Hồi 62
Tác giả: Kim Dung
Bỗng nghe tiếng vù vù vang lên, một hạt tròn tròn sắc trắng bay vòng trên không gian xoáy trôn ốc rồi rớt thẳng xuống bàn cờ trúng vào điểm tứ ngũ (chỗ đường ngang số bốn và dường dọc số năm gặp nhau) ở góc khứ (góc trên về phía bên tay phải).
Con cờ bay xoáy thành hình trôn ốc, nên không biết nó phát ra từ đâu? Xem nó từ trên không rớt xuống rất đúng chỗ thì đủ biết người phóng con cờ này công phu về phòng ám khí thật là khủng khiếp mọi người bàng quan khâm phục vô cùng, hoan hỉ rầm rộ.
Tiếng hoan hô chưa dứt, bỗng nghe từ trong đám lá cây tùng, giọng ra một âm thanh sang sảng:
- Tuyệt kỷ về phóng ám khí của Mộ công tử quả nhiên thiên hạ vô song, thật là đáng bội phục.
Vương Ngọc Yến nghe đến bốn chữ "Mộ công tử" vội la lên:
- Biểu ca! Biểu ca ở chỗ nào vậy?
Bất thình lình ở trên bàn cờ xuất hiện thêm một người.
Người này mình mặc áo tăng màu sắc tro ra kiểu một nhà sư đứng tuổi, mắt sáng như sao, tướng mạo nghiêm trang hé cười nửa miệng. Không ai nhìn rõ nhà sư này ở trên cây thông nhảy xuống lúc nào.
Ðoàn Dự vừa nhìn thấy nhà sư thì giật mình kinh sợ, lẩm bẩm:
- Lão ma đầu Cưu Ma Trí lại đến rồi!
Hai tay lão chắp trước ngưc nhìn Tô Tinh Hà, Ðinh Xuân Thu, Huyền Nạn đại sư thi lễ.
Cưu Ma Trí thò tay vào hộp cầm lấy một con cờ đen đặt xuống bàn.
Vương Ngọc Yến hai má ửng hồng, rồi nàng nhất quyết đứng lên dời gót, chạy ra mé hữu sau cây tùng và những tảng đá lớn để tìm Mộ Dung công tử. Miệng nàng không ngớt gọi.
Mộ Dung Phục nghe Cưu Ma Trí nói mấy câu này không khỏi giật mình, Chàng thừa biết những câu nói của lão bao hàm ý nghĩ sâu xa. Trong đầu óc chàng nảy ra nhiều mối cảm xúc. Bao nhiêu làn sóng tư tưởng nhào lộn trong tâm khảm chàng trước hai câu nói của Cưu Ma Trí: "Công tử cùng tôi lẩn quẩn với nhau trong một góc biên cương còn chưa gỡ ra được thì nghĩ làm gì đến việc đuổi hươu ở Trung Nguyên cho mệt."
Trước mắt chàng cảnh vật dần dần hóa ra lờ mờ. Những quân cờ đen, trắng trên bàn tựa hồ biến ra những dũng tướng, binh lính, bên Ðông một đoàn người ngựa, bên Tây một khu doanh trại. Bên địch vây mình. mình cũng vây lại bên địch thành một thế trận, chém giết nhau lung tung không phân rõ thắng bại.
Mộ Dung Phục dương cặp mắt lên tường chừng như binh mã nước Ðại Yên nhà mình đương bị địch bao vây, phải tả xung hữu đột mà thủy chung vẫn không thoát ra khỏi vòng vây. Rồi chàng nghĩ đến mình tận tâm kiệt lực cũng không có cách nào dẫn binh mã ra được.
Từ lúc Mộ Dung công tử thộn mặt ra không nói gì tinh thần mê loạn.
Vương Ngọc Yến cùng Ðoàn Dự và bọn Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn đều chăm chú nhìn không chớp mắt.
Chàng càng ngĩ càng nóng ruột, chàng la hoảng:
- Nước Ðại Yên ta vận mệnh đã hết rồi, khó lòng phục quốc được! Mấy đời nay hao tổn biết bao nhiêu tâm cơ mưu đồ việc lớn mà rút cuộc biến thành một trường ảo mộng. Ôi thời vận! Ôi số mệnh! Biết nói sao bây giờ?
Rồi đột nhiên chàng kêu to lên một tiếng, rút kiếm đâm cổ tự vận.
Mọi người thấy Mộ Dung Phục đột nhiên rút kiếm ra tự vận một cách bất ngờ không ai tưởng đến, thì bọn Ðặng Bách Xuyên nhất tề nhảy lại toan giải cứu, song công lực đã mất hết, thàng ra chậm mất một bước.
Ðoàn Dự vừa phóng ngón tay trỏ ra điểm, vừa hốt hoảng kêu lên:
- Không nên làm thế!
Vừa nghe"véo"một cái, thanh trường kiếm trong tay Mộ Dung Phục bật ra rớt xuống đất đánh"choang"một tiếng.
Cưu Ma Trí nói:
- Thật là tuyệt diệu! Ðoàn công tử phóng ra một chiêu Lục Mạch Thần Kiếm kỳ tuyệt!
Mộ Dung Phục thấy thanh trường kiếm rời khỏi tay thì giật nảy mình lên như người mơ mộng choàng tỉnh giấc.
Vương Ngọc Yến nắm lấy tay Mộ Dung Phục lắc qua lắc lại vừa khóc vừa nói:
- Biểu ca biểu ca! Thế cờ phá được hay không phỏng có chi là quan hệ mà biểu ca phải khổ não đến thế?
Mộ Dung Phục hoang mang đáp:
- Ta bị ma quỷ ám ảnh hay sao vậy?
Vương Ngọc Yến nói:
- May mà Ðoàn công tử đánh rớt được thanh trường kiếm trong tay biểu ca, không thì... không thì...
Công Dã Càn nói:
- Thế cờ này làm mê mẩn làng người, xem ra dường như có ảo thuật bên trong. Công tử chẳng nên lao tâm khổ trí nghĩ tới làm gì nữa!
Mộ Dung Phục quay lại nhìn Ðoàn Dự hỏi:
- Các hạ, chiêu vừa rồi phải chăng đúng là một kiếm chiêu trong Lục Mạch Thần Kiếm? Ðáng tiếc tại hạ chưa trông rõ! Các hạ có thể thi triển lại chiêu đó cho tại hạ coi đặng mở tầm con mắt?
Ðoàn Dự hỏi:
- Vừa rồi công tử không trông thấy ư?
Mộ Dung Phục bộ mặt bẽn lẽn đáp:
- Tại hạ trong lúc tâm thần mê man dường như có ma quỷ gì ám ảnh nên không biết gì hết.
Bao Bất Ðồng lớn tiếng nói xen vào:
- Phải rồi! Ðúng là Tinh Tú Lão Quái đứng bên thi triển tà pháp! Công tử phải cẩn thận mới được!
Bất thình lình có tiếng phụ nữ đàng xa vọng lại:
- Xuân Thu ca ơi! Tôi tìm ca ca khổ chết được, thì ra ca ca đa vào Trung Nguyên rồi. Ca ca đi tìm tôi phải không? Nếu vậy ca tôi sung sướng biết chừng nào!
Thanh âm này nói nhát gừng theo chiều gió đưa lại nhưng nghe rất rõ.
Ðoàn Dự bỗng la lên:
- Úi chà! Ðúng là "Vô Ác Bất Tác" nhị Nương rồi!
Ðinh Xuân Thu nghe Diệp Nhị Nương gọi, bộ mặt thật ra chiều bẻn lẻn, cặp mắt lão láo liên đảo nhìn rất nhanh và thoáng lộ một vầng sát khí!
Bỗng thấy Diệp Nhị nương lại la lên:
- Xuân Thu ca ca ơi! Sao ca ca không đáp lời tôi? Chẳng lẽ ca ca bỏ tôi rồi, không tìm tôi nữa?
Tuy tiếng mụ kêu gọi thiết tha cảm động, nhưng thanh âm mụ sặc lẳng lơ khiến người nghe thấy phải khó chịu.
Bao Bất Ðồng lên giọng ỏn ẻn nói:
- Muội Muội yêu qquý ơi! Ca là Ðinh Xuân thu đây! Ca ca nghĩ đến Muội Muội như đứt từng khúc ruột!
Bỗng một âm thanh khác lên tiếng ồm ồm:
- Ồ lão Ðinh Xuân Thu cũng ở đây ư? Thế thì ta chả vào nữa!
Ðoàn Dự lẩm bẩm một mình:
- Ủa! đồ đệ ta là nam hải Ngạc thần Nhạc lão Tam cũng đến đó rồi!
Lại nghe tiếng Diệp Nhị Nương nói:
- Sợ cóc gì? Y ăn thịt ngươi được đâu?
Nam Hải Ngạc Thần nói:
- Mỗi lần ta gặp lão là y như rằng ta khó chịu hàng nữa năm trời. Ta chả muốn thấy mặt hắn làm gì?
Diệp Nhị nương nói:
- Lần này có đại ca ở đây, ngươi bất tất phải sợ Xuân Thu ca ca!
Nam Hải Ngạc Thần nói:
- Ðại ca ư! Liệu người có bảo giá được không?
Ðoàn Dự nghĩ thầm:
- Té ra thái tử Diên Khánh cũng tới đây. Ðồ đệ ta trước đây chẳng biết sợ trời sợ đất gì, mà sao lão sợ Ðinh Xuân Thu đến thế? Thật là một sự không ngờ.
Bỗng có tiếng người khác nói:
- Ðinh Xuân Thu đâu có phải ba đầu sáu tay. Ðoàn Diên Khánh này đang muốn gặp lão đây!
Giữa lúc tiếng người nói qua nói lại, đồng thời bốn người ở dưới chân núi đi lên.
Người đi đầu là Vô Ác Bất Tác Diệp Nhị Nương.
Người thứ hai mình mặc áo xanh dùng cây gậy chống đất đi. Chính là Ác Quán Mãn Doanh Ðoàn Diên Khánh.
Còn Nam Hải Ngạc Thần thì đi sau mãi ở đàng xa, xem chừng lão theo bọn này ra chiều miễn cưỡng.
Ðoàn Dự đoán chắc người thứ tư là Cùng Hung Cực Ác Vân Trung Hạc, nhưng không phải, người này là một nhà sư trọc đầu.
Khi bốn người tới gần nhìn thấy rõ nhà sư thân hình vừa phải, trạc tuổi hai mươi ba, hai mươi bốn. Cặp mắt loang loang sắc như dao. Chỉ có bộ mặt xưng vếu lên và đỏ nhừ. Áo tăng bào rách mướp. Trên trán đầy nét xanh xám, chân đi tập tễnh, rõ ra nhà sư đã bị người đánh bị thương, và thương thế trầm trọng.
Diệp Nhị Nương chạy mỗi lúc mỗi một lẹ thêm .
Mụ vẫn lên tiếng gọi nheo nhéo:
- Ca ca ơi! Ca ca vẫn phong độ như xưa. Lần này đã gặp đây, tôi không buông tha ca ca nữa đâu.
Mụnói xong chạy lại gần Ðinh Xuân Thu.
Mọi người xem dáng điệu cùng lời nói yêu mị của mụ đã tưởng rằng mụ sẽ nhảy xổ vào lòng Ðinh Xuân Thu để ôm cổ gã. Dè đâu mụ còn cách Ðinh Xuân Thu chừng một trượng thì dừng chân lại cười nói:
- Oan gia ơi! Ta muốn đến cùng oan gia ôn lại mối tình nồng nhiệt! Oan gia có giận ta không?
Ðinh Xuân Thu vẫn giữ bộ mặt nghiêm trang ra vẻ tỉnh phong đạo cốt, không có gì xâm phạm vào mình được.
Lão húng hắng ho rồi nói:
- Bữa nay Thông Biện Tiên sinh mời các vị cao nhân đương thời đến đây phá thế cờ. Ðoàn tiên sinh! Diệp cô nương! Nhạc huynh! Mấy vị đều chiếu cố thật là may mắn vô cùng! Còn vị này là ai!
Lão vừa nói vừa đưa mắt nhìn nhà sư trẻ tuổi mà chưa quen biết.
Nhà sư kia bỗng la lên:
- Sư bá tổ! Lão gia cũng đến đây ư?
Nhà sư nói xong chạy đến trước mặt Huyền Nạn đại sư lạy phục xuống đất.
Huyền Nạn nhìn nhà sư nhận ra y là đệ tử vào hàng Tam Ðại (ba đời, tức hàng cháu). Những đệ tử này tại chùa Thiếu lâm có đến dư trăm người, mà Huyền Nạn vị cao vọng trọng, rất ít khi giao thiệp với họ, trừ ra hơn mười tên tùy tùng hàng tam đại nhưng đã lớn tuổi hay là có bản lãnh xuất sắc hơn cả đám thì đại sư mới nhớ được mà thôi, chứ không biết hết được.
Nhà sư tuổi trẻ này, tướng mạo không có gì khác biệt, kỹ thuật không có gì khác thường, Huyền Nạn chỉ biết y là đệ tử chùa Thiếu Lâm, nhưng không biết pháp hiệu là gì, liền hỏi trống không:
- Ngươi đến đây làm chi?
Nhà sư kia đáp:
- Ðệ tử là Hư Trúc, vâng lệnh sư phụ mang một phong thơ đến chùa Thanh Lương tại Ngũ Ðài Sơn. Trên đường về, đệ tử gặp ba vị thí chủ đây, thì vị này...
Y trỏ Diệp Nhị Nương nói tiếp:
- Vị thí chủ này đang nắm lấy một đứa nhỏ, sắp móc tim gan ra ăn.
Huyền Nạn hừ lên một tiếng, cặp lông mày nhíu lại, dáng điệu oai nghiêm nhìn thẳng vào mặt Diệp Nhị Nương.
Diệp Nhị Nương nói:
- Người đời đều khen tim gan trẻ nít là bảo bối, vả lại còn gì ngon hơn món đó, khắp thiên hạ đều công nhận như vậy. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm nhất định được ăn đã nhiều rồi!
Huyền Nạn run lên nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp!
Trong lòng nhà sư tức giận vô cùng. Giả tỉ công lực chưa bị tiêu tan thì có lẽ đã vung chưởng ra đánh yêu phụ rồi.
Diệp Nhị Nưong cười nói:
- Gã đệ tử của đại sư đây còn nhỏ tuổi mà đã thích lên mặt giả đạo đức, giả chính kinh đến khuyên tiểu muội buông tha đứa nhỏ ra. Tiểu Muội hỏi lại gã: "sao lại can thiệp vào việc người ngoài" nhưng gã không nói rõ lai lịch mình. Thế rồi tam đệ tiểu muội (tức Nam Hải Ngạc Thần) điên tiết lên tát cho gã mấy cái. Gã cũng không vừa, dám động thủ trả đòn. Tam đệ toan moi tim gã ra ngay tức khắc, nhưng đại lão ca (tức thái tử Diên Khánh) nhận ra gã là đệ tử chùa Thiếu Lâm liền ngăn lại không cho tam đệ giết gã mà chỉ đánh gã một trận rồi đem theo đi.
Hư Trúc nói:
- Ðệ tử tư chất ngu muội, học nghề không tinh, làm tổn thương đến oai danh Thiếu Lâm, cam đành lãnh phạt. Sư bá tổ! Nữ thí chủ đây móc vào bụng một đứa trẻ khôi ngô kháu khỉnh, lấy gan tim ra ăn. Xin sư bá tổ ra tay trừ diệt một cái hại cho đời.
Ðoàn Diên Khánh, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần trông tướng mạo Huyền Nạn đại sư, lại nghe Hư Trúc gọi lão bằng sư bá tổ thì biết rằng lão là một tay cao thủ chùa Thiếu Lâm, nên cả ba người ngấm ngầm phòng bị.
Họ chưa biết lúc này Huyền Nạn đã mất hết công lực, vỏ công thua cả người thường.
Diệp Nhị Nương cười nói:
- Xuân Thu ca ca! Chú tiểu này quên ơn phụ nghĩa. Chúng tôi đã tha mạng không giết mà gã còn thêu dệt nên chuyện thị phi.
Ðột nhiên nghe đánh vèo một tiếng rồi tiếp theo một tiếng roạc.
Trước mắt quần hùng lấp loáng một bóng người. Chẳng ai bảo ai đều đồng thanh la hoảng:
- Úi chà!
Vương Ngọc Yến thẹn quá mặt đỏ bừng bừng lên gọi rối rít:
- Biểu ca! Biểu ca!...
Vạt áo trước của Diệp Nhị Nương rách toạt một tiếng, để lộ cả da ngực trắng như tuyết ra.
Nguyên Mộ Dung Phục nghe Hư Trúc biểu mụ đàn bà móc tim con nít ra mà ăn, y thấy Huyền Nạn chần chừ không chịu ra tay thì cơn lửa giận bốc lên ngùn ngụt, không tài nào dằn lòng được, lập tức thi triển "Hổ Trảo Công."
Năm ngón tay phải biến thành móng vuốt chụp vào ngực Diệp Nhị Nương một cách rất mau lẹ.
Họ Mộ Dung đã nổi tiếng toàn chơi lối "gậy ông đập lưng ông" Diệp Nhị Nương không thể né tránh mà cũng không kịp đón đỡ, đáng lý mụ đã bị rạch bụng và tim gan bị móc ra máu chảy đầm đìa rồi. Không ngờ Ðinh Xuân Thu cử động cũng thần tốc ghê hồn. Lão vung chưởng ra nhằm đánh vào cổ tay Mộ Dung Phục.
Giả tỉ Mộ Dung Phục ra chiêu này thật sự thì cố nhiên giết chết Diệp Nhị Nương rồi. Nhưng chàng ra chiêu dở dang lại biến thế trảo thành thế chưởng để đối phó với thế chưởng của Ðinh Xuân Thu.
Hai người cùng rùng mình, đồng thời lui lại một bước.
Lúc Mộ Dung Phục đang biến thế chưởng, năm ngón tay vô tình trúng vào vạt áo trước Diệp Nhị Nương làm rách toạc một miếng lớn.
Ðinh Xuân Thu trong khi thảng thốt không kịp thi triển phép hóa công đại pháp nên hấp tấp phóng chưởng ra.
Chưởng hai bên vừa chạm nhau thì cả hai cùng biết rằng công lực đối rất ghê gớm và cùng lẩm bẩm:
- Quả nhiên danh bất hư truyền!
Mộ Dung Phục đánh một đòn không trúng, rồi trong khi vô ý lại làm rách áo Diệp Nhị Nương thì trong lòng thấy hổ thẹn, ngỏ lời xin lỗi:
- Tại hạ thật là đắc tội!
Mọi người ai cũng nghĩ rằng Diệp Nhị Nương bị rách áo tất phải thẹn thùng e lệ và lập tức tìm cách che đậy. Ngờ đâu mụ vẫn thản nhiên như không, lại còn dương dương tự đắc, rất quyến rũ nói:
- Bọn thanh niên này toàn là đồ háo sắc! Ai lại giữa chỗ đông người thế này mà gã kia dám vô lễ với lão nương! Xuân Thu ca ca! Ca ca không việc gì phải ghen tuông! Trái tim này bao giờ cũng hướng về ca ca. Có làm chi cái hạng trẻ con đó? Ca ca đừng thấy gã mặt mũi phương phi mà hờn giận. Tôi chả có lòng dạ gì với gã đâu!
Vương Ngọc Yến tức quá đỏ mặt như gấc chín, lên tiếng:
- Ngươi nói vậy mà không biết nhục! Ðâu lại có hạng đàn bà ăn nói sỗ sàng đến thế.
Diệp Nhị Nương hai vai cựa mạnh một cái cho chỗ áo rách rộng thêm ra, da thịt càng hở hang nhiều.
Mụ cười nói:
- Tiểu cô nương kia! Cô chưa hiểu chuyện phong tình, ta nói cho cô hay. Chàng phong lưu công tử đó không thích cô đâu. Bằng chứng là trước mặt cô mà gã vươn tay ra sờ vào trước ngực ta!
Vương Ngọc Yến cả giận nói:
- Không phải thế! Không phải thế! Ðừng có nói quàng!
Bỗng nghe tiếng vù vù vang lên, một hạt tròn tròn sắc trắng bay vòng trên không gian xoáy trôn ốc rồi rớt thẳng xuống bàn cờ trúng vào điểm tứ ngũ (chỗ đường ngang số bốn và dường dọc số năm gặp nhau) ở góc khứ (góc trên về phía bên tay phải).
Con cờ bay xoáy thành hình trôn ốc, nên không biết nó phát ra từ đâu? Xem nó từ trên không rớt xuống rất đúng chỗ thì đủ biết người phóng con cờ này công phu về phòng ám khí thật là khủng khiếp mọi người bàng quan khâm phục vô cùng, hoan hỉ rầm rộ.
Tiếng hoan hô chưa dứt, bỗng nghe từ trong đám lá cây tùng, giọng ra một âm thanh sang sảng:
- Tuyệt kỷ về phóng ám khí của Mộ công tử quả nhiên thiên hạ vô song, thật là đáng bội phục.
Vương Ngọc Yến nghe đến bốn chữ "Mộ công tử" vội la lên:
- Biểu ca! Biểu ca ở chỗ nào vậy?
Bất thình lình ở trên bàn cờ xuất hiện thêm một người.
Người này mình mặc áo tăng màu sắc tro ra kiểu một nhà sư đứng tuổi, mắt sáng như sao, tướng mạo nghiêm trang hé cười nửa miệng. Không ai nhìn rõ nhà sư này ở trên cây thông nhảy xuống lúc nào.
Ðoàn Dự vừa nhìn thấy nhà sư thì giật mình kinh sợ, lẩm bẩm:
- Lão ma đầu Cưu Ma Trí lại đến rồi!
Hai tay lão chắp trước ngưc nhìn Tô Tinh Hà, Ðinh Xuân Thu, Huyền Nạn đại sư thi lễ.
Cưu Ma Trí thò tay vào hộp cầm lấy một con cờ đen đặt xuống bàn.
Vương Ngọc Yến hai má ửng hồng, rồi nàng nhất quyết đứng lên dời gót, chạy ra mé hữu sau cây tùng và những tảng đá lớn để tìm Mộ Dung công tử. Miệng nàng không ngớt gọi.
Mộ Dung Phục nghe Cưu Ma Trí nói mấy câu này không khỏi giật mình, Chàng thừa biết những câu nói của lão bao hàm ý nghĩ sâu xa. Trong đầu óc chàng nảy ra nhiều mối cảm xúc. Bao nhiêu làn sóng tư tưởng nhào lộn trong tâm khảm chàng trước hai câu nói của Cưu Ma Trí: "Công tử cùng tôi lẩn quẩn với nhau trong một góc biên cương còn chưa gỡ ra được thì nghĩ làm gì đến việc đuổi hươu ở Trung Nguyên cho mệt."
Trước mắt chàng cảnh vật dần dần hóa ra lờ mờ. Những quân cờ đen, trắng trên bàn tựa hồ biến ra những dũng tướng, binh lính, bên Ðông một đoàn người ngựa, bên Tây một khu doanh trại. Bên địch vây mình. mình cũng vây lại bên địch thành một thế trận, chém giết nhau lung tung không phân rõ thắng bại.
Mộ Dung Phục dương cặp mắt lên tường chừng như binh mã nước Ðại Yên nhà mình đương bị địch bao vây, phải tả xung hữu đột mà thủy chung vẫn không thoát ra khỏi vòng vây. Rồi chàng nghĩ đến mình tận tâm kiệt lực cũng không có cách nào dẫn binh mã ra được.
Từ lúc Mộ Dung công tử thộn mặt ra không nói gì tinh thần mê loạn.
Vương Ngọc Yến cùng Ðoàn Dự và bọn Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn đều chăm chú nhìn không chớp mắt.
Chàng càng ngĩ càng nóng ruột, chàng la hoảng:
- Nước Ðại Yên ta vận mệnh đã hết rồi, khó lòng phục quốc được! Mấy đời nay hao tổn biết bao nhiêu tâm cơ mưu đồ việc lớn mà rút cuộc biến thành một trường ảo mộng. Ôi thời vận! Ôi số mệnh! Biết nói sao bây giờ?
Rồi đột nhiên chàng kêu to lên một tiếng, rút kiếm đâm cổ tự vận.
Mọi người thấy Mộ Dung Phục đột nhiên rút kiếm ra tự vận một cách bất ngờ không ai tưởng đến, thì bọn Ðặng Bách Xuyên nhất tề nhảy lại toan giải cứu, song công lực đã mất hết, thàng ra chậm mất một bước.
Ðoàn Dự vừa phóng ngón tay trỏ ra điểm, vừa hốt hoảng kêu lên:
- Không nên làm thế!
Vừa nghe"véo"một cái, thanh trường kiếm trong tay Mộ Dung Phục bật ra rớt xuống đất đánh"choang"một tiếng.
Cưu Ma Trí nói:
- Thật là tuyệt diệu! Ðoàn công tử phóng ra một chiêu Lục Mạch Thần Kiếm kỳ tuyệt!
Mộ Dung Phục thấy thanh trường kiếm rời khỏi tay thì giật nảy mình lên như người mơ mộng choàng tỉnh giấc.
Vương Ngọc Yến nắm lấy tay Mộ Dung Phục lắc qua lắc lại vừa khóc vừa nói:
- Biểu ca biểu ca! Thế cờ phá được hay không phỏng có chi là quan hệ mà biểu ca phải khổ não đến thế?
Mộ Dung Phục hoang mang đáp:
- Ta bị ma quỷ ám ảnh hay sao vậy?
Vương Ngọc Yến nói:
- May mà Ðoàn công tử đánh rớt được thanh trường kiếm trong tay biểu ca, không thì... không thì...
Công Dã Càn nói:
- Thế cờ này làm mê mẩn làng người, xem ra dường như có ảo thuật bên trong. Công tử chẳng nên lao tâm khổ trí nghĩ tới làm gì nữa!
Mộ Dung Phục quay lại nhìn Ðoàn Dự hỏi:
- Các hạ, chiêu vừa rồi phải chăng đúng là một kiếm chiêu trong Lục Mạch Thần Kiếm? Ðáng tiếc tại hạ chưa trông rõ! Các hạ có thể thi triển lại chiêu đó cho tại hạ coi đặng mở tầm con mắt?
Ðoàn Dự hỏi:
- Vừa rồi công tử không trông thấy ư?
Mộ Dung Phục bộ mặt bẽn lẽn đáp:
- Tại hạ trong lúc tâm thần mê man dường như có ma quỷ gì ám ảnh nên không biết gì hết.
Bao Bất Ðồng lớn tiếng nói xen vào:
- Phải rồi! Ðúng là Tinh Tú Lão Quái đứng bên thi triển tà pháp! Công tử phải cẩn thận mới được!
Bất thình lình có tiếng phụ nữ đàng xa vọng lại:
- Xuân Thu ca ơi! Tôi tìm ca ca khổ chết được, thì ra ca ca đa vào Trung Nguyên rồi. Ca ca đi tìm tôi phải không? Nếu vậy ca tôi sung sướng biết chừng nào!
Thanh âm này nói nhát gừng theo chiều gió đưa lại nhưng nghe rất rõ.
Ðoàn Dự bỗng la lên:
- Úi chà! Ðúng là "Vô Ác Bất Tác" nhị Nương rồi!
Ðinh Xuân Thu nghe Diệp Nhị Nương gọi, bộ mặt thật ra chiều bẻn lẻn, cặp mắt lão láo liên đảo nhìn rất nhanh và thoáng lộ một vầng sát khí!
Bỗng thấy Diệp Nhị nương lại la lên:
- Xuân Thu ca ca ơi! Sao ca ca không đáp lời tôi? Chẳng lẽ ca ca bỏ tôi rồi, không tìm tôi nữa?
Tuy tiếng mụ kêu gọi thiết tha cảm động, nhưng thanh âm mụ sặc lẳng lơ khiến người nghe thấy phải khó chịu.
Bao Bất Ðồng lên giọng ỏn ẻn nói:
- Muội Muội yêu qquý ơi! Ca là Ðinh Xuân thu đây! Ca ca nghĩ đến Muội Muội như đứt từng khúc ruột!
Bỗng một âm thanh khác lên tiếng ồm ồm:
- Ồ lão Ðinh Xuân Thu cũng ở đây ư? Thế thì ta chả vào nữa!
Ðoàn Dự lẩm bẩm một mình:
- Ủa! đồ đệ ta là nam hải Ngạc thần Nhạc lão Tam cũng đến đó rồi!
Lại nghe tiếng Diệp Nhị Nương nói:
- Sợ cóc gì? Y ăn thịt ngươi được đâu?
Nam Hải Ngạc Thần nói:
- Mỗi lần ta gặp lão là y như rằng ta khó chịu hàng nữa năm trời. Ta chả muốn thấy mặt hắn làm gì?
Diệp Nhị nương nói:
- Lần này có đại ca ở đây, ngươi bất tất phải sợ Xuân Thu ca ca!
Nam Hải Ngạc Thần nói:
- Ðại ca ư! Liệu người có bảo giá được không?
Ðoàn Dự nghĩ thầm:
- Té ra thái tử Diên Khánh cũng tới đây. Ðồ đệ ta trước đây chẳng biết sợ trời sợ đất gì, mà sao lão sợ Ðinh Xuân Thu đến thế? Thật là một sự không ngờ.
Bỗng có tiếng người khác nói:
- Ðinh Xuân Thu đâu có phải ba đầu sáu tay. Ðoàn Diên Khánh này đang muốn gặp lão đây!
Giữa lúc tiếng người nói qua nói lại, đồng thời bốn người ở dưới chân núi đi lên.
Người đi đầu là Vô Ác Bất Tác Diệp Nhị Nương.
Người thứ hai mình mặc áo xanh dùng cây gậy chống đất đi. Chính là Ác Quán Mãn Doanh Ðoàn Diên Khánh.
Còn Nam Hải Ngạc Thần thì đi sau mãi ở đàng xa, xem chừng lão theo bọn này ra chiều miễn cưỡng.
Ðoàn Dự đoán chắc người thứ tư là Cùng Hung Cực Ác Vân Trung Hạc, nhưng không phải, người này là một nhà sư trọc đầu.
Khi bốn người tới gần nhìn thấy rõ nhà sư thân hình vừa phải, trạc tuổi hai mươi ba, hai mươi bốn. Cặp mắt loang loang sắc như dao. Chỉ có bộ mặt xưng vếu lên và đỏ nhừ. Áo tăng bào rách mướp. Trên trán đầy nét xanh xám, chân đi tập tễnh, rõ ra nhà sư đã bị người đánh bị thương, và thương thế trầm trọng.
Diệp Nhị Nương chạy mỗi lúc mỗi một lẹ thêm .
Mụ vẫn lên tiếng gọi nheo nhéo:
- Ca ca ơi! Ca ca vẫn phong độ như xưa. Lần này đã gặp đây, tôi không buông tha ca ca nữa đâu.
Mụnói xong chạy lại gần Ðinh Xuân Thu.
Mọi người xem dáng điệu cùng lời nói yêu mị của mụ đã tưởng rằng mụ sẽ nhảy xổ vào lòng Ðinh Xuân Thu để ôm cổ gã. Dè đâu mụ còn cách Ðinh Xuân Thu chừng một trượng thì dừng chân lại cười nói:
- Oan gia ơi! Ta muốn đến cùng oan gia ôn lại mối tình nồng nhiệt! Oan gia có giận ta không?
Ðinh Xuân Thu vẫn giữ bộ mặt nghiêm trang ra vẻ tỉnh phong đạo cốt, không có gì xâm phạm vào mình được.
Lão húng hắng ho rồi nói:
- Bữa nay Thông Biện Tiên sinh mời các vị cao nhân đương thời đến đây phá thế cờ. Ðoàn tiên sinh! Diệp cô nương! Nhạc huynh! Mấy vị đều chiếu cố thật là may mắn vô cùng! Còn vị này là ai!
Lão vừa nói vừa đưa mắt nhìn nhà sư trẻ tuổi mà chưa quen biết.
Nhà sư kia bỗng la lên:
- Sư bá tổ! Lão gia cũng đến đây ư?
Nhà sư nói xong chạy đến trước mặt Huyền Nạn đại sư lạy phục xuống đất.
Huyền Nạn nhìn nhà sư nhận ra y là đệ tử vào hàng Tam Ðại (ba đời, tức hàng cháu). Những đệ tử này tại chùa Thiếu lâm có đến dư trăm người, mà Huyền Nạn vị cao vọng trọng, rất ít khi giao thiệp với họ, trừ ra hơn mười tên tùy tùng hàng tam đại nhưng đã lớn tuổi hay là có bản lãnh xuất sắc hơn cả đám thì đại sư mới nhớ được mà thôi, chứ không biết hết được.
Nhà sư tuổi trẻ này, tướng mạo không có gì khác biệt, kỹ thuật không có gì khác thường, Huyền Nạn chỉ biết y là đệ tử chùa Thiếu Lâm, nhưng không biết pháp hiệu là gì, liền hỏi trống không:
- Ngươi đến đây làm chi?
Nhà sư kia đáp:
- Ðệ tử là Hư Trúc, vâng lệnh sư phụ mang một phong thơ đến chùa Thanh Lương tại Ngũ Ðài Sơn. Trên đường về, đệ tử gặp ba vị thí chủ đây, thì vị này...
Y trỏ Diệp Nhị Nương nói tiếp:
- Vị thí chủ này đang nắm lấy một đứa nhỏ, sắp móc tim gan ra ăn.
Huyền Nạn hừ lên một tiếng, cặp lông mày nhíu lại, dáng điệu oai nghiêm nhìn thẳng vào mặt Diệp Nhị Nương.
Diệp Nhị Nương nói:
- Người đời đều khen tim gan trẻ nít là bảo bối, vả lại còn gì ngon hơn món đó, khắp thiên hạ đều công nhận như vậy. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm nhất định được ăn đã nhiều rồi!
Huyền Nạn run lên nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp!
Trong lòng nhà sư tức giận vô cùng. Giả tỉ công lực chưa bị tiêu tan thì có lẽ đã vung chưởng ra đánh yêu phụ rồi.
Diệp Nhị Nưong cười nói:
- Gã đệ tử của đại sư đây còn nhỏ tuổi mà đã thích lên mặt giả đạo đức, giả chính kinh đến khuyên tiểu muội buông tha đứa nhỏ ra. Tiểu Muội hỏi lại gã: "sao lại can thiệp vào việc người ngoài" nhưng gã không nói rõ lai lịch mình. Thế rồi tam đệ tiểu muội (tức Nam Hải Ngạc Thần) điên tiết lên tát cho gã mấy cái. Gã cũng không vừa, dám động thủ trả đòn. Tam đệ toan moi tim gã ra ngay tức khắc, nhưng đại lão ca (tức thái tử Diên Khánh) nhận ra gã là đệ tử chùa Thiếu Lâm liền ngăn lại không cho tam đệ giết gã mà chỉ đánh gã một trận rồi đem theo đi.
Hư Trúc nói:
- Ðệ tử tư chất ngu muội, học nghề không tinh, làm tổn thương đến oai danh Thiếu Lâm, cam đành lãnh phạt. Sư bá tổ! Nữ thí chủ đây móc vào bụng một đứa trẻ khôi ngô kháu khỉnh, lấy gan tim ra ăn. Xin sư bá tổ ra tay trừ diệt một cái hại cho đời.
Ðoàn Diên Khánh, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần trông tướng mạo Huyền Nạn đại sư, lại nghe Hư Trúc gọi lão bằng sư bá tổ thì biết rằng lão là một tay cao thủ chùa Thiếu Lâm, nên cả ba người ngấm ngầm phòng bị.
Họ chưa biết lúc này Huyền Nạn đã mất hết công lực, vỏ công thua cả người thường.
Diệp Nhị Nương cười nói:
- Xuân Thu ca ca! Chú tiểu này quên ơn phụ nghĩa. Chúng tôi đã tha mạng không giết mà gã còn thêu dệt nên chuyện thị phi.
Ðột nhiên nghe đánh vèo một tiếng rồi tiếp theo một tiếng roạc.
Trước mắt quần hùng lấp loáng một bóng người. Chẳng ai bảo ai đều đồng thanh la hoảng:
- Úi chà!
Vương Ngọc Yến thẹn quá mặt đỏ bừng bừng lên gọi rối rít:
- Biểu ca! Biểu ca!...
Vạt áo trước của Diệp Nhị Nương rách toạt một tiếng, để lộ cả da ngực trắng như tuyết ra.
Nguyên Mộ Dung Phục nghe Hư Trúc biểu mụ đàn bà móc tim con nít ra mà ăn, y thấy Huyền Nạn chần chừ không chịu ra tay thì cơn lửa giận bốc lên ngùn ngụt, không tài nào dằn lòng được, lập tức thi triển "Hổ Trảo Công."
Năm ngón tay phải biến thành móng vuốt chụp vào ngực Diệp Nhị Nương một cách rất mau lẹ.
Họ Mộ Dung đã nổi tiếng toàn chơi lối "gậy ông đập lưng ông" Diệp Nhị Nương không thể né tránh mà cũng không kịp đón đỡ, đáng lý mụ đã bị rạch bụng và tim gan bị móc ra máu chảy đầm đìa rồi. Không ngờ Ðinh Xuân Thu cử động cũng thần tốc ghê hồn. Lão vung chưởng ra nhằm đánh vào cổ tay Mộ Dung Phục.
Giả tỉ Mộ Dung Phục ra chiêu này thật sự thì cố nhiên giết chết Diệp Nhị Nương rồi. Nhưng chàng ra chiêu dở dang lại biến thế trảo thành thế chưởng để đối phó với thế chưởng của Ðinh Xuân Thu.
Hai người cùng rùng mình, đồng thời lui lại một bước.
Lúc Mộ Dung Phục đang biến thế chưởng, năm ngón tay vô tình trúng vào vạt áo trước Diệp Nhị Nương làm rách toạc một miếng lớn.
Ðinh Xuân Thu trong khi thảng thốt không kịp thi triển phép hóa công đại pháp nên hấp tấp phóng chưởng ra.
Chưởng hai bên vừa chạm nhau thì cả hai cùng biết rằng công lực đối rất ghê gớm và cùng lẩm bẩm:
- Quả nhiên danh bất hư truyền!
Mộ Dung Phục đánh một đòn không trúng, rồi trong khi vô ý lại làm rách áo Diệp Nhị Nương thì trong lòng thấy hổ thẹn, ngỏ lời xin lỗi:
- Tại hạ thật là đắc tội!
Mọi người ai cũng nghĩ rằng Diệp Nhị Nương bị rách áo tất phải thẹn thùng e lệ và lập tức tìm cách che đậy. Ngờ đâu mụ vẫn thản nhiên như không, lại còn dương dương tự đắc, rất quyến rũ nói:
- Bọn thanh niên này toàn là đồ háo sắc! Ai lại giữa chỗ đông người thế này mà gã kia dám vô lễ với lão nương! Xuân Thu ca ca! Ca ca không việc gì phải ghen tuông! Trái tim này bao giờ cũng hướng về ca ca. Có làm chi cái hạng trẻ con đó? Ca ca đừng thấy gã mặt mũi phương phi mà hờn giận. Tôi chả có lòng dạ gì với gã đâu!
Vương Ngọc Yến tức quá đỏ mặt như gấc chín, lên tiếng:
- Ngươi nói vậy mà không biết nhục! Ðâu lại có hạng đàn bà ăn nói sỗ sàng đến thế.
Diệp Nhị Nương hai vai cựa mạnh một cái cho chỗ áo rách rộng thêm ra, da thịt càng hở hang nhiều.
Mụ cười nói:
- Tiểu cô nương kia! Cô chưa hiểu chuyện phong tình, ta nói cho cô hay. Chàng phong lưu công tử đó không thích cô đâu. Bằng chứng là trước mặt cô mà gã vươn tay ra sờ vào trước ngực ta!
Vương Ngọc Yến cả giận nói:
- Không phải thế! Không phải thế! Ðừng có nói quàng!