Hồi 29
Tác giả: Kim Dung
Tiêu Phong từ từ rót rượu ra bát, uống cạn rồi nói:
- Việc dù thành bại, hiền Muội chẳng nên quan tâm cho lắm.
Chưa dứt lời, A Châu đột nhiên vừa nhảy vừa reo:
- A ha! Ðược rồi! Tôi biết chắc có người xem được chữ Phạn. Lão là một phiên tăng bản lãnh ghê gớm lắm.
Ðoạn nàng đem chuyện Quốc sư nước Thổ Phồn là Cưu Ma Trí đã bắt Ðoàn Dự thế nào, dẫn đến Cô tô tìm Mộ Dung công tử ra sao thuật lại một lượt.
Ðây là lần đầu tiên Tiêu Phong được nghe bản lãnh Cưu Ma Trí cao cường tới mực đó. Nhưng ông nghĩ rằng nàng hình dung bản lãnh lão chưa chắc đã đúng như vậy. Huống chi Cưu Ma Trí lại chưa chiến đấu với một tay cao thủ bậc nhất tại trước mặt nàng nên ông nghe đấy mà chẳng để vào lòng. Ông nghĩ rằng Cưu Ma Trí đến Cô tô không được như điều mong ước của mình, chắc lại trở về Thổ Phồn rồi.
Tiêu Phong gói pho "Dịch Cân Kinh" lại đưa trả A Châu.
A Châu nói:
- Ðại ca giữ lấy cũng vậy chứ sao? Chẳng lẽ giữa chúng ta còn chuyện riêng tư.
Tiêu Phong tươi cười rồi cất pho kinh vào bọc.
Ðoạn ông rót đầy ra bát lớn toan uống thì ngoài cửa bỗng có tiếng chân người .
Gã Ðại Hán mình đầy những máu, tay cầm cây búa lớn tróng lên chém loạn xạ.
Trên mặt Ðại Hán râu đâm tua tủa, coi tướng mạo đủ biết sức khỏe phi thường, song đôi mắt ngờ nghệch như mất trí đúng là mặt tên điên khùng.
Tiêu Phong thấy gã cầm cây búa lớn đúc bằng thép nguyên rất nặng. Thế mà gã vung lên coi rất nhẹ nhàng, công thủ rất đúng nguyên tắc, rõ ra là đệ tử một môn phái lớn.
Tiêu Phong biết rất nhiều nhân vật võ lâm ở Trung Nguyên nhưng không nhận ra Ðại Hán này, tự hỏi: Xem thủ pháp lúc này rất tinh thục mà sao mình chưa nghe thấy tiếng tăm bao giờ?
Ðại Hán sử dụng cây búa lớn mỗi lúc một nhanh, miệng la rầm lớn:
- Mau đi báo chủ nhân! Kẻ đối đầu đã đến.
Gã đứng trên đường lớn đông người qua lại.
Cây búa lớn chém ngang chém dọc, khiến người đi đường đều tránh xa gã, không ai đến gần.
Tiêu Phong thấy gã ra chiều hoảng hốt, tưởng chừng như rất kinh khủng.
Sau ông thấy đường búa đờ đẫn dường như mệt mỏi nhừ mà vẫn phải gắng sức chống chọi.
Miệng gã gọi bâng quơ:
- Chu lão đệ! Lão đệ tránh ra, để mặc ta với y, chạy đi mau, nhanh cho mau!
Tiêu Phong lẩm bẩm: người này đối với chủ thật hết lòng tình nghĩa, cũng là một tay hảo hán đây. Tinh lực gã đã bị hao tốn nhiều chắc là nội thương rất nặng.
Nghĩ vậy Tiêu Phong bước ra ngoài quán rượu, đến trại Ðại Hán hỏi:
- Lão đệ tôi mời lão huynh uống chén rượu được không?
Ðại Hán trừng mắt nhìn Tiêu Phong, đột nhiên gã la lên:
- Tên đại ác kia! đừng hại chủ ta!
Nói xong giơ búa lên chém Tiêu Phong.
Những người bên trong thấy tình thế nguy hiểm la rầm lên.
Tiêu Phong nghe thấy ba tiếng "Tên đại ác" bỗng giựt mình, nghĩ thầm: mình cùng A Châu đang đi tìm "Tên đại ác" để báo thù. Ðại Hán gọi kẻ đối đầu là "Tên đại ác" ở miệng gã nói ra chưa chắc đã phải là"tên đại ác"kẻ thù của mình, nhưng mình hãy cứu gã trước đã rồi sẽ tính sau.
Nghĩ vậy ông tiến gần lại, đưa tay ra điểm huyệt trên lưng Ðại Hán.
Không ngờ tuy thần trí gã hôn mê song võ công gã rất cao cường.
Gã đưa cây búa đập trở lại vào bụng Tiêu Phong.
Giả tỷ bản lãnh Tiêu Phong không hơn gã nhiều thì đã bị gã đánh trúng.
Tiêu Phong lập tức đưa tay trái ra, nhanh như chớp nắm lấy cán búa rồi giựt mạnh.
Ông nội lực rất thâm hậu mà Ðại Hán đã mệt nhoài làm sao chịu nổi.
Toàn thân gã rung chuyển rồi ngã chúi về phía trước.
Dường như gã đã chẳng coi cái chết vào đâu nên liều mạng với đối phương, chết thì cùng chết.
Tiêu Phong quàng cánh tay dài ngoằng ra phía sau, ôm chặt lấy Ðại Hán, khẽ vận nội lực khiến gã bất động.
Lúc đó người hai bên đường phố rất đông, thấy Tiêu Phong chế phục được gã điên khùng, hoan hô rầm rĩ.
Tiêu Phong ôm gã lôi xềnh xệch vào quán rượu ấn đầu cho gã ngồi xuống rồi bảo:
- Người anh em! Hãy uống rượu rồi sẽ tính!
Vừa nói vừa rót rượu vào bát lớn đặt trước mặt Ðại Hán.
Ðại Hán vẫn dương cặp mắt điên khùng nhìn Tiêu Phong trừng trừng hồi lâu rồi nói:
- Ngươi là người tốt hay người xấu?
Câu hỏi vừa thốt ra khỏi miệng, Tiêu Phong giật mình chưa biết trả lời thế nào cho phải thì A Châu cười nói xen vào:
- Dĩ nhiên y là người tốt rồi, ta đây là người tốt, ngươi cũng là người tốt nữa. Chúng ta là đồng chí cùng nhau đi đánh"Tên đại ác".
Ðại Hán hết giương mắt nhìn nàng lại nhìn Tiêu Phong, vẻ mặt chẳng ra tin cũng chẳng ra không.
Hồi lâu gã hỏi lại:
- Ðánh "Tên đại ác" đó ư?
A Châu nhắc lại:
- Ðã là chỗ bạn bè, vậy chúng ta hiệp nhau lại đánh y.
Ðại Hán đột nhiên đứng phắt dậy, lớn tiếng nói:
- Không được! Không được! "Tên đại ác" này lợi hại vô cùng, mau về báo chủ nhân để người đi lánh gấp. Ta ở lại đây chống chọi cùng "Tên đại ác", ngươi đi báo tin nhé?
Nói xong gã cầm búa đứng dậy.
Tiêu Phong đưa tay ra ấn vai gã xuống hỏi:
- Này ông bạn! "Tên đại ác" chưa đến, vội gì? Chủ nhân bạn là ai? Hiện ở đâu?
Ðại Hán la lên:
- "Tên đại ác" kia rồi! Lại đây mau. Lão gia quyết đấu với ngươi ba trăm hiệp. Mi không được hại chủ ta. Tiêu Phong cùng A Châu đưa mắt nhìn nhau, không biết làm thế nào.
Thốt nhiên A Châu la:
- Chao ôi! Không xong rồi! Chúng ta phải mau đi báo với chủ nhân. Chủ nhân hiện ở đâu? Ðừng để "Tên đại ác" tìm đến chủ nhân mới được.
Ðại Hán nói:
- Phải lắm, phải lắm! Người chạy đi thông báo mau, chủ nhân chắc đến nhà họ Nguyên ở Tiểu Kính hồ rừng Phương Trúc. Ði đi.
Gã luôn giục miệng ra chiều nóng nảy.
Tiêu Phong, A Châu chưa biết tính sao, bỗng thấy tửu bảo khoát:
- Có đi Tiểu Kính hồ không? Ðường khá xa đấy.
Tiêu Phong nghe biết Tiểu Kính hồ đúng là một địa danh, nói thêm:
- Tiểu Kính hồ ở địa phương nào? Cách đây bao xa?
Tửu bảo tiếp:
- Nếu quý khách hỏi người khác thì vị tất có ai biết rõ. May hỏi đúng vào tôi, để tôi chỉ cho. Vì tôi quê ở Tiểu Kính hồ nên mới biết rõ.
Tiêu Phong nghe tửu bảo mồm miệng liến thoắng nói dềnh dàng liền đập tay xuống bàn giục:
- Ngươi nói rõ đường lối đi, mau lên.
Gã tửu bảo toan gỡ gạc chút tiền thưởng rồi mới nói, song thấy Tiêu Phong đập bàn, sợ quá không dám dềnh dàng nói tiếp:
- Tiểu Kính Hồ ở về phía Tây Bắc quán này. Quý khách ở đây ra thoạt tiên đi về hướng Tây bảy dặm rưỡi thì đến một khu trồng liễu, cứ bốn cây một hàng. Cả thảy bốn hàng vị chi mười sáu cây. Khỏi khu trồng liễu thì ngoẹo sang phía Bắc. Ði chín mười dặm nữa thì đến một chiếc cầu đá xanh, phải nhớ kỹ đừng sang qua cầu này, nếu sang qua sẽ bị lạc đường.
Rồi gã lại tự đặt câu hỏi và trả lời:
- Nhưng không qua cầu thì làm thế nào qua được bên kia? Tôi nhấn mạnh như vậy là đừng qua chiếc cầu đá xanh ở mé tả mà phải qua cây cầu ván gỗ ở mé hữu. Sang bên kia cầu nhắm hướng Tây mà đi một quãng rồi rẽ sang hướng Bắc. Ðến chỗ ngã ba lại rẽ sang hướng Tây. Từ bên kia đầu đi hai mươi mốt dặm rưỡi nữa thì trông thấy một hồ nước trong như gương. Ðó chính là Tiểu Kính hồ. Kể từ đây đi, ng bốn mươi dặm. Ðúng ra là ba mươi tám dặm rưỡi chứ chưa đến bốn chục dặm.
Tiêu Phong phải nghe gã nói dài dòng rất bực mình nhưng cố nhiên nhẫn nại.
Gã nói xong A Châu cười bảo:
- Ðại ca đây nói rất rành mạch. Cứ mỗi dặm đường là một đồng khen thưởng chính ra chúng ta muốn thưởng đại ca bốn chục đồng nhưng thưởng như thế là sai, thưởng ba mươi tám đồng rưỡi mới đúng.
Nàng đếm ra ba mươi chín đồng tiền. Ðồng sau cùng nàng lấy búa sắt cứa cho thành vết rồi lấy đầu ngón tay bẻ ra làm đôi. Nàng đưa cho tửu bảo ba mươi tám đồng và nửa đồng!
Tiêu Phong không nhịn cười được, nghĩ thầm:
- Cô bé này hãy tính trẻ, gặp cơ hội là lại tinh nghịch, tìm cách đùa rỡn được nghe.
Gã Ðại Hán kia hai mắt vẫn trừng trừng nhìn Tiêu Phong, A Châu miệng không ngớt giục:
Ði báo tin lẹ lên, trùng trình thì không kịp đâu! "Tên đại ác" này ghê gớm lắm.
Tiêu Phong hỏi:
- Chủ nhân ông bạn là ai?
Ðại Hán ấp úng nói:
- Chủ ta là... Chủ ta là... Ta không thể nói cho người kia được. Ngươi đừng đi là hơn!
Tiêu Phong lớn tiếng hỏi:
- Thế ông bạn họ gì vậy?
Ðại Hán buột miệng đáp:
- Ta họ Tiêu!
Tiêu Phong giật mình hỏi lại:
- Sao ông bạn họ Tiêu?
Ðại Hán lắp bắp:
- Ta họ Tiêu... mà không phải họ Tiêu...
Tiêu Phong đem lòng ngờ vực tự hỏi: Hay là gã này nói ý nhử ta đến Tiểu Kính hồ chăng? Sao gã lại ấp úng biểu là có rồi lại cải chính không phải họ Tiêu? Hay gã đùa giỡn với ta, ông tự nhủ: Giả tỷ tên đối đầu phái gã lại nhử ta tới đó hay chứ sao? Chính ta đang muốn tìm kẻ thù thì dù Tiểu Kính đến nơi đầm rồng hang cọp Tiêu mỗ há sợ ru? .
Ông lại nhìn A Châu bảo:
- Chúng ta thử lên Tiểu Kính hồ xem có động tĩnh gì không? Chủ nhân ông bạn đây nếu ở nơi đó thế nào cũng kiếm được.
Gã tửu bao xen vào nói:
- Xung quanh Tiểu Kính hồ một vùng hoang dã bao la chẳng có gì đáng coi, nếu hai vị muốn ngoạn cảnh, tôi tưởng ở đây có nhiều phủ đẹp hơn.
Tiêu Phong vẫy tay giục A Châu:
- Ði thôi! Chúng ta đi thôi!
Ông quay sang bảo Ðại Hán:
- Lão huynh mệt lắm rồi, ở đây nghỉ một lúc, để tôi đại diện đi báo lệnh chủ nhân nói là"Tên đại ác"sắp tới đó.
Ðại Hán nói:
- Xin đa tạ, Tiêu mỗ không đi vì còn ở ngăn cản "Tên đại ác".
Nói xong đứng dậy toan vác búa đi ra, dè đâu gã mất hết khí lực, hai tay đau đớn như dần, cầm búa mà không nhấc lên được.
Tiêu Phong nói:
- Lão huynh phải nghỉ một lúc nữa để lấy sức đã.
Nói xong, ông trả tiền nhà hàng rồi cùng A Châu rảo bước ra khỏi quán rượu.
Ông theo đúng lời tên tửu bảo dặn, trông về hướng Tây mà đi, chừng được bảy, tám dặm, quả thấy bên đường cái trồng bốn hàng dài, mỗi hàng bốn cây, cả thảy mười sáu cây.
A Châu cười nói:
- Gã tửu bảo tuy mồm miệng liến thoắng, song cũng có cái hay. Vì gã nói kỹ như vậy thì quyết không thể nào lầm lẫn được, phải không đại ca? Ô kia! Cái gì thế kia?
Nàng vừa nói vừa trỏ gốc cây liễu thứ mười lăm.
Tiêu Phong nhìn ra thì chỉ thấy một gã nông phu ngồi tựa gốc cây hai chân ngâm xuống bùn dưới ruộng.
Chỗ thôn quê này phong cảnh rất tầm thường chẳng có gì đáng chú ý.
Có điều gã nông phu đổ máu tươi, trên vai vác một cái bồ cào hình thù khác lạ.
Xem ra đúng là một khí giới rất lợi hại.
Tiêu Phong chạy lại bên cạnh nông phu, thấy gã thở ồ ồ, rõ ràng gã này bị nội thương rất nặng.
Tiêu Phong hỏi ngay vào đề:
- Này đại ca! Chúng tôi nghe lời ông bạn sử búa đến Tiêu Kính hồ đưa tin. Vậy đây có đúng là đường Tiểu Kính hồ không?
Nông phu ngẩng đầu lên hỏi lại:
- Gã sử búa còn sống hay chết rồi?
Tiêu Phong nói:
- Kể ra thì y cũng hao tổn mất nhiều khí lực, nhưng không đáng ngại.
Nông phu thở phào một cái, nói:
- Tạ ơn Trời Phật. Xin hai vị đi về phía Bắc. Cái ơn đưa tin quả quyết không bao giờ dám quên.
Tiêu Phong nghe gã thổ lộ đôi lời, biết không phải là hạn phu tầm thường quê mùa, liền hỏi lại:
- Tôn tính lão huynh là gì? Phải chăng là bạn với vị sử búa này?
Nông phu đáp:
- Tôi họ Ðổng. Xin các hạ đi gấp đến Tiểu Kính hồ, "Tên đại ác" này đã chiếm được phần thắng. Chúng tôi không ngăn trở nổi, nói ra càng thêm hổ thẹn.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Gã này bị thương nặng, đúng không hay giả tạo. Giả tỷ tên đối đầu định lừa ta vào tròng, thì hắn cũng không thể yên lòng với ta được.
Ông thấy Ðại Hán họ Ðổng tướng mạo thành thực trung thành, lòng quyến luyến liền hỏi:
- Ðổng đại ca! " Tên đại ác" dùng thứ khí giới gì khiến cho đại ca bị thương nặng như vậy.
Ðại Hán đáp:
- Khí giới của hắn là một cây gậy trúc.
Tiêu Phong giật mình, tự hỏi: Gậy trúc ư? Chẳng lẽ lại chính cây "đả cẩu bổng" mà ta quen dùng?
Ông thấy máu tươi trên ngực Ðại Hán vẫn còn ứa ra, liền mở áo ra xem thì thấy trước ngực gã thủng một lỗ bằng đầu ngón tay rất sâu. Nếu lỗ thủng này do cây gậy trúc bổng đâm vào thì cây này còn nhỏ hơn "đả cẩu bổng" nhiều.
Tiêu Phong đưa ngón tay ra điểm vào những đại huyệt xung quanh vết thương để cầm máu cho bớt đau.
A Châu lấy ra một chiếc bình nhỏ, mở nắp móc thuốc cao rịt vào miệng vết thương, đoạn quay sang nói với Tiêu Phong:
Thứ cao này của Ðàm Công cho tôi ngày nọ. Lão bảo cao này trị thương rất linh nghiệm. Hôm ấy đại ca bị thương, tôi tưởng đem thuốc này chữa cho đại ca, nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu khiến cho tôi lo quá.
Ðại Hán họ Ðổng nói:
- Ân sâu của hai vị, Ðổng mỗ không dám nói đến chuyện tạ ơn. Chỉ mong hai vị đến mau Tiểu Kính hồ đưa tin cho người bề trên của tôi.
Tiêu Phong hỏi:
- Người bề trên đại ca tên họ gì? Tướng mạo thế nào?
Gã họ Ðổng đáp:
- Các hạ đi tới bên Tiểu Kính hồ thì ở phía Tây có một vùng rừng trúc. Giống trúc này hình vuông. Trong khu vườn trúc có mấy căn nhà tre. Các hạ cứ đứng ngoài kêu to lên mấy tiếng: "Kẻ đại ác thứ nhất hiện sắp đến nơi rồi đó, phải mau mau lánh đi". Thế là xong rồi, hai vị đi thẳng vào nhà. Tên họ người bề trên, sau này Ðổng mỗ sẽ xin cho biết.
Tiêu Phong rất lấy làm kỳ, nhưng ông đã biết trên chốn giang hồ rất nhiều việc bí ẩn, khiến cho người ngoài khó lòng hiểu được. Có phải bây giờ, ông không cần để ý đề phòng cho lắm vì ông nghĩ: Người đối đầu có ý nhử mình tới đó, thì tất nhiên câu nào cũng phải nói cho hợp lý, cho mình khỏi nghi ngờ. Gã này miệng ấp a ấp úng không thể nói thật. Thế là tuyệt không có lòng đen tối.
Nghĩ vậy ông nói:
- Ðược lắm! Xin nhớ đinh ninh mấy lời đại ca dặn bảo. Ðừng có gượng đứng lên rồi quỳ xuống.
Tiêu Phong nói:
- Ðại ca cùng tôi tuy mới gặp nhau lần đầu mà tựa hồ quen đã lâu. Ðổng huynh bất tất phải giữ lễ.
Ông đưa tay mặt ra nâng Ðại Hán dậy, còn tay trái thì vứt bỏ thuốc nhồi mặt đi, để lộ chân tướng ra tương kiến rồi nói:
- Tại hạ là người Khất Ðan, tên họ Tiêu Phong. Sau này phen tái ngộ.
Ðoạn không chờ Ðại Hán trả lời, dắt tay A Châu rảo bước đi theo.
A Châu hỏi:
- Chúng ta không cần cải trang nữa ư?
Tiêu Phong đáp:
- Không hiểu sao tôi gặp người quê mùa thô lỗ này mà quyến luyến, muốn cùng y kết giao, nên không muốn dùng bộ dối trá y.
A Châu nói:
- Vậy ư? Thế thì tôi cũng trở lại là nữ nhân.
Nàng liền chạy ra bên khe suối nhỏ, rửa mặt cho sạch, rồi để lộ mớ tóc trần, cởi bỏ áo bào khoác ngoài, chỉ mặc nguyên áo đàn bà bên trong.
Hai người đi thẳng một mạch chín dặm rưỡi đường đã tường tận đằng xa một chiếc cầu cao bằng đá xanh.
Ðến bên cầu, bỗng thấy một gã thư sinh ngồi phục trên cầu trước mặt giải một tờ giấy trắng rất lớn, bên cạnh tờ giấy đặt một nghiên mực mài sẵn.
Gã thư sinh cầm bút viết lên trên mặt giấy.
Tiêu Phong cùng A Châu rất lấy làm kỳ, tự hỏi:
- Sao người này lại đem giấy mực lên trên cầu giữa chốn hoang dã này ngồi viết chữ?
Hai người tiến gần lại xem thì không phải gã viết chữ, mà đang hội họa.
Gã họa cảnh vật chung quanh cầu. Từ cây cau nhỏ trên dòng nước chảy ngay bên cạnh cho đến những cây cổ thụ trên những ngọn núi xa xa đều có trong họa đồ.
Gã nằm phục trên cầu quay mặt về phía Tiêu Phong và A Châu.
Nhưng lạ ở chỗ cảnh vật trên bức họa lại hướng về phía hai người, thì ra từng nét bút, từng cái vạch gã đều vẽ ngược chiều.
Tiêu Phong hoàn toàn không hiểu gì về thư pháp cùng hội họa.
Song A Châu ở nhà Mộ Dung công tử đã lâu, được xem kiểu chữ và đồ họa rất nhiều nên rất sành.
Giờ nàng thấy gã thư sinh này hoàn toàn vẽ ngược, chưa kể đến nét vẽ tuyệt hay, nói ngay lối vẻ ngược này cũng đã khó lắm rồi!
Nàng toan lại hỏi mấy câu, thì Tiêu Phong khẽ kéo áo nàng, lắc đầu, đi về cây cầu gỗ nhỏ.
Thư sinh thốt nhiên hỏi:
- Hai vị thấy tôi vẽ ngược sao không để mắt đến? Chẳng lẽ nghề họa này làm bẩn mắt hai vị hay sao?
A Châu cười đáp:
- Ðức Phu Tử thấy chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, miếng thịt không vuông vắn cũng không ăn. Những bậc chính nhân, nghĩa tử không xem đồ họa vẽ ngược.
Gã kia cười ha hả, cầm tờ giấy trắng lên nói:
- Lời cô nương nói rất đúng, xin mời lên cầu nói chuyện. Tiêu Phong đã đoán biết dụng ý của gã đem giấy trắng giải trên cầu cốt để người chú ý, một là để kéo dài thời gian, hai là dùng kế hư thực cố ý dẫn dụ người đi vào cầu đá.
Ðoán vậy, ông nói:
- Chúng tôi đi về ngả Tiểu Kính hồ, nếu qua cầu đá là trật đường.
Thư sinh nói:
- Ði qua cầu đá này là đi qua vòng thúng, chỉ xa hơn năm, sáu dặm đường rồi cũng đến nơi. Hai vị qua cầu này hay hơn.
Tiêu Phong nói:
- Ðường ngay chẳng đi, tội gì lại vòng đường xa hơn năm chục dặm?
Thư sinh cười nói:
- Chẳng lẽ hai vị đã quên câu "dục tốc bất đạt" rồi sao?
A Châu cũng nhận ra gã thư sinh này có ý muốn kéo dài dây dưa câu chuyện nữa, bước ngay lên cầu gỗ, Tiêu Phong bước lên theo.
Hai người đi đến giữa cầu đột nhiên nghe tiếng rắc rắc, chắc giờ hai người sắp rớt xuống sông.
Tiêu Phong đưa tay trái ra ôm lấy A Châu, chân đạp vào mượn đà, tựa hồ như con chim ưng khổng lồ nhào ra, nhẩy qua sang đến bờ hồ bên kia.
Ông xoay tay lại phóng chưởng ra phía trước phòng hờ kẻ địch đuổi đánh lén.
Gã thư sinh cười khanh khách nói:
- Bản lãnh tuyệt vời! Hai vị vội vàng đến Tiểu Kính hồ?
Tiêu Phong nghe tiếng cười của gã có lẫn vẻ sợ sệt, thì nghĩ rằng:
- Thằng cha này có vẻ mặt thanh nhã mà lại là đồng đảng với "Tên đại ác".
Ông không lý gì đến gã nữa, cùng A Châu đi luôn.
Mới đi được vài trượng, chợt nghe phía sau có tiếng chân, Tiêu Phong quay lại xem ai, thì chính là gã thư sinh đuổi theo, Tiêu Phong liền xoay hẳn người lại, sa sầm nét mặt hỏi:
- Các hạ có điều chi dạy bảo?
Thư sinh đáp:
- Tại hạ cũng đi Tiểu Kính hồ muốn được cùng đi với hai vị cho có bạn.
Tiêu Phong nói:
- Thế thì còn gì bằng.
Tay trái ông đưa A Châu lên lưng, để khi nhẩy một cái đã xa hơn trượng. Ông đi êm như ru, chân không tung bụi.
Gã thư sinh cố sức đuổi theo nhưng cách Tiêu Phong một lúc một xa.
Tiêu Phong thấy gã võ công tầm thường, không để ý gì nữa, vẫn để khi chạy như bay.
Tuy ông cõng A Châu mà đi còn lẹ hơn thư sinh nhiều.
Chỉ trong khoảnh khắc là ông đã bỏ gã rất xa không còn thấy tâm tích đâu nữa.
Ðường lối từ đầu cầu gỗ trở đi mỗi lúc một chật hẹp thêm có chỗ bề rộng không đầy một thước, có cả cỏ rậm đến ngang lưng, rất khó nhìn nhận đường lối. Giả tỷ không được gã tửu bảo dặn kỹ càng thì khó lòng tìm ra lối đi.
Ði chừng nửa giờ đã trông thấy một mảnh hồ nước trong.
Tiêu Phong thả bước từ từ đến bên hồ, thấy nước trong như ngọc, mặt hồ phẳng lì như tấm gương lớn.
Thật không thẹn với ba chữ"Tiểu Kính hồ".
Ông đang tìm đến rừng trúc, bỗng nghe mé bên tả hồ trong khóm hoa rậm, có hai tiếng cười khúc khích, rồi một viên đá nhỏ bay ra.
Tiêu Phong nhìn theo về phía viên đá phóng đi thì thấy trên bờ hồ có một ngư dân đầu đội nón lá vừa giật cần câu lên được con cá xanh.
Viên đá bay thế nào lại không sai một li, trúng giữa dây câu đánh "bực" một tiếng.
Dây câu đứt làm hai đoạn, con cá xanh lại rơi tỏm xuống hồ.
Tiêu Phong giật mình nghĩ thầm: người này thủ kinh thật là kỳ dị.
Dây câu vừa mềm vừa dai, nếu phong phi đao hay tụ tiễn để cắt đứt thì chẳng lấy chi làm kỳ.
Ðàng này rõ ràng chỉ một viên đá tròn trĩnh mà ném đúng dây câu mới lạ. Xem cách phóng ám khí bằng thủ pháp lạ này, quyết không phải là người Trung Nguyên. Người ném đá này chưa chắc võ công đã vào hạng tuyệt luân, nhưng mà tà khí ghê người, đúng thuộc hạ bàng môn tà đạo. Phải chăng y là thủ hạ "Tên đại ác".
Nghe tiếng y cười lại dường như là thiếu nữ.
Tiêu Phong còn đang ngẫm nghĩ thì ngư dân nhận thấy dây câu giựt mìn lớn tiếng hỏi:
- Ai lại chơi trò quỷ đó? Thử thò mặt ra xem nào?
Từ trong cụm hoa, một thiếu nữ rẽ lối đi ra, nàng toàn thân đỏ tía, chừng mười lăm, mười sáu tuổi, so với A Châu còn nhỏ hơn một chút, cặp mắt đen lay láy.
Tiêu Phong thoáng trông thấy cô gái này cũng giống A Châu ngày nào.
Thiếu nữ vừa thấy A Châu, không lý gì đến ngư dân, thoắt nhảy đến bên đưa tay ra kéo tay nàng cười nói:
- Vị tỷ nương này xinh quá, tôi rất thích chị! Cô vừa hỏi vừa cười mà vẫn không dừng tiếng, tựa hồ như nước ngoài mới hạ Trung Nguyên.
A Châu nhìn thấy cô hoạt bát, ngây thơ.
Cổ chân, cổ tay đều đeo vàng vòng bạc, cả thảy tám chiếc.
Nên mỗi lúc cô cử động, tay vòng va chạm vào nhau phát ra tiếng kêu leng keng, nghe tiếng cũng ngộ nghĩnh.
A Châu tươi cười nói:
- Cô mới thật là đẹp, tôi cũng mê luôn.
A Châu ở Cô Tô đã lâu năm.
Lúc này nàng nói tiếng Quan Trung Châu, thanh âm trong trẻo nhưng cũng không đúng lắm.
Ngư nhân đang bực mình, nhưng thấy cô là một thiếu nữ hoạt bát, vui tính, lửa giận bỗng tiêu tan hết.
Gã nói:
- Cô này tinh nghịch thật! Song cô ném đứt được dây câu của tôi cũng thật là tài.
Thiếu nữ nói:
- Câu cá có gì là thú, ngồi lâu buồn chết đi được. Nếu bác muốn ăn cá, dùng cần câu này mà ăn có hơn không?
Nói xong, cô cầm lấy chiếc cần câu trong tay ngư nhân thuận đà lao xuống nước. Ðầu cần câu xỉa trúng bụng một con cá trắng hếu, cô nhấc cần câu lên con cá đang dẫy nguây nguẩy miệng nhỏ máu tươi từng giọt xuống hồ nước biếc. Màu lục pha màu hồng, nước hồ càng tươi đẹp. Nhưng là cái tươi đẹp in vẻ tàn nhẫn.
Tiêu Phong thấy cô gái lúc đâm cá, tay phải cầm cần câu thoạt đầu hơi thiên về mé tả, đưa thành hình cánh cung sang mé hữu rồi phóng ra. Thủ pháp kỳ diệu, điệu bộ mỹ quan, song dùng cách thức này để ứng chiến trong khi lâm địch thì có điều chậm trễ. Ông không đoán ra võ công cô thuộc môn phái nào?
Cô gái nhấc cần câu lên rồi lại phóng liên tiếp một lúc được sáu con cá vừa xanh vừa trắng, bị xâu thủng ở đầu cần câu. Ðoạn cô vẫy mạnh một cái cho mấy con cá rớt tỏm xuống hồ.
Ngư nhân thấy cô gái tinh nghịch cách này mà vẻ mặt vẫn tươi cười lớn hơn, liền nói:
Cô nương còn nhỏ tuổi mà đã hành động độc ác, cô đã bắt cá thì thôi, sao đâm chết cá không đem về nấu ăn? Sát sanh để giỡn chơi là nghĩa gì?
Thiếu nữ vỗ tay cười nói:
- Tôi muốn đùa nghịch sát sinh chơi thì bác làm trò gì?
Ðoạn cô cầm cần câu bẻ mạnh một cái tưởng là bẻ gẫy được ngay.
Nào ngờ cần câu này tuy nhẹ nhàng nhưng đúc bằng kim thuộc nén, cô bẻ không gãy.
Ngư nhân cười lạt nói:
- Cô tưởng bẻ gẫy cần câu của ta ư? Ðâu có dễ dàng thế được?
Cô gái trỏ tay về phía ngư nhân hỏi:
- Ai đến kia kìa?
Ngư nhân quay đầu lại xem thì chẳng thấy ai, biết là mình mắc mưu, vội quay mặt lại ngay, nhưng đã chậm mất rồi. Cái cần câu mà gã làm khí giới luôn bên mình đã tung ra xa đến mấy chục trượng, tõm một cái chìm xuống đáy hồ mất tăm.
Ngư nhân cả giận quát hỏi:
- Quân mèo mã gà đồng này ở đâu đến đây?
Vừa quát vừa đưa tay ra nắm lấy tay cô gái.
Cô gái vừa cười vừa gọi:
- Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Rồi nấp vào sau lưng Tiêu Phong.
Ngư nhân lạng người đi để bắt. Thân pháp gã rất mau lẹ.
Tiêu Phong thoáng trông thấy trong tay cô gái có một vật động như một miếng vải sa sợi nhỏ mà rất thoáng trông qua, nếu ai vô tình thì không biết.
Ngư dân nhảy xổ lại, đột nhiên trượt chân té ngã ngồi xuống đất, người co rúm lại.
Nguyên trong cô gái cầm một cái lưới cá tết bằng nhau, nhỏ như tóc.
Những dây tơ này tuy rất nhỏ và rất thoáng nên mấy ai trông rõ.
Song nó bền, dai dị thường và chạm vào đầu lại ngay.
Ngư nhân bị mắc vào màng lưới, càng dẫy dụa bao nhiêu, thì càng thắt chặt bấy nhiêu.
Ngư nhân lớn tiếng quát mắng:
- Con tiện tì này, mi giở trò ma quỉ gì đây? Mi dùng tà tía để nhốt ta làm gì?
Tiêu Phong ngấm ngầm kinh hãi, ông biết cô gái không phải yêu thuật gì cả, mà thực ra là tại cái lưới cá kỳ quái này.
Ngư nhân chửi mắng om sòm không ngớt miệng.
Cô gái cười nói:
- Ngươi còn thóa mạ ta một câu nữa là ta đánh cho vãi phân.
Ngư nhân cũng là một bậc anh hùng nổi tiếng.
Gã nghe cô gái nói không khỏi giật mình nghĩ thầm:
- Nếu mình để con lỏi này đánh vãi phân ra thật thì còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa.
Giữa lúc ấy ở mé Tây hồ, xa xa có tiếng người vọng lại:
- Lão hiền đệ! Có chuyện gì vậy?
Một người đang theo con đường nhỏ thoăn thoắt đi tới.
Tiêu Phong thấy người nầy mặt vuông chữ điền tướng mạo oai hùng, nhưng lại mặc áo bào rộng thùng thình, lối trang phục ra chiều thanh thoát, nhẹ nhàng. Trạc tuổi y chừng năm mươi trở lại.
Người này tới nơi thấy ngư nhân bị nhốt, rất lấy làm lạ hỏi:
- Sao thế này?
Ngư nhân đáp:
- Tiểu cô nương đây dùng yêu thuật...
Người đứng tuổi kia ngoảnh nhìn A Châu thì cô gái cười nói:
- Tôi đây, chứ có phải chị ấy đâu.
Người đứng tuổi "Ủa" lên một tiếng, cúi xuống cầm tay nhắc cái thân hình to lớn của ngư nhân lên coi như không.
Y nhìn kỹ tấm lưới đó rồi lột mạnh.
Không ngờ những dây tơ kết lưới này rất kỳ dị, càng kéo ra bao nhiêu, nó càng thu lại bấy nhiêu, muốn gỡ thế nào cũng không được.
Cô gái cười nói:
- Chỉ cần hắn hô lên ba câu: "Tôi xin hàng cô nương!" là tôi buông tha hắn ngay.
Người đứng tuổi nói:
- Cô hỗn xược với Lăng đệ ta thế này rồi kết quả ra sao cô có biết không?
Thiếu nữ cười nói:
- Tôi chả cần biết kết quả gì cả. Kết quả càng thảm hại bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.
Người đứng tuổi thò tay ra chụp xuống vai cô.
Cô gái lùi lại phía sau toan bước né đi để tránh. Nào ngờ động tĩnh của cô tuy mau lẹ, nhưng người đứng tuổi còn mau lẹ hơn. Tay y chụp xuống đã nắm được vai cô gái.
Cô gái nghiêng vai đi định dùng sức mạnh giật ra song bàn tay người đứng tuổi tựa hồ như gắn chặt vào vai cô. Ðồng thời một luồng nhiệt khí nóng bỏng từ lòng bàn tay người này truyền vào thân thể cô.
Cô gái dịu dàng nói:
- Mau buông tôi ra. Tay trái vung quyền lên toan đánh, nhưng quyền mới đưa ra chừng một thước thì cánh tay đã kiệt lực, nhẩy nhũn đành bỏ thõng xuống.
Trước nay cô chưa từng gặp đối thủ nào lợi hại như thế, cô kêu lên:
- Ngươi dùng yêu pháp tà thuật gì đây, buông tha ta mau!
Người đứng tuổi mỉm cười nói:
- Cô muốn tôi buông tha cũng chẳng khó gì, chỉ cần hai điều, la hô lên ba câu: "Tôi xin đầu hàng tiên sinh"và hai là phải cởi lưới đã trói bạn ta.
Cô gái tức mình nói:
- Người đắc tội với cô nương đấy có được kết quả gì không?
Người đứng tuổi tủm tỉm cười nhại lại câu nói của cô gái:
- Kết quả càng thảm hại bao nhiêu, càng hay bấy nhiêu!
Cô gái lại cố sức cựa quậy nhưng không sao thoát được, cô cười nói:
- Ðẹp mặt chưa? Ði bắt chước người ta! Thôi được, nghe tôi hô đây: "Tôi chịu đầu hàng tiên sinh!" .
Cô hô liền ba câu, nhưng chữ tiên sinh co lại cố ý nói lơ lơ ra súc sinh thành ra "Tôi đầu hàng súc sinh".
Người đứng tuổi không phát giác ra lối xỏ xiên của cô gái liền buông tay khỏi vai cô gái, rồi giục:
- Ngươi cởi tấm lưới trên mình người bạn ta ra mau!
Cô gái cười nói:
- Cái đó dễ lắm.
Nói xong chạy đến bên mình ngư nhân, cúi xuống vờ cởi màng lưới ra, tay trái khẽ giơ lên, một ánh sáng xanh lè lấp loáng, nhìn người đứng tuổi phóng tới.
A Châu rú lên một tiếng "ối chao" vì nàng biết cô phóng ra một thứ ám khí cực độc.
Thủ pháp phóng ám khí của cô rất lợi hại. Người đứng tuổi lại đứng gần kề thì làm gì mà chả trúng?
Tiêu Phong chỉ tủm tỉm cười vì ông vừa thấy y giơ tay đã chế phục được cô gái, rõ ra là người có nội lực rất thâm hậu thì món ám khí nhỏ bé kia làm gì được y.
Quả nhiên người đứng tuổi phất tay áo phóng ra một luồng khí kinh lực khiến cho những mụi kim nhỏ xanh lè đều phóng chệch sang bên, rơi xuống hồ nước.
Người đứng tuổi thấy màu sắc những mũi kim nhỏ đã biết ngay những kim đó tẩm thuốc kịch độc hễ chạm vào máu là người chết ngay lập tức.
Y tự hỏi:
- Mình cùng cô bé này mới gặp nhau lần đầu, không thù không oán, sao lại hạ độc thủ đến thế?
Người đứng tuổi căm giận vô cùng, liền cho cô gái một bài học.
Y vẫy tay áo lên phủi một cái, phát ra luồng chưởng lực veo véo, nhấc người cô gái bổng lên rồi hất xuống hồ.
Người đứng tuổi chỉ đầu ngón chân xuống một cái nhảy xuống con thuyền nhỏ đậu dưới gốc cây liễu, rồi cầm mái chèo bơi mấy cái đã ra tới chỗ cô gái rớt xuống, định chờ cô nổi lên mặt nước, sẽ nắm lấy cô kéo lên.
Lúc cô gái rớt xuống hồ chỉ kịp la lên một tiếng "ối chao!" rồi mất tăm.
Thường thường người ta chết đuối ai cũng nhô lên, chìm xuống mấy lần kỳ cho đến lúc uống no nước rồi mới chìm hẳn. Song cô này lại như một khối đá lớn, rơi xuống là chìm nghỉm, chờ mãi không thấy nhô lên.
Người đứng tuổi càng chờ lâu càng nóng ruột. Ông không có ý giết cô. Vì thấy cô còn nhỏ tuổi mà đã sinh lòng ác độc ghê gớm nên muốn răn dạy cô một phen. Nếu cô bị chết thật thì y hối hận vô cùng.
Ngư nhân rất giỏi nghề bơi lội có thể nhẩy xuống hồ cứu cô dễ dàng được, nhưng lại bị màng lưới trói chặt, không nhúc nhích được.
Tiêu Phong cùng A Châu không biết lội nước đành bó tay.
Bỗng nghe người đứng tuổi lớn tiếng gọi:
- "A Tỉnh! A Tỉnh ra đây mau!"
Từ trong rừng trúc ở phía xa có âm thanh một cô gái vọng ra:
- Có chuyện gì vậy? Tôi không ra đâu!
Tiêu Phong nghe giọng cô nghĩ thầm: cô này âm thanh trong trẻo nhưng có vẻ quật cường, chắc cũng lại là một cô gái tinh nghịch, cùng A Châu và cô gái vừa rớt xuống hồ kết thành bộ ba được.
Người đứng tuổi lại gọi:
- Có người chết đuối, ra vớt mau lên!
Cô gái kia lại nói:
- Có phải anh chết đuối không?
Người đứng tuổi lại gắt giọng:
- Thôi đừng đùa dai nữa! Tôi chết đuối sao cô còn nói được? , mau ra cứu người nghe!.
Cô ta vẫn nheo nhéo:
- Có anh chết đuối thì tôi mới cứu, còn ai chết thì tôi càng thích xem.
Người đứng tuổi hỏi gặng:
- Có ra hay không thì bảo? Y vừa nó vừa dậm chân xuống ván thuyền, ra chiều cực kỳ nóng nảy.
Cô kia vẫn một giọng nũng nịu:
- Có là đàn ông thì tôi mới cứu, còn đàn bà thây kệ. Thanh âm mỗi lúc một gần, một loáng người đã ra đến bờ hồ.
Tiêu Phong cùng A Châu nhìn xem thì là một thiếu phụ mặc áo màu xanh lợt như nước hồ, cặp mắt to đen lay láy và có vẻ lạnh chai. Nhan sắc xinh đẹp, luôn luôn như cười nửa miệng.
Lúc Tiêu Phong nghe thanh âm tưởng là cô gái chừng hai chục xuân xanh. Ngờ đâu lại là một thiếu phụ đứng tuổi.
Thiếu phụ này ăn mặc diêm dúa, dường như khi mụ nghe tiếng gọi đi cứu người, một mặt trêu tức người đứng tuổi, một mặt vẫn nhanh chân lẹ tay thay đổi áo quần.
Gã đứng tuổi thấy mụ đến thì mừng rỡ vô cùng nói:
- A Tỉnh! Lẹ lên! Ðây là người tôi vừa lỡ tay đánh té xuống hồ, nào ngờ không thấy nổi lên nữa.
Thiếu phụ xinh đẹp nói:
- Tôi hỏi rõ trước, nếu là trai thì tôi mới cứu, còn là gái thì thây kệ.
Tiêu Phong cùng A Châu rất lấy làm kỳ nghĩ bụng: Theo lẽ thường thì người đàn bà không chịu nhảy xuống hồ cứu đàn ông là để tránh sự ôm ấp, đụng chạm cho khỏi hoen ố thanh danh thì mới phải lẽ sao mụ này lại có những hành vi trái ngược là chỉ cứu đàn ông không chịu cứu đàn bà?
Gã đứng tuổi dậm chân nói:
- Trời ơi! đây chỉ là cô bé chừng mười bốn... mười lăm tuổi mà đừng nghĩ lẩn thẩn.
Thiếu phụ xinh đẹp nói:
- Thôi! Cô bé thì sao? Dù cô bé mười bốn, mười lăm tuổi, bà già bảy, tám mươi đã đến đây thì cũng chẳng...
Ý mụ muốn nói: "Thì cũng chẳng khỏi mắc tay bợm già".
Liếc mắc nhìn thấy Tiêu Phong cùng A Châu, mặt mụ hơi đỏ lên vội bụm miệng lại không nói hết câu.
Người đứng tuổi đứng trên đầu thuyền xá dài nói:
- A Tỉnh, mình mau xuống cứu cô ta lên rồi bảo gì tôi cũng xin vâng.
Thiếu phụ nói:
- Có thật điều gì anh cũng theo tôi không?
Gã đứng tuổi nói:
- Ðúng thế! Trời ơi, bây giờ mà cô bé còn chưa nổi lên, thế chết mất rồi.
Thiếu phụ nói:
- Bây giờ tôi bảo anh đứng đây suốt đời, anh có nghe không?
Người đứng tuổi lộ vẻ băn khoăn ấp úng nói:
- Cái đó... cái đó...
Thiếu phụ nói:
- Anh chỉ được cái miệng xoen xoét, nói ngon, nói ngọt là không ai bằng để đánh lừa tôi vui lòng trong chốc lát, tôi mới bảo có thế mà không chịu.
Mụ nói đến đây, thanh âm có vẻ nghẹn ngào.
Tiêu Phong và A Châu đưa mắt nhìn nhau đều lấy làm lạ là thiếu nữ nầy đã đứng tuổi rồi mà còn nói năng cử chỉ ra vẻ nồng nhiệt, mà chẳng khác gì đôi bạn trẻ đang tuổi thanh xuân. Coi bộ cặp nầy không phải vợ chồng, nhất là thiếu phụ đang đứng trước mặt người thốt ra những câu ngang chướng, chẳng còn úy kỵ ai cả. Hơn nữa, ngay cạnh người lâm vào tình trạng cấp bách thập tử nhất sinh mà mụ vẫn ăn nói nhấm nhắn, không có vẻ sốt sắng chi hết.
Gã đứng tuổi thở dài vừa bơi thuyền đi vừa nói:
- Thôi bỏ! Chẳng cần cứu nữa. Cô ta đem lòng hiểm độc phóng ám khí chực ngầm hại tôi, chết là đáng kiếp. Chúng ta về thôi!
Thiếu phụ lại trở giọng vênh mặt lên hỏi:
- Sao lại không cứu? Tôi thích cứu cô ta. Cô ta phóng ám khí định giết anh à? Nếu vậy hay! Sao anh lại không chết? Tiếc quá! Tiếc quá!
Thiếu phụ cười hì hì tung người lên nhảy xuống hồ. Nghề bơi lặn của mụ thật là tuyệt. Mụ ngụp xuống nhẹ nhàng, nước không bắn lên tung tóe mà người đã xuống tận hồ.
Thuyền gần tới nơi, người đứng tuổi đưa tay ra đón cô gái áo tía thấy cô mắt nhắm nghiền, dường như đã tắt thở, bất giác lộ vẻ bùi ngùi hối hận.
Thiếu phụ la lên:
- Không được đụng vào người cô ta. Anh thật là con quỷ háo sắc không thể chịu được.
Người đứng tuổi làm mặt giận dữ nói:
- Ðừng có nói quàng! Suốt đời tôi chưa hề háo sắc bao giờ.
Thiếu phụ cười khi ôm thiếu nữ nhảy lên thuyền nói:
- Phải rồi, anh không háo sắc bao giờ, chỉ có nét lẳng lơ. Trời ơi!
Sở dĩ thiếu phụ bật lên tiếng la hoảng vì sờ vào ngực cô gái không thấy tim đập nữa, để tay vào mũi cũng thấy ngừng thở, không hy vọng cứu sống lại nữa.
Có điều bụng cô chưa chương lên, tỏ vẻ uống nhiều nước.
Tiêu Phong từ từ rót rượu ra bát, uống cạn rồi nói:
- Việc dù thành bại, hiền Muội chẳng nên quan tâm cho lắm.
Chưa dứt lời, A Châu đột nhiên vừa nhảy vừa reo:
- A ha! Ðược rồi! Tôi biết chắc có người xem được chữ Phạn. Lão là một phiên tăng bản lãnh ghê gớm lắm.
Ðoạn nàng đem chuyện Quốc sư nước Thổ Phồn là Cưu Ma Trí đã bắt Ðoàn Dự thế nào, dẫn đến Cô tô tìm Mộ Dung công tử ra sao thuật lại một lượt.
Ðây là lần đầu tiên Tiêu Phong được nghe bản lãnh Cưu Ma Trí cao cường tới mực đó. Nhưng ông nghĩ rằng nàng hình dung bản lãnh lão chưa chắc đã đúng như vậy. Huống chi Cưu Ma Trí lại chưa chiến đấu với một tay cao thủ bậc nhất tại trước mặt nàng nên ông nghe đấy mà chẳng để vào lòng. Ông nghĩ rằng Cưu Ma Trí đến Cô tô không được như điều mong ước của mình, chắc lại trở về Thổ Phồn rồi.
Tiêu Phong gói pho "Dịch Cân Kinh" lại đưa trả A Châu.
A Châu nói:
- Ðại ca giữ lấy cũng vậy chứ sao? Chẳng lẽ giữa chúng ta còn chuyện riêng tư.
Tiêu Phong tươi cười rồi cất pho kinh vào bọc.
Ðoạn ông rót đầy ra bát lớn toan uống thì ngoài cửa bỗng có tiếng chân người .
Gã Ðại Hán mình đầy những máu, tay cầm cây búa lớn tróng lên chém loạn xạ.
Trên mặt Ðại Hán râu đâm tua tủa, coi tướng mạo đủ biết sức khỏe phi thường, song đôi mắt ngờ nghệch như mất trí đúng là mặt tên điên khùng.
Tiêu Phong thấy gã cầm cây búa lớn đúc bằng thép nguyên rất nặng. Thế mà gã vung lên coi rất nhẹ nhàng, công thủ rất đúng nguyên tắc, rõ ra là đệ tử một môn phái lớn.
Tiêu Phong biết rất nhiều nhân vật võ lâm ở Trung Nguyên nhưng không nhận ra Ðại Hán này, tự hỏi: Xem thủ pháp lúc này rất tinh thục mà sao mình chưa nghe thấy tiếng tăm bao giờ?
Ðại Hán sử dụng cây búa lớn mỗi lúc một nhanh, miệng la rầm lớn:
- Mau đi báo chủ nhân! Kẻ đối đầu đã đến.
Gã đứng trên đường lớn đông người qua lại.
Cây búa lớn chém ngang chém dọc, khiến người đi đường đều tránh xa gã, không ai đến gần.
Tiêu Phong thấy gã ra chiều hoảng hốt, tưởng chừng như rất kinh khủng.
Sau ông thấy đường búa đờ đẫn dường như mệt mỏi nhừ mà vẫn phải gắng sức chống chọi.
Miệng gã gọi bâng quơ:
- Chu lão đệ! Lão đệ tránh ra, để mặc ta với y, chạy đi mau, nhanh cho mau!
Tiêu Phong lẩm bẩm: người này đối với chủ thật hết lòng tình nghĩa, cũng là một tay hảo hán đây. Tinh lực gã đã bị hao tốn nhiều chắc là nội thương rất nặng.
Nghĩ vậy Tiêu Phong bước ra ngoài quán rượu, đến trại Ðại Hán hỏi:
- Lão đệ tôi mời lão huynh uống chén rượu được không?
Ðại Hán trừng mắt nhìn Tiêu Phong, đột nhiên gã la lên:
- Tên đại ác kia! đừng hại chủ ta!
Nói xong giơ búa lên chém Tiêu Phong.
Những người bên trong thấy tình thế nguy hiểm la rầm lên.
Tiêu Phong nghe thấy ba tiếng "Tên đại ác" bỗng giựt mình, nghĩ thầm: mình cùng A Châu đang đi tìm "Tên đại ác" để báo thù. Ðại Hán gọi kẻ đối đầu là "Tên đại ác" ở miệng gã nói ra chưa chắc đã phải là"tên đại ác"kẻ thù của mình, nhưng mình hãy cứu gã trước đã rồi sẽ tính sau.
Nghĩ vậy ông tiến gần lại, đưa tay ra điểm huyệt trên lưng Ðại Hán.
Không ngờ tuy thần trí gã hôn mê song võ công gã rất cao cường.
Gã đưa cây búa đập trở lại vào bụng Tiêu Phong.
Giả tỷ bản lãnh Tiêu Phong không hơn gã nhiều thì đã bị gã đánh trúng.
Tiêu Phong lập tức đưa tay trái ra, nhanh như chớp nắm lấy cán búa rồi giựt mạnh.
Ông nội lực rất thâm hậu mà Ðại Hán đã mệt nhoài làm sao chịu nổi.
Toàn thân gã rung chuyển rồi ngã chúi về phía trước.
Dường như gã đã chẳng coi cái chết vào đâu nên liều mạng với đối phương, chết thì cùng chết.
Tiêu Phong quàng cánh tay dài ngoằng ra phía sau, ôm chặt lấy Ðại Hán, khẽ vận nội lực khiến gã bất động.
Lúc đó người hai bên đường phố rất đông, thấy Tiêu Phong chế phục được gã điên khùng, hoan hô rầm rĩ.
Tiêu Phong ôm gã lôi xềnh xệch vào quán rượu ấn đầu cho gã ngồi xuống rồi bảo:
- Người anh em! Hãy uống rượu rồi sẽ tính!
Vừa nói vừa rót rượu vào bát lớn đặt trước mặt Ðại Hán.
Ðại Hán vẫn dương cặp mắt điên khùng nhìn Tiêu Phong trừng trừng hồi lâu rồi nói:
- Ngươi là người tốt hay người xấu?
Câu hỏi vừa thốt ra khỏi miệng, Tiêu Phong giật mình chưa biết trả lời thế nào cho phải thì A Châu cười nói xen vào:
- Dĩ nhiên y là người tốt rồi, ta đây là người tốt, ngươi cũng là người tốt nữa. Chúng ta là đồng chí cùng nhau đi đánh"Tên đại ác".
Ðại Hán hết giương mắt nhìn nàng lại nhìn Tiêu Phong, vẻ mặt chẳng ra tin cũng chẳng ra không.
Hồi lâu gã hỏi lại:
- Ðánh "Tên đại ác" đó ư?
A Châu nhắc lại:
- Ðã là chỗ bạn bè, vậy chúng ta hiệp nhau lại đánh y.
Ðại Hán đột nhiên đứng phắt dậy, lớn tiếng nói:
- Không được! Không được! "Tên đại ác" này lợi hại vô cùng, mau về báo chủ nhân để người đi lánh gấp. Ta ở lại đây chống chọi cùng "Tên đại ác", ngươi đi báo tin nhé?
Nói xong gã cầm búa đứng dậy.
Tiêu Phong đưa tay ra ấn vai gã xuống hỏi:
- Này ông bạn! "Tên đại ác" chưa đến, vội gì? Chủ nhân bạn là ai? Hiện ở đâu?
Ðại Hán la lên:
- "Tên đại ác" kia rồi! Lại đây mau. Lão gia quyết đấu với ngươi ba trăm hiệp. Mi không được hại chủ ta. Tiêu Phong cùng A Châu đưa mắt nhìn nhau, không biết làm thế nào.
Thốt nhiên A Châu la:
- Chao ôi! Không xong rồi! Chúng ta phải mau đi báo với chủ nhân. Chủ nhân hiện ở đâu? Ðừng để "Tên đại ác" tìm đến chủ nhân mới được.
Ðại Hán nói:
- Phải lắm, phải lắm! Người chạy đi thông báo mau, chủ nhân chắc đến nhà họ Nguyên ở Tiểu Kính hồ rừng Phương Trúc. Ði đi.
Gã luôn giục miệng ra chiều nóng nảy.
Tiêu Phong, A Châu chưa biết tính sao, bỗng thấy tửu bảo khoát:
- Có đi Tiểu Kính hồ không? Ðường khá xa đấy.
Tiêu Phong nghe biết Tiểu Kính hồ đúng là một địa danh, nói thêm:
- Tiểu Kính hồ ở địa phương nào? Cách đây bao xa?
Tửu bảo tiếp:
- Nếu quý khách hỏi người khác thì vị tất có ai biết rõ. May hỏi đúng vào tôi, để tôi chỉ cho. Vì tôi quê ở Tiểu Kính hồ nên mới biết rõ.
Tiêu Phong nghe tửu bảo mồm miệng liến thoắng nói dềnh dàng liền đập tay xuống bàn giục:
- Ngươi nói rõ đường lối đi, mau lên.
Gã tửu bảo toan gỡ gạc chút tiền thưởng rồi mới nói, song thấy Tiêu Phong đập bàn, sợ quá không dám dềnh dàng nói tiếp:
- Tiểu Kính Hồ ở về phía Tây Bắc quán này. Quý khách ở đây ra thoạt tiên đi về hướng Tây bảy dặm rưỡi thì đến một khu trồng liễu, cứ bốn cây một hàng. Cả thảy bốn hàng vị chi mười sáu cây. Khỏi khu trồng liễu thì ngoẹo sang phía Bắc. Ði chín mười dặm nữa thì đến một chiếc cầu đá xanh, phải nhớ kỹ đừng sang qua cầu này, nếu sang qua sẽ bị lạc đường.
Rồi gã lại tự đặt câu hỏi và trả lời:
- Nhưng không qua cầu thì làm thế nào qua được bên kia? Tôi nhấn mạnh như vậy là đừng qua chiếc cầu đá xanh ở mé tả mà phải qua cây cầu ván gỗ ở mé hữu. Sang bên kia cầu nhắm hướng Tây mà đi một quãng rồi rẽ sang hướng Bắc. Ðến chỗ ngã ba lại rẽ sang hướng Tây. Từ bên kia đầu đi hai mươi mốt dặm rưỡi nữa thì trông thấy một hồ nước trong như gương. Ðó chính là Tiểu Kính hồ. Kể từ đây đi, ng bốn mươi dặm. Ðúng ra là ba mươi tám dặm rưỡi chứ chưa đến bốn chục dặm.
Tiêu Phong phải nghe gã nói dài dòng rất bực mình nhưng cố nhiên nhẫn nại.
Gã nói xong A Châu cười bảo:
- Ðại ca đây nói rất rành mạch. Cứ mỗi dặm đường là một đồng khen thưởng chính ra chúng ta muốn thưởng đại ca bốn chục đồng nhưng thưởng như thế là sai, thưởng ba mươi tám đồng rưỡi mới đúng.
Nàng đếm ra ba mươi chín đồng tiền. Ðồng sau cùng nàng lấy búa sắt cứa cho thành vết rồi lấy đầu ngón tay bẻ ra làm đôi. Nàng đưa cho tửu bảo ba mươi tám đồng và nửa đồng!
Tiêu Phong không nhịn cười được, nghĩ thầm:
- Cô bé này hãy tính trẻ, gặp cơ hội là lại tinh nghịch, tìm cách đùa rỡn được nghe.
Gã Ðại Hán kia hai mắt vẫn trừng trừng nhìn Tiêu Phong, A Châu miệng không ngớt giục:
Ði báo tin lẹ lên, trùng trình thì không kịp đâu! "Tên đại ác" này ghê gớm lắm.
Tiêu Phong hỏi:
- Chủ nhân ông bạn là ai?
Ðại Hán ấp úng nói:
- Chủ ta là... Chủ ta là... Ta không thể nói cho người kia được. Ngươi đừng đi là hơn!
Tiêu Phong lớn tiếng hỏi:
- Thế ông bạn họ gì vậy?
Ðại Hán buột miệng đáp:
- Ta họ Tiêu!
Tiêu Phong giật mình hỏi lại:
- Sao ông bạn họ Tiêu?
Ðại Hán lắp bắp:
- Ta họ Tiêu... mà không phải họ Tiêu...
Tiêu Phong đem lòng ngờ vực tự hỏi: Hay là gã này nói ý nhử ta đến Tiểu Kính hồ chăng? Sao gã lại ấp úng biểu là có rồi lại cải chính không phải họ Tiêu? Hay gã đùa giỡn với ta, ông tự nhủ: Giả tỷ tên đối đầu phái gã lại nhử ta tới đó hay chứ sao? Chính ta đang muốn tìm kẻ thù thì dù Tiểu Kính đến nơi đầm rồng hang cọp Tiêu mỗ há sợ ru? .
Ông lại nhìn A Châu bảo:
- Chúng ta thử lên Tiểu Kính hồ xem có động tĩnh gì không? Chủ nhân ông bạn đây nếu ở nơi đó thế nào cũng kiếm được.
Gã tửu bao xen vào nói:
- Xung quanh Tiểu Kính hồ một vùng hoang dã bao la chẳng có gì đáng coi, nếu hai vị muốn ngoạn cảnh, tôi tưởng ở đây có nhiều phủ đẹp hơn.
Tiêu Phong vẫy tay giục A Châu:
- Ði thôi! Chúng ta đi thôi!
Ông quay sang bảo Ðại Hán:
- Lão huynh mệt lắm rồi, ở đây nghỉ một lúc, để tôi đại diện đi báo lệnh chủ nhân nói là"Tên đại ác"sắp tới đó.
Ðại Hán nói:
- Xin đa tạ, Tiêu mỗ không đi vì còn ở ngăn cản "Tên đại ác".
Nói xong đứng dậy toan vác búa đi ra, dè đâu gã mất hết khí lực, hai tay đau đớn như dần, cầm búa mà không nhấc lên được.
Tiêu Phong nói:
- Lão huynh phải nghỉ một lúc nữa để lấy sức đã.
Nói xong, ông trả tiền nhà hàng rồi cùng A Châu rảo bước ra khỏi quán rượu.
Ông theo đúng lời tên tửu bảo dặn, trông về hướng Tây mà đi, chừng được bảy, tám dặm, quả thấy bên đường cái trồng bốn hàng dài, mỗi hàng bốn cây, cả thảy mười sáu cây.
A Châu cười nói:
- Gã tửu bảo tuy mồm miệng liến thoắng, song cũng có cái hay. Vì gã nói kỹ như vậy thì quyết không thể nào lầm lẫn được, phải không đại ca? Ô kia! Cái gì thế kia?
Nàng vừa nói vừa trỏ gốc cây liễu thứ mười lăm.
Tiêu Phong nhìn ra thì chỉ thấy một gã nông phu ngồi tựa gốc cây hai chân ngâm xuống bùn dưới ruộng.
Chỗ thôn quê này phong cảnh rất tầm thường chẳng có gì đáng chú ý.
Có điều gã nông phu đổ máu tươi, trên vai vác một cái bồ cào hình thù khác lạ.
Xem ra đúng là một khí giới rất lợi hại.
Tiêu Phong chạy lại bên cạnh nông phu, thấy gã thở ồ ồ, rõ ràng gã này bị nội thương rất nặng.
Tiêu Phong hỏi ngay vào đề:
- Này đại ca! Chúng tôi nghe lời ông bạn sử búa đến Tiêu Kính hồ đưa tin. Vậy đây có đúng là đường Tiểu Kính hồ không?
Nông phu ngẩng đầu lên hỏi lại:
- Gã sử búa còn sống hay chết rồi?
Tiêu Phong nói:
- Kể ra thì y cũng hao tổn mất nhiều khí lực, nhưng không đáng ngại.
Nông phu thở phào một cái, nói:
- Tạ ơn Trời Phật. Xin hai vị đi về phía Bắc. Cái ơn đưa tin quả quyết không bao giờ dám quên.
Tiêu Phong nghe gã thổ lộ đôi lời, biết không phải là hạn phu tầm thường quê mùa, liền hỏi lại:
- Tôn tính lão huynh là gì? Phải chăng là bạn với vị sử búa này?
Nông phu đáp:
- Tôi họ Ðổng. Xin các hạ đi gấp đến Tiểu Kính hồ, "Tên đại ác" này đã chiếm được phần thắng. Chúng tôi không ngăn trở nổi, nói ra càng thêm hổ thẹn.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Gã này bị thương nặng, đúng không hay giả tạo. Giả tỷ tên đối đầu định lừa ta vào tròng, thì hắn cũng không thể yên lòng với ta được.
Ông thấy Ðại Hán họ Ðổng tướng mạo thành thực trung thành, lòng quyến luyến liền hỏi:
- Ðổng đại ca! " Tên đại ác" dùng thứ khí giới gì khiến cho đại ca bị thương nặng như vậy.
Ðại Hán đáp:
- Khí giới của hắn là một cây gậy trúc.
Tiêu Phong giật mình, tự hỏi: Gậy trúc ư? Chẳng lẽ lại chính cây "đả cẩu bổng" mà ta quen dùng?
Ông thấy máu tươi trên ngực Ðại Hán vẫn còn ứa ra, liền mở áo ra xem thì thấy trước ngực gã thủng một lỗ bằng đầu ngón tay rất sâu. Nếu lỗ thủng này do cây gậy trúc bổng đâm vào thì cây này còn nhỏ hơn "đả cẩu bổng" nhiều.
Tiêu Phong đưa ngón tay ra điểm vào những đại huyệt xung quanh vết thương để cầm máu cho bớt đau.
A Châu lấy ra một chiếc bình nhỏ, mở nắp móc thuốc cao rịt vào miệng vết thương, đoạn quay sang nói với Tiêu Phong:
Thứ cao này của Ðàm Công cho tôi ngày nọ. Lão bảo cao này trị thương rất linh nghiệm. Hôm ấy đại ca bị thương, tôi tưởng đem thuốc này chữa cho đại ca, nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu khiến cho tôi lo quá.
Ðại Hán họ Ðổng nói:
- Ân sâu của hai vị, Ðổng mỗ không dám nói đến chuyện tạ ơn. Chỉ mong hai vị đến mau Tiểu Kính hồ đưa tin cho người bề trên của tôi.
Tiêu Phong hỏi:
- Người bề trên đại ca tên họ gì? Tướng mạo thế nào?
Gã họ Ðổng đáp:
- Các hạ đi tới bên Tiểu Kính hồ thì ở phía Tây có một vùng rừng trúc. Giống trúc này hình vuông. Trong khu vườn trúc có mấy căn nhà tre. Các hạ cứ đứng ngoài kêu to lên mấy tiếng: "Kẻ đại ác thứ nhất hiện sắp đến nơi rồi đó, phải mau mau lánh đi". Thế là xong rồi, hai vị đi thẳng vào nhà. Tên họ người bề trên, sau này Ðổng mỗ sẽ xin cho biết.
Tiêu Phong rất lấy làm kỳ, nhưng ông đã biết trên chốn giang hồ rất nhiều việc bí ẩn, khiến cho người ngoài khó lòng hiểu được. Có phải bây giờ, ông không cần để ý đề phòng cho lắm vì ông nghĩ: Người đối đầu có ý nhử mình tới đó, thì tất nhiên câu nào cũng phải nói cho hợp lý, cho mình khỏi nghi ngờ. Gã này miệng ấp a ấp úng không thể nói thật. Thế là tuyệt không có lòng đen tối.
Nghĩ vậy ông nói:
- Ðược lắm! Xin nhớ đinh ninh mấy lời đại ca dặn bảo. Ðừng có gượng đứng lên rồi quỳ xuống.
Tiêu Phong nói:
- Ðại ca cùng tôi tuy mới gặp nhau lần đầu mà tựa hồ quen đã lâu. Ðổng huynh bất tất phải giữ lễ.
Ông đưa tay mặt ra nâng Ðại Hán dậy, còn tay trái thì vứt bỏ thuốc nhồi mặt đi, để lộ chân tướng ra tương kiến rồi nói:
- Tại hạ là người Khất Ðan, tên họ Tiêu Phong. Sau này phen tái ngộ.
Ðoạn không chờ Ðại Hán trả lời, dắt tay A Châu rảo bước đi theo.
A Châu hỏi:
- Chúng ta không cần cải trang nữa ư?
Tiêu Phong đáp:
- Không hiểu sao tôi gặp người quê mùa thô lỗ này mà quyến luyến, muốn cùng y kết giao, nên không muốn dùng bộ dối trá y.
A Châu nói:
- Vậy ư? Thế thì tôi cũng trở lại là nữ nhân.
Nàng liền chạy ra bên khe suối nhỏ, rửa mặt cho sạch, rồi để lộ mớ tóc trần, cởi bỏ áo bào khoác ngoài, chỉ mặc nguyên áo đàn bà bên trong.
Hai người đi thẳng một mạch chín dặm rưỡi đường đã tường tận đằng xa một chiếc cầu cao bằng đá xanh.
Ðến bên cầu, bỗng thấy một gã thư sinh ngồi phục trên cầu trước mặt giải một tờ giấy trắng rất lớn, bên cạnh tờ giấy đặt một nghiên mực mài sẵn.
Gã thư sinh cầm bút viết lên trên mặt giấy.
Tiêu Phong cùng A Châu rất lấy làm kỳ, tự hỏi:
- Sao người này lại đem giấy mực lên trên cầu giữa chốn hoang dã này ngồi viết chữ?
Hai người tiến gần lại xem thì không phải gã viết chữ, mà đang hội họa.
Gã họa cảnh vật chung quanh cầu. Từ cây cau nhỏ trên dòng nước chảy ngay bên cạnh cho đến những cây cổ thụ trên những ngọn núi xa xa đều có trong họa đồ.
Gã nằm phục trên cầu quay mặt về phía Tiêu Phong và A Châu.
Nhưng lạ ở chỗ cảnh vật trên bức họa lại hướng về phía hai người, thì ra từng nét bút, từng cái vạch gã đều vẽ ngược chiều.
Tiêu Phong hoàn toàn không hiểu gì về thư pháp cùng hội họa.
Song A Châu ở nhà Mộ Dung công tử đã lâu, được xem kiểu chữ và đồ họa rất nhiều nên rất sành.
Giờ nàng thấy gã thư sinh này hoàn toàn vẽ ngược, chưa kể đến nét vẽ tuyệt hay, nói ngay lối vẻ ngược này cũng đã khó lắm rồi!
Nàng toan lại hỏi mấy câu, thì Tiêu Phong khẽ kéo áo nàng, lắc đầu, đi về cây cầu gỗ nhỏ.
Thư sinh thốt nhiên hỏi:
- Hai vị thấy tôi vẽ ngược sao không để mắt đến? Chẳng lẽ nghề họa này làm bẩn mắt hai vị hay sao?
A Châu cười đáp:
- Ðức Phu Tử thấy chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, miếng thịt không vuông vắn cũng không ăn. Những bậc chính nhân, nghĩa tử không xem đồ họa vẽ ngược.
Gã kia cười ha hả, cầm tờ giấy trắng lên nói:
- Lời cô nương nói rất đúng, xin mời lên cầu nói chuyện. Tiêu Phong đã đoán biết dụng ý của gã đem giấy trắng giải trên cầu cốt để người chú ý, một là để kéo dài thời gian, hai là dùng kế hư thực cố ý dẫn dụ người đi vào cầu đá.
Ðoán vậy, ông nói:
- Chúng tôi đi về ngả Tiểu Kính hồ, nếu qua cầu đá là trật đường.
Thư sinh nói:
- Ði qua cầu đá này là đi qua vòng thúng, chỉ xa hơn năm, sáu dặm đường rồi cũng đến nơi. Hai vị qua cầu này hay hơn.
Tiêu Phong nói:
- Ðường ngay chẳng đi, tội gì lại vòng đường xa hơn năm chục dặm?
Thư sinh cười nói:
- Chẳng lẽ hai vị đã quên câu "dục tốc bất đạt" rồi sao?
A Châu cũng nhận ra gã thư sinh này có ý muốn kéo dài dây dưa câu chuyện nữa, bước ngay lên cầu gỗ, Tiêu Phong bước lên theo.
Hai người đi đến giữa cầu đột nhiên nghe tiếng rắc rắc, chắc giờ hai người sắp rớt xuống sông.
Tiêu Phong đưa tay trái ra ôm lấy A Châu, chân đạp vào mượn đà, tựa hồ như con chim ưng khổng lồ nhào ra, nhẩy qua sang đến bờ hồ bên kia.
Ông xoay tay lại phóng chưởng ra phía trước phòng hờ kẻ địch đuổi đánh lén.
Gã thư sinh cười khanh khách nói:
- Bản lãnh tuyệt vời! Hai vị vội vàng đến Tiểu Kính hồ?
Tiêu Phong nghe tiếng cười của gã có lẫn vẻ sợ sệt, thì nghĩ rằng:
- Thằng cha này có vẻ mặt thanh nhã mà lại là đồng đảng với "Tên đại ác".
Ông không lý gì đến gã nữa, cùng A Châu đi luôn.
Mới đi được vài trượng, chợt nghe phía sau có tiếng chân, Tiêu Phong quay lại xem ai, thì chính là gã thư sinh đuổi theo, Tiêu Phong liền xoay hẳn người lại, sa sầm nét mặt hỏi:
- Các hạ có điều chi dạy bảo?
Thư sinh đáp:
- Tại hạ cũng đi Tiểu Kính hồ muốn được cùng đi với hai vị cho có bạn.
Tiêu Phong nói:
- Thế thì còn gì bằng.
Tay trái ông đưa A Châu lên lưng, để khi nhẩy một cái đã xa hơn trượng. Ông đi êm như ru, chân không tung bụi.
Gã thư sinh cố sức đuổi theo nhưng cách Tiêu Phong một lúc một xa.
Tiêu Phong thấy gã võ công tầm thường, không để ý gì nữa, vẫn để khi chạy như bay.
Tuy ông cõng A Châu mà đi còn lẹ hơn thư sinh nhiều.
Chỉ trong khoảnh khắc là ông đã bỏ gã rất xa không còn thấy tâm tích đâu nữa.
Ðường lối từ đầu cầu gỗ trở đi mỗi lúc một chật hẹp thêm có chỗ bề rộng không đầy một thước, có cả cỏ rậm đến ngang lưng, rất khó nhìn nhận đường lối. Giả tỷ không được gã tửu bảo dặn kỹ càng thì khó lòng tìm ra lối đi.
Ði chừng nửa giờ đã trông thấy một mảnh hồ nước trong.
Tiêu Phong thả bước từ từ đến bên hồ, thấy nước trong như ngọc, mặt hồ phẳng lì như tấm gương lớn.
Thật không thẹn với ba chữ"Tiểu Kính hồ".
Ông đang tìm đến rừng trúc, bỗng nghe mé bên tả hồ trong khóm hoa rậm, có hai tiếng cười khúc khích, rồi một viên đá nhỏ bay ra.
Tiêu Phong nhìn theo về phía viên đá phóng đi thì thấy trên bờ hồ có một ngư dân đầu đội nón lá vừa giật cần câu lên được con cá xanh.
Viên đá bay thế nào lại không sai một li, trúng giữa dây câu đánh "bực" một tiếng.
Dây câu đứt làm hai đoạn, con cá xanh lại rơi tỏm xuống hồ.
Tiêu Phong giật mình nghĩ thầm: người này thủ kinh thật là kỳ dị.
Dây câu vừa mềm vừa dai, nếu phong phi đao hay tụ tiễn để cắt đứt thì chẳng lấy chi làm kỳ.
Ðàng này rõ ràng chỉ một viên đá tròn trĩnh mà ném đúng dây câu mới lạ. Xem cách phóng ám khí bằng thủ pháp lạ này, quyết không phải là người Trung Nguyên. Người ném đá này chưa chắc võ công đã vào hạng tuyệt luân, nhưng mà tà khí ghê người, đúng thuộc hạ bàng môn tà đạo. Phải chăng y là thủ hạ "Tên đại ác".
Nghe tiếng y cười lại dường như là thiếu nữ.
Tiêu Phong còn đang ngẫm nghĩ thì ngư dân nhận thấy dây câu giựt mìn lớn tiếng hỏi:
- Ai lại chơi trò quỷ đó? Thử thò mặt ra xem nào?
Từ trong cụm hoa, một thiếu nữ rẽ lối đi ra, nàng toàn thân đỏ tía, chừng mười lăm, mười sáu tuổi, so với A Châu còn nhỏ hơn một chút, cặp mắt đen lay láy.
Tiêu Phong thoáng trông thấy cô gái này cũng giống A Châu ngày nào.
Thiếu nữ vừa thấy A Châu, không lý gì đến ngư dân, thoắt nhảy đến bên đưa tay ra kéo tay nàng cười nói:
- Vị tỷ nương này xinh quá, tôi rất thích chị! Cô vừa hỏi vừa cười mà vẫn không dừng tiếng, tựa hồ như nước ngoài mới hạ Trung Nguyên.
A Châu nhìn thấy cô hoạt bát, ngây thơ.
Cổ chân, cổ tay đều đeo vàng vòng bạc, cả thảy tám chiếc.
Nên mỗi lúc cô cử động, tay vòng va chạm vào nhau phát ra tiếng kêu leng keng, nghe tiếng cũng ngộ nghĩnh.
A Châu tươi cười nói:
- Cô mới thật là đẹp, tôi cũng mê luôn.
A Châu ở Cô Tô đã lâu năm.
Lúc này nàng nói tiếng Quan Trung Châu, thanh âm trong trẻo nhưng cũng không đúng lắm.
Ngư nhân đang bực mình, nhưng thấy cô là một thiếu nữ hoạt bát, vui tính, lửa giận bỗng tiêu tan hết.
Gã nói:
- Cô này tinh nghịch thật! Song cô ném đứt được dây câu của tôi cũng thật là tài.
Thiếu nữ nói:
- Câu cá có gì là thú, ngồi lâu buồn chết đi được. Nếu bác muốn ăn cá, dùng cần câu này mà ăn có hơn không?
Nói xong, cô cầm lấy chiếc cần câu trong tay ngư nhân thuận đà lao xuống nước. Ðầu cần câu xỉa trúng bụng một con cá trắng hếu, cô nhấc cần câu lên con cá đang dẫy nguây nguẩy miệng nhỏ máu tươi từng giọt xuống hồ nước biếc. Màu lục pha màu hồng, nước hồ càng tươi đẹp. Nhưng là cái tươi đẹp in vẻ tàn nhẫn.
Tiêu Phong thấy cô gái lúc đâm cá, tay phải cầm cần câu thoạt đầu hơi thiên về mé tả, đưa thành hình cánh cung sang mé hữu rồi phóng ra. Thủ pháp kỳ diệu, điệu bộ mỹ quan, song dùng cách thức này để ứng chiến trong khi lâm địch thì có điều chậm trễ. Ông không đoán ra võ công cô thuộc môn phái nào?
Cô gái nhấc cần câu lên rồi lại phóng liên tiếp một lúc được sáu con cá vừa xanh vừa trắng, bị xâu thủng ở đầu cần câu. Ðoạn cô vẫy mạnh một cái cho mấy con cá rớt tỏm xuống hồ.
Ngư nhân thấy cô gái tinh nghịch cách này mà vẻ mặt vẫn tươi cười lớn hơn, liền nói:
Cô nương còn nhỏ tuổi mà đã hành động độc ác, cô đã bắt cá thì thôi, sao đâm chết cá không đem về nấu ăn? Sát sanh để giỡn chơi là nghĩa gì?
Thiếu nữ vỗ tay cười nói:
- Tôi muốn đùa nghịch sát sinh chơi thì bác làm trò gì?
Ðoạn cô cầm cần câu bẻ mạnh một cái tưởng là bẻ gẫy được ngay.
Nào ngờ cần câu này tuy nhẹ nhàng nhưng đúc bằng kim thuộc nén, cô bẻ không gãy.
Ngư nhân cười lạt nói:
- Cô tưởng bẻ gẫy cần câu của ta ư? Ðâu có dễ dàng thế được?
Cô gái trỏ tay về phía ngư nhân hỏi:
- Ai đến kia kìa?
Ngư nhân quay đầu lại xem thì chẳng thấy ai, biết là mình mắc mưu, vội quay mặt lại ngay, nhưng đã chậm mất rồi. Cái cần câu mà gã làm khí giới luôn bên mình đã tung ra xa đến mấy chục trượng, tõm một cái chìm xuống đáy hồ mất tăm.
Ngư nhân cả giận quát hỏi:
- Quân mèo mã gà đồng này ở đâu đến đây?
Vừa quát vừa đưa tay ra nắm lấy tay cô gái.
Cô gái vừa cười vừa gọi:
- Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Rồi nấp vào sau lưng Tiêu Phong.
Ngư nhân lạng người đi để bắt. Thân pháp gã rất mau lẹ.
Tiêu Phong thoáng trông thấy trong tay cô gái có một vật động như một miếng vải sa sợi nhỏ mà rất thoáng trông qua, nếu ai vô tình thì không biết.
Ngư dân nhảy xổ lại, đột nhiên trượt chân té ngã ngồi xuống đất, người co rúm lại.
Nguyên trong cô gái cầm một cái lưới cá tết bằng nhau, nhỏ như tóc.
Những dây tơ này tuy rất nhỏ và rất thoáng nên mấy ai trông rõ.
Song nó bền, dai dị thường và chạm vào đầu lại ngay.
Ngư nhân bị mắc vào màng lưới, càng dẫy dụa bao nhiêu, thì càng thắt chặt bấy nhiêu.
Ngư nhân lớn tiếng quát mắng:
- Con tiện tì này, mi giở trò ma quỉ gì đây? Mi dùng tà tía để nhốt ta làm gì?
Tiêu Phong ngấm ngầm kinh hãi, ông biết cô gái không phải yêu thuật gì cả, mà thực ra là tại cái lưới cá kỳ quái này.
Ngư nhân chửi mắng om sòm không ngớt miệng.
Cô gái cười nói:
- Ngươi còn thóa mạ ta một câu nữa là ta đánh cho vãi phân.
Ngư nhân cũng là một bậc anh hùng nổi tiếng.
Gã nghe cô gái nói không khỏi giật mình nghĩ thầm:
- Nếu mình để con lỏi này đánh vãi phân ra thật thì còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa.
Giữa lúc ấy ở mé Tây hồ, xa xa có tiếng người vọng lại:
- Lão hiền đệ! Có chuyện gì vậy?
Một người đang theo con đường nhỏ thoăn thoắt đi tới.
Tiêu Phong thấy người nầy mặt vuông chữ điền tướng mạo oai hùng, nhưng lại mặc áo bào rộng thùng thình, lối trang phục ra chiều thanh thoát, nhẹ nhàng. Trạc tuổi y chừng năm mươi trở lại.
Người này tới nơi thấy ngư nhân bị nhốt, rất lấy làm lạ hỏi:
- Sao thế này?
Ngư nhân đáp:
- Tiểu cô nương đây dùng yêu thuật...
Người đứng tuổi kia ngoảnh nhìn A Châu thì cô gái cười nói:
- Tôi đây, chứ có phải chị ấy đâu.
Người đứng tuổi "Ủa" lên một tiếng, cúi xuống cầm tay nhắc cái thân hình to lớn của ngư nhân lên coi như không.
Y nhìn kỹ tấm lưới đó rồi lột mạnh.
Không ngờ những dây tơ kết lưới này rất kỳ dị, càng kéo ra bao nhiêu, nó càng thu lại bấy nhiêu, muốn gỡ thế nào cũng không được.
Cô gái cười nói:
- Chỉ cần hắn hô lên ba câu: "Tôi xin hàng cô nương!" là tôi buông tha hắn ngay.
Người đứng tuổi nói:
- Cô hỗn xược với Lăng đệ ta thế này rồi kết quả ra sao cô có biết không?
Thiếu nữ cười nói:
- Tôi chả cần biết kết quả gì cả. Kết quả càng thảm hại bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.
Người đứng tuổi thò tay ra chụp xuống vai cô.
Cô gái lùi lại phía sau toan bước né đi để tránh. Nào ngờ động tĩnh của cô tuy mau lẹ, nhưng người đứng tuổi còn mau lẹ hơn. Tay y chụp xuống đã nắm được vai cô gái.
Cô gái nghiêng vai đi định dùng sức mạnh giật ra song bàn tay người đứng tuổi tựa hồ như gắn chặt vào vai cô. Ðồng thời một luồng nhiệt khí nóng bỏng từ lòng bàn tay người này truyền vào thân thể cô.
Cô gái dịu dàng nói:
- Mau buông tôi ra. Tay trái vung quyền lên toan đánh, nhưng quyền mới đưa ra chừng một thước thì cánh tay đã kiệt lực, nhẩy nhũn đành bỏ thõng xuống.
Trước nay cô chưa từng gặp đối thủ nào lợi hại như thế, cô kêu lên:
- Ngươi dùng yêu pháp tà thuật gì đây, buông tha ta mau!
Người đứng tuổi mỉm cười nói:
- Cô muốn tôi buông tha cũng chẳng khó gì, chỉ cần hai điều, la hô lên ba câu: "Tôi xin đầu hàng tiên sinh"và hai là phải cởi lưới đã trói bạn ta.
Cô gái tức mình nói:
- Người đắc tội với cô nương đấy có được kết quả gì không?
Người đứng tuổi tủm tỉm cười nhại lại câu nói của cô gái:
- Kết quả càng thảm hại bao nhiêu, càng hay bấy nhiêu!
Cô gái lại cố sức cựa quậy nhưng không sao thoát được, cô cười nói:
- Ðẹp mặt chưa? Ði bắt chước người ta! Thôi được, nghe tôi hô đây: "Tôi chịu đầu hàng tiên sinh!" .
Cô hô liền ba câu, nhưng chữ tiên sinh co lại cố ý nói lơ lơ ra súc sinh thành ra "Tôi đầu hàng súc sinh".
Người đứng tuổi không phát giác ra lối xỏ xiên của cô gái liền buông tay khỏi vai cô gái, rồi giục:
- Ngươi cởi tấm lưới trên mình người bạn ta ra mau!
Cô gái cười nói:
- Cái đó dễ lắm.
Nói xong chạy đến bên mình ngư nhân, cúi xuống vờ cởi màng lưới ra, tay trái khẽ giơ lên, một ánh sáng xanh lè lấp loáng, nhìn người đứng tuổi phóng tới.
A Châu rú lên một tiếng "ối chao" vì nàng biết cô phóng ra một thứ ám khí cực độc.
Thủ pháp phóng ám khí của cô rất lợi hại. Người đứng tuổi lại đứng gần kề thì làm gì mà chả trúng?
Tiêu Phong chỉ tủm tỉm cười vì ông vừa thấy y giơ tay đã chế phục được cô gái, rõ ra là người có nội lực rất thâm hậu thì món ám khí nhỏ bé kia làm gì được y.
Quả nhiên người đứng tuổi phất tay áo phóng ra một luồng khí kinh lực khiến cho những mụi kim nhỏ xanh lè đều phóng chệch sang bên, rơi xuống hồ nước.
Người đứng tuổi thấy màu sắc những mũi kim nhỏ đã biết ngay những kim đó tẩm thuốc kịch độc hễ chạm vào máu là người chết ngay lập tức.
Y tự hỏi:
- Mình cùng cô bé này mới gặp nhau lần đầu, không thù không oán, sao lại hạ độc thủ đến thế?
Người đứng tuổi căm giận vô cùng, liền cho cô gái một bài học.
Y vẫy tay áo lên phủi một cái, phát ra luồng chưởng lực veo véo, nhấc người cô gái bổng lên rồi hất xuống hồ.
Người đứng tuổi chỉ đầu ngón chân xuống một cái nhảy xuống con thuyền nhỏ đậu dưới gốc cây liễu, rồi cầm mái chèo bơi mấy cái đã ra tới chỗ cô gái rớt xuống, định chờ cô nổi lên mặt nước, sẽ nắm lấy cô kéo lên.
Lúc cô gái rớt xuống hồ chỉ kịp la lên một tiếng "ối chao!" rồi mất tăm.
Thường thường người ta chết đuối ai cũng nhô lên, chìm xuống mấy lần kỳ cho đến lúc uống no nước rồi mới chìm hẳn. Song cô này lại như một khối đá lớn, rơi xuống là chìm nghỉm, chờ mãi không thấy nhô lên.
Người đứng tuổi càng chờ lâu càng nóng ruột. Ông không có ý giết cô. Vì thấy cô còn nhỏ tuổi mà đã sinh lòng ác độc ghê gớm nên muốn răn dạy cô một phen. Nếu cô bị chết thật thì y hối hận vô cùng.
Ngư nhân rất giỏi nghề bơi lội có thể nhẩy xuống hồ cứu cô dễ dàng được, nhưng lại bị màng lưới trói chặt, không nhúc nhích được.
Tiêu Phong cùng A Châu không biết lội nước đành bó tay.
Bỗng nghe người đứng tuổi lớn tiếng gọi:
- "A Tỉnh! A Tỉnh ra đây mau!"
Từ trong rừng trúc ở phía xa có âm thanh một cô gái vọng ra:
- Có chuyện gì vậy? Tôi không ra đâu!
Tiêu Phong nghe giọng cô nghĩ thầm: cô này âm thanh trong trẻo nhưng có vẻ quật cường, chắc cũng lại là một cô gái tinh nghịch, cùng A Châu và cô gái vừa rớt xuống hồ kết thành bộ ba được.
Người đứng tuổi lại gọi:
- Có người chết đuối, ra vớt mau lên!
Cô gái kia lại nói:
- Có phải anh chết đuối không?
Người đứng tuổi lại gắt giọng:
- Thôi đừng đùa dai nữa! Tôi chết đuối sao cô còn nói được? , mau ra cứu người nghe!.
Cô ta vẫn nheo nhéo:
- Có anh chết đuối thì tôi mới cứu, còn ai chết thì tôi càng thích xem.
Người đứng tuổi hỏi gặng:
- Có ra hay không thì bảo? Y vừa nó vừa dậm chân xuống ván thuyền, ra chiều cực kỳ nóng nảy.
Cô kia vẫn một giọng nũng nịu:
- Có là đàn ông thì tôi mới cứu, còn đàn bà thây kệ. Thanh âm mỗi lúc một gần, một loáng người đã ra đến bờ hồ.
Tiêu Phong cùng A Châu nhìn xem thì là một thiếu phụ mặc áo màu xanh lợt như nước hồ, cặp mắt to đen lay láy và có vẻ lạnh chai. Nhan sắc xinh đẹp, luôn luôn như cười nửa miệng.
Lúc Tiêu Phong nghe thanh âm tưởng là cô gái chừng hai chục xuân xanh. Ngờ đâu lại là một thiếu phụ đứng tuổi.
Thiếu phụ này ăn mặc diêm dúa, dường như khi mụ nghe tiếng gọi đi cứu người, một mặt trêu tức người đứng tuổi, một mặt vẫn nhanh chân lẹ tay thay đổi áo quần.
Gã đứng tuổi thấy mụ đến thì mừng rỡ vô cùng nói:
- A Tỉnh! Lẹ lên! Ðây là người tôi vừa lỡ tay đánh té xuống hồ, nào ngờ không thấy nổi lên nữa.
Thiếu phụ xinh đẹp nói:
- Tôi hỏi rõ trước, nếu là trai thì tôi mới cứu, còn là gái thì thây kệ.
Tiêu Phong cùng A Châu rất lấy làm kỳ nghĩ bụng: Theo lẽ thường thì người đàn bà không chịu nhảy xuống hồ cứu đàn ông là để tránh sự ôm ấp, đụng chạm cho khỏi hoen ố thanh danh thì mới phải lẽ sao mụ này lại có những hành vi trái ngược là chỉ cứu đàn ông không chịu cứu đàn bà?
Gã đứng tuổi dậm chân nói:
- Trời ơi! đây chỉ là cô bé chừng mười bốn... mười lăm tuổi mà đừng nghĩ lẩn thẩn.
Thiếu phụ xinh đẹp nói:
- Thôi! Cô bé thì sao? Dù cô bé mười bốn, mười lăm tuổi, bà già bảy, tám mươi đã đến đây thì cũng chẳng...
Ý mụ muốn nói: "Thì cũng chẳng khỏi mắc tay bợm già".
Liếc mắc nhìn thấy Tiêu Phong cùng A Châu, mặt mụ hơi đỏ lên vội bụm miệng lại không nói hết câu.
Người đứng tuổi đứng trên đầu thuyền xá dài nói:
- A Tỉnh, mình mau xuống cứu cô ta lên rồi bảo gì tôi cũng xin vâng.
Thiếu phụ nói:
- Có thật điều gì anh cũng theo tôi không?
Gã đứng tuổi nói:
- Ðúng thế! Trời ơi, bây giờ mà cô bé còn chưa nổi lên, thế chết mất rồi.
Thiếu phụ nói:
- Bây giờ tôi bảo anh đứng đây suốt đời, anh có nghe không?
Người đứng tuổi lộ vẻ băn khoăn ấp úng nói:
- Cái đó... cái đó...
Thiếu phụ nói:
- Anh chỉ được cái miệng xoen xoét, nói ngon, nói ngọt là không ai bằng để đánh lừa tôi vui lòng trong chốc lát, tôi mới bảo có thế mà không chịu.
Mụ nói đến đây, thanh âm có vẻ nghẹn ngào.
Tiêu Phong và A Châu đưa mắt nhìn nhau đều lấy làm lạ là thiếu nữ nầy đã đứng tuổi rồi mà còn nói năng cử chỉ ra vẻ nồng nhiệt, mà chẳng khác gì đôi bạn trẻ đang tuổi thanh xuân. Coi bộ cặp nầy không phải vợ chồng, nhất là thiếu phụ đang đứng trước mặt người thốt ra những câu ngang chướng, chẳng còn úy kỵ ai cả. Hơn nữa, ngay cạnh người lâm vào tình trạng cấp bách thập tử nhất sinh mà mụ vẫn ăn nói nhấm nhắn, không có vẻ sốt sắng chi hết.
Gã đứng tuổi thở dài vừa bơi thuyền đi vừa nói:
- Thôi bỏ! Chẳng cần cứu nữa. Cô ta đem lòng hiểm độc phóng ám khí chực ngầm hại tôi, chết là đáng kiếp. Chúng ta về thôi!
Thiếu phụ lại trở giọng vênh mặt lên hỏi:
- Sao lại không cứu? Tôi thích cứu cô ta. Cô ta phóng ám khí định giết anh à? Nếu vậy hay! Sao anh lại không chết? Tiếc quá! Tiếc quá!
Thiếu phụ cười hì hì tung người lên nhảy xuống hồ. Nghề bơi lặn của mụ thật là tuyệt. Mụ ngụp xuống nhẹ nhàng, nước không bắn lên tung tóe mà người đã xuống tận hồ.
Thuyền gần tới nơi, người đứng tuổi đưa tay ra đón cô gái áo tía thấy cô mắt nhắm nghiền, dường như đã tắt thở, bất giác lộ vẻ bùi ngùi hối hận.
Thiếu phụ la lên:
- Không được đụng vào người cô ta. Anh thật là con quỷ háo sắc không thể chịu được.
Người đứng tuổi làm mặt giận dữ nói:
- Ðừng có nói quàng! Suốt đời tôi chưa hề háo sắc bao giờ.
Thiếu phụ cười khi ôm thiếu nữ nhảy lên thuyền nói:
- Phải rồi, anh không háo sắc bao giờ, chỉ có nét lẳng lơ. Trời ơi!
Sở dĩ thiếu phụ bật lên tiếng la hoảng vì sờ vào ngực cô gái không thấy tim đập nữa, để tay vào mũi cũng thấy ngừng thở, không hy vọng cứu sống lại nữa.
Có điều bụng cô chưa chương lên, tỏ vẻ uống nhiều nước.