watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 156 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 156

Tác giả: Kim Dung

Tiêu Phong nghĩ một lúc lâu nữa liền vỡ lẽ ra, ông tự nhủ:

- Hoàng thượng muốn tỏ ra là một bậc anh hùng, ngài muốn cho ta phải khâm phục bằng cách tự mình dẫn binh Nam chinh để lấy giang sơn nhà Ðại Tống. Lúc trở về ngài mới hỏi đến ta và khoa trương oai phong của ngài. Ngài sợ tính khí ta cương cường có thể giận lên tuyệt thực tự tận, nên phái người đến nói hươu nói vượn cho yên lòng ta.

Tiêu Phong đã bị giam trong cũi, không còn kế nào thoát thân được, ông chẳng buồn nghĩ gì nữa, gạt bỏ hết mọi ý niệm về sống, chết, yên, nguy.

Tiêu Phong đã không muốn dẫn quân Nam chinh, ông cũng chẳng phải là kẻ sĩ lo lắng đến mối lo âu của thiên hạ, nhưng ông nghĩ tới Gia Luật Hồng Cơ đã động binh rồi, đằng nào kiếp nạn sinh linh cũng không thể vãn hồi được nữa. Ngoài những tiếng thở dài, ông lại uống thật nhiều rượu để khỏi phải nghĩ gì nữa.

Bốn tên thuyết khách vẫn tiếp tục đến bên ông lảm nhảm nói hoài.
Ðột nhiên ông hỏi họ:

- Quân ta đã qua sông Hoàng Hà chưa?

Bọn thuyết khách ngạc nhiên nhìn nhau, chẳng biết trả lời ra sao.
Sau một tên đáp:

- Tiêu đại vương nói rất đúng! Ðại quân chúng ta sắp khởi hành nhưng chuyện vượt qua sông Hoàng Hà là lẽ tất nhiên.

Tiêu Phong gật đầu nói:

- Té ra đại quân chưa khởi hành ư? Chẳng hiểu ngày nào mới gặp ngày hoàng đạo để cất quân?
Bốn tên thuyết khách đưa mắt ra hiệu cho nhau để đừng thổ lộ việc cơ mật này với Tiêu Phong.

Một tên đáp:

- Bọn tại hạ vào hàng tiểu bối không được nghe đến quân tình.
Một tên khác nói:

- Chỉ mong sao Tiêu đại vương hồi tâm nghĩ lại là Hoàng thượng tới đây ngay để thương nghị đại sự.

Tiêu Phong hắng giọng một tiếng, không hỏi gì nữa, mà chỉ nghĩ thầm trong bụng:

- Nếu Hoàng thượng đánh đâu được đấy, lấy được Ðại Tống rồi, sẽ giải ta về Biện Lương tương kiến. Nhưng nếu quân thua trở về thì chắc ngài xấu hổ không gặp ta nữa và bấy giờ sẽ giết ta đi. Nhưng ta mong ngài lấy được Ðại Tống, hay mong ngài bại trận? Ha ha! Tiêu Phong hỡi Tiêu Phong! E rằng ngươi khó lòng trả lời được câu hỏi này!


Hôm sau, vào lúc hoàng hôn, bốn tên thuyết khách lại khệnh khạng đi đến.
Bọn thân binh canh giữ Tiêu Phong đã nghe bọn chúng nói nhiều rồi, nên vừa thấy bốn người đến thì bất giác chau mày, đứng tránh ra mấy bước.

Một tên thuyết khách hắng giọng, rồi lên tiếng:

- Tiêu đại vương! Hoàng thượng đã có chiếu chỉ. Ðại vương tiếp chỉ mà còn không tuân lệnh thì phạm tội đại ác!

Tiêu Phong nghe câu này có đến trăm lần rồi. Nhưng lần này thanh âm gã có điều khác lạ, tựa hồ bị bịnh yết hầu. Bất giác ông đưa mắt nhìn ra thì lại càng lấy làm kỳ. Gã thuyết khách chau mày nheo mắt, trên mặt làm ra nhiều nét dị dạng.

Tiêu Phong định thần nhìn lại thì thấy tướng mạo người này khác trước nhiều. Ông lại chú ý nhìn kỹ hơn nữa thì không khỏi vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Mấy sợi râu lơ thơ của gã đều là râu giả dán vào. Mặt gã cũng bôi bằng một thứ mực loãng, chỉ thầy đen nhèm rất khó coi. Nhưng mắt hạnh miệng đào, trông thiệt là xinh.
Người này chính là A Tử.

Nàng lại nói rất khẽ và ra vẻ hàm hồ:

- Lời Hoàng thượng đã nói ra, chẳng bao giờ sai lầm. Ðại vương chỉ nên tuân theo lời Hoàng thượng mà làm là có chỗ tốt đẹp đó! Hừ! Ðây là thánh dụ của đức Hoàng đế nước Ðại Liêu. Ðại vương phải kính cẩn đọc mấy lời dụ này.

Nàng nói xong lấy trong tay áo ra một trương giấy rộng quay hàng chữ vào mặt Tiêu Phong.

Lúc này trời gần tối, mấy tên quan binh khêu đèn lồng bốn mặt lên cho sáng hơn.


Tiêu Phong nhờ ánh lửa sáng thì thấy trên giấy chỉ vỏn vẹn có tám chữ: "Ðại viện đã đến, đêm nay thoát hiểm" Tiêu Phong hắng giọng một tiếng, rồi lắc đầu.

A Tử lại nói:

- Chuyến này chắc chúng ta phái binh, nhân cương mã tráng, lực lượng hùng hậu, chắc rằng cờ khai đắc thắng, mã đáo thành công. Ðại vương bất tất phải lo phiền nghi ngại.

Tiêu Phong nói:

- Ta lo là lo chết hại nhiều sinh linh, không muốn chiến chinh, nên mới bị Hoàng thượng cầm tù.

A Tử nói:

- Muốn chóng thắng trận nhờ ở mưu cao chứ đâu phải ở giết người cho lắm.
Tiêu Phong nhìn ra ba tên thuyết khách kia, kẻ phe phẩy cây quạt, người giơ tay áo lên dường như không để ai trông rõ mặt. Dĩ nhiên những người này là đồng bọn với A Tử.

Tiêu Phong thở dài nói:

- Hảo ý của ông bạn ta rất làm cảm kích. Nhưng ông bạn nên biết rằng bên địch phòng thủ cực kỳ nghiêm mật thì việc đánh thành chiếm đất, ta e rằng không nắm chắc phần thắng được đâu...

Ông chưa dứt lời, thì đột nhiên mấy tên quan binh la hoảng:

- Trời ơi! Rắn độc! Rắn độc! ở đâu mà nhiều rắn độc thế?


Quả nhiên, ngoài sảnh đường cũng như khe cửa sổ vô số rắn độc nhảy tới ào ào, đầu lắc lư lưỡi thè ra uốn éo tiến vào. Trong sảnh đường nhốn nháo cả lên.
Tiêu Phong động tâm nghĩ thầm:

- Coi trận thế đàn rắn độc này tựa hồ do anh em Cái Bang chỉ huy.
Bọn thân binh giơ trường mâu đâm lại túi bụi. Những ai chầu chực Tiêu đại vương đây không được xê xích nửa bước. Kẻ nào trái lệnh thì phải chém đầu.

Nguyên tên đội này rất minh mẫn. Hắn thấy rắn bò đến một cách đột ngột và lạ lùng, thì sợ thân binh nhốn nháo để Tiêu Phong thừa cơ trốn thoát.


Quả nhiên bọn thân binh đứng gác cũi sắt không dám nhúc nhích. Tên nào cũng cầm trường mâu trỏ mũi vào Tiêu Phong ở trong cũi. Chân họ tuy không nhúc nhích mà mắt vẫn liếc bầy rắn độc. Khi rắn đến gần, chúng mới vung đoản đao lên chém.

Ðang lúc náo loạn, bỗng nghe phía sau vương phủ có tiếng người huyên náo:

- Mau mau lấy nước chữa lửa! Chữa lửa!

Tên đội lại quát lên:

- Khải Hổ Nhi! Ngươi đi báo Chỉ huy sứ đại nhân và hỏi xem có đưa Tiêu đại nhân đi chỗ khác không?

Khải Hổ Nhi là tên trưởng toán bọn lính canh vâng dạ toan chạy đi.
Bỗng nghe ngoài sảnh đường có tiếng người quát:

- Ðừng mắc mẹo! Ðừng mắc mẹo"điệu hổ ly sơn"của quân gian tế. Nếu có người cướp ngục thì đâm chết Tiêu Phong đi!

Người ra lệnh đó chính là Chỉ huy sứ!

Tay hắn cầm trường đao. Hắn đứng chắn ngoài cửa sảnh đường, oai phong lẫm liệt.

Ðột nhiên, bóng vàng lấp loáng! Một con rắn nhỏ sắc vàng nhảy tới đớp vào mặt Chỉ huy sứ.


Chỉ huy sứ giơ đao lên chém thì thấy tiếng ám khí rít lên veo véo từ ngoài bắn vào.

Ðèn đuốc trong nhà đại sảnh đều bị tắt phụt. Trong nhà chỉ thấy tối om.
Chỉ huy sứ la lên một tiếng:

- Úi chao!

Hắn đã bị con rắn vàng đớp trúng, ngã ngửa về phía sau.

Nguyên trong bốn người giả làm thuyết khách kia thì một người là Chung Linh. Nàng thả con Kim Linh cắn ngã tên chủ tướng đối phương.

A Tử rút thanh bảo đao trong tay áo ra chém vào dây khoá sắt trói Tiêu Phong.
Mấy tiếng"chát, chát"rùng rợn vang lên! Dây sắt đứt liền.

Tiêu Phong nghĩ bụng:

- Những cây cột sắt này rất lớn và kiên cố. E rằng bảo đao khó lòng chặt đứt. Biết làm thế nào mà ra được?

Giữa lúc ấy, đột nhiên ông thấy dưới đất chỗ chân đứng lõm xuống.
A Tử khẽ nói:

- Theo đường hầm mà trốn!

Tiếp theo Tiêu Phong thấy hai chân mình có hai bàn tay từ dưới đất thò lên nắm lấy kéo xuống.

Nguyên người này là Hoa Hách Cấn nước Ðại Lý đã đến viện trợ.

Hoa Hách Cấn là tay chuyên nghề đào đường hầm rất giỏi. Y phải tốn công mất hơn mười ngày mới đào xong địa đạo từ ngoài vào đến chỗ Tiêu Phong.

Hoa Hách Cấn kéo được Tiêu Phong xuống rồi theo đường địa đạo bò ra. Y bò dưới đường địa đạo mà mau lẹ chẳng kém gì người đi trên mặt đất.

Chỉ trong khoảnh khắc y đã bò được hơn trăm trượng rồi đỡ cho Tiêu Phong đứng dậy.

Tiêu Phong vừa ở trong đường hầm chui ra đã thấy ba người đứng ở cửa hầm vẻ mặt rất hoan hỉ.
Ba người đó chính là Ðoàn Dự, Phạm Hoa và Ba Thiên Thạch.

Ðoàn Dự lên tiếng gọi:

- Ðại ca!

Rồi nhảy xổ lại ôm Tiêu Phong.
Tiêu Phong cười ha hả, nói:

- Thần kỳ của Hoa tư đồ thật là có một. Bữa nay tại hạ mới được biết, rất lấy làm bội phục!

Hoa Hách Cấn nói:

- Ðược Tiêu đại vương lời vàng khen ngợi, tiểu đệ lấy làm vinh dự vô cùng! Chỗ này cách vương phủ Nam Viện đại vương chưa xa là mấy, tiếng Liêu binh la ó, reo hò vẫn còn nghe rõ.

Bỗng thấy có người thổi tù và cưỡi ngựa chạy qua lớn tiếng gọi:

- Ðịch nhân đánh vào cửa Ðông, quan binh canh gác ngự doanh phải giữ nguyên chỗ không được thiện tiện di dời nơi khác!


Phạm Hoa nói:

- Vậy chúng ta theo cửa Tây mà đánh ra. Tiêu đại vương tính sao?
Tiêu Phong gật đầu hỏi lại:

- Phải rồi! Không hiểu bọn A Tử đã thoát hiểm chưa?

Phạm Hoa chưa kịp trả lời thì thanh âm A Tử từ cửa hầm vọng ra:

- Tỷ phu! Tỷ phu còn nhớ đến tiểu muội ư?

Thanh âm của nàng đầy vẻ vui mừng. Nàng từ trong đường hầm chui ra. Dưới cằm vẫn dán mấy sợi râu lơ thơ, mặt đầy bùn lem luốc trông rất dơ dáy. Nhưng trong con mắt Tiêu Phong thì từ ngày biết nàng đến giờ, có lẽ lúc này thấy nàng đẹp nhất.
A Tử rút bảo đao ra toan chặt khoá cho Tiêu Phong. Nhưng khoá này lại dính liền vào thịt nếu chỉ trệch mũi đao một chút là chém vào ông ngay. Nàng liền đưa bảo đao cho Ðoàn Dự nói:

- Ca ca! Ca ca cầm đao mà cát chiếc khoá này mới được!

Ðoàn Dự đón lấy bảo đao, vận nội lực lên, cắt vào khoá sắt sạo sạo như gọt cây. Chớp mắt khoá đứt liền.

Giữa lúc ấy trong động lại ba người nữa chui lên.
Một là Chung Linh, hai là Mộc Uyển Thanh, còn người thứ ba là một người đệ tử Cái Bang hạng tám túi. Y là một tay thiện nghệ về huy động rắn độc. Vừa rồi gã huy động cho đàn rắn xông vào đại sảnh chỉ cốt làm náo động cho đối phương rối loạn.

Người đệ tử này thấy Tiêu Phong vô sự thì mừng đến chảy nước mắt, gã cảm xúc nói:

- Bang chúa! Bang chúa!...

Tiêu Phong bây giờ lại được nghe đệ tử Cái Bang xưng hô mình bằng Bang chúa với vẻ mặt trung thành, thì trong lòng ông không khỏi cảm động, ông ngắt lời:

- Ta đã làm bận cho ngươi nhiều quá!

Gã đệ tử tám túi lấy làm vinh hạnh đến chảy nước mắt.
Phạm Hoa nói:

- Hiện giờ binh mã nước Ðại Lý đang động thủ đánh nhau với Liêu binh cửa Ðông. Vậy chúng ta nên nhân lúc nhốn nháo này chạy đi thôi. Tiêu đại vương chẳng nên ra tay, để họ nhìn nhận ra mình.

Tiêu Phong đáp:

- Chính thế!

Chín người từ trong cửa lớn xông ra.

Tiêu Phong quay đầu nhìn lại thì đây nguyên là một toà nhà lợp ngói đã bị tàn phá. Ðứng ngoài nhìn không còn ra hình thù gì nữa.

A Tử nói bằng tiếng Khất Ðan la lên:

- Cứu hoả! Cứu hoả!

Phạm Hoa, Hoa Hách Cấn cũng bắt chước tiếng nàng la theo.

Ba Thiên Thạch khinh công tuyệt diệu, thấy ngoài đường phố không có quân, liền chạy trước, đi đến đâu phóng hoả đến đấy.

Chỉ trong chớp mắt, đã có đến bảy tám chỗ lửa bốc lên ngùn ngụt.


Chín người chạy về phía Tây, bọn Ðoàn Dự hoá trang làm người Khất Ðan.
Lúc này trong thành cực kỳ hỗn loạn, nên không ai để ý.
Thỉnh thoảng nghe bọn kỵ binh Khất Ðan đuổi kịp đến nơi thì chín người lại ẩn nấp vào xó hè.

Ðoàn người chạy qua đến chín mười đường phố, bỗng nghe tiếng tù và inh ỏi.
Tiếng người la ó:

- Không xong rồi! Quân địch đánh phá vào cửa Bắc, bắt Hoàng thượng đem đi rồi!

Tiêu Phong giật mình kinh hãi dừng bước lại hỏi Ðoàn Dự:

- Tam đệ! Liêu chúa bị bắt rồi ư? Người đã kết nghĩa làm huynh trưởng ta. Tuy người đối với ta bất nhân, song ta không thể bất nghĩa với người được. Chớ nên đụng đến tính mạng người...
A Tử cười đáp:

- Tỷ phu hãy khoan tâm! Ðó là bọn ba mươi sáu động chúa, bảy mươi hai đảo chúa, thuộc hạ cung Linh Thứu đã phao ngôn để náo loạn lòng người. Trong thành Nam kinh đã có trọng binh đóng giữ, Hoàng đế lại có hơn một vạn thân binh bảo vệ, bị bắt thế nào được?

Tiêu Phong vừa kinh hãi vừa mừng thầm hỏi:

- Bọn thuộc hạ của nhị đệ cũng đến cả đây ư?
A Tử đáp:

- Chẳng những thuộc hạ vị tiểu hoà thượng đó mà thôi. Chính tiểu hoà thượng cùng bà vợ y cũng đến cả.

Tiêu Phong lấy làm kỳ hỏi:

- Tiểu hoà thượng có vợ rồi ư?
A Tử cười đáp:

- Tiểu phu chưa hay, bà vợ Hư Trúc chính là công chúa nước Tây Hạ. Nhưng nàng lấy khăn che mặt, ngoài tiểu hoà thượng ra không một ai nhìn thấy dung nhan công chúa. Tiểu Muội đã hỏi Hư Trúc Tử công chúa có đẹp lắm không thì y chỉ cười mà không đáp.

Giữa lúc Tiêu Phong đang chạy trốn mà nghe được chuyện lạ này cũng mừng cho Hư Trúc. Ông quay lại liếc mắt nhìn Ðoàn Dự dường như để hỏi ý.

Ðoàn Dự cười nói:

- Ðại ca bất tất phải ca ngợi. Tiểu đệ chẳng để tâm gì về vụ này đâu và nhị ca cũng không phải là người thất tín. Câu chuyện này dài lắm, thủng thẳng rồi tiểu đệ sẽ kể cho đại huynh hay.


Mấy người chạy thêm một đoạn đường nữa.
Bỗng thấy trong không trường phía trước đã đắp một toà đài cao, lửa cháy rất dữ. Trước đài có dựng hai cột cờ lớn và hai lá cờ đang bị lửa cháy.

Tiêu Phong biết đây là trường luyện võ trong thành Nam kinh, là nơi để quân Liêu tập dượt. Nhưng ông không biết toà đài này dựng lên từ bao giờ.

Ba Thiên Thạch cười nói:

- Tâu bệ hạ! Tường đài của Liêu chúa bị cháy, cờ soái cũng bị ra tro. Ðó là điểm bất tường cho quân Liêu. Chuyến này Gia Luật Hồng Cơ đem quân đánh Tống, e rằng bất lợi.

Tiêu Phong nghe Ba Thiên Thạch kêu Ðoàn Dự bằng bệ hạ mà Ðoàn Dự lại gật đầu thì lấy làm lạ hỏi:

- Tam đệ! Tam đệ làm hoàng đế rồi ư?
Ðoàn Dự buồn rầu đáp:

- Tiên phụ bất hạnh mệnh một giữa đường. Hoàng bá phụ lánh ngôi đầu Phật , xuất gia chùa Thiên Long, truyền cho tiểu đệ phải tiếp ngôi. Nhưng tiểu đệ chẳng có tài đức gì mà phải lên ngôi cao, thiệt lấy làm xấu hổ.

Tiêu Phong giật mình hỏi:

- Trời ơi! Tam đệ là ông vua nước Ðại Lý, sao còn dấn thân vào nơi hiểm địa, vì ta mà mạo hiểm? Vạn nhất xảy ra chuyện bất ngờ dù tam đệ chỉ tổn thương một chút cũng đủ khiến cho ta phải hối hận với quân dân toàn quốc nước Ðại Lý.


Ðoàn Dự cười hì hì đáp:

- Ðại Lý là một nước nhỏ nhoi ở miền Nam Cương hẻo lánh. Hai chữ Hoàng đế chẳng qua là tiếm hiệu mà thôi. Tiểu đệ không đáng vị nhân quân mà người ta cứ kêu bằng bệ hạ, nghĩ thật bẽ bàng! Hai ta tình đồng cốt nhục, có lẽ đâu đại ca gặp nạn mà tiểu đệ lại không đến chia sẻ mối hoạ hoạn bao giờ?

Phạm Hoa cũng nói:

- Chuyến này Tiêu đại vương hết lòng can gián Liêu đế, ngăn trở việc Nam chinh thì tệ quốc từ trên xuống dưới chẳng ai là không thâm cảm đại đức, vì Liêu đế lấy được Ðại Tống rồi tất nhiên tràn xuống lấy Ðại Lý. Tệ quốc tướng sĩ kém cỏi địch làm sao được với tinh binh Khất Ðan? Tiêu đại vương cứu Ðại Tống tức là cứu luôn cả Ðại Lý. Vậy Ðại Lý có phải dốc hết lực lượng ra để bảo vệ đại vương cũng là một việc hợp lý.

Tiêu Phong nói:

- Tại hạ là kẻ dũng phu, không nỡ nhìn hai nước giao tranh để giết hại sinh linh, chứ có công lao gì đâu?

Giữa lúc ấy thành Nam kinh lửa bốc ngụt trời. Trăm họ dắt dúm nhau chạy lẫn vào với đám quân mã.
Có tiếng la:

- Hoà thượng chùa Thiếu Lâm ở Nam triều cùng vô số hảo hán đến đánh phá cửa Nam.

Có người gầm lên:

- Nam Viện đại vương Tiêu Phong làm loạn, đầu hàng Tống triều giết chết Liêu chúa rồi!

Mấy tên quân Khất Ðan nghiến răng hỏi:

- Tên Tiêu Phong phản quốc hàng giặc, chúng ta giật mình không xé xác hắn ra được.

Lại có người hỏi:

- Ðức vạn tuế đúng bị phản tặc Tiêu Phong gia hại rồi ư?
Một người khác đáp:

- Còn chi mà không thật? Chính mắt ta trông thấy thằng cha Tiêu Phong cưỡi ngựa trắng xông lại trước mặt đức vạn tuế cầm thương đâm vào ngực ngài rồi!

Một lão hỏi:

- Thằng chó má Tiêu Phong sao lại bất lương thế? Hắn là người Khất Ðan hay là người Hán?

Một gã Ðại Hán đáp:

- Nghe nói hắn là quân Nam Man, ăn mặc giả làm người Khất Ðan. Hắn tàn ác hơn cả loài cầm thú.

A Tử thấy bọn người này vừa chạy vừa thoá mạ Tiêu Phong thì tức giận đến cực điểm, vung roi ngựa lên toan đập vào người Khất Ðan.
Tiêu Phong vội giơ tay lên ngăn cản rồi lắc đầu khẽnói:

- Ðể mặc họ nói sao thì nói.
Ông lại hỏi:

- Có vị cao tăng chùa Thiếu Lâm đến đây thật ư?
Gã đệ tử tám túi đáp:

- Tại hạ xin trình Bang chúa hay: Ðoàn cô nương ở Nam kinh đi ra thì gặp Ngô trưởng lão bản bang nói là Bang chúa vì giang sơn nhà Ðại Tống cùng trăm họ người Hán mà hết sức cản ngăn Liêu chúa trong việc khởi binh đánh Tống nên nỗi bị nước Liêu cầm tù. Ngô trưởng lão không tin, lão cho là Bang chúa vốn người Khất Ðan, khi nào còn nghĩ đến Ðại Tống. Rồi trưởng lão trà trộn vào trong thành Nam kinh, thân hành thám thính mới rõ lời Ðoàn cô nương là đúng. Ngô trưởng lão liền lấy Thanh trúc truyền lệnh ra bản bang bố cáo cho các bậc anh hùng Trung Nguyên hay Bang chúa là bậc đại nhân đại nghĩa. Hết thảy võ lâm Trung Nguyên đều cảm động về tấm lòng hào hiệp của Bang chúa rồi nhờ các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm dẫn đầu kéo đến cứu viện Bang chúa.

Tiêu Phong nhớ lại ngày ở Tụ Hiền trang đã thành cừu địch của võ lâm Trung Nguyên, giết bao nhiêu anh hùng hảo hán, thế mà nay quần hùng lại đến cứu mình thì trong lòng vừa cảm kích vừa hối hận.

A Tử nói:

- Bạn hành khất Cái Bang mà truyền tin đi các nơi thì còn gì mau lẹ bằng?
Bỗng nàng lại kêu lên:

- Trời ơi! Chết rồi! Thiệt là đáng tiếc!

Ðoàn Dự hỏi:

- Cái gì mà Tử Muội rối lên thế?
A Tử đáp:

- Chiếc "Bích Ngọc vương đỉnh" tiểu Muội đem ra đốt hương để dẫn dụ rắn đến. Vì vội vàng quá, tiểu muội để quên cái đó trong nhà đại sảnh mất rồi.

Ðoàn Dự cười nói:

- Cái vật bàng môn tả đạo đó quên mất thì thôi, dắt bên mình làm cóc gì?
A Tử nói:

- Hừ! Cái gì mà bàng môn tả đạo? Không có nó thì lấy gì để dẫn dụ đàn rắn độc kéo đến mau thế được? Tỷ phu đâu có thoát thân một cách dễ dàng?

Nàng chưa dứt lời đã nghe tiếng khí giới choang choảng vang lên. Dưới ánh hoả quang ai nấy trông rõ bọn Liêu binh đang tự đánh nhau.

Tiêu Phong lấy làm kỳ hỏi:

- Lạ chưa? Sao người cùng nhà...
Ðoàn Dự ngắt lời:

- Ðại ca! Những người cổ thắt vải trắng kia là người bọn ta.
A Tử lấy ra một băng vải trắng đưa cho Tiêu Phong nói:

- Tỷ phu thắt vải này vào!

Tiêu Phong nhìn vào trong trận thấy quân Liêu không phân biệt được rõ đâu là địch đâu là mình nên đánh chém loạn xạ thành ra mình tự tàn sát mình rất nhiều.



Tiêu Phong nghĩ một lúc lâu nữa liền vỡ lẽ ra, ông tự nhủ:


- Hoàng thượng muốn tỏ ra là một bậc anh hùng, ngài muốn cho ta phải khâm phục bằng cách tự mình dẫn binh Nam chinh để lấy giang sơn nhà Ðại Tống. Lúc trở về ngài mới hỏi đến ta và khoa trương oai phong của ngài. Ngài sợ tính khí ta cương cường có thể giận lên tuyệt thực tự tận, nên phái người đến nói hươu nói vượn cho yên lòng ta.


Tiêu Phong đã bị giam trong cũi, không còn kế nào thoát thân được, ông chẳng buồn nghĩ gì nữa, gạt bỏ hết mọi ý niệm về sống, chết, yên, nguy.


Tiêu Phong đã không muốn dẫn quân Nam chinh, ông cũng chẳng phải là kẻ sĩ lo lắng đến mối lo âu của thiên hạ, nhưng ông nghĩ tới Gia Luật Hồng Cơ đã động binh rồi, đằng nào kiếp nạn sinh linh cũng không thể vãn hồi được nữa. Ngoài những tiếng thở dài, ông lại uống thật nhiều rượu để khỏi phải nghĩ gì nữa.


Bốn tên thuyết khách vẫn tiếp tục đến bên ông lảm nhảm nói hoài.

Ðột nhiên ông hỏi họ:


- Quân ta đã qua sông Hoàng Hà chưa?


Bọn thuyết khách ngạc nhiên nhìn nhau, chẳng biết trả lời ra sao.

Sau một tên đáp:


- Tiêu đại vương nói rất đúng! Ðại quân chúng ta sắp khởi hành nhưng chuyện vượt qua sông Hoàng Hà là lẽ tất nhiên.


Tiêu Phong gật đầu nói:


- Té ra đại quân chưa khởi hành ư? Chẳng hiểu ngày nào mới gặp ngày hoàng đạo để cất quân?

Bốn tên thuyết khách đưa mắt ra hiệu cho nhau để đừng thổ lộ việc cơ mật này với Tiêu Phong.


Một tên đáp:


- Bọn tại hạ vào hàng tiểu bối không được nghe đến quân tình.

Một tên khác nói:


- Chỉ mong sao Tiêu đại vương hồi tâm nghĩ lại là Hoàng thượng tới đây ngay để thương nghị đại sự.


Tiêu Phong hắng giọng một tiếng, không hỏi gì nữa, mà chỉ nghĩ thầm trong bụng:


- Nếu Hoàng thượng đánh đâu được đấy, lấy được Ðại Tống rồi, sẽ giải ta về Biện Lương tương kiến. Nhưng nếu quân thua trở về thì chắc ngài xấu hổ không gặp ta nữa và bấy giờ sẽ giết ta đi. Nhưng ta mong ngài lấy được Ðại Tống, hay mong ngài bại trận? Ha ha! Tiêu Phong hỡi Tiêu Phong! E rằng ngươi khó lòng trả lời được câu hỏi này!




Hôm sau, vào lúc hoàng hôn, bốn tên thuyết khách lại khệnh khạng đi đến.

Bọn thân binh canh giữ Tiêu Phong đã nghe bọn chúng nói nhiều rồi, nên vừa thấy bốn người đến thì bất giác chau mày, đứng tránh ra mấy bước.


Một tên thuyết khách hắng giọng, rồi lên tiếng:


- Tiêu đại vương! Hoàng thượng đã có chiếu chỉ. Ðại vương tiếp chỉ mà còn không tuân lệnh thì phạm tội đại ác!


Tiêu Phong nghe câu này có đến trăm lần rồi. Nhưng lần này thanh âm gã có điều khác lạ, tựa hồ bị bịnh yết hầu. Bất giác ông đưa mắt nhìn ra thì lại càng lấy làm kỳ. Gã thuyết khách chau mày nheo mắt, trên mặt làm ra nhiều nét dị dạng.


Tiêu Phong định thần nhìn lại thì thấy tướng mạo người này khác trước nhiều. Ông lại chú ý nhìn kỹ hơn nữa thì không khỏi vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Mấy sợi râu lơ thơ của gã đều là râu giả dán vào. Mặt gã cũng bôi bằng một thứ mực loãng, chỉ thầy đen nhèm rất khó coi. Nhưng mắt hạnh miệng đào, trông thiệt là xinh.

Người này chính là A Tử.


Nàng lại nói rất khẽ và ra vẻ hàm hồ:


- Lời Hoàng thượng đã nói ra, chẳng bao giờ sai lầm. Ðại vương chỉ nên tuân theo lời Hoàng thượng mà làm là có chỗ tốt đẹp đó! Hừ! Ðây là thánh dụ của đức Hoàng đế nước Ðại Liêu. Ðại vương phải kính cẩn đọc mấy lời dụ này.


Nàng nói xong lấy trong tay áo ra một trương giấy rộng quay hàng chữ vào mặt Tiêu Phong.


Lúc này trời gần tối, mấy tên quan binh khêu đèn lồng bốn mặt lên cho sáng hơn.





Tiêu Phong nhờ ánh lửa sáng thì thấy trên giấy chỉ vỏn vẹn có tám chữ: "Ðại viện đã đến, đêm nay thoát hiểm" Tiêu Phong hắng giọng một tiếng, rồi lắc đầu.


A Tử lại nói:


- Chuyến này chắc chúng ta phái binh, nhân cương mã tráng, lực lượng hùng hậu, chắc rằng cờ khai đắc thắng, mã đáo thành công. Ðại vương bất tất phải lo phiền nghi ngại.


Tiêu Phong nói:


- Ta lo là lo chết hại nhiều sinh linh, không muốn chiến chinh, nên mới bị Hoàng thượng cầm tù.


A Tử nói:


- Muốn chóng thắng trận nhờ ở mưu cao chứ đâu phải ở giết người cho lắm.

Tiêu Phong nhìn ra ba tên thuyết khách kia, kẻ phe phẩy cây quạt, người giơ tay áo lên dường như không để ai trông rõ mặt. Dĩ nhiên những người này là đồng bọn với A Tử.


Tiêu Phong thở dài nói:


- Hảo ý của ông bạn ta rất làm cảm kích. Nhưng ông bạn nên biết rằng bên địch phòng thủ cực kỳ nghiêm mật thì việc đánh thành chiếm đất, ta e rằng không nắm chắc phần thắng được đâu...


Ông chưa dứt lời, thì đột nhiên mấy tên quan binh la hoảng:


- Trời ơi! Rắn độc! Rắn độc! ở đâu mà nhiều rắn độc thế?




Quả nhiên, ngoài sảnh đường cũng như khe cửa sổ vô số rắn độc nhảy tới ào ào, đầu lắc lư lưỡi thè ra uốn éo tiến vào. Trong sảnh đường nhốn nháo cả lên.

Tiêu Phong động tâm nghĩ thầm:


- Coi trận thế đàn rắn độc này tựa hồ do anh em Cái Bang chỉ huy.

Bọn thân binh giơ trường mâu đâm lại túi bụi. Những ai chầu chực Tiêu đại vương đây không được xê xích nửa bước. Kẻ nào trái lệnh thì phải chém đầu.


Nguyên tên đội này rất minh mẫn. Hắn thấy rắn bò đến một cách đột ngột và lạ lùng, thì sợ thân binh nhốn nháo để Tiêu Phong thừa cơ trốn thoát.




Quả nhiên bọn thân binh đứng gác cũi sắt không dám nhúc nhích. Tên nào cũng cầm trường mâu trỏ mũi vào Tiêu Phong ở trong cũi. Chân họ tuy không nhúc nhích mà mắt vẫn liếc bầy rắn độc. Khi rắn đến gần, chúng mới vung đoản đao lên chém.


Ðang lúc náo loạn, bỗng nghe phía sau vương phủ có tiếng người huyên náo:


- Mau mau lấy nước chữa lửa! Chữa lửa!


Tên đội lại quát lên:


- Khải Hổ Nhi! Ngươi đi báo Chỉ huy sứ đại nhân và hỏi xem có đưa Tiêu đại nhân đi chỗ khác không?


Khải Hổ Nhi là tên trưởng toán bọn lính canh vâng dạ toan chạy đi.

Bỗng nghe ngoài sảnh đường có tiếng người quát:


- Ðừng mắc mẹo! Ðừng mắc mẹo"điệu hổ ly sơn"của quân gian tế. Nếu có người cướp ngục thì đâm chết Tiêu Phong đi!


Người ra lệnh đó chính là Chỉ huy sứ!


Tay hắn cầm trường đao. Hắn đứng chắn ngoài cửa sảnh đường, oai phong lẫm liệt.


Ðột nhiên, bóng vàng lấp loáng! Một con rắn nhỏ sắc vàng nhảy tới đớp vào mặt Chỉ huy sứ.





Chỉ huy sứ giơ đao lên chém thì thấy tiếng ám khí rít lên veo véo từ ngoài bắn vào.


Ðèn đuốc trong nhà đại sảnh đều bị tắt phụt. Trong nhà chỉ thấy tối om.

Chỉ huy sứ la lên một tiếng:


- Úi chao!


Hắn đã bị con rắn vàng đớp trúng, ngã ngửa về phía sau.


Nguyên trong bốn người giả làm thuyết khách kia thì một người là Chung Linh. Nàng thả con Kim Linh cắn ngã tên chủ tướng đối phương.


A Tử rút thanh bảo đao trong tay áo ra chém vào dây khoá sắt trói Tiêu Phong.

Mấy tiếng"chát, chát"rùng rợn vang lên! Dây sắt đứt liền.


Tiêu Phong nghĩ bụng:


- Những cây cột sắt này rất lớn và kiên cố. E rằng bảo đao khó lòng chặt đứt. Biết làm thế nào mà ra được?


Giữa lúc ấy, đột nhiên ông thấy dưới đất chỗ chân đứng lõm xuống.

A Tử khẽ nói:


- Theo đường hầm mà trốn!


Tiếp theo Tiêu Phong thấy hai chân mình có hai bàn tay từ dưới đất thò lên nắm lấy kéo xuống.


Nguyên người này là Hoa Hách Cấn nước Ðại Lý đã đến viện trợ.


Hoa Hách Cấn là tay chuyên nghề đào đường hầm rất giỏi. Y phải tốn công mất hơn mười ngày mới đào xong địa đạo từ ngoài vào đến chỗ Tiêu Phong.


Hoa Hách Cấn kéo được Tiêu Phong xuống rồi theo đường địa đạo bò ra. Y bò dưới đường địa đạo mà mau lẹ chẳng kém gì người đi trên mặt đất.


Chỉ trong khoảnh khắc y đã bò được hơn trăm trượng rồi đỡ cho Tiêu Phong đứng dậy.


Tiêu Phong vừa ở trong đường hầm chui ra đã thấy ba người đứng ở cửa hầm vẻ mặt rất hoan hỉ.

Ba người đó chính là Ðoàn Dự, Phạm Hoa và Ba Thiên Thạch.


Ðoàn Dự lên tiếng gọi:


- Ðại ca!


Rồi nhảy xổ lại ôm Tiêu Phong.

Tiêu Phong cười ha hả, nói:


- Thần kỳ của Hoa tư đồ thật là có một. Bữa nay tại hạ mới được biết, rất lấy làm bội phục!


Hoa Hách Cấn nói:


- Ðược Tiêu đại vương lời vàng khen ngợi, tiểu đệ lấy làm vinh dự vô cùng! Chỗ này cách vương phủ Nam Viện đại vương chưa xa là mấy, tiếng Liêu binh la ó, reo hò vẫn còn nghe rõ.


Bỗng thấy có người thổi tù và cưỡi ngựa chạy qua lớn tiếng gọi:


- Ðịch nhân đánh vào cửa Ðông, quan binh canh gác ngự doanh phải giữ nguyên chỗ không được thiện tiện di dời nơi khác!





Phạm Hoa nói:


- Vậy chúng ta theo cửa Tây mà đánh ra. Tiêu đại vương tính sao?

Tiêu Phong gật đầu hỏi lại:


- Phải rồi! Không hiểu bọn A Tử đã thoát hiểm chưa?


Phạm Hoa chưa kịp trả lời thì thanh âm A Tử từ cửa hầm vọng ra:


- Tỷ phu! Tỷ phu còn nhớ đến tiểu muội ư?


Thanh âm của nàng đầy vẻ vui mừng. Nàng từ trong đường hầm chui ra. Dưới cằm vẫn dán mấy sợi râu lơ thơ, mặt đầy bùn lem luốc trông rất dơ dáy. Nhưng trong con mắt Tiêu Phong thì từ ngày biết nàng đến giờ, có lẽ lúc này thấy nàng đẹp nhất.

A Tử rút bảo đao ra toan chặt khoá cho Tiêu Phong. Nhưng khoá này lại dính liền vào thịt nếu chỉ trệch mũi đao một chút là chém vào ông ngay. Nàng liền đưa bảo đao cho Ðoàn Dự nói:


- Ca ca! Ca ca cầm đao mà cát chiếc khoá này mới được!


Ðoàn Dự đón lấy bảo đao, vận nội lực lên, cắt vào khoá sắt sạo sạo như gọt cây. Chớp mắt khoá đứt liền.


Giữa lúc ấy trong động lại ba người nữa chui lên.

Một là Chung Linh, hai là Mộc Uyển Thanh, còn người thứ ba là một người đệ tử Cái Bang hạng tám túi. Y là một tay thiện nghệ về huy động rắn độc. Vừa rồi gã huy động cho đàn rắn xông vào đại sảnh chỉ cốt làm náo động cho đối phương rối loạn.


Người đệ tử này thấy Tiêu Phong vô sự thì mừng đến chảy nước mắt, gã cảm xúc nói:


- Bang chúa! Bang chúa!...


Tiêu Phong bây giờ lại được nghe đệ tử Cái Bang xưng hô mình bằng Bang chúa với vẻ mặt trung thành, thì trong lòng ông không khỏi cảm động, ông ngắt lời:


- Ta đã làm bận cho ngươi nhiều quá!


Gã đệ tử tám túi lấy làm vinh hạnh đến chảy nước mắt.

Phạm Hoa nói:


- Hiện giờ binh mã nước Ðại Lý đang động thủ đánh nhau với Liêu binh cửa Ðông. Vậy chúng ta nên nhân lúc nhốn nháo này chạy đi thôi. Tiêu đại vương chẳng nên ra tay, để họ nhìn nhận ra mình.


Tiêu Phong đáp:


- Chính thế!


Chín người từ trong cửa lớn xông ra.


Tiêu Phong quay đầu nhìn lại thì đây nguyên là một toà nhà lợp ngói đã bị tàn phá. Ðứng ngoài nhìn không còn ra hình thù gì nữa.


A Tử nói bằng tiếng Khất Ðan la lên:


- Cứu hoả! Cứu hoả!


Phạm Hoa, Hoa Hách Cấn cũng bắt chước tiếng nàng la theo.


Ba Thiên Thạch khinh công tuyệt diệu, thấy ngoài đường phố không có quân, liền chạy trước, đi đến đâu phóng hoả đến đấy.


Chỉ trong chớp mắt, đã có đến bảy tám chỗ lửa bốc lên ngùn ngụt.





Chín người chạy về phía Tây, bọn Ðoàn Dự hoá trang làm người Khất Ðan.

Lúc này trong thành cực kỳ hỗn loạn, nên không ai để ý.

Thỉnh thoảng nghe bọn kỵ binh Khất Ðan đuổi kịp đến nơi thì chín người lại ẩn nấp vào xó hè.


Ðoàn người chạy qua đến chín mười đường phố, bỗng nghe tiếng tù và inh ỏi.

Tiếng người la ó:


- Không xong rồi! Quân địch đánh phá vào cửa Bắc, bắt Hoàng thượng đem đi rồi!


Tiêu Phong giật mình kinh hãi dừng bước lại hỏi Ðoàn Dự:


- Tam đệ! Liêu chúa bị bắt rồi ư? Người đã kết nghĩa làm huynh trưởng ta. Tuy người đối với ta bất nhân, song ta không thể bất nghĩa với người được. Chớ nên đụng đến tính mạng người...

A Tử cười đáp:


- Tỷ phu hãy khoan tâm! Ðó là bọn ba mươi sáu động chúa, bảy mươi hai đảo chúa, thuộc hạ cung Linh Thứu đã phao ngôn để náo loạn lòng người. Trong thành Nam kinh đã có trọng binh đóng giữ, Hoàng đế lại có hơn một vạn thân binh bảo vệ, bị bắt thế nào được?


Tiêu Phong vừa kinh hãi vừa mừng thầm hỏi:


- Bọn thuộc hạ của nhị đệ cũng đến cả đây ư?

A Tử đáp:


- Chẳng những thuộc hạ vị tiểu hoà thượng đó mà thôi. Chính tiểu hoà thượng cùng bà vợ y cũng đến cả.


Tiêu Phong lấy làm kỳ hỏi:


- Tiểu hoà thượng có vợ rồi ư?

A Tử cười đáp:


- Tiểu phu chưa hay, bà vợ Hư Trúc chính là công chúa nước Tây Hạ. Nhưng nàng lấy khăn che mặt, ngoài tiểu hoà thượng ra không một ai nhìn thấy dung nhan công chúa. Tiểu Muội đã hỏi Hư Trúc Tử công chúa có đẹp lắm không thì y chỉ cười mà không đáp.


Giữa lúc Tiêu Phong đang chạy trốn mà nghe được chuyện lạ này cũng mừng cho Hư Trúc. Ông quay lại liếc mắt nhìn Ðoàn Dự dường như để hỏi ý.


Ðoàn Dự cười nói:


- Ðại ca bất tất phải ca ngợi. Tiểu đệ chẳng để tâm gì về vụ này đâu và nhị ca cũng không phải là người thất tín. Câu chuyện này dài lắm, thủng thẳng rồi tiểu đệ sẽ kể cho đại huynh hay.




Mấy người chạy thêm một đoạn đường nữa.

Bỗng thấy trong không trường phía trước đã đắp một toà đài cao, lửa cháy rất dữ. Trước đài có dựng hai cột cờ lớn và hai lá cờ đang bị lửa cháy.


Tiêu Phong biết đây là trường luyện võ trong thành Nam kinh, là nơi để quân Liêu tập dượt. Nhưng ông không biết toà đài này dựng lên từ bao giờ.


Ba Thiên Thạch cười nói:


- Tâu bệ hạ! Tường đài của Liêu chúa bị cháy, cờ soái cũng bị ra tro. Ðó là điểm bất tường cho quân Liêu. Chuyến này Gia Luật Hồng Cơ đem quân đánh Tống, e rằng bất lợi.


Tiêu Phong nghe Ba Thiên Thạch kêu Ðoàn Dự bằng bệ hạ mà Ðoàn Dự lại gật đầu thì lấy làm lạ hỏi:


- Tam đệ! Tam đệ làm hoàng đế rồi ư?

Ðoàn Dự buồn rầu đáp:


- Tiên phụ bất hạnh mệnh một giữa đường. Hoàng bá phụ lánh ngôi đầu Phật , xuất gia chùa Thiên Long, truyền cho tiểu đệ phải tiếp ngôi. Nhưng tiểu đệ chẳng có tài đức gì mà phải lên ngôi cao, thiệt lấy làm xấu hổ.


Tiêu Phong giật mình hỏi:


- Trời ơi! Tam đệ là ông vua nước Ðại Lý, sao còn dấn thân vào nơi hiểm địa, vì ta mà mạo hiểm? Vạn nhất xảy ra chuyện bất ngờ dù tam đệ chỉ tổn thương một chút cũng đủ khiến cho ta phải hối hận với quân dân toàn quốc nước Ðại Lý.





Ðoàn Dự cười hì hì đáp:


- Ðại Lý là một nước nhỏ nhoi ở miền Nam Cương hẻo lánh. Hai chữ Hoàng đế chẳng qua là tiếm hiệu mà thôi. Tiểu đệ không đáng vị nhân quân mà người ta cứ kêu bằng bệ hạ, nghĩ thật bẽ bàng! Hai ta tình đồng cốt nhục, có lẽ đâu đại ca gặp nạn mà tiểu đệ lại không đến chia sẻ mối hoạ hoạn bao giờ?


Phạm Hoa cũng nói:


- Chuyến này Tiêu đại vương hết lòng can gián Liêu đế, ngăn trở việc Nam chinh thì tệ quốc từ trên xuống dưới chẳng ai là không thâm cảm đại đức, vì Liêu đế lấy được Ðại Tống rồi tất nhiên tràn xuống lấy Ðại Lý. Tệ quốc tướng sĩ kém cỏi địch làm sao được với tinh binh Khất Ðan? Tiêu đại vương cứu Ðại Tống tức là cứu luôn cả Ðại Lý. Vậy Ðại Lý có phải dốc hết lực lượng ra để bảo vệ đại vương cũng là một việc hợp lý.


Tiêu Phong nói:


- Tại hạ là kẻ dũng phu, không nỡ nhìn hai nước giao tranh để giết hại sinh linh, chứ có công lao gì đâu?


Giữa lúc ấy thành Nam kinh lửa bốc ngụt trời. Trăm họ dắt dúm nhau chạy lẫn vào với đám quân mã.

Có tiếng la:


- Hoà thượng chùa Thiếu Lâm ở Nam triều cùng vô số hảo hán đến đánh phá cửa Nam.


Có người gầm lên:


- Nam Viện đại vương Tiêu Phong làm loạn, đầu hàng Tống triều giết chết Liêu chúa rồi!


Mấy tên quân Khất Ðan nghiến răng hỏi:


- Tên Tiêu Phong phản quốc hàng giặc, chúng ta giật mình không xé xác hắn ra được.


Lại có người hỏi:


- Ðức vạn tuế đúng bị phản tặc Tiêu Phong gia hại rồi ư?

Một người khác đáp:


- Còn chi mà không thật? Chính mắt ta trông thấy thằng cha Tiêu Phong cưỡi ngựa trắng xông lại trước mặt đức vạn tuế cầm thương đâm vào ngực ngài rồi!


Một lão hỏi:


- Thằng chó má Tiêu Phong sao lại bất lương thế? Hắn là người Khất Ðan hay là người Hán?


Một gã Ðại Hán đáp:


- Nghe nói hắn là quân Nam Man, ăn mặc giả làm người Khất Ðan. Hắn tàn ác hơn cả loài cầm thú.


A Tử thấy bọn người này vừa chạy vừa thoá mạ Tiêu Phong thì tức giận đến cực điểm, vung roi ngựa lên toan đập vào người Khất Ðan.

Tiêu Phong vội giơ tay lên ngăn cản rồi lắc đầu khẽnói:


- Ðể mặc họ nói sao thì nói.

Ông lại hỏi:


- Có vị cao tăng chùa Thiếu Lâm đến đây thật ư?

Gã đệ tử tám túi đáp:


- Tại hạ xin trình Bang chúa hay: Ðoàn cô nương ở Nam kinh đi ra thì gặp Ngô trưởng lão bản bang nói là Bang chúa vì giang sơn nhà Ðại Tống cùng trăm họ người Hán mà hết sức cản ngăn Liêu chúa trong việc khởi binh đánh Tống nên nỗi bị nước Liêu cầm tù. Ngô trưởng lão không tin, lão cho là Bang chúa vốn người Khất Ðan, khi nào còn nghĩ đến Ðại Tống. Rồi trưởng lão trà trộn vào trong thành Nam kinh, thân hành thám thính mới rõ lời Ðoàn cô nương là đúng. Ngô trưởng lão liền lấy Thanh trúc truyền lệnh ra bản bang bố cáo cho các bậc anh hùng Trung Nguyên hay Bang chúa là bậc đại nhân đại nghĩa. Hết thảy võ lâm Trung Nguyên đều cảm động về tấm lòng hào hiệp của Bang chúa rồi nhờ các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm dẫn đầu kéo đến cứu viện Bang chúa.


Tiêu Phong nhớ lại ngày ở Tụ Hiền trang đã thành cừu địch của võ lâm Trung Nguyên, giết bao nhiêu anh hùng hảo hán, thế mà nay quần hùng lại đến cứu mình thì trong lòng vừa cảm kích vừa hối hận.


A Tử nói:


- Bạn hành khất Cái Bang mà truyền tin đi các nơi thì còn gì mau lẹ bằng?

Bỗng nàng lại kêu lên:


- Trời ơi! Chết rồi! Thiệt là đáng tiếc!


Ðoàn Dự hỏi:


- Cái gì mà Tử Muội rối lên thế?

A Tử đáp:


- Chiếc "Bích Ngọc vương đỉnh" tiểu Muội đem ra đốt hương để dẫn dụ rắn đến. Vì vội vàng quá, tiểu muội để quên cái đó trong nhà đại sảnh mất rồi.


Ðoàn Dự cười nói:


- Cái vật bàng môn tả đạo đó quên mất thì thôi, dắt bên mình làm cóc gì?

A Tử nói:


- Hừ! Cái gì mà bàng môn tả đạo? Không có nó thì lấy gì để dẫn dụ đàn rắn độc kéo đến mau thế được? Tỷ phu đâu có thoát thân một cách dễ dàng?


Nàng chưa dứt lời đã nghe tiếng khí giới choang choảng vang lên. Dưới ánh hoả quang ai nấy trông rõ bọn Liêu binh đang tự đánh nhau.


Tiêu Phong lấy làm kỳ hỏi:


- Lạ chưa? Sao người cùng nhà...

Ðoàn Dự ngắt lời:


- Ðại ca! Những người cổ thắt vải trắng kia là người bọn ta.

A Tử lấy ra một băng vải trắng đưa cho Tiêu Phong nói:


- Tỷ phu thắt vải này vào!


Tiêu Phong nhìn vào trong trận thấy quân Liêu không phân biệt được rõ đâu là địch đâu là mình nên đánh chém loạn xạ thành ra mình tự tàn sát mình rất nhiều.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)