watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 51 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 51

Tác giả: Kim Dung

A Tử xoa tay mạnh vào nhau rồi nhìn vào lòng bàn tay thì thấy hai bàn tay vẫn đẹp như ngọc không có chút vết tích gì, mà cũng không có dấu máu dơ bẩn chi hết. Nàng biết những gì mình nghe trộm ở nơi sư phụ về phép luyện công quả đúng rồi bất giác cả mừng. Nàng cầm đỉnh ngọc lên đổ xác con rết xuống đất rồi bon bon chạy ra ngoài điện không thèm để mắt ngó Du Thản Chi nữa, tựa hồ như người đó đã thành vật vô dụng như con rết vậy.

Du Thản Chi nhìn sau lưng A Tử đi khỏi rồi cởi áo ra, thì thấy quầng đen đã chạy tới nách đồng thời một cánh tay bị ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh ngứa lan ra mau chóng chỉ trong chớp mắt, gã cảm thấy tựa hồ có đến hàng ngàn hàng vạn con kiến đang cắn rứt.

Du Thản Chi nhảy lên chồm chồm, đưa tay lên gãi. Nhưng không gãi còn khá, vì càng gãi bao nhiêu thì càng ngứa dữ dội thêmbấy nhiêu, dường như trong xương tủy và trong ruột gan đều có sâu bọ bò qua bò lại lúc nhúc.

Người bị đau còn chịu được chứ bị ngứa ngáy thì không thể nào chịu được, Du Thản Chi nhảy lên nhảy xuống la hét om sòm rồi rồi đập cái đầu sắt vào tường kêu binh binh.
Gã chỉ mong sao cho mình ngất đi không còn biết gì nữa để khỏi chịu đựng những cơn ngứa ngáy kì dị.

Du Thản Chi đập đầu một lúc nghe đánh tạch một tiếng, một vật trong bọc rơi xuống.
Ðó là gói giấy dầu tuột ra để lộ một cuốn sách giấy vàng, chính là cuốn sách chữ Phạn mà gã lượm được của Kiều Phong.

Du Thản Chi bị cơn ngứa ngáy hành hạ chẳng buồn lượm lên nữa.

Trong lúc vô tình gã trông thấy bìa sách lật ra trang đầu có vẽ một nhà sư người gầy như que củi.

Hình vẽ nhà sư này rất là kì dị , đầu luồn xuống dưới hai chân quặp lại, hai bàn tay thì nắm lấy hai chân.

Du Thản Chi đang ngứa ngáy khó chịu, chẳng còn lòng dạ nào để ý đến hình vẽ kì dị này.
Gã chồm lên nhảy xuống một hồi nữa thì cảm thấy cơn ngứa ngáy làm cho khó thở.
Gã nằm xuống đất xé hết quần áo rách tươm rồi lăn mình cho da thịt sát xuống mặt đất.
Gã gãi một hồi nữa đến trầy da chảy máu.

Trong lúc Du Thản Chi vừa lăn lộn vừa gãi tự nhiên đầu gã luồn vào giữa hai chân quặp lấy. Vì đầu gã có chụp lồng sắt thành lớn quá không ra được.

Gã đưa hai tay nắm chân định kéo rộng ra rồi hất đầu lên, song lúc này gã kiệt sức quá rồi, không nhúc nhích được nữa tạm dừng tay thở lên hồng hộc.

Ngẫu nhiên cuốn sách bày ra trước mắt kiểu hình vẽ nhà sư gầy trong cuốn sách giống như kiểu gã đang ngồi.
Trong lòng gã vừa kinh ngạc lại vừa buồn cười. Kì dị ở chỗ gã ngồi kiểu này tuy vẫn ngứa như cũ nhưng hơi thở nhẹ nhàng hơn. Vì vậy nên gã không muốn rút đầu ra khỏi chân mà cứ để nguyên vậy gục xuống đất.

Gã gục đầu như vậy thì hai mắt càng gần sách hơn. Gã nhìn lại ảnh nhà sư đột nhiên thấy người trong tranh vẽ có những sợi dây rất nhỏ. Vì sách cũ quá, màu giấy đã vàng khè và xám xịt, nên chẳng thấy gì.

Du Thản Chi cảm thấy tay mặt ngứa một cách kì lạ, mắt gã cũng ngẫu nhiên nhìn vào cánh tay phải nhà sư trong đồ hình, bỗng thấy từ cánh tay này có sợi dây nhỏ thông lên đến cổ họng rồi chuyền xuống trước ngực đi vòng vèo đưa ra hai vai rồi lên đến đỉnh đầu.

Du Thản Chi nhìn sợi dây nhỏ đó thì trong lòng tự nhiên cảm thấy tựa hồ như tay phải ngứa ghê gớm, có một luồng hơi ấm áp đi theo những đường như sợi dây, từ cổ họng xuống trước ngực rồi từ hai vai đến đỉnh đầu, dần dần biến mất.

Gã tiếp tục đưa luồng tư tưởng theo những đường chỉ trong đồ hình mấy lần và mỗi lần đều thấy một luồn khí ấm thông vào đầu óc, rồi cánh tay đang ngứa cũng bớt dần đi.

Du Thản Chi cảm thấy rất là kì lạ, gã chẳng hoài công suy xét nguyên do tại sao? Chỉ cho luồng tư tưởng tiếp diễn như vậy đến ba mươi mấy lượt. Cánh tay chỉ còn hơi ngứa gã làm thêm mười lần nữa thì từ cánh tay cho đến bàn tay không còn thấy gì nữa.
Bấy giờ gã mới rút đầu ra khỏi đôi chân.
Gã giơ bàn tay lên xem thì những quầng đen trên tay cũng đều biến mất.

Du Thản Chi đang mừng rỡ bỗng la lên:

- Chao ôi! Thôi hỏng rồi! Nọc rết kịch độc đã chuyền vào mình cả rồi.


Nhưng dù sau gã hết được cơn ngứa kì dị đã thấy đỡ khổ, còn những mối lo gì hãy bỏ đó. Gã lẩm bẩm:

- Việc đời kể ra cũng lạ, mình ngẫu nhiên đưa đến kiểu ngồi như hòa thượng này là nghĩa làm sao? Phải chăng đó là ý trời?


Thật ra hình vẽ trong sách là một diệu pháp để trút bỏ những mối ưu phiền trong lúc luyện công.

Du Thản Chi đang rất khổ sở đến cực độ biến diễn ra cách đó chứ không phải do sự ngẫu nhiên mà gặp.

Nên biết rằng "Vướng cổ thì ho, ăn no quá thì mửa." Ðó là tính cách tự nhiên của con người. Du Thản Chi đang lúc ngứa ngáy khổ sở thì gục đầu xuống cũng chỉ là một tập quán tự nhiên chẳng có gì lạ. Có điều cuốn sách rớt xuống lại tự nhiên mở ra đúng tranh đó thì quả là một sự ngẫu hợp... Còn bao là ý trời ban phước hay gieo họa thì còn khó mà biết được.

Du Thản Chi ngơ ngẩn một lúc, gã mệt quá lăn ra ngủ.


Sáng sớm hôm sau, gã vừa thức giấc mở chăn ra đã thấy A Tử lật đật đi vào điện.
Nàng thấy Du Thản Chi thân thể lõa lồ bộ dạng kì quái thì la lên một tiếng kinh ngạc rồi hỏi:

- Mi vẫn chưa chết ư?

Du Thản Chi giật mình rồi vội kéo chăn trùm lên che mình rồi đáp:

- Tiểu nhân chưa chết.

Rồi gã lẩm bẩm:

- Té ra nàng tưởng mình chết rồi!

A Tử nói:

- Mi chưa chết thì hay lắm! Mau mặc quần áo rồi theo ta đi bắt trùng độc.

Du Thản Chi vâng lời ngay.


A Tử ra ngoài rồi gã nói với tên quân Khất Ðan lấy cho một bộ áo.
Tên quân Khất Ðan này thấy gã hàng ngày đi theo A Tử, ngĩ rằng gã được quận chúa thương yêu, liền kiếm một bộ y phục lành lặn sạch sẽ cho gã thay.

Du Thản Chi theo A Tử ra khỏi cung như mấy hôm.
Nàng đem đỉnh ngọc đốt hương dẫn dụ trùng độc bắt về.
Sau cùng cũng chọn một con độc nhất cho ăn tiết gà, rồi cho hút máu Du Thản Chi để đem ra luyện công.

Du Thản Chi lại chiếu theo đồ hình trong sách để hóa giải độc.

Lần thứ hai là con nhện xanh hút máu gã.
Lần thứ ba là con bò cạp lớn.
Lần nào A Tử cũng chắc là gã cũng phải chết, thế mà gã vẫn không sao, nàng không khỏi đem lòng ngờ vực.

Cuộc bắt những trùng độc của A Tử tiếp diễn sau ba tháng thì bên ngoài thành Nam kinh trong vòng mười dặm, rắn rết độc mỗi ngày một ít đi, rồi chỉ còn những con không độc mấy, không hợp ý A Tử. Càng về sau hai người càng phải đi xa thêm.


Một hôm hai người ra ngoài thành phía tây hơn ba mươi dặm.
A Tử thắp hương liệu lên chờ hồi lâu mới thấy trong đám cỏ rậm có tiếng sột soạt.
A Tử hô lên:

- Cúi thấp xuống!

Du Thản Chi vội phục xuống, thoáng nghe những tiếng phì phì.
Trong tiếng kì dị này có lẫn mùi tanh hôi, khiến người phải buồn nôn. Du Thản Chi nín thở không nhúc nhích, bỗng thấy trong đám cỏ dại rẽ ra hai bên, một con trăn lớn, mình trắng chấm đen từ phía Tây đi qua phía Ðông.

Ðầu con trăn này hai mang bành ra hình tam giác. Trên đầu nhô lên một miếng thịt sù sì.

Ở phương Bắc vốn rất ít rắn rết.
Du Thản chi chưa thấy con trăn hình thù quái dị này bao giờ. Con trăn chạy đến bên đỉnh ngọc, rồi đi vòng quanh chiếc đỉnh. Nhưng thân nó dài hơn trượng, mình to bằng cánh tay thì làm thế nào chui vào trong đỉnh được? Nó ngửi thấy mùi thơm rồi nó cứ đập cái đầu vào đỉnh"cốp cốp."

A Tử không ngờ mùi hương lại dẫn dụ cả con vật lớn đến thế. Nàng kinh dị vô cùng chưa có ý định ra sao.
Nàng khẽ bò đến bên Du Thản Chi hỏi nhỏ vào tay gã:

- Làm thế nào bây giờ? Nếu để con trăn đập vỡ đỉnh ngọc thì hỏng bét!
Du Thản Chi vừa nghe tiếng oanh thỏ thẻ lại hơi ấm lọt vào tai là một chuyện suốt đời gã chưa được thấy bao giờ.
Gã lấy làm vinh hạnh vô cùng liền đáp:

- Không hề chi! Tiểu nhân ra đuổi nó đi!

Nói xong gã đứng dậy rào bước đến gần con trăn. Con trăn vừa nghe thấy tiếng động, lập tức ngẩn đầu lên, thè lưỡi đỏ hỏn ra phun phè phè, sắp nhảy chồm lại.

Du Thản chi thấy vậy sợ hãi chưa dám tiến lên, gã toan nhặt viên đá để toan ném nó, nhưng lại sợ làm vỡ đỉnh ngọc.

Gã còn đang phân vân chưa biết làm thế nào, bỗng thấy một luồng gió lạnh thổi vào mặt, khiến gã kinh hãi rùng mình cúi đầu xuống xem thì thấy từ góc Tây Bắc có một dây lửa cháy đi tới. Chỉ trong khoảnh khắc dây lửa cháy đến trước mặt.

Lúc gần đến thì nhìn rõ không phải là dây lửa mà trong bụi cỏ có vật gì bò lại. Làn cỏ xanh gặp phải vật đó trở thành cỏ khô vàng úa trông xa như lửa cháy. Khí lạnh ở dưới chân gã mỗi lúc một lạnh buốt thêm. Gã lùi lại mấy bước thì thấy vết cỏ khô vàng đi dần dần về phía đỉnh ngọc. Con vật đó là một con tằm.

Con tằm này trắng như ngọc có ẩn hiện sắc xanh khác với con tằm thường. Nó lớn hơn con tằm thường nhiều và giống như con giun. Mình nó trong suốt như thủy tinh.

Con trăn khí thế hung hãn ngẩng đầu lên vừa thấy con tằm này thì tựa hồ như sợ lắm. Nó rút đầu lại để dấu dưới mình.


Con tằm trong suốt bò mau lạ thường qua mình con trăn chẳng khác nào cục than hồng. Nó bò đến đâu xương sống con trăn cháy thành tro đến đó. Lúc bò lên đến đầu, con trăn bị xẻ đôi tựa như một lưỡi dao rạch dọc.

Con tằm chui vào túi nọc độc bên mang con trăn để hút nọc một lát là hết ráo. Mình con tằm chướng lớn lên gấp đôi.
Ðứng xa trông chẳng khác một bình thủy tinh bên trong đựng một thứ nước xanh xanh.

A Tử vừa mừng vừa sợ khẽ nói:

- Con tằm này ghê gớm quá. Quả là ông vua trong các loại nọc độc.

Du Thản Chi trong lòng hồi hộp nghĩ thầm:

Giả tỷ con tằm này mà hút máu mình thì còn chi là tánh mạng.

Con tằm đi một vòng quanh cái đỉnh ngọc, bò qua bò lại, nó đi tới đâu thành chết đến đấy. Nhưng tựa hồ như nó biết rằng nếu chui vào trong đỉnh tất là phải chết nên chỉ quyện vòng ngoài mà thôi.

Nó quyện đi quyện lại một lúc thì bỏ đi về hướng Tây Bắc.

A Tử la lên:

- Ta phải rượt theo nó cho mau!
Nàng lấy tấm khăn đoạn ra bọc đỉnh lại rồi lên ngựa chạy theo con tằm.
Du Thản Chi lết thếch chạy theo A Tử.

Con tằm tuy nhỏ, mà nó chạy rất lẹ, cũng may là nó để vết đen lại mới biết đường mà đuổi theo, nếu không thì đã mất hút ngay từ lúc đầu.

Hai người chạy theo một mạch chừng ba bốn dặm bỗng nghe phía trước có tiếng nước chảy róc rách, thì ra đã đến bờ suối, và không thấy dấu vết đâu nữa.
A Tử nhìn sang bờ suối bên kia, cũng không thấy vết con tằm bò lên, dĩ nhiên là nó lặn xuống suối rồi. Nàng bực mình dặm chân oán trách Du Thản Chi:

- Mi phải tìm kiếm kì được bắt nó đem về cho ta, không thì đừng vác mặt về ra mắt ta nữa.

Nói xong nàng xoay mình nhảy tót lên ngựa về thành Du Thản Chi rất đỗi hoang mang, đành theo dọc bờ suối đi về phía hạ lưu để tìm. Gã đi đến bảy tám dặm đường.


Lúc trời đã hoàng hôn, đột nhiên gã thấy giữa đám bụi rậm bờ bên kia có một vệt đen thì mừng rỡ vô cùng, gọi ầm lên:

- Cô nương! Cô nương! Tiểu nhân kiếm thấy nó rồi!

Nhưng A Tử đi xa từ lâu rồi.

Du Thản chi lội xuống suối qua bờ bên kia, cứ theo vệt đen mà đi. Vệt đen này theo sườn núi đến khu thung lũng trước mắt.

Du Thản chi trong lòng phấn khởi nên chạy rất nhanh. Gã ngẩng mặt nhìn lên đầu núi có một ngôi chùa, cách kiến trúc cực kì hùng vĩ.

Du Thản chi ngẩng đầu lên trông, trước cổng chùa có tấm biển đề năm chữ lớn "sắc kiến Mẫn Trung Tự" Gã chẳng còn lòng nào mà ngắm phong cảnh miếu điện, chỉ lủi thủi theo vệt đen bên sườn núi mà đi quanh co mấy chỗ ở phía sau.

Bỗng trong chùa có tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng mõ và tiếng tụng kinh. Chư tăng đang bận khóa lễ, thanh âm nhộn nhịp dường như khá đông người.

Du Thản Chi từ khi trên đầu chụp lồng sắt, đã tự thẹn với hình thù kì dị của mình, không dám xuất hiện trước mặt mọi người. Gã sợ chư tăng trông thấy, liền men theo chân tường lầm lũi mà đi. Gã thấy vệt đen đi qua một khu bùn lầy rộng lớn rồi ra đến khu vườn rau.

Du Thản Chi mừng thầm chắc trong vườn không có người, gã chỉ cần con tằm đang ăn rau tại đó, thì bắt được ngay. Gã rảo bước đi về phía vườn rau.
Ðến chân dậu lập tức dừng bước, vì nghe trong vườn có tiếng người đang mắng nhiếc.
Gã nghe rõ:

- Mi không giữ kỉ luật, một mình bỏ đi rong chơi khiến cho lão sợ hết hồn nửa ngày trời chỉ lo mi đi rồi mất biền biệt không về nữa. Lão đem mi từ đỉnh núi Côn Luân đường xa muôn dặm tới đây, mà mi chẳng biết cái công trình khổ nhọc của lão đối với mi. Mi như vậy là mi tự hại bước tiến trình của mi đó, không còn ai thương mi nữa.


Nghe giọng người này ra chiều căm hận nhưng vẫn đầy vẻ thương yêu và kì vọng rất nhiều, chẳng khác gì lời cha mẹ dạy một đứa con bướng bỉnh hư đốn.

Du Thản Chi lẩm bẩm:

- Lão nói cái gì đem từ núi Côn Luân, đường xa muôn dặm tới đây xem chừng như lão là sư phụ hay là bộc tiền bối người nào đó, chứ không phải là phụ thân.

Du Thản Chi vừa nghĩ, vừa nép mình vào bên dậu để ngó trộm thì thấy lão đó là một vị hòa thượng.

Nhà sư này thấp lủn thủn mà béo chùn béo chụt, người tròn ủng như trái bóng. Chính ra đã là người tu hành tất nhiên đầu trọc, nhưng đặc biệt nhà sư vẫn để tóc dài, tay chân mặt mũi cũng đầy lông lá. Nhưng quần áo nhà sư mặc trên người rất là sạch sẽ, thật là chẳng nhuốm bụi trần.

Bỗng nhà sư trỏ tay xuống đất, vẻ mặt căm tức mắng nhiếc không ngớt miệng.

Du Thản chi nhìn theo tay nhà sư chỉ thì vừa kinh dị vừa mừng thầm.
Té ra nhà sư kia nào phải đang trách mắng ai đâu, mà chính đang thống mạ con tằm kì dị.

Tưởng nhà sư lùn cổ quái nhất là lão cất tiếng mắng nhiếc con tằm thì lại là một điều không thể tưởng tượng nổi.

Du Thản Chi thấy ở dưới đất con tằm đang chạy tới chạy lui dường như muốn tìm đường chạy thoát, nhưng tựa hồ như nó đụng đầu vào bức tường vô hình và lập tức rụt lại chuyển hướng.

Du Thản Chi chú ý nhìn thấy dưới đất có vạch một vòng tròn sắc vàng.
Con tằm tả xung hữu đột mà thủy chung không sao vượt khỏi cái vòng.
Bấy giờ gã mới tỉnh ngộ, lẩm bẩm một mình:

- À phải rồi! Nhà sư đã dùng một thứ thuốc để vẽ vòng tròn kia mà thuốc này lại kị với con tằm đó, khác nào rắn sợ hồng hoàng.

Nhà sư lùn nhiếc mắng một hồi rồi lấy trong bọc ra một vật gì cắn ăn ngấu nghiến, nhìn kĩ thì thấy cái đầu dê nướng chín rồi. Lão ăn một cách ngon lành. Lão móc trên đầu cột một bầu cũ kĩ và rách nhiều chỗ, mở nút ra, rồi ngửa cổ dốc bình vào miệng nuốt ừng ực một hồi.

Du Thản Chi ngửi thấy mùi thơm biết ngay bầu này đựng rượu ngon.
Gã lẩm bẩm:

- Té ra nhà sư này uống rượu ăn thịt. Xem chừng lão nuôi con tằm này và quý báu vô cùng! Mình biết làm thế nào để lấy cắp đây?

Du Thản Chi còn đang ngẫm nghĩ, chợt góc vườn bên kia có tiếng người gọi:

- Tam Tĩnh! Tam Tĩnh!
Nhà sư lùn nghe thấy giật mình hoảng hốt giấu vội cái đầu dê cùng bầu rượu vào đống rơm. Bên ngoài tiếng người kia lại gọi dồn:

- Tam Tĩnh! Tam Tĩnh! Ngươi ẩn vào đâu mà kín thế? Sao không lên cúng phật?

Nhà sư lùn vội nhắc cái cuốc chạy ra luống rau vừa cuốc vừa nói:

- Tôi còn xới rau mà! Phương trượng bảo phải ráng sức trồng rau, có được rảnh đâu mà cúng Phật?

Người kia đi lại gần.
Du Thản Chi ngó trộm thấy một nhà sư đứng tuổi vẻ mặt nghiêm trang tựa hồ như bao phủ một làn sương mờ lạnh lùng nói:

- Một ngày hai khóa cúng: sáng và chiều, ai cũng phải đông đủ. Ngươi lên dự khóa cúng xong rồi xuống xới rau.

Nhà sư thấp lùn pháp danh là Tam Tĩnh nói:

- Vâng.


Rồi bỏ cuốc theo nhà sư đứng tuổi đi ngay. Lão không dám ngoái đầu nhìn lại con tằm, tựa hồ như sợ nhà sư đứng tuổi kia phát giác.

Du Thản Chi chờ cho hai người kia đi ra rồi lắng tay nghe bốn bề vẳng lặng như tờ, gã lẩm bẩm:

- Trên chùa đang khóa cúng Phật, các nhà sư đều trên Tam Bảo, mình không đánh cắp con tằm thì biết đợi đến khi nào?

Gã liền từ chân giậu chui ra, thấy con tằm vẫn chạy lăng xăng không ngớt, bụng bảo dạ:

- Làm thế nào bắt được nó bây giờ?

Gã ngây người ra một lúc ngẫm nghĩ cách bắt con tằm, rồi chạy lại đống rơm, móc cái bầu ra, giơ lên lắc lắc, Gã thấy hãy còn đến nửa bầu rượu, gã uống liền mấy hơi, còn thừa dổ xuống vườn rau, gã từ từ để miệng bầu quay vào phía trong vòng tròn vẽ dưới đất.

Con tằm bò một lát đến miệng bầu quả nhiên chui lọt vào trong.

Du Thản Chi cả mừng bịt nút miệng bầu lại hai tay bưng bầu chui qua dậu ba chân bốn cẳng theo đường cũ chạy về.


Du Thản chi ra khỏi chùa Mẫn Trung mới được vài chục trượng thì cái bầu tiết ra khí lạnh tê người chẳng khác gì cầm một tảng băng.
Gã hết đổi bầu từ tay phải sang tay trái, rồi lại từ tay trái sang tay phải. Nhưng cái bầu lạnh thấu xương không thể nào cầm được.
Du Thản Chi để lên đầu đội thì càng lại không xong vì khí lạnh truyền qua cái lồng sắt thấu vào óc buốt không chịu nổi các mạch máu trong cơ thể hồ như đông lại không lưu thông được.

Du Thản Chi gặp tình trạng cấp bách nghĩ ra được một kế .
Gã cởi dây lưng ra buộc vào cổ bình rồi xách đi. Dây lưng không truyền khí lạnh mới cầm đi nhanh được. Hơi lạnh trong bầu chỉ tiết ra trong khoảnh khắc phía ngoài bầu một tầng sương lạnh đóng váng.

Du Thản Chi rảo nhanh về đến ngoại thành Nam Kinh thì trời đã khuya. Cổng thành đã đóng rồi gã đành phải ngủ ngoài một đêm.

Sáng sớm hôm sau gã mới vào cung Ðoan Phúc, trình A Tử là đã bắt được con tằm mang về.

A Tử nghe nói cả mừng, bỏ tằm vào trong lọ sành để nuôi.


Hồi đó đã sang tháng năm vào tiết đầu hạ khí trời ấm áp. Thế mà nuôi một con tằm bên trong điện phủ, khí lạnh trong điện mỗi lúc một lân cao chẳng mấy chốc mà bình trà chén nước đều đóng băng.

Ðêm hôm ấy Du Thản Chi ngủ tại đó, rét run lên bần bật suốt đêm không sao ngủ được.
Gã nghĩ lẩn thẩn: "Con tằm này thật là kì dị thiên hạ hiếm có. Giả tỷ cô nương cho nó hút máu mình dù chẳng bị nọc độc làm cho uổng mạng thì cũng chết cóng."

A Tử thấy con tằm phát ra khí lạnh kì dị thì biết con vật hạn hữu. Nàng tiếp tục đi bắt những rắn độc, trùng độc đem về cho đấu với con tằm. Con tằm chỉ quanh một vòng đi đủ làm cho con vật kia lạnh cóng rồi nó hút lấy chất nước trong mình con vật bị chết.

A Tử thử luôn mười mấy ngày như vậy, không còn giống trùng nào có thể chống cự được với con tằm nữa.

Một hôm A tử vào Thiên điện bảo Du Thản Chi:

- Bữa nay ta giết con tằm bóng rọng (trong suốt) kia. Mi thò tay vào trong lọ để cho nó hút máu!

Du Thản chi mấy hôm nay ban ngày lo sốt vó, ban đêm nằm mơ thấy toàn chuyện hãi hùng. Bây giờ gã thấy nàng chẳng chút rộng tình bắt mình phải hy sinh cho con tằm. Trong lòng gã siết nỗi thê lương! Cặp mắt đăm đăm nhìn A Tử nhưng gã không nói gì cũng không nhúc nhích.

A Tử ngồi xếp bằng tĩnh tâm vận nội công, hí hửng mừng thầm bụng bảo dạ:
- Ngẫu nhiên ta được vật dị bảo này về luyện Hoa Công Ðại Pháp. Sự thành tựu của ta biết đâu chẳng lợi hại hơn sư phụ ta?

Nàng giục Du Thản Chi:

- Mi thò tay vào trong lọ đi!

Du Thản Chi nước mắt tuôn rơi, quỳ xuống lạy A Tử nói:

- Cô nương ơi! Khi cô nương luyện xong độc chưởng thần công rồi, đừng quên kẻ tiểu nhân này đã chết vì cô nương. Tiểu nhân họ Du tên Thản Chi, chứ không phải là Thiết Sửu, Ðồng Sửu gì ráo!

A Tử tủm tỉm cười nói:
- Ðược rồi ngươi tên Du Thản Chi! Ta nhớ kĩ lắm! Mi đối với ta một dạ trung thành, ta coi ngươi là một đứa nô bộc trung nghĩa.
Du Thản Chi nghe A Tử khen mình gã, gã cảm thấy cõi thấy cõi lòng được an ủi rất nhiều trước khi nhắm mắt, gã dập đầu lạy hai lạy rồi nói:

- Ða tạ cô nương!

Nhưng ai mà chả có lòng ham sống sợ chết.
Du Thản Chi không muốn bó tay chịu chết gã nghĩ đến bữa trước bị rắn rết cắn, nhờ phép vận công của nhà sư trong đồ hình mà thoát chết, bữa nay gã lại đem cách đó ra thử.
Gã đứng vững hai chân, cuối mình luồn đầu qua hai chân rồi thò tay phải vào trong lọ, đồng thời tâm niệm một sợi chỉ vàng xâu trong người nhà sư vẽ trên hình đồ.

Ðột nhiên ngón trỏ thấy hơi ngứa ngáy, một luồn khí lạnh chui vào trong tâm.
Gã đã chuẩn bị từ trước, tâm tâm niệm niệm vào đường chỉ vàng, quả nhiên thấy luồng khí lạnh đi theo mạch lạc hẳn hòi, đúng như luồng sợi chỉ vàng mà hắn đang để tâm suy nghĩ. Luồng khí lạnh từ trong tâm ra ngón tay rồi lại về cánh tay... Sau cùng chuyền lên đỉnh đầu...

Luồng khí lạnh này nhỏ xíu nhưng lạnh vô cùng, Du Thản Chi phải nhẫn nại lắm mới chịu nổi!

A Tử thấy kiểu cách của Du Thản Chi vừa lấy làm lạ vừa buồn cười, nàng động tính hiếu kì lại gần coi thì thấy con tằm kia đang cắn chặt đầu ngón tay trỏ Du Thản chi. Mình con tằm trong suốt như thủy tinh, nàng trông thấy rõ một dây máu do miệng tằm hút vào, chạy qua mé tả, sang mé hữu, đưa ra miệng rồi trở về người Du Thản chi.

Từ đầu sắt cho đến quần áo cùng chân tay gã đều bao phủ một màn sương bạc.

A Tử lẩm bẩm gã này chết rồi! Trong mình người sống có một luồng nhiệt khi phát ra thì khi nào sương đóng thàng băng thì được.

Nàng lại thấy trong mình con tằm vẫn có máu chuyển động rõ ràng đó là chưa hút hết sức. Nàng định chờ cho nó no lăn rồi mới đập chết lấy huyết luyện công. Nàng để hết tâm trí chăm chú theo dõi cuộc diễn biến.
Ðột nhiên trên mình con tằm có một luồng nhiệt khí toát ra.

A Tử còn đang kinh hãi bỗng nghe"tạch"một tiếng, con tằm từ ngón tay Du Thản Chi rớt xuống.
Trong tay A Tử đã cầm sẵn một cây côn gỗ, liền đập xuống.

Con tằm này bản tính rất linh mẫn, chính ra khó lòng đánh trúng nó. Dè đâu nó rơi xuống đáy lọ rồi ngửa bụng lên, cựa quậy một lúc mà không sao trở mình lên được nên cây côn của A Tử vừa đánh xuống con vật đã nát nhừ.

A Tử cả mừng, A Tử vội mừng vội thò tay vào lọ lấy nước trấp dịch trong mình con tằm xoa vào hai bàn tay, rồi nhắm mắt vận công cho huyết dịch thấm vào tay. Nàng biết rằng con tằm này là vật chi bảo không phải một lúc mà tìm được ngay, nên nàng lấy nước đó sát hết lần này đến lần khác để luyện công, kì cho đến lúc khô kiệt mới thôi.

A Tử vất vả nửa ngày trời, bây giờ nàng mới duỗi chân đứng dậy vãn thấy Du Thản Chi đứng kiểu đó, và khắp người chỗ nào cũng phủ một làn sương đóng lại trắng xóa. Nàng lấy làm kinh dị, đưa tay sờ vào người gã thì thấy giá buốt vô cùng, phải co lại ngay. Quần áo gã cũng đều đóng băng cứng nhắc.

A Tử chẳng hiểu ra sao, ngơ ngác đứng nhìn gã hồi lâu mới bỏ đi.


Hôm sau A Tử đến thiên điện xem thấy Du Thản Chi vẫn đứng nguyên như cũ, băng giá đóng lạitrên người gã dày thêm một lớp nữa.

Nàng vừa kinh hãi vừa buồn cười cho gọi Thất Lý đến, sai y đem xác Du Thản Chi đem chôn.

Thất Lý dẫn mấy tên quân Khất Ðan khiêng xác Du Thản Chi bỏ vào xe ngựa.
A Tử dặn Thất Lý chôn cất cẩn thận. Nhưng gã Thất Lý chẳng buồn cất công đào lỗ chôn táng, ném xác Du Thản Chi xuống khe nước rồi trở về thành.

Không ngờ cái tính lười nhác của Thất Lý lại cứu được mạng sống của Du Thản Chi.

Nguyên ngón tay gã bị con tằm cắn, đáng lí ra phải dùng phép vận công trong Dịch cân kinh để giải độc.
Pho dịch cân kinh do thủ bút của Ðạt ma lão tổ để lại. Trong kinh này truyền cho những người có nội công tối cao theo phép mà làm.
Du Thản Chi sau khi bị con tằm hút máu, máu lại nhập về ngón tay vào huyết quản, đồng thời đem những tinh hoa của con vật độc nhất thiên hạ là con tằm giá lạnh kia đưa vào thân thể. Giả tỷ gã đã luyện hết toàn bộ pháp quyết trong Dịch Cân Kinh thì gã có thể đẩy chất độc ra ngoài. Nhưng gã chỉ nhìn theo tranh vẽ rồi theo phép hàng công, chất độc vào rồi không biết cách trụt ra chứa chất độc con tằm vào trong người.
Chất kịch độc này thuộc loại âm hàn, thêm vào đó những chất độc khác của con rết, nhện, rắn... đã chứa sẵn trong người gã.
Mấy chất độc chồng chất lên làm cho gã chết cứng.

Giả tỷ, Thất Lý đem xác gã chôn xuống đất thì mấy trăm năm sau xác lão vẫn cứng đơ, chưa chắc đã tiêu hóa được. Ðằng này xác gã hất xuống suối, từ từ chảy xuôi, chảy được chừng hai mươi dặm thì dòng nước đến chỗ quanh co và chật hẹp xác gã bị vướng đám lau sậy. Chẳng bao lâu nước quanh chỗ gã đóng lại thành băng trông tựa hồ xác gã đã đưa vào quan tài bằng thủy tinh.

Nước suối tiếp tục cọ sát không ngớt, làm cho khí lạnh trong người Du Thản Chi giảm xuống dần dần rồi sau cùng khối băng quanh người lão từ từ tan ra.

May mà đầu gã chụp lồng sắt, chất sắt mau nóng mà cũng mau lạnh. Vì thế nước bọc trong ngoài lồng sắt tan trước.

Du Thản Chi bị nước tràn vào miệng ho một lúc, đầu óc tỉnh táo lại. Gã từ lòng suối bò lên, toàn thân còn lại những mảnh băng chạm vào nhau lách cách.
Gã mơ màng như người đang nằm mộng tỉnh giấc.

Lúc người bắt đầu lạnh cứng, không phải gã chết tri giác. Có điều bị băng đóng chặt chung quanh không sao nhúc nhích được.


Du Thản Chi ngồi bờ suối nhớ lại, mình đối với A Tử hết dạ trung thành, nguyện đem thân nuôi trùng độc cho nàng luyện công. Thế mà mình chết rồi. A Tử tuyệt không một tiếng thở dài.

Gã bị băng đóng chung quanh người trông ra rất rõ. Gã thấy A Tử hớn hở tươi cười lấy huyết con tằm ra đổ trên bàn tay luyện công. Gã nhìn thấy A Tử ngoẹo cổ, nhìn xác mình, dường như cái chết của mình khiến nàng thú vị tuyệt không có chút gì là thương tiếc mình.

Gã tự nhủ: "con tằm kia đủ chất độc, nó đánh ngã bao nhiêu loại trùng độckhác. Cô nương lấy huyết dịch nó luyện vào bàn tay chắc là môn độc chưởng luyện xong rồi. Nếu mình về xem nàng...

Ðột nhiên người gã run bắn lên, gã lẩm bẩm:

- Cô nương mà thấy mặt mình, chắc đem mình ra thử độc chưởng, nếu độc chưởng luyện xong thì chỉ một chưởng thì mình toi mạng. Nếu chưa thành thì nàng bắt mình đi bắt trùng độc cho đến khi nào luyện xong độc chưởng, rồi bấy giờ lại thử chưởng thì mình cũng hết sống. Ðằng nào cũng chết, mình trở về đó làm cóc gì.

Gã đứng dậy nhảy lên mấy bước cho những hòn băng còn đọng ttrên người hay trong quần áo rơi hết ra rồi tự hỏi:

- Ta biết đi đâu bây giờ?

Còn đang phân vân bỗng nghe tiếng cười khanh khách như tiếng nhạc vàng thuận theo chiều gió đưa lại rồi thanh âm một thiếu nữ thỏ thẻ nó:

- Tỉ phu ơi! Lâu nay tỉ phu không đi chơi với tiểu Muội, bây giờ du ngoạn lâu thêm một chút không được sao?

Giọng nói trong trẻo ỏn thót này có lẫn cả phần cám dỗ không phải A Tử thì còn ai vào đây? Du Thản Chi cả kinh nghĩ:

- Làm sao cô nương ấy đến được đây? Dường như nàng đi với Kiều Ðại vương?

Tiếp theo là tiếng vó ngựa dồn dập, hai con ngựa từ đàng xa phóng tới. Du Thản Chi nhìn bốn phía không thấy chỗ nào ẩn lánh được, gã đành co rúm người lại, nằm phục đám cỏ rậm sau gốc cây, gã vừa cử động một cái thì Kiều Phong trông thấy ngọc cỏ phất phơ đằng xa, liền nói:

- A Tử trong đám cỏ rậm sau cây kia có con dã thú, chưa hiểu là chó sói hay hươu nai.

A Tử cười nói:

- Mắt tỉ phu tinh thật! Còn ở xa thế mà đã trông rõ.


Nói xong phóng ngựa lại gần, vẫn còn e con thú chạy trốn mất, khi hai người cách bụi cỏ vừa tầm mũi tên, bỗng nghe: "vèo" một mũi tên bắn ra, Du Thản Chi không dám nhúc nhích, đành gửi tính mạng cho số trời, may mà Kiều Phong cùng A Tử không trông thấy rõ, mũi tên say xít qua đầu, cắm vào gốc cây. Giả tỉ tên trúng vào lồng sắt thì dù gã không đến nỗi bị thương nhưng tên chạm vào bật ra tiếng vang, tất Du Thản Chi bị lộ tung tích.

Lại khéo làm sao trong đám cỏ này có hai con thỏ rừng.
Phát tên A Tử bắn tới, chúng kinh hãi phải chạy ra bon bon chạy trốn về phía trước.

A Tử cười nói:

- Chà chà! Phen này tỉ phu trông sai rồi! Chỉ có hai con thỏ làm gì có chó sói, với hươu nai?

Nói xong giục ngựa tiến lên. Véo véo!
Hai mũi tên bay ra, cặp thỏ trúng tên ngã quay.

A Tử ngồi trên ngựa nhặt lấy hai con thỏ thì bất thình lình bên kia bờ suối có tiếng người hỏi:

- Tiểu cô nương! Cô nương có thấy con hàn độc trùng của tôi đâu không?

A Tử ngẩn đầu lên thì thấy người gọi mình là một nhà sư hình dong cổ quái.
Nhà sư này thấp lủn thủn mà béo chùn béo chụt, người tròn ủng chẳng khác nào một quả bóng khổng lồ.


Du Thản Chi nấp trong đám cỏ rậm cũng trông rõ thì đúng là Tam Tĩnh hòa thượng ở sau vườn rau chùa Mẫn Trung. Con tằm kia được nhà sư này nuôi. Y gọi là Hán Ngọc trùng thì đúng là tên thực của con tằm.
Gã lẩm bẩm:

- Con tằm đó đã bị cô nương đập chết rồi. Nhà sư này hỏi lại đúng cô ta!

Bỗng thấy A Tử ngẩn người ra rồi cười khanh khách nằm phục xuống lưng ngựa không ngẩng lên nữa.

Tam Tĩnh nổi giận nói:

- Ta có con tằm trắng, hễ nó đi đến đâu là cây cỏ cháy đến đó. Mi có trông thấy không? Cớ sao lại cười?
A Tử nhìn Kiều Phong nói:

- Tỉ phu coi kìa! Quả bóng khổng lồ tròn ủng kia có đáng buồn cười không?

Kiều Phong nghiêm mặt nói:

- Tuồng con nít nói năng chẳng biết điều kính trọng, không được vô lễ với đại sư phụ.

Ông thấy Tam Tĩnh tướng mạo kì dị, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông đồng, rõ ràng là một tay bản lãnh cao cường, lại nghe nhà sư đi tìm con Hàn Ngọc trùng chi chi thì biết ngay là không phải vật tầm thường.

A Tử nói:

- Ðại hòa thượng ơi! Hòa thượng nuôi con tằm đó ư?

Tam Tĩnh vội nói:

- Phải rồi! Phải rồi! Tôi đem nó từ núi Côn Luân đường xa muôn dặm tới đây. Cô nương đã nhìn thấy nó, xin làm ơn trỏ đường cho.

A Tử nói:

- Con tằm đó đi qua đâu thì có một vệt đen kéo theo phải không? Mình nó lạnh vô cùng nên bất luận cái gì xung quanh đều đóng lại thành băng, có đúng không?

Tam Tĩnh nói:

- Ðúng rồi! Ðúng rồi! Không sai một li nào hết.

A Tử cười nói:

- Hôm qua tôi thấy con tằm đó đánh nhau với con rết, và bị rết cắn chết rồi.

Tam Tĩnh tức giận nói:

- Thúi lắm quân chó đẻ! Con Hàn ngọc Trùng của ta là vua độc trong thiên hạ. Bất luận rắn độc hay trùng độc nào thấy nó cũng đều sỡ hãi không dám nhúc nhích, có lí đâu bị rắn cắn được?

A Tử thấy lão nói thô tục thì càng chọc tức thêm:

- Thầy chùa không tin thà thôi. Hôm qua tôi cũng thấy một con tằm lớn trong suốt như thủy tinh, thấy hình dạng cổ quái nên giẫm chết rồi! Tam Tĩnh nhảy chồm lên một cái đã xa hơn trượng trông chẳng khác chi quả bóng bật lên trên không.
Lão cất tiếng chửi:

- Tổ mẹ mười tám đời nhà ngươi! Con Hán Trùng Ngọc của ta linh hoạt như gió, nếu mi không có thuốc kị thì làm sao chế phục được nó. Mi chưa dẫm vào nó thì nó đã cắn ngươi toi mạng rồi.


A Tử thò tay vào bọc, lấy ra gói nhỏ. Nàng mở gói ra thì đúng là xác con tằm kì dị đó. Con tằm này bị côn gỗ đập chế huyết dịch phọt ra còn đọng đóng lại thành băng cứng đờ.

Nguyên A Tử biết xác con tằm này chắc còn có chỗ dùng được việc, nên gói lại đem theo.

Tam Tĩnh thấy con tằm quí của mình quả nhiên đã chết rồi. Sắc mặt lão nhợt nhạt như xác chết trôi. Người lảo đảo, đột nhiên lão nằm phục xuống đất khóc rống lên một hồi rồi bất thình lình đưa tay ra cướp lấy xác con tằm ôm vào lòng vừa khóc vừa nói:

- Con ơi! Ta trăm cay nghìn đắng đưa con từ núi Côn Luân đến đây. Con không nghe lời ta, một mình đi du ngoạn để con tiện tì kia dẫm chết!

Lão càng khóc càng thê thảm, sau nghẹn ngào khóc không ra tiếng nữa.

A Tử vỗ tay cả nói:

- Hay quá! Hay quá!

Kiều Phong là người hiểu rộng biết nhiều, ông chắc chắn nhà sư không để yên ông cầm cương ngựa toan đứng chắn trước người A Tử để hộ vệ cho nàng rồi hãy kiếm lời từ tạ nhà sư.
Nào ngờ Tam Tĩnh đại sư chưa dứt tiếng khóc đã nhảy vọt lên như quả bóng nhằm lao xuống A Tử.

Nhà sư nhảy cực kì mau lẹ, như Kiều Phong ngồi trên ngựa chưa chạy được đến A Tử thì lão đã nhảy bổ tới nơi.

Kiều Phong nghe tiếng gió cấp bách, vội la lên:

- Chớ đánh chết người!

Tay trái ông nắm lấy sau lưng A Tử nhấc bổng nàng lên ngồi trước mình.
Bỗng nghe tiếng binh một cái." Trái bóng thịt"Tam Tĩnh đụng vào con ngựa của A Tử. Con ngựa bị hất ra xa ngã kềnh xuống đất chết ngay lập tức.

A Tử sợ tái mặt không ngờ lão hòa thượng hình thù cổ quái mà uy mãnh đến thế.

Tam Tĩnh đụng vào làm chết con ngựa của A Tử rồi người bật lên như cái lò xo xoay sang A Tử.

Kiều Phong hích vào hai bên vế đùi cho ngựa nhảy tung lên để tránh nhưng Tam Tĩnh vọt lại quá nhanh mà ngựa nhảy chậm hơn.
Kiều Phong xem chừng nguy hiểm đến nơi.
Nhà sư chồm tới uy lực dũng mãnh ghê gớm. Nếu muốn chống lại phải phóng chưởng ra. Song ông lại nghĩ Rõ ràng A Tử có lỗi đạp chết con tằm quý của người ta. Bên mình đuối lí, chẳng lẽ cậy mạnh hiếp người.
Ông liền tay trái ôm lấy A Tử phi thân nhảy ra ngoài yên ngựa một quãng xa chừng hai trượng." Binh"một cái Tam Tĩnh đã nhảy xổ xuống con ngựa Kiều Phong.
Lần này lảo nhảy mạnh hơn, con ngựa bật văng đi đúng vào cây xuyên qua bụng, ruột gan cùng máu tươi chảy ra lênh láng.

Tam Tĩnh thản nhiên nhằm Kiều Phong cùng A Tử xông tới.
Kiều Phong rất lấy làm kinh dị, ông lẩm bẩm:

Thế võ của nhà sư đem thân mình để choảng và người quả là ít thấy. Nhưng lão cứ dùng tấm thân bằng da bằng thịt để nhảy xổ vào, gặp người cầm khí giới há chẳng uổng mạng?

Ông thấy nhà sư vẫn tiếp tục nhảy xổ vào mình.
Lần này ông không tránh nữa cất tiếng nói:

- Xin hòa thượng đừng bức bách tôi nữa, để tôi có lời nói lại với hòa thượng.

Tam Tĩnh chỉ cách ông không quá ba thước. Nhà sư nghe ông nói câu này đột ngột tung mình lên trên ba trượng xoay lốc ba vòng.

Kiều Phong ôm lấy A Tử lùi sau hai bước.
Tam Tĩnh lẹ làng hạ mình xuống. Vai lão vừa chạm đất, lập tức lão trào mình tiến đến chân Kiều Phong la lớn:

- Trả con tằm ta đây! Trả con tằm ta đây!

Thân pháp này so với địa đường quyền thường thấy trong các phái võ thật khác xa. hai chân lão co lên như quả bóng khổng lồ lă tròng trọc đến nơi.
Kiều Phong nghĩ thầm:

- Nhà sư này thật là kì cục. Ðánh nhau với người mà dùng thế này sao được. Ông nhảy sang bên hai bước. Vừa nhảy vừa liếc mắt xuống thấy phấn vàng rơi rụng đầy mặt đất.


Ông là người linh cơ mau lẹ, tuy chưa biết thứ phấn vàng này có điều chi lạ, nhưng rõ ràng không phải có từ trước, mà đúng là nhà sư trong lúc cử động tay chân đã rắc ra. Nếu mình dẫm vào e mắc bẫy. Ông quát ra một tiếng phóng chân đá ra, người nhảy vọt lên ôm A Tử nhảy theo, không chịu dẫm chân xuống phấn vàng.

Nguyên thứ phấn này là thứ phấn độc của Tam Tĩnh rắc ra. Nếu Kiều Phong dẫm phải, phấn bay tung lên thì ông cùng A Tử sẽ hít phải và lập tức toàn thân nhũn ra rồi để cho kẻ địch muốn băm vằm thế nào cũng được.

Tam Tĩnh ghê cho Kiều Phong rất linh cơ, lão thấy ông sắp mắc vào bẫy, thế mà đang lúc nguy nan ông lại nhảy vọt lên tránh khỏi. Lão đã nhảy bật lên như cái lò so nhằm Kiều Phong bổ tới. Lão chắc mẫm dù võ công Kiều Phong cao cường đến đâu nhưng tay ẵm một người nhảy lên một lần rồi, hẳn không thể nhảy lên cái thứ hai. Chỉ cốt sao cho hai người ngã lăn ra là xong. Trong mồm miệng lão đã để thuốc độc sẵn, còn đối phương nhất địng trúng độc.

Kiều Phong thấy nhà sư lại nhảy tới không tránh được nữa liền khẽ đưa chân trái đập vào trái bóng thịt , để mượn đà nhảy ra chỗ khác.

Tam Tĩnh dùng hết sức bình sinh nhảy lại, mà Kiều Phong đã hất trở về. Lúc toàn thân lão bị đá hất lên, khác nào như gốc cây từ trên không rớt xuống, lão không tự chủ được duỗi hai chân ra. Chân rớt xuống đất đá "binh"một tiếng, chẳng khác nào đóng cọc xuống đất. Ðầu gối không co lại được, sức nặng toàn thân đè xuống cái ống chân nhỏ bé kêu rắc rắc, hai ống chân đã bị gãy rồi.

Kiều Phong đạp vào người nhà sư, bản ý chỉ cốt lấy đà nhảy ra chỗ khác tránh chất độc. Ông không ngờ đến cách luyện nội công kì dị của nhà sư này. Nội lực không ăn ý với kinh mạch. Thân thể lúc ở trên không, lại không thành ý định của người.

Kiều Phong thấy hòa thượng gãy hai chân trong lòng rất ân hận, ông nói với nhà sư:

- Ðại sư đừng có nhúc nhích. Nằm yên đấy chờ tôi gọi người đến đưa đại sư về quý tự. Ðại sư ở chùa nào?

Tam Tĩnh nhịn đau hồi lâu rồi mới nói:

- Cha mi khắp thiên hạ đâu chả là nhà? Việc gì mi phải hỏi cha mi trụ trì chùa nào? Ta gãy chân thì tự biết điều trị. Mi còn giả vờ nói đãi lòng làm chi?

Kiều Phong nói:

- Nếu đại sư đã tự chữa được lấy cho mình thì còn gì hay bằng! Tại hạ họ Kiều tên Phong, đại sư muốn báo thù thì đến Nam Kinh tìm tại hạ.

Ðoạn ông quay sang A Tử:

- Chúng ta về thôi!

A Tử cũng nhìn Tam Tĩnh thè đầu lưỡi ra, lấy ngón tay chỉ vào má mà nói:

- Tại hạ họ Ðoàn tên Tử, đại sư muốn báo thù thì đến thành Nam Kinh tìm tại hạ!

Nói xong cầm tay Kiều Phong dắt đi.

Du Thản Chi nấp trong bụi rậm, ngó trộm tấn kịch vừa rồi, trong lòng kinh hãi. Gã thấy A Tử đi khỏi tuy cũng hơi yên tâm nhưng bâng khuân ngơ ngẩn như người mất hồn. Nhất là gã thấy A Tử nắm tay Kiều Phong ra chiều thân thiết thì trong lòng càng uất hận buồn rầu.

Bỗng gã nghe Tam Tĩnh kêu:

- Nước! Nước! Ta khát nước quá!

Du Thản Chi nghĩ thầm: "Con tằm đó là do ta bắt cắp về cho cô nương làm lụy đến nhà sư này, nay y lại gãy chân, mình thật áy náy quá."

Gã nghe lời nhà sư đòi uống nước liền từ trong bụi chui ra nói:

- Ðại sư chờ một chút tôi lấy nước cho.

Tam Tĩnh quay lại coi thấy gã mặt sắt hình thù quái dị thì giật nảy mình lên hỏi:
- Mi là người hay là quỷ sứ?

Du Thản Chi nhăn nhó cười không trả lời, gã nói:

- Tôi đi lấy nước đây!

Gã chạy ra suối gần đấy, hai tay vốc nước từ từ để vào miệng nhà sư.
Nhà sư uống nước rồi nói:

- Chưa đủ, còn khát lắm!

Du Thản Chi nói:

- Ðược rồi!

Ðoạn lại vốc nước nữa cho đại sư uống.
Nhà sư hết khát rồi, gã nói:

- Ðại sư không đi được, từ đây về chùa Mẫn Trung cũng không bao xa, ta cõng đại sư đi!

Tam Tĩnh trố mắt nhìn Du Thản Chi xem cử động, còn thì gã đã chụp cái lồng sắt không trông thấy rõ chân tướng.

- Sao mi biết ta là hòa thượng chùa Mẫn trung?

Du Thản Chi chột dạ nghĩ thầm: "Hỏng bét! Mình thò đuôi ra mất rồi!" Gã đành hàm hồ nói:

- Gần đây chỉ có một chùa Mẫn Trung là ngôi chùa lớn. Tại hạ nghĩ đai sư ở chùa đó.

Tam Tĩnh nói:

- À! Thằng này thông minh đấy! Ta không cần mi cõng. Ở vườn sau chùa Mẫn Trung ta có cái bầu đựng rượu thuốc trị thương rất linh nghiệm. Ta phiền mi tới đó đem ra đây cho ta.

Du Thản Chi lấy làm kì hỏi:

- Trong vườn rau còn có cái bầu nữa ư? Thế cái bầu kia...

Ba tiếng "cái bầu kia" vừa ra khỏi miệng, gã biết mình dại rồi nên im bặt không nói sao nữa.

Tam Tĩnh cũng nói:

- Ủa! Ta hồ đồ mất rồi! Cái bầu ấy không thấy nữa. Ta nhờ mi cõng ta về vậy.

Du Thản Chi nói:

- Ðược!

Từ chổ bờ suối đã trông thấy mái chùa Mấn Trung, bất quá cũng chừng hơn một dặm, Du Thản Chi cúi xuống cõng nhà sư rồi cất bước.

Gã mới đi được bảy tám bước, bỗng thấy mười đầu ngón tay nhà sư cứng như sắt chạm vào cổ mình mỗi lúc một nghẹt thở.


Du Thản Chi cả kinh, gã cố hết sức hất Tam Tĩnh xuống đất.
Nào ngờ hai chân nhà sư quặp lấy lưng gã.
Lúc hất nhà sư ra thì thấy lưng mình đau đớn kịch liệt.
Bỗng nghe Tam Tĩnh hỏi: Cái bầu rượu ta có phải thằng lõi này đánh cắp không? Thằng giặc non! Mi đã lấy trộm uống lại ăn cắp luôn cả bầu rượu nữa nghĩa làm sao?

Du Thản Chi đang bị nhà sư nắm giữ, đành cãi liều:

- Không phải! Tôi không lấy bầu rượu của đại sư đâu.

Tam Tĩnh nói:

- Mi vừa nghe ta nói trong vườn rau còn cái bầu rượu đã tỏ ra sửng sốt. Mi có tật giật mình. Cái bầu của ta không phải mi lấy cắp thì ai vào đây?

Du Thản Chi không thấy nhà sư đề cập đến con tằm thì nghĩ bụng:
- Lấy cắp cái bầu thì chẳng chi quan hệ.
Hơn nữa cũng không còn cách nào cãi được, gã đáp:

- Thôi được rồi! Nếu tại hạ có ăn cắp cái bầu của nhà sư thì để tại hạ về lấy trả là xong.

Tam Tĩnh cười ha hả rồi đột nhiên khóc rống lên, nghẹn ngào hỏi:

- Thằng giặc con này! Lúc mi ăn cắp cái bầu rượu của ta ngươi có thấy đứa con quý báu của ta là "Hàn Ngọc Trùng" không?

Du Thản Chi đáp:

- Không thấy! Tại hạ chỉ thấy ở dưới đất có vẽ một vòng tròn chứ không thấy gì hết.

Tam Tĩnh nói:

- Hỡi ôi! Nó không giữ bổn phận bỏ trốn đi bị người ta đánh chết rồi! Thằng giặc này đi về phía Ðông?

Du Thản Chi hỏi:

- Sao lại đi về phía Ðông?

Nhà sư hai tay bóp chặt cổ gã nói:

- Ta bảo ngươi đi về phía Ðông thì ngươi đi về phía đó. Sao còn hỏi lôi thôi?

Du Thản Chi bị Tam Tĩnh bóp cổ đau quá đành đi về hướng Ðông.

Nhà sư này tuy thấp lùn nhưng béo chụt nên người y nặng quá, Du Thản Chi chỉ đi được vài dặm là thở hồng hộc, gã phều phào nói:

- Tại hạ mệt quá không đi được nữa rồi, ngồi nghĩ chút xíu đi.

Tam Tĩnh tức mình nói:

- Ta bảo ngươi nghĩ đâu mà ngươi dám nghĩ? Ði mau! Ði mau!


Nhà sư vừa nói vừa kẹp hai chân vào người, tựa như người thúc vế vào lưng ngựa.

Du Thản Chi bị nhà sư thôi thúc không làm thế nào được, đành miễn cưỡng bước đi.

Lại đi thêm năm sáu dặm nữa, gã cất chan không nổi, người gã té nhào về phía trước, miệng sùi bọt giãi hồng hộc.

Tam Tĩnh hét:

- Ði mau! Ði mau!

Y vừa giục vừa đánh Du Thản Chi.

Du Thản Chi nói:

- Ðại sư có đánh chết tôi cũng không đi nổi nữa.

Tam Tĩnh nói:

- Ngươi không đi ta sẽ giết mi.

Vừa dứt lời thì phía sau có tiếng người gọi:

- Tam Tĩnh! Ngươi to gan thật! Dám trốn ra đây! Phương trượng truyền pháp chỉ sai chúng ta đi bắt ngươi về.

Du Thản Chi quay đầu nhìn lại thì thấy phía sau, trên đường lớn có hai nhà sư mặc áo bào xám chạuy như bay đến.
Người đi trước chính là nhà sư lớn tuổi mà gã đã gặp trong vườn rau lúc trước.

Tam Tĩnh kêu vang:

- Sư huynh ơi! Hai chân tiểu đệ bị kẻ địch đánh gãy rồi bây giờ không thể nào nhúc nhích được. Chờ cho tiểu đệ chữa xong rồi sẽ về chùa chịu tội với phương trượng.

Nhà sư đứng tuổi quát lên:

- Có người cõng ngươi trốn đến đây, thì có người cõng ngươi về chùa. Trời ơi! Người ngợm gì... mà kì quái như vậy?

Nhà sư thấy Du Thản Chi đội lồng sắt, bất giác la lên những tiếng kinh ngạc.

Còn nhà sư kia ít tuổi hơn, nói:

- Bắt luôn cả tên tà ma quỷ quái này về chùa.

Tam Tĩnh nói:

- Nếu hai vị sư huynh bắt buộc phải đưa tiểu đệ về chùa thì tiểu đệ xin tuân mệnh.

Rồi lão quát Du Thản Chi:

- Thằng giặc con này! Cõng ta theo hai vị sư huynh.
Du Thản Chi nói:

- Tôi đi không nổi nữa rồi, cần nghĩ một lúc đã.

Tam Tĩnh nói:

- Không được! Chúng ta cần phải về chùa Mẫn Trung trước trời tối.

Nhà sư đứng tuổi cũng nói:

- Phải rồi! Mau lên! Còn nghĩ gì nữa?

Nói xong liền tiện tay nhặt lấy một cành cây bên đường quật vào vai Du Thản Chi.

Du Thản Chi đau quá nghĩ thầm:
- Sao những nhà tu hành lại nóng nảy thế mà không nghe lời nói thật?
Gã đành gượng gạo đứng dậy cõng Tam Tĩnh, chân ngang đá chân xiêu, đi về lối cũ.

Hai nhà sư đi sau Du Thản Chi để canh chừng, thấy ống chân Tam Tĩnh quả bị gãy rồi, hai bàn chân lủng lẳng đưa qua đưa lại, nên chẳng cần quan tâm đề phòng.

Ngờ đâu bốn người đi đến khe núi, Tam Tĩnh đột nhiên ấn tay trái vào lưng Du Thản Chi, người y nhảy tung lên, nhắm nhà sư đứng tuổi xô lại!

Nhà sư này quát mắng:

- Mi muốn chết đó chăng?

Nhà sư không kịp rút giới đao phóng chưởng ra đánh Tam Tĩnh cũng phóng chưỏng dánh trúng vào hậu tâm nhà sư kia.

Hai chưởng giao nhau nổi lên một tiếng vang ghê rợn.

Nhà sư trẻ tuổi lùi lại một bước dùng cả song quyền đánh vào trước mặt Tam Tĩnh.

Tam Tĩnh để cánh tay trái lên cánh tay nhà sư để mượn đà người y tung lên cao tay phải phóng chưởng đánh trúng đầu nhà sư đứng tuổi.
Tiếp theo Tam Tĩnh lộn mình một vòng đã về đến trên lưng Du Thản Chi.

Du Thản Chi thấy trên lưng bỗng nhiên nhẹ bổng, thì ra Tam Tĩnh phi thân ra ngoài cự địch. Gã toan chạy trốn, nhưng chưa kịp rời khỏi chỗ cũ thì Tam Tĩnh đã bay trở về. Tay trái y nắm lấy cổ gã.

Du Thản Chi nhìn ra thấy hai nhà sư kia đầu gối nhũn ra, từ từ ngồi phệt xuống mặt nhăn nhó ra chiều đau đớn vô cùng!

Gã vừa sợ hãi vừa ngạc nhiên tự hỏi:
- Tam Tĩnh hòa thượng đánh đòn gì mà ghê gớm thế? Y mới phóng ra một chưởng mà xem chừng đối phương bị thương rất nặng!
Bỗng nghe hai nhà sư mới đến miệng thở hộc lên mình co rúm lại mình giãy dụa mấy cái rồi chết liền.

Tam Tĩnh giơ tay phải ra trước mặt Du Thản Chi ra chiều đắc ý nói:

- Mi trông rõ rồi chứ!

Du Thản Chi ngó bàn tay y thấy một ngón tay giữa đeo nhẫn. Trên mặt nhẫn chìa ra một mũi kim châm nhỏ xíu. Ðầu mũi kim châm hãy còn dính máu tươi.


Gã nghĩ một lúc rồi tỉnh ngộ ra lẩm bẩm:

- Té ra trong tay y có giấu ngầm một mũi kim châm. Mũi kim này bôi thuốc kịch độc nên hai chưởng phóng ra đánh chết luôn hai người.

Tam Tĩnh giơ mũi kim châm vào lỗ mắt Du Thản Chi hăm dọa nói:

- Mi mà không nghe lời ta, ta sẽ cho mi ăn một mũi.

Nói xong đưa hai tay trái ra nắm lấy hai xác chết nhấc bổng lên rồi quăng xuống khe núi.
Y bảo Du Thản Chi:

- Ði về hướng Ðông.

Du Thản Chi không dám cãi lời gã nghĩ đến thủ đoạn độc ác của nhà sư hổ mang vừa giết hai nhà sư kia, gã không khỏi sởn gai rùng mình.


Một luồng khí lực không biết từ đâu nhập vào chân gã làm cho gã run lẩy bẩy, nhưng bước chân rất mau hết cả mệt nhọc trông về hướng Ðông mà đi.

Lúc đó trờ xẩm tối, Du Thản Chi nghĩ bụng:
- Hai chân thằng cha này chưa nối được, chờ cho hắn ngủ say rồi mình sẽ có cơ hội chạy thoát.


Nào ngờ lúc trời tối, Tam Tĩnh bắt Du Thàn Chi đi vào bụi cỏ rồi bắt nằm xuống, y co người lại như trái bóng thịt ngồi chồm chồm lên cái lồng sắt đầu Du Thản Chi.

Một lúc sau thấy Tam Tĩnh ngáy pho pho thì ra y đã ngủ say.
Du Thản Chi nghẹt thở muốn chết, nhưng biết rằng mình chỉ khẽ động đậy một chút là Tam Tĩnh dậy ngay và mình sẽ ăn đòn.

Du Thản Chi bị"trái bóng thịt" đè lên cổ khổ sở vô cùng.
Nguyên cái lồng sắt này chụp vào đầu gã lúc còn nóng hổi, nên da đầu, da mặt gã đã dính vào lồng, không có cách nào gỡ ra được.

Tam Tĩnh ngồi trên cái lồng sắt, chỉ khẽ động đậy một cái là Du Thản Chi đau đớn vô cùng.


Sáng sớm hôm sau Tam Tĩnh lại giục Du Thản Chi cõng mình ra đi.

Tam Tĩnh xem chừng chân mình bị gãy chấp nối rồi thì năm sáu chục ngày mới đi lại bình thường.

Du Thản Chi cũng biết thế gã nghĩ đến cơ cực này càng rùng mình lẩm bẩm:

- Nếu suốt ngày, suốt đêm trong hai tháng trời mà lưng mình phải chịu đựng trái bóng thịt. dư hai trăm cân đè lên thì chịu sao nổi?


Giữa giờ ngọ hôm ấy hai người đến một thị trấn liền vào tiệm nghĩ chân ăn uống.

Du Thản Chi thấy có người đánh một đàn lừa ngựa đi qua liền nói:

- Sư phụ thuê một con lừa cưỡi há chẳng hay hơn và đi mau hơn là ngồi trên lưng tôi?

Tam Tĩnh quát mắng:

- Mi nói năng gì thế? Cưỡi ngựa cưỡi lừa làm sao tiện bằng ngồi trên lưng người? Con ngựa có đưa ta vào giường được không? Có cõng ta đi Kiều được không?

Du Thản Chi ngẫm nghĩ lời lão nói quả đúng nên không nói năng gì nữa.

Tam Tĩnh muốn gã có sức lực đi nhanh hơn, liền mua bánh cho gã ăn thật no.

Chiều hôm ấy đi về hướng Nam.



A Tử xoa tay mạnh vào nhau rồi nhìn vào lòng bàn tay thì thấy hai bàn tay vẫn đẹp như ngọc không có chút vết tích gì, mà cũng không có dấu máu dơ bẩn chi hết. Nàng biết những gì mình nghe trộm ở nơi sư phụ về phép luyện công quả đúng rồi bất giác cả mừng. Nàng cầm đỉnh ngọc lên đổ xác con rết xuống đất rồi bon bon chạy ra ngoài điện không thèm để mắt ngó Du Thản Chi nữa, tựa hồ như người đó đã thành vật vô dụng như con rết vậy.



Du Thản Chi nhìn sau lưng A Tử đi khỏi rồi cởi áo ra, thì thấy quầng đen đã chạy tới nách đồng thời một cánh tay bị ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh ngứa lan ra mau chóng chỉ trong chớp mắt, gã cảm thấy tựa hồ có đến hàng ngàn hàng vạn con kiến đang cắn rứt.


Du Thản Chi nhảy lên chồm chồm, đưa tay lên gãi. Nhưng không gãi còn khá, vì càng gãi bao nhiêu thì càng ngứa dữ dội thêmbấy nhiêu, dường như trong xương tủy và trong ruột gan đều có sâu bọ bò qua bò lại lúc nhúc.


Người bị đau còn chịu được chứ bị ngứa ngáy thì không thể nào chịu được, Du Thản Chi nhảy lên nhảy xuống la hét om sòm rồi rồi đập cái đầu sắt vào tường kêu binh binh.

Gã chỉ mong sao cho mình ngất đi không còn biết gì nữa để khỏi chịu đựng những cơn ngứa ngáy kì dị.


Du Thản Chi đập đầu một lúc nghe đánh tạch một tiếng, một vật trong bọc rơi xuống.

Ðó là gói giấy dầu tuột ra để lộ một cuốn sách giấy vàng, chính là cuốn sách chữ Phạn mà gã lượm được của Kiều Phong.


Du Thản Chi bị cơn ngứa ngáy hành hạ chẳng buồn lượm lên nữa.


Trong lúc vô tình gã trông thấy bìa sách lật ra trang đầu có vẽ một nhà sư người gầy như que củi.


Hình vẽ nhà sư này rất là kì dị , đầu luồn xuống dưới hai chân quặp lại, hai bàn tay thì nắm lấy hai chân.


Du Thản Chi đang ngứa ngáy khó chịu, chẳng còn lòng dạ nào để ý đến hình vẽ kì dị này.

Gã chồm lên nhảy xuống một hồi nữa thì cảm thấy cơn ngứa ngáy làm cho khó thở.

Gã nằm xuống đất xé hết quần áo rách tươm rồi lăn mình cho da thịt sát xuống mặt đất.

Gã gãi một hồi nữa đến trầy da chảy máu.


Trong lúc Du Thản Chi vừa lăn lộn vừa gãi tự nhiên đầu gã luồn vào giữa hai chân quặp lấy. Vì đầu gã có chụp lồng sắt thành lớn quá không ra được.


Gã đưa hai tay nắm chân định kéo rộng ra rồi hất đầu lên, song lúc này gã kiệt sức quá rồi, không nhúc nhích được nữa tạm dừng tay thở lên hồng hộc.


Ngẫu nhiên cuốn sách bày ra trước mắt kiểu hình vẽ nhà sư gầy trong cuốn sách giống như kiểu gã đang ngồi.

Trong lòng gã vừa kinh ngạc lại vừa buồn cười. Kì dị ở chỗ gã ngồi kiểu này tuy vẫn ngứa như cũ nhưng hơi thở nhẹ nhàng hơn. Vì vậy nên gã không muốn rút đầu ra khỏi chân mà cứ để nguyên vậy gục xuống đất.


Gã gục đầu như vậy thì hai mắt càng gần sách hơn. Gã nhìn lại ảnh nhà sư đột nhiên thấy người trong tranh vẽ có những sợi dây rất nhỏ. Vì sách cũ quá, màu giấy đã vàng khè và xám xịt, nên chẳng thấy gì.


Du Thản Chi cảm thấy tay mặt ngứa một cách kì lạ, mắt gã cũng ngẫu nhiên nhìn vào cánh tay phải nhà sư trong đồ hình, bỗng thấy từ cánh tay này có sợi dây nhỏ thông lên đến cổ họng rồi chuyền xuống trước ngực đi vòng vèo đưa ra hai vai rồi lên đến đỉnh đầu.


Du Thản Chi nhìn sợi dây nhỏ đó thì trong lòng tự nhiên cảm thấy tựa hồ như tay phải ngứa ghê gớm, có một luồng hơi ấm áp đi theo những đường như sợi dây, từ cổ họng xuống trước ngực rồi từ hai vai đến đỉnh đầu, dần dần biến mất.


Gã tiếp tục đưa luồng tư tưởng theo những đường chỉ trong đồ hình mấy lần và mỗi lần đều thấy một luồn khí ấm thông vào đầu óc, rồi cánh tay đang ngứa cũng bớt dần đi.


Du Thản Chi cảm thấy rất là kì lạ, gã chẳng hoài công suy xét nguyên do tại sao? Chỉ cho luồng tư tưởng tiếp diễn như vậy đến ba mươi mấy lượt. Cánh tay chỉ còn hơi ngứa gã làm thêm mười lần nữa thì từ cánh tay cho đến bàn tay không còn thấy gì nữa.

Bấy giờ gã mới rút đầu ra khỏi đôi chân.

Gã giơ bàn tay lên xem thì những quầng đen trên tay cũng đều biến mất.


Du Thản Chi đang mừng rỡ bỗng la lên:


- Chao ôi! Thôi hỏng rồi! Nọc rết kịch độc đã chuyền vào mình cả rồi.




Nhưng dù sau gã hết được cơn ngứa kì dị đã thấy đỡ khổ, còn những mối lo gì hãy bỏ đó. Gã lẩm bẩm:


- Việc đời kể ra cũng lạ, mình ngẫu nhiên đưa đến kiểu ngồi như hòa thượng này là nghĩa làm sao? Phải chăng đó là ý trời?




Thật ra hình vẽ trong sách là một diệu pháp để trút bỏ những mối ưu phiền trong lúc luyện công.


Du Thản Chi đang rất khổ sở đến cực độ biến diễn ra cách đó chứ không phải do sự ngẫu nhiên mà gặp.


Nên biết rằng "Vướng cổ thì ho, ăn no quá thì mửa." Ðó là tính cách tự nhiên của con người. Du Thản Chi đang lúc ngứa ngáy khổ sở thì gục đầu xuống cũng chỉ là một tập quán tự nhiên chẳng có gì lạ. Có điều cuốn sách rớt xuống lại tự nhiên mở ra đúng tranh đó thì quả là một sự ngẫu hợp... Còn bao là ý trời ban phước hay gieo họa thì còn khó mà biết được.


Du Thản Chi ngơ ngẩn một lúc, gã mệt quá lăn ra ngủ.




Sáng sớm hôm sau, gã vừa thức giấc mở chăn ra đã thấy A Tử lật đật đi vào điện.

Nàng thấy Du Thản Chi thân thể lõa lồ bộ dạng kì quái thì la lên một tiếng kinh ngạc rồi hỏi:


- Mi vẫn chưa chết ư?


Du Thản Chi giật mình rồi vội kéo chăn trùm lên che mình rồi đáp:


- Tiểu nhân chưa chết.


Rồi gã lẩm bẩm:


- Té ra nàng tưởng mình chết rồi!


A Tử nói:


- Mi chưa chết thì hay lắm! Mau mặc quần áo rồi theo ta đi bắt trùng độc.


Du Thản Chi vâng lời ngay.




A Tử ra ngoài rồi gã nói với tên quân Khất Ðan lấy cho một bộ áo.

Tên quân Khất Ðan này thấy gã hàng ngày đi theo A Tử, ngĩ rằng gã được quận chúa thương yêu, liền kiếm một bộ y phục lành lặn sạch sẽ cho gã thay.


Du Thản Chi theo A Tử ra khỏi cung như mấy hôm.

Nàng đem đỉnh ngọc đốt hương dẫn dụ trùng độc bắt về.

Sau cùng cũng chọn một con độc nhất cho ăn tiết gà, rồi cho hút máu Du Thản Chi để đem ra luyện công.


Du Thản Chi lại chiếu theo đồ hình trong sách để hóa giải độc.


Lần thứ hai là con nhện xanh hút máu gã.

Lần thứ ba là con bò cạp lớn.

Lần nào A Tử cũng chắc là gã cũng phải chết, thế mà gã vẫn không sao, nàng không khỏi đem lòng ngờ vực.


Cuộc bắt những trùng độc của A Tử tiếp diễn sau ba tháng thì bên ngoài thành Nam kinh trong vòng mười dặm, rắn rết độc mỗi ngày một ít đi, rồi chỉ còn những con không độc mấy, không hợp ý A Tử. Càng về sau hai người càng phải đi xa thêm.




Một hôm hai người ra ngoài thành phía tây hơn ba mươi dặm.

A Tử thắp hương liệu lên chờ hồi lâu mới thấy trong đám cỏ rậm có tiếng sột soạt.

A Tử hô lên:


- Cúi thấp xuống!


Du Thản Chi vội phục xuống, thoáng nghe những tiếng phì phì.

Trong tiếng kì dị này có lẫn mùi tanh hôi, khiến người phải buồn nôn. Du Thản Chi nín thở không nhúc nhích, bỗng thấy trong đám cỏ dại rẽ ra hai bên, một con trăn lớn, mình trắng chấm đen từ phía Tây đi qua phía Ðông.


Ðầu con trăn này hai mang bành ra hình tam giác. Trên đầu nhô lên một miếng thịt sù sì.


Ở phương Bắc vốn rất ít rắn rết.

Du Thản chi chưa thấy con trăn hình thù quái dị này bao giờ. Con trăn chạy đến bên đỉnh ngọc, rồi đi vòng quanh chiếc đỉnh. Nhưng thân nó dài hơn trượng, mình to bằng cánh tay thì làm thế nào chui vào trong đỉnh được? Nó ngửi thấy mùi thơm rồi nó cứ đập cái đầu vào đỉnh"cốp cốp."


A Tử không ngờ mùi hương lại dẫn dụ cả con vật lớn đến thế. Nàng kinh dị vô cùng chưa có ý định ra sao.

Nàng khẽ bò đến bên Du Thản Chi hỏi nhỏ vào tay gã:


- Làm thế nào bây giờ? Nếu để con trăn đập vỡ đỉnh ngọc thì hỏng bét!

Du Thản Chi vừa nghe tiếng oanh thỏ thẻ lại hơi ấm lọt vào tai là một chuyện suốt đời gã chưa được thấy bao giờ.

Gã lấy làm vinh hạnh vô cùng liền đáp:


- Không hề chi! Tiểu nhân ra đuổi nó đi!


Nói xong gã đứng dậy rào bước đến gần con trăn. Con trăn vừa nghe thấy tiếng động, lập tức ngẩn đầu lên, thè lưỡi đỏ hỏn ra phun phè phè, sắp nhảy chồm lại.


Du Thản chi thấy vậy sợ hãi chưa dám tiến lên, gã toan nhặt viên đá để toan ném nó, nhưng lại sợ làm vỡ đỉnh ngọc.


Gã còn đang phân vân chưa biết làm thế nào, bỗng thấy một luồng gió lạnh thổi vào mặt, khiến gã kinh hãi rùng mình cúi đầu xuống xem thì thấy từ góc Tây Bắc có một dây lửa cháy đi tới. Chỉ trong khoảnh khắc dây lửa cháy đến trước mặt.


Lúc gần đến thì nhìn rõ không phải là dây lửa mà trong bụi cỏ có vật gì bò lại. Làn cỏ xanh gặp phải vật đó trở thành cỏ khô vàng úa trông xa như lửa cháy. Khí lạnh ở dưới chân gã mỗi lúc một lạnh buốt thêm. Gã lùi lại mấy bước thì thấy vết cỏ khô vàng đi dần dần về phía đỉnh ngọc. Con vật đó là một con tằm.


Con tằm này trắng như ngọc có ẩn hiện sắc xanh khác với con tằm thường. Nó lớn hơn con tằm thường nhiều và giống như con giun. Mình nó trong suốt như thủy tinh.


Con trăn khí thế hung hãn ngẩng đầu lên vừa thấy con tằm này thì tựa hồ như sợ lắm. Nó rút đầu lại để dấu dưới mình.





Con tằm trong suốt bò mau lạ thường qua mình con trăn chẳng khác nào cục than hồng. Nó bò đến đâu xương sống con trăn cháy thành tro đến đó. Lúc bò lên đến đầu, con trăn bị xẻ đôi tựa như một lưỡi dao rạch dọc.


Con tằm chui vào túi nọc độc bên mang con trăn để hút nọc một lát là hết ráo. Mình con tằm chướng lớn lên gấp đôi.

Ðứng xa trông chẳng khác một bình thủy tinh bên trong đựng một thứ nước xanh xanh.


A Tử vừa mừng vừa sợ khẽ nói:


- Con tằm này ghê gớm quá. Quả là ông vua trong các loại nọc độc.


Du Thản Chi trong lòng hồi hộp nghĩ thầm:


Giả tỷ con tằm này mà hút máu mình thì còn chi là tánh mạng.


Con tằm đi một vòng quanh cái đỉnh ngọc, bò qua bò lại, nó đi tới đâu thành chết đến đấy. Nhưng tựa hồ như nó biết rằng nếu chui vào trong đỉnh tất là phải chết nên chỉ quyện vòng ngoài mà thôi.


Nó quyện đi quyện lại một lúc thì bỏ đi về hướng Tây Bắc.


A Tử la lên:


- Ta phải rượt theo nó cho mau!

Nàng lấy tấm khăn đoạn ra bọc đỉnh lại rồi lên ngựa chạy theo con tằm.

Du Thản Chi lết thếch chạy theo A Tử.


Con tằm tuy nhỏ, mà nó chạy rất lẹ, cũng may là nó để vết đen lại mới biết đường mà đuổi theo, nếu không thì đã mất hút ngay từ lúc đầu.


Hai người chạy theo một mạch chừng ba bốn dặm bỗng nghe phía trước có tiếng nước chảy róc rách, thì ra đã đến bờ suối, và không thấy dấu vết đâu nữa.

A Tử nhìn sang bờ suối bên kia, cũng không thấy vết con tằm bò lên, dĩ nhiên là nó lặn xuống suối rồi. Nàng bực mình dặm chân oán trách Du Thản Chi:


- Mi phải tìm kiếm kì được bắt nó đem về cho ta, không thì đừng vác mặt về ra mắt ta nữa.


Nói xong nàng xoay mình nhảy tót lên ngựa về thành Du Thản Chi rất đỗi hoang mang, đành theo dọc bờ suối đi về phía hạ lưu để tìm. Gã đi đến bảy tám dặm đường.




Lúc trời đã hoàng hôn, đột nhiên gã thấy giữa đám bụi rậm bờ bên kia có một vệt đen thì mừng rỡ vô cùng, gọi ầm lên:


- Cô nương! Cô nương! Tiểu nhân kiếm thấy nó rồi!


Nhưng A Tử đi xa từ lâu rồi.


Du Thản chi lội xuống suối qua bờ bên kia, cứ theo vệt đen mà đi. Vệt đen này theo sườn núi đến khu thung lũng trước mắt.


Du Thản chi trong lòng phấn khởi nên chạy rất nhanh. Gã ngẩng mặt nhìn lên đầu núi có một ngôi chùa, cách kiến trúc cực kì hùng vĩ.


Du Thản chi ngẩng đầu lên trông, trước cổng chùa có tấm biển đề năm chữ lớn "sắc kiến Mẫn Trung Tự" Gã chẳng còn lòng nào mà ngắm phong cảnh miếu điện, chỉ lủi thủi theo vệt đen bên sườn núi mà đi quanh co mấy chỗ ở phía sau.


Bỗng trong chùa có tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng mõ và tiếng tụng kinh. Chư tăng đang bận khóa lễ, thanh âm nhộn nhịp dường như khá đông người.


Du Thản Chi từ khi trên đầu chụp lồng sắt, đã tự thẹn với hình thù kì dị của mình, không dám xuất hiện trước mặt mọi người. Gã sợ chư tăng trông thấy, liền men theo chân tường lầm lũi mà đi. Gã thấy vệt đen đi qua một khu bùn lầy rộng lớn rồi ra đến khu vườn rau.


Du Thản Chi mừng thầm chắc trong vườn không có người, gã chỉ cần con tằm đang ăn rau tại đó, thì bắt được ngay. Gã rảo bước đi về phía vườn rau.

Ðến chân dậu lập tức dừng bước, vì nghe trong vườn có tiếng người đang mắng nhiếc.

Gã nghe rõ:


- Mi không giữ kỉ luật, một mình bỏ đi rong chơi khiến cho lão sợ hết hồn nửa ngày trời chỉ lo mi đi rồi mất biền biệt không về nữa. Lão đem mi từ đỉnh núi Côn Luân đường xa muôn dặm tới đây, mà mi chẳng biết cái công trình khổ nhọc của lão đối với mi. Mi như vậy là mi tự hại bước tiến trình của mi đó, không còn ai thương mi nữa.





Nghe giọng người này ra chiều căm hận nhưng vẫn đầy vẻ thương yêu và kì vọng rất nhiều, chẳng khác gì lời cha mẹ dạy một đứa con bướng bỉnh hư đốn.


Du Thản Chi lẩm bẩm:


- Lão nói cái gì đem từ núi Côn Luân, đường xa muôn dặm tới đây xem chừng như lão là sư phụ hay là bộc tiền bối người nào đó, chứ không phải là phụ thân.


Du Thản Chi vừa nghĩ, vừa nép mình vào bên dậu để ngó trộm thì thấy lão đó là một vị hòa thượng.


Nhà sư này thấp lủn thủn mà béo chùn béo chụt, người tròn ủng như trái bóng. Chính ra đã là người tu hành tất nhiên đầu trọc, nhưng đặc biệt nhà sư vẫn để tóc dài, tay chân mặt mũi cũng đầy lông lá. Nhưng quần áo nhà sư mặc trên người rất là sạch sẽ, thật là chẳng nhuốm bụi trần.


Bỗng nhà sư trỏ tay xuống đất, vẻ mặt căm tức mắng nhiếc không ngớt miệng.


Du Thản chi nhìn theo tay nhà sư chỉ thì vừa kinh dị vừa mừng thầm.

Té ra nhà sư kia nào phải đang trách mắng ai đâu, mà chính đang thống mạ con tằm kì dị.


Tưởng nhà sư lùn cổ quái nhất là lão cất tiếng mắng nhiếc con tằm thì lại là một điều không thể tưởng tượng nổi.


Du Thản Chi thấy ở dưới đất con tằm đang chạy tới chạy lui dường như muốn tìm đường chạy thoát, nhưng tựa hồ như nó đụng đầu vào bức tường vô hình và lập tức rụt lại chuyển hướng.


Du Thản Chi chú ý nhìn thấy dưới đất có vạch một vòng tròn sắc vàng.

Con tằm tả xung hữu đột mà thủy chung không sao vượt khỏi cái vòng.

Bấy giờ gã mới tỉnh ngộ, lẩm bẩm một mình:


- À phải rồi! Nhà sư đã dùng một thứ thuốc để vẽ vòng tròn kia mà thuốc này lại kị với con tằm đó, khác nào rắn sợ hồng hoàng.


Nhà sư lùn nhiếc mắng một hồi rồi lấy trong bọc ra một vật gì cắn ăn ngấu nghiến, nhìn kĩ thì thấy cái đầu dê nướng chín rồi. Lão ăn một cách ngon lành. Lão móc trên đầu cột một bầu cũ kĩ và rách nhiều chỗ, mở nút ra, rồi ngửa cổ dốc bình vào miệng nuốt ừng ực một hồi.


Du Thản Chi ngửi thấy mùi thơm biết ngay bầu này đựng rượu ngon.

Gã lẩm bẩm:


- Té ra nhà sư này uống rượu ăn thịt. Xem chừng lão nuôi con tằm này và quý báu vô cùng! Mình biết làm thế nào để lấy cắp đây?


Du Thản Chi còn đang ngẫm nghĩ, chợt góc vườn bên kia có tiếng người gọi:


- Tam Tĩnh! Tam Tĩnh!

Nhà sư lùn nghe thấy giật mình hoảng hốt giấu vội cái đầu dê cùng bầu rượu vào đống rơm. Bên ngoài tiếng người kia lại gọi dồn:


- Tam Tĩnh! Tam Tĩnh! Ngươi ẩn vào đâu mà kín thế? Sao không lên cúng phật?


Nhà sư lùn vội nhắc cái cuốc chạy ra luống rau vừa cuốc vừa nói:


- Tôi còn xới rau mà! Phương trượng bảo phải ráng sức trồng rau, có được rảnh đâu mà cúng Phật?


Người kia đi lại gần.

Du Thản Chi ngó trộm thấy một nhà sư đứng tuổi vẻ mặt nghiêm trang tựa hồ như bao phủ một làn sương mờ lạnh lùng nói:


- Một ngày hai khóa cúng: sáng và chiều, ai cũng phải đông đủ. Ngươi lên dự khóa cúng xong rồi xuống xới rau.


Nhà sư thấp lùn pháp danh là Tam Tĩnh nói:


- Vâng.





Rồi bỏ cuốc theo nhà sư đứng tuổi đi ngay. Lão không dám ngoái đầu nhìn lại con tằm, tựa hồ như sợ nhà sư đứng tuổi kia phát giác.


Du Thản Chi chờ cho hai người kia đi ra rồi lắng tay nghe bốn bề vẳng lặng như tờ, gã lẩm bẩm:


- Trên chùa đang khóa cúng Phật, các nhà sư đều trên Tam Bảo, mình không đánh cắp con tằm thì biết đợi đến khi nào?


Gã liền từ chân giậu chui ra, thấy con tằm vẫn chạy lăng xăng không ngớt, bụng bảo dạ:


- Làm thế nào bắt được nó bây giờ?


Gã ngây người ra một lúc ngẫm nghĩ cách bắt con tằm, rồi chạy lại đống rơm, móc cái bầu ra, giơ lên lắc lắc, Gã thấy hãy còn đến nửa bầu rượu, gã uống liền mấy hơi, còn thừa dổ xuống vườn rau, gã từ từ để miệng bầu quay vào phía trong vòng tròn vẽ dưới đất.


Con tằm bò một lát đến miệng bầu quả nhiên chui lọt vào trong.


Du Thản Chi cả mừng bịt nút miệng bầu lại hai tay bưng bầu chui qua dậu ba chân bốn cẳng theo đường cũ chạy về.




Du Thản chi ra khỏi chùa Mẫn Trung mới được vài chục trượng thì cái bầu tiết ra khí lạnh tê người chẳng khác gì cầm một tảng băng.

Gã hết đổi bầu từ tay phải sang tay trái, rồi lại từ tay trái sang tay phải. Nhưng cái bầu lạnh thấu xương không thể nào cầm được.

Du Thản Chi để lên đầu đội thì càng lại không xong vì khí lạnh truyền qua cái lồng sắt thấu vào óc buốt không chịu nổi các mạch máu trong cơ thể hồ như đông lại không lưu thông được.


Du Thản Chi gặp tình trạng cấp bách nghĩ ra được một kế .

Gã cởi dây lưng ra buộc vào cổ bình rồi xách đi. Dây lưng không truyền khí lạnh mới cầm đi nhanh được. Hơi lạnh trong bầu chỉ tiết ra trong khoảnh khắc phía ngoài bầu một tầng sương lạnh đóng váng.


Du Thản Chi rảo nhanh về đến ngoại thành Nam Kinh thì trời đã khuya. Cổng thành đã đóng rồi gã đành phải ngủ ngoài một đêm.



Sáng sớm hôm sau gã mới vào cung Ðoan Phúc, trình A Tử là đã bắt được con tằm mang về.


A Tử nghe nói cả mừng, bỏ tằm vào trong lọ sành để nuôi.




Hồi đó đã sang tháng năm vào tiết đầu hạ khí trời ấm áp. Thế mà nuôi một con tằm bên trong điện phủ, khí lạnh trong điện mỗi lúc một lân cao chẳng mấy chốc mà bình trà chén nước đều đóng băng.


Ðêm hôm ấy Du Thản Chi ngủ tại đó, rét run lên bần bật suốt đêm không sao ngủ được.

Gã nghĩ lẩn thẩn: "Con tằm này thật là kì dị thiên hạ hiếm có. Giả tỷ cô nương cho nó hút máu mình dù chẳng bị nọc độc làm cho uổng mạng thì cũng chết cóng."


A Tử thấy con tằm phát ra khí lạnh kì dị thì biết con vật hạn hữu. Nàng tiếp tục đi bắt những rắn độc, trùng độc đem về cho đấu với con tằm. Con tằm chỉ quanh một vòng đi đủ làm cho con vật kia lạnh cóng rồi nó hút lấy chất nước trong mình con vật bị chết.


A Tử thử luôn mười mấy ngày như vậy, không còn giống trùng nào có thể chống cự được với con tằm nữa.



Một hôm A tử vào Thiên điện bảo Du Thản Chi:


- Bữa nay ta giết con tằm bóng rọng (trong suốt) kia. Mi thò tay vào trong lọ để cho nó hút máu!


Du Thản chi mấy hôm nay ban ngày lo sốt vó, ban đêm nằm mơ thấy toàn chuyện hãi hùng. Bây giờ gã thấy nàng chẳng chút rộng tình bắt mình phải hy sinh cho con tằm. Trong lòng gã siết nỗi thê lương! Cặp mắt đăm đăm nhìn A Tử nhưng gã không nói gì cũng không nhúc nhích.


A Tử ngồi xếp bằng tĩnh tâm vận nội công, hí hửng mừng thầm bụng bảo dạ:

- Ngẫu nhiên ta được vật dị bảo này về luyện Hoa Công Ðại Pháp. Sự thành tựu của ta biết đâu chẳng lợi hại hơn sư phụ ta?


Nàng giục Du Thản Chi:


- Mi thò tay vào trong lọ đi!


Du Thản Chi nước mắt tuôn rơi, quỳ xuống lạy A Tử nói:


- Cô nương ơi! Khi cô nương luyện xong độc chưởng thần công rồi, đừng quên kẻ tiểu nhân này đã chết vì cô nương. Tiểu nhân họ Du tên Thản Chi, chứ không phải là Thiết Sửu, Ðồng Sửu gì ráo!


A Tử tủm tỉm cười nói:

- Ðược rồi ngươi tên Du Thản Chi! Ta nhớ kĩ lắm! Mi đối với ta một dạ trung thành, ta coi ngươi là một đứa nô bộc trung nghĩa.

Du Thản Chi nghe A Tử khen mình gã, gã cảm thấy cõi thấy cõi lòng được an ủi rất nhiều trước khi nhắm mắt, gã dập đầu lạy hai lạy rồi nói:


- Ða tạ cô nương!


Nhưng ai mà chả có lòng ham sống sợ chết.

Du Thản Chi không muốn bó tay chịu chết gã nghĩ đến bữa trước bị rắn rết cắn, nhờ phép vận công của nhà sư trong đồ hình mà thoát chết, bữa nay gã lại đem cách đó ra thử.

Gã đứng vững hai chân, cuối mình luồn đầu qua hai chân rồi thò tay phải vào trong lọ, đồng thời tâm niệm một sợi chỉ vàng xâu trong người nhà sư vẽ trên hình đồ.


Ðột nhiên ngón trỏ thấy hơi ngứa ngáy, một luồn khí lạnh chui vào trong tâm.

Gã đã chuẩn bị từ trước, tâm tâm niệm niệm vào đường chỉ vàng, quả nhiên thấy luồng khí lạnh đi theo mạch lạc hẳn hòi, đúng như luồng sợi chỉ vàng mà hắn đang để tâm suy nghĩ. Luồng khí lạnh từ trong tâm ra ngón tay rồi lại về cánh tay... Sau cùng chuyền lên đỉnh đầu...


Luồng khí lạnh này nhỏ xíu nhưng lạnh vô cùng, Du Thản Chi phải nhẫn nại lắm mới chịu nổi!


A Tử thấy kiểu cách của Du Thản Chi vừa lấy làm lạ vừa buồn cười, nàng động tính hiếu kì lại gần coi thì thấy con tằm kia đang cắn chặt đầu ngón tay trỏ Du Thản chi. Mình con tằm trong suốt như thủy tinh, nàng trông thấy rõ một dây máu do miệng tằm hút vào, chạy qua mé tả, sang mé hữu, đưa ra miệng rồi trở về người Du Thản chi.


Từ đầu sắt cho đến quần áo cùng chân tay gã đều bao phủ một màn sương bạc.


A Tử lẩm bẩm gã này chết rồi! Trong mình người sống có một luồng nhiệt khi phát ra thì khi nào sương đóng thàng băng thì được.


Nàng lại thấy trong mình con tằm vẫn có máu chuyển động rõ ràng đó là chưa hút hết sức. Nàng định chờ cho nó no lăn rồi mới đập chết lấy huyết luyện công. Nàng để hết tâm trí chăm chú theo dõi cuộc diễn biến.

Ðột nhiên trên mình con tằm có một luồng nhiệt khí toát ra.


A Tử còn đang kinh hãi bỗng nghe"tạch"một tiếng, con tằm từ ngón tay Du Thản Chi rớt xuống.

Trong tay A Tử đã cầm sẵn một cây côn gỗ, liền đập xuống.


Con tằm này bản tính rất linh mẫn, chính ra khó lòng đánh trúng nó. Dè đâu nó rơi xuống đáy lọ rồi ngửa bụng lên, cựa quậy một lúc mà không sao trở mình lên được nên cây côn của A Tử vừa đánh xuống con vật đã nát nhừ.


A Tử cả mừng, A Tử vội mừng vội thò tay vào lọ lấy nước trấp dịch trong mình con tằm xoa vào hai bàn tay, rồi nhắm mắt vận công cho huyết dịch thấm vào tay. Nàng biết rằng con tằm này là vật chi bảo không phải một lúc mà tìm được ngay, nên nàng lấy nước đó sát hết lần này đến lần khác để luyện công, kì cho đến lúc khô kiệt mới thôi.


A Tử vất vả nửa ngày trời, bây giờ nàng mới duỗi chân đứng dậy vãn thấy Du Thản Chi đứng kiểu đó, và khắp người chỗ nào cũng phủ một làn sương đóng lại trắng xóa. Nàng lấy làm kinh dị, đưa tay sờ vào người gã thì thấy giá buốt vô cùng, phải co lại ngay. Quần áo gã cũng đều đóng băng cứng nhắc.


A Tử chẳng hiểu ra sao, ngơ ngác đứng nhìn gã hồi lâu mới bỏ đi.




Hôm sau A Tử đến thiên điện xem thấy Du Thản Chi vẫn đứng nguyên như cũ, băng giá đóng lạitrên người gã dày thêm một lớp nữa.


Nàng vừa kinh hãi vừa buồn cười cho gọi Thất Lý đến, sai y đem xác Du Thản Chi đem chôn.


Thất Lý dẫn mấy tên quân Khất Ðan khiêng xác Du Thản Chi bỏ vào xe ngựa.

A Tử dặn Thất Lý chôn cất cẩn thận. Nhưng gã Thất Lý chẳng buồn cất công đào lỗ chôn táng, ném xác Du Thản Chi xuống khe nước rồi trở về thành.


Không ngờ cái tính lười nhác của Thất Lý lại cứu được mạng sống của Du Thản Chi.


Nguyên ngón tay gã bị con tằm cắn, đáng lí ra phải dùng phép vận công trong Dịch cân kinh để giải độc.

Pho dịch cân kinh do thủ bút của Ðạt ma lão tổ để lại. Trong kinh này truyền cho những người có nội công tối cao theo phép mà làm.

Du Thản Chi sau khi bị con tằm hút máu, máu lại nhập về ngón tay vào huyết quản, đồng thời đem những tinh hoa của con vật độc nhất thiên hạ là con tằm giá lạnh kia đưa vào thân thể. Giả tỷ gã đã luyện hết toàn bộ pháp quyết trong Dịch Cân Kinh thì gã có thể đẩy chất độc ra ngoài. Nhưng gã chỉ nhìn theo tranh vẽ rồi theo phép hàng công, chất độc vào rồi không biết cách trụt ra chứa chất độc con tằm vào trong người.

Chất kịch độc này thuộc loại âm hàn, thêm vào đó những chất độc khác của con rết, nhện, rắn... đã chứa sẵn trong người gã.

Mấy chất độc chồng chất lên làm cho gã chết cứng.


Giả tỷ, Thất Lý đem xác gã chôn xuống đất thì mấy trăm năm sau xác lão vẫn cứng đơ, chưa chắc đã tiêu hóa được. Ðằng này xác gã hất xuống suối, từ từ chảy xuôi, chảy được chừng hai mươi dặm thì dòng nước đến chỗ quanh co và chật hẹp xác gã bị vướng đám lau sậy. Chẳng bao lâu nước quanh chỗ gã đóng lại thành băng trông tựa hồ xác gã đã đưa vào quan tài bằng thủy tinh.


Nước suối tiếp tục cọ sát không ngớt, làm cho khí lạnh trong người Du Thản Chi giảm xuống dần dần rồi sau cùng khối băng quanh người lão từ từ tan ra.


May mà đầu gã chụp lồng sắt, chất sắt mau nóng mà cũng mau lạnh. Vì thế nước bọc trong ngoài lồng sắt tan trước.


Du Thản Chi bị nước tràn vào miệng ho một lúc, đầu óc tỉnh táo lại. Gã từ lòng suối bò lên, toàn thân còn lại những mảnh băng chạm vào nhau lách cách.

Gã mơ màng như người đang nằm mộng tỉnh giấc.


Lúc người bắt đầu lạnh cứng, không phải gã chết tri giác. Có điều bị băng đóng chặt chung quanh không sao nhúc nhích được.





Du Thản Chi ngồi bờ suối nhớ lại, mình đối với A Tử hết dạ trung thành, nguyện đem thân nuôi trùng độc cho nàng luyện công. Thế mà mình chết rồi. A Tử tuyệt không một tiếng thở dài.


Gã bị băng đóng chung quanh người trông ra rất rõ. Gã thấy A Tử hớn hở tươi cười lấy huyết con tằm ra đổ trên bàn tay luyện công. Gã nhìn thấy A Tử ngoẹo cổ, nhìn xác mình, dường như cái chết của mình khiến nàng thú vị tuyệt không có chút gì là thương tiếc mình.


Gã tự nhủ: "con tằm kia đủ chất độc, nó đánh ngã bao nhiêu loại trùng độckhác. Cô nương lấy huyết dịch nó luyện vào bàn tay chắc là môn độc chưởng luyện xong rồi. Nếu mình về xem nàng...


Ðột nhiên người gã run bắn lên, gã lẩm bẩm:


- Cô nương mà thấy mặt mình, chắc đem mình ra thử độc chưởng, nếu độc chưởng luyện xong thì chỉ một chưởng thì mình toi mạng. Nếu chưa thành thì nàng bắt mình đi bắt trùng độc cho đến khi nào luyện xong độc chưởng, rồi bấy giờ lại thử chưởng thì mình cũng hết sống. Ðằng nào cũng chết, mình trở về đó làm cóc gì.


Gã đứng dậy nhảy lên mấy bước cho những hòn băng còn đọng ttrên người hay trong quần áo rơi hết ra rồi tự hỏi:


- Ta biết đi đâu bây giờ?


Còn đang phân vân bỗng nghe tiếng cười khanh khách như tiếng nhạc vàng thuận theo chiều gió đưa lại rồi thanh âm một thiếu nữ thỏ thẻ nó:


- Tỉ phu ơi! Lâu nay tỉ phu không đi chơi với tiểu Muội, bây giờ du ngoạn lâu thêm một chút không được sao?


Giọng nói trong trẻo ỏn thót này có lẫn cả phần cám dỗ không phải A Tử thì còn ai vào đây? Du Thản Chi cả kinh nghĩ:


- Làm sao cô nương ấy đến được đây? Dường như nàng đi với Kiều Ðại vương?


Tiếp theo là tiếng vó ngựa dồn dập, hai con ngựa từ đàng xa phóng tới. Du Thản Chi nhìn bốn phía không thấy chỗ nào ẩn lánh được, gã đành co rúm người lại, nằm phục đám cỏ rậm sau gốc cây, gã vừa cử động một cái thì Kiều Phong trông thấy ngọc cỏ phất phơ đằng xa, liền nói:


- A Tử trong đám cỏ rậm sau cây kia có con dã thú, chưa hiểu là chó sói hay hươu nai.


A Tử cười nói:


- Mắt tỉ phu tinh thật! Còn ở xa thế mà đã trông rõ.




Nói xong phóng ngựa lại gần, vẫn còn e con thú chạy trốn mất, khi hai người cách bụi cỏ vừa tầm mũi tên, bỗng nghe: "vèo" một mũi tên bắn ra, Du Thản Chi không dám nhúc nhích, đành gửi tính mạng cho số trời, may mà Kiều Phong cùng A Tử không trông thấy rõ, mũi tên say xít qua đầu, cắm vào gốc cây. Giả tỉ tên trúng vào lồng sắt thì dù gã không đến nỗi bị thương nhưng tên chạm vào bật ra tiếng vang, tất Du Thản Chi bị lộ tung tích.


Lại khéo làm sao trong đám cỏ này có hai con thỏ rừng.

Phát tên A Tử bắn tới, chúng kinh hãi phải chạy ra bon bon chạy trốn về phía trước.


A Tử cười nói:


- Chà chà! Phen này tỉ phu trông sai rồi! Chỉ có hai con thỏ làm gì có chó sói, với hươu nai?


Nói xong giục ngựa tiến lên. Véo véo!

Hai mũi tên bay ra, cặp thỏ trúng tên ngã quay.


A Tử ngồi trên ngựa nhặt lấy hai con thỏ thì bất thình lình bên kia bờ suối có tiếng người hỏi:


- Tiểu cô nương! Cô nương có thấy con hàn độc trùng của tôi đâu không?


A Tử ngẩn đầu lên thì thấy người gọi mình là một nhà sư hình dong cổ quái.

Nhà sư này thấp lủn thủn mà béo chùn béo chụt, người tròn ủng chẳng khác nào một quả bóng khổng lồ.





Du Thản Chi nấp trong đám cỏ rậm cũng trông rõ thì đúng là Tam Tĩnh hòa thượng ở sau vườn rau chùa Mẫn Trung. Con tằm kia được nhà sư này nuôi. Y gọi là Hán Ngọc trùng thì đúng là tên thực của con tằm.

Gã lẩm bẩm:


- Con tằm đó đã bị cô nương đập chết rồi. Nhà sư này hỏi lại đúng cô ta!


Bỗng thấy A Tử ngẩn người ra rồi cười khanh khách nằm phục xuống lưng ngựa không ngẩng lên nữa.


Tam Tĩnh nổi giận nói:


- Ta có con tằm trắng, hễ nó đi đến đâu là cây cỏ cháy đến đó. Mi có trông thấy không? Cớ sao lại cười?

A Tử nhìn Kiều Phong nói:


- Tỉ phu coi kìa! Quả bóng khổng lồ tròn ủng kia có đáng buồn cười không?


Kiều Phong nghiêm mặt nói:


- Tuồng con nít nói năng chẳng biết điều kính trọng, không được vô lễ với đại sư phụ.


Ông thấy Tam Tĩnh tướng mạo kì dị, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông đồng, rõ ràng là một tay bản lãnh cao cường, lại nghe nhà sư đi tìm con Hàn Ngọc trùng chi chi thì biết ngay là không phải vật tầm thường.


A Tử nói:


- Ðại hòa thượng ơi! Hòa thượng nuôi con tằm đó ư?


Tam Tĩnh vội nói:


- Phải rồi! Phải rồi! Tôi đem nó từ núi Côn Luân đường xa muôn dặm tới đây. Cô nương đã nhìn thấy nó, xin làm ơn trỏ đường cho.


A Tử nói:


- Con tằm đó đi qua đâu thì có một vệt đen kéo theo phải không? Mình nó lạnh vô cùng nên bất luận cái gì xung quanh đều đóng lại thành băng, có đúng không?


Tam Tĩnh nói:


- Ðúng rồi! Ðúng rồi! Không sai một li nào hết.


A Tử cười nói:


- Hôm qua tôi thấy con tằm đó đánh nhau với con rết, và bị rết cắn chết rồi.


Tam Tĩnh tức giận nói:


- Thúi lắm quân chó đẻ! Con Hàn ngọc Trùng của ta là vua độc trong thiên hạ. Bất luận rắn độc hay trùng độc nào thấy nó cũng đều sỡ hãi không dám nhúc nhích, có lí đâu bị rắn cắn được?


A Tử thấy lão nói thô tục thì càng chọc tức thêm:


- Thầy chùa không tin thà thôi. Hôm qua tôi cũng thấy một con tằm lớn trong suốt như thủy tinh, thấy hình dạng cổ quái nên giẫm chết rồi! Tam Tĩnh nhảy chồm lên một cái đã xa hơn trượng trông chẳng khác chi quả bóng bật lên trên không.

Lão cất tiếng chửi:


- Tổ mẹ mười tám đời nhà ngươi! Con Hán Trùng Ngọc của ta linh hoạt như gió, nếu mi không có thuốc kị thì làm sao chế phục được nó. Mi chưa dẫm vào nó thì nó đã cắn ngươi toi mạng rồi.





A Tử thò tay vào bọc, lấy ra gói nhỏ. Nàng mở gói ra thì đúng là xác con tằm kì dị đó. Con tằm này bị côn gỗ đập chế huyết dịch phọt ra còn đọng đóng lại thành băng cứng đờ.


Nguyên A Tử biết xác con tằm này chắc còn có chỗ dùng được việc, nên gói lại đem theo.


Tam Tĩnh thấy con tằm quí của mình quả nhiên đã chết rồi. Sắc mặt lão nhợt nhạt như xác chết trôi. Người lảo đảo, đột nhiên lão nằm phục xuống đất khóc rống lên một hồi rồi bất thình lình đưa tay ra cướp lấy xác con tằm ôm vào lòng vừa khóc vừa nói:


- Con ơi! Ta trăm cay nghìn đắng đưa con từ núi Côn Luân đến đây. Con không nghe lời ta, một mình đi du ngoạn để con tiện tì kia dẫm chết!


Lão càng khóc càng thê thảm, sau nghẹn ngào khóc không ra tiếng nữa.


A Tử vỗ tay cả nói:


- Hay quá! Hay quá!


Kiều Phong là người hiểu rộng biết nhiều, ông chắc chắn nhà sư không để yên ông cầm cương ngựa toan đứng chắn trước người A Tử để hộ vệ cho nàng rồi hãy kiếm lời từ tạ nhà sư.

Nào ngờ Tam Tĩnh đại sư chưa dứt tiếng khóc đã nhảy vọt lên như quả bóng nhằm lao xuống A Tử.


Nhà sư nhảy cực kì mau lẹ, như Kiều Phong ngồi trên ngựa chưa chạy được đến A Tử thì lão đã nhảy bổ tới nơi.


Kiều Phong nghe tiếng gió cấp bách, vội la lên:


- Chớ đánh chết người!


Tay trái ông nắm lấy sau lưng A Tử nhấc bổng nàng lên ngồi trước mình.

Bỗng nghe tiếng binh một cái." Trái bóng thịt"Tam Tĩnh đụng vào con ngựa của A Tử. Con ngựa bị hất ra xa ngã kềnh xuống đất chết ngay lập tức.


A Tử sợ tái mặt không ngờ lão hòa thượng hình thù cổ quái mà uy mãnh đến thế.


Tam Tĩnh đụng vào làm chết con ngựa của A Tử rồi người bật lên như cái lò xo xoay sang A Tử.


Kiều Phong hích vào hai bên vế đùi cho ngựa nhảy tung lên để tránh nhưng Tam Tĩnh vọt lại quá nhanh mà ngựa nhảy chậm hơn.

Kiều Phong xem chừng nguy hiểm đến nơi.

Nhà sư chồm tới uy lực dũng mãnh ghê gớm. Nếu muốn chống lại phải phóng chưởng ra. Song ông lại nghĩ Rõ ràng A Tử có lỗi đạp chết con tằm quý của người ta. Bên mình đuối lí, chẳng lẽ cậy mạnh hiếp người.

Ông liền tay trái ôm lấy A Tử phi thân nhảy ra ngoài yên ngựa một quãng xa chừng hai trượng." Binh"một cái Tam Tĩnh đã nhảy xổ xuống con ngựa Kiều Phong.

Lần này lảo nhảy mạnh hơn, con ngựa bật văng đi đúng vào cây xuyên qua bụng, ruột gan cùng máu tươi chảy ra lênh láng.


Tam Tĩnh thản nhiên nhằm Kiều Phong cùng A Tử xông tới.

Kiều Phong rất lấy làm kinh dị, ông lẩm bẩm:


Thế võ của nhà sư đem thân mình để choảng và người quả là ít thấy. Nhưng lão cứ dùng tấm thân bằng da bằng thịt để nhảy xổ vào, gặp người cầm khí giới há chẳng uổng mạng?


Ông thấy nhà sư vẫn tiếp tục nhảy xổ vào mình.

Lần này ông không tránh nữa cất tiếng nói:


- Xin hòa thượng đừng bức bách tôi nữa, để tôi có lời nói lại với hòa thượng.


Tam Tĩnh chỉ cách ông không quá ba thước. Nhà sư nghe ông nói câu này đột ngột tung mình lên trên ba trượng xoay lốc ba vòng.


Kiều Phong ôm lấy A Tử lùi sau hai bước.

Tam Tĩnh lẹ làng hạ mình xuống. Vai lão vừa chạm đất, lập tức lão trào mình tiến đến chân Kiều Phong la lớn:


- Trả con tằm ta đây! Trả con tằm ta đây!


Thân pháp này so với địa đường quyền thường thấy trong các phái võ thật khác xa. hai chân lão co lên như quả bóng khổng lồ lă tròng trọc đến nơi.

Kiều Phong nghĩ thầm:


- Nhà sư này thật là kì cục. Ðánh nhau với người mà dùng thế này sao được. Ông nhảy sang bên hai bước. Vừa nhảy vừa liếc mắt xuống thấy phấn vàng rơi rụng đầy mặt đất.





Ông là người linh cơ mau lẹ, tuy chưa biết thứ phấn vàng này có điều chi lạ, nhưng rõ ràng không phải có từ trước, mà đúng là nhà sư trong lúc cử động tay chân đã rắc ra. Nếu mình dẫm vào e mắc bẫy. Ông quát ra một tiếng phóng chân đá ra, người nhảy vọt lên ôm A Tử nhảy theo, không chịu dẫm chân xuống phấn vàng.


Nguyên thứ phấn này là thứ phấn độc của Tam Tĩnh rắc ra. Nếu Kiều Phong dẫm phải, phấn bay tung lên thì ông cùng A Tử sẽ hít phải và lập tức toàn thân nhũn ra rồi để cho kẻ địch muốn băm vằm thế nào cũng được.


Tam Tĩnh ghê cho Kiều Phong rất linh cơ, lão thấy ông sắp mắc vào bẫy, thế mà đang lúc nguy nan ông lại nhảy vọt lên tránh khỏi. Lão đã nhảy bật lên như cái lò so nhằm Kiều Phong bổ tới. Lão chắc mẫm dù võ công Kiều Phong cao cường đến đâu nhưng tay ẵm một người nhảy lên một lần rồi, hẳn không thể nhảy lên cái thứ hai. Chỉ cốt sao cho hai người ngã lăn ra là xong. Trong mồm miệng lão đã để thuốc độc sẵn, còn đối phương nhất địng trúng độc.


Kiều Phong thấy nhà sư lại nhảy tới không tránh được nữa liền khẽ đưa chân trái đập vào trái bóng thịt , để mượn đà nhảy ra chỗ khác.


Tam Tĩnh dùng hết sức bình sinh nhảy lại, mà Kiều Phong đã hất trở về. Lúc toàn thân lão bị đá hất lên, khác nào như gốc cây từ trên không rớt xuống, lão không tự chủ được duỗi hai chân ra. Chân rớt xuống đất đá "binh"một tiếng, chẳng khác nào đóng cọc xuống đất. Ðầu gối không co lại được, sức nặng toàn thân đè xuống cái ống chân nhỏ bé kêu rắc rắc, hai ống chân đã bị gãy rồi.


Kiều Phong đạp vào người nhà sư, bản ý chỉ cốt lấy đà nhảy ra chỗ khác tránh chất độc. Ông không ngờ đến cách luyện nội công kì dị của nhà sư này. Nội lực không ăn ý với kinh mạch. Thân thể lúc ở trên không, lại không thành ý định của người.


Kiều Phong thấy hòa thượng gãy hai chân trong lòng rất ân hận, ông nói với nhà sư:


- Ðại sư đừng có nhúc nhích. Nằm yên đấy chờ tôi gọi người đến đưa đại sư về quý tự. Ðại sư ở chùa nào?


Tam Tĩnh nhịn đau hồi lâu rồi mới nói:


- Cha mi khắp thiên hạ đâu chả là nhà? Việc gì mi phải hỏi cha mi trụ trì chùa nào? Ta gãy chân thì tự biết điều trị. Mi còn giả vờ nói đãi lòng làm chi?


Kiều Phong nói:


- Nếu đại sư đã tự chữa được lấy cho mình thì còn gì hay bằng! Tại hạ họ Kiều tên Phong, đại sư muốn báo thù thì đến Nam Kinh tìm tại hạ.


Ðoạn ông quay sang A Tử:


- Chúng ta về thôi!


A Tử cũng nhìn Tam Tĩnh thè đầu lưỡi ra, lấy ngón tay chỉ vào má mà nói:


- Tại hạ họ Ðoàn tên Tử, đại sư muốn báo thù thì đến thành Nam Kinh tìm tại hạ!


Nói xong cầm tay Kiều Phong dắt đi.


Du Thản Chi nấp trong bụi rậm, ngó trộm tấn kịch vừa rồi, trong lòng kinh hãi. Gã thấy A Tử đi khỏi tuy cũng hơi yên tâm nhưng bâng khuân ngơ ngẩn như người mất hồn. Nhất là gã thấy A Tử nắm tay Kiều Phong ra chiều thân thiết thì trong lòng càng uất hận buồn rầu.


Bỗng gã nghe Tam Tĩnh kêu:


- Nước! Nước! Ta khát nước quá!


Du Thản Chi nghĩ thầm: "Con tằm đó là do ta bắt cắp về cho cô nương làm lụy đến nhà sư này, nay y lại gãy chân, mình thật áy náy quá."


Gã nghe lời nhà sư đòi uống nước liền từ trong bụi chui ra nói:


- Ðại sư chờ một chút tôi lấy nước cho.


Tam Tĩnh quay lại coi thấy gã mặt sắt hình thù quái dị thì giật nảy mình lên hỏi:

- Mi là người hay là quỷ sứ?


Du Thản Chi nhăn nhó cười không trả lời, gã nói:


- Tôi đi lấy nước đây!


Gã chạy ra suối gần đấy, hai tay vốc nước từ từ để vào miệng nhà sư.

Nhà sư uống nước rồi nói:


- Chưa đủ, còn khát lắm!


Du Thản Chi nói:


- Ðược rồi!


Ðoạn lại vốc nước nữa cho đại sư uống.

Nhà sư hết khát rồi, gã nói:


- Ðại sư không đi được, từ đây về chùa Mẫn Trung cũng không bao xa, ta cõng đại sư đi!


Tam Tĩnh trố mắt nhìn Du Thản Chi xem cử động, còn thì gã đã chụp cái lồng sắt không trông thấy rõ chân tướng.


- Sao mi biết ta là hòa thượng chùa Mẫn trung?


Du Thản Chi chột dạ nghĩ thầm: "Hỏng bét! Mình thò đuôi ra mất rồi!" Gã đành hàm hồ nói:


- Gần đây chỉ có một chùa Mẫn Trung là ngôi chùa lớn. Tại hạ nghĩ đai sư ở chùa đó.


Tam Tĩnh nói:


- À! Thằng này thông minh đấy! Ta không cần mi cõng. Ở vườn sau chùa Mẫn Trung ta có cái bầu đựng rượu thuốc trị thương rất linh nghiệm. Ta phiền mi tới đó đem ra đây cho ta.


Du Thản Chi lấy làm kì hỏi:


- Trong vườn rau còn có cái bầu nữa ư? Thế cái bầu kia...


Ba tiếng "cái bầu kia" vừa ra khỏi miệng, gã biết mình dại rồi nên im bặt không nói sao nữa.


Tam Tĩnh cũng nói:


- Ủa! Ta hồ đồ mất rồi! Cái bầu ấy không thấy nữa. Ta nhờ mi cõng ta về vậy.


Du Thản Chi nói:


- Ðược!


Từ chổ bờ suối đã trông thấy mái chùa Mấn Trung, bất quá cũng chừng hơn một dặm, Du Thản Chi cúi xuống cõng nhà sư rồi cất bước.


Gã mới đi được bảy tám bước, bỗng thấy mười đầu ngón tay nhà sư cứng như sắt chạm vào cổ mình mỗi lúc một nghẹt thở.





Du Thản Chi cả kinh, gã cố hết sức hất Tam Tĩnh xuống đất.

Nào ngờ hai chân nhà sư quặp lấy lưng gã.

Lúc hất nhà sư ra thì thấy lưng mình đau đớn kịch liệt.

Bỗng nghe Tam Tĩnh hỏi: Cái bầu rượu ta có phải thằng lõi này đánh cắp không? Thằng giặc non! Mi đã lấy trộm uống lại ăn cắp luôn cả bầu rượu nữa nghĩa làm sao?


Du Thản Chi đang bị nhà sư nắm giữ, đành cãi liều:


- Không phải! Tôi không lấy bầu rượu của đại sư đâu.


Tam Tĩnh nói:


- Mi vừa nghe ta nói trong vườn rau còn cái bầu rượu đã tỏ ra sửng sốt. Mi có tật giật mình. Cái bầu của ta không phải mi lấy cắp thì ai vào đây?


Du Thản Chi không thấy nhà sư đề cập đến con tằm thì nghĩ bụng:

- Lấy cắp cái bầu thì chẳng chi quan hệ.

Hơn nữa cũng không còn cách nào cãi được, gã đáp:


- Thôi được rồi! Nếu tại hạ có ăn cắp cái bầu của nhà sư thì để tại hạ về lấy trả là xong.


Tam Tĩnh cười ha hả rồi đột nhiên khóc rống lên, nghẹn ngào hỏi:


- Thằng giặc con này! Lúc mi ăn cắp cái bầu rượu của ta ngươi có thấy đứa con quý báu của ta là "Hàn Ngọc Trùng" không?


Du Thản Chi đáp:


- Không thấy! Tại hạ chỉ thấy ở dưới đất có vẽ một vòng tròn chứ không thấy gì hết.


Tam Tĩnh nói:


- Hỡi ôi! Nó không giữ bổn phận bỏ trốn đi bị người ta đánh chết rồi! Thằng giặc này đi về phía Ðông?


Du Thản Chi hỏi:


- Sao lại đi về phía Ðông?


Nhà sư hai tay bóp chặt cổ gã nói:


- Ta bảo ngươi đi về phía Ðông thì ngươi đi về phía đó. Sao còn hỏi lôi thôi?


Du Thản Chi bị Tam Tĩnh bóp cổ đau quá đành đi về hướng Ðông.


Nhà sư này tuy thấp lùn nhưng béo chụt nên người y nặng quá, Du Thản Chi chỉ đi được vài dặm là thở hồng hộc, gã phều phào nói:


- Tại hạ mệt quá không đi được nữa rồi, ngồi nghĩ chút xíu đi.


Tam Tĩnh tức mình nói:


- Ta bảo ngươi nghĩ đâu mà ngươi dám nghĩ? Ði mau! Ði mau!




Nhà sư vừa nói vừa kẹp hai chân vào người, tựa như người thúc vế vào lưng ngựa.


Du Thản Chi bị nhà sư thôi thúc không làm thế nào được, đành miễn cưỡng bước đi.


Lại đi thêm năm sáu dặm nữa, gã cất chan không nổi, người gã té nhào về phía trước, miệng sùi bọt giãi hồng hộc.


Tam Tĩnh hét:


- Ði mau! Ði mau!


Y vừa giục vừa đánh Du Thản Chi.


Du Thản Chi nói:


- Ðại sư có đánh chết tôi cũng không đi nổi nữa.


Tam Tĩnh nói:


- Ngươi không đi ta sẽ giết mi.


Vừa dứt lời thì phía sau có tiếng người gọi:


- Tam Tĩnh! Ngươi to gan thật! Dám trốn ra đây! Phương trượng truyền pháp chỉ sai chúng ta đi bắt ngươi về.


Du Thản Chi quay đầu nhìn lại thì thấy phía sau, trên đường lớn có hai nhà sư mặc áo bào xám chạuy như bay đến.

Người đi trước chính là nhà sư lớn tuổi mà gã đã gặp trong vườn rau lúc trước.


Tam Tĩnh kêu vang:


- Sư huynh ơi! Hai chân tiểu đệ bị kẻ địch đánh gãy rồi bây giờ không thể nào nhúc nhích được. Chờ cho tiểu đệ chữa xong rồi sẽ về chùa chịu tội với phương trượng.


Nhà sư đứng tuổi quát lên:


- Có người cõng ngươi trốn đến đây, thì có người cõng ngươi về chùa. Trời ơi! Người ngợm gì... mà kì quái như vậy?


Nhà sư thấy Du Thản Chi đội lồng sắt, bất giác la lên những tiếng kinh ngạc.


Còn nhà sư kia ít tuổi hơn, nói:


- Bắt luôn cả tên tà ma quỷ quái này về chùa.


Tam Tĩnh nói:


- Nếu hai vị sư huynh bắt buộc phải đưa tiểu đệ về chùa thì tiểu đệ xin tuân mệnh.


Rồi lão quát Du Thản Chi:


- Thằng giặc con này! Cõng ta theo hai vị sư huynh.

Du Thản Chi nói:


- Tôi đi không nổi nữa rồi, cần nghĩ một lúc đã.


Tam Tĩnh nói:


- Không được! Chúng ta cần phải về chùa Mẫn Trung trước trời tối.


Nhà sư đứng tuổi cũng nói:


- Phải rồi! Mau lên! Còn nghĩ gì nữa?


Nói xong liền tiện tay nhặt lấy một cành cây bên đường quật vào vai Du Thản Chi.


Du Thản Chi đau quá nghĩ thầm:

- Sao những nhà tu hành lại nóng nảy thế mà không nghe lời nói thật?

Gã đành gượng gạo đứng dậy cõng Tam Tĩnh, chân ngang đá chân xiêu, đi về lối cũ.


Hai nhà sư đi sau Du Thản Chi để canh chừng, thấy ống chân Tam Tĩnh quả bị gãy rồi, hai bàn chân lủng lẳng đưa qua đưa lại, nên chẳng cần quan tâm đề phòng.


Ngờ đâu bốn người đi đến khe núi, Tam Tĩnh đột nhiên ấn tay trái vào lưng Du Thản Chi, người y nhảy tung lên, nhắm nhà sư đứng tuổi xô lại!


Nhà sư này quát mắng:


- Mi muốn chết đó chăng?


Nhà sư không kịp rút giới đao phóng chưởng ra đánh Tam Tĩnh cũng phóng chưỏng dánh trúng vào hậu tâm nhà sư kia.


Hai chưởng giao nhau nổi lên một tiếng vang ghê rợn.


Nhà sư trẻ tuổi lùi lại một bước dùng cả song quyền đánh vào trước mặt Tam Tĩnh.


Tam Tĩnh để cánh tay trái lên cánh tay nhà sư để mượn đà người y tung lên cao tay phải phóng chưởng đánh trúng đầu nhà sư đứng tuổi.

Tiếp theo Tam Tĩnh lộn mình một vòng đã về đến trên lưng Du Thản Chi.


Du Thản Chi thấy trên lưng bỗng nhiên nhẹ bổng, thì ra Tam Tĩnh phi thân ra ngoài cự địch. Gã toan chạy trốn, nhưng chưa kịp rời khỏi chỗ cũ thì Tam Tĩnh đã bay trở về. Tay trái y nắm lấy cổ gã.


Du Thản Chi nhìn ra thấy hai nhà sư kia đầu gối nhũn ra, từ từ ngồi phệt xuống mặt nhăn nhó ra chiều đau đớn vô cùng!


Gã vừa sợ hãi vừa ngạc nhiên tự hỏi:

- Tam Tĩnh hòa thượng đánh đòn gì mà ghê gớm thế? Y mới phóng ra một chưởng mà xem chừng đối phương bị thương rất nặng!

Bỗng nghe hai nhà sư mới đến miệng thở hộc lên mình co rúm lại mình giãy dụa mấy cái rồi chết liền.


Tam Tĩnh giơ tay phải ra trước mặt Du Thản Chi ra chiều đắc ý nói:


- Mi trông rõ rồi chứ!


Du Thản Chi ngó bàn tay y thấy một ngón tay giữa đeo nhẫn. Trên mặt nhẫn chìa ra một mũi kim châm nhỏ xíu. Ðầu mũi kim châm hãy còn dính máu tươi.




Gã nghĩ một lúc rồi tỉnh ngộ ra lẩm bẩm:


- Té ra trong tay y có giấu ngầm một mũi kim châm. Mũi kim này bôi thuốc kịch độc nên hai chưởng phóng ra đánh chết luôn hai người.


Tam Tĩnh giơ mũi kim châm vào lỗ mắt Du Thản Chi hăm dọa nói:


- Mi mà không nghe lời ta, ta sẽ cho mi ăn một mũi.


Nói xong đưa hai tay trái ra nắm lấy hai xác chết nhấc bổng lên rồi quăng xuống khe núi.

Y bảo Du Thản Chi:


- Ði về hướng Ðông.


Du Thản Chi không dám cãi lời gã nghĩ đến thủ đoạn độc ác của nhà sư hổ mang vừa giết hai nhà sư kia, gã không khỏi sởn gai rùng mình.




Một luồng khí lực không biết từ đâu nhập vào chân gã làm cho gã run lẩy bẩy, nhưng bước chân rất mau hết cả mệt nhọc trông về hướng Ðông mà đi.


Lúc đó trờ xẩm tối, Du Thản Chi nghĩ bụng:

- Hai chân thằng cha này chưa nối được, chờ cho hắn ngủ say rồi mình sẽ có cơ hội chạy thoát.




Nào ngờ lúc trời tối, Tam Tĩnh bắt Du Thàn Chi đi vào bụi cỏ rồi bắt nằm xuống, y co người lại như trái bóng thịt ngồi chồm chồm lên cái lồng sắt đầu Du Thản Chi.


Một lúc sau thấy Tam Tĩnh ngáy pho pho thì ra y đã ngủ say.

Du Thản Chi nghẹt thở muốn chết, nhưng biết rằng mình chỉ khẽ động đậy một chút là Tam Tĩnh dậy ngay và mình sẽ ăn đòn.


Du Thản Chi bị"trái bóng thịt" đè lên cổ khổ sở vô cùng.

Nguyên cái lồng sắt này chụp vào đầu gã lúc còn nóng hổi, nên da đầu, da mặt gã đã dính vào lồng, không có cách nào gỡ ra được.


Tam Tĩnh ngồi trên cái lồng sắt, chỉ khẽ động đậy một cái là Du Thản Chi đau đớn vô cùng.




Sáng sớm hôm sau Tam Tĩnh lại giục Du Thản Chi cõng mình ra đi.


Tam Tĩnh xem chừng chân mình bị gãy chấp nối rồi thì năm sáu chục ngày mới đi lại bình thường.


Du Thản Chi cũng biết thế gã nghĩ đến cơ cực này càng rùng mình lẩm bẩm:


- Nếu suốt ngày, suốt đêm trong hai tháng trời mà lưng mình phải chịu đựng trái bóng thịt. dư hai trăm cân đè lên thì chịu sao nổi?




Giữa giờ ngọ hôm ấy hai người đến một thị trấn liền vào tiệm nghĩ chân ăn uống.


Du Thản Chi thấy có người đánh một đàn lừa ngựa đi qua liền nói:


- Sư phụ thuê một con lừa cưỡi há chẳng hay hơn và đi mau hơn là ngồi trên lưng tôi?


Tam Tĩnh quát mắng:


- Mi nói năng gì thế? Cưỡi ngựa cưỡi lừa làm sao tiện bằng ngồi trên lưng người? Con ngựa có đưa ta vào giường được không? Có cõng ta đi Kiều được không?


Du Thản Chi ngẫm nghĩ lời lão nói quả đúng nên không nói năng gì nữa.


Tam Tĩnh muốn gã có sức lực đi nhanh hơn, liền mua bánh cho gã ăn thật no.


Chiều hôm ấy đi về hướng Nam.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)