả đòn được, lại nhân vì lời năn nỉ của Vương Ngọc Yến mà đối phương nhân nhượng thì cái hận này y nuốt trôi làm sao được?
Mộ Dung Phục vung câu móc vào mặt Ðoàn Dự còn phán quan bút thì đâm tới trước ngực chàng. Y định bụng:
- Mi dùng Vô hình kiếm khí giết ta đi có phải hay hơn không? Bây giờ ta liều mạng với mi cho cả hai cùng chết, còn hơn là sống thừa một cách nhục nhã trên thế gian này.
Y nghĩ vậy rồi thục thân nhảy xổ lại, gác hẳn sinh, tử, tồn, vong sang một bên không đến xỉa gì đến nữa.
Ðoàn Dự thấy Mộ Dung Phục khí thế hung mãnh. Chàng nghĩ rằng:
- Nếu ta phóng Lục mạch thần kiếm ra để đâm vào chỗ xung yêu thì e rằng y sẽ chết mất mạng thì đắc tội tày trời với Vương cô nương.
Chàng không biết làm thế nào đành đứng thộn mặt ra.
Mộ Dung Phục đã ra đòn này để liều mạng thì dĩ nhiên là mau lẹ và mãnh liệt vô cùng!
Bóng người vừa lấp loáng đã nghe đánh sột một tiếng. Cây phán quan bút trong tay mặt Mộ Dung Phục đã đâm vào người Ðoàn Dự.
Gặp lúc nguy cấp, Ðoàn Dự nghiêng người sang mé tả. Ðầu nhọn cây phán quan bút tuy không đâm trúng ngực nhưng đã đâm sâu vào vai bên hữu chàng suốt từ đằng trước ra đằng sau.
Ðoàn Dự la lên một tiếng:
- Úi chao!
Mộ Dung Phục lại vung cây câu bên tay trái mọc vào đầu chàng.
Lúc này vai Ðoàn Dự đã bị cây phán quan bút đâm sâu vào không còn nhúc nhích được nữa. Cây cương câu lại ra chiêu "Ðại hải lao châm".
Ðây là một chiêu số rất lợi hại trong phép "Ngư tẩu cẩu pháp" của nhà phép câu cá dưới biển chế ra. Thật là một chiêu vừa chuẩn xác vừa độc địa.
Ðoàn Dự không còn cách nào phá giải được chiêu thế hiểm độc của Mộ Dung Phục.
Ðoàn Chính Thuần và Nam Hải Ngạc Thần thấy tình trạng nguy ngập hai người nhảy xổ vào cứu Ðoàn Dự.
Lần này Mộ Dung Phục quyết tâm giết cho được Ðoàn Dự dù y có bị thương cũng cam tâm, chứ quyết không nới tay. Vì thế mà y thấy Ðoàn Chính Thuần cùng Nam Hải Ngạc Thần xông vào công kích, y cũng không để ý gì hết.
Ðang lúc cây cương câu sắp móc vào sau gáy Ðoàn Dự thì đột nhiên huyệt "Thần Ðạo" trên lưng Mộ Dung Phục bị tê nhức. Người y bị nhấc hẳn lên không.
Huyệt "Thần Ðạo" là một yếu huyệt, khi đã bị người nắm được thì lập tức hai tay nhũn ra. Mộ Dung Phục không giữ chắc được cây phán quan bút và cây cương câu nữa. Bỗng nghe Tiêu Phong quát lên:
- Người ta đã tha mạng cho ngươi mà ngươi còn hạ độc thủ thì còn đâu là phong độ của anh hùng hảo hán?
Nguyên Tiêu Phong thấy Mộ Dung Phục nhảy xổ tới để môn hộ sơ hở. Ông tưởng Ðoàn Dự chỉ phóng ra một chiêu kiếm khí là đủ giết y rồi. Không ngờ Ðoàn Dự vẫn đứng yên dừng tay.
Mộ Dung Phục nhảy tới lẹ quá, tuy Tiêu Phong ra tay chớp nhoáng cũng không kịp giải cứu nhát bút đâm vào vai chàng. Nhưng lúc y sử chiêu "Ðại hải lao châm" thì Tiêu Phong lập tức ra tay nắm lấy huyệt "Thần Ðạo" ở sau lưng y.
Kể ra võ công của Mộ Dung Phục tuy kém Tiêu Phong một chút nhưng thực ra không đến nỗi mới một chiêu đã bị bắt ngay chỉ vì lúc nãy y căm hận đến cực điểm, quyết ý giết cho được Ðoàn Dự không nghĩ gì đến bảo vệ thân mình nữa. Vì thế Tiêu Phong phóng ra một thủ pháp cầm nã tuyệt diệu đã nắm được huyệt đạo trọng yếu của y khiến y không còn nhúc nhích được nữa.
Tiêu Phong tầm vóc khôi vĩ, tay dài chân mạnh. Y nhấc Mộ Dung Phục lên trông chẳng khác gì con quạ bắt con gà con.
Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng và Phong Ba Ác bốn người đồng thanh la lên:
- Ðừng hại chủ ta! Rồi nhất tề nhảy xổ lại.
Vương Ngọc Yến cũng la lên:
- Biểu ca!
Mộ Dung Phục bị người nắm giữ, tuy bản lãnh cao cường mà không phát huy được chút nào. Y căm hận muốn chết ngay lập tức để khỏi bị cái nhục thảm bại này.
Tiêu Phong cười lạt, dõng dạc lên tiếng:
- Tiêu mỗ đường đường tấm thân nam tử mà liệt danh cùng hạng người đốn mạt như ngươi thật uổng!
Dứt lời ông rung tay một cái liệng Mộ Dung Phục ra xa ngoài mấy trượng.
Mộ Dung Phục bị thần lực của Tiêu Phong liệng đi ra xa đến bảy tám trượng.
Người y vừa chấm đất, muốn đứng phắt dậy, không ngờ lúc Tiêu Phong nắm lấy huyệt "Thần Ðạo" nội lực của ông phát ra đã thấu vào các kinh mạch. Trong người Mộ Dung Phục khiến cho chân tay y tê dại không thể khôi phục lại được ngay thành ra xương sống lưng giáng xuống đất đánh huỵch một tiếng. Y hoảng sợ vô cùng!
Bọn Ðặng Bách Xuyên chưa đến trả thù cho Mộ Dung Phục vội xoay mình chạy về phía Mộ Dung Phục đang nằm lăn kềnh ra.
Mộ Dung Phục vận chuyển nội lực, không chờ bọn Ðặng Bách Xuyên chạy tới đã trầm mình đứng dậy. Mặt y xám ngắt. Y vươn tay rút lấy thanh trường kiếm sau lưng Ðặng Bách Xuyên rồi vung tay trái gạt một vòng tròn đẩy bọn Ðặng Bách Xuyên cùng Vương Ngọc Yến ra xa ngoài mấy thước. Y xoay tay lại cầm ngang lưỡi kiếm đưa lên cổ toan tự tử.
Vương Ngọc Yến la hoảng:
- Biểu ca! Không nên...
Giữa lúc ấy trên không nổi lên tiếng veo véo. Một mũi ám khí từ ngoài hai chục trượng bay tới, lướt qua đầu quần hùng, vào không trường, đụng đúng tay kiếm Mộ Dung Phục đánh choang một tiếng.
Cánh tay Mộ Dung Phục bị tê nhức, thanh trường kiếm rời khỏi tay bay ra. Lòng bàn tay đầm đìa máu tươi vì hổ khẩu bị toạc.
Mộ Dung Phục ngoảnh đầu nhìn về phía ám khí phóng tới thì thấy sau tảng đá lớn có một nhà sư áo trắng đứng đó.
Nhà sư này người cao lêu nghêu, bịt mặt bằng tấm khăn trắng, chỉ lộ cặp mắt loang loáng sắc như dao.
Nhà sư áo trắng bệ vệ bước ra không trường đến bên mình Mộ Dung Phục hỏi:
- Ngươi đã có con chưa?
Mọi người thấy một mũi ám khí nhỏ bé bay trên không mà rít lên thành tiếng rùng rợn thì biết rằng nội lực của người phóng ra cực kỳ ghê gớm! Ðến khi thấy người phóng ám khí là một nhà sư áo trắng đi tới bên Mộ Dung Phục lên tiếng hỏi một câu như vậy thì rất lấy làm kỳ mà lại buồn cười nữa.
Mọi người nghe thanh âm khàn khàn hiểu ngay là một lão già.
Lão mặc áo nhà sư có nhiều chỗ khác với y phục tăng lữ chùa Thiếu Lâm.
Mộ Dung Phục đáp:
- Tại hạ chưa có hôn phối, làm gì có con?
Nhà sư áo trắng trợn trừng hỏi lại:
- Ngươi có tổ tiên không?
Mộ Dung Phục tức giận lớn tiếng đáp:
- Dĩ nhiên là có! Tại hạ muốn chết thì được chứ không chịu nhục. Mộ Dung Phục này đường đường tấm thân nam tử, không thể chịu được những lời nói vô lễ của các hạ.
Nhà sư áo trắng nói:
- Cao tổ ngươi có con, tằng tổ, tổ phụ, phụ thân ngươi đều có con. Sao lại chỉ mình ngươi không có con? Ha ha! Nước Ðại Yên ngày trước có Mộ Dung Tuần, Mộ Dung Khác, Mộ Dung Thuỳ, Mộ Dung Ðức anh hùng là thế, không ngờ nay biến thành những người không kẻ nối dõi.
Mộ Dung Tuần, Mộ Dung Khác, Mộ Dung Thuỳ, Mộ Dung Ðức đều là những ông vua nổi tiếng anh hùng nước Yên, oai danh lừng lẫy thiên hạ, lập nên sự nghiệp hiển hách. Những vị đó chính là tổ tiên Mộ Dung Phục.
Mộ Dung Phục đang lúc tức giận như điên khùng nghe nhà sư nói đến tên tuổi bốn vị tiên nhân thì khác nào bị gáo nước lạnh dội vào người.
Y lẩm bẩm:
- Tiên phụ ta trước kia đã hết lời răn dạy, bảo ta phải lấy việc phục hưng nước Ðại Yên làm chí nguyện suốt đời. Thế mà ngày nay ta nhân lúc cáu giận nhất thời tự tìm cái chết để họ Mộ Dung từ đây phải tuyệt tự. Ta không có cả lấy một đứa con thì còn có chi đến chuyện quang tôn phục quốc?
Mộ Dung Phục nghĩ tới đây bất giác trán toát mồ hôi lạnh ngắt. Y lạy phục xuống đất nói:
- Mộ Dung Phục kiến thức nông cạn, được nhờ cao tăng chỉ điểm bến mê. Ơn đức to tát này suốt đời ghi tạc.
Nhà sư áo trắng thản nhiên để mặc cho Mộ Dung Phục quỳ lạy.
Lão nói:
- Xưa nay, những người làm nên công nghiệp vĩ đại ai mà không trải qua trăm nghìn cay đắng? Hán Cao Tổ phải chịu nhục cầu hoà ở Bạch Ðằng, Ðường Cao Tổ phải chịu nhục đầu hàng rợ Ðột quyết. Giả tỷ những vị đó cũng như ngươi, vung kiếm lên tự tử thì chẳng qua là những người tâm địa hẹp hòi, chỉ muốn giải quyết lấy mình, còn nghĩ chi đến việc xây dựng sự nghiệp mở mang bờ cõi. Ngươi còn thua cả Câu Tiễn, Hán Tín nữa là khác. Chí khí ngươi thiệt nông cạn hết chỗ nói.
Mộ Dung Phục vẫn quỳ mọp nghe lời giáo huấn, y kinh hãi nghĩ bụng:
- Dường như lão này biết tấm lòng hoài bão của ta nên đem những Hán Cao Tổ, Ðường Cao Tổ là những bậc vua chúa lập quốc ra nghị luận.
Nghĩ vậy chàng liền đáp:
- Mộ Dung Phục này biết mình lầm lỡ rồi!
Nhà sư áo trắng nói:
- Thôi ngươi dậy đi!
Mộ Dung Phục kính cẩn dập đầu ba cái nữa rồi đứng lên.
Nhà sư áo trắng lại nói:
- Nhà Mộ Dung ở Cô Tô các người đã có môn võ công gia truyền thần kỳ tinh diệu, thế gian chẳng ai bằng. Ngươi chưa học được đến nơi đến chốn mà thôi. Có lý đâu lại chịu thua kém môn Lục mạch thần kiếm của họ Ðoàn nước Ðại Lý. Ngươi hãy coi đây!
Ðột nhiên nhà sư áo trắng chĩa ngón tay trỏ ra điểm lên không ba cái.
Lúc này Ðoàn Chính Thuần cùng Ba Thiên Thạch đứng bên Ðoàn Dự.
Ðoàn Chính Thuần đang dùng phép Nhất dương chỉ phong toả những huyệt mạch chung quanh vết thương của Ðoàn Dự và toan rút cây phán quan bút trên bả vai chàng ra. Không ngờ nhà sư áo trắng nhanh như chớp, nhìn vào chuôi cây phán bút thì thấy nó lay động rồi bắn ra ngoài. Dư lực hãy còn rất mãnh liệt cây bút cắm phập vào cành tùng.
Ðoàn Chính Thuần cùng Ba Thiên Thạch vừa ngã ra, lập tức trằn mình đứng phắt dậy, thấy thế không khỏi kinh hãi.
Hai người biết rằng nhà sư áo trắng đã tỏ ra không muốn hại người. Không thì lão điểm trên không cũng đủ hạ sát mình rồi.
Bỗng nghe nhà sư áo trắng dõng dạc nói:
- Ðây là "Tham hợp chỉ" của nhà Mộ Dung ngươi đó. Ngày trước lão tăng vô tình đã học được của tiền nhân nhà ngươi và chỉ biết sơ sơ một chút bề ngoài. Còn biết bao nhiêu môn võ lão tăng chưa được hiểu đến. Ha ha! Chẳng lẽ một gã thiếu niên như ngươi hãy còn kém cỏi mà đã sáng lập ra được phép gậy ông đập lưng ông để nổi tiếng lớn cho nhà Mộ Dung ở Cô Tô ư? Hết thảy quần hùng đều chấn động về oai danh của Cô Tô Mộ Dung, nhưng thấy Mộ Dung Phục bị thảm bại với Ðoàn Dự rồi lại bị thua cả Tiêu Phong thì cho là nhà Mộ Dung Phục chỉ có hư danh chứ chẳng có võ công gì đặc biệt quán thế. Bây giờ họ thấy nhà sư áo trắng trổ ngón thần thông, lại nghe lão nói mới biết được một chút bề ngoài phép "Tham hợp chỉ" của nhà Mộ Dung Phục thì bất giác sinh lòng kính cẩn bốn chữ "Cô Tô Mộ Dung".
Nhưng ai cũng nghi ngờ tự hỏi:
- Nhà sư áo trắng kia là ai? Lão có mối liên quan gì với nhà Mộ Dung?
Nhà sư áo trắng xoay mình lại nhìn Tiêu Phong chắp tay nói:
- Kiều đại hiệp võ công trác tuyệt, quả nhiên danh bất hư truyền, lão tăng muốn lĩnh giáo mấy chiêu.
Tiêu Phong vốn đã đề phòng, thấy nhà sư chắp tay thi lễ, cũng khoanh tay đáp lễ nói:
- Không dám!
Hai luồng nội lực kia chạm nhau và cả hai người đồng thời run lên một chút. Giữa lúc ấy từ trên không một bóng trông tựa như con chim ưng khổng lồ nhào xuống đứng vào giữa nhà sư áo trắng và Tiêu Phong.
Người này từ trên không hạ xuống một cách đột ngột.
Toàn trường kinh hãi đồng thanh la hoảng.
Người mới xuống hai chân vừa đáp xuống đất mọi người đã nhìn rõ trong tay y cầm một sợi dây dài. Một đầu dây buộc vào cành cây lớn cách xa hơn mười trượng.
Người này đen đủi và đầu trọc, cũng là một nhà sư, che mặt bằng tấm khăn đen, chỉ để cặp mắt hở ra sáng như điện.
Hai nhà sư một đen một trắng đứng quay mặt vào nhau.
Hồi lâu hai nhà sư vẫn không ai lên tiếng. Cả hai nhà sư đều thân hình cao nghệu. Có điều nhà sư áo đen thì mập mạp hơn, còn nhà sư áo trắng lại gầy như hạc.
Trong những người bàng quan chỉ mình Tiêu Phong là vừa vui mừng vừa cảm kích. Ông nhìn thân pháp nhà sư dùng sợi dây dài để tung mình vào thì nhận ngay nhà sư này trước kia là một Ðại Hán áo đen đã cứu tính mạng ông ở Tụ Hiền Trang. Nhưng ngày ấy, Ðại Hán áo đen đầu đội mũ vải, mình mặc áo tục gia, mà bây giờ y đã thay đổi mặc tăng trang. Tuy nhiên nhỡn lực Tiêu Phong sắc bén vô cùng, thân pháp võ công người nào chỉ qua mắt ông một lần là ông nhớ suốt đời không bao giờ quên nữa. Huống chi Ðại Hán áo đen đã cứu ông đem vào núi và đã cùng ông chiết giải mấy chục chiêu thế cao thâm.
Bữa nay quần hùng tụ tập trên núi Thiếu Thất, có rất nhiều vị đã đến tham dự đại hội ở Tụ Hiền Trang, nhưng khi đó Ðại Hán áo đen chỉ xuất hiện trong nháy mắt lại đi ngay, chưa một ai nhìn rõ thân pháp y, cho nên không nhận ra.
Thời gian lặng lẽ trôi qua hồi lâu, đột nhiên Hắc, Bạch nhị tăng đồng thời lên tiếng:
- Ngươi...!
Nhưng tiếng ngươi vừa ra khỏi cửa miệng hai nhà sư lập tức ngừng lại.
Sau một lúc, nhà sư áo trắng hỏi:
- Ngươi là ai?
Nhà sư áo đen cũng hỏi theo:
- Ngươi là ai?
Quần hùng vừa nghe nhà sư áo đen nói mấy tiếng đã nghĩ bụng:
- Vị hoà thượng này giọng nói khàn khàn. Té ra y cũng là một vị lão tăng.
Tiêu Phong nghe thanh âm thì đúng là Ðại Hán áo đen bữa trước đã giáo huấn mình tại khu rừng hoang. Ông cực kỳ xúc động, nhưng muốn chạy ra để tạ ơn cứu mạng.
Bỗng nghe nhà sư áo trắng hỏi:
- Ngươi ẩn núp tại chùa Thiếu Lâm mấy chục năm làm gì?
Nhà sư áo đen nói:
- Ðó chính là điều ta muốn hỏi ngươi? Ngươi lén lút trong chùa Thiếu Lâm làm gì mấy chục năm trời?
Hai nhà sư nói ra mấy câu này khiến cho quần tăng chùa Thiếu Lâm, từ Huyền Từ phương trượng trở xuống chẳng ai là không kinh dị, ngơ ngác nhìn nhau tự hỏi:
- Hai vị lão tăng này đã ở trong bản tự mấy chục năm mà sao mình chẳng biết một tý gì? Chẳng lẽ việc này có thực ư?
Bỗng nghe nhà sư áo trắng đáp:
- Ta ẩn mình trong chùa Thiếu Lâm là để điều tra biết rõ ngọn ngành một việc. Nhà sư áo đen nói:
- Ta ẩn mình trong chùa Thiếu Lâm cũng để dò xét chân tướng một việc. Việc của ta điều tra xong rồi, còn việc của ngươi?
Nhà sư áo trắng đáp:
- Việc của ta, ta cũng thám xét được rõ rồi.
Nhà sư áo trắng lại lễ phép nói tiếp:
- Võ công tôn giá rất mực cao thâm. Thiệt tình tại hạ chưa thấy ai bằng. Chúng ta tỷ thí ba lần mà thuỷ chung vẫn chưa phân cao thấp. Bữa nay chúng ta lại tỷ thí nữa chăng?
Nhà sư áo đen đáp:
- Huynh đệ thiệt tình rất bội phục võ công của các hạ. Bây giờ có tỷ đấu nữa e rằng khó lòng phân được thắng bại.
Mọi người nghe hai nhà sư gọi nhau bằng các hạ, huynh đệ không đúng kiểu cách xưng hô của người xuất gia thì không sao đoán được hai người là những nhân vật như thế nào.
Nhà sư áo trắng lại nói:
- Ðã thế thì chúng ta chẳng nên trái ngược với thâm tâm và tỷ thí làm gì nữa.
Nhà sư áo đen nói:
- Phải lắm!
Hai nhà sư gật đầu sóng vai đi đến gốc cây lớn ngồi xuống bên nhau nhắm mắt nhập định không nói gì nữa.
Mộ Dung Phục bị một phen bại nhục toan tự tử, nhưng nghe nhà sư áo trắng mấy lời cảnh giác thì trong lòng vừa hổ thẹn vừa cảm kích nghĩ thầm:
- Vị cao tăng này biết rõ tiền nhân ta. Không hiểu y quen biết với gia gia hay chính là gia gia ta cũng nên. Từ đây sắp tới, công cuộc phục hưng đại nghiệp phải nhờ vị cao tăng này chỉ điểm mới được. Bữa nay quyết không thể có hành động của kẻ vũ nhục, và cũng không nên quấy nhiễu nhà sư kia nữa.
Y nghĩ vậy rồi đứng sang một bên quyết định chờ cho nhà sư áo trắng đứng lên, bấy giờ mới lại khấu đầu để xin lĩnh giáo.
Vương Ngọc Yến nghĩ tới vừa rồi suýt nữa biểu ca mình chực tự vận, bây giờ nàng vẫn chưa hết kinh sợ liền lại nắm lấy tay áo y. Nước mắt nàng lã chã tuôn rơi.
Mộ Dung Phục trong lòng rất lấy làm khó chịu nhưng cũng biết rằng đây là hảo ý của nàng nên không chịu phất áo đẩy nàng ra.
Từ lúc Hắc Bạch nhị tăng liên tiếp xuất hiện cho đến lúc hai người lại ngồi chung dưới gốc cây, Hư Trúc vẫn cùng Ðinh Xuân Thu chiến đấu kịch liệt không ngừng.
Bây giờ quần hùng mới để mắt theo dõi cuộc chiến giữa hai người.
Một trong Tứ kiếm cung Linh Thứu là Cúc Kiếm chợt nhớ ra điều gì liền chạy đến gần mười tám tên võ sĩ Khất Ðan nói:
- Chủ nhân ta đang cùng người tỷ đấu, cần được chút rượu để tăng gia khí lực.
Một tên võ sĩ Khất Ðan nói:
- Rượu ở đây có nhiều. Cô nương cứ việc lấy mang đi! Gã nói xong cầm cả hai bì rượu đưa ra.
Cúc kiếm cười nói:
- Xin đa tạ! Chủ nhân ta tửu lượng bình thường thôi một bì là đủ lắm rồi. Nàng cầm bì rượu mở nút ra, từ từ lại gần chỗ Hư Trúc cùng Ðinh Xuân Thu đánh nhau cất tiếng gọi:
- Thưa chủ nhân! Chủ nhân gieo "Sinh tử phù" vào Tinh Tú lão quái đi để xơi một chút rượu đã!
Thị bê ngang bì rượu đưa mạnh ra phía trước.
Bì rượu vọt ra một tia lẹ như tên phun, đến chỗ Hư Trúc.
Mai, Lan, Trúc ba cô vỗ tay reo lên:
- Cúc Muội! Thủ pháp của Cúc Muội thiệt là tuyệt diệu!