watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 21 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 21

Tác giả: Kim Dung

Hôm nay Tụ Hiền Trang mở anh hùng đại yến, rượu nhắm rất là đầy đủ.
Chỉ trong khoảng khắc người nhà đem ruợu cùng chén ra.
Kiều Phong nói:
- Chén nhỏ thế này sao đủ hào hứng ? Xin rót rượu ra bát.
Hai tên người nhà đem ra mấy chiếc bát lớn và một vò rượu mới mở để trên bàn, trước mặt Kiều Phong, rồi rót rượu đầy vào môt bát lớn.
Kiều Phong nói:
- Rót đầy vào hết cả các bát này!
Hai tên người nhà theo lời rót ra mấy bát rượu đầy.
Kiều Phong nâng môt bát rượu lên nói:
- Các vị anh hùng đây đều là bạn cũ với Kiều mỗ. Hôm nay đã đem lòng nghi kỵ nhau, chúng ta cùng uống chén tuyệt giao. Ông bạn nào muốn giết Kiều mỗ, xin mời lại cùng uống bát rượu này. Từ đây sắp tới, mối thâm giao kể như đã hết. Tôi giết người không phải là vong ơn, mà người tôi giết tôi cũng không phải là phụ nghĩa. Các vị anh hùng thiên hạ đều chứng kiến cho.
Mọi người nghe nói đều rùng mình. Trong nhà đại sảnh im phăng phắc.
Ai cũng nghĩ thầm:
- Mình lại uống rượu, biết đâu chẳng bị y ám toán , y chỉ phóng thần quyền ra không gian, mình làm sao mà chống đỡ được?
Giữa lúc im lặng, bỗng nhiên một người đàn bà toàn thân mặc đồ trắng bước ra.
Chính là Mã phu nhân, quả phụ Mã Ðại Nguyên. Nàng nâng bát rượu lên, lầm lì nói:
- Tiên phu ta chết về tay ngươi thì còn tình cố cựu gì nữa?
Nói xong cầm bát rượu đặt lên môi; uống một hớp rồi nói tiếp:
- Tửu lượng ta kém không thể uống hết. Mối thù sinh tử ở chén rượu này.
Nói xong hất bát rượu uống dở còn đến quá nửa xuống đất.
Kiều Phong mở mắt nhìn thẳng vào mặt Mã phu nhân thấy nàng mi thanh mục tú, tướng mạo xinh đẹp. Hôm ở trong rừng hạnh dưới bầu trời u ám nhìn không rõ mặt. Bây giờ ông thấy con người dung nhan diễm lệ, không ngờ lại ghê gớm đến thế.
Kiều Phong không nói gì, nâng bát rượu lên uống một hơi hết ngay, rồi quay lại vẫy tay bảo người nhà rót rượu vào đầy bát.
Mã phu nhân lui ra. Từ trưởng lão bước lại không nói câu gì bưng rượu uống luôn. Kiều Phong lại uống bát nữa.
Lại đến hai vị Truyền công, Chấp pháp bước lại bê rượu toan uống, thì Kiều Phong nói:
- Khoan đã!
Chấp pháp trưởng lão hỏi:
- Kiều huynh có điều chi dạy bảo?
Chấp pháp đối với Kiều Phong trước nay vẫn môt niềm kính cẩn , bây giờ giọng nói cũng chẳng khác xưa, chỉ khác ở chỗ không xưng hô là bang chúa nữa mà thôi.
Kiều Phong than rằng:
- Chúng ta ăn ở với nhau như tình anh em trong bấy nhiêu năm, không ngờ ngày nay đã hoá ra cừu địch.
Chấp pháp trưởng lão ứa nước mắt, chạy quanh nói:
- Nếu không phải là chuyện đại cừu của nhà nước, thì Bạch Thế Kính này xin một thác cho rồi, không dám coi Kiều huynh là kẻ cừu thù.
Kiều Phong gật đầu nói:
- Tiết tháo của trưởng lão tôi biết kỹ lắm rồi. Nhưng nay đương bạn ra thù, không khỏi xẩy ra một trường ác đấu. Kiều Phong này có một việc muốn ủy thác lại cho trưởng lão.
Bạch Thế Kính nói:
- Miễn là việc đó không can thiệp đến nghĩa cả nhà nước, thì thế nào bạch mỗ cũng xin tuân mệnh.
Kiều Phong trỏ A Châu nói:
- Nếu anh em Cái bang còn nghĩ đến chút công nhỏ của Kiếu mỗ ngày trước thì xin trông nom chu toàn cho cô nương đây được đặng bình an.
Mọi người nghe Kiều Phong nói mấy câu ủy thác lại thấy ông cùng bạn bè cạn chén chia ly để sắp đi vào một trận ác chiến. Trong trận ác chiến sắp xẩy ra, ai cũng nghĩ rằng ở đây biết bao nhiêu tay cao thủ, dù ông có giết được mươi lăm người, nhưng sau cùng rồi cũng không tránh khỏi cái chết. Những bậc anh hùng nhà đại sảnh phần đông là những tay nghĩa hiệp khẳng khái tuy giận ông là dòng giống rợ Hồ làm nhiều điều bất nghĩa, vẫn không khỏi động lòng hào khí.
Bạch Thế Kính võ công tuyệt cao, nổi tiếng đã lâu, làm đến chức chấp pháp ở Cái Bang, dĩ nhiên phải là một tay rất giỏi. Lão cùng Kiều Phong giao tình rất hậu, nghe ông nói mấy câu này, khác nào mấy lời di ngôn lúc lâm chung.
Lão khẳng khái đáp:
- Kiều huynh hãy khoan tâm. thế nào Bạch Thế Kính này cũng cầu khẳn được Tiết thần Y chữa cho cô ta , nếu Nguyễn cô nương có mệnh hệ nào thì Bạch mỗ xin tự vẫn để tạ lòng kiều huynh.
Mấy câu này lão đã nói rõ: Tiết thần Y có chịu chữa hay không lão chưa thể quyết được, nhưng xin hết sức.
Những bậc anh hùng nổi tiếng trong võ lâm nói sao làm vậy. Huống chi Bạch thế Kính lại nói trước mặt các vị hào kiệt thì khi nào còn dám đơn sai.
Kiều Phong nói:
- Ðược vậy Kiều mỗ cảm ơn trưởng lão vô cùng.
Bạch Thế Kính lại tiếp:
- Ðến lúc giao thủ mà Kiều huynh không thể lưu tình, Bạch mỗ có chết về tay Kiều huynh thì Cái bang cũng sẽ có người trông nom cho Nguyễn cô nương.
Nói xong nâng bát rượu lên uống môt hơi cạn sạch.
Kiều Phong cũng uống cạn bát rượu.
Sau đến Tống trưởng lão, Hồ trưởng lão lại cùng Kiều Phong đối ẩm. Những người bạn Cái Bang uống rượu tuyệt giao xong đến các Bang phái khác, lần lượt lại đối ẩm.
Mọi người càng nhìn Kiều Phong càng kinh hãi vì thấy một mình ông uống đến bốn năm chục bát rượu lớn.
Người nhà lại khiêng vò rượu khác đến.
Kiều Phong thần sắc vẫn thản nhiên, chỉ thấy cái bụng hơi lớn ra môt ít ngoài ra không có gì khác cả. Ai cũng nghĩ rằng Kiều Phong uống nhiều như thế những say cũng đủ chết rồi còn nói chi đến chuyện dụng võ chiến đấu?
Ngờ đâu Kiếu Phong càng uống nhiều tinh thần khí lực càng mạnh
Hơn nữa mấy hôm nay ông bị oan ức rất nhiều trong lòng buồn bực không chỗ phát tiết. Lúc này rượu vào ông bỏ hết nỗi đau thương phóng tâm uống rượu, ông uống đến hơn năm chục bát.
Bảo Thiên Linh cùng Khoái Ðạo Kỳ Lục uống với Kiều Phong rồi, Hướng Vọng Thiên bước tói nâng bát rượu lên nói:
- Gã họ Kiều kia! Ta uống với ngươi một bát!
Giọng nói có vẻ vô lễ.
Kiều Phong hơi men chếnh choáng, liếc mắt nhìn Hướng Vọng Thiên nói:
- Kiều Phong này cùng anh hùng thiên hạ uống rượu tuyệt giao là có ý phế bỏ những ơn nghĩa ngày xưa. Còn người có kết giao gì với ta mà cũng đòi uống rượu tuyệt giao ?
Nói tới đây, không chờ Hướng Vọng thiên trả lời, Kiều Phong bước lên môt bước, thò tay phải ra nắm lấy ngực y, hất tay một cái tung y ra ngoài cửa sảnh đường nghe đến "binh" một cái.
Hướng Vọng Thiên đụng vào tường mạnh quá ngất đi.
Biến cố bất ngờ làm cho nhà đại sảnh náo loạn cả lên. Kiều Phong nhảy ra, lớn tiếng hỏi:
- Ai cùng ta ra đây quyết một trận tử chiến ?
Quần hùng thấy ông thần oai lẫm liệt, chưa ai dám ra.
Kiều Phong quát lên:
- Các ông không động thủ thì tôi phải ra tay trước!
Nói xong vung tay lên, hai người bị chưởng đánh ngã lăn xuống đất huỳnh huỵch. Kiều Phong thừa thế xông lên trước quyền đánh chân đá, chớp mắt lại đánh ngã mấy người nữa.
Dư Ký la lên:
- Anh em đứng tựa cả vào tường đừng đánh loạn xạ như thế!
Trong nhà đại sảnh có đến hơn ba trăm người tụ tập. Giả tỷ mà họ nhất tề xông lên thì võ công Kiều Phong có giỏi đến đâu cũng không chống cự nổi. Nhưng vì người nhiều mà đất hẹp, chỉ đủ chỗ cho năm sáu người xúm vào bên mình Kiều Phong. Bốn mặt đao thương kiếm, kích múa loạn lên, quá nửa là để phòng giữ cho thân mình khỏi bị thương.
Dư Ký vừa hô, nhiều người đứng lui ra.
Kiều Phong gọi to:
- Xin hai vị anh hùng họ Dư chủ nhân Hiền Trang cho tôi được lĩnh giáo!
Vừa nói vừa vung tay trái lên chụp lấy hũ rượu lớn nhằm mặt Dư Ký liệng tới.
Dư Ký vòng hai tay lại đỡ, toan dùng chưởng lực phóng hất hũ rượu ra. Không ngờ Kiều Phong tay phải đánh luôn môt chưởng "bốp" một tiếng, hũ rượu vỡ tan tành, mảnh hũ sắc bén do chưởng lực cực kỳ lợi hại của Kiều Phong phóng ra như trăm ngàn mũi cương tiên, phi đao bắn ra ba mảnh hũ trúng vào mặt Dư ký, máu tươi chảy ra đầm đìa , bên ngoài cũng đến hơn mười người bị thương vì mảnh hũ.
Kiều Phong co chân trái đá tung ra, một hũ rượu khác bị hất lên trên không. Ông toan đánh thêm một chưởng nữa thì bỗng nghe sau lưng có tiếng chưởng lực từ từ phóng tới. Chưởng lực này tuy nhẹ nhàng, nhưng nội lực rất là hùng hậu.
Kiều Phong biết ngay người phóng chưởng phải là môt tay đại cao thủ, ông không dám coi thường, thu tay về chống đỡ. Nội lực hai bên va chạm nhau, cả hai người cùng chú ý nhìn nhau. Kiều Phong thấy tướng mạo người này rất xấu xa, chính là gã tự xưng là Triệu Tiền Tôn Lý Thu Ngô Trình Vương mà người ta thường gọi tăt là Triệu Tiền Tôn.
Kiều Phong tự nghĩ: "nội lực gã này rất lợi hại, không thể khinh địch được. Ông liền hít mạnh một hơi, phóng ra môt chưởng nữa mạnh dường nghiêng non dốc biển.
Triệu Tiền Tôn biết dùng một chưởng không thể đỡ nổi, liền đánh cả hai chưởng ra cùng môt lúc toan để chống chọi Kiều Phong thì một người đàn bà đứng bên quát lên:
- Sư huynh liều mạng đó ư?
Vừa nói vừa kéo Triệu Tiền Tôn tránh xa tuy tránh đuợc chính diện đòn chưởng của Kiều Phong, song chưởng lực của ông quá mạnh cứ cuồn cuộn xông ra.
Triệu Tiền Tôn được người kéo lui ra. Ba người đứng sau gã bị trúng chưởng vang lên ba tiếng "binh, binh, binh", và cả ba bị hất lên trên không rồi đập mạnh vào tường rất mạnh khiến cho bức tường rung chuyển. Vôi đá, đất, cát lở ra từng mảnh rớt xuống ầm ầm.
Triệu Tiền Tôn nhìn lại xem ai kéo mình ra thì chính là Ðàm Bà trong lòng cả mừng nói:
- Ða tạ sư muội đã cứu tôi thoát chết.
Ðàn Bà nói:
- Tôi đánh y vào mé tả, sư huynh đánh vào mé hữu.
Triệu Tiền Tôn vừa mở miệng khen phải thì thấy một người thấp lủn củn gầy khẳng gầy kheo vào đánh Kiều Phong. Người đó chính là Ðàm Công.
Ðàm Công tuy thấp bé mà nội công rất là hùng hậu. Tay trái vừa đánh ra, tay phải đã phóng tiếp. Tay trái co về một chút dể tăng gia chưởng lực vào tay phải. Ba chưởng liên hoan này dường như ba đợt sóng, đợt sau đẩy đợt trước, hết sức đồng thời đánh ra thì mạnh gấp ba lần nếu chỉ đánh một tay.
Kiều Phong la lên:
- Trường giang tam điệp lăng (ba đợt sóng sông trường giang) thật là tuyệt!
Ông vung tay trái ra. hai luồng chưởng lực chạm nhau vang lên , những người đứng đó đều phải lui ra hai bên,
Giữa lúc ấy, Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà cùng đánh tới.
Kế tiếp bọn Từ trưởng lão, truyền công trưởng lão, Trần trưởng lão cũng nhảy vào vòng chiến.
Truyền công trưởng lão la lên:
- Kiều huynh đệ! Rợ Khất Ðan cùng nhà Ðại Tống không thể chung sống với nhau được. chúng ta vì nghĩa công mà quên mình riêng. Lão huynh thật là có lỗi!
Kiều Phong cười nói:
- Chúng ta đã uống rượu tuyệt g iao, con hô anh xưng em mà làm chi ? Coi tôi ra chiêu đây!
Nói xong phóng chân ra đá môt cước. Tuy ngoài miệng Kiều Phong nói thế, song trong lòng ông chưa quên tình cố cựu. Ðối với quần hào Cái bang chẳng những ông không muốn giết họ, mà còn không muốn làm xấu mặt họ trước mọi người. Nên chân vừa đá ra, thốt nhiên đến nửa vời lại chuyển hướng đá sang bên.
Khoái Ðao Kỳ Lục kêu rú lên môt tiếng rồi người vọt lên.
Nguyên gã bị Kiều Phong đá trúng vào mông, không thể tự chủ được băn tung lên trên không. Thanh đơn đao đang cầm trong tay toan chém xuống đầu Kiều Phong, nhưng mình bật lên khá cao, thanh đao chém ra đánh chát một tiếng trúng vào tường nhà.
Anh em họ Dư ở tụ Hiền trang dựng toà sảnh này khảo cứu rất công phu. Rường nhà là môt phần chủ yếu cái nhà, nên chọn ngày hoàng đạo mới cất rường lê. Rường làm bằng môt cây cổ thụ trăm năm nên rất cứng rắn. Nhát đao Ký Lục chém vào sâu đến hơn môt thước, thì đủ biết sức mạnh của gã thật là ghê gớm. Lưỡi đao ngập sâu nhưng khi nào Kỳ Lục đang lúc lâm địch chịu bỏ khí giới sắc bén. Tay phải gã vẫn nắm chặc chuôi đao không chịu buông ra, người gã lơ lửng trên không. Trước tình trạng vừa buồn cười vừa nguy hiểm này quần hào trong nhà đại sảnh đang mải chiến đấu trí mạng với Kiều Phong, không ai dám phân tâm để mắt đến Kỳ Lục, mà cũng không ai bật lên tiếng cười.
Từ khi Kiều Phong nổi tiếng đến này, đã đánh quen trăm trận chưa chịu thua ai, nhưng lần này bị bao nhiêu cao thủ hợp lực vây đánh, đây mới là lần đầu ông gặp bước nguy hiểm nhất.
Men rượu bốc lên ngùn ngụt Kiều Phong múa tít song chưởng uy hiếp đối phương khiến những tay cao thủ không có cách nào vào gần bên mình được.
Tiết Thần Y rất giỏi về thuốc nhưng võ công ông chưa đáng kẻ vào bậc nhất.
Nên biết rằng võ công cùng y thuật tương tự như nhau. Nó đòi hỏi một sự chuyên tâm trì ý mới đếnc hỗ tinh vi. nếu còn phân tâm về việc khác thì không được.
Tiết Thần Y có thiên tài về y thuật hơn người, tựa hồ chưa học đã biết.
Tiết lại thích võ nghệ từ thửơ nhỏ. Ông luyện võ rất sớm. kể ra võ học cùng y thuật có thể song song tiến bộ. Song ông không chuyên chú theo một đường lối. Khách võ lâm đến nhờ ông chữa bệnh rồi ai cũng truyền thụ võ nghệ cho ông, thành ra ông học được nhiều lối quá. Trong đám giang hồ hạng người giỏi nhiều môn võ hiếm lắm. Biết rộng về võ thuật có cái hại là vì ôm đồm, học nhiều quá nên không môn nào luyện được đến chỗ tinh vi, chẳng khác gì ăn nhiều nhai không kỹ.
Trước đây Tiết Thần Y từng đi khắp hai miền Nam Bắc sông Ðại Giang, ai cũng kính nể ông, khi ông hỏi đến võ nghệ là người ta đưa đẩy vài câu lấy lòng chẳng ai chịu nói thực.
Song ông khắp khởi mừng vui, đinh ninh rằng mười phần võ công khắp thiên hạ thì trong bụng mình đã biết được tám chín.
Bây giờ Tiết Thần Y thấy Kiều Phong cùng quần hùng tranh đấu ra đòn cực mau lẹ, sức mạnh lại phi thường. Bản lãnh của Kiều Phong đối với ông là một chuyện lạ như người thấy trong giấc mơ. Bình nhật không bao giờ ông tưởng đến trên đời lại có người ghê gớm như vậy.
Ông sợ xám mặt, trống ngực đánh hơn trống làng không thốt nên lời, chứ đừng nói đến chuyện xông ra động thủ nữa.
Tiết Thần Y đứng tựa vào tường, mỗi lúc một sợ hãi thêm, rồi cứ thế lầm lũi chuồn ra khỏi nhà đại sảnh. Ông liếc măt nhìn thấy một vị lão tăng đứng cạnh mình, chính là Huyền Nạn sực nhớ ra điều gì, bẽn lẽn vô cùng trông Huyền Nạn nói:
- Ðại sư phụ! Vừa nãy tôi có nói môt câu thật là vô lễ xin đại sư miễn thứ cho.
Huyền Nạn bao nhiêu tâm trí để vào Kiều Phong, nên Tiết Thần Y nói gì nhà sư cũng không nghe thấy.
Tiết nhắc lại lần thú hai, nhà sư giựt mình quay ra hỏi:
- Thần Y có gì thất lễ đâu?
Tiết thần Y nói:
- Lúc nãy tối có biểu: Kiều Phong một mình vào chùa Thiếu Lâm rồi lại trở ra mà không bị sứt một mảy lông thế thì lạ quá.
Huyền Nạn nói:
- Thế là làm sao?
Tiết Thần Y bẽn lẽn nói:
- Võ công Kiều Phong cao đến độ trên thế gian ít người bì kịp.. Bây giờ tôi mới biết y ra vào chùa Thiếu Lâm như không là phải, quả khó có người ngăn trở được.
Bản ý Tiết Thần Y nói câu này tựa hồ để xin lỗi Huyền Nạn.
Song Huyền Nạn nghe câu này càng lấy làm khó chịu, đằng hắng một tiếng rồi nói:
- Phải chăng Tiết Thần Y muốn phái Thiếu Lâm so tài với y?
Rồi không đợi Tiết Thần Y trả lời, từ từ bước ra khẽ phất tay áo rộng thùng thình. Quyền lực phát ra vù vù nhằm Kiều Phong phóng tới.
Ðây là môt trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm mệnh danh là "Tụ lý càn khôn". Khi phất tay áo kình lực ở canh tay phất ra nhờ tay áo che đi mà đối phương không thể trông thấy thế quyền đánh về phía nào đặng biết đường ra tay đón đỡ cho kịp. Ðối phương không biết trong tay áo che dấu một sức mạnh cùng chiêu thức cực kỳ lợi hại, nhưng nếu đối phương để hết tinh thần và chú ý nhìn xem hiểu biết được thế quyền giấu trong tay áo này thì chuyển được địa vị ngược lại đang làm khách hoá làm chủ mà đánh bại người ra đòn.
Kiều Phong vừa thấy đòn đánh tới, hai luồng kình phong từ trong tay áo rộng lùng thùng của nhà sư phóng tới, tựa hồ như thuyền buồm thuận gió, uy thế cực kỳ mãnh liệt, bất giác lớn tiếng la lên:
- Môn "Tụ lý càn khôn" quả là ghê gớm.
Vừa hô vừa phóng chưởng nhằm đánh vào tay áo nhà sư.
Quyền lực của Huyền Nạn từ tay áo phát ra uy thế rất rộng. Trái lại chưởng lực của Kiều phong ngưng tụ theo một đường phóng ra veo véo. Kình lực hai bên chạm nhau vang lên. Ðột nhiên trong nhà đại sảnh, dường như có đến mấy chục con bướm đen bay lượn trên không.
Quần hùng cả kinh, chú ý nhìn kỹ thì những hình ảnh bướm đen phất phới đó là những mảnh tay áo Huyền Nạn bị rách bay tung lên. Ai nấy nhìn vào nhà sư thì thấy hai cánh tay lão đã trần như nhộng, để lộ những ống xương gầy guộc dài ngoẵng, trông rất khó coi.
Nguyên kình lực đôi bên chạm nhau, tay áo nhà sư chống sao ổn với chưởng lực đối phương, nên lập tức bị rách tướp.
Huyền Nạn đại sư bị rách hết tay áo, chiêu "Tụ lý càn khôn" tự nhiên không thể thi thố được nữa.
Nhà sư giận muốn phát điên, sắc mặt xám xanh. Thế là môn tuyệt kỹ nhà sư nhờ nó mà nổi tiếng, đã bị Kiều Phong phá tan tành.
Huyền Nạn đại sư phải vố này thì cay quá, thà rằng bị đánh chết còn đỡ nhục hơn, liền muá tít song quyền, kình lực phóng ra như gió thổi ào ào đánh đến tới tấp.
Mọi người nhìn xem thì đó la thế "Thái Tổ trường quyền" một thế quyền lưu truyền rất sâu rộng trong giang hồ.
Nguyên Tống Thái Tổ Triệu Khuơng Dận nhờ đôi quyền và một cây bổng mà thu phục được giang sơn gấm vóc về nhà Ðại Tống. Sau khi mở tiệc thái bình, các tướng không còn quyền thống lĩnh ba quân, triều nhà Tống từ đó suy yếu đi. Song các vị anh hùng hảo hán trên chốn giang hồ đều ngưỡng mộ oai thần dũng của Tống Thái Tổ. Những môn "Thái Tổ trường quyền" và "Thái Tổ bổng" là những thế võ được lưu hành sâu rộng trong giới võ lâm thời bấy giờ. Cả người không biết xử những thế này nhưng vừa trông thấy đã biết ngay.
Quần hùng thấy vị cao tăng chùa Thiếu Lâm nổi tiếng khắp thiên hạ lại sử dụng thứ quyền pháp rất thông thường chẳng có chi kỳ dị thì đều lấy làm ngạc nhiên. nhưng khi xem nhà sư mới đánh ba quyền, ai nấy đều phải khen thầm, lẩm bẩm: "Phái Thiếu Lâm nổi tiếng quả nhiên không phải kiêu hãnh mà được. Chiêu "hoá sơn đổ kỳ" dưới tay nhà sư uy lực mạnh đến thế!
Quần hùng khâm phục Huyền Nạn hết chỗ nói. Nhà sư khoác áo mất tay kể ra thực đáng buồn cười. Nhưng mỗi chiêu nhà sư đánh ra khiến cho mọi người đều hoan hô cổ võ.
Mấy chục người vây đánh Kiều Phong thấy Huyền Nạn ra tay, không tiện giáp công tự nhiên lùi ra, chỉ bao vây trùng điệp để đề phòng Kiều Phong tẩu thoát và chăm chú theo dõi hai bên quyết chiến.
Kiều Phong thấy mọi người lùi ra, chợt nhớ tới một điều, vừa hô vừa phóng ra chiêu "xung trận trảm tướng" cũng là một chiêu trong môn "Thái Tổ trường quyền". chiêu thức này coi rất nhẹ nhàng ung dung mà kình lực gồm đủ cả nhu lẫn cương. Thế đánh này được tất cả những tay cao thủ võ lâm rất hi vọng đạt tới chỗ hoàn mỹ về quyền thuật. Chiêu thức biểu lộ một cách rất hoàn bị, quần hùng đến Tụ Hiền Trang dự yến đều là những tay bản lãnh tuyệt cao hay ít ra cũng là những nhân vật kiến thức rất phong phú, chõ tinh diệu về môn" Thái Tổ quyền Pháp" không phải ai là người không biết. Kiều Phong vừa ra chiêu, mọi người bất giác bật lên tiếng reo hò khen ngợi.
Sau khi buột miệng hoan hô, nhiều người cảm thấy hối hận vì nhớ ra Kiều Phong là một kẻ đại địch. Reo hò như họ như thế là cổ võ chí khí cho đối phương và tiêu diệt oai phong của bên mình.
Tiếng reo vừa ngớt, Kiều Phong ra chiêu thứ hai là chiêu "Hà sóc lập oai" lại cũng tinh diệu đến chỗ cùng cực. So với chiêu đầu, thực khó mà phân biệt được chiêu này diệu hơn chiêu trước ở chỗ nào. Trong nhà đại sảnh vẫn còn môt số đông lớn tiếng reo hò. Có người vừa cất tiếng, chợt nhớ ra là vô ý thúc, vội ngậm miệng lại, nên tiếng reo chiêu sau này không vang dội như chiêu trước. Tuy nhiên nhiều tiếng "uả" "a ha" "úi cha" mấp máy trong cửa miệng để ngấm ngầm tán tụng, khâm phục vị tất đã kém hào hứng những tiếng hoan hô vang dội.
Ban đầu Kiều Phong cùng mọi người tranh đấu hùng hổ, bên quần hùng chỉ chuyên tâm vào việc chống đỡ, sợ ông đánh đòn hung mãnh. Lúc này tạm thời dừng lại bàng quan mới nhận rõ ra võ công ông có nhiều điểm hơn người.
Kiều Phong cùng Huyền Nạn đánh nhau mới bảy tám hiệp đã phân cao thấp, kể ra thì chiêu thức cả hai bên cũng tương tự như nhau không có gì kỳ dị. Song chiêu nào Kiều Phong cũng nhường cho đối phương ra trước.
Huyền Nạn ra chiêu rồi, Kiều Phong mới ra, không hiểu vì ông tuổi trẻ sức mạnh, hay vì chiêu thức mau lẹ gấp bội, mà chiêu nào ra sau cũng đến trước.
Môn "Thái Tổ trường quyền" gồm bảy mươi hai chiêu, nhưng mỗi chiêu đều có chỗ xung khắc của nó.
Kiều Phong nhận rõ quyền pháp của đối phương rồi mới ra chiêu áp đảo thì làm gì mà Huyền nạn chẳng thua?
Ai cũng hiểu rằng lối đánh ra đòn sau sao mà đến trước là chỗ ảo diệu dị thường trong võ thuật.
Huyền Tịch thấy Huyền Nạn che tả đỡ hữu thế không địch nổi đã rõ ràng, liền quát mắng:
- Mi là giống chó má Khất Ðan. Những thủ pháp của mi thật là hèn mạt!
Kiều Phong cả cười nói móc:
- Quyền pháp tôi sử đây là môn chính tông của Ðức Thái Tổ bản triều, sao được biểu là hèn mạt?
Quần hùng vừa nghe Kiều Phong nói đã biết ngay cái dụng ý của ông vì sao mà chỉ xử dụng môn "Thái Tổ trường quyền". Giả tỷ ông dùng quyền pháp nào khác để đánh bại "Thái Tổ trường quyền" thì e rằng có người chưa hiểu bản lãnh ông ghê gớm, sẽ thoá mạ ông cố ý vũ nhục võ công của đấng tổ tông bản triều lúc ra mở nước. Thế là ông giữ kẽ cùng những kẻ mạt sát về chủng tộc giữa man di và trung quốc, giữa dòng giống kẻ Hán người Hồ.



Hôm nay Tụ Hiền Trang mở anh hùng đại yến, rượu nhắm rất là đầy đủ.

Chỉ trong khoảng khắc người nhà đem ruợu cùng chén ra.
Kiều Phong nói:
- Chén nhỏ thế này sao đủ hào hứng ? Xin rót rượu ra bát.
Hai tên người nhà đem ra mấy chiếc bát lớn và một vò rượu mới mở để trên bàn, trước mặt Kiều Phong, rồi rót rượu đầy vào môt bát lớn.

Kiều Phong nói:
- Rót đầy vào hết cả các bát này!
Hai tên người nhà theo lời rót ra mấy bát rượu đầy.
Kiều Phong nâng môt bát rượu lên nói:
- Các vị anh hùng đây đều là bạn cũ với Kiều mỗ. Hôm nay đã đem lòng nghi kỵ nhau, chúng ta cùng uống chén tuyệt giao. Ông bạn nào muốn giết Kiều mỗ, xin mời lại cùng uống bát rượu này. Từ đây sắp tới, mối thâm giao kể như đã hết. Tôi giết người không phải là vong ơn, mà người tôi giết tôi cũng không phải là phụ nghĩa. Các vị anh hùng thiên hạ đều chứng kiến cho.
Mọi người nghe nói đều rùng mình. Trong nhà đại sảnh im phăng phắc.

Ai cũng nghĩ thầm:

- Mình lại uống rượu, biết đâu chẳng bị y ám toán , y chỉ phóng thần quyền ra không gian, mình làm sao mà chống đỡ được?
Giữa lúc im lặng, bỗng nhiên một người đàn bà toàn thân mặc đồ trắng bước ra.

Chính là Mã phu nhân, quả phụ Mã Ðại Nguyên. Nàng nâng bát rượu lên, lầm lì nói:
- Tiên phu ta chết về tay ngươi thì còn tình cố cựu gì nữa?
Nói xong cầm bát rượu đặt lên môi; uống một hớp rồi nói tiếp:
- Tửu lượng ta kém không thể uống hết. Mối thù sinh tử ở chén rượu này.
Nói xong hất bát rượu uống dở còn đến quá nửa xuống đất.
Kiều Phong mở mắt nhìn thẳng vào mặt Mã phu nhân thấy nàng mi thanh mục tú, tướng mạo xinh đẹp. Hôm ở trong rừng hạnh dưới bầu trời u ám nhìn không rõ mặt. Bây giờ ông thấy con người dung nhan diễm lệ, không ngờ lại ghê gớm đến thế.
Kiều Phong không nói gì, nâng bát rượu lên uống một hơi hết ngay, rồi quay lại vẫy tay bảo người nhà rót rượu vào đầy bát.
Mã phu nhân lui ra. Từ trưởng lão bước lại không nói câu gì bưng rượu uống luôn. Kiều Phong lại uống bát nữa.
Lại đến hai vị Truyền công, Chấp pháp bước lại bê rượu toan uống, thì Kiều Phong nói:
- Khoan đã!
Chấp pháp trưởng lão hỏi:
- Kiều huynh có điều chi dạy bảo?
Chấp pháp đối với Kiều Phong trước nay vẫn môt niềm kính cẩn , bây giờ giọng nói cũng chẳng khác xưa, chỉ khác ở chỗ không xưng hô là bang chúa nữa mà thôi.
Kiều Phong than rằng:
- Chúng ta ăn ở với nhau như tình anh em trong bấy nhiêu năm, không ngờ ngày nay đã hoá ra cừu địch.
Chấp pháp trưởng lão ứa nước mắt, chạy quanh nói:
- Nếu không phải là chuyện đại cừu của nhà nước, thì Bạch Thế Kính này xin một thác cho rồi, không dám coi Kiều huynh là kẻ cừu thù.
Kiều Phong gật đầu nói:
- Tiết tháo của trưởng lão tôi biết kỹ lắm rồi. Nhưng nay đương bạn ra thù, không khỏi xẩy ra một trường ác đấu. Kiều Phong này có một việc muốn ủy thác lại cho trưởng lão.
Bạch Thế Kính nói:
- Miễn là việc đó không can thiệp đến nghĩa cả nhà nước, thì thế nào bạch mỗ cũng xin tuân mệnh.
Kiều Phong trỏ A Châu nói:
- Nếu anh em Cái bang còn nghĩ đến chút công nhỏ của Kiếu mỗ ngày trước thì xin trông nom chu toàn cho cô nương đây được đặng bình an.
Mọi người nghe Kiều Phong nói mấy câu ủy thác lại thấy ông cùng bạn bè cạn chén chia ly để sắp đi vào một trận ác chiến. Trong trận ác chiến sắp xẩy ra, ai cũng nghĩ rằng ở đây biết bao nhiêu tay cao thủ, dù ông có giết được mươi lăm người, nhưng sau cùng rồi cũng không tránh khỏi cái chết. Những bậc anh hùng nhà đại sảnh phần đông là những tay nghĩa hiệp khẳng khái tuy giận ông là dòng giống rợ Hồ làm nhiều điều bất nghĩa, vẫn không khỏi động lòng hào khí.
Bạch Thế Kính võ công tuyệt cao, nổi tiếng đã lâu, làm đến chức chấp pháp ở Cái Bang, dĩ nhiên phải là một tay rất giỏi. Lão cùng Kiều Phong giao tình rất hậu, nghe ông nói mấy câu này, khác nào mấy lời di ngôn lúc lâm chung.

Lão khẳng khái đáp:
- Kiều huynh hãy khoan tâm. thế nào Bạch Thế Kính này cũng cầu khẳn được Tiết thần Y chữa cho cô ta , nếu Nguyễn cô nương có mệnh hệ nào thì Bạch mỗ xin tự vẫn để tạ lòng kiều huynh.
Mấy câu này lão đã nói rõ: Tiết thần Y có chịu chữa hay không lão chưa thể quyết được, nhưng xin hết sức.
Những bậc anh hùng nổi tiếng trong võ lâm nói sao làm vậy. Huống chi Bạch thế Kính lại nói trước mặt các vị hào kiệt thì khi nào còn dám đơn sai.
Kiều Phong nói:
- Ðược vậy Kiều mỗ cảm ơn trưởng lão vô cùng.
Bạch Thế Kính lại tiếp:
- Ðến lúc giao thủ mà Kiều huynh không thể lưu tình, Bạch mỗ có chết về tay Kiều huynh thì Cái bang cũng sẽ có người trông nom cho Nguyễn cô nương.
Nói xong nâng bát rượu lên uống môt hơi cạn sạch.
Kiều Phong cũng uống cạn bát rượu.

Sau đến Tống trưởng lão, Hồ trưởng lão lại cùng Kiều Phong đối ẩm. Những người bạn Cái Bang uống rượu tuyệt giao xong đến các Bang phái khác, lần lượt lại đối ẩm.
Mọi người càng nhìn Kiều Phong càng kinh hãi vì thấy một mình ông uống đến bốn năm chục bát rượu lớn.

Người nhà lại khiêng vò rượu khác đến.
Kiều Phong thần sắc vẫn thản nhiên, chỉ thấy cái bụng hơi lớn ra môt ít ngoài ra không có gì khác cả. Ai cũng nghĩ rằng Kiều Phong uống nhiều như thế những say cũng đủ chết rồi còn nói chi đến chuyện dụng võ chiến đấu?
Ngờ đâu Kiếu Phong càng uống nhiều tinh thần khí lực càng mạnh
Hơn nữa mấy hôm nay ông bị oan ức rất nhiều trong lòng buồn bực không chỗ phát tiết. Lúc này rượu vào ông bỏ hết nỗi đau thương phóng tâm uống rượu, ông uống đến hơn năm chục bát.
Bảo Thiên Linh cùng Khoái Ðạo Kỳ Lục uống với Kiều Phong rồi, Hướng Vọng Thiên bước tói nâng bát rượu lên nói:
- Gã họ Kiều kia! Ta uống với ngươi một bát!
Giọng nói có vẻ vô lễ.
Kiều Phong hơi men chếnh choáng, liếc mắt nhìn Hướng Vọng Thiên nói:
- Kiều Phong này cùng anh hùng thiên hạ uống rượu tuyệt giao là có ý phế bỏ những ơn nghĩa ngày xưa. Còn người có kết giao gì với ta mà cũng đòi uống rượu tuyệt giao ?
Nói tới đây, không chờ Hướng Vọng thiên trả lời, Kiều Phong bước lên môt bước, thò tay phải ra nắm lấy ngực y, hất tay một cái tung y ra ngoài cửa sảnh đường nghe đến "binh" một cái.
Hướng Vọng Thiên đụng vào tường mạnh quá ngất đi.
Biến cố bất ngờ làm cho nhà đại sảnh náo loạn cả lên. Kiều Phong nhảy ra, lớn tiếng hỏi:
- Ai cùng ta ra đây quyết một trận tử chiến ?
Quần hùng thấy ông thần oai lẫm liệt, chưa ai dám ra.
Kiều Phong quát lên:
- Các ông không động thủ thì tôi phải ra tay trước!
Nói xong vung tay lên, hai người bị chưởng đánh ngã lăn xuống đất huỳnh huỵch. Kiều Phong thừa thế xông lên trước quyền đánh chân đá, chớp mắt lại đánh ngã mấy người nữa.
Dư Ký la lên:
- Anh em đứng tựa cả vào tường đừng đánh loạn xạ như thế!
Trong nhà đại sảnh có đến hơn ba trăm người tụ tập. Giả tỷ mà họ nhất tề xông lên thì võ công Kiều Phong có giỏi đến đâu cũng không chống cự nổi. Nhưng vì người nhiều mà đất hẹp, chỉ đủ chỗ cho năm sáu người xúm vào bên mình Kiều Phong. Bốn mặt đao thương kiếm, kích múa loạn lên, quá nửa là để phòng giữ cho thân mình khỏi bị thương.
Dư Ký vừa hô, nhiều người đứng lui ra.
Kiều Phong gọi to:
- Xin hai vị anh hùng họ Dư chủ nhân Hiền Trang cho tôi được lĩnh giáo!
Vừa nói vừa vung tay trái lên chụp lấy hũ rượu lớn nhằm mặt Dư Ký liệng tới.
Dư Ký vòng hai tay lại đỡ, toan dùng chưởng lực phóng hất hũ rượu ra. Không ngờ Kiều Phong tay phải đánh luôn môt chưởng "bốp" một tiếng, hũ rượu vỡ tan tành, mảnh hũ sắc bén do chưởng lực cực kỳ lợi hại của Kiều Phong phóng ra như trăm ngàn mũi cương tiên, phi đao bắn ra ba mảnh hũ trúng vào mặt Dư ký, máu tươi chảy ra đầm đìa , bên ngoài cũng đến hơn mười người bị thương vì mảnh hũ.
Kiều Phong co chân trái đá tung ra, một hũ rượu khác bị hất lên trên không. Ông toan đánh thêm một chưởng nữa thì bỗng nghe sau lưng có tiếng chưởng lực từ từ phóng tới. Chưởng lực này tuy nhẹ nhàng, nhưng nội lực rất là hùng hậu.
Kiều Phong biết ngay người phóng chưởng phải là môt tay đại cao thủ, ông không dám coi thường, thu tay về chống đỡ. Nội lực hai bên va chạm nhau, cả hai người cùng chú ý nhìn nhau. Kiều Phong thấy tướng mạo người này rất xấu xa, chính là gã tự xưng là Triệu Tiền Tôn Lý Thu Ngô Trình Vương mà người ta thường gọi tăt là Triệu Tiền Tôn.
Kiều Phong tự nghĩ: "nội lực gã này rất lợi hại, không thể khinh địch được. Ông liền hít mạnh một hơi, phóng ra môt chưởng nữa mạnh dường nghiêng non dốc biển.
Triệu Tiền Tôn biết dùng một chưởng không thể đỡ nổi, liền đánh cả hai chưởng ra cùng môt lúc toan để chống chọi Kiều Phong thì một người đàn bà đứng bên quát lên:
- Sư huynh liều mạng đó ư?
Vừa nói vừa kéo Triệu Tiền Tôn tránh xa tuy tránh đuợc chính diện đòn chưởng của Kiều Phong, song chưởng lực của ông quá mạnh cứ cuồn cuộn xông ra.
Triệu Tiền Tôn được người kéo lui ra. Ba người đứng sau gã bị trúng chưởng vang lên ba tiếng "binh, binh, binh", và cả ba bị hất lên trên không rồi đập mạnh vào tường rất mạnh khiến cho bức tường rung chuyển. Vôi đá, đất, cát lở ra từng mảnh rớt xuống ầm ầm.
Triệu Tiền Tôn nhìn lại xem ai kéo mình ra thì chính là Ðàm Bà trong lòng cả mừng nói:
- Ða tạ sư muội đã cứu tôi thoát chết.
Ðàn Bà nói:
- Tôi đánh y vào mé tả, sư huynh đánh vào mé hữu.
Triệu Tiền Tôn vừa mở miệng khen phải thì thấy một người thấp lủn củn gầy khẳng gầy kheo vào đánh Kiều Phong. Người đó chính là Ðàm Công.
Ðàm Công tuy thấp bé mà nội công rất là hùng hậu. Tay trái vừa đánh ra, tay phải đã phóng tiếp. Tay trái co về một chút dể tăng gia chưởng lực vào tay phải. Ba chưởng liên hoan này dường như ba đợt sóng, đợt sau đẩy đợt trước, hết sức đồng thời đánh ra thì mạnh gấp ba lần nếu chỉ đánh một tay.
Kiều Phong la lên:
- Trường giang tam điệp lăng (ba đợt sóng sông trường giang) thật là tuyệt!
Ông vung tay trái ra. hai luồng chưởng lực chạm nhau vang lên , những người đứng đó đều phải lui ra hai bên,
Giữa lúc ấy, Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà cùng đánh tới.

Kế tiếp bọn Từ trưởng lão, truyền công trưởng lão, Trần trưởng lão cũng nhảy vào vòng chiến.
Truyền công trưởng lão la lên:
- Kiều huynh đệ! Rợ Khất Ðan cùng nhà Ðại Tống không thể chung sống với nhau được. chúng ta vì nghĩa công mà quên mình riêng. Lão huynh thật là có lỗi!
Kiều Phong cười nói:
- Chúng ta đã uống rượu tuyệt g iao, con hô anh xưng em mà làm chi ? Coi tôi ra chiêu đây!
Nói xong phóng chân ra đá môt cước. Tuy ngoài miệng Kiều Phong nói thế, song trong lòng ông chưa quên tình cố cựu. Ðối với quần hào Cái bang chẳng những ông không muốn giết họ, mà còn không muốn làm xấu mặt họ trước mọi người. Nên chân vừa đá ra, thốt nhiên đến nửa vời lại chuyển hướng đá sang bên.
Khoái Ðao Kỳ Lục kêu rú lên môt tiếng rồi người vọt lên.
Nguyên gã bị Kiều Phong đá trúng vào mông, không thể tự chủ được băn tung lên trên không. Thanh đơn đao đang cầm trong tay toan chém xuống đầu Kiều Phong, nhưng mình bật lên khá cao, thanh đao chém ra đánh chát một tiếng trúng vào tường nhà.
Anh em họ Dư ở tụ Hiền trang dựng toà sảnh này khảo cứu rất công phu. Rường nhà là môt phần chủ yếu cái nhà, nên chọn ngày hoàng đạo mới cất rường lê. Rường làm bằng môt cây cổ thụ trăm năm nên rất cứng rắn. Nhát đao Ký Lục chém vào sâu đến hơn môt thước, thì đủ biết sức mạnh của gã thật là ghê gớm. Lưỡi đao ngập sâu nhưng khi nào Kỳ Lục đang lúc lâm địch chịu bỏ khí giới sắc bén. Tay phải gã vẫn nắm chặc chuôi đao không chịu buông ra, người gã lơ lửng trên không. Trước tình trạng vừa buồn cười vừa nguy hiểm này quần hào trong nhà đại sảnh đang mải chiến đấu trí mạng với Kiều Phong, không ai dám phân tâm để mắt đến Kỳ Lục, mà cũng không ai bật lên tiếng cười.
Từ khi Kiều Phong nổi tiếng đến này, đã đánh quen trăm trận chưa chịu thua ai, nhưng lần này bị bao nhiêu cao thủ hợp lực vây đánh, đây mới là lần đầu ông gặp bước nguy hiểm nhất.
Men rượu bốc lên ngùn ngụt Kiều Phong múa tít song chưởng uy hiếp đối phương khiến những tay cao thủ không có cách nào vào gần bên mình được.
Tiết Thần Y rất giỏi về thuốc nhưng võ công ông chưa đáng kẻ vào bậc nhất.
Nên biết rằng võ công cùng y thuật tương tự như nhau. Nó đòi hỏi một sự chuyên tâm trì ý mới đếnc hỗ tinh vi. nếu còn phân tâm về việc khác thì không được.
Tiết Thần Y có thiên tài về y thuật hơn người, tựa hồ chưa học đã biết.
Tiết lại thích võ nghệ từ thửơ nhỏ. Ông luyện võ rất sớm. kể ra võ học cùng y thuật có thể song song tiến bộ. Song ông không chuyên chú theo một đường lối. Khách võ lâm đến nhờ ông chữa bệnh rồi ai cũng truyền thụ võ nghệ cho ông, thành ra ông học được nhiều lối quá. Trong đám giang hồ hạng người giỏi nhiều môn võ hiếm lắm. Biết rộng về võ thuật có cái hại là vì ôm đồm, học nhiều quá nên không môn nào luyện được đến chỗ tinh vi, chẳng khác gì ăn nhiều nhai không kỹ.
Trước đây Tiết Thần Y từng đi khắp hai miền Nam Bắc sông Ðại Giang, ai cũng kính nể ông, khi ông hỏi đến võ nghệ là người ta đưa đẩy vài câu lấy lòng chẳng ai chịu nói thực.
Song ông khắp khởi mừng vui, đinh ninh rằng mười phần võ công khắp thiên hạ thì trong bụng mình đã biết được tám chín.
Bây giờ Tiết Thần Y thấy Kiều Phong cùng quần hùng tranh đấu ra đòn cực mau lẹ, sức mạnh lại phi thường. Bản lãnh của Kiều Phong đối với ông là một chuyện lạ như người thấy trong giấc mơ. Bình nhật không bao giờ ông tưởng đến trên đời lại có người ghê gớm như vậy.
Ông sợ xám mặt, trống ngực đánh hơn trống làng không thốt nên lời, chứ đừng nói đến chuyện xông ra động thủ nữa.
Tiết Thần Y đứng tựa vào tường, mỗi lúc một sợ hãi thêm, rồi cứ thế lầm lũi chuồn ra khỏi nhà đại sảnh. Ông liếc măt nhìn thấy một vị lão tăng đứng cạnh mình, chính là Huyền Nạn sực nhớ ra điều gì, bẽn lẽn vô cùng trông Huyền Nạn nói:
- Ðại sư phụ! Vừa nãy tôi có nói môt câu thật là vô lễ xin đại sư miễn thứ cho.
Huyền Nạn bao nhiêu tâm trí để vào Kiều Phong, nên Tiết Thần Y nói gì nhà sư cũng không nghe thấy.

Tiết nhắc lại lần thú hai, nhà sư giựt mình quay ra hỏi:
- Thần Y có gì thất lễ đâu?
Tiết thần Y nói:
- Lúc nãy tối có biểu: Kiều Phong một mình vào chùa Thiếu Lâm rồi lại trở ra mà không bị sứt một mảy lông thế thì lạ quá.
Huyền Nạn nói:
- Thế là làm sao?
Tiết Thần Y bẽn lẽn nói:
- Võ công Kiều Phong cao đến độ trên thế gian ít người bì kịp.. Bây giờ tôi mới biết y ra vào chùa Thiếu Lâm như không là phải, quả khó có người ngăn trở được.
Bản ý Tiết Thần Y nói câu này tựa hồ để xin lỗi Huyền Nạn.

Song Huyền Nạn nghe câu này càng lấy làm khó chịu, đằng hắng một tiếng rồi nói:
- Phải chăng Tiết Thần Y muốn phái Thiếu Lâm so tài với y?
Rồi không đợi Tiết Thần Y trả lời, từ từ bước ra khẽ phất tay áo rộng thùng thình. Quyền lực phát ra vù vù nhằm Kiều Phong phóng tới.
Ðây là môt trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm mệnh danh là "Tụ lý càn khôn". Khi phất tay áo kình lực ở canh tay phất ra nhờ tay áo che đi mà đối phương không thể trông thấy thế quyền đánh về phía nào đặng biết đường ra tay đón đỡ cho kịp. Ðối phương không biết trong tay áo che dấu một sức mạnh cùng chiêu thức cực kỳ lợi hại, nhưng nếu đối phương để hết tinh thần và chú ý nhìn xem hiểu biết được thế quyền giấu trong tay áo này thì chuyển được địa vị ngược lại đang làm khách hoá làm chủ mà đánh bại người ra đòn.
Kiều Phong vừa thấy đòn đánh tới, hai luồng kình phong từ trong tay áo rộng lùng thùng của nhà sư phóng tới, tựa hồ như thuyền buồm thuận gió, uy thế cực kỳ mãnh liệt, bất giác lớn tiếng la lên:
- Môn "Tụ lý càn khôn" quả là ghê gớm.
Vừa hô vừa phóng chưởng nhằm đánh vào tay áo nhà sư.
Quyền lực của Huyền Nạn từ tay áo phát ra uy thế rất rộng. Trái lại chưởng lực của Kiều phong ngưng tụ theo một đường phóng ra veo véo. Kình lực hai bên chạm nhau vang lên. Ðột nhiên trong nhà đại sảnh, dường như có đến mấy chục con bướm đen bay lượn trên không.
Quần hùng cả kinh, chú ý nhìn kỹ thì những hình ảnh bướm đen phất phới đó là những mảnh tay áo Huyền Nạn bị rách bay tung lên. Ai nấy nhìn vào nhà sư thì thấy hai cánh tay lão đã trần như nhộng, để lộ những ống xương gầy guộc dài ngoẵng, trông rất khó coi.
Nguyên kình lực đôi bên chạm nhau, tay áo nhà sư chống sao ổn với chưởng lực đối phương, nên lập tức bị rách tướp.
Huyền Nạn đại sư bị rách hết tay áo, chiêu "Tụ lý càn khôn" tự nhiên không thể thi thố được nữa.
Nhà sư giận muốn phát điên, sắc mặt xám xanh. Thế là môn tuyệt kỹ nhà sư nhờ nó mà nổi tiếng, đã bị Kiều Phong phá tan tành.
Huyền Nạn đại sư phải vố này thì cay quá, thà rằng bị đánh chết còn đỡ nhục hơn, liền muá tít song quyền, kình lực phóng ra như gió thổi ào ào đánh đến tới tấp.
Mọi người nhìn xem thì đó la thế "Thái Tổ trường quyền" một thế quyền lưu truyền rất sâu rộng trong giang hồ.
Nguyên Tống Thái Tổ Triệu Khuơng Dận nhờ đôi quyền và một cây bổng mà thu phục được giang sơn gấm vóc về nhà Ðại Tống. Sau khi mở tiệc thái bình, các tướng không còn quyền thống lĩnh ba quân, triều nhà Tống từ đó suy yếu đi. Song các vị anh hùng hảo hán trên chốn giang hồ đều ngưỡng mộ oai thần dũng của Tống Thái Tổ. Những môn "Thái Tổ trường quyền" và "Thái Tổ bổng" là những thế võ được lưu hành sâu rộng trong giới võ lâm thời bấy giờ. Cả người không biết xử những thế này nhưng vừa trông thấy đã biết ngay.
Quần hùng thấy vị cao tăng chùa Thiếu Lâm nổi tiếng khắp thiên hạ lại sử dụng thứ quyền pháp rất thông thường chẳng có chi kỳ dị thì đều lấy làm ngạc nhiên. nhưng khi xem nhà sư mới đánh ba quyền, ai nấy đều phải khen thầm, lẩm bẩm: "Phái Thiếu Lâm nổi tiếng quả nhiên không phải kiêu hãnh mà được. Chiêu "hoá sơn đổ kỳ" dưới tay nhà sư uy lực mạnh đến thế!
Quần hùng khâm phục Huyền Nạn hết chỗ nói. Nhà sư khoác áo mất tay kể ra thực đáng buồn cười. Nhưng mỗi chiêu nhà sư đánh ra khiến cho mọi người đều hoan hô cổ võ.
Mấy chục người vây đánh Kiều Phong thấy Huyền Nạn ra tay, không tiện giáp công tự nhiên lùi ra, chỉ bao vây trùng điệp để đề phòng Kiều Phong tẩu thoát và chăm chú theo dõi hai bên quyết chiến.
Kiều Phong thấy mọi người lùi ra, chợt nhớ tới một điều, vừa hô vừa phóng ra chiêu "xung trận trảm tướng" cũng là một chiêu trong môn "Thái Tổ trường quyền". chiêu thức này coi rất nhẹ nhàng ung dung mà kình lực gồm đủ cả nhu lẫn cương. Thế đánh này được tất cả những tay cao thủ võ lâm rất hi vọng đạt tới chỗ hoàn mỹ về quyền thuật. Chiêu thức biểu lộ một cách rất hoàn bị, quần hùng đến Tụ Hiền Trang dự yến đều là những tay bản lãnh tuyệt cao hay ít ra cũng là những nhân vật kiến thức rất phong phú, chõ tinh diệu về môn" Thái Tổ quyền Pháp" không phải ai là người không biết. Kiều Phong vừa ra chiêu, mọi người bất giác bật lên tiếng reo hò khen ngợi.
Sau khi buột miệng hoan hô, nhiều người cảm thấy hối hận vì nhớ ra Kiều Phong là một kẻ đại địch. Reo hò như họ như thế là cổ võ chí khí cho đối phương và tiêu diệt oai phong của bên mình.
Tiếng reo vừa ngớt, Kiều Phong ra chiêu thứ hai là chiêu "Hà sóc lập oai" lại cũng tinh diệu đến chỗ cùng cực. So với chiêu đầu, thực khó mà phân biệt được chiêu này diệu hơn chiêu trước ở chỗ nào. Trong nhà đại sảnh vẫn còn môt số đông lớn tiếng reo hò. Có người vừa cất tiếng, chợt nhớ ra là vô ý thúc, vội ngậm miệng lại, nên tiếng reo chiêu sau này không vang dội như chiêu trước. Tuy nhiên nhiều tiếng "uả" "a ha" "úi cha" mấp máy trong cửa miệng để ngấm ngầm tán tụng, khâm phục vị tất đã kém hào hứng những tiếng hoan hô vang dội.
Ban đầu Kiều Phong cùng mọi người tranh đấu hùng hổ, bên quần hùng chỉ chuyên tâm vào việc chống đỡ, sợ ông đánh đòn hung mãnh. Lúc này tạm thời dừng lại bàng quan mới nhận rõ ra võ công ông có nhiều điểm hơn người.
Kiều Phong cùng Huyền Nạn đánh nhau mới bảy tám hiệp đã phân cao thấp, kể ra thì chiêu thức cả hai bên cũng tương tự như nhau không có gì kỳ dị. Song chiêu nào Kiều Phong cũng nhường cho đối phương ra trước.

Huyền Nạn ra chiêu rồi, Kiều Phong mới ra, không hiểu vì ông tuổi trẻ sức mạnh, hay vì chiêu thức mau lẹ gấp bội, mà chiêu nào ra sau cũng đến trước.
Môn "Thái Tổ trường quyền" gồm bảy mươi hai chiêu, nhưng mỗi chiêu đều có chỗ xung khắc của nó.

Kiều Phong nhận rõ quyền pháp của đối phương rồi mới ra chiêu áp đảo thì làm gì mà Huyền nạn chẳng thua?
Ai cũng hiểu rằng lối đánh ra đòn sau sao mà đến trước là chỗ ảo diệu dị thường trong võ thuật.

Huyền Tịch thấy Huyền Nạn che tả đỡ hữu thế không địch nổi đã rõ ràng, liền quát mắng:
- Mi là giống chó má Khất Ðan. Những thủ pháp của mi thật là hèn mạt!
Kiều Phong cả cười nói móc:
- Quyền pháp tôi sử đây là môn chính tông của Ðức Thái Tổ bản triều, sao được biểu là hèn mạt?
Quần hùng vừa nghe Kiều Phong nói đã biết ngay cái dụng ý của ông vì sao mà chỉ xử dụng môn "Thái Tổ trường quyền". Giả tỷ ông dùng quyền pháp nào khác để đánh bại "Thái Tổ trường quyền" thì e rằng có người chưa hiểu bản lãnh ông ghê gớm, sẽ thoá mạ ông cố ý vũ nhục võ công của đấng tổ tông bản triều lúc ra mở nước. Thế là ông giữ kẽ cùng những kẻ mạt sát về chủng tộc giữa man di và trung quốc, giữa dòng giống kẻ Hán người Hồ.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)